ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thần kinh ngoại biên là những bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi, gồm có tế bào thần kinh vận động hoặc thần kinh cảm giác, rễ thần kinh, dây thần kinh ngoại vi và đám rối thần kinh (plexus). Các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng của bệnh thần kinh ngoại biên phụ thuộc rất nhiều vào loại sợi thần kinh bị ảnh hưởng, gồm những triệu chứng phổ biến như tê bì, đau, kiến bò, bỏng rát, yếu cơ [9]. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể do nhiều yếu tố khác nhau trong đó việc hoá trị liệu ở bệnh nhân ung thư dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại biên là một trong những nguyên nhân thường gặp [9], [14], [27]. Theo Y học cổ truyền bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu nằm trong chứng Thấp tý nguyên nhân do Thấp tà lưu trú ở tứ chi, kinh lạc khí huyết ngưng trệ gây nên. Bệnh còn liên quan đến Tỳ vì Tỳ chủ vận hoá và chủ tứ chi, Tỳ vận hoá kém, Thấp trọc đình trệ, công năng vận hành khí huyết của kinh lạc bị ngăn trở [3]. Tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của những người sống sót sau điều trị ung thư mà còn có thể dẫn đến việc ngừng điều trị, từ đó ảnh hưởng xấu đến thời gian sống còn của người bệnh. Do đó, việc giảm thiểu tỷ lệ mắc hoặc mức độ nghiêm trọng của tổn thương thần kinh ngoại biên là rất cần thiết [9], [10], [14], [49]. Phương pháp điều trị không dùng thuốc đến từ chuyên ngành Y học cổ truyền (YHCT) như châm cứu và xoa bóp bấm huyệt là lựa chọn nhằm điều trị các triệu chứng của bệnh lý thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu. Trong đó châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh có nhiều kết quả, phạm vi ứng dụng rộng rãi, ngày một phát triển với những hình thức vô cùng phong phú [6]. Cơ chế tác dụng của châm cứu dựa trên các nguyên lý của các học thuyết cơ bản của Y học cổ truyền (âm dương, ngũ hành, tạng tượng, thiên nhân hợp nhất) với các tác dụng cơ bản là điều hòa âm dương, điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc [6]. Bên cạnh đó,xoa bóp cũng là một phương pháp giúp cho khí huyết lưu thông toàn thân cũng như tại chỗ, giúp cung cấp dưỡng chất và dưỡng khí cho tế bào, tăng cường dinh dưỡng cho toàn thân do đó hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, giảm những đợt tái phát mà lại đơn giản, tiết kiệm chi phí và hạn chế các tác dụng phụ [2]. Cho đến nay việc điều trị tổn thương thần kinh ngoại biên sau hoá trị liệu bằng phương pháp Y học cổ truyền chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới, đặc biệt chưa có nghiên cứu nào tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm hoặc xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An” nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm hoặc xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 60 bệnh nhân ung thư sau điều trị hóa chất nhóm taxanes (như paclitaxel, docetaxel) được chẩn đoán tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu đang điều trị tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An tự nguyện tham gia nghiên cứu thời gian từ tháng 4/2019 đến tháng 6/2020
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh trong nghiên cứu
2.1.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học hiện đại Được chẩn đoán ung thư, đã và đang sử dụng hóa trị liệu nhóm taxanes (như paclitaxel, docetaxel) có xuất hiện một trong các triệu chứng lâm sàng: đau, tê bì tay chân, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát
2.1.2.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh theo Y học cổ truyền
Bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu thuộc 1 trong 6 thể sau theo YHCT
Triệu chứng: Đặc điểm nổi bật của thể bệnh này là tê và đau nhức cơ tăng khi trời lạnh, ẩm thấp Bệnh nhân thường thích được chườm ấm tại chỗ tê, đau
Người sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi
Rêu lưỡi mỏng trắng hoặc trắng nhớt, chất lưỡi nhạt
Triệu chứng: Triệu chứng tê thường xuất hiện ở chân Người nặng nề kèm đau nhức hoặc có cảm giác rát nóng, sờ bên ngoài da thấy nóng
Lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt
Mạch huyền sác hoặc tế sác
Triệu chứng: Tê tứ chi, tê nhiều ở đầu chi; nhấc chi lên khó khăn mất lực Tình trạng này sẽ tăng lên khi gặp lạnh (trời lạnh, nhúng tay vào nước lạnh) hoặc làm việc
Sắc mặt nhợt, không bóng, thiếu hơi, đoản khí, mệt mỏi, thích nằm
Sợ gió, sợ lạnh, ăn kém, đại tiện lỏng, dễ bị cảm
Lưỡi nhạt bệu, rìa có dấu răng, rêu trắng mỏng
Triệu chứng: Chân tay tê, da trắng khô, người gầy yếu
Mặt môi nhợt kèm chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, hay quyên
Triệu chứng: Tê nhiều kèm run nhẹ, có cảm giác như trùng bò
Người gầy khô kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai
Mất ngủ, hay mộng mị
Chất lưỡi đỏ tối, rêu mỏng
Triệu chứng: Tê kéo dài, vị trí tê cố định, có cảm giác căng, ấn vào thấy dễ chịu Kèm váng đầu, nặng chi hoặc có cảm giác tức ngực
Chất lưỡi tối hoặc có vết bầm, rêu nhớt
Mạch trầm sáp hoặc huyền hoạt
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nghiên cứu
- Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh tổn thương thần kinh do các nguyên nhân khác như đái tháo đường, bệnh tự miễn, rối loạn thiếu hụt Vitamin B12, bệnh gan, thận, nhược giáp, HIV/AIDS, nhiễm một số vi rút, thói quen nghiện rượu, tiếp xúc với hoá chất độc thường xuyên (thạch tín) trước khi chẩn đoán ung thư
- Có các bệnh lý nhiễm trùng ngoài da
- Bệnh nhân không tình nguyện tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả, can thiệp có so sánh kết quả trước và sau điều trị
Chọn mẫu thuận tiện, gồm 60 bệnh nhân Chia đều thành 2 nhóm được chọn một cách ngẫu nhiên
Nhóm 1: được điều trị bằng phương pháp điện châm Gồm 30 bệnh nhân Nhóm 2: được điều trị bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt Gồm 30 bệnh nhân
2.2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện ung bướu Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 06 năm 2020.
Phương tiện nghiên cứu
- Bệnh án khám và điều trị bệnh nhân
- Bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1)
- Bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho người bệnh (Phụ lục 2)
- Máy đo huyết áp, ống nghe
- Máy điện châm: máy điện châm Đông á SDZ-II được sản xuất bởi hãng HAWATO do công ty cổ phần thiết bị y tế Đông Á cung cấp
- Kim châm: kim châm cứu vô trùng dùng 1 lần Hải Nam được sản xuất bởi công ty cổ phần thiết bị y tế Hải Nam do công ty vật tư trang thiết bị y tế Nghệ
- Kẹp vô khuẩn, bông, khay chữ nhật, khay hạt đậu, đĩa petri, cồn 70 0 , bột talc
- Tất cả 30 bệnh nhân của nhóm 1 được điện châm theo phương huyệt [3]: + Châm tả các huyệt: Kiên ngung, Hợp cốc, Ân môn, Bát phong, Khúc trì, Bát tà, Uỷ trung, Khâu khư, Ngoại quan, Trật biên, Dương lăng tuyền, Giải khê, Địa ngũ hội, Thái xung
+ Châm bổ các huyệt: Nội quan, Tam âm giao, Thái khê, Huyết hải, Thái uyên
- Cách châm các huyệt như sau [6]:
Bảng 2.1 Các huyệt vị sử dụng trong nghiên cứu, vị trí và cách châm
TT TÊN HUYỆT KÝ HIỆU VỊ TRÍ CÁCH CHÂM
01 Hợp cốc II.4 Nằm ở kẽ xương đốt bàn tay 1 và 2 ở trên cơ liên đốt mu tay
1, phía dưới trong xương đốt bàn tay 2
02 Khúc trì II.11 Tận cùng đầu ngoài nếp gấp khuỷu tay, giữa khối cơ trên cầu lồi
03 Kiên ngung II.15 Ở giữa mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn xương cánh tay ngay, chính giữa phần trên cơ delta
04 Giải khê III.41 Ở chính giữa nếp gấp cổ chân, chỗ lõm giữa gân cơ duỗi dài ngón cái và gân cơ duỗi chung ngón chân
05 Tam âm giao IV.6 Từ chính giữa lồi cao mắt cá trong xương chày đo thẳng lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau xương chày 1 khoát ngón tay
06 Huyết hải IV.10 Co đầu gối 90 0 từ bờ trên xương bánh chè đo trên 1 thốn, đo vào trong 2 thốn
07 Ân môn VII.37 Điểm giữa đường nối huyệt
Thùa phù (VII.36) tới huyệt Ủy trung (VII.40)
08 Ủy trung VII.40 Ở chính giữa nếp lằn khoeo chân
09 Trật biên VII.54 Thẳng phía dưới huyệt Bào hoang (VII.53) 1 thốn hoặc từ huyệt Yên du (XIII.2) ngang ra 3 thốn
10 Thái khê VIII.3 Từ gò cao mắt cá xương chày đo ngang ra sau ẵ thốn, tương ứng với huyệt Côn lôn bên ngoài
11 Nội quan IX.6 Từ chính giữa lằn cổ tay đo lên
2 thốn, huyệt nằm giữa hai cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé
12 Ngoại quan X.5 Từ cổ tay đo lên 2 thốn về phía mu tay
XI.34 Dưới đầu gối 1 thốn, huyệt nằm ở chỗ hõm phía trước trong đầu dưới xương mác, giữa cơ mác bên dài và cơ duỗi chung các ngón chân
14 Khâu khư XI.40 Ở chỗ lõm phía dưới trước bờ dưới mắt cá ngoài, phía ngoài của gân duỗi dài các ngón chân
15 Địa ngũ hội XI.42 Ở giữa xương bàn chân 4 và
5, ngay mé trong gân cơ duỗi ngón chân út
16 Thái xung XII.3 Từ kẽ ngón 1 và 2 đo lên trên
2 thốn về phía mu chân hoặc từ huyệt Hành gian (XII.3) đo lên trên 1,5 thốn
17 Bát tà Mỗi bên gồm 4 huyệt, huyệt nằm trên đường tiếp da gan - mu tay ở kẽ 5 ngón tay giữa các ngón tay và ngang với khe khớp bàn – ngón tay
18 Bát phong Gồm 4 huyệt mỗi bên, huyệt nằm trên đường tiếp giáp da gan – mu chân và ở đầu nếp gấp kẽ giữa 5 ngón chân
- Các bước tiến hành: thực hiện theo quy trình của Bộ y tế
Xác định và sát trùng da vùng huyệt
Chọn kim có độ dài tùy thuộc độ dày của cơ vùng định châm
Châm kim vào huyệt theo các thì sau:
Thì 1: Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; Tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt
Thì 2: Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (Người bệnh có cảm giác căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt vừa châm kim, Người thực hiện cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt)
Kích thích huyệt bằng máy điện châm nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ - tả của máy điện châm:
Tần số (đặt tần số cố định): Tần số tả từ 5 - 10Hz, Tần số bổ từ 1 - 3Hz
Cường độ: nâng dần cường độ từ 0 đến 150 microAmpe (tuỳ theo mức chịu đựng của người bệnh)
Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm
+ Châm ngày 1 lần, thời gian 25 - 30 phút/lần
+ Một liệu trình điều trị 10 ngày
- Tất cả 30 bệnh nhân nhóm 2 sẽ được điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt
- Các bước tiến hành: theo quy trình của Bộ Y tế
Chuẩn bị dụng cụ: cồn 70 0 , bột talc
Chuẩn bị cho bác sỹ làm thủ thuật: đội mũ, đeo khẩu trang y tế, rửa tay, sát trùng Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân nằm, ngồi ở tư thế thoải mái Giải thích, trấn an bệnh nhân để bệnh nhân hợp tác tốt trong quá trình làm thủ thuật
+ Xoa, xát, miết, day, lăn, bóp, vận động khớp cổ tay, cẳng tay, khớp vai, khớp cổ chân, gối, khớp háng
+ Bấm các huyệt sau: Kiên ngung; Hợp cốc; Ân môn; Bát phong; Khúc trì; Bát tà; Uỷ trung; Khâu khư; Ngoại quan; Trật biên; Dương lăng tuyền; Giải khê; Hợp cốc; Địa ngũ hội; Thái xung
+ Day các huyệt sau: Nội quan; Huyết hải; Tam âm giao; Thái khê; Thái uyên
+ Xoa bóp 30 phút/lần/ngày
+ Một liệu trình điều trị 10 ngày
- Các thủ thuật xoa bóp:
Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái)
Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh, cũng có khi phải dùng dầu, bột talc để làm trơn da
Toàn thân chỗ nào cũng xát được
Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, hết sưng, giảm đau + Xoa
Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau, tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh Đây là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ
Tác dụng: lý khí hòa trung (tăng cường tiêu hóa), thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau
Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da của người bệnh và di chuyển theo đường tròn Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc Động tác này thường làm chậm còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tùy tình hình bệnh lý Đây là thủ thuật mềm mại, hay làm ở nơi có nhiều cơ (khối cơ dày)
Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong thanh nhiệt, giúp tiêu hóa + Miết
Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải sang trái Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh Thủ thuật này hay dùng ở đầu, bụng
Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu (miết từ Trung quản xuống đến rốn)
Có thể dùng hai bàn tay hoặc các ngón tay để bóp vào các huyệt, vừa bóp vừa hơi kéo thịt lên Nói chung không nên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp, không nên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi ; sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng
Tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, thông kinh lạc
Dùng mu bàn tay, ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân Thường lăn ở nhiều nơi (những nơi đau)
Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết, do đó giảm đau và khớp vận động được dễ dàng Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp + Vận động ở khớp vai
Một tay cố định phía trên khớp một tay cầm cánh tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của khớp Nếu khớp vận động bị hạn chế, cần kéo giãn khớp trong khi vận động và phải hết sức chú ý phạm vi hoạt động của khớp lúc đó, làm từ từ tăng dần tránh làm quá mạnh vì sẽ gây đau cho người bệnh
+ Vận động khớp cổ tay
Hai tay nắm bàn tay người bệnh, hai ngón cái để ở ngón út và ngón cái Ngón cái đẩy bàn tay ngửa ra sau, trong khi đó các ngón khác kéo góc bàn tay lại, ấn chặt cổ tay và kéo đầu cổ tay lên một lần
Vê các ngón tay, rồi kéo giãn
Gập chân lại đưa lên bụng 3 – 5 lần
Làm giãn dần đầu gối, bắp chân người bệnh gác lên cẳng tay người thầy thuốc, tay bên để ở gối người bệnh, co duỗi vài lần rồi đột nhiên ấn mạnh vào đầu gối làm khớp giãn ra (làm 1 – 2 lần)
Mô tả các biến số
2.4.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1.1 Các chỉ tiêu về nhân trắc và tiền sử bệnh
- Tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc
- Thời gian phát hiện bệnh ung thư
- Phân loại ung thư: các nhóm ung thư
- Bệnh lý kèm theo: đái tháo đường, bệnh tự miễn, viêm gan, suy thận, HIV/AIDS, nhược giáp, nghiện rượu,…
- Thời điểm xuất hiện triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biên sau liều hóa trị đầu tiên
- Triệu chứng lâm sàng: đau, tê bì tay chân, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát
- Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, chiều cao, cân nặng, BMI
- Các chứng trạng theo Y học cổ truyền: Vọng chẩn, Vấn chẩn, Thiết chẩn
2.4.1.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu lâm sàng
- Tiêu chuẩn đánh giá độc tính và tác dụng phụ của hóa chất theo bảng câu hỏi về độc tính thần kinh dành cho người bệnh - PNQ [66], [68]
+ Mức A: Không có cảm giác đau, tê hay ngứa ran
+ Mức B: Bị ngứa ran nhẹ, đau hoặc tê ở tay Điều này không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
+ Mức C: Bị ngứa ran vừa phải, đau hoặc tê ở tay Điều này không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
+ Mức D: Bị ngứa ran từ trung bình đến nặng, đau hoặc tê ở tay Điều này ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày
+ Mức E: Bị ngứa ran dữ dội, đau hoặc tê ở tay Điều hoàn toàn ngăn cản tới sinh hoạt hàng ngày
- Tiêu chuẩn đánh giá độc tính và tác dụng phụ của hóa chất của Viện ung thư quốc gia Mỹ phiên bản 3.0 – CTCAE v3.0 [65]:
+ Độ 1: Không có triệu chứng, mất phản xạ gân sâu hoặc dị cảm (bao gồm cảm giác kim châm) nhưng không ảnh hưởng chức năng
+ Độ 2: Thay đổi cảm giác hoặc dị cảm (bao gồm cảm giác kim châm), ảnh hưởng chức năng nhưng không cản trở sinh hoạt
+ Độ 3: Thay đổi cảm giác hoặc dị cảm cản trở sinh hoạt
- Phân thể bệnh theo Y học cổ truyền
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hóa và được nhập bằng phần mềm SPSS 22.0 Thực hiện nhập liệu 2 lần có so sánh để hạn chế sai sót trong quá trình nhập liệu Sau đó số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm vi tính SPSS 22.0
2.4.3 Phương pháp khống chế sai số
- Tuân thủ đúng phương pháp chọn mẫu
- Các kỹ thuật khám lâm sàng, phỏng vấn đều được tập huấn thống nhất trước khi tiến hành trên thực hiện
- Các máy móc điện châm được kiểm tra, điều chỉnh trước khi sử dụng, các dụng cụ y tế được khử trùng trước khi sử dụng
Sơ đồ tổng hợp quá trình nghiên cứu
Hình 2.2 Sơ đồ tổng hợp quá trình nghiên cứu 2.4.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn nhằm mục đích điều trị, chăm sóc người bệnh, ngoài ra không nhằm mục đích nào khác Do đó chúng tôi thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định về Y đức của Ngành Y tế
- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự cho phép của Hội đồng Đạo đức Y sinh học của Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng khoa học công nghệ Bệnh viện ung bướu Nghệ An
Mô tả một số đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên
Nhóm 2: 30 Bệnh nhân (Xoa bóp bấm huyệt)
So sánh hiệu quả trước và sau điều trị
Bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên (Tối thiểu 60 BN)
- Bệnh nhân được thông tin đầy đủ về phương pháp điều trị, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu hoàn toàn có quyền từ chối tham gia chương trình nghiên cứu
- Các thông tin của đối tượng tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới dạng số liệu, không nêu danh tính
- Cam kết nghiên cứu với tính trung thực, áp dụng những nguyên lý và đạo đức trong nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Một số đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Kết quả Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
- Giới tính: giới nữ chiếm đa số với 98,3%, giới nam chiếm 1,7%
- Tuổi đời: nhóm tuổi từ 50 - 59 và ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) sau đó đến nhóm tuổi từ 40 – 49 (21,7%), nhóm 30 – 39 chiếm 8,3%, riêng nhóm < 30 tuổi không có bệnh nhân (0%)
- Dân tộc: dân tộc Kinh chiếm đa số (90%), dân tộc thiểu số chiếm 10%
- Nghề nghiệp: nông dân chiếm tỷ lệ cao nhất với 50%, sau đó đến nhóm nghề kinh doanh, tự do (30%), hưu trí (15%), công nhân viên chức (5%), không có trường hợp nào là học sinh, sinh viên (0%)
Bảng 3.2 Thời gian phát hiện ra bệnh ung thư
Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)
Tính đến thời điểm nghiên cứu, thời gian phát hiện ra bệnh ung thư của bệnh nhân từ 6 – 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), sau đó đến nhóm > 12 tháng (41,7%), thấp nhất là nhóm < 6 tháng chiếm 13,3%
Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân có xuất hiện bệnh lý kèm theo
Bệnh lý Số lượng Tỷ lệ (%)
Có bệnh lý kèm theo 2 3,3
* Nhận xét: Đa số bệnh nhân không có bệnh lý kèm theo với 96,7%
Bảng 3.4 Thời gian xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên sau liều hoá trị đầu tiên
Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)
* Nhận xét: Đa số bệnh nhân xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên sau liều hoá trị đầu tiên từ 5-8 tuần (53,3%), tiếp đến là từ 1-4 tuần (28,3%) và trên 8 tuần (18,3%), không có trường hợp nào < 1 tuần
Bảng 3.5 Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân
Số lượng Tỷ lệ (%) Đau 5 8,3
* Nhận xét: Đa số bệnh nhân có biểu hiện tê bì chiếm 61,7%; bỏng rát chiếm 30%; sau đó đến triệu chứng đau (8,3%), không có trường hợp nào có cảm giác kiến bò hoặc yếu cơ (0%)
Bảng 3.6 Mức độ xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên ở bệnh nhân
Số lượng Tỷ lệ (%) Đột ngột 23 38,3
Có 41,7% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biên ở mức độ từ từ, mức độ đột ngột chiếm 38,3%, tuy nhiên có 20% bệnh nhân không biết/không nhớ
Bảng 3.7 Phân loại mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu
(Theo tiêu chuẩn bảng câu hỏi về độc tính thần kinh dành cho người bệnh - PNQ)
Mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân chủ yếu ở mức độ D (50%) và mức độ C (45%), mức B chỉ chiếm 5%, còn lại mức A và E không có trường hợp nào (0%)
Bảng 3.8 Phân loại mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu
(Theo tiêu chuẩn đánh giá độc tính và tác dụng phụ của hóa chất của
Viện ung thư quốc gia Mỹ phiên bản 3.0 – CTCAE v3.0)
Số lượng Tỷ lệ (%) Độ 1 0 0 Độ 2 30 50,0 Độ 3 30 50,0 Độ 4 0 0 Độ 5 0 0
Mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân chủ yếu ở mức độ 2 và mức độ 3 (cùng chiếm 50%), trong khi các mức độ 1, 4, 5 không có trường hợp nào (0%)
Bảng 3.9 Đặc điểm các triệu chứng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn
Kết quả Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Vàng, mệt mỏi 0 0 Đỏ, mệt mỏi 1 1,7
To bệu, có dấu răng 60 100
Vàng 0 0 Độ dày mỏng Mỏng 59 98,3
- Thần sắc: chủ yếu thần sắc nhợt nhạt, mệt mỏi (98,3%)
- Chất lưỡi: 100% có màu sắc nhạt, 100% có hình thái to bệu, có dấu răng
- Rêu lưỡi: 100% có màu sắc trắng, mỏng (98,3%), tính chất nhuận chiếm 48,3%, nhầy dính 50%, chỉ có 1% rêu lưỡi có tính chất khô
Bảng 3.10 Đặc điểm các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vấn chẩn
Kết quả Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Chườm nóng, xoa dầu nóng đỡ đau, tê 60 100
Chườm mát đỡ đau 0 0 Ăn uống Ngon miệng 16 26,7
Không ngon miệng 44 73,3 Đau tê bì đầu chi Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết 3 5,0 Đau, tê tăng khi trời lạnh 14 23,3 Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh 43 71,7
Không đau, tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh 0 0
- Hàn nhiệt: 100% các trường hợp sợ gió, sợ lạnh, tay chân lạnh, thích uống nước ấm, chườm nóng đỡ đau và đỡ tê
- Ăn uống: chủ yếu ăn không ngon miệng (73,3%)
- Đau tê bì: đau tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh chiếm tỷ lệ cao nhất (71,7%)
- Giấc ngủ: ngủ kém chiếm tỷ lệ cao nhất (73,3%)
- Tâm lý: tâm lý bi quan chiếm tỷ lệ cao nhất (75%)
Bảng 3.11 Đặc điểm chứng trạng Y học cổ truyền theo Thiết chẩn
- Xúc chẩn: 100% các trường hợp thiện án
- Mạch chẩn: trầm chiếm 100%, tần số trì (100%), hình thái nhược (60%), sau đó đến tế (40%)
Bảng 3.12 Tỷ lệ phân thể bệnh theo Y học cổ truyền
Phân thể YHCT Số lượng Tỷ lệ (%)
* Nhận xét: nhóm Khí hư thất vận chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm Huyết hư thất vinh (63,3% so với 36,7%).
Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm hoặc xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Bảng 3.13 Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị (Theo tiêu chuẩn bảng câu hỏi về độc tính thần kinh dành cho người bệnh - PNQ)
Không phục hồi Có phục hồi p
SL % SL % Điện châm Sau 5 ngày điều trị (1) 10 33,3 20 66,7 (1),(2)
- Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị điện châm đã tăng từ 66,7% sau 5 ngày lên 96,7% sau 10 ngày điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị xoa bóp bấm huyệt đã tăng từ 66,7% sau 5 ngày lên 100% sau 10 ngày điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Sau 10 ngày điều trị, sự phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên của hai nhóm điện châm và xoa bóp bấm huyệt không có sự khác biệt (p>0,05)
Bảng 3.14 Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị
(Theo tiêu chuẩn đánh giá độc tính và tác dụng phụ của hóa chất của
Viện ung thư quốc gia Mỹ phiên bản 3.0 – CTCAE v3.0)
Không phục hồi Có phục hồi p
- Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị điện châm đã tăng từ 16,7% sau 5 ngày lên 90% sau 10 ngày điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị xoa bóp bấm huyệt đã tăng từ 23,3% sau 5 ngày lên 100% sau 10 ngày điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Sau 10 ngày điều trị, sự phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên của hai nhóm điện châm và xoa bóp bấm huyệt không có sự khác biệt (p>0,05)
Bảng 3.15 Sự cải thiện các triệu chứng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn sau điều trị điện châm
Vàng, mệt mỏi 0 0 0 0 Đỏ, mệt mỏi 0 0 0 0
To bệu, có dấu răng 30 100 30 100
- Thần sắc: thần sắc hồng hào tăng từ 0% lên 26,7% sau 10 ngày điều trị, đồng thời nhóm có thần sắc mệt mỏi giảm từ 100% các trường hợp xuống 73,3%
- Chất lưỡi: không có sự thay đổi trước và sau điều trị
- Rêu lưỡi: màu sắc rêu không có sự thay đổi trước và sau điều trị, 100% sau điều trị có rêu lưỡi mỏng, tính chất rêu lưỡi có sự cải thiện không nhiều (1 trường hợp)
Bảng 3.16 Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vọng chẩn sau điều trị xoa bóp bấm huyệt
Vàng, mệt mỏi 0 0 0 0 Đỏ, mệt mỏi 1 3,3 0 0
To bệu, có dẩu răng 30 100 30 100
- Thần sắc: thần sắc hồng hào, tươi tỉnh tăng từ 3,3% lên 23,3% sau 10 ngày điều trị, đồng thời nhóm có thần sắc mệt mỏi giảm từ 96,7% các trường hợp xuống 76,7%
- Chất lưỡi: không có sự thay đổi trước và sau điều trị
- Rêu lưỡi: không có sự thay đổi trước và sau điều trị
Bảng 3.17 Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vấn chẩn sau điều trị điện châm
Chườm nóng, xoa dầu nóng đỡ đau, tê 30 100 18 60,0
Chườm mát đỡ đau 0 0 0 0 Ăn uống Ngon miệng 11 36,7 28 93,3
Không ngon miệng 19 63,3 2 6,7 Đau tê bì đầu chi Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết 2 6,7 3 10,0 Đau, tê tăng khi trời lạnh 5 16,7 15 50,0 Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh 23 76,7 1 3,3
Không đau, tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh 0 0 11 36,7
- Hàn nhiệt: trước điều trị 100% các trường hợp sợ gió, sợ lạnh, tay chân lạnh, thích uống nước ấm, chườm nóng, xoa dầu nóng đỡ đau, tê, sau điều trị giảm còn 33,3% đến 60%, đặc biệt nhóm có tay chân lạnh giảm còn 10 trường hợp (33,3%)
- Ăn uống: trước điều trị chỉ có 11 trường hợp ăn uống ngon miệng (36,7%) tăng lên 23 trường hợp sau điều trị (93,3%)
- Đau tê bì đầu chi: Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh gỉảm từ 76,6% xuống 3,3% sau điều trị và có 36,7% không đau, tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh
- Giấc ngủ: trước điều trị có 33,3% bệnh nhân ngủ được, sau điều trị tăng lên 96,7%
- Tâm lý: trước điều trị có 33,3% bệnh nhân có tâm lý lạc quan, sau điều trị tăng lên 96,7%
Bảng 3.18 Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Vấn chẩn sau điều trị xoa bóp bấm huyệt
Chườm nóng, xoa dầu nóng đỡ đau, tê 30 100 13 43,3
Chườm mát đỡ đau 0 0 0 0 Ăn uống Ngon miệng 5 16,7 30 100
Không ngon miệng 25 83,3 0 0 Đau tê bì đầu chi Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết 1 3,3 6 20,0 Đau, tê tăng khi trời lạnh 9 30,0 9 30,0 Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh 20 66,7 0 0
Không đau, tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh 0 0 15 50,0
- Hàn nhiệt: trước điều trị 100% các trường hợp sợ gió, sợ lạnh, tay chân lạnh, thích uống nước ấm, chườm nóng, xoa dầu nóng đỡ đau, tê, sau điều trị giảm còn 26,7% đến 46,7%, đặc biệt nhóm có tay chân lạnh giảm còn 10 trường hợp (26,7%)
- Ăn uống: sau điều trị có 100% trường hợp ăn uống ngon miệng
- Đau tê bì đầu chi: Đau tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh gỉảm từ 66,7% xuống 0% sau điều trị và có 50% không đau, tê tăng khi thay đổi thời tiết và trời trở lạnh
- Giấc ngủ: trước điều trị có 20% bệnh nhân ngủ được, sau điều trị tăng lên 100%
- Tâm lý: trước điều trị có 16,7% bệnh nhân có tâm lý lạc quan, sau điều trị tăng lên 100%
Bảng 3.19 Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Thiết chẩn sau điều trị điện châm
- Xúc chẩn: không có sự thay đổi trước và sau điều trị
- Mạch chẩn: vị trí và tần số, hình thái mạch không có sự thay đổi trước và sau điều trị
Bảng 3.20 Sự cải thiện các chứng trạng Y học cổ truyền theo Thiết chẩn sau điều trị xoa bóp bấm huyệt
- Xúc chẩn: không có sự thay đổi trước và sau điều trị
- Mạch chẩn: vị trí và tần số, hình thái mạch không có sự thay đổi trước và sau điều trị
Bảng 3.21 Hiệu quả điều trị hồi phục các triệu chứng chính trong tổn thương thần kinh ngoại biên theo phân thể Y học cổ truyền
(Theo tiêu chuẩn bảng câu hỏi về độc tính thần kinh dành cho người bệnh - PNQ)
Không phục hồi Có phục hồi p
- Nhóm Khí hư thất vận tỷ lệ hồi phục các triệu chứng chính trong tổn thương thần kinh ngoại biên tăng từ 57,9% (sau 5 ngày điều trị) lên 97,4% (sau 10 ngày điều trị), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Nhóm Huyết hư thất vinh tỷ lệ hồi phục các triệu chứng chính trong tổn thương thần kinh ngoại biên tăng từ 81,8% (sau 5 ngày điều trị) lên 100% (sau 10 ngày điều trị), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
- Tỷ lệ hồi phục sau 10 ngày điều trị ở nhóm Khí hư thất vận là 97,4% thấp hơn nhóm Huyết hư thất vinh (100%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p= 0,633 (p>0,05)
Bảng 3.22 Hiệu quả phục hồi các triệu chứng chính trong tổn thương thần kinh ngoại biên theo phân thể Y học cổ truyền
(Theo tiêu chuẩn đánh giá độc tính và tác dụng phụ của hóa chất của
Viện ung thư quốc gia Mỹ phiên bản 3.0 – CTCAE v3.0)
Không phục hồi Có phục hồi p
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm lâm sàng tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu trên bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An
4.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Sau 1 năm tiến hành điều trị can thiệp, chúng tôi thu được cỡ mẫu là 60 bệnh nhân Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy giới nữ chiếm đa số với 98,3%, nam chỉ chiếm 1,7% Điều này có thể được giải thích là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi 100% là nhóm bệnh nhân ung thư vú - phụ khoa Thực tế khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi tuân thủ đúng tiêu chuẩn chọn mẫu là chọn tất cả bệnh nhân ung thư xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu hoặc sau khi kết thúc hoá trị liệu với biểu hiện lâm sàng rối loạn cảm giác đầu chi (đau, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác) Ngoài ra đối tượng phải đồng ý tham gia nghiên cứu và tham gia đầy đủ, liên tục 10 ngày can thiệp, và kết quả khi tiến hành can thiệp trên thực tế chỉ có nhóm bệnh nhân ung thư vú – phụ khoa đáp ứng được tiêu chí trên nên kết quả đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nhóm bệnh nhân ung thư vú – phụ khoa, do đó giới nữ chiếm đa số Kết quả bảng 3.1 còn cho thấy nhóm tuổi từ 50 - 59 và ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) sau đó đến nhóm tuổi từ 40 – 49 (21,7%), nhóm 30 – 39 chiếm 8,3%, riêng nhóm < 30 tuổi không có bệnh nhân (0%) Ung thư vú là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới Mỗi năm nước ta có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mới mắc và hơn 6.100 người tử vong do ung thư vú Ung thư vú ở nam chiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư vú [5] Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới, bệnh đứng thứ 2 chỉ sau ung thư vú Theo Globocan năm 2018, trên thế giới có gần 600.000 người mới mắc và xấp xỉ 312.000 người tử vong vì ung thư cổ tử cung Tại Việt Nam, năm 2018 có 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong [4] Trong các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, nổi bật là tiền sử gia đình có người mắc Ung thư vú, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ Người ta cũng tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác Một số yếu tố khác bao gồm: có kinh lần đầu sơm, mãn kinh muộn, phụ nữ độc thân, không sinh con, không cho con bú, sinh con đầu lòng muộn Béo phì, chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng rượu cũng góp phần tăng nguy cơ bị bệnh Viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính cũng là các yếu tố tăng nguy cơ ung thư vú Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng [5] Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi nhận định bệnh ung thư vú – phụ khoa chủ yếu gặp phụ nữ ở lứa tuổi 40 - 49 chiếm tỷ lệ 21,7%; nhóm tuổi từ 50 - 59 và ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất (35%)
Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng chủng tộc là một yếu tố quyết định tính nhạy cảm với ung thư Trong các cơ quan đăng ký của Hoa Kỳ ghi nhận tỷ lệ mắc ung thư và tỷ lệ sống sót theo chủng tộc (phân biệt “Da đen và da trắng”), những người có tổ tiên gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh ác tính trên toàn cầu so với người da trắng và người Mỹ gốc Á Sự khác biệt về tình trạng kinh tế xã hội và khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe đóng một vai trò quan trọng [64], [55] Những khác biệt này trong lịch sử được cho là do các yếu tố kinh tế xã hội và hành vi gây nhiễu, chẳng hạn như chế độ ăn uống, lạm dụng rượu bia, hút thuốc và khả năng tiếp cận với sàng lọc phát hiện sớm và điều trị ung thư Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy sự chênh lệch về khả năng sống sót vẫn tồn tại sau khi bình thường hóa các yếu tố này trong các cơ sở tiếp cận bình đẳng, chẳng hạn như trong Hệ thống Y tế Quân đội Hoa Kỳ [35], [67]
Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 60 bệnh nhân có 54 bệnh nhân là dân tộc Kinh chiếm 90% tổng số bệnh nhân nghiên cứu Còn lại 5 trường hợp là dân tộc thiểu số, điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước về tỷ lệ nhóm dân tộc
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan đến yếu tố nghề nghiệp thể hiện rõ trong các nghiên cứu trước đây ở các nước trên thế giới Tại Mỹ trong nghiên cứu tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ung thư trong một nhóm tập hợp gần 30.000 lính cứu hỏa Hoa Kỳ từ San Francisco, Chicago và Philadelphia được theo dõi từ năm 1950 đến năm 2009 đã chỉ ra rằng: So với dân số Hoa Kỳ, nghiên cứu nhận thấy nguy cơ gia tăng từ nhỏ đến trung bình đối với một số vị trí ung thư và đối với tất cả các bệnh ung thư kết hợp, chủ yếu phát hiện từ khối u ác tính của hệ hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu ở những người khỏe mạnh Kết luận của nhóm nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đó và càng củng cố bằng chứng về mối liên hệ giữa phơi nhiễm nghề nghiệp của lính cứu hỏa và ung thư [44] Ngoài ra, trong nghiên cứu sức khỏe Nông nghiệp Lee và cộng sự đã đánh giá tỷ lệ mắc bệnh ung thư của những người sử dụng thuốc trừ sâu có tiếp xúc với alachlor cho thấy mối liên quan có thể có giữa việc sử dụng alachor và tỷ lệ mắc u lympho giữa những người sử dụng thuốc [58]; Lope và cộng sự cũng đưa ra những kết luận cho thấy nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở phụ nữ khi tiếp xúc với các sản phẩm bán buôn (như động vật sống, phân bón, hạt có dầu và ngũ cốc) [60]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có bệnh nhân nào thuộc nhóm học sinh, sinh viên; nhóm ngành nghề có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất trong nghiên cứu là nhóm bệnh làm nghề nông dân, tiếp đó là nhóm bệnh nhân có nghề kinh doanh, với tỷ lệ lần lượt là 50% và 30% Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mắc ung thư liên quan đến nghề nghiệp và đặc biệt là những nhóm nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
4.1.2 Đặc điểm về thời gian phát hiện ra bệnh ung thư
Thời gian phát hiện ra ung thư được tính từ khi bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán ung thư cho đến ngày tiến hành nghiên cứu Thời gian phát hiện ra ung thư dài hay ngắn cho thấy thời gian người bệnh đã tiếp nhận quá trình điều trị bệnh, chu kỳ hóa trị liệu nhiều hay ít
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân mới phát hiện bệnh ung thư dưới 6 tháng là 8 trường hợp, chiếm tỷ lệ 13,3%, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với những bệnh nhân đã phát hiện từ 6 - 12 tháng hoặc trên 12 tháng, với tỷ lệ lần lượt là 45% và 41,7% Điều này cho thấy, những bệnh nhân phát hiện ra ung thư thời gian dài chiếm đa số trong nghiên cứu, đồng nghĩa những bệnh nhân này sẽ chịu ảnh hưởng tác dụng không mong muốn trên thần kinh ngoại biên của các chu kỳ hóa trị tích lũy sâu sắc hơn
4.1.3 Phân nhóm ung thư ở bệnh nhân có tổn thương thần kinh
Trong nghiên cứu chúng tôi phân loại các nhóm bệnh ung thư theo 5 nhóm, gồm nhóm bệnh đầu - mặt - cổ, nhóm bệnh lồng ngực, nhóm bệnh tiêu hóa, nhóm bệnh vú-phụ khoa
Tuy nhiên thực tế kết quả nghiên cứu cho thấy toàn bộ 60 bệnh nhân được chọn đều nằm trong nhóm bệnh ung thư vú và phụ khoa, trong đó bao gồm cả 1 bệnh nhân nam có chẩn đoán là ung thư bàng quang, cũng có thể được xếp vào nhóm này, còn lại 59 bệnh nhân nữ có chẩn đoán là ung thư vú hoặc ung thử tử cung - phần phụ Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi tuân thủ đúng tiêu chuẩn chọn mẫu là chọn tất cả bệnh nhân ung thư xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu hoặc sau khi kết thúc hoá trị liệu với biểu hiện lâm sàng rối loạn cảm giác đầu chi (đau, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác) Ngoài ra đối tượng phải đồng ý tham gia nghiên cứu và tham gia đầy đủ, liên tục 10 ngày can thiệp, và kết quả khi tiến hành can thiệp trên thực tế chỉ có nhóm bệnh nhân ung thư vú – phụ khoa đáp ứng được tiêu chí trên nên kết quả đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nhóm bệnh nhân ung thư vú – phụ khoa chiếm tỷ lệ 100%
4.1.4 Tỷ lệ bệnh nhân có xuất hiện bệnh lý kèm theo
Các bệnh lý kèm theo ở đây được nghiên cứu bao gồm bệnh đái tháo đường, bệnh tự miễn, viêm gan virus, suy thận, HIV/AIDS, nhược giáp, nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc thường xuyên (thạch tín) Theo kết quả nghiên cứu thấy rằng có 58 bệnh nhân không có các bệnh lý như trên kèm theo, có 2 bệnh nhân có bệnh lý đi kèm bao gồm 1 trường hợp chẩn đoán viêm gan B và 1 trường hợp chẩn đoán đái tháo đường Các trường hợp có mắc bệnh kèm theo có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc hóa trị cũng như ảnh hưởng đến mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên cũng như thời gian phục hồi trên các bệnh nhân này
4.1.5 Thời gian xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên sau liều hóa trị đầu tiên
Thời gian xuất hiện tổn thương thần kinh ngoại biên sau liều hóa trị đầu tiên được ghi nhận trong bệnh án nghiên cứu cho thấy rằng, không có bệnh nhân nào thấy xuất hiện các triệu chứng tổn thương thần kinh trong vòng 1 tuần sau liều hóa trị đầu tiên, đa số xuất hiện từ sau tuần thứ nhất và đến trên 8 tuần, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 sau liều hóa trị đầu tiên với tỷ lệ 53,3% tổng số bệnh nhân nghiên cứu Tiếp theo là xuất hiện ở tuần thứ 1 - 4 tuần với tỷ lệ 28,3%, theo sau đó là nhóm trên 8 tuần với tỷ lệ 18,3% Kết quả này tương đồng với đặc điểm về thời gian phát hiện ra bệnh ung thư trong nghiên cứu của chúng tôi, một lần nữa cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa liều khởi đầu và liều tích lũy; thời gian điều trị dài là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến sự xuất hiện bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu Nhận xét của nhóm nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu trước đây, CIPN phát triển trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi bắt đầu hóa trị, và có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm sau khi kết thúc hóa trị [14]; nhìn chung, 15% bệnh nhân ung thư vú sống sót được điều trị bằng docetaxel chẩn đoán CIPN 1-3 năm sau khi kết thúc điều trị có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống [46]; kết luận của Bennedsgaard cùng cộng sự còn cho thấy triệu chứng của CIPN khi dùng thuốc docetaxel và oxaliplatin vẫn tồn tại 5 năm sau khi điều trị [40]
4.1.6 Tỷ lệ xuất hiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân
Tổn thương thần kinh ngoại biên là một tác dụng phụ không mong muốn phổ biến của nhiều tác nhân hóa trị Có đến 60% bệnh nhân được điều trị bằng taxane cảm nhận các triệu chứng như tê, ngứa ran, bỏng rát, đau và trong trường hợp nghiêm trọng là yếu đi kiểu đeo găng tay [71]
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm cảm giác kiến bò và yếu cơ không gặp trên tổng số bệnh nhân nghiên cứu với tỷ lệ là 0,0% Mà chủ yếu xuất hiện bỏng rát/mất cảm giác với tỷ lệ 30,0%; chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có triệu chứng tê bì là 61,7%; còn lại 8,3% số bệnh nhân có cảm giác đau Với kết quả 61,7% số bệnh nhân có triệu chứng tê bì chiếm đại đa số phù hợp với kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 7 năm 2020 của Kristine cùng cộng sự trong nghiên cứu: các triệu chứng dài hạn của bệnh viêm đa dây thần kinh ở bệnh nhân ung thư vú và ung thư đại trực tràng được điều trị có hoặc không kèm theo hóa trị bổ trợ đã chỉ ra rằng tất cả các bệnh nhân đau thần kinh đều bị viêm đa dây thần kinh được xác định bằng biểu hiện ngứa ran hoặc tê [40] Trước đó, Sherry L.Wolf cùng cộng sự cũng kết luận tương tự khi nghiên cứu trên 199 bệnh nhân CIPN, cảm giác đau thần kinh nặng (tê/ngứa ran) thường tồn tại mà không có các triệu chứng đau thần kinh nghiêm trọng (đau bắn/bỏng), trong khi ngược lại thì không phổ biến [72]
4.1.7 Mức độ xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên ở bệnh nhân
Mức độ xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên ở bệnh nhân được đánh dấu bằng sự xuất hiện các triệu chứng từ từ hay đột ngột hay bệnh nhân không nhớ rõ Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nhớ rõ về sự xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên báo hiệu tổn thương thần kinh ngoại biên chiếm 80% tổng số bệnh nhân nghiên cứu, trong đó mức độ triệu chứng xuất hiện đột ngột chiếm 38,3%, mức độ triệu chứng xuất hiện từ từ chiếm 41,7% Điều này cho thấy bệnh nhân khá quan tâm đến quá trình điều trị, quan tâm đến ảnh hưởng của các thuốc hóa trị liệu cũng như tác dụng không mong muốn loại thuốc mà họ đang sử dụng
4.1.8 Phân loại mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên sau hóa trị liệu
4.1.8.1 Theo tiêu chuẩn bảng câu hỏi về độc tính thần kinh của bệnh nhân - PNQ
Việc phân loại mức độ tổn thương thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu dành cho người bệnh được phỏng vấn theo bảng câu hỏi về độc tính thần kinh của bệnh nhân PNQ Do đó đánh giá mức độc tính thần kinh của việc điều trị hóa trị liệu chia thành 5 mức độ theo sự tăng dần mức độ ngứa ran, cảm giác đau, tê và mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm hoặc xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân tổn thương thần kinh ngoại biên trong quá trình hoá trị liệu tại Bệnh viện ung bướu Nghệ An
4.2.1 Đánh giá mức độ phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên sau điều trị 4.2.1.1 Dựa theo tiêu chuẩn bảng câu hỏi về độc tính thần kinh dành cho người bệnh (PNQ)
Nếu mức độ thấp hơn trước khi điều trị: có phục hồi; Nếu mức độ bằng hoặc cao hơn trước khi điều trị: không phục hồi, không đỡ
Nhóm điều trị bằng điện châm: sau 5 ngày điều trị có 20 bệnh nhân có thay đổi mức độ tổn thương thần kinh theo bảng câu hỏi PNQ, ở mức độ thấp hơn mức độ ban đầu khi vào viện, điều này ghi nhận là 66,7% số bênh nhân được châm cứu có phục hồi sau 5 ngày điều trị Còn lại 10 bệnh nhân chiếm 33,3% số bệnh nghiên được điện châm giữ nguyên mức độ tổn thương, không có bệnh nhân nào tăng độ tổn thương hay nghiêm trọng hơn triệu chứng tổn thương Điều này chứng tỏ hiệu quả rõ rệt trong điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc là điện châm đối với việc phục hồi tổn thương thần kinh ngoại biên mới chỉ sau 5 ngày điều trị Điều này càng được củng cố hơn sau 10 ngày điều trị, số bệnh nhân có mức độ tổn thương thấp hơn so với ban đầu lúc nhập viện tăng rõ rệt chiếm 96,7% tổng số bệnh nhân được nghiên cứu
So sánh tỷ lệ có hồi phục tổn thương thần kinh trên bệnh nhân sau 5 ngày điều trị và tỷ lệ hồi phục sau 10 ngày điều trị thấy p=0,001, sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê (p