Bước đột phá thứ hai là Hội nghị Trung ương 8, khóa V 6/1985 với chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vậ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN–DU LỊCH
BÀI THẢO LUẬN
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG (Hội nghị trung ương 6 tháng 8/1979; hội nghị trung ương 8 tháng 6/1985 và hội nghị bộ chính trị khóa v tháng 8/1986) 2
1.1 Hội nghị Trung ương 6 khóa V (8/1979) 2
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 2
1.1.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 3
1.1.3 Sự đột phá của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 4
1.1.4 Ý nghĩa 5
1.2 Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 5
1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử 5
1.2.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 6
1.2.3 Sự đột phá của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 6
1.2.4 Ý nghĩa 7
1.3 Hội nghị bộ chính trị khóa V tháng 8/1986 8
1.3.1 Hoàn cảnh lịch sử 8
1.3.2 Nội dung của Hội nghị bộ chính trị khóa V tháng 8/1986 9
1.3.3 Sự đột phá của Hội nghị bộ chính trị khóa V tháng 8/1986 10
1.3.4 Ý nghĩa 11
CHƯƠNG 2: SO SÁNH NỘI DUNG CỦA 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG 13
2.1 Giống nhau 13
2.1.1 Kinh tế 13
2.1.2 Mục tiêu 13
2.1.3 Phương hướng, nhiệm vụ: 13
2.1.4 Đường lối 14
2.2 Khác nhau 14
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG 18 3.1 Kết quả 10 năm thực hiện đường lối thời kì trước đổi mới (1975 – 1985) 18
Trang 43.2 Ý nghĩa của 3 bước đột phá đối với đất nước 19 KẾT LUẬN 21
Trang 51
LỜI MỞ ĐẦU
Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta có tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội trong một thời gian ngắn Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó về quản lý kinh tế, những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp bộc lộ ngày càng gay gắt, dẫn tới đất nước dần dần lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề sống còn là đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng Muốn vậy, trước hết phải thay đổi mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm Từ đó có những tìm tòi thử nghiệm và cách làm ăn mới, đưa ra những lời giải đáp mới cho những vấn đề đặt ra
Do áp lực gay gắt của tình hình trong nước và quốc tế chúng ta không còn con đường nào khác phải tiến hành đổi mới Hoạt động đầu tiên để tiến hành đổi mới chính là đổi mới
tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế nó đã được thể hiện ở 3 đột phá lớn Bước đột phá
mở đầu là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, khoá IV (8/1979) chủ trương bằng mọi cách “làm cho sản xuất bung ra"; không còn xem kế hoạch hoá là hình thức duy nhất để phát triển kinh tế; khẳng định sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị trường Bước đột phá thứ hai là Hội nghị Trung ương 8, khóa V (6/1985) với chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyến hẳn mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, địa phương và đơn vị cơ sở sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa Bước đột phá thứ ba là Hội nghị Bộ Chính trị khoá V (8/1986 và cuối 1986) với "Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế"
Chính vì vậy để hiểu hơn về những đột phá đã có những điểm giống và khác nhau như
thế nào, nhóm 03 chúng em đã lựa chọn đề tài “So sánh 3 bước đột phá đổi mới kinh tế của Đảng” làm đề tài nghiên cứu thảo luận nhằm mục đích hiểu sâu vấn đề, cốt lõi của
môn học
Cấu trúc bài thảo luận này gồm có 3 chương:
- Chương 1: Nội dung của ba bước đột phá đổi mới kinh tế của Đảng
- Chương 2: So sánh nội dung của ba bước đột phá đổi mới kinh tế của Đảng
- Chương 3: Ý nghĩa của ba bước đột phá đổi mới kinh tế của Đảng
Trang 62
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CỦA BA BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ
CỦA ĐẢNG (Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979; hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 và hội
nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986)
1.1 Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979)
1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử
Sau chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, nước nhà thống nhất, nhân dân cả nước
ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình, lẽ ra có điều kiện tập trung toàn lực vào công cuộc lao động hoà bình, xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục
và phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống Nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của nhân dân ta sau ba chục năm chiến tranh là sống hoà bình, hạnh phúc trong độc lập,
tự do
Nhưng bọn phản động đã công khai và điên cuồng chống Việt Nam trong khi nhân dân Việt Nam chưa kịp băng bó xong những vết thương chiến tranh, lại gặp thiên tai lớn trong ba năm liền
Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phấn đấu rất kiên cường và giành được thắng lợi to lớn
Quân và dân ta đã đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược , giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
Mặc dầu có những khó khăn lớn và những thử thách mới, nhân dân ta cũng đã thu được những thành tựu quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương chiến tranh, chống thiên tai, khôi phục sản xuất, bảo đảm yêu cầu tối thiểu của đời sống và xây dựng thêm một số công trình kinh tế.Sự thật đã chứng minh rằng nhân dân lao động nước ta, từ Bắc đến Nam, rất giàu lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, Đảng ta thật sự là một Đảng Mác - Lênin vững mạnh
Chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế và đời sống: sản xuất phát triển chậm, năng suất thấp, đời sống thiếu thốn, nhất là đời sống của những người ăn lương ở thành thị và các khu công nghiệp; nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội có tính nghiêm trọng Điều cần đặc biệt quan tâm là người lao động sản xuất thiếu hăng hái sản xuất, bọn làm ăn bất chính và phi pháp vẫn ngang nhiên hoạt động Kẻ địch đang lợi dụng tình hình
Trang 73
kinh tế và đời sống khó khăn để phá rối ta trên nhiều mặt sản xuất và thị trường, tâm lý và
dư luận, trong nước và ngoài nước
Những khó khăn về kinh tế và đời sống một mặt do những nguyên nhân khách quan, mặt khác, do những khuyết điểm chủ quan, nhất là trong công tác kinh tế Trước tình hình mới, toàn Đảng và toàn dân ta phải nâng cao hơn nữa lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy những thuận lợi và ưu điểm, ra sức sửa chữa khuyết điểm, tạo nên một chuyển biến lớn trong tình hình sản xuất và đời sống, đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa
1.1.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979
Đứng trước những khó khăn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Hội nghị lần thứ sáu, khóa IV(8-1979) nhằm tập trung bàn về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương để khắc phục tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng thiết yếu và thúc đẩy công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp phát triển Nhưng do tính chất cấp bách của đời sống, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời bổ sung, thảo luận, đánh giá và ra hai nghị quyết quan trọng Đó là Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp 3/8 bách và Nghị quyết Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương
Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách gồm có 2 nội dung chính:
Thứ nhất: Nghị quyết tập trung đánh giá về tình hình hiện tại của đất nước Đánh giá đúng đắn thực tế đất nước là cơ sở để Đảng ta đề ra chiến lược, biện pháp phù hợp với cuộc sống
Thứ hai: Xuất phát từ thực tế đất nước, Nghị quyết đề ra 3 nhiệm vụ cấp bách:
• Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống của nhân dân
• Tăng cường quốc phòng an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc
• Kiên trì khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế - xã hội
Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, gồm có những nội dung sau: Sau khi đánh giá thành tựu và hạn chế trong phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, Nghị quyết xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương trong tình hình mới Nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp địa phương là phục vụ đời sống nhân dân địa phương, góp phần sự phát triển của công nghiệp địa phương chủ yếu phải dựa trên cơ sở phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và sự phân công lao động ở địa phương
Trang 8và phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân và nhân dân lao động Chống quan liêu, bảo thủ, mạnh dạn đổi mới để có tác động thực sự đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước,tạo động lực mới cho nền kinh tế - xã hội góp phần vào quá trình tìm tòi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam Đây là Nghị quyết đánh dấu sự nghiệp đổi mới bắt đầu
1.1.3 Sự đột phá của Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979
Hội nghị lần thứ 6 Trung ương Đảng khóa IV (8/1979) được cho là Bước đột phá đầu tiên với chủ trương động viên, khuyến khích mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất
và thành phần kinh tế làm cho sản xuất bung ra, cải tiến lưu thông, phân phối để thúc đẩy sản xuất phát triển
Theo đó, tháng 10/1979 Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang phục hóa được miễn thuế trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản phẩm quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường
Trước hiện tượng “ Khoán chui “ trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương sau khi tổ chức thí điểm, Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100- CT/TW về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp Theo Chỉ thị mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu cấy chăm sóc thu hoạch còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm Chủ trương được cả nước ủng hộ và nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng Sản lượng lương thực bình quân từ 13.4 triệu tấn/ năm thời kỳ 1976-1980 tăng lên 17 triệu tấn / năm thời kỳ 1981-1985 những hiện tượng tiêu cực lãng phí trong sản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể
Trong lĩnh vực công nghiệp trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An chính phủ ban hành Quyết định số 25/CP về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và quyết định số 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước, những chủ trương trên đã tạo động lực mới góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%
Trang 95
1.1.4 Ý nghĩa
Hội nghị Trung ương 6 khoá IV là Bước đột phá đầu tiên trong đổi mới kinh tế của
Đảng:
Đó là những tư duy kinh tế ban đầu, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng
là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng
Tư duy kinh tế nổi bật trong những tìm tòi đó là “cởi trói”, "giải phóng lực lượng sản xuất" , “làm cho sản xuất bung ra”, trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong quản
lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất: chú ý kết hợp ba lợi ích, quan tâm hơn lợi ích thiết thân của người lao động Những tư duy kinh tế ban đầu
đó đã đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này
Tuy nhiên, do những khó khăn bởi chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam gây ra,
do thiếu đồng bộ của tư tưởng đổi mới và chưa có đủ thời gian để những chủ trương đổi mới phát huy tác dụng, những tìm tòi đổi mới ban đầu đó đã phải trải qua các thử thách rất phức tạp Tư duy cũ về kinh tế hiện vật còn ăn sâu, bám rễ trong nhiều người Bên cạnh những tư duy cũ trên đây, trước đòi hỏi của thực tiễn cuộc cuộc sống, cũng đã xuất hiện khuynh hướng muốn đổi mới mạnh mẽ hơn, tiếp tục đẩy tới tư duy thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hóa trong chủ nghĩa xã hội
1.2 Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985
1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử
Từ ngày 10 đến 17- 6 - 1985, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa
V họp bàn và quyết định một vấn đề cực kỳ quan trọng: cải cách một bước giá cả, tiền lương, tài chính, tiền tệ để xoá bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế
và kinh doanh xã hội chủ nghĩa Hội nghị nhận định rằng: từ sau ngày giải phóng miền Nam, nước nhà thống nhất, điều kiện kinh tế, tài chính của nước ta thay đổi căn bản: viện trợ không hoàn lại hầu như không còn nữa, số vốn vay dài hạn của các nước anh em và bè bạn để nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu và hàng tiêu dùng bị giảm đi nhiều Hai cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc nước ta, cùng với những hoạt động phá hoại về nhiều mặt của chúng đã gây ra cho ta nhiều thiệt hại Dân số tăng lên quá nhanh trong khi đó nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng hơn trước, nhu cầu quốc phòng
và chi phí về xây dựng cơ bản vẫn phải duy trì ở mức cao
Trước tình mới, Đảng và Nhà nước chưa kiên quyết, kịp thời sắp xếp lại sản xuất và xây dựng, định lại chính sách tài chính quốc gia, lấy nguồn động viên trong nước làm cơ sở; xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp để chuyển hẳn sang hạch toán kinh
tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa Do bảo thủ, tập trung quan liêu, thiếu linh hoạt, nhạy bén, chỉ đạo và điều hành có nhiều khuyết điểm, tư tưởng ỷ lại vào viện trợ từ bên ngoài còn nặng, cho nên chúng ta đã chậm đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế
Trang 106
Nhưng mất cân đối trong nền kinh tế chậm được khắc phục, tính năng động trong sản xuất, kinh doanh không được phát huy, tài chính quốc gia ngày càng thiếu hụt, lạm phát không ngừng tăng thêm, hệ thống giá của Nhà nước ngày càng tách rời giá trị và sức mua của đồng tiền, tiền lương thực tế, đời sống của công nhân, viên chức và các lực lượng
vũ trang ngày càng giảm sút, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong tâm lý và đời sống xã hội
Các chính sách và biện pháp của Đảng và Nhà nước về phân phối lưu thông vẫn chưa được được giải quyết về cơ bản, vì vẫn tiếp tục duy trì các chính sách giá, lương và các vấn đề kinh tế trên cơ sở cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp
Từ tình hình trên, Hội nghị trung ương 8 tháng 6/1985 ra đời và khẳng định: Không thể ổn định được tình hình kinh tế và đời sống, cân bằng được ngân sách và tiền mặt, trong khi vẫn duy trì bao cấp qua giá và lương Hội nghị chủ trương: phải dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh
tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa thì mới đẩy mạnh được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả Xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu, bao cấp trong giá và lương là yêu cầu cấp bách, là khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh
xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Nội dung của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985
Đây được coi là bước chuyển quan trọng trong tư duy
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V (tháng 6/1985) đã quyết định bước chuyển quan trọng trong tư duy của Đảng về xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa Hội nghị nhận định việc xóa bỏ quan liêu bao cấp trong giá và lương là nhiệm vụ hết sức cấp bách, để đạt được điều đó cần phải đạt được những mục tiêu: “Thúc đẩy phát triển sản xuất theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành phần), khai thác tối đa tiềm năng lao động, đất đai; ổn định đời sống nhân dân; góp phần từng bước tạo ra nguồn tích lũy; đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa” Và các phương hướng như “tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm, giá cả đảm bảo bù đắp chi phí hợp lý, xóa bỏ tình trạng Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ bất hợp lý, thực hiện cơ chế một giá; tiền lương thực tế đảm bảo đời sống cho nhân dân, thực hiện trả lương bằng tiền, chế độ lương thống nhất có tính đến
sự khác biệt hợp lý; xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành kinh tế - kĩ thuật; chuyển từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa”
1.2.3 Sự đột phá của Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985
Hội nghị Trung ương 8 (tháng 6/1985) đánh dấu bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của Đảng Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá - lương - tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa
Trang 11Ổn định đời sống nhân dân lao động, trước hết là đời sống công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang Nhân dân làm chủ sản xuất và phân phối lưu thông, làm chủ thị trường và giá cả, từng bước cân bằng ngân sách và tiền mặt
Góp phần tạo dần nguồn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để công nghiệp hoá
xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Thúc đẩy việc hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường kinh tế quốc doanh và kinh
tế tập thể, phát triển kinh tế gia đình
Góp phần tăng cường quốc phòng và an ninh, kiên quyết chống địch phá hoại, đấu tranh có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực
Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong giá và lương là yêu cầu cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế hoạch hoá
1.2.4 Ý nghĩa
Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 với chủ trương xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa là một vấn đề có ý nghĩa cách mạng to lớn trong việc đổi mới cơ chế quản lý, nhưng phải là một quá trình,
có chuẩn bị tích cực, có bước đi khẩn trương và vững chắc
Bước đột phá thứ hai là bước nổi bật nhất trong quá trình tìm tòi, đổi mới kinh tế của
Đảng Tại Hội nghị này, Trung ương chủ trương xóa quan liêu bao cấp trong giá và lương là yêu cầu hết sức cấp bách, là khâu đột phá có tính quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa
Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6/1985) có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc cải cách kinh tế đất nước Qua nội dung nghị quyết Hội nghị Trung ương này ta đã thấy
rõ từng bước tiến của Đảng ta trong đổi mới tư tưởng kinh tế Từ thực tiễn và kinh
nghiệm xương máu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chuyển hướng mạnh mẽ, sâu sắc trong chủ trương, chính sách thể hiện trong sự rõ ràng, rành mạch và logic giữa vấn đề
và biện pháp giải quyết từ giá cả, tiền lương cho đến thương nghiệp, tài chính, tiền tệ và đến cả cơ chế kế hoạch hóa và quản lý kinh tế Tất cả bởi Đảng ta thấy rõ nền kinh tế bao cấp không còn phù hợp và thấy được tiềm năng của nền kinh tế thị trường, cũng như
có cái nhìn mới, đúng đắn về con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa Tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước nhà phát triển lên một bước Không những vậy, việc đổi
Trang 12Từ cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra những biến đổi to lớn Trước âm mưu “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ, cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, quá trình chạy đua kinh tế, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa tư bản có nhiều diễn biến phức tạp Điều đó đã đặt hệ thống XHCN trước những thách thức mới Việc vượt qua những thử thách đó diễn ra trong bối cảnh các nước XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng Trong khi đó các nước
tư bản chủ nghĩa tuy cũng phải đối phó với những nguy cơ mới, nhưng do sự điều chỉnh cần thiết, đặc biệt là sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Trung Quốc đã thực hiện cải cách mở cửa; Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiến hành cải tổ, cải cách Trong khi Trung Quốc có sự vượt lên mạnh mẽ thì những sai lầm về đường lối và cách làm đã khiến công cuộc cải tổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng khó khăn, sự khủng hoảng toàn diện dần dần xuất hiện ở các nước này
Công cuộc cải tổ, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa có nhiều tác động sâu sắc đến nước ta
Bối cảnh trong nước
Ở Việt Nam, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bên cạnh thuận lợi
và những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước, chúng ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới
Thuận lợi: Đất nước thống nhất hòa bình, có điều kiện phát huy trí tuệ toàn Đảng, toàn dân vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; nhân dân cả nước phấn khởi, tự hào, tin tưởng vào Đảng và sự nghiệp đất nước Những kinh nghiệm và thành quả của gần 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cũng như một số yếu tố thuận lợi về kinh tế, ở miền Nam là vốn liếng quan trọng chi sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa cả nước Sự giúp
đỡ của các nước anh em, bạn bè quốc tế có một vị trí quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta