1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh 3 bước đột phá kinh tế mới của đảng hntw 6 tháng 81979 hntw 8 tháng 61985 hn bộ chính trị khóa v tháng 81986

18 122 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh 3 bước đột phá kinh tế mới của Đảng
Tác giả Phạm Thúy An, Âu Tuyết Anh, Đặng Ngọc Anh, Đặng Vân Anh, Hoàng Trâm Anh, Lưu Diệu Anh, Mai Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Phúc Văn Anh, Phạm Thị Mai Anh
Người hướng dẫn TS Nguyễn Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 896,97 KB

Nội dung

Hội nghị đã có những đổi mới tư duy quan trọng nhằm đảm bảo đúng đắn lợi ích vật chất của người lao động, của tập thể và từng người trong sản xuất, thể hiện trên những nội dung cơ bản sa

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

-🙠🙡🕮🙣🙢 -

BÀI THẢO LUẬN Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐỀ TÀI: So sánh 3 bước đột phá kinh tế mới của Đảng (HNTW 6 tháng 8/1979; HNTW 8 tháng 6/1985; HN Bộ Chính trị khóa V

tháng 8/1986)

Lớp học phần: 2259HCMI0131 Giảng viên: TS Nguyễn Ngọc Diệp

Nhóm: Nhóm 01

HÀ NỘI, 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 3

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ MỚI CỦA ĐẢNG 5

1.1 Đột phá thứ nhất: Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979 5

1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử 5

1.1.2 Nội dung đột phá thứ nhất 5

1.2 Đột phá thứ hai: Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 7

1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử 7

1.2.2 Nội dung đột phá thứ hai 8

1.3 Đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986 10

1.3.1 Hoàn cảnh lịch sử 10

1.3.2 Nội dung đột phá thứ ba 11

CHƯƠNG 2: SO SÁNH BA BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ MỚI CỦA ĐẢNG 13

2.1 Giống nhau 13

2.2 Khác nhau 14

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ MỚI CỦA ĐẢNG 17

KẾT LUẬN 18

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1

chú

1 Phạm Thúy An 20D110001 Lập đề cương,

kết luận, tổng hợp word

Hoàn thành tốt công việc

2 Âu Tuyết Anh 20D110071 Chương 3 Hoàn thành tốt

công việc

3 Đặng Ngọc Anh 20D110072 Mục 1.1

chương 1

Hoàn thành tốt công việc

4 Đặng Vân Anh 20D220002 Mục 2.1

chương 2

Hoàn thành tốt công việc

5 Hoàng Trâm Anh 19D220072 Mục 2.2

chương 2

Hoàn thành tốt công việc

6 Lưu Diệu Anh 20D110004 Chỉnh sửa

word, thuyết trình, phần mở đầu

Hoàn thành tốt công việc

7 Mai Thị Quỳnh Anh 20D110074 Mục 1.3

chương 1

Hoàn thành tốt công việc

8 Nguyễn Hoàng Anh 20D110005 Mục 1.2

chương 1

Hoàn thành tốt công việc

9 Nguyễn Phúc Văn

Anh

20D110075 PPT Hoàn thành tốt

công việc

10 Phạm Thị Mai Anh 20D220074 Mục 2.2

chương 2

Hoàn thành tốt công việc

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong những năm từ 1945 đến 1975 ở Việt Nam, nền kinh tế kế hoạch bao cấp được

áp dụng và mang lại nhiều kết quả tốt đẹp Nhưng khi chiến tranh kết thúc, mô hình kinh

tế ấy không còn phù hợp, nhưng vì những ưu điểm mà nó mang lại mang Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc bấy giờ chưa dứt khoát xóa bỏ hoàn toàn chế độ ấy Cùng với bối cảnh Việt Nam đang phải khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh ở cả miền Bắc

và miền Nam, chính sách cấm vận của Mỹ, rồi hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc làm cho nền kinh tế nước nhà gặp muôn vàn khó khăn Từ

đó, việc đổi mới tư duy về kinh tế là điều tất yếu, khách quan, trong đó phải kể đến các bước đột phá tư duy đổi mới kinh tế của Đảng ta, đặc biệt là 3 bước đột phá kinh tế mới được trình bày thông qua Hội nghị trung ương 6 tháng 8/1979, Hội nghị trung ương 8 tháng 6/1985 và Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986 Những đổi mới tư duy kinh tế trên

là tổng hợp của cả quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đấu tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế Đồng thời, chúng phản ánh sự phát triển nhận thức

từ quá trình khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn, từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới Để làm rõ hơn về những lợi ích, nhược điểm còn tồn

đọng, so sánh rõ hơn về ba đột phá kinh tế trên, nhóm đã chọn đề tài: “So sánh 3 bước đột

phá kinh tế mới của Đảng (HNTW 6 tháng 8/1979; HNTW 8 tháng 6/1985; HN Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986)” Qua đề tài này, ta thấy được việc đổi mới mang tầm vóc

và ý nghĩa cách mạng, là quá trình cải biến sâu sắc, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng, toàn dân vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa

cơ bản và toàn diện nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt về sau

Trang 5

CHƯƠNG 1: CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁ KINH TẾ MỚI CỦA ĐẢNG

1.1 Đột phá thứ nhất: Hội nghị Trung ương 6 tháng 8/1979

1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất Đây là con đường phát triển hợp quy luật nước ta, là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội “Trong thời đại ngày nay, khi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội không tách rời nhau và ở nước ta, khi giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo cách mạng thì thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng là sự bắt đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.” Từ cuối những năm 70, đến đầu những năm 80 của thế kỷ

XX, cách mạng nước ta giành được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Song còn nhiều khuyết điểm sai lầm, đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Yêu cầu bức thiết đòi hỏi cách mạng nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định tình hình mọi mặt đưa cách mạng tiến lên Do đó, ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nhanh chóng triệu tập Hội nghị Trung ương 6 khóa IV tháng 8/1979

1.1.2 Nội dung đột phá thứ nhất

Mở đầu của quá trình đổi mới từng phần là Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV (8 - 1979), họp bàn về những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội và sản xuất hàng tiêu dùng Hội nghị đã có những đổi mới tư duy quan trọng nhằm đảm bảo đúng đắn lợi ích vật chất của người lao động, của tập thể và từng người trong sản xuất, thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Trước hết, hội nghị Trung ương 6 đã nhìn thằng vào sự thật, vạch rõ những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản

để cho “sản xuất bung ra” Cụ thể, phát triển cơ chế quan liêu bao cấp, tập trung kết hợp chặt chẽ kế hoạch hóa với sử dụng thị trường, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế,

khắc phục sự bảo thủ, trì trệ trong việc xây dựng các chính sách kinh tế cụ thể Kế đó, hội

nghị chủ trương phải ban hành các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và xuất khẩu Trước hết là sản xuất nông nghiệp, với các chính sách nhằm ổn định mức nghĩa vụ lương thực trong 5 năm, phần còn lại bán cho nhà nước với giá thỏa thuận và được tự do lưu thông Hội nghị xác định rõ, phải tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể kể cả tư bản tư nhân để tận dụng mọi khả năng lao động, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ quản lý, nhằm phát triển sản xuất Về cải tạo đối

Trang 6

với nông nghiệp ở miền Nam, cần phải nắm vững phương châm tích cực và vững chắc, chống tư tưởng nóng vội, chủ quan, cưỡng ép theo mệnh lệnh, làm ồ ạt gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân

Tháng 9 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định tận dụng đất đai nông nghiệp hoang hoá để phát triển sản xuất Tháng 10 năm 1979, Hội đồng chính phủ công bố quyết định xoá bỏ các trạm kiểm soát không cần thiết, xoá bỏ ngăn sông, cấm chợ Nhờ đó đạt được các kết quả tích cực, cụ thể năm 1979 sản lượng lương thực tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978 Ngày 21/1/1981, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 26/QĐ-CP về việc

mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước góp phần làm cho sản xuất công nghiệp năm 1981 đạt kế hoạch đề ra, riêng công nghiệp địa phương tăng 7,5% Ngày 23/6/1980,

Bộ chính trị ra Nghị quyết 26/NQ-TW về cải tiến phân phối, lưu thông Nghị quyết nhấn mạnh nguyên tắc giá cả phù hợp với chi phí sản xuất và lưu thông: tạo tiền đề cần thiết để tiến tới xoá bỏ từng bước chế độ cung cấp theo tem phiếu

Trên cơ sở đó, Chỉ thị 100-CT/TW, ngày 13 – 1 - 1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời, làm cho người lao động thực sự gắn bó với sản phẩm cuối cùng, do

đó mà đem hết nhiệt tình lao động và khả năng ra sản xuất, đã bước đầu tạo ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp Trên lĩnh vực công nghiệp, với Quyết định 25/CP, ngày 21 – 1 - 1981 của Hội đồng Chính phủ, cùng với Quyết định 26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh, được áp dụng, bước đầu tạo ra động lực mới cho lĩnh vực công nghiệp

Có thể nhìn nhận những tư duy đột phá về kinh tế được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá IV, trong Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư và trong các Quyết định của Chính phủ thời kỳ này là những tư duy kinh tế ban đầu, tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng là bước mở đầu có ý nghĩa quan trọng Tư duy kinh tế nổi bật trong những tìm tòi đó là “cởi trói”, "giải phóng lực lượng sản xuất" , “làm cho sản xuất bung ra”, trên cơ sở khắc phục những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo

xã hội chủ nghĩa, tạo ra động lực cho sản xuất : chú ý kết hợp ba lợi ích, quan tâm hơn lợi ích thiết thân của người lao động Những tư duy kinh tế ban đầu đó đã đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình đổi mới sau này

Trang 7

Tuy nhiên, do những khó khăn bởi chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam gây

ra, do thiếu đồng bộ của tư tưởng đổi mới và chưa có đủ thời gian để những chủ trương đổi mới phát huy tác dụng, những tìm tòi đổi mới ban đầu đó đã phải trải qua các thử thách rất phức tạp Tư duy cũ về kinh tế hiện vật còn ăn sâu, bám rễ trong nhiều người Bên cạnh những tư duy cũ trên đây, trước đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, cũng đã xuất hiện khuynh hướng muốn đổi mới mạnh mẽ hơn, tiếp tục đẩy tới tư duy thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá trong chủ nghĩa xã hội

1.2 Đột phá thứ hai: Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985

1.2.1 Hoàn cảnh lịch sử

Tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV diễn ra từ ngày 4 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam quyết nghị đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, áp dụng mô hình kinh tế của Miền Bắc từ trước khi thống nhất cho cả nước và tiến hành kế hoạch 5 năm 1976–

1980 Mô hình kinh tế Thời kỳ bao cấp được lựa chọn đã bộc lộ những khuyết điểm ngay

khi còn đang áp dụng ở miền Bắc, khi áp dụng ở miền Nam lại càng cho thấy không phù hợp, gây ra rất nhiều khó khăn cho các đơn vị và nhân dân Những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được khắc phục, tính năng động trong sản xuất kinh doanh không được phát huy, tài chính quốc gia ngày càng thiếu hụt, lạm phát nghiêm trọng, hệ thống giá của Nhà nước ngày càng tách rời giá trị và sức mua của đồng tiền, tiền lương thực tế và đời sống của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang ngày càng giảm sút, gây ra nhiều tiêu cực trong tâm lý và đời sống xã hội

Trước thực tiễn đó, những sự thay đổi tư duy quản lý kinh tế đã hình thành, kể cả ở cấp đầu não chính trị, cấp địa phương, lẫn ở các đơn vị kinh tế Thời kỳ 1979 – 1982 là thời kỳ có những chuyển biến trong tư duy về kế hoạch hóa kinh tế, về chính sách giá thu mua nông sản, về khoán sản xuất Kết quả là kinh tế Việt Nam thời kỳ này có những khởi sắc Tuy nhiên, cũng có những hậu quả tiêu cực như tình trạng tranh mua, tranh bán đẩy giá lên cao, tình trạng kế hoạch tập trung của nhà nước bị các đơn vị kinh tế không chấp hành do mải chạy theo kế hoạch 2 (kế hoạch liên doanh liên kết) và kế hoạch 3 (kế hoạch làm ăn kiểu thị trường) Những mặt tiêu cực này đã khiến hình thành chủ trương xét lại chính sách này, thể hiện rõ qua Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V vào tháng 3 năm

1982, hội nghị lần thứ 1 (tháng 9 năm 1982), thứ 3 (tháng 12 năm 1982), thứ 4 (tháng 6 năm 1983) và thứ 5 (tháng 12 năm 1983) của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

Trang 8

V, chiến dịch Z - 30 Giữa lúc chủ trương uốn nắn lại được đẩy mạnh thì Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh trước vốn là được xem là người bảo thủ đã có những thay đổi lớn về tư duy, đặc biệt là sau khi nghiên cứu những kết quả của các cải cách thời kỳ

1979 – 1982 và đi thực tiễn địa phương ở nhiều nơi Ông đã nêu ra ý kiến cần đổi mới và phải đổi mới triệt để tại các Hội Nghị Trung Ương lần thứ 6 và 7 Đến hội nghị Trung ương

8 (tháng 6/1985), Ban chấp hành trung ương đã quyết nghị tiến hành một cuộc cải cách lớn

về "giá – lương – tiền."

1.2.2 Nội dung đột phá thứ hai

Hội nghị Trung ương 8 tháng 6/1985 chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, chuyển sang hạch toán kinh tế và kinh doanh

xã hội chủ nghĩa, đồng thời thừa nhận sản xuất hàng hóa và quy luật của sản xuất hàng hóa Trong đó, lấy ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá – lương – tiền) làm khâu đột phá có tính chất quyết định để chuyển hẳn nền kinh tế sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa

Về giá cả, Hội nghị thực hiện cơ chế một giá thống nhất trong toàn hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc định giá và quản lý giá, đánh giá đúng, đủ chi phí cho giá thành sản phẩm Hội nghị nhấn mạnh việc điều chỉnh mặt bằng giá cả và cơ chế quản

lý giá phải dựa trên các nguyên tắc: Xác định giá phù hợp với giá trị và sức mua của đồng tiền; Định giá trên cơ sở lấy kế hoạch làm trung tâm thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa; Lấy giá thóc làm chuẩn để tính các loại giá khác và toàn bộ mặt bằng giá; Quản lý giá phải có phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Về tiền lương, Hội nghị đưa ra những chủ trương về xóa bỏ chế độ tiền lương hiện vật, thực hiện tiền lương tiền tệ gắn với xóa bỏ bao cấp Chế độ tiền lương phải đảm bảo cho người lao động tái tạo sức lao động và gắn với chất lượng và hiệu quả lao động Hội nghị đề ra các biện pháp nhằm thực hiện các yêu cầu nói trên như sau: “Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền, xác định lại hệ thống lương cơ bản thống nhất cả nước; Sắp xếp lại các mức lương, thang lương, phụ cấp, tiền thưởng; Tính phụ cấp đắt đỏ phải được Trung ương thống nhất quy định cho từng vùng; Điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội

Về tiền tệ, Hội nghị xác định vấn đề tài chính và lưu thông tiền tệ cần phải được chấn chỉnh đồng thời cùng giá và lương, và các chủ trương là: Đầu tiên, trên

Trang 9

cơ sở phát triển sản xuất và cải tiến quản lý, phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, cần nắm chắc và huy động các nguồn thu cho ngân sách nhà nước Thứ hai, thực hiện chế

độ tự chủ tài chính của xí nghiệp làm cho giá, lương, tài chính, tín dụng,…phát huy đầy

đủ chức năng đòn bẩy kinh tế, kích thích và đòi hỏi các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cải tiến kỹ thuật, làm ăn có hiệu quả Thứ

ba, điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ, bảo đảm sự nhất trí giữa

ba lợi ích (toàn xã hội, tập thể, cá nhân người lao động), tạo điều kiện cho địa phương chủ động khai thác các tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương, tăng nguồn thu và chủ động bố trí ngân sách địa phương Thứ tư, áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ, thu hút tiền nhàn rỗi, đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiền Chuyển mạnh hoạt động của ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, kịp thời đáp ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất - kinh doanh theo giá mới Thứ năm, tăng cường sự kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ luật về tài chính tiền tệ Sửa đổi chế độ chi tiêu cho phù hợp với cơ chế mới, trên cơ sở đó nghiêm cấm mọi sự chi tiêu sai chế độ, chống lãng phí, nghiêm trị mọi hành vi tham ô, lập quỹ đen

Đề cập đến sự cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đại hội VI khẳng định:

“Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ” Chính vì vậy, việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trở thành nhu cầu cấp thiết và cấp bách Cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp trong những năm trước đây (trước Đại hội VI)

đã không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn phân phối lưu thông và làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Chính vì vậy mà Đảng ta tiếp tục chủ trương việc triển khai thực hiện một cách triệt để việc đổi mới cơ chế quản lý đã được đề ra tại Đại hội V Cơ chế mới về quản lý kinh tế mới chính là “cơ chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh

xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”

Trang 10

1.3 Đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ Chính trị khóa V tháng 8/1986

1.3.1 Hoàn cảnh lịch sử

a Bối cảnh quốc tế

Sau chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ và phản động quốc tế cấu kết nhau lại bao vây, cô lập Việt Nam Đế quốc Mỹ xiết chặt cấm vận về kinh tế bắt đầu từ tháng 5 - 1975

và lôi kéo các nước cắt viện trợ kinh tế cho Việt Nam

Từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra những biến đổi to lớn Trước âm mưu “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ, cùng với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, quá trình chạy đua kinh tế, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa tư bản có nhiều diễn biến phức tạp Điều đó đã đặt hệ thống xã hội chủ nghĩa trước những thách thức mới Việc vượt qua những thách thức đó diễn ra trong bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng Trong khi đó các nước tư bản chủ nghĩa tuy cũng phải đối phó với những nguy cơ mới, nhưng do

sự điều chỉnh cần thiết, đặc biệt là sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học

- kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Trung Quốc đã thực hiện cải cách mở cửa; Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiến hành cải tổ, cải cách Trong khi Trung Quốc có sự vượt lên mạnh mẽ thì những sai lầm về đường lối và cách làm đã khiến công cuộc cải tổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu ngày càng khó khăn, sự khủng hoảng toàn diện dần dần xuất hiện ở các nước này Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kỹ thuật và cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải đổi mới

b Bối cảnh trong nước

Ở Việt Nam, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bên cạnh thuận lợi

và những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước, chúng ta cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới

Về thuận lợi, đất nước thống nhất, hoà bình, có điều kiện phát huy trí tuệ toàn Đảng, toàn dân vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân cả nước phấn khởi, tự hào, tin tưởng vào Đảng và sự nghiệp đất nước Những kinh nghiệm và thành quả của gần 20

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w