1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề pác pó cách mạng và giai đoạn bác hồ trở về nước trực tiếp lãnh ạo cách mạng việt nam 1930 1945

28 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyên đề “Pác Pó cách mạng” và giai đoạn Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (1930 – 1945)
Tác giả Lường Văn Đạt
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoa Lí luận chính trị
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài thu hoạch môn học
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 8,12 MB

Nội dung

Nó đã ghi dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là chiến thắng đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, khích lệ mạnh mẽ phong trào đấu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện: Lường Văn Đạt

Mã lớp bài tập: 147065Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thu Hà

Trang 2

I Cách mạng Việt Nam (1930 - 1945) 11

3 Giai đoạn thứ ba (1939 - 1945) 18

II Giai đoạn Bác Hồ trở về trực tiếp lãnh đạo (1941 - 1945) 18

1 Sự thay đổi đường lối cách mạng kịp thời, đúng lúc là yếu tố cương quyết cho chiến

2 Ý nghĩa và tầm quan trọng của cách mạng tháng 8-1945 dưới sự lãnh đạo trực tiếp

Kết luận 29

1 Liên hệ tình hình đất nước hiện nay

đã phá hủy chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật áp đặt trên đất nước

ta kéo dài hơn 80 năm, lật đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm Việt Nam từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trởthành người chủ đất nước Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

2

Trang 3

Nó đã ghi dấu sự sụp đổ đầu tiên của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, là chiến thắng đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa, khích lệ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới.

Đặc biệt, nó đã ghi dấu sự thắng lợi của đường lối cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không chỉ giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”

Tầm ảnh hưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh lan tỏa và in dâu sâu đậm trong các hoạt động chính trị, xã hội và nhân dân lao động, trí thức quốc tế Việt Nam – Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng không thể tách rời Tư tưởng, đạo đức, nhân cách, sự nghiệp hoạt động của Người là tài sản vô cùng quý giá cho dân tộc và thời đại Nó

đã góp phần dẫn dắt đất nước ta đến thành công như ngày hôm nay

2 Chủ đề và phương pháp nghiên cứu

Chủ đề nghiên cứu: “Cách mạng Pác Pó” và giai đoạn Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giai đoạn ( 1930 – 1945)

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Cả hai phương pháp đều sử dụng theo dạng tổng – phân – hợp

Sử dụng các tài liệu tham khảo và các hình ảnh liên hệ

“Cách mạng Pác Bó” và giai đoạn Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạngViệt Nam giai đoạn 1930-1945

3

Trang 4

I Tình hình trong nước và thế giới

Cách mạng Tháng Mười Nga, chiến thắng đầu tiên của chủ nghĩa Marx-Lenin, đã lật đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, tạo ra một xã hội mới - xã hội chủ nghĩa xã hội Đồng thời, mở ra thời đại chuyển tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở ra con đường giải phóng cho những dân tộc bị áp bức trên thế giới,trong đó có Việt Nam

Trong giai đoạn này, phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc đã lan rộng trên thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh trong hành trình

đi ra thế giới tìm kiếm mục tiêu và con đường cứu nước

3 Các sự kiện chính trong hoạt động của Bác trong thời gian này

Xuyên suốt thời gian này, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng, hình thành nên cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh – không có gì quý hơn độc lập, tự do Trong con người của Người đã hình thành những tư tưởng

về con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản được hình thành từng bước trong quá trình Người đi tìm đường cứu nước, tư tưởng

về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới và tư tưởng của Người về Đảng cộng sản và cán

bộ cách mạng

Từ những tư tưởng được hình thành trong con người Hồ Chí Minh, Người đã chỉ ra Đảng cộng sản là nhân tố quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, và

4

Trang 5

là sản phẩm của chủ nghĩa Mác – Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; là đảng của giai cấp công nhân và mang bản chất của giai cấp công nhân.Trong thực tiễn, Người đã sáng lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội” với tôn chỉ “trước làm cách mạng quốc gia, sau làm cách mạng quốc tế” Cùng với

đó, Người mở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu – Trung Quốc để đào tạo cán bộ (1925)

II Các hoạt động của Bác trong giai đoạn 1930-1945

Sau cao trào 1930-1931, sự khủng bố của thực dân Pháp càng gắt gao hơn, nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại Ngày 6 tháng 6 nǎm 1931, Nguyễn A'i Quốc bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc)

Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa

Tháng Tám 1945

Cuối nǎm 1933, Nguyễn A'i Quốc rời Hồng Kông Đầu nǎm 1934 Người trở lại Liên Xô Tại đây Người vào học trường Quốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước trong hnh hình chủ nghĩa phát xít đã công khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và hoà bình Trong nhiều tài liệu Nguyễn A'i Quốc nêu lên sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939, nhấn mạnh vấn đề tập hợp mọi tầng lớp nhân dân và thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãiđấu tranh đòi tự do, dân chủ và hoà bình

Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, tháng 10 nǎm 1938, Nguyễn A'i Quốc rời Liên Xô về Trung Quốc Tháng 9 nǎm 1940 phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương Cuối nǎm 1940, người về sát biên giới Việt - Trung , bắt liên lạc với

tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị

5

Trang 6

cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình nhiệm vụ mới Người nêu rõ trong tài liệu huấn luyện: "Sự nghiệp giải phóng dân tộc là sự nghiệp chung của các dân tộc, các giai cấp bị bóc lột ở Đông Dương Toàn thể nhân dân Đông Dương không phân biệt dân tộc nào, giai cấp nào đều phải đồng tâm hiệp hội đoàn kết cùng nhau mới làm nổi".

Ngày 28 tháng 1 nǎm 1941, Nguyễn A'i Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm cǎn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơi họp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5 nǎm 1941) do Nguyễn A'i Quốc chủ trì, nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng Pác Bó có hang Cốc Bó, nơi Nguyễn A'i Quốc chọn làmchỗ ở và làm việc của mình

Ngày 6 tháng 6 nǎm 1941, Nguyễn A'i Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước

"Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng Việc cứu quốc là việc chung, ai là ngườiViệt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm: người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, người có tài nǎng góp tài nǎng Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề"

Tháng 8 nǎm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh và với tư cách là đại diện Mặt trậnViệt Minh và phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược, Người sang Trung Quốc Ngày 29-8-1942 Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam, sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây Trong thời gian ở tù, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trong tù" Đến nay "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng

Tháng 9 nǎm 1943, Hồ Chí Minh được trả lại tự do Tháng 3 nǎm 1944, Người tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạng Việt Nam ở Liễu Châu (Trung Quốc) Tại Hội nghị này Người đã đọc báo cáo về hoạt động của Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản, nêu rõ tiền đồ của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam, mối quan hệ mật thiết và lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc Tháng 9 nǎm

1944, Hồ Chí Minh trở lại Cao Bằng Người gửi thư cho đồng bào toàn quốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội Tháng 12 nǎm 1944, Người quyết định thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dânViệt Nam

Ngày 9 tháng 3 nǎm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương Cuộc chiến tranh thế giới thứ I cũng bước vào giai đoạn cuối với những

6

Trang 7

thắng lợi của Liên Xô các nước Đồng minh Ngày 4 tháng 5 nǎm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) sau sự kiện Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 nǎm 1945) và ồ ạt tiến công đạo quân Quan Đông củachúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6-8), và Nagadaki (9-8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh đã gửi công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàng không điều kiện Chớp thời cơ ấy, ngày 12 tháng 8 nǎm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước Theo đề nghị của Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13 tháng 8 nǎm 1945 Hội nghị thông qua quyết định Tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Ngày 16 tháng 8 nǎm 1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng Đại hội

đã bầu ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch

Trong bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến; toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành độc lập Chúng ta không thể chậm trễ Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên" Ngày 19-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội, ngày 23-8 thắng lợi ở Huế, ngày 25 tháng 8 thắng lợi ở Sài Gòn

Ngày 2 tháng 9 nǎm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Người tuyên bố:

"Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự

do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"

III Thử thách và những cố gắng của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh đã gặp những thử thách sau trong giai đoạn 1930 - 1945:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 đã khiến Pháp đẩy mạnh xâmlược Việt Nam Từ đó, mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thức dân Pháp đượcđẩy lên cao hơn bao giờ hết

- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Nhật

- Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền, thi hành những chính sách mởi mẻ,

có lợi cho các nước thuộc địa như: báo chí,

- 1940, Nhật đảo chính Pháp => Pháp nhanh chóng đầu hàng

Nhật và Pháp câu kết cùng nhau thống trị Đông Dương, nhân dân Việt Nam phảisống trong cảnh "một cổ hai tròng", đây có lẽ chính là thử thách khó khăn nhất đối

7

Trang 8

với Người Vì Pháp đã thống trị chúng ta gần 80 năm, nhưng ta vẫn chưa thểgiành được độc lập Ấy thế mà, giờ Nhật và Pháp còn cấu kết với nhau khiến đấtnước ta phải sống trong cảnh "một cổ hai tròng" Khó khăn chồng chất khó khăn

Hồ Chí Minh đã vượt qua những thử thách đó như sau:

- Cùng trung ương Đảng tổ chức cao trào cách mạng 1930 - 1931, phong tràodân chủ 1936 - 1939

Đây là hai cuộc tập dượt vĩ đại để tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám

- 1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng

Chủ trì và tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (8/1941)Thành lập mặt trận Việt Minh (1941)

- Chuẩn bị đầy đủ về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địacách mạng

- Chỉ đạo nhân dân ta chớp thời cơ "Nhật đầu hàng Đồng minh" => Tiến hànhcách mạng tháng Tám 1945

Với thắng lợi của cách mạng tháng 8, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ hơn

80 năm của thực dân Pháp, gần 6 năm cai trị của phát xít Nhật Nhân dân ta đượcđứng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình

IV Kết luận

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu,lịch sử Việt Nam đã viết nên những trang đẹp nhất trong thế kỷ XX dẫn đường, chỉlối, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Ngọn lửa cách mạng mà Người dày công nhóm lên từ hang sâu Pác Bó hơn 4 năm

về trước nay bùng cháy lên thành “bão lửa”, bão táp cách mạng thiêu cháy tất cả

“bè lũ bán nước và cướp nước”

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bảnTuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước dânchủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á Người tuyên bố: "Nước Việt Nam có quyềnhưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dântộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữvững quyền tự do, độc lập ấy" (trích Tuyên ngôn độc lập)

8

Trang 9

Nhân dân Việt Nam giành được độc lập chưa lâu thì thù trong giặc ngoài câu kếtvới nhau đẩy nước ta lâm vào cảnh "nghìn cân treo sợi tóc" Dưới sự lãnh đạo củaChủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp lần thứ hai Đường lối kháng chiến đúng đắn của Bác, của Đảng đã dẫndắt nhân dân ta làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn độngđịa cầu”, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Hòa bình lập lại nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền Đảng tiếp tụclãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng: Cách mạng dântộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Chủtịch Hồ Chí Minh không sống được đến ngày lịch sử của dân tộc mình - ngày miềnNam hoàn toàn giải phóng và cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hộinhưng Người luôn luôn tin chắc rằng ngày đó sẽ đến Người đã kết thúc bản Dichúc bằng những lời thiêng liêng: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: ToànĐảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thốngnhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cáchmạng thế giới”

Những lời đó của Người trở thành kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của toànquân và dân ta Ngày 30/4/1975, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập

Sự nghiệp giải phóng miền Nam Việt Nam kết thúc thắng lợi Cách mạng giảiphóng dân tộc đã thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn trên khắp đất nước

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 kết thúc vẻvang cuộc kháng chiến lâu dài nhất, gian khổ nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử dântộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài 117 năm của đế quốc xâm lược trênđất nước ta, làm cho Tổ quốc ta vĩnh viễn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiếnlên chủ nghĩa xã hội Dân tộc ta bước vào kỷ nguyên phát triển rực rỡ nhất tronglịch sử - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội… Tất cả những dấu son lịch

sử huy hoàng đó đều bắt đầu từ mốc mùa xuân năm 1941 Bác về Hiện nay, Khu ditích lịch sử Pác Bó và Dinh Độc Lập đều được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặcbiệt

9

Trang 10

Chương II Giai đoạn Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (1930 – 1945)

Tóm tắt chương: Giai đoạn (1930-1945) là giai đoạn xảy ra nhiều biến động trong nước lẫn ngoài nước điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến cách mạng tháng tám sau này

và là tiên đề cho sự thành công của cách mạng tháng tám Giai đoạn Bác Hồ trở về nước lãnh đạo cuộc kháng chiến với tư tưởng và ý chí quyết tâm giành đọc lập dân tộc là bản lề then chốt dẫn đến chiến thắng cách mạng tháng 8-1945

I Cách mạng Việt Nam (1930 - 1945)

1 Giai đoạn thứ nhất (1930 – 1935)

● Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930:

Là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch

sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta

Hình 5 : Những người tham dự hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong trào cách mạng trong cảnước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích của giai cấp, của dân tộc

10

Trang 11

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lêninvới phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai cấp côngnhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã thống nhất thời kì khủng hoảng về đường lối

và giai cấp lãnh đạo cảu đất nước ta Từ đây giai cấp công nhân, nhân dân lao động

và cả dân tộc với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam

Hình 6 : Tóm tắt về sự kiện thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

● Nét nổi bật trong thời kì này là phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao làphong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh:

Thành công có tính chiến lược của Đảng trong giai đoạn này là thực hiện công nông liên minh, một cuộc liên minh chiến đấu, không phải cuộc liên minh trên giấy

11

Trang 12

tờ ở trong phòng họp, một cuộc liên minh của đa số đồng bào Việt Nam, làm cho đếquốc suy đến triển vọng mà kinh hoàng Đánh giá về ý nghĩa lịch sử to lớn của cao trào cách mạng 1930 - 1931, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu nhưng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.

Cao trào 1930 - 1931, mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã để lại bài học lớn về sức lôi cuốn, tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân của Đảng ta thông qua đường lối, chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh đúng đắn, đáp ứng được khát vọng cháy bỏng của Nhân dân Quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thực hiện trọn vẹn, tuy Đảng còn rất trẻ Đảng ta ngay từ đầu đã giúp Nhân dân cảm nhận được những lợi ích cơ bản và cấp bách của mình thông qua các chủ trương, khẩu hiệu đúng đắn

là giành độc lập thoát khỏi ách nô lệ, giành ruộng đất, nhà máy về tay công nông, thực hiện những quyền dân sinh, dân chủ cơ bản đầu tiên ; từ đó khơi dậy và thúc đẩy động lực cách mạng trong Nhân dân

Chín mươi năm trước, với khí thế tiến công hừng hực, Nhân dân ta đã làm nên một cao trào cách mạng vô cùng mạnh mẽ, đó là cao trào cách mạng 1930 - 1931, mà với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh Thời gian tuy lùi xa, nhưng giá trị tinh thần vàhào khí của Xô Viết - Nghệ Tĩnh vẫn luôn bất diệt

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử to lớn Phong trào khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương Phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế Và nó còn là cuộc tập dượt đầu tiên cho thành công của cách mạng tháng 8 -

1945 sau này

Tuy nhiên phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã thất bại và cách mạng Việt Nam

đã gặp nhiều khó khăn phải đến năm 1935 mới tổ chức được đại hội đại biểu toàn quốc của đảng lần thứ nhất

● Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương:

Trang 13

+ Xây dựng phát triển Đảng: phát triển cơ sở Đảng tại các xí nghiệp, nhà máy, hầm

mỏ, tại các thành thị,… Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng

+ Thâu phục quảng đại quần chúng: Phát triển hội phụ nữ, các dân tộc thiểu số Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất

+ Đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc

Đại hội thừa nhận một số luận cương chính trị, chương trình hoạt động, kiểm điểm một số phong trào cách mạng, tổ chức lãnh đạo cách mạng Đồng thời đại hội cũng đã thông qua Nghị quyết Chính trị, Điều lệ Đảng

- Về ý nghĩa:

Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng

Là sự chuẩn bị cho thắng lợi của các phong trào tiếp theo

Đại hội đại biểu lần I của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển quan trọng của Đảng Đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ được lập lại, các tổ chức quần chúng của Đảng cũng dần được khôi phục và phát triển

Đại hội chính là mốc đánh dấu sự sống còn của Đảng Cộng sản Đông Dương vì trước đó tất cả các tổ chức, đảng phái khác như Việt Nam Quang phục Hội, Việt Nam Quốc dân Đảng,… sau khi bị thực dân Pháp đàn áp đều không còn hoạt động hoặc hoạt động rất hạn chế, cơ sở trong nước bị khủng bố hoàn toàn, chỉ còn các cơ

sở hoạt động tại hải ngoại

2 Giai đoạn thứ hai (1936 - 1941)

● Bối cảnh thế giới:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là một cuộc đại suy thoái kinh tếbùng nổ ở Mỹ rồi nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, gây ra một tácđộng vô cùng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới Cuộc khủng hoảng bắt nguồn

từ các nước tư bản với việc chạy đua sản xuất hàng loạt sản phẩm và hànghoá số lượng lớn, mong đạt được lợi nhuận khổng lồ Từ đó, người dânkhông tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế sản phẩm và hàng hoá tràn lan, tạo nên sựmất cân bằng giữa cung và cầu, tiền mất giá, tài chính đi xuống trầm trọng.Đồng thời, làm các quan hệ giữa các quốc gia xấu đi, nhiều xích mích vàtranh chấp quyền lợi xảy ra.Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởicác nước tư bản đuổi theo lợi nhuận, vì thế sản xuất sản phẩm và hàng hoámột cách ồ ạt Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúngquá nghèo khổ Đây được xem là cuộc rủi ro khủng hoảng thừa, trái ngượcvới cuộc khủng hoảng tài chính năm 1919 - 1924, được xem là cuộc khủnghoảng thiếu

13

Trang 14

Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng Sản:

- Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết về cách mạng ở các nước thuộcđịa và nửa thuộc địa.+ Đại hội phủ nhận quan điểm tả khuynh cho rằng cáchmạng ở các nước thuộc địa chỉ mang tính chất như cách mạng dân chủ tư sảnnhanh chóng chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Như vậy là khôngphù hợp với tình hình và không đánh giá đúng nhiệm vụ chống chủ nghĩa đếquốc của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa Đại hội chỉ ra rằng, đối vớiphần lớn các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, bước đầu tiên của cách mạng

là đấu tranh giải phóng dân tộc Đại hội phủ nhận quan niệm cho rằng côngcuộc giải phóng các thuộc địa chỉ có thể dựa trên cơ sở các cuộc cách mạng

vô sản hoặc trong mối quan hệ với các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ởcác chính quốc Các nước thuộc địa và nửa thuộc địa có thể chống đế quốc

để giành độc lập Quan điểm này đã khắc phục hạn chế của Quốc tế Cộngsản kéo dài từ Đại hội I đến Đại hội VI là cách mạng thuộc địa phụ thuộc vàocách mạng vô sản ở chính quốc

- Tư tưởng trung tâm của Đại hội VII về vấn đề dân tộc thuộc địa là thành lậpmặt trận thống nhất chống đế quốc ở các thuộc địa và các nước phụ thuộc

- Đại hội phê phán gay gắt các quan điểm cho rằng tư sản dân tộc ở các nướcthuộc địa mang tính chất hoàn toàn thân đế quốc và đòi hỏi những ngườicộng sản phải tấn công chống các tổ chức tư sản dân tộc định hướng choĐảng Cộng sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc mạnh dạn thực hiệnđường lối tập hợp vào Mặt trận thống nhất tất cả những ai có khả năng chống

đế quốc

- Đại hội khẳng định tư tưởng liên minh các cuộc cách mạng giải phóng dântộc của nhân dân bị áp bức với phong trào công nhân quốc tế và bắt buộc cácĐảng Cộng sản phải tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc củanhân dân bị áp bức ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.+ Việc Đại hội VIIchỉ rõ nội dung, tính chất cuộc cách mạng đang phát triển ở các nước thuộcđịa và nửa thuộc địa có tác động rất quan trọng đối với các dân tộc bị áp bứcđang đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong đó có nhân dân ViệtNam

- Đại hội VII Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử phong tràocộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Đại hội đã phát triển lýluận chủ nghĩa Mác-Lênin trong hoàn cảnh lịch sử mới, định ra chiến lược,sách lược mới, là kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.Đối với những người Cộng sản Việt Nam, Đại hội VII Quốc tế Cộng sản có

ý nghĩa vô cùng to lớn, tạo cơ sơ cho Đảng Cộng sản Đông Dương đánh giáđúng những thay đổi của tình hình quốc tế và trong nước, xác định phươnghướng, hình thức hoạt động, đưa cao trào cách mạng tiến lên một cao tràomới (1936-1939) và tiến tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám

- Có thể nhận thấy giai đoạn 1929 – 1933 các nước chủ nghĩa tư bản nói chung

và Pháp nói riêng thì đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng,trong thời gian này Việt Nam đang là thuộc địa của Pháp, do vậy cũng khôngthể thoát khỏi những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, nước nhà gặp khunghoảng vì vậy mà Pháp đẩy mạnh việc bóc lột ở các nước thuộc địa của mình.Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới nước ta:

14

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w