1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thương mại quốc tế quỹ tiền tệ quốc tế imf

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF
Tác giả Đinh Minh Châu, Đỗ Phương Thảo, Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Nguyễn Hữu Trang, Trần Linh Linh, Kim Thu Hiền, Nguyễn Phương Ngân, Phạm Phú Thịnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Liên Hương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương mại quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Bắt đầu từ 01/03/1947 tổ chức IMF chính thức đi vào hoạt động như mộtcơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc và tiến hành cho vay khoản đầu tiênngày 8 tháng 5 năm 1947.c Nguyên nhân thành l

Trang 1

B GI䄃ĀO D唃⌀C V ĐO T䄃⌀O

TR唃 NG Đ䄃⌀I H伃⌀C KINH T쨃Ā QU퐃ĀC D䄃ȀN VIN ĐO T䄃⌀O TI䔃ȀN TI쨃ĀN, CH숃ĀT L唃 !NG CAO V POHE

~~~~~~*~~~~~~

BI TP NHÓM 2 M伃ȀN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đ' BI: Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế - IMF

Lớp chuyên ngành: POHE Quản trị kinh doanh thương mại Lớp tín chỉ: Thương mại quốc tế 1_POHE QT Kinh

doanh thương mại 63_AEP(222)_01

Giảng viên: Nguyễn Thị Liên Hương

Trang 2

H NI – 2023

ĐINH MINH CHÂU (Nhóm trưởng)

11210982

ĐỖ PHƯƠNG THẢO

11219797 NGUYỄN THỊ NGUYỆT NGA

11214169 NGUYỄN H TRANG

11219817 TRẦN LINH LINH

11213437 KIM THU HIỀN

11219697 NGUYỄN PHƯƠNG NGÂN

11219753 PHẠM PHÚ THNH

11215327

Trang 3

M 唃⌀C L唃⌀C

I TỔNG QUAN VỀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ IMF 4

1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ IMF 4

2 LỊCH SỬ HÌNH THNH V PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ IỀN TỆ T QUỐC TẾ 4

3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỸ IỀN TỆ T QUỐC Ế T - IMF 7

II CÁCH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA IMF 8

1 NGUỒN VỐN V CÁCH THỨC VN HNH 8

2 HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA IMF 9

III MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM V IMF 10

1 CỔ PHẦN V QUYỀN BỎ PHIẾU 10

2 ĐẠI DIỆN CỦA VIỆT NAM TẠI IMF 10

3 QUAN VHỆ IỆT NAM - IMF 10

Trang 4

PHẦN NI DUNG

I TỔNG QUAN V' QUỸ TI'N T QU퐃ĀC T쨃Ā IMF

1 Giới thiệu chung về IMF

a) Khái niệm

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ

b) Thời gian thành lập

IMF được hình thành vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở New Hampshire, Hoa Kỳ và đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm 1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước Bắt đầu từ 01/03/1947 tổ chức IMF chính thức đi vào hoạt động như một

cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947

c) Nguyên nhân thành lập

Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp chính thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương, việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm dẫn đến thương mại quốc tế nghiêm trọng Để xây dựng khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và tránh lặp lại tình trạng phá giá tiền tệ cạnh tranh đã góp phần vào cuộc Đại suy thoái những năm 1930, IMF được thành lập

d) Sứ mệnh

“Thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ toàn cầu, ổn định tài chính và tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như giảm nghèo trên toàn thế giới.”

2 Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Trang 5

- Những năm 1940: Bối cảnh đống tro tàn khi Thế chiến thứ II kết thúc IMF

được hình thành vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods của Liên hợp quốc ở New Hampshire, Hoa Kỳ và đi vào hoạt động ngày 27 tháng 12 năm

1945, khi đó có 29 nước đầu tiên ký kết nó là những điều khoản của hiệp ước Bắt đầu từ 01/03/1947 tổ chức IMF chính thức đi vào hoạt động như một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc và tiến hành cho vay khoản đầu tiên ngày 8 tháng 5 năm 1947

- Những năm 1950, 1960: Chiến tranh lạnh, các quốc gia Cộng sản được

thống trị bởi Liên Xô và Trung Quốc, rút khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu Tháng 10 năm 1956, cuộc khủng hoảng Suez có liên quan đến Ai Cập, Pháp, Israel và Vương quốc Anh, đã tác động vào cuộc khủng hoảng chính trị quốc

tế với những hậu quả kinh tế lớn như là một thử nghiệm ban đầu về vai trò quản lý khủng hoảng của IMF và dẫn đến sự cho vay lớn đầu tiên của IMF tới bốn quốc gia liên quan Năm 1961, chỉ có ba trong số các thành viên đầu tiên của IMF là ở Châu Phi: Ai Cập, Ethiopia và Nam Phi Đến cuối năm

1969, 34 thành viên khác đã tham gia

- Những năm 1970: Chiến tranh Việt Nam và các cú sốc dầu Hoa Kỳ chi tiêu

cho chiến tranh Việt Nam và các chương trình xã hội trong nước dẫn đến lạm phát và sự định giá quá mức của đồng đô la

- Những năm 1980: Cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu Tháng 8 năm 1982, sự từ

bỏ nợ nước ngoài đánh dấu sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng nợ trên khắp

Mỹ Latinh IMF đảm nhận vai trò người quản lý khủng hoảng quốc tế Tháng 3 năm 1986, IMF thiết lập cơ sở cho vay đối với các nước đang phát triển có thu nhập thấp với tỷ lệ thấp hơn thị trường

Trang 6

- Những năm 1990: Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, giảm nợ Tháng 12

năm 1991, Liên Xô sụp đổ, hai mươi quốc gia cộng sản trước đây sớm gia nhập IMF Quỹ đóng vai trò trung tâm trong việc giúp các thành viên quản

lý chuyển đổi từ các nền kinh tế theo kế hoạch tập trung sang thị trường với

sự tư vấn chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính Năm 1996, IMF và Ngân hàng Thế giới cho ra sáng kiến cho các nước nghèo mắc nợ nặng nề để đảm bảo rằng không có quốc gia có thu nhập thấp nào phải chịu gánh nặng

nợ nần mà họ không thể quản lý và giảm nợ cho 36 quốc gia lên tới gần 77

tỷ đô la vào năm 2017 Năm 1999, IMF và Ngân hàng Thế giới, dựa trên kinh nghiệm khủng hoảng châu Á, tạo ra Financial Sector Assessment Program(FSAP) để đánh giá khả năng phục hồi của các hệ thống tài chính của các thành viên

- Những năm 2000: Xóa bỏ nợ nần, khủng hoảng tài chính toàn cầu Tháng 1

năm 2001, IMF và Ngân hàng Thế giới thông báo rằng 22 quốc gia, bao gồm 18 quốc gia ở Châu Phi, đủ điều kiện để giảm nợ Tháng 9 năm 2008, Lehman Brothers tuyên bố phá sản, đánh dấu cho sự bắt đầu của khủng hoảng tài chính toàn cầu IMF tham gia Ngân hàng Trung ương châu Âu và

Ủy ban Châu Âu trong việc cung cấp các khoản vay tài chính toàn cầu, giúp ngăn chặn một cuộc Đại khủng hoảng khác và cho phép phục hồi nền kinh

tế toàn cầu

- Những năm 2010: Các nền kinh tế tiên tiến đấu tranh để phục hồi, hỗn loạn

quét qua Trung Đông Tháng 9 năm 2010, hội đồng IMF phê duyệt những thay đổi sâu rộng điều này đưa ra những quyết định lớn hơn trong các quyết định đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Brazil và các nền kinh tế thị trường mới nổi khác Năm 2011 - 2014, sự bất ổn và xung đột trong dân sự quét qua Trung Đông, loại bỏ các nhà cai trị ở Ai Cập, Libya và Yemen IMF cung cấp 37 tỷ đô la cho các khoản vay để ổn định, cải cách các nền kinh tế

và hỗ trợ kỹ thuật của khu vực về thuế, chính sách tiền tệ và tài chính công Năm 2014 - 2015, IMF là một trong những tổ chức tài chính quốc tế đầu tiên hồi đáp việc ứng phó với dịch bệnh Ebola Cụ thể, IMF cung cấp 130 triệu

đô la cho ba quốc gia vào tháng 9 năm 2014 và 160 triệu đôla khác vào tháng 2 năm 2015 Tháng 4 - 6 năm 2018, IMF phê duyệt khoản vay 50 tỷ

đô la, sau đó tăng lên 57 tỷ đô la, để giúp nền kinh tế của Argentina đang phải đối mặt với điều kiện thị trường gây bất ổn

Trang 7

- Những năm 2020, một cuộc khủng hoảng khác biệt, đại dịch COVID-19 tạo

ra suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái Năm 2020, để giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe, các quốc gia đóng băng những khối lớn của đời sống kinh tế IMF hành động nhanh chóng để giúp các thành viên của nó Sự không bất ổn khổng lồ che mù lên triển vọng tương lai của nền kinh tế toàn cầu Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên Hiện IMF có

189 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập

3 Cơ cấu tổ chức của Quỹ Tiền tệ Quốc Tế - IMF

- Hội đồng thống đốc (Board of Governors)

Đây là cơ quan ra quyết định hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Hội đồng

có một thống đốc và một thống đốc dự khuyết cho mỗi thành viên, nhiệm kỳ

5 năm Đối với khía cạnh bỏ phiếu, tất cả các nước thành viên bổ nhiệm thống đốc, Thống đốc chỉ có thể được quyết định bởi các quốc gia thành viên và thường là người đảm nhận các chức vụ như bộ trưởng bộ tài chính hoặc thống đốc ngân hàng trung ương Ngoài ra, Hội đồng Thống đốc thường họp mỗi năm một lần để tìm giải pháp cho các vấn đề tài chính thông thường

- Giám đốc điều hành (Executive Directors)

Vai trò này trong sơ đồ tổ chức IMF chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày của IMF Cho đến nay, có tổng số 24 Giám đốc điều hành được lựa chọn bởi các quốc gia thành viên Tần suất họp của các Giám đốc này là hàng tuần hoặc hàng ngày tùy thuộc vào trường hợp khẩn cấp Thông thường, Văn phòng Điều hành đảm nhận các chương trình chủ yếu theo các chính sách và quy định do nhân viên IMF đặt ra

Trang 8

- Các ủy ban Bộ trưởng (Managing Director)

Hai Ủy ban của Bộ trưởng bao gồm: Ủy ban Tiền tệ và Tài chính Quốc tế (IMFC - International Monetary and Financial Committee) và Ủy ban Phát triển (Development Committee) Cả hai ủy ban này đều sẽ tư vấn cho Hội đồng Thống đốc Uỷ ban Phát triển sẽ tư vấn về các vấn đề phát triển quan trọng và cung cấp nguồn tài chính cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển Uỷ ban này gồm 25 thành viên Uỷ ban Tiền tệ

và Tài chính Quốc tế theo dõi sự phát triển của thanh khoản toàn cầu và cung cấp nguồn lực cho các nước đang phát triển Uỷ ban này gồm 24 thành viên Ngoài ra, các thành viên của cả hai ủy ban đều tư vấn về các vấn đề liên quan đến thương mại và môi trường

- Cơ chế biểu quyết: Mọi nghị quyết chỉ được thông qua ở Hội đồng Thống

đốc hoặc Hội đồng giám đốc điều hành khi có tối thiểu 85% phiếu thuận Quyền bỏ phiếu của mỗi quốc gia thành viên phụ thuộc vào sự đóng góp nguồn tài chính cho quỹ

II C 䄃ĀCH THỨC HO䄃⌀T ĐNG CỦA IMF

1. Nguồn vốn và cách thức vận hành

- Khi gia nhập IMF, mỗi nước thành viên đều phải đóng một khoản tiền nhất

định được coi là một khoản lệ phí hội viên Ngoài ra nguồn vốn của IMF chủ yếu do các thành viên đóng góp theo cổ phần Vốn cổ phần này được tính bằng quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Right) SDR ra đời năm

1969, được coi là loại tiền tệ quy ước của IMF sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa quỹ với các nước thành viên hoặc giữa các nước với nhau Phương tiện này có thể quy đổi thành một đồng tiền bất kỳ trong rổ - USD, Euro, Yên, bảng Anh và nhân dân tệ để đáp ứng nhu cầu cân bằng thanh toán của các nền kinh tế thành viên

- Số vốn này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các thành viên vay mỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền

mà nước thành viên được vay và là cơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên Dĩ nhiên, nước thành viên nào càng đóng góp nhiều thì khi cần nó càng được vay nhiều Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thành viên

Trang 9

10 ước góp vốn nhiều nhất tính đến 2023

2 Hoạt động chính của IMF

- Hỗ trợ tài chính cho các quốc gia có khó khăn: IMF cung cấp tài trợ tài

chính cho các quốc gia có khó khăn trong việc thanh toán nợ và đảm bảo ổn định tài chính Tài trợ này có thể là vay tài trợ hoặc cung cấp các chính sách

hỗ trợ IMF có 1 chương trình hỗ trợ tài chính mở rộng của IMF cho Ukraine, được thông qua vào tháng 3 năm 2015 Chương trình này nhằm hỗ trợ cho việc cải thiện tình trạng tài chính và kinh tế của Ukraine sau khi nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xung đột nội bộ và xung đột với Nga Chương trình này cung cấp khoản vay tài trợ lên đến 17,5 tỷ USD cho Ukraine trong vòng ba năm

- Giám sát và đánh giá nền kinh tế các nước thành viên: IMF giám sát và đánh

giá nền kinh tế các nước thành viên, đồng thời đưa ra các khuyến nghị và chính sách để cải thiện tình hình kinh tế của các quốc gia này Từ đó hỗ trợ việc thực hiện chính sách cải cách kinh tế: IMF hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các chính sách cải cách kinh tế để cải thiện tình hình tài chính và kinh tế của đất nước Năm 2020 IMF đã giám sát và đánh giá nền kinh tế Việt Nam Trong báo cáo, IMF đã đưa ra một số khuyến nghị cho chính phủ Việt Nam nhằm cải thiện tình hình kinh tế, bao gồm tăng

Trang 10

cường quản lý tài chính công, cải cách các ngân hàng nhà nước và tăng cường năng lực quản trị ngân sách

- Nghiên cứu và phân tích về tài chính quốc tế: IMF thực hiện các hoạt động

nghiên cứu và phân tích về tài chính quốc tế, đưa ra dự báo và đánh giá các tình hình kinh tế thế giới để hỗ trợ các quyết định của các quốc gia thành viên IMF tổ chức các cuộc hội thảo với những nước có chính sách ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới Các cuộc hội thảo đặc biệt này đánh giá tình hình kinh tế thế giới và những bước phát triển sắp tới: IMF công bố kết quả đánh giá này l năm 2 lần trong tạp chí ''Triển vọng kinh tế thế giới'' Ấn phẩm này bao gồm nhiều thông tin có giá trị và nhiều dự đoán về kinh tế thế giới

- Đào tạo và tư vấn: IMF cung cấp đào tạo và tư vấn cho các quốc gia thành

viên trong việc quản lý tài chính và kinh tế IMF giúp đỡ các nước thành viên bằng việc thiết lập 1 học viện giáo dục tại Washington, hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước thành viên trong một số lĩnh vực chuyên môn nhất định

mà IMF có thể và bằng cách phát hành nhiều ấn phẩm liên quan tới các vấn

đề tiền tệ quốc tế

III M 퐃ĀI QUAN H GIỮA VIT NAM V IMF

1 Cổ phần và quyền bỏ phiếu

Cổ phần của Việt Nam tại IMF là 1,153 tỉ SDR, chiếm 0,24% tổng vốn cổ phần Trên cơ sở đó, Việt Nam được 12.990 phiếu, chiếm 0,26% tổng quyền

bỏ phiếu (Số liệu tính đến 5/7/2022)

2 Đại diện của Việt Nam tại IMF

Việt Nam Cộng hòa gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956 Từ năm 1976, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức kế thừa vị trí hội viên IMF của Việt Nam Cộng hòa và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF

Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á trong IMF, gồm 13 nước: Brunei, Campuchia, Fiji, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Singapore, Thái Lan, Tonga, Việt Nam và Philippines

3 Quan hệ Việt Nam - IMF

a) Giai đoạn 1976 - 1993

Trong giai đoạn 1976 - 1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ

Trang 11

10/1993, quan hệ giữa VN - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF

b) Giai đoạn 1993-2012

Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670,8 triệu USD – trong đó 209,2 triệu USD của chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF Từ tháng 4/2004 đến 2012, giữa hai bên không còn chương trình vay vốn Tính tới thời điểm 31/12/2012, Việt Nam đã thanh toán hết các khoản nợ trước đây cho IMF

c) Trong giai đoạn 2020 - 2022

Quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục trên nhiều lĩnh vực như giám sát kinh tế

vĩ mô, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam Cụ thể:

- Giám sát kinh tế vĩ mô:

Hàng năm theo định kỳ, IMF thực hiện các đợt đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam thông qua 2 Đoàn công tác: Đoàn Điều IV (thực hiện vào Quý 2) và Đoàn đánh giá giữa kỳ (Đoàn cán bộ, thực hiện vào Quý 3 hoặc Quý 4) để nghiên cứu cập nhật tình hình kinh tế

vĩ mô của Việt Nam để đưa ra các tư vấn, đánh giá, đề xuất về chính sách vĩ mô trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước,…

Trong năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, IMF không tổ chức các Đoàn công tác đánh giá định kỳ sang Việt Nam như các năm trước, thay vào đó, là tiếp xúc, thảo luận với các

Bộ, ngành, cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học theo hình thức trực tuyến Ngoài ra, Đoàn Điều IV cũng xây dựng các kịch bản tăng trưởng và thực hiện các nghiên cứu chuyên đề về tác động của đại dịch COVID-19 tới một số lĩnh vực, khu vực kinh tế để từ đó đưa ra các khuyến nghị, tư vấn chính sách liên quan cho Chính phủ và các cơ quan quản lý của Việt Nam Kể từ khi nổ ra khủng hoảng COVID-19, Đoàn Điều IV đã 03 lần thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam Cùng với đó, Đoàn cũng tích cực thực hiện các nghiên cứu chuyên đề về tác động của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động thương mại, khu vực doanh nghiệp, khu vực hộ gia đình, v.v

Năm 2022, IMF khôi phục các Đoàn đánh giá định kỳ trực tiếp tại Việt Nam Bên cạnh đó, Đoàn Điều IV tiếp tục thực hiện các báo cáo nghiên cứu, đánh giá tác động của những bất ổn kinh tế toàn cầu tới

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w