1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài những vẻ đẹp ẩn mình trong văn hóa nghệ thuật tranh sơn dầu ở việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vẻ đẹp ẩn mình trong văn hóa nghệ thuật tranh sơn dầu ở Việt Nam
Tác giả Lê Nguyễn Khánh Vy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội (CSII)
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 66,27 KB

Nội dung

Chính vì điều đó đã tạo sự cảm hứng tìm hiểu về tranh sơn dầu,và nhận ra sự hấp dẫn của tranh sơn dầu dường như ở chính những tác giả đã thể hiệnlên tác phẩm của mình, những bức tranh sơ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN ĐẠI CƯƠNG VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI NHỮNG VẺ ĐẸP ẨN MÌNH TRONG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

TRANH SƠN DẦU Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Khánh Vy

Mã sinh viên: 2153104010462

Số báo danh: 81

TP HỒ CHÍ MINH – 2021

Trang 2

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

.

STT Điểm Tồng số điểm: Chữ kí GV 1 Chữ kí GV 2 1 Hình thức: 2 Nội dung: Điểm ghi chữ: 3 TỔNG: MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1

Trang 3

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phạm vi và đối tượng đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH SƠN DẦU 3

1.1 Khái niệm chung sơn dầu, tranh sơn dầu 3

1.1.1 Khái niệm chung về sơn dầu 3

1.1.2 Khái niệm chung về tranh sơn dầu 3

1.2 Lịch sử hình thành nên tranh sơn dầu 4

1.2.1 Lịch sử tranh sơn dầu ở Thế giới 4

1.2.2 Lịch sử tranh sơn dầu ở Việt Nam 4

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẺ ĐẸP ẨN MÌNH TRONG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRANH SƠN DẦU Ở VIỆT NAM 6

2.1 Sức sống tranh sơn dầu ở Việt Nam 6

2.2 Giá trị về màu sắc, nghệ thuật của tranh sơn dầu của người Việt Nam 6

2.2.1 Giá trị về màu sắc tranh sơn dầu của người Việt Nam 6

2.2.2 Giá trị về nghệ thuật tranh sơn dầu của người Việt Nam 7

2.3 Thời hoàng kim tranh sơn dầu ở Việt Nam 8

2.4 Đời sống của người Việt Nam ảnh hưởng đến tranh sơn dầu 9

KẾT LUẬN 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

1

MỞ ĐẦU

Trang 4

1.Lý do chọn đề tài

Trải qua nhiều thời kì, giai đoạn đô hộ, xây dựng đất nước, đấu tranh và phát triển những kiến thức, văn học, phong tục, đạo giáo của các nước phương Tây được du nhập

và có sự ảnh hưởng nhất định ở Việt Nam, ngoài ra sự ảnh hưởng đó không chỉ ở những khía cạnh trên mà ở văn hóa nghệ thuật, cụ thể là mặt mỹ thuật về tranh sơn dầu cũng được ảnh hưởng Và ngày nay, tranh sơn dầu được phát triển ở Việt Nam với mốc thời gian dài, thậm chí cũng có một thời là hoàng kim, thời vàng son của tranh sơn dầu

ở Việt Nam

Nhà họa sĩ, thiên tài hội họa người Hà Lan Van Gogh đã nói rằng:"Đừng dập tắt nguồn cảm hứng và trí tưởng tượng, đừng trở thành nô lệ cho hình mẫu của mình" Là một họa sĩ về tranh sơn dầu với hàng loạt những tác phẩm nổi tiếng với những cảm hứng đơn giản đến từ tình yêu, cuộc sống của mình, từng bước đưa tranh sơn dầu hòa lẫn vào cuộc sống của ông và nỗi buồn mất mát về tinh thần đè nặng lên thân xác mang tên Trầm cảm cũng được ông vẽ lên sự thống khổ của căn bệnh trong chính giai đoạn chống chọi của mình Chính vì điều đó đã tạo sự cảm hứng tìm hiểu về tranh sơn dầu,

và nhận ra sự hấp dẫn của tranh sơn dầu dường như ở chính những tác giả đã thể hiện lên tác phẩm của mình, những bức tranh sơn dầu mang đẫm về ánh nhìn cuộc sống, ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn truyền đến, song cũng tạo nên sự tò mò về những thứ xoay quanh về một bức tranh sơn dầu, màu sắc, ý nghĩa, nghệ thuật và cái ánh nhìn, cảm giác của người vẽ đã thể hiện qua bức tranh hay chỉ là đang vẽ lên bước đầu của một giai đoạn dài của chính sự trải ngiệm cuộc sống bản thân

Ở Việt Nam tranh sơn dầu đã có một sự khá là lâu đời trong ngành mỹ thuật cùng với tranh sơn mài, với sự phổ biến, ưa chuộng mà nhiều người thích trưng bày, nhưng hiện nay tranh sơn dầu không còn được phổ biến rộng rãi ở mọi lứa tuổi mà chỉ dường như là những người tò mò, thưởng thức tìm hiểu Chính bản thân em cũng có sự tò mò, hôi thúc tìm hiểu về tranh sơn dầu từ những hội họa nổi tiếng Picasso hay bức tranh nổi tiếng Mona Lisa cho đến những thắc mắc đan xen về tranh sơn dầu ở Việt Nam về tác phẩm, tác giả hay màu sắc của tranh sơn dầu của người Việt, lịch sử, thời hoàng kim, giá trị về nghệ thuật hay màu sắc và sự hấp dẫn riêng biệt của tranh sơn dầu của người Việt Dường như mỗi nhà hội họa về tranh sơn dầu dù ở Việt Nam hay ở đâu đều có cái sức hút ở chính bản thân mình và bức tranh chỉ là một cách gián tiếp nhất để chính những tác giả đó thể hiện nguồn cảm xúc của mình lên sự sáng tạo và cảm hứng trong nghệ thuật, mỗi nước, mỗi quốc gia, đời sống, những va chạm, nhân cách, ánh nhìn của bản thân mà sản sinh ra một người họa sĩ với những đặc tính vừa đặc lại riêng biệt trong con người hội họa đó mà không có sự giống nhau mà chỉ có sự khác biệt nhưng lại có sự tương đồng ở những con người đó trong cách thể hiện một bức tranh sơn dầu vừa buồn, vừa đẹp lại nhẹ nhàng, yên bình đến thế

Tranh sơn dầu ở Việt Nam được phát triển trong một khoảnh thời gian khá dài, những nguồn tài liệu, những tác phẩm mang giá trị được bàn tay người Việt sáng tạo ra cho đến bây giờ những nguồn tài liệu, thành phẩm đó là nơi em tìm hiểu để đúc kết và

2 thỏa mãn sự tò mò, mong muốn tìm hiểu về những khía cạnh về vẻ đẹp xoay quanh nền tranh sơn dầu ở Việt Nam, chính vì vậy em xin được chọn đề tài:"NHỮNG VẺ ĐẸP

Trang 5

ẨN MÌNH TRONG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRANH SƠN DẦU CỦA NGƯỜI VIỆT" như một động lực tìm tòi và thỏa mãn niềm tò mò của mình về tranh sơn dầu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và hiểu rõ hơn về tranh sơn dầu và những yếu tố đan xen, xoay quanh tranh sơn dầu Tìm tòi và làm rõ về tranh sơn dầu ở Việt Nam do người Việt vẽ lên và dựa vào đó để tìm hiểu về đặc điểm về màu sắc, những giá trị của nghệ thuật hay nét hấp dẫn về tranh sơn dầu của người Việt

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu về những lý thuyết và thực tiễn xoay quanh tranh sơn dầu, song cũng lấy tranh sơn dầu làm trung tâm để nghiên cứu về tranh sơn dầu ở Việt Nam, những đối tượng và phạm vi khác không thuộc phạm vi của đề tài

4.Phương pháp nghiên cứu

Đây là một bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết và có sự kết hợp với thực tiễn chung theo sự đánh giá và đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên phương pháp tham khảo , sàng lọc, thống kê, phân tích tài liệu kết hợp cùng phương pháp quan sát của cá nhân người làm

3

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

Trang 6

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH SƠN DẦU 1.1 Khái niệm chung sơn dầu, tranh sơn dầu

1.1.1 Khái niệm chung về sơn dầu

Quá trình tìm ra sơn dầu xuât phát khi mọi người biết vẽ và có mong muốn về

việc tìm ra những chất liệu tốt qua nhiều giai đoạn thời gian để vẽ và mong tranh có màu sắc đẹp, bền vững Để đáp ứng được nhu cầu đó và vì vấn đề về mặt thời gian mà cho tới khi khoảng năm 1390 đến năm 1441, họa sĩ nhà Jan van Ecky đã có sự thành công lớn về việc hoàn thiện sơn dầu, phát triển kỹ thuật sử dụng Sơn dầu ở giai đoạn thời gian này đã trong trẻo tươi sáng, có độ bóng, không thấm nước, chịu được sự mài mòn của thời gian mà không như ở thời cổ đại tranh sơn dầu còn thô sơ, không có nhiều ưu điểm và còn nhiều hạn chế

Sơn dầu hay còn gọi màu dầu với ý định chỉ chất liệu là họa phẩm dùng trong tác

phẩm, sơn dầu được làm từ sắc tố - một loại nguyên liệu khoáng, nguyên liệu hữu cơ hoặc là nguyên liệu hóa học Sơn dầu thường ở dạng bột và được nghiền kỹ với dầu lanh, dầu cù túc hay dầu óc chó Nhưng việc pha trộn sơn dầu cần có sự kỹ thuật cao, trình độ chuyên môn để tránh việc pha trộn với các màu gây nên các hiệu ứng hóa học

Sơn dầu có ưu điểm về mặt sử dụng để trở thành một loại họa phẩm tốt như

không thấm nước, có độ dẻo và che phủ cao Tuy nhiên, sơn dầu cũng có hạn chế vì

tính chất lâu khô, khi pha sơn dầu người vẽ phải có chuyên môn để đảm bảo chất liệu sơn dầu tránh nhiều dầu sẽ lâu khô hay ít dầu sẽ bị nứt hoặc một số vấn đề khác làm màu có thể bị ngả vàng, vì vậy kỹ thuật vẽ sử dụng sơn dầu cũng có sự khó khăn và yêu cầu chuyên môn sử dụng

1.1.2 Khái niệm chung về tranh sơn dầu

Tranh sơn dầu là quá trình vẽ các bức tranh, tác phẩm với chất họa phẩm là sơn

dầu hay còn gọi là màu dầu Sơn dầu có thể vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, vải hay kim loại, cho nên tranh sơn dầu sẽ tạo nên những đặc điểm khác biệt dựa trên chất liệu để vẽ và thuộc tính của sơn dầu sử dụng Tranh sơn dầu thường được sử dụng bằng cọ để vẽ nhưng ngày nay tranh sơn dầu được sử dụng bằng nhiều nhiều dụng cụ khác nhau như dao, pay, chổi cứng hoặc những dụng cụ khác để đề cao tính sáng tạo

Tranh sơn dầu được họa phẩm bằng chất liệu sơn dầu nên cũng mang nhiều ưu

điểm nổi bật như bức tranh vừa trong, vừa sâu, có độ bão hòa màu sắc cao, độ chuyển

sắc của màu dường như là vô tận, không bị bong nứt, bạc màu mà vẫn có thể giữ gìn một thời gian lâu có thể tới nhiều thế kỉ mà màu sắc bức tranh vẫn trong và rực rỡ Sơn dầu dễ pha trộn với nhiều màu khác mà người vẽ có thể tự sáng tạo ra và rất dễ dàng khi sử dụng dù là người mới Bên cạnh đó, tranh sơn dầu cũng rất lâu khô nhưng chính

vì điều đó khi áp dụng vào giảng dạy cũng là một ưu điểm riêng của tranh sơn dầu, tuy

4

Trang 7

vậy sơn dầu cũng có sự độc hại nhất định ở một số màu mà có thể làm cho tranh sơn

dầu gây độc, cũng như về bảo quản tranh cũng cần nhiệt độ và độ ẩm nhất định

1.2 Nguồn gốc ra đời của tranh sơn dầu

1.2.1 Nguồn gốc tranh sơn dầu

Nguồn gốc tranh sơn dầu được phát hiện sớm nhất vào năm 2008 mà các họa sĩ vô danh đã sử dụng dầu anh túc và dầu quả óc chó để tranh trí hang cổ Bamiyan, Afghanistan Nhưng theo như lịch sử để lại thì tranh sơn dầu được trải qua ba giai đoạn riêng biệt để hình thành và phát triển về tranh sơn dầu bấy giờ

Từ ngàn năm trước con người đã tạo ra màu vẽ bằng cách trộn các bột sắc tố với

dung môi hữu cơ để cho ra một loại màu vẽ bền, nhưng ở thời đồ đá các bột sắc tố chỉ

có bột than củi, bộ sắt oxit, bột đá vôi tương trưng cho ba màu đen, đỏ, trắng và được trộn với dung môi hữu cơ là mỡ động vật để vẽ, màu vẽ tuy đẹp và bền nhưng dung môi là mỡ động vật nên thu hút côn trùng, kiến hay những động vật khác đến phá hoại tranh

Tới thời kì Trung Cổ, nhờ sự thai khác các loại đá, khoáng sản tự nhiên mà có

nhiều sắc tố hơn, song các họa sỹ thời kì này sử dụng dung môi là trứng gà để tạo nên một chất liệu vẽ mới và chất liệu này được gọi là Tempera - màu keo Tuy Tempera bền nhưng khó diễn tả được chiều sâu và chất liệu khô nhanh, nhưng cho đến ngày nay những bức tranh sử dụng Tempera vẫn được sử dụng

Cuối thời kì Trung Cổ để bước sang thời kì Phục Hưng, nền hội họa phát triển

mạnh mẽ với những mong muốn về bức tranh của mình trở nên sống động, chân thực, các họa sĩ thời Phục Hưng đã có sự nghiên cứu về một loại dung môi mới để cho chất liệu màu khô chậm hơn cũng như khắc phục những điểm yếu về Tempera Cho tới năm

1390 - 1441, một nhà họa sỹ Jan Van Eyck đã nghiên cứu được loại dung môi mới từ dầu thực vật từ dầu hạt lanh và hạt óc chó, ông quyết định đun hai loại dầu này với nhau cho tới khi nóng lên và đem trộn với bột màu, thu được một loại màu vẽ mềm dẻo, bền, khắc phục được khuyết điểm Tempera Chính lúc này màu sơn dầu cũng được

ra đời và sự bùng nổ tranh sơn dầu ở thời kì Phục Hưng

1.2.2 Sự ra đời của tranh sơn dầu ở Việt Nam

Ở phương Tây, thời kì Phục Hưng là thời gian mà tranh sơn dầu được nổi bật lên sau hàng trăm năm từ tranh sơn dầu lần đầu tiên xuất hiện, một giai đoạn mà ở Phương Tây là “tái hiện” tranh sơn dầu và phát triển cho đến bây giờ Tranh sơn dầu ra đời cũng

là lúc mà đươc du nhập vào Việt Nam vào những năm 1925, khi dân Pháp hoàn tất việc bình định nước ta đã cho xây dựng, mở ra một trường mỹ thuật Đông Dương tại Việt Nam, tại đây hai vị giáo sư người nước Pháp là Victor Tardieu và Joseph Imguimberty

đã dạy cho những học trò người Việt ở đây một cách vẽ tranh sơn dàu Với chất liệu tương đối khó này mà những họa sĩ ở đất Việt đã có sự thành công như Tô Ngọc Vân,

5 Trần Văn Cẩn là một điều điều không thể ngờ của những họa sĩ phương Tây

Trang 8

Cho đến ngày nay qua nhiều giai đoạn phát triển, màu dầu cũng trở nên có sự đa dạng về màu sắc, kỹ thuật sử dụng dung môi cũng được các nhà họa sỹ trẻ biến tấu ở Việt Nam, nhờ sự phát triển của mạng xã hội mà tranh sơn dầu do các nhà họa sỹ trẻ đó cũng được lan truyền và phổ biến cho thấy thực trạng tranh sơn dầu tuy chưa có chỗ đứng nhất định trong nhiều lứa tuổi so với những trường phái nghệ thuật khác nhưng vẫn có chỗ đứng nhất định đối với người tìm hiểu, thưởng thức và chinh người vẽ

6

Trang 9

CHƯƠNG 2 NHỮNG VẺ ĐẸP ẨN MÌNH TRONG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

TRANH SƠN DẦU Ở VIỆT NAM 2.1 Sức sống tranh sơn dầu ở Việt Nam

Nhờ những phẩm chất có trong chất liệu sơn dầu mà tranh sơn dầu cũng được thừa hưởng những phẩm chất riêng biệt ấy Phẩm chất không thấm nước của sơn dầu, phẩm chất giữ gìn một bức tranh có thời gian lâu dài đến nhiều thế kỉ mà không chịu sự mài mòn của thời gian mà còn có sự chuyển đổi màu sắc dường như là vô tận theo thời gian

mà mỗi bức tranh sơn dầu có những đặc điểm, thuộc tính riêng biệt chưa kể là sự chuyển đổi màu sắc ấy còn phụ thuộc vào chất liệu được vẽ lên, sự pha màu qua đôi tay khéo léo của những người thả hồn vào bức tranh là một sức sống đánh mạnh vào tâm lý của người thưởng thức mà không chi ở đó mà chính người tạo nên cũng trở nên tò mò cái sức sống đẹp đẽ qua thời gian của dòng tranh sơn dầu

Qua nhiều giai đoạn, thời gian phát triển mà tranh sơn dầu không chỉ phát triển, nổi bật ở thời kì Phục Hưng mà cho đến ngày nay chỉ cần là nhu cầu của sự thưởng thức nghệ thuật mà tranh sơn dầu có thể hữu hiện ở khắp muôn nơi mà ở Việt Nam, dòng tranh sơn dầu ấy trở thành một dòng tranh được ưa chuộng và trưng bày trong các gia đình, nơi công tác không chỉ vì sự thẩm mỹ thể hiện trong nó mà đôi khi là sự phù hợp về phong thủy của những người thưởng thức nó, dù tranh sơn dầu đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nó vẫn giữ được chỗ đứng của mình trong cuộc sống, một sức sống mãnh liệt trong nghệ thuật mỹ thuật ở đất Việt

Không chỉ dừng lại ở đó mà tranh sơn dầu không chỉ dừng lại là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một triết lý, một lời nói của người họa sỹ vào bức tranh ví như

bức tranh Quy hoạch của họa sỹ Lê Cù Thuần đã thể hiện một vấn đề mang tính xã hội

là “Dự Án Treo” Ở tranh sơn dầu, người họa sỹ có thể tùy thuộc vào những cá tính riêng biệt của mình như sự tiên tiến, chấm phá, phá cách của mình mà có tạo ra một nét thu hút riêng biệt qua từng thời kỳ, phát triển, cải tạo và một đặc điểm riêng biệt của mình ra đời ví như ở thời kì Đông Dương những họa sỹ nước ta có khuynh hướng đi theo trường phái cổ điển như Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân – sử dụng nét sáng tối, phản sáng để tạo nên nét uyển chuyển của Thiếu nữ cùng như sử dụng gam sáng ở phần tối để làm nổi bật hoa Huệ , sự mềm mại của Thiếu nữ được tô điểm bên cạnh vẻ đep trong, sáng của hoa Huệ như một cách bổ sung , làm nổi bật cho nhau hoặc

ở thời kì vàng son mà các trường phái hiện đại hịnh thành thì lúc này tranh của Tô Ngọc Vân đi về chiều sâu, gam màu đơn giản nhưng đi sâu vào khắc họa tính cách của nhân vật như Hà Nội vùng lên Với những tính chất trên mà tranh sơn dầu luôn mang một sức sống mới, với gam màu lạ, tinh tế, thỏa sức sáng tạo và cống hiến mà tranh sơn dầu còn mang sức sống của người họa sỹ tạo nên bức tranh đó

2.2 Giá trị về màu sắc, nghệ thuật của tranh sơn dầu của người Việt Nam

2.2.1 Giá trị về màu sắc tranh sơn dầu của người Việt Nam

7

Trang 10

Nói về tranh sơn dầu, điểm đặc biệt của dòng tranh này là có thể vẽ trên bất cứ chất liệu nào mà chưa nói đến dòng tranh này, gam màu có thể kết hợp với các loại màu sắc khác theo ý muốn của người vẽ, mang tính độc lạ, tinh tế mà người vẽ thể hiện trên tác phẩm của mình

Ví như tranh của họa sỹ Lê Cù Thuần mang màu trầm, mang nét vẽ tự nhiên, ví như tranh của Hoàng Anh Chiến mang gam màu nhẹ nhàng không sử dụng nhiều kỹ thuật mà gửi gắm cảm xúc của mình vào trong tranh, ví như Tô Ngọc Vân đã sử dụng những gam màu mạnh mẽ, nổi bật trong tranh của mình với những gam màu sáng như

đỏ, cam hay kể cả là màu trầm như tím cũng sáng hơn hoặc đôi khi cũng có những họa

sỹ sử dụng gam màu nóng, nhẹ nhàng mà hài hòa với nhau nhưng đôi khi cũng có những họa sỹ sử dụng gam màu để làm sự khác biệt như làn da xanh xám của thiếu nữ nhưng đôi môi lại sử dụng gam màu đỏ cam làm nổi bật lên trạng thái của nhân vật của tác phẩm Cô Mai do Dương Bích Liên họa

Giá trị màu sắc của tranh sơn dầu ở Việt Nam được dựa trên hai phương tiện là thời gian và chính người vẽ, tùy mỗi giai đoạn thời gian mà tranh sơn dầu có sự thay đổi trong những màu sắc mà người vẽ thể hiện như ở thời gian trước tranh sơn dầu không mang nhiều màu sắc mà làm rõ những màu sắc hiện hữu, chiều sâu của bức tranh tạo sự nổi bật cá tính riêng biệt của người vẽ như ở tranh chân dung miêu tả trạng thái, tính cách nhân vật nhưng hiện nay một bức tranh sơn dầu được pha trộn, hỗn độn

để tạo tính sinh động, phong phú của màu sắc thể hiện từ nhạt tới đậm, từ nơi sáng tới tối nhưng mang tính phổ biến như những bức tranh vẽ về phong cảnh Ở phương tiện người vẽ, sự cá tính, muốn kết hợp các loại màu sắc để thể hiện đề tùy theo ý muốn, cảm hứng, sáng tạo của người vẽ dựa vào đó mà truyền tải thông điệp, ý nghĩa hay cảm xúc của bức tranh

2.2.2 Giá trị về nghệ thuật tranh sơn dầu của người Việt Nam

“Giá trị của một bức tranh không nằm trong vẽ bao lâu mà nằm ở tài năng của họa

sỹ và bao nhiêu năm rèn giũa” là một câu mà Họa sỹ Whistler từng đáp lại một vụ kiện khi Ruskin nói bức tranh của ông là cẩu thả, hắt nước sơn vào mặt công chúng, thông qua quá trình vẽ lên một bức tranh sơn dầu thì giá trị nghệ thuật của tranh sơn dầu đều nằm ở trình độ chuyên môn đã qua nhiều lần rèn, học tập để tìm một chất riêng

Để sử dụng sơn dầu tạo thành một thành phẩm hoàn chỉnh theo cảm hứng của họa

sỹ mà phải học tập từ những phẩm chất riêng biệt mà sơn dầu mang lại,lợi dụng chất dầu – dung môi để pha trộn mà mỗi loại mang lại để cho phép màu lâu hoăc nhanh khô hơn, lợi dụng khả năng lâu khô mà có thể sửa, chỉnh, và vẽ lên nhũng tiểu tiết trong chi tiết một cách rõ nét có độ sâu, lợi dụng khả năng chuyển đổi màu mà chọn, tạo ra những gam màu độc, tinh tế mà họa sỹ muốn, không chỉ ở đó hiện nay việc sử dụng những cánh hoa hồng phơi khô hoặc những nguyên liệu khác mà người họa, vẽ muốn

và sử dụng loại dung môi hợp lý mà không nhất thiết là dầu anh túc, dầu óc chó mà có

tể tạo ra một chất liệu dung môi mới gồm nhiều chất liệu ví dụ như sử dụng bốn chất liệu chung sau để tạo thành một loại dung môi mới là Gum Arabic, Oxgall, nước cất và Glycerin, dùng dung môi mới trộn và nghiền với bột màu vẽ để tạo ra một loại màu mà

8

Ngày đăng: 14/06/2024, 14:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w