1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài thực hành văn minh phương đông thời cổ trung đại

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • 1. Mở đầu (4)
    • 1.1. Lí chọn đề tài (4)
    • 1.2. Mục đích nghiên cứu (4)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (5)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (5)
    • 1.5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu (5)
  • 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm (7)
    • 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm (7)
    • 2.2. Thực trạng của vấn đề (9)
      • 2.2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong dạy học Lịch sử hiện nay (9)
      • 2.2.2. Thực trạng của việc dạy học nội dung bài thực hành lịch sử lớp 10 (9)
      • 2.2.3. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin với một số kỷ thuật dạy học tích cực (9)
    • 2.3. Một số kĩ thuật dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch bài dạy thực hành Lịch sử 10 (Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống): Văn minh phương Đông thời Cổ - (10)
      • 2.3.1. Sử dụng kĩ thuật thảo luận viết (10)
      • 2.3.2. Kỷ thuật dạy học theo dự án (11)
      • 2.3.3. Sử dụng kĩ thuật triển lãm phòng tranh 3D (0)
      • 2.3.4. Kỷ thuật “Hỏi chuyên gia” (12)
      • 2.3.5. Kỷ thuật sử dụng trò chơi (13)
      • 2.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực vào xây dựng kế hoạch bài dạy học thực hành “Tìm hiểu Văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại” Lịch sử lớp 10 bộ sách kết nối tri thức theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm tạo hứng thú và hiệu quả dạy học (14)
    • 2.4. Hiệu quả của sáng kiến, khả năng ứng dụng và triển khai (19)
  • 3. Kết nghị, kiến nghị (21)
    • 3.1. Kết luận (21)
    • 3.2. Kiến nghị......................................................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................... DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN (22)

Nội dung

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Kĩ thuật dạy học tích cực

Khái niệm kĩ thuật dạy học tích cực

- Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kĩ thuật dạy học chưa phải là các phương pháp dạy học độc lập.

- Kĩ thuật dạy học tích cực là các kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kĩ thuật công não, kĩ thuật thông tin phản hồi, kĩ thuật bể cá, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật XYZ,…

Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực

Tổ chức dạy học tích cực nhằm xây dựng môi trường giúp học sinh có thể học tập một cách hứng thú, tự tin, hiệu quả, học phong phú và học tập một cách sáng tạo Tuy nhiên trên thực tế, không có phương pháp nào, kĩ thuật nào hoàn toàn thụ động hay hoàn toàn tích cực, cũng như không có phương pháp nào là tối ưu Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà vấn đề là giáo viên phải biết phối hợp một cách khéo léo các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo cảu học sinh, giúp các em được rèn luyện tốt các kĩ năng của người học sinh hiện đại.

Những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực Ưu điểm

- Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS trong quá trình học tập theo nhóm.

- Huy động được trí tuệ tập thể của cả lớp trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- Phát triển các năng lực: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề cho mỗi HS.

- Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu quả tư duy, tăng khả năng ghi nhớ thông tin cho HS.

- Học sinh được tập duyệt nhiều kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình

- Trên thực tế trong một số bài dạy áp dụng các kỷ thuật dạy học tích cực, trong quá trình làm nhiệm vụ, chỉ rơi vào một số em HS tích cực Còn một số e thơ ơ với công việc mà GV giao.

- Về phía giáo viên thì phải liên tục nhận thức được sự tiến bộ của học sinh, do đó phải làm việc vất vả hơn để có thể giúp học sinh đạt được các chuẩn đầu ra về năng lực. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Những năm gần đây việc sử dụng CNTT để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) để dạy học được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu quả tích cực trong việc đổi mới dạy và học Thực hiện giáo án điện tử hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính Toàn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học Khi lên lớp bằng bài giảng điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong bài giảng điện tử.

Hiện nay có một số phần mền CNTT được sử dụng phổ biến trong dạy học như các phần mền chỉnh sữa video, các wed trắc nghiệm trực tuyến, các trò chơi trên powerPoint , tất cả những phần mền này sẽ thu hút HS học hơn, thích hơn, từ đó năng hiệu quả giờ học Tuy nhiên việc sử dụng CNTT phải phù hợp với mục tiêu bài học, đối tượng HS Tránh sử dụng tràn lan, mang tính trình diễn thì làm cho bài học không hiệu quả….

Mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với các kỷ thuật dạy học tích cực

Việc phối hợp giữa ứng dụng công nghệ thông tin với các kỷ thuật dạy học tích cực trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học Các phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học Một bài học có thể phát huy tốt các phẩm chất, năng lực của HS nếu GV biết cách tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội kiện thức một cách tự giác, chủ động Điều này chỉ diễn ra khi GV sử dụng tốt các kỷ thuật dạy học tích cực cộng với đó là kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng công nghệ thông tin.

Ngoài ra, ngày nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, nó trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành giáo dục, góp phần rất lớn vào cuộc cách mạng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Chính vì vậy, giữa ứng dụng công nghệ thông tin với các kỷ thuật dạy học tích cực có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau.

Một số vấn đề về dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con người Do vậy có thể xem quá trình hình thành và phát triển nhân cách gắn liền với quá trình tích tụ, phát triển các yếu tố của phẩm chất và năng lực.

Dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên.

Trong chương trình giáo dục tổng thể năm 2018, qui định 5 phẩm chất và

10 năng lực của HS cần đạt Về phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái; còn năng lực là: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, thẫm mỹ, thể chất, tin học, tính toán, ngôn ngữ.

Nhìn vào 5 phẩm chất và 10 năng lực của HS cần đạt, chúng ta thấy, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực là thực hiện mục tiêu mà ngành giáo dục đề ra nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

Nhìn chung xu hướng dạy học hiện này là phát triển phẩm chất, năng lực

HS khác với xu hướng cũ là dạy học theo lối "truyền thụ một chiều", từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.

Tuy nhiên, tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những phương pháp, kỷ thuật dạy học thích hợp Riêng đối với các giờ thực hành cần chuẩn bị tốt các kỷ năng dạy học để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.

Thực trạng của vấn đề

2.2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong dạy học Lịch sử hiện nay

Thực tế hiện nay, phần lớn giáo viên đều luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, biết sử dụng các phương pháp dạy học tích cực bên cạch các PPDH truyền thống, đã biết cách phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Trong đó, GV đóng vai trò là người hướng dẫn còn HS là chủ thể chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo.

Trong quá trình dạy học, GV đã biết vận dụng các PPDH tích cực phù hợp với tiết học, bài học và đối tượng HS Đồng thời tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, tạo sự say mê, yêu thích học tập Lịch sử cho HS.

Tuy nhiên, trên thực tế dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn rất nhiều GV sử dụng PPDH truyền thống như bảng đen, phấn trắng cùng với thuyết trình Nếu chăng đổi mới PPDH, sử dụng các kỷ thuật dạy học tích cực chỉ diễn ra trong các giờ dạy đổi mới, thể nghiệm hay thao giảng.

Vì vậy, sử dụng phương tiện dạy học như công nghệ thông tin kết hợp một số kỷ thuật dạy học tích cực, phù hợp với nội dung bài dạy sẽ có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính tích cực, phát triển và hình thành các phẩm chất và năng lực cho học sinh, nâng cao hiệu quả bài học.

2.2.2 Thực trạng của việc dạy học nội dung bài thực hành lịch sử lớp 10

Qua thực tế hiện nay, rất nhiều GV ngại hoặc không muốn dạy bài thực hành Lịch sử 10 vì nếu dạy thì phải đầu tư một lượng thời gian và công sức cho bài dạy.

Phần nhiều GV chỉ dạy loa qua cho xong giờ hoặc cho HS làm một số bài tập cho có giờ thực hành.

Một số Nhà trường và tổ chuyên môn chưa thực sự quan tâm trong vấn đề dạy thực hành Lịch sử 10.

2.2.3 Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin với một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành Lịch sử ở trường THPT hiện nay Đối với bộ môn Lịch sử lớp 10 năm 2023 -2024, là năm thứ hai trong khung chương trình giáo dục có bài thực hành sau mỗi chủ đề Chính vì đây là những năm đầu thực hiện chương trình mới nên khi có bài thực hành nên nhiều giáo viên còn bở ngỡ trong cách soạn giảng, soạn làm sao, soạn như thế nào Đặc biệt là phần ứng dụng công nghệ thông tin hay sử dụng các kỷ thuật dạy học tích cực để thiết kế và dạy học bài thực hành là một vấn đề nan giải, đáng phải suy nghĩ Hiện nay, nhiều GV có năng lực nhưng họ ngại ứng dụng công nghệ thông tin, ngại sử dụng các kỷ thuật dạy học tích cực để thiết kế và dạy học bài thực hành Nên chăng mỗi giờ lên lớp của tiết thực hành, đại đa số GV sẽ cho

HS làm một số bài tập có sẵn trong SGK cho hết giờ Chính vì vậy, để thiết kết và dạy học bài thực hành sao cho hiệu quả, gây hứng thú, cuốn hút học sinh học là điều rất cân thiết cho hiện tại Và ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các kỷ thuật dạy học tích cực để thiết kế và dạy học bài thực hành sẻ đáp ứng được yêu cầu đó Bởi vì công nghệ thông tin và sử dụng các kỷ thuật dạy học tích cực sẻ làm tăng độ màu, độ cuốn hút của bài dạy Biết khai thác công nghệ thông tin và sử dụng các kỷ thuật dạy học tích cực đúng cách, bài học trở nên phong phú và cuốn hút.

Vậy, nguyên nhân của những thực trạng trên là gì?

Thứ nhất, do tâm lí GV không muốn soạn kế hoạch bài dạy

Thứ hai, nội dung bài thực hành khó.

Thứ ba, bài thực hành Lịch sử 10 lần đầu tiên mới có, giáo án cụ thể chưa có để tham khảo.

Thứ tư là do không biết soạn như thế nào cho phù hợp

Chính vì vậy, tôi thiết nghĩ, nếu ứng dụng CNTT và các kỷ thuật dạy học tích cực trong một dạy học thực hành là cần thiết và mang lại nhiều hiệu quả dạy học, đặc biệt là việc phát triển phẩm chât, năng lực cho HS Vì vậy đây chính là cơ sở để tôi tiến hành ứng dụng CNTT và các kỷ thuật dạy học tích cực trong dạy học các bài thực hành lịch sử nói riêng và bộ môn lịch sử nói chung.thì nó mang lại hiệu quả rất đáng mừng.

Một số kĩ thuật dạy học tích cực và ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch bài dạy thực hành Lịch sử 10 (Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống): Văn minh phương Đông thời Cổ -

2.3.1 Sử dụng kĩ thuật thảo luận viết a Khái niệm

Là kỷ thuật mà từng cá nhân trong nhóm phải tự bản thân viết về nội dung thảo luận Sau đó đại diện nhóm viết lại các ý kiến của các thành viên. b Các bước tiến hành

Giáo viên chia nhóm, giao vấn đề cho nhóm.

Quy định thời gian viết cá nhân trước khi thu nhập ý kiến.

Thu thập ý kiến của học sinh.

Tổng hợp ý kiến của các thành viên, thư kí, nhóm trưởng có nhiệm vụ tổng hợp.

Sau đó đại diện các nhóm trình bày về ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.

Giáo viên tổng kết: đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức cho các nhóm. c Phạm vi, nội dung ứng dụng

- Hình thành kiến thức: Dự án 2 “Tài năng và sáng tạo”

- Em làm hướng dẫn viên du lịch, nhóm viết bài thuyết trình giới thiệu di sản.

- Phần vận dụng – Nhóm viết bài thu hoạch liên hệ kết nối tri thức với di sản.

2.3.2 Kỷ thuật dạy học theo dự án a Khái niệm

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được. b Các bước tiến hành

Chuẩn bị: Xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề, lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.

Thực hiện dự án: Thu thập thông tin, thực hiện điều tra, thảo luận với các thành viên khác, tham vấn giáo viên hướng dẫn.

Kết thúc dự án: Tổng hợp các kết quả, xây dựng sản phẩm, trình bày kết quả, phản ánh lại quá trình học tập. c Phạm vi, nội dung ứng dụng

Dạy học bài thực hành: Tìm hiểu một số nền văn minh Phương Đông thời

Cổ - Trung đại (Tiết PPCT: 13, SGK Lịch sử 10 – Bộ Kết nối tri thức) Tiết 13- Dấu ấn về một số nền văn minh Phương Đông GV có thể sử dụng dạy học dự án.

Bước 1 GV xây dựng dự án: Tư duy và sự sáng tạo Sau đó lập kế hoạch dự án.

Mục tiêu: Yêu cầu HS trình bày được một thành tựu của văn minh Phương Tây mà em cho là ấn tượng nhất.

Bước 2: HS thu thập thông tin, thực hiện điều tra, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hoàn thành dự án.

Bước 3: HS trình bày sản phẩm trước lớp GV sẻ thu được kết quả là một trong những ấn tượng nhất của HS về văn minh thời cổ trung đại là những bí ẩn của Kim tự tháp hay là công trình kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam, chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ. Ý nghĩa: Học sinh đã thực hiện và hoàn thành rất tốt về dự án, qua quá trình thực hiện dự án thì kỷ thuật dạy học này đã hình thành và phát triển được một số năng lực cần thiết cho HS về tin học, hợp tác, giao tiếp; đồng thời là các phẩm chất chăm chỉ, tự giác…được củng cố thêm.

2.3.3 Sử dụng kĩ thuật triển lãm phòng tranh 3D a Khái niệm

Sử dụng kỷ thuật triển lãm phòng tranh 3D là phương pháp dạy học mà trong đó GV hoặc HS thiết kế một phòng tranh 3D của một mục trong bài học nhằm trưng bày các bức ảnh liên quân đến nội dung bài học. b Các bước tiến hành

Giáo viên xây dựng ý tưởng, lựa chọn chủ đề, tiểu chủ đề, lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

HS thu thập thông tin, tài liệu, tìm hiểu về cách thiếp lập phòng tranh 3D,thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành sản phẩm.

HS tiến hành báo cáo tại lớp: trình chiếu phòng tranh 3D, các nhóm cử đại diện thuyết trình. c Phạm vi, nội dung ứng dụng

Hoạt động 2 2 Dấu ấn văn minh Phương Đông thời kì Cổ Trung đại trong tiến trình lịch sử nhân loại

Yêu cầu: HS ứng dụng công nghệ thông tin, GV sử dụng phiếu hướng dẫn học tập,

- HS sử dụng nhóm học tập thiết kế và viết bài thuyết trình.

Bước 1 Tổ chức ngoài lớp học - Hướng dẫn HS thiết lập các phòng tranh 3D kết hợp với nhóm thảo luận viết bài thuyết trình giới thiệu phòng tranh (Xem Phụ Lục tranh ảnh).

- HS 2 nhóm thiết lập 2 phòng tranh 3D.

Phòng 1- Những bí ẩn của Kim Tự Tháp Ai Cập cổ đại.

Phòng 2- Khu di tích Thánh Địa Mĩ Sơn ở Việt Nam (chịu ảnh hưởng bởi kiến trúc Hin đu giáo của Ấn Độ).

Bước 2 Trong giờ học trên lớp – Thể thiện tài năng và sang tạo - Em làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về phòng tranh và di sản.

- Kết quả, ý nghĩa: Học sinh đã thiết kế thành công, đồng thời qua kỷ thuật dạy học này đã phát huy được rất nhiều kỷ năng, năng lực, hình thành tốt các kỷ năng cần thiết cho HS về tin học, về ngôn ngữ, tự tin giao tiếp

(Đường link 2 phòng tranh 3D do HS thực hiện) https://www.artsteps.com https://www.artsteps.com

2.3.4 Kỷ thuật “Hỏi chuyên gia” a Khái niệm

Kỷ thuật “Hỏi chuyên gia” là kỷ thuật dạy học mà GV chỉ định HS hoặc

HS xung phong tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định. b Cách thức tiến hành

- GV chuẩn bị nội dung, lập kế hoạch.

- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm

“chuyên gia” về một chủ đề nhất định.

- Các “chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công.

- Nhóm “chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học

- Một em trưởng nhóm “chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời. c Phạm vi nội dung ứng dụng: Hình thành kiến thức

Hoạt động 1 1 Lập bảng những thành tựu văn minh tiêu biểu của một số nền văn minh phương Đông thời Cổ - Trung đại

- Cơ sở thực hiện: Kiến thức HS đã được học, nên đủ năng lực và điều kiện để làm một chuyên gia trả lời các câu hỏi về những thành tựu cơ bản cảu văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại (Xem phụ lục hình ảnh).

- Ý nghĩa: HS sẽ nắm chắc kiến thức về những thành tựu cơ bản cảu văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại Điều này phục vụ tốt cho HS trong thi

1 Chọn 2 bạn cùng chơi, đứng quay mặt lại với nhau

2 Bạn đứng đối diện bảng sẽ diễn đạt nội dung bức tranh nhìn thấy, không được sử dụng lời liên quan đến nội dung cho bạn đối diện

3 Bạn còn lại quay lưng với bảng sẽ đoán nội dung bức tranh.

4 Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, câu trả lời sai trừ 10 điểm

1 Giáo viên sử dụng công nghệ tạo vòng quay may mắn với các câu hỏi trắc nghiệm, phần quà, điểm số, lời chúc, ngôi sao may mắn cộng điểm …

2 Tổ chức cho cả lớp cùng tham gia, GV bốc thăm số người quay ngẫu nhiên.

3 HS chọn câu hỏi trả lời đồng thời quay vòng để nhận quà

4 Câu trả lời đúng sẽ được nhận quà, sai cơ hội giành cho bạn khác. học kỳ sắp tới nhưng đồng thời rèn luyện kỷ năng nói, diễn đạt, suy nghĩ, thuyết trình tốt trước tập thể Từ bài học, hình thành đam mê nghề nghiệp cho học sinh.

2.3.5 Kỷ thuật sử dụng trò chơi a Khái niệm

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó. b Cách thức tiến hành

- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS

- Chơi thử ( nếu cần thiết)

- Đánh giá sau trò chơi

- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi c Phạm vi, nội dung ứng dụng

- Hoạt động khởi động và vận dụng kiến thức.

+ Khởi động – Tổ chức trò chơi: Hiểu ý đồng đội Ơ

+ Hoạt động: Luyện tập củng cố: Trò chơi Vòng quay may mắn.

- Yêu cầu thực hiện: Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo và tổ chức trò chơi

Mục đích, ý nghĩa: Tạo hứng thú cho học sinh bước vào bài mới và củng cố luyện tập Làm cho tiết học sôi nổi, vui vẻ, tăng độ cuốn hút của bài học; rèn luyện và phát huy tốt các phẩm chất, năng lực cho HS.

(Đường link GV đã tổ chức trò chơi trong tiết dạy thực hành)

Bước 1: Truy cập đường link:

Kích vào đây để xem bài giảng

Bước 2: Bấm giữ Ctrl và click chuột

2.3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực vào xây dựng kế hoạch bài dạy học thực hành “Tìm hiểu Văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại” Lịch sử lớp 10 bộ sách kết nối tri thức theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm tạo hứng thú và hiệu quả dạy học

TÌM HIỂU VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

Hiệu quả của sáng kiến, khả năng ứng dụng và triển khai

Trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT Hoằng Hóa IV, bản thân GV đã cố gắng vận dụng tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành Tìm hiểu Văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại Lịch sử 10 (Bộ Kết nối tri thức) Kết quả cho thấy HS đã làm quen với các phương pháp dạy học vừa ứng dụng công nghệ thông tin vừa kết với với các kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành nên đã chú ý học hơn, số HS tham gia hoạt động đông hơn làm cho giờ học sôi nổi, hào hứng, cởi mở và đạt kết quả cao hơn.

Sau khi triển khai dạy học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành Lịch sử 10 (Bộ Kết nối tri thức), GV tiến hành kiểm tra đối chứng bằng bài đánh giá 15 phút (phần phụ lục 2)

Sau khi tiến hành đánh giá, đạt được kết quả như sau: Tác giả đã thực hiện việc khảo sát kết quả trên hai vấn đề (cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều dạy bằng giáo án điện tử Lớp thực nghiệm sẽ sử dụng vừa học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành trong quá trình dạy và học còn lớp đối chứng không sử dụng) Hai lớp tiến hành dạy học thực nghiệm và hai lớp đối chứng đều có trình độ ngang nhau (lớp 10A9 và 10A10 là các lớp chọn khối D,C, lớp 10A6 và 10A12 là các lớp thường) Từ bảng thống kê sau chúng ta sẽ thấy những ưu điểm cũng như vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các phương pháp dạy học học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS lớp 10 THPT.

BẢNG THỐNG KÊ THỰC NGHIỆM KHOA HỌC

- Bảng 1: Thống kê kết quả kiểm tra

Sĩ số Điểm Điểm TB

- Bảng 2: Bảng % HS đạt điểm yếu, kém, trung bình, khá, giỏi

Lớp Đối tượng Sĩ số % yếu, kém % TB % khá % giỏi

Qua bảng số liệu ta có nhận xét: Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng Điều này chứng tỏ mức độ phân tán điểm của

HS lớp đối chứng rộng hơn của lớp thực nghiệm, chất lượng của lớp thực nghiệm tốt hơn của lớp đối chứng Ngoài ra, sau bài dạy học, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến HS và có kết quả rất đáng mừng là đa phần các em được học nội dung bài thực hành Tìm hiểu Văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại - Lịch sử lớp 10 (Bộ Kết nối tri thức) bằng các phương pháp dạy học học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực đều rất hứng thú với nội dung bài học, các em chủ động, tự giác , yêu thích tìm hiểu bài học; tỏ rõ thái độ tham gia vào quá trình tìm hiểu thành tựu của văn minh phương Đông Các sản phẩm của hs thể hiện tính sáng tạo, đặc biệt sản phẩm về ứng dụng CNTT ngoài sức tưởng tượng của GV Qua bài học, các em đã hiểu rõ và đánh giá đúng về các giá trị và ý nghĩa của những thành tựutiêu biểu của các nền văn minh thế giới thời cổ trung đại … Ngược lại khi hỏi các em HS được học các bài thực hành bằng phương pháp dạy học truyền thống, không học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực thì các em còn phát biểu chung chung, mơ hồ, về ý nghĩa và trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn các giá trị di sản to lớn của nhân loại; các em, mơ hồ về những thành tựu và giá trị của văn minh Phương Đông, năng lực tư duy trong học tập và đời sống còn rất hạn chế.

Qua việc học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành Tìm hiểu Văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại Lịch sử lớp 10 (Bộ Kết nối tri thức), tác giả nhận thấy rằng: HS THPT hiện nay rất năng động, các em có rất nhiều khả năng, tiềm tàng mà GV cần biết phát huy để phát triển các phẩm chất và năng lực cho các em Khi được giao nhiệm vụ học tập, các em rất hào hứng, hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn và có nhiều sản phẩm gửi lại ngoài sự mong đợi của GV Do đó, việc học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành là rất cần thiết đối với tất cả các môn học, trong đó có bộ môn Lịch sử.

Khi ứng dụng và triển khai đề tài Ứng dụng CNTT và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong dạy bài thực hành Tìm hiểu văn minh Phương Đông thời cổ trung đại - Lịch sử 10 (Bộ Kết nối tri thức) vào thực tế bài dạy, tôi nhận thấy rất hiệu quả, đó là một hướng đi đúng, đúng với mục tiêu đổi mới tổng thể của ngành giáo dục và tôi đồng thời cũng nhận thấý ứng dụng CNTT trong dạy học là ko khó để thực hiện đối với cả những trường có cơ sở vật chật tương hoặc tốt hơn đều có thể tiến hành.

Mặc dù phạm vi đề tài chỉ đi sâu trình bày học ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong bài thực hành Tìm hiểu văn minhPhương Đông thời cổ trung đại - Lịch sử lớp 10 (Bộ Kết nối tri thức) Song với hệ thống cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, các giải pháp thực hiện và cách thiết kế kế hoạch dạy học thể nghiệm mà tác giả nêu ra trong đề tài, hy vọng nó sẽ làm nền tảng để có thể áp dụng cho các bài thực hành nói riêng và dạy bài Lịch sử trong chương trình Lịch sử THPT nói chung.

Sau khi tiến hành áp dụng sáng kiến này trong dạy học, tôi nhận thấy để nâng cao hiệu quả giảng dạy Lịch sử trong nhà trường THPT nói riêng và hiệu quả dạy học ở các môn học nói chung, đề tài cần có hướng phát triển sau:

Bổ sung đầy đủ các kỷ thuật dạy học tích cực và các bước ứng dụng công nghệ thông tin cho GV dạy chương trình Lịch sử 10 nói riêng và chương trình Lịch sử THPT nói chung.

Xây dựng ngân hàng tư liệu giáo án, bài giảng điện tử đối với từng bài học,hay các chủ đề trong chương trình Lịch sử 10 phục vụ quá trình dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.

Kết nghị, kiến nghị

Kết luận

Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài “Thực hành Văn minh Phương Đông thời Cổ - Trung đại”

Lịch sử lớp 10 (bộ Kết nối tri thức) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh đã được hoàn thành với sự nỗ lực nghiên cứu của bản thân, sự quan tâm tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp cộng tác của các đồng nghiệp và các em học sinh Qua thực hiện đề tài, bản thân tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thực sự để có kết quả học tập tốt, giáo viên phải đổi mới phương pháp khơi dậy niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với môn học Lịch sử và nhất thiết phải dạy cho các em cách học để tự học suốt đời. Đồng thời, GV cũng như HS thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức, trau dồi phương pháp, trau dồi về sử dụng CNTT để làm phong phú thêm vốn kiến thức và kỷ năng dạy học của mình, đặc biệt là nên tham khảo các bài viết, cuốn sách viết về đổi mới phương dạy dạy học nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho HS; tham gia các lớp học online về sử dụng CNTT trong dạy học; tiếp cận các phần mền mới miễn phí của CNTT để tích lũy và đúc rút các kinh nghiệm cho mình trong việc giảng dạy và xây dựng kế hoạch bài dạy.

Trong quá trình thực hiện giảng dạy cần tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với học sinh, mẫu mực trong lời nói, việc làm, thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để học sinh noi theo Giáo viên nên thường xuyên lắng nghe ý kiến chia sẻ của HS để điều chỉnh phương pháp giảng dạy có hiệu quả hơn trong dạy học.

Giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn, tính cầu thị, sự giao lưu, học hỏi giữa các đồng nghiệp trong và ngoài trường nhất là với những người có nhiều kinh nghiệm, đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy để hoàn thiện phương pháp. Đề tài chưa phải là biện pháp tối ưu và người học không là bất biến, nên

GV cần phải nghiên cứu, phát triển và sáng tạo phương pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh tự học để phù hợp với từng đối tượng kiến thức và trình độ, nhu cầu của học sinh nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho các em và đạt mục tiêu chất lượng.

Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN

Đổi mới quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một nhiệm vụ trong tâm đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả hệ thống giáo dục mà trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt Mỗi người giáo viên cần phải thay đổi từ nhận thức đến hành động, căn cứ vào tình hình thực tế của bộ môn, của nhà trường và đặc điểm học sinh để lựa chọn những phương án phù hợp và hiệu quả nhất Tôi cũng xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề sau :

Về phía ngành giáo dục

- Sở Giáo dục và đào tạo cần tăng cường các buổi tập huấn, chuyên đề để giáo viên có cơ hội tìm hiểu và học hỏi lẫn nhau nhiều hơn.

- Cần quan tâm đầu tư về sơ sở vật chất cho các nhà trường, nhất là các trường ở vùng khó khăn.

Thường xuyên chú ý, nâng cấp cơ sở vật chất, mạng internet để tạo điều kiện cho GV có thể sử dụng công nghệ thông tin trong các giờ lên lớp thuận lợi nhất.

Tổ chức thực hiện, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đổi mới phương pháp dạy học kịp thời để giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp và tự lên ý tưởng thực hiện hoạt động dạy học cho riêng mình.

Trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm cần có nội dung, chuyên đề thảo luận phương pháp dạy học ở những bài khó, bài dài, bài có nhiều kiến thức mới, bài thực hành.

Mỗi giáo viên cần có ý thức nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của bản thân Luôn luôn có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành các kỷ thuật dạy học tích cực Cùng với các kỷ thuật đó kết hợp CNTT và truyền thông để tự thiết kế, xây dựng các bài dạy hiệu quả Hiện nay, các lớp học online diễn ra khá nhiều, là cơ hội để giáo viên nâng cao trình độ về CNTT.

Giáo viên cần tạo điều kiện một cách tốt nhất để học sinh lên ý tưởng, tự làm việc, tự học hỏi, tự tạo ra sản phẩm trên cơ sở khai thác tối đa các tiện ích của công nghệ Giáo viên chỉ có vai trò định hướng, góp ý, điều chỉnh quá trình làm sản phẩm của học sinh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, do hạn chế về kinh nghiệm nên đề tài còn tồn tại nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đánh giá của Hội đồng khoa học, sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài nhằm đưa vào ứng dụng trong dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2024

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.

1 Nguyễn Hữu Chí, Hướng dẫn cải tiến phương pháp dạy học lịch sử Tạp chí thông tin khoa học giáo dục số 45 năm1994.

2 Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Lê Thị Thu, dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng môn lịch sử.

3 Nguyễn Ngọc Quang, Lý luận dạy học đại cương tập II, 1985, NXB GD Hà Nội.

4 Minh Tân (1999), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thanh Hóa.

5 Trịnh Đình Tùng, Hoàng Thanh Tú (2006), “Về việc giảng dạy các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình Lịch sử ở trường THPT” , Tạp chí Giáo dục số

6 Hoàng Thanh Tú (2007), “Tổ chức hoạt động ôn tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục số 156, kì 2.

7 Thái Duy Tuyên, Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí Giáo dục số 74.

8 Trịnh Đình Tùng (1991),“ Một vài suy nghĩ về đổi mới nội dung giảng dạy

Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử tháng 5).

Tên đề tài Cấp ĐG Kết quả

Kinh nghiệm sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử.

QĐ số 743/QĐ – SGD& ĐT ngày 4/11/2013 2

Năm 2014 : đạt giải khuyến khích cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp, quyết định số 201

HĐKH SỞ GD&ĐT khuyến khích

Sử dụng các đoạn phim tư liệu kết hợp tích hợp kiến thức liên môn nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh khi học bài 12, tiết

19,20” Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 -1925

( Lịch sử lớp 12 cơ bản

QĐ số 112/QĐ – SGD& ĐT ngày 18/10/2017

Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 12.

Giáo dục truyền thống hiếu học cho học sinh Trường THPT

Hoằng Hóa 4 qua việc ôn lại truyền thống

Năm 2018 QĐ số: 2007/QĐ – SGDDT ngày 08/11/2019 - 2019

Phương Pháp Phát triển năng lực tự học của học sinh trong quá trình ôn tập chương III Việt

Nam từ năm 1945 đến năm

1954” ( Lịch sử 12- Chương trình chuẩn)

Quyết định số: 1555/QD-SGDĐT ngày 17-11-2022

SẢN PHẨM TRÌNH THUYẾT TRÌNH CỦA HỌC SINH.

Nhóm 1: Bí ẩn Kim tự tháp Ai Cập qua triển lãm phòng tranh 3D

Kính thưa Quí thầy cô và các bạn!

Nền văn minh Phương Đông thời cổ trung đại như Ai Cập, Trung Hoa, Ấn Độ đã để lại cho nhân loại những thành tưu to lớn Đó là sản phẩm của trí tuệ, của sức lao động và sáng tạo của nhân dân Phương Đông.

Nếu như phải chọn ra một công trình kiến trúc vĩ đại và bí ẩn nhất của con người Phương đông cổ trung đại thì chắc chắn Kim Tự Tháp sẽ là ứng viên cực kỳ sáng giá Và đến với buổi tọa đàm dấu ấn văn minh Phương Đông hôm nay, nhóm chúng em xin được chọn chủ đề: Những bí ẩn của Kim Tự Tháp Ai Cập cổ đại Vì Kim Tự Tháp có những điều kỳ thú và bí ẩn gì mời thầy cô và các bạn cùng nhóm em sẽ tham quan qua phòng tranh 3D.

1 Vậy trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu qua về kim tự tháp. Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập.

Có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở đây tính đến ngày nay Đó còn là công trình kiến trúc cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số bảy kì quan thế giới cổ đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng 2580-2560 trước công nguyên,tức thuộc thời kì đồ đồng Khi mới hoàn thành,công trình này có chiều cao là 149,6m Theo ước tính ,kim tự tháp Giza được xây từ 2,3 triệu khối đá, với tổng lượng lên tới 5,6 triệu tấn.

2 Vậy bằng cách nào mà người cổ đại lại có thể xây dựng lên công trình vĩ đại ấy?

Người Ai Cập xưa đã lấy vật liệu xây dựng (là những khối đá) , họ đã sử dụng bộ não của mình để vận chuyển những khối đá có trọng lượng 2,5 tấn/khối bằng cách lợi dụng sức nước,lực đẩy của nước để vận chuyển đưa những tảng đá lớn đến công trình xây dựng.Dựa theo các tài kiệu cổ,để có thể hoàn thành kim tự tháp,số lượng nhân công dao động từ khoảng vài chục nghìn cho đến cả trăm nghìn người làm việc liên tục Và theo ước tính, phải mất khoảng 20 năm để xây dựng xong 1 kim tự tháp Dù hàng nghìn năm đã trôi qua,mặc dù trình độ văn minh của nhân loại đã có nhiều phát triển vượt bậc,song khi nghiên cứu về kim tự tháp vẫn còn nhiều bí ẩn mà khoa học không thể giải thích.

3 Vậy những bí ẩn đó là gì?

3.1 Đầu tiên đó là nhiệt lượng dị thường bên trong các kim tự tháp

- Dù bên ngoài nhiệt dộ rất nóng,nhưng khi chúng ta bước vào bên trong kim tự tháp ,nhiệt độ ở đây luôn luôn ổn định ở trạng thái 20 độ C.Theo sách lịch sử văn minh thế giới,các nhà khoa học cũng mang những đồng xu hoen gỉ vào trong kim tự tháp và sau hơn 1 tháng thì những đồng tiền đó trở nên sáng bóng và mới tinh.Họ lại tiếp tục thử nghiệm,khi đưa một cốc sữa tươi vào bên trong kim tự tháp ,và sau hơn một tháng thì mùi vị và màu sắc của ly sữa vẫn không hề thay đổi.Hoa quả mang vào đó để nửa tháng vẫn còn tươi ,không hề bị

3.2 Không những thế, trong quá trình khám phá kim tự tháp,các nhà khoa học còn phát hiện ra dãy số 142875.

Ban đầu ai cũng nghĩ đây là một dãy số ngẫu nhiên không có gì đặc biệt. tuy nhiên ,khi nhân dãy số này với các số từ 1 tới 6 được kết quả chi là sự xáo trộn thứ tự của dãy số ban đầu chứ không hề xuất hiện thêm con số nào khác, kì diệu hơn khi nhân nó với 7 thì kết quả cho được là 6 con số 9, tượng trưng cho sự kết thúc của một chu kì các nhà khảo cổ học tin rằng ,dãy số này là cách mà người ai cập cổ đại định nghĩa về chu kì 7 ngày trong tuần

3.3 Ngoài ra, người Ai Cập cổ đại còn vô cùng tài giỏi trong kĩ thuật ướp xác.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Hình thành kiến thức mới - skkn cấp tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin và một số kỷ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài thực hành văn minh phương đông thời cổ trung đại
2. Hình thành kiến thức mới (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w