Những yếu tố tác động đến thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài...12 CHƯƠNG 2: SO SÁNH PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TIỂU LUẬN
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
TÊN ĐỀ TÀI:
- HOÀ GIẢI - TOÀ ÁN - TRỌNG TÀI
Họ và tên : Lê Thị Thuỳ Linh
MSSV : A39001
Hà Nội, tháng 11 năm 2023
2
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Cấu trúc của bài tiểu luận 6
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG, HOÀ GIẢI, TOÀ ÁN, TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 7
1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài thương mại 7
1.2 Nội dung giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài thương mại 9
1.3 Những yếu tố tác động đến thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài 12
CHƯƠNG 2: SO SÁNH PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI THÔNG QUA THƯƠNG LƯỢNG, HOÀ GIẢI, TOÀ ÁN, TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 13
2.1 Những điểm tương đồng của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 13 2.2 Điểm khác biệt và những nét ưu, nhược điểm của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án 13
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 17
3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam 17
3.2 Các kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam 18
3
Trang 3PHẦN KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
4
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh khiến người ta ví thương trường như chiếntrường, ở đó các chủ thể kinh doanh luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, người tiêu dùng thìluôn muốn mua hàng hóa, dịch vụ với mức giá thấp nhất Nên trong hoạt động kinh doanhluôn phát sinh tranh chấp Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,thương mại được coi là một nhu cầu tất yếu và việc lựa chọn phương thức giải quyết tranhchấp cho phù hợp, hiệu quả, ít tốn kém là rất cần thiết đối với các bên tranh chấp
Nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế thuộc nhiều hìnhthức sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh doanh, thương mại ngày càng trở nên đa dạng vàphức tạp Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận không chỉ là động lực trực tiếp thúc đẩy quátrình mở rộng giao lưu kinh tế mà còn là sự sinh tồn của các chủ thể trong kinh doanh Hoạtđộng kinh doanh giữa các tổ chức kinh tế nảy sinh từ các quan hệ kinh doanh, thương mạinhư: Ký kết hợp đồng; quan hệ giữa các công ty và các thành viên công ty trong việc thànhlập, giải thể công ty… mà nội dung của nó là những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thamgia hoạt động kinh doanh Các bên hưởng quyền, có nghĩa vụ thực hiện đúng và đủ nhữngđiều khoản mà mình đã cam kết trong hợp đồng Tuy nhiên, không phải lúc nào các bêncũng nghiêm chỉnh tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của mình Chính vì vậy mà tranh chấptrong kinh doanh, thương mại phát sinh là một hệ quả tất yếu Tranh chấp kinh doanh haycòn gọi là tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về quyền và nghĩa
vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh hay hoạt động thươngmại
Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế và dưới sự tác động của quy luật cạnhtranh, tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gaygắt, phức tạp hơn về tính chất, quy mô Vì vậy việc lựa chọn phương thức giải quyết tranhchấp nào cho phù hợp, có hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranhchấp là rất cần thiết Tùy thuộc vào trình độ phát triển của các quan hệ kinh tế, xã hội và donhững ảnh hưởng của những đặc điểm về phong tục, tập quán nên cơ chế giải quyết tranhchấp kinh doanh, thương mại được pháp luật của mỗi quốc gia quy định không giống nhau.Theo Luật Thương mại Việt Nam thì giải quyết tranh chấp thương mại có thể bằng cácphương thức như: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài và Tòa án Trong bối cảnh như vậy,
5
Trang 5việc nghiên cứu đề tài: “So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại: Thươnglượng- Hoà giải- Toà án- Trọng tại” làm tiểu luận cuối kỳ là rất cần thiết
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận này nghiên cứu các quan điểm về phương thức giải quyết tranh chấpthương mại bằng: Thương lượng- Hoà giải- Toà án- Trọng tài Chỉ ra các quy định pháp luậtViệt Nam hiện hành Từ đó thấy được ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp Bêncạnh đó còn nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thương nhântrong nước để thấy được những điểm còn hạn chế và kiến nghị nhằm khắc phục những tồnđọng của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại ở Việt Nam
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tranh chấp thương mại là một vấn đề khá rộng, liên quan đếnnhiều lĩnh vực Trong khuôn khổ giới hạn của một bài tiểu luận, đề tài nghiên cứu về cáchthức hoạt động các phương pháp giải quyết tranh chấp thương mại
Phạm vi thời gian: Đề tài này được thực hiện từ ngày 17/10/2023 đến ngày10/11/2023
Phạm vi nội dung: Bài luận tập trung so sánh các phương thức giải quyết tranh chấpthương mại tại Việt Nam Để thấy được những bất cập và đưa ra phương án hoàn thiện phápluật
3 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là tìm ra các luận cứ khoahọc, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp với từng tình huống vàthực tiễn để hoàn thiện pháp luật về các cách thức giải quyết tranh chấp thương mại bằngthương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Để hoàn thành các mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu,tìm hiểu, vận dụng đã được thực hiện trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng; cácquan điểm của Đảng về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế
6
Trang 6Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được tiểu luận áp dụng khi nghiên cứu các quan
điểm về phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại Từ lý luận về giải quyết tranhchấp bằng thương lượng, hòa giải, toà án, trọng tài của các nước và Việt Nam đang áp dụng,tiểu luận so sánh với hiệu quả trên thực tế để rút ra những ưu điểm, hạn chế của việc giảiquyết tranh chấp bằng các phương pháp này Qua đó, giúp cho đề tài đề xuất đuợc nhữnggiải pháp, quan điểm hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực thi các biện pháp khi có tranhchấp thương mại xảy ra
- Phuơng pháp phân tích, tổng hợp: Các phương pháp nghiên cứu này được sử dụng phần
lớn ở Chương 1 và chương 2 của tiểu luận Theo dó, qua sự phân tích những vấn đề lý luậnchung về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ; phân tích thực trạng pháp luật vàthực tiễn giải quyết tranh chấp thương tại Việt Nam, tiểu luận có sự so sánh, đối chiếu vàtổng hợp lại những vấn đề cốt lõi nhất của đề tài này, rút ra những ưu điểm, hạn chế củapháp luật hiện nay và để xuất quan điểm và các giải pháp hoàn thiện, tổ chức thực hiện phápluật về giải quyết tranh chấp thương mại bằng các phương thức phù hợp với điều kiện ViệtNam hiện nay
- Phuơng pháp hệ thống hoá: Phương pháp này được đề tài sử dụng chủ yếu ở phần Mở đầu
và chương 1, chương 2, chương 3 của tiểu luận Thông qua việc đánh giá tình hình nghiêncứu ở trong nước về thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp thuơng mại tại Việt Nam, đềtài hệ thống hoá lại những vấn để lý luận chung về phương pháp giải quyết tranh chấpthương mại; khái quát thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại Qua đó, làm
cơ sở cho các nội dung kiến nghị ở chương sau
Các phương pháp khác: phương pháp diễn giải, thống kê,… cũng được sử dụng trongtiểu luận
5 Cấu trúc của bài tiểu luận
Ngoài phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thì cơ cấu của bài tiểu luận gồm:Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận Trong đó, phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thươnglượng, hoà giải, toà án và trọng tại thương mại
Chương 2: So sánh phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thươnglượng, hoà giải, toà án, trọng tài thương mại
7
Trang 7Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thương nhân ViệtNam và kiến nghị nhằm khắc phục hạn chế về hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại.
8
Trang 8PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG THƯƠNG LƯỢNG, HOÀ GIẢI, TOÀ ÁN, TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI 1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải, toà
án, trọng tài thương mại
1.1.1 Khái niệm tranh chấp thương mại
“Tranh chấp thương mại” là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở Việt Nam
những năm gần đây thay thế cho khái niệm “tranh chấp kinh tế” trong nền kinh tế kế hoạchhóa trước đây Ở Việt Nam, khái niệm tranh chấp thương mại trong từng giai đoạn khácnhau cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Lần đầu tiên khái niệm tranh chấp thương mạiđược ghi nhận trong Luật thương mại năm 19971 (LTM 1997) tại Điều 238
Sau khi Việt Nam kí kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ngày 13/07/2000
và được Quốc hội phê chuẩn ngày 28/11/2001, quan niệm về thương mại và tranh chấpthương mại của chúng ta đã được mở rộng, tạo cơ sở cho việc thích ứng pháp luật thươngmại Việt Nam với pháp luật thương mại quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới,theo đó khái niệm thương mại được hiểu bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch
vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư Đồng thời tại khoản 4, Điều 9, Chương I của Hiệp định2
đã định nghĩa tranh chấp thương mại là “tranh chấp phát sinh giữa các bên trong giao dịchthương mại” Các quan niệm về thương mại ở Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục đượcthể hiện trong Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004(BLTTDS 2004) và Luật thương mại năm 2005 (LTM 2005)
Khái niệm tranh chấp thương mại vẫn chưa được đưa ra một cách thống nhất, đặcbiệt là chưa có văn bản pháp lý nào quy định mà mới chỉ dừng lại ở quan điểm của một sốtác giả trên cơ sở tiếp cận vấn đề thông qua luật nội dung và luật tố tụng, theo đó tranh chấpthương mại được hiểu là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hoạtđộng thương mại
Từ những văn bản pháp lý trên và các nội dung được xem xét, Giáo trình LuậtThương mại, tập 2 của trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra quan điểm về tranh chấp
1 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu,…
2 Hiệp định quan hệ Thương mại giữa Việt Nam Hoa Kỳ năm 2000
9
Trang 9thương mại, theo đó “tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột)
về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.” 3
Nhờ vậy, theo quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam được phản ánh trong các văn bảnquy phạm pháp luật hiện hành thì “tranh chấp thương mại” hay “tranh chấp kinh doanhthương mại” có chút khác biệt về thuật ngữ nhưng đều có cùng một nội dung thống nhất là
để chỉ “những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trongquá trình thực hiện các hoạt động thương mại hay kinh doanh”
1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại
Thứ nhất, về chủ thể: chủ thể trong tranh chấp thương mại chủ yếu là các thương
nhân Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên chủ thể của tranh chấp thương mại còn
có thể là các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân
Thứ hai, về nội dung phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại phát sinh từ những
mâu thuẫn về thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ kinh doanh vàluôn gắn liền với hoạt động kinh doanh
Thứ ba, việc giải quyết tranh chấp thương mại là do các bên trong tranh chấp tự định
đoạt Điều này thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp có quyền lựa chọn giải pháp giảiquyết tranh chấp phù hợp trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đượcpháp luật quy định nhờ hòa giải, thương lượng, trọng tài thương mại, tòa án
1.1.3 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại là cách thức hay các phương pháp để điều chỉnh,khắc phục và loại trừ các bất đồng, xung đột phát sinh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội
1.1.4 Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại
Hiện nay, tranh chấp thương mại có thể giải quyết bằng một trong hai cách, phươngthức mang tính tài phán hoặc không mang tính tài phán
Thứ nhất, các hình thức không mang tính tài phán: Đây là phương thức giải quyết
tranh chấp lựa chọn (ADR – alternative dispute resolution) bao gồm hoà giải và thươnglượng Khác với các hình thức mang tính tài phán, ADR đề cao sự tự nguyện, tinh thần thiệnchí của các bên Thoả thuận trong hoà giải và thương lượng không mang tính bắt buộc thihành, như là giao kết với nhau để giải quyết tranh chấp
3 Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam - Tập II (tái bản lần thứ sáu), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp, Tr 316
10
Trang 10Thứ hai, các hình thức mang tính tài phán: Tài phán là quyền của cơ quan hay tổ chức
thực hiện giải quyết các tranh chấp thương mại theo thẩm quyền, hình thức này bao gồmtrọng tài thương mại và toà án Những quyết định của toà án hay trọng tài thương mại khôngchỉ mang giá trị ràng buộc phải thực hiện mà còn buộc phải thi hành các quyết định đó
1.2 Nội dung giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài thương mại
1.2.1 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức thương lượng
1.2.1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Căn cứ quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 thì thương lượng giữa các bên
là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, cùng với các hình thức khácnhư hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án Theo đó, có thể hiểu thương lượng là một trong nhữngphương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp sẽ cùng nhau tiếp xúc,tìm hiểu, dàn xếp, nhượng bộ để tháo gỡ những bất đồng phát sinh nhằm loại bỏ tranh chấp
mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào Trong các phươngthức giải quyết tranh chấp thương mại thì thương lượng được coi là là phương thức phổ biếnnhất và hiệu quả nhất hiện nay
1.2.1.2 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng
Thứ nhất, các bên tranh chấp đã quen biết nhau, đã trải qua một quá trình hợp tác
kinh doanh, thương mại, đã có quan hệ pháp lý ràng buộc Trước khi tranh chấp xảy ra cóthể các bên đã có một quá trình đàm phán để đạt được thỏa thuận Tranh chấp là những sựkiện có thể xảy ra mà các bên không mong muốn, do đó việc thương lượng để nối lại quátrình hợp tác là có lợi cho cả hai bên
Thứ hai, trường hợp tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng, việc thỏa thuận của
các bên phụ thuộc vào các quy định trong hợp đồng và pháp luật có liên quan Thỏa thuậncủa các bên chủ yếu liên quan đến quan hệ hợp đồng các bên đã xác lập và phát sinh tranhchấp Thỏa thuận mà các bên đạt được phải phù hợp với quy định của pháp luật, không được
vi phạm điều cấm của pháp luật giải quyết về nội dung tranh chấp đó
Thứ ba, các bên tranh chấp sẽ tự thỏa thuận để tìm kiếm giải pháp trên tinh thần tự
nguyện, thiện chí, hợp tác
Thứ tư, trong trường hợp đạt được thỏa thuận, các bên thường tự nguyện thi hành
thỏa thuận đó để giải quyết tranh chấp Trong trường hợp thương lượng không thành công
11
Trang 11hoặc thương lượng thành công nhưng hai bên không tự nguyện thi hành, các bên có thể tiếptục lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp khác phù hợp để giải quyết tranh chấp phát sinhgiữa họ như khởi kiện tại cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền.
1.2.2 Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hoà giải
1.2.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải
Hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp thương mại hiệu quả, được quy địnhtại Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại Tuy nhiên hiện nay quan niệm về hòagiải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất và có nhiều ý kiến khác nhau như:
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì “Hòa giải là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả.”
Theo từ điển luật học của Black’s Law, “hòa giải (conciliation) là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải, hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ, việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập).” 4
Theo định nghĩa của Luật mẫu của Ủy ban Pháp luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL) về hòa giải thương mại, hòa giải “là một quá trình, dù là hòa giải trung gian hoặc hình thức tương tự, theo đó các bên yêu cầu một bên thứ ba (hòa giải viên) giúp họ đạt được một giải pháp hòa giải tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến một quan hệ hợp đồng hoặc quan hệ pháp lý khác Hòa giải viên không có thẩm quyền áp đặt giải pháp đối với tranh chấp giữa các bên liên quan.” 5
Theo định nghĩa của giáo trình Luật Thương mại thì hòa giải “là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.” 6
Một số quan điểm khác cho rằng hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là mộtquá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyếtvấn đề của họ Hòa giải cũng được coi là sự tiếp nối của quá trình thương lượng trong đó cácbên cố gắng điều hòa những ý kiến bất đồng thông qua sự hỗ trợ của bên thứ ba độc lập
4 Pryan A Garner chủ biên (2004), Black’s Law Dictionary, tái bản lần thứ 8, Nhà xuất bản West, Thomson, Tr.307
5 Khoản 3, Điều 1, Phần 1, Phụ lục II, Luật Mẫu UNCITRAL về Hòa giải Thương mại Quốc tế và Thỏa thuận Hòa giải Quốc tế, 2018 (sửa đổi Luật mẫu UNCITRAL về Hòa giải Thương mại Quốc tế, 2002).
6 Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam - Tập II (tái bản lần thứ sáu), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp, Tr 323.
12