kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu trường hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn kpmg việt nam

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính nghiên cứu trường hợp tại công ty trách nhiệm hữu hạn kpmg việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhận thức được vai trò hệ thống kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán báo cáo tài chính tại các tổ chức kiểm toán độc lập, đồng thời tác giả cũng có thời gian tham gia thực tập tại côn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

-

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

KPMG VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ Ý THI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

-

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

KPMG VIỆT NAM Ngành: Kế toán

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Kiểm toán báo cáo tài chính là một hoạt động đặc thù, đảm bảo các thông tin trên báo cáo tài chính là trung thực, minh bạch, hợp lý, hợp pháp Vì vậy, kết quả kiểm toán bắt buộc phải tuân thủ những tiêu chuẩn đã được quy định và các đơn vị kiểm toán độc lập ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay Hiểu rõ được nhu cầu ấy, các công ty kiểm toán luôn luôn cố gắng nâng cao thương hiệu và chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho khách hàng bằng cách thiết kế, xây dựng và luôn cập nhật hệ thống các hoạt động kiểm soát hoạt động kiểm toán của riêng công ty và áp dụng chúng một cách hiệu quả

Nhận thức được vai trò hệ thống kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán báo cáo

tài chính tại các tổ chức kiểm toán độc lập, đồng thời tác giả cũng có thời gian tham gia thực tập tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn KPMG Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh – một trong những thành viên của KPMG International , tham gia thực hiện các chương trình kiểm toán thực tế nên tác giả đã chọn đề tài “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu trường hợp tại công ty KPMG Việt Nam” để tìm hiểu và phân tích hệ thống các hoạt động kiểm soát chất lượng công tác kiểm toán báo cáo tài chính đang tiến hành tại công ty, mặt ưu, khuyết điểm và đồng thời đề xuất một số góp ý giúp nâng cao hệ thống Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn đến các Giảng viên Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng và các thầy, cô của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói chung đã hỗ trợ và truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cả về chuyên môn và cách thức thực hiện khóa luận để có thể giúp em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp

Em muốn gửi lời cảm ơn đến Thạc sĩ Vũ Hải Yến – giảng viên hướng dẫn của em, cô đã đưa ra các nhận xét, chỉ dẫn và hỗ trợ em trong quá trình hoàn thiện đề cương, thực hiện khóa luận và động viên em hoàn thành thật tốt bài nghiên cứu

Tiếp theo, từ tận đáy lòng, em rất biết ơn Quý anh/chị tại bộ phận Kiểm toán công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG Việt Nam dù bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu để tham gia nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Hơn hết, con cảm ơn gia đình – ba, em trai vì đã tin tưởng con, luôn thấu hiểu và động viên con trong thành trình nghiên cứu này Đặc biệt, con xin cảm ơn mẹ rất nhiều dù mẹ và con không thể gặp nhau được nữa nhưng mẹ mãi là điểm tựa tinh thần cho con vượt qua mọi gian nan và thực hiện khóa luận tốt nhất có thể

Vì thời gian có hạn và hiểu biết của em vẫn chưa sâu sắc, em biết rằng khóa luận vẫn còn vướn mắc nhiều sai sót, em rất vui và sẵn sàng lắng nghe những ý kiến đóng góp từ Quý thầy cô để hoàn thiện khả năng nghiên cứu và kiến thức chuyên môn trong thương lai

Lời cuối, em kính chúc Quý thầy, cô của Khoa Kế toán – Kiểm toán và các giảng viên trong trường, Quý anh chị dồi dào sức khỏe, công tác tốt và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống

Ngày tháng năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ý Thi

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính – Nghiên

cứu trường hợp tại công ty Trách nhiệm Hữu hạn KPMG Việt Nam” là công trình nghiên

do chính tác giả thực hiện, kết quả nghiên cứu thu được hoàn toàn trung thực, những nội dung đã được các tác giả khác thực hiện nghiên cứu đã được trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Ngày tháng năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ý Thi

Trang 6

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu của bài luận 4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 5

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 6

2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước 6

2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 6

2.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

2.1.3 Khe hổng nghiên cứu 14

2.2 Tổng quan về chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính 14

2.2.1 Khái niệm về chất lượng 14

Trang 7

2.2.2 Khái quát về chất lượng kiểm toán 15

2.2.3 Các khía cạnh cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm toán 17

2.3 Tổng quan về kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính 19

2.3.1 Khái quát về kiểm soát chất lượng “Kiểm toán báo cáo tài chính” 19

2.3.2 Mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 19

2.3.3 Các cấp độ kiểm soát công tác kiểm toán 19

2.3.3.1 Kiểm soát chất lượng từ bên trong các công ty kiểm toán 19

2.3.3.2 Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài 21

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán 22

2.3.4.1 Các nhân tố nội sinh 22

2.3.4.2 Các nhân tố ngoại sinh 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 25

3.1 Tổng quan về công ty TNHH KPMG Việt Nam 25

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25

3.1.1.1 KPMG International Limited 25

3.1.1.2 Công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG Việt Nam 27

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 29

3.1.3 Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp 30

3.2 Phương pháp luận và các công cụ kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam: 34

3.2.1 Hệ thống phương pháp luận KAEG (KPMG audit execution guide) 34

Trang 8

3.2.2 Các công cụ kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 34

3.3 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 363.3.1 Giai đoạn tiền kế hoạch 36

3.3.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 36

3.3.2.1 Thu thập thông tin đơn vị được kiểm toán 37

3.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 37

3.3.2.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 37

3.3.3 Thực hiện kiểm toán: 37

3.4.1.2 Yêu cầu đạo đức liên quan 42

3.4.1.3 Chấp nhận và duy trì các mối quan hệ với khách hàng và các cam kết cụ thể 44

3.4.1.4 Hiệu suất làm việc 48

3.4.1.5 Nguồn nhân lực 51

3.4.1.6 Giám sát và tuân thủ, bao gồm các hoạt động khắc phục 52

3.4.1.7 Nguồn lực trí tuệ và tài nguyên công nghệ hiện hành, thông tin và truyển thông 54

3.4.1.8 Quy trình đánh giá rủi ro 55

3.4.2 Kiểm soát chất lượng trên phạm vi từng hợp đồng kiểm toán – Chương trình luận kiểm toán KAEG and KPMG Clara Workflows 57

Trang 9

3.4.2.1 Giao việc 58

3.4.2.2 Hướng dẫn 59

3.4.2.3 Tham khảo ý kiến chuyên gia 60

3.4.2.4 Giám sát, kiểm tra và soát xét 61

3.5.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát 63

3.5.4 Nội dung khảo sát và kết quả thu được 64

3.5.4.1 Nội dung khảo sát 64

Trang 10

A VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 81B TÀI LIỆU THAM KHẢO 81PHỤ LỤC 83

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký tự viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt

ACCA Association of Chartered Certified Accountants

Hiệp Hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc

CEAC Client and Engagement Acceptance and Continuance CFA Chartered Financial Analyst CPA Certified Public Accountants

ISQM

International Standard on Quality Management

Trang 12

GQ&RMM Global Quality and Risk Management Manual

execution guide KCw KPMG Clara workflows

Center Vietnam

Marwick, Goerdeler

SCB Saigon Commercial Bank

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Kiểm toán Việt Nam VSA Vietnamese Standards

on Auditing

chất lượng

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3 1 - Logo công ty 25

Hình 3 2 - Các thành viên sáng lập KPMG 26

Hình 3 3 - Doanh thu và chi phí của KPMG 28

Hình 3 4 - Lợi nhuận sau thuế của KPMG 29

Hình 3 5 - Sơ đồ bộ máy công ty 31

Hình 3 6 - Cơ cấu bộ phận kiểm toán 34

Hình 3 7 - Sơ đồ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN tại KPMG Việt Nam 40

Hình 3 8 - Biểu đồ khảo sát - Chấp nhận và duy trì khách hàng 67

Hình 3 9 - Biểu đồ khảo sát - Nhóm kiểm toán 68

Hình 3 10 - Biểu đồ khảo sát - Thực hiện kiểm toán 69

Trang 15

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài

Báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng để nhà đầu tư đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định kinh tế Chính vì thế, nhà đầu tư rất quan tâm đến việc thông tin tài chính được doanh nghiệp công bố là trung thực và hợp lý Nhằm đánh giá mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính so với các tiêu chuẩn áp dụng, các kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán để có thể đánh giá báo cáo tài chính của doanh nghiệp và đưa ra ý kiến kiểm toán Do đó, chất lượng của cuộc kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ tin cậy của báo cáo tài chính

Tuy nhiên, kiểm toán báo cáo tài chính là một hoạt động đặc thù Thông tin tài chính trên báo cáo tài chính phải trung thực, minh bạch, hợp lý Do đó, kết quả kiểm toán buộc phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định và các công ty kiểm toán độc lập có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế hiện nay Hiểu rõ được nhu cầu ấy, các công ty kiểm toán luôn luôn nỗ lực nâng cao thương hiệu và chất lượng dịch vụ kiểm toán cho báo cáo tài chính của khách hàng bằng cách thiết kế, xây dựng và luôn cập nhật cho hệ thống kiểm soát hoạt động kiểm toán của riêng công ty và áp dụng chúng một cách hiệu quả

Thời gian gần đây, việc đo lường chất lượng kiểm toán nhận được nhiều sự chú ý và bàn luận từ các cấp quản lý, cơ quan giám sát, tổ chức chuyên môn và các hãng kiểm toán Nhìn vào bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều khó khăn và biến động của Việt Nam hiện nay, rõ ràng đây là một vấn đề hết sức cấp thiết bởi có không ít vụ bê bối của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hầu hết đều bắt nguồn từ vấn đề tài chính Đặc biệt chính là đại án Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị có liên quan, số tiền bị thất thoát của SCB lên đến hàng trăm ngìn tỷ đồng được dư luận hết sức quan tâm Trong giai đoạn 2012 – 2022, các kỳ báo cáo tài chính của SCB được công bố đều do ¾ các công ty kiểm toán big4 thực hiện và lần gần nhất trong báo cáo kiểm toán năm 2020 và soát xét 6 tháng đầu năm 2022 do KPMG thực hiện chỉ lưu ý ở thuyết minh rằng SCB đang thực hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu Công ty KPMG đưa ra ý kiến kiểm toán rằng “Báo cáo tài chính của SCB đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình hợp nhất của ngân hàng” Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu các công

Trang 16

ty kiểm toán có bỏ sót sai phạm tại SCB và vai trò của kiểm toán viên trong việc đánh giá Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tập đoàn này?

Bên cạnh việc nhận thức được vai trò quan trọng của hệ thống các hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại các tổ chức kiểm toán độc lập, tác giả đã tham gia thực tập tại công ty TNHH KPMG Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh – một trong những thành viên của KPMG International, được tiếp xúc với chương trình kiểm toán thực tế nên tác giả đã chọn đề tài “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu trường hợp tại công ty Trách nhiệm hữu hạn KPMG Việt Nam” để tìm hiểu và phân tích quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính đang được áp dụng tại công ty, điểm mạnh, điểm yếu còn tồn đọng và đồng thời đưa ra một số góp ý giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty KPMG Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài nghiên cứu thực trạng quy trình, phân tích và nhận xét ưu – khuyết điểm của hệ thống kiểm soát chất lượng trên các khía cạnh hệ thống quy định và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty KPMG Việt Nam để từ đó khuyến nghị các biện pháp nhằm nâng cao hệ thống kiểm soát chất lượng, phương thức cũng như quy trình nghiệp vụ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của công ty

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Một là, tìm hiểu hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đang được áp

dụng tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

- Hai là, phân tích và nhìn nhận ưu – nhược điểm của hệ thống kiểm soát chất lượng

hoạt động kiểm toán trên các phương diện hệ thống quy định và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty KPMG Việt Nam

- Ba là, khuyến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng,

phương thức cũng như quy trình nghiệp vụ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của công ty TNHH KPMG Việt Nam

Trang 17

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đang được áp dụng

tại công ty TNHH KPMG Việt Nam được cấu thành bởi những nội dung nào?

- Câu hỏi 2: Hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán trên các phương diện

hệ thống quy định và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty KPMG Việt Nam có những ưu điểm và khuyết điểm nào?

- Câu hỏi 3: Cần đưa vào áp dụng những biện pháp nào nằm cải thiện chất lượng hoạt

động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu tập trung vào hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện trong phạm vi tại công ty TNHH KPMG Việt Nam, những vấn đề đề diễn ra liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị kiểm toán khác không nằm trong phạm vi vủa khóa luận Mặt khác, vì tác giả chỉ làm việc với vai trò thực tập sinh và chỉ trong thời gian từ tháng 12/2023 đến tháng 02/2024 nên việc tiếp cận các thông tin, thủ tục kiểm toán của công ty còn hạn chế và có một số thông tin bảo mật của công ty nên khóa luận sẽ không đề cập đến

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận này đã được tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khảo sát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam Các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu: Tìm kiếm các nguồn tài liệu như: hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế và các nghiên cứu trước đây liên quan đến đối tượng nghiên cứu (sách, báo, tạp chí, luật, chuẩn mực…); tài liệu về chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại KPMG gồm KAEG GQ&RMM

- Phương pháp quan sát: Quan sát, tham gia thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

Trang 18

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát đánh giá của nhân viên bộ phận kiểm toán về tính hữu hiệu của quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được các kiểm toán viên vận dụng trong thực tế thông qua bảng câu hỏi đánh giá

- Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: toàn bộ các thông tin và dữ liệu đã thu thập được tổng hợp lại, sau đó sẽ được hệ thống hóa và phân tích để có thể đưa ra các kết luận và kiến nghị

1.6 Kết cấu của bài luận

Khóa luận có kết cấu bao gồm 04 chương với trọng tâm chủ yếu xoay quanh vào kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

- Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

- Chương 2: Các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

- Chương 4: Kết luận và hàm ý

Trang 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ở chương 1 của khóa luận, tác giả trình bày được mục tiêu, lý do và sự cấp thiết của việc thực hiện đề tài Từ đó, tác giả nêu ra các phương pháp nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính – Nghiên cứu trường hợp tại công ty TNHH KPMG Việt Nam” Đồng thời, chương 1 cũng nêu ra bố cục các phần được trình bày trong khóa luận này

Trang 20

CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước 2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Khi tiến hành thực hiện khóa luận này, tác giả đã tìm đọc một vài bài nghiên cứu của cả Việt Nam và nước ngoài Trong đó, những bài nghiên cứu nước ngoài mà tác giả tổng hợp lại như sau:

Đầu tiên chính là đề tài “Kiểm soát chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của nó đến báo cáo kiểm toán ở Nigeria” (tạm dịch) được thực hiện bởi Tapang et al (2020) Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán và tác động của nó đến báo cáo kiểm toán ở Nigeria trong bối cảnh kiểm toán viên đang bị cáo buộc thực hiện các cuộc kiểm toán không đạt tiêu chuẩn và kiểm tra các tài khoản quản lý được trình bày bởi các nhà quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là trong sự trỗi dậy của những bê bối trong các tổ chức tài chính Tác giả đã sử dụng mô hình nghiên cứu thực tế hậu nghiệm với quy mô 916 kiểm toán viên và 92 công ty kiểm toán được lựa chọn Dữ liệu được thu thập và phân tích bằng kỹ thuật bình phương tối thiểu thông thường với sự hỗ trợ của phần mềm STATA Sau khi tiến hành nghiên cứu, bài viết tiết lộ rằng: “Tất cả các ủy quyền kiểm soát chất lượng kiểm toán thực sự ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán ở Nigeria” Nghiên cứu khuyến nghị rằng các công ty kiểm toán nên tiếp tục nỗ lực để thực hiện được nhiều cuộc tư vấn nhất có thể để có thể thực hiện kiểm toán mà không chịu tác động bởi tư vấn thường xuyên và bày tỏ ý kiến chính xác về báo cáo tài chính Bên cạnh đó, các đơn vị kiểm toán cũng cần giám sát và quản lý hiệu quả tất cả các yếu tố có mức độ ảnh hưởng cao đến báo cáo kiểm toán và nên áp dụng quản lý theo ngoại trừ để tối thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao lợi nhuận ngay cả khi giảm phí kiểm toán cho khách hàng

Nhóm nghiên cứu của Saha & Roy (2016) đã thực hiện đề tài “Khung kiểm soát chất lượng cho kiểm toán báo cáo tài chính theo luật định: Nghiên cứu so sánh giữa Mỹ, Anh và Ấn Độ” (tạm dịch) bằng cách phân tích và so sánh các chính sách cũng như chương trình báo cáo tài chính được áp dụng ở 3 quốc gia là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Ấn Độ dựa theo chuẩn mực kiểm soát chất lượng và các chuẩn mực kiểm toán Kết quả thu được

Trang 21

của nghiên cứu thể hiện rằng: “Khung kiểm soát chất lượng ở cả ba quốc gia này gần như tương tự và ngang bằng với các tiêu chuẩn quốc tế Dẫu vậy, về các yêu cầu đạo đức liên quan và tài liệu tham gia, Vương quốc Anh và Ấn Độ có các chính sách kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn so với Hoa Kỳ” Đồng thời, các quy định kiểm soát chất lượng được áp dụng bởi đối tác tham gia để duy trì chất lượng của một cam kết cụ thể cũng đã có những tiến bộ lớn, khi các quốc gia phát triển và đang phát triển bắt đầu áp dụng các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (ISAS) bao gồm các khía cạnh khác nhau của kiểm toán và Chuẩn mực Kiểm soát Chất lượng Quốc tế (ISQC) kết hợp trách nhiệm của một công ty kiểm toán liên quan đến việc duy trì chất lượng một cuộc kiểm toán chuyên nghiệp do Hội đồng Chuẩn mực Kiểm toán và Đảm bảo Quốc tế (IAASB) quy định

Trong nghiên cứu khác của Dowling & Leech (2014) với chủ đề: “Việc sử dụng công nghệ thông tin của công ty Big 4 để kiểm soát quá trình kiểm toán: Hệ thống hỗ trợ kiểm toán đang thay đổi hành vi của kiểm toán viên như thế nào” (tạm dịch), nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu lưu trữ (bao gồm các tài liệu nội bộ, các bản ghi nhớ nêu rõ lý do thay đổi hệ thống, tài liệu dành cho người dùng,…và phỏng vấn kiểm toán viên tại các đơn vị kiểm toán thuộc Big4 đã triển khai hệ thống hỗ trợ kiểm toán mới Kế tiếp, tiến hành phân tích lặp đi lặp lại các dữ liệu phỏng vấn và lưu trữ thông qua quá trình phản ánh, thảo luận và phân tích phản ứng của kiểm toán viên đối với hệ thống hỗ trợ kiểm toán mới của công ty Qua quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả nhận định rằng khi sử dụng hệ thống hỗ trợ kiểm toán để kiểm soát quá trình kiểm toán thì sẽ có rủi ro cao, ít nhất là ban đầu, kiểm toán viên sẽ phụ thuộc quá mức vào hệ thống, tuy nhiên, các biện pháp can thiệp quản lý từ các quản lý cấp cao khi trao quyền cho kiểm toán viên sẽ được tận dụng tối đa và chịu trách nhiệm về cách họ sử dụng hệ thống có thể giảm thiểu rủi ro này Thêm vào đó, tác giả cũng cung cấp bằng chứng về cách các hệ thống hỗ trợ kiểm toán đang phát triển và điều này đang thay đổi hành vi của kiểm toán viên và sự tương tác của nhóm kiểm toán như thế nào

2.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam cũng có những bài nghiên cứu tương tự đề cập đề tài kiểm soát chất lượng kiểm toán

Trang 22

Trong một nghiên cứu của Nguyen Tra My (2020) về đề tài “Giới thiệu về kiểm soát chất lượng lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện” (tạm dịch), tác giả đã nhận định rằng thông thường, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện thông qua quy trình kiểm toán báo cáo tài chính với ba giai đoạn: kiểm soát chất lượng kiểm toán ở giai đoạn lập kế hoạch, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ở giai đoạn thực hiện và ở giai đoạn hoàn thiện Ngoài ra, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán còn được tiếp cận thông qua kiểm soát nội bộ và kiểm soát từ bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán Đặc biệt, điều này còn chịu tác động rất lớn của các yếu tố vĩ mô (khung pháo lý, sự phát triển kinh tế, sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước và hiệp hội, ) cũng như các yếu tố vi mô (quy mô công ty kiểm toán, chuyên môn của kiểm toán viên, đặc điểm quản trị điển hình, …) Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả chỉ xoay quanh vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ở giai đoạn lập kế hoạch được thực hiện bởi các đơn vị kiểm toán Nhằm thực hiện điều đó, đã tiến hành khảo sát về kiểm sóat chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính thông qua bảng câu hỏi gửi đến 200 kiểm toán viên đang làm việc tại các đơn vị kiểm toán tại Việt Nam như KPMG, PwC, Deloitte, EY, ASCO, BDO, Mazar, E-Jung, Immanuel, S&S, TDK, CPA, … Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra nhận định rằng: “Kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ Đồng thời, đã có những thách thức lớn trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính để có thể đáp ứng được yêu cầu của những người quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp Thêm vào đó, nền kinh tế toàn cầu đang chuyển sang thời đại số 4.0 kéo theo những thay đổi trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, có thách thức đối với doanh ngiệp kiểm toán, kiểm toán viên đơn vị, đối tượng được kiểm toán đã và đang tham gia vào các giao dịch và hoạt động mới Điều này sẽ khuyến khích việc hoàn thiện chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và giai đoạn lập kế hoạch nói riêng” Kết quả là sẽ có nhiều cơ hội hơn cho đơn vị kiểm toán và kiểm toán viên, mở ra những cơ hội, thách thức mới cho các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội

Trang 23

Nhóm tác giả Nguyen & Le (2019) cũng đã thực hiện đề tài “Kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty cung cấp dịch vụ đảm bảo: Trường hợp tại Việt” (tạm dịch) nhằm nghiên cứu việc thực áp dụng kỹ thuật và thủ tục kiểm toán do kiểm toán viên thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, đồng thời nghiên cứu cũng xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm toán chất lượng báo cáo tài chính của công ty kiểm toán tại Việt Nam Phương pháp định lượng được áp dụng trong nghiên cứu trong đó bảng câu hỏi được gửi tới 250 kiểm toán viên độc lập và 186 bảng câu hỏi hợp lệ được mã hóa, khai báo và nhập vào phần mềm SPSS 22.0 Kết quả phân tích nhân tố và kiểm định hồi quy cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: phương thức kiểm toán, chất lượng kiểm toán viên, nhận thức của kiểm toán viên và ban giáo đốc, vị thế của công ty kiểm toán, … Trong đó, phương pháp kiểm toán và chất lượng kiểm toán viên là yếu tố mạnh nhất

Ở một nghiên cứu khác của Nguyen Anh Tuan (2014) với đề tài “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của kiểm toán độc lập – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, tác giả đã trình bày cụ thể cơ sở lý thuyết về Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của kiểm toán độc lập cũng như xác định các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán như: cơ cấu tổ chức, chính sách đào tạo, những quy định về chuyên môn, tiền lương, hoạt động kiểm tra, kiểm soát, … Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đưa ra những nhận xét tổng quan về tình hình Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Việt Nam từ năm 1991 đến năm hiện thời, đặc biệt là giai đoạn 2007-2013 Nhằm làm rõ các vấn đề đặt ra, bài nghiên cứu đã sử sụng nhiều phương pháp như: tổng hợp, khảo sát đánh giá tài liệu, thống kê và phân tích, so sánh, … nhằm làm căn cứ để đưa ra các nhận định và các đề xuất phù hợp Qua đó, tác giả cũng đề ra một số giải pháp nâng cao kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán nhằm thích nghi với tình hình thực tiễn của các tổ chức cũng như bối cảnh tại Việt Nam

Trang 24

Bảng 2 1 - Tóm tắt các nghiên cứu liên quan Tác giả/

Kiểm soát chất lượng kiểm toán và ảnh hưởng của nó tới Báo cáo kiểm toán ở Nigeria

Đề tài áp dụng mô hình nghiên cứu thực tế hậu nghiệm với quy mô 916 kiểm toán viên và 92 đơn vị kiểm toán được lựa chọn Dữ liệu được thu thập và phân tích bằng kỹ thuật bình phương tối thiểu thông thường trên phần mềm STATA

Bài nghiên cứu tiết lộ rằng tất cả các ủy quyền Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán thực sự ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán ở Nigeria Nghiên cứu khuyến nghị rằng “Các công ty kiểm toán nên tiếp tục phấn đấu để thực hiện được nhiều cuộc tư vấn nhất có thể để có thể thực hiện kiểm toán mà không bị ảnh hưởng bởi tư vấn thường xuyên và bày tỏ ý kiến chính xác về báo cáo tài chính” Bên cạnh đó, các đơn vị kiểm toán cũng phải giám sát và quản lý hiệu quả tất cả các tác nhân có mức độ ảnh hưởng cao đến báo cáo kiểm toán và nên áp dụng quản lý theo ngoại trừ để tối thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao lợi nhuận ngay cả khi giảm phí kiểm toán cho khách hàng Saha &

Roy (2016)

Khung kiểm soát chất lượng cho kiểm toán bái cáo tài chính theo luật định: Nghiên cứu so

Nghiên cứu đã phân tích và so sánh các chính sách cũng như các hoạt động Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được áp dụng ở 3 quốc gia là Hoa Kỳ, Vương

Nghiên cứu thể hiện rằng: “Khung kiểm soát chất lượng ở cả ba quốc gia này gần như tương tự và ngang bằng với các yêu cầu quốc tế Dẫu vậy, về các yêu cầu đạo đức liên quan và tài liệu tham gia, Vương quốc Anh và

Trang 25

sánh giữa Mỹ, Anh và Ấn Độ

quốc Anh và Ấn Độ dựa theo chuẩn mực kiểm soát chất lượng và các chuẩn mực kiểm toán

Ấn Độ có các chính sách kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn so với Hoa Kỳ” Đồng thời, các quy chế về kiểm soát chất lượng được ban hành bởi đối tác tham gia để duy trì chất lượng của một cam kết cụ thể cũng đã có những tiến bộ lớn, khi những quốc gia phát triển và đang phát triển bắt đầu áp dụng các Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (ISAS) bao gồm các khía cạnh khác nhau của kiểm toán và Chuẩn mực Kiểm sóa Chất lượng Quốc tế (ÍQC) kết hợp trách nhiệm của một công ty kiểm toán liên quan đến việc duy trì chất lượng của cuộc kiểm toán chuyên nghiệp do Hội đồng Chuẩn mực kiểm toán và Đảm bảo Quốc tế (IAASB) quy định Dowling

& Leech (2014)

Việc sử dụng công nghệ thông tin của công ty Big 4 để kiểm soát quá trình kiểm toán: Hệ thống hỗ trợ kiểm toán đang thay đổi hành vi của kiểm toán viên như thế nào

Nhóm tác giả đã tổng hợp dữ liệu lưu trữ (bao gồm các tài liệu nội bộ, các bản ghi nhớ nêu rõ lý do thay đổi hệ thống, tài liệu dành cho người dùng, …và phỏng vấn kiểm toán viên tại các đơn vị kiểm toán thuộc Big4 đã triển khai hệ thống hỗ trợ kiểm toán mới Kế tiếp, thực hiện phân tích

Nghiên cứu nhận định rằng khi sử dụng hệ thống hỗ trợ kiểm toán để kiểm soát quá trình kiểm toán thì sẽ có rủi ro cao, ít nhất là ban đầu, kiểm toán viên sẽ phụ thuộc quá mức vào hệ thống, tuy nhiên, các biện pháp can thiệp quản lý từ các quản lý cấp cao khi trao quyền cho kiểm toán viên sẽ được tận dụng tối đa và chịu trách nhiệm về cách họ sử dụng hệ thống có thể giảm thiểu rủi ro này

Trang 26

lặp đi lặp lại các dữ liệu phỏng vấn và lưu trữ thông qua quá trình phản ánh, thảo luận và phân tích phản ứng của kiểm toán viên đối với hệ thống hỗ trợ kiểm toán mới của công ty

Thêm vào đó, tác giả cũng cung cấp bằng chứng về cách các hệ thống hỗ trợ kiểm toán đang phát triển và điều này đang thay đổi hành vi của kiểm toán viên và sự tương tác của nhóm kiểm toán ra sao

Các nghiên cứu trong nước

Nguyen Tra My (2020)

Giới thiệu về kiểm soát chất lượng lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện

Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát về kiểm sóat chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính thông qua bảng câu hỏi gửi đến 200 kiểm toán viên đang làm việc tại các công ty kiểm toán tại Việt Nam như KPMG, PwC, Deloitte, EY, ASCO, BDO, Mazar, E-Jung, Immanuel, S&S, TDK, CPA, …

Tác giả nhận định rằng: “Kiểm toán báo cáo tài chính ở Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ” Đồng thời, đã có những thách thức lớn trong việc đảm bảo chất lượng kiểm toán và kiểm soát hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính nhằm đáp ứng được yêu cầu của những người quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp Thêm vào đó, nền kinh tế toàn cầu đang chuyển sang thời đại số 4.0 kéo theo những thay đổi trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Khi lập kế hoạch kiểm toán, có thách thức đối với doanh ngiệp kiểm toán, kiểm toán viên đơn vị, đối tượng được kiểm toán đã và đang thực hiện các giao dịch và hoạt động mới Điều này sẽ khuyến khích việc nâng cao chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính nói

Trang 27

chung và giai đoạn lập kế hoạch nói riêng Kết quả là sẽ có nhiều cơ hội hơn cho đơn vị kiểm toán và kiểm toán viên, mở ra những cơ hội, thách thức mới cho các cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội

Nguyen & Le (2019)

Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp bảo hiểm: Trường hợp Việt Nam

Phương pháp định lượng được vận dụng trong nghiên cứu trong đó bảng câu hỏi được gửi tới 250 kiểm toán viên độc lập và 186 bảng câu hỏi hợp lệ được mã hóa, khai báo và nhập vào phần mềm SPSS 22.0

Kết quả phân tích nhân tố và kiểm định hồi quy cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: phương thức kiểm toán, chất lượng kiểm toán viên, nhận thức của kiểm toán viên và ban giáo đốc, vị thế của đơn vị kiểm toán, … Trong đó, phương pháp kiểm toán và chất lượng kiểm toán viên là yếu tố mạnh nhất

Nguyen Anh Tuan (2014)

Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của kiểm toán độc lập – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Nhằm làm rõ các vấn đề đặt ra, tác giả đã vận dụng nhiều phương thức như: tổng hợp, khảo sát đánh giá tài liệu, thống kê và phân tích, so sánh, … nhằm làm tiền đề để đưa ra các nhận định và các đề xuất thích hợp

Tác giả đã trình bày cụ thể được cơ sở lý luận về Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của kiểm toán độc lập cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán như: cơ cấu tổ chức, chính sách đào tạo, các quy định về chuyên môn, tiền lương, hoạt động kiểm tra, giám sát, … Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Việt Nam từ năm 1991 đến

Trang 28

năm hiện thời, đặc biệt là giai đoạn 2007-2013 Đồng thời, tác giả cũng khuyến nghị một số phương pháp giúp hoàn thiện công tác Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nhằm thích nghi với tình hình thực tiễn của các tổ chức và bối cảnh tại Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.1.3 Khe hổng nghiên cứu

Thông qua quá trình tìm hiểu và tổng hợp các công trình nghiên cứu về đề tài Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính cả ở trong nước lẫn ngoài nước, có thể thấy rằng đề tài này được các nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện phân tích trên nhiều phương diện và phương pháp khác nhau Dẫu vậy, đích đến chính là mong muốn nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính và thõa mãn nhu cầu của các bên liên quan Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu vẫn còn đang ở trong phạm vi rộng, trong quy mô của một quốc gia thông qua việc tổng hợp thông tin từ các hãng kiểm toán ở đất nước đó mà chưa có nhiều bài nghiên cứu đi sâu vào quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại một tổ chức cụ thể, nhất là các tổ chức kiểm toán độc lập lớn như Big Four Do vậy, với bài nghiên cứu này, tác giả sẽ đi sâu vào quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam và đóng góp những giải pháp nhằm cải thiện hệ thống kiểm soát hoạt động kiểm toán của công ty

2.2 Tổng quan về chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.1 Khái niệm về chất lượng

Chất lượng là khái niệm tương đối, có thể thay đổi theo không gian và thời gian, chịu ảnh hưởng của nền kinh tế

Theo Từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn và Nhà xuất bản Hồng Đức tái bản năm 2018 thì “Chất lượng làm nên bản chất và giá trị của bất kỳ con người, vậy dụng, sự việc nào”

Trang 29

Theo Oxford Languages, chất lượng chính là “Tiêu chuẩn của một cái gì đó được đo lường so với những thứ khác cùng loại; là mức độ xuất sắc của một cái gì đó”

Tùy vào lĩnh vực mà định nghĩa về chất lượng cũng khác nhau Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng có nêu rằng: “Chất lượng là mức độ của một tập hợp và các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu”

Từ các định nghĩa trên, có thể nhận định rằng chất lượng luôn là một thách thức lớn, cần được ưu tiên hàng đầu của mọi tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh của mình bởi nó chính là thang đo giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, … Mặc dù có nhiều cở sở dẫn liệu nói về chất lượng nhưng điểm chung là đều đề cập đến vấn đề nhà sản xuất và người tiêu dùng đều muốn có được chính là sự hài lòng nhu cầu tiêu dùng với các điều kiện nhất định Khi một sản phẩm được tạo ra nhưng vì lý do nào đó mà không thõa mãn người sử dụng thì được đánh giá là có kém chất lượng dẫu cho trình độ công nghệ để sản xuất ra sản phẩm đó có thể rất tiên tiến

2.2.2 Khái quát về chất lượng kiểm toán

Tại chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán có nêu rằng: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thõa mãn các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thõa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”

Không chỉ có doanh nghiệp kiểm toán phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo các hoạt động trong cuộc kiểm toán luôn được kiểm soát tốt, mà hoạt động này còn chịu sự theo dõi sát sao của các tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan ban ngành có thẩm quyền Về kiểm soát chất lượng từ bên trong các công ty kiểm toán, điều này được thể hiện bởi các quy định, các thủ tục mà doanh nghiệp ấy đã tổ chức, xây dựng và thực hiện Mặt khác, đối với kiểm soát chất lượng từ bên ngoài được thực hiện bởi các cơ quan, hội đồng, ủy ban đánh giá chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp kiểm toán đem lại Qua đây có thể thấy rằng tùy thuộc vào đặc thù của từng khách hàng, từng doanh nghiệp và từng quốc gia

Trang 30

khác nhau, đứng dưới mỗi vị trí sẽ có những góc nhìn đa dạng về chất lượng của hoạt động kiểm toán

Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán:

Mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau và tùy thuộc vào mục đích kiểm toán mà khách hàng sẽ có những mong đợi về chất lượng kiểm toán khác nhau Cụ thể, nếu kiểm toán với mục đích lần đầu niêm yến trên sàn chứng khoán hay để vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp được kiểm toán hy vọng cuộc kiểm toán vừa đảm bảo rằng các thông số tài chính được thể hiện tốt nhất vừa đưa ra ý kiến trung thực về sức khỏe tài chính của công ty Hoặc trong trường hợp công ty con ở Việt Nam lập báo cáo tài chính để hợp nhất với công ty mẹ, ngoài viêc phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật Việt Nam đã ban hành mà phải thực hiện đúng với các quy chế mà công ty mẹ quy định

Tóm lại, một cuộc kiểm toán được cho là đạt chất lượng cần phải có khả năng phát hiện ra các sai sót trọng yếu công ty đang mắc phải, các gian lận, rủi ro tài chính mà kế toán viên phải đối mặt; đưa ra ý kiến trung thực và khách quan về các chỉ số tài chính đã được kiêm toán; đồng thời, kiểm toán viên có thể nêu ra những đánh giá, khuyến nghị phù hợp nhằm giúp đơn vị được kiểm toán nâng cao chất lượng hoạt động

Đối với công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán:

Dưới góc nhìn của các kiểm toán viên, chất lượng kiểm toán được thể hiện ở việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, các quy định và thông tư hiện hành, các quy định đạo đức nghề nghiệp để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán đảm bảo độ tin cậy và khách quan Tuy nhiên, đích đến các công ty kiểm toán vẫn là hoạt động trên lợi nhuận Điều này cũng có nghĩa rằng một cuộc kiểm toán chất lượng cũng phải đảm bảo về mặt lợi nhuận cho công ty Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển cạnh tranh của nền kinh tế hiện nay, việc giảm thiểu tối đa chi phí đã tác động phần nào tới hoạt động của các công ty kiểm toán Trong nghiên cứu của Liên & Trang (2016) với đề tài “Ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam” đã nhận định rằng phí kiểm toán chính là một trong những tác nhân tác động cùng chiều tới chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập Giá phí kiểm toán càng cao càng đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập, do đó, nếu cạnh tranh không lành mạnh bằng việc giảm giá phí kiểm toán để đạt được hợp đồng

Trang 31

với khách hàng, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quyết định của nhà đầu tư và các bên liên quan Do vậy, những đơn vị kiểm toán cần phải cân nhắc giữa lợi ích mang lại để có thể cung cấp một cuộc kiểm toán chất lượng với chi phí cần phải bỏ ra

Đối với những đối tượng sử dụng thông tin kết quả kiểm toán:

Thông thường, những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán có thể là các nhà đầu tư, các cơ quan nhà nước, … Những đối tượng này rất quan tâm đến chất lượng của cuộc kiểm toán bởi họ cần một bên độc lập đứng ra xác minh và đưa ra ý kiến liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán có trung thực và hợp lý hay không nhằm có được quyết định chính xác cho doanh nghiệp

2.2.3 Các khía cạnh cơ bản để đánh giá chất lượng kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 220 nhận định chất lượng công tác kiểm toán có thể được đánh giá từ ba phương diện dưới đây:

- Thứ nhất, “Mức độ hài lòng của người sử dụng thông tin đối với tính khách quan

và độ tin cậy của kết quả kiểm toán”

Tính khách quan và độc lập của kiểm toán viên có ý nghĩa trong việc đảm bảo ý nghĩa và giá trị của dịch vụ kiểm toán độc lập Ý kiến kiểm toán được đưa ra giúp đảm bảo với những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán rằng các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán là trung thực và hợp lý Sự đảm bảo này chỉ được tin cậy và có ý nghĩa khi và chỉ khi ý kiến kiểm toán được đưa ra bởi các kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao và ý kiến kiểm toán mang tính khách quan và độc lập, không chịu chi phối bởi bất cứ điều gì Chỉ khi thõa mãn được những yếu tố này thì mới đem lại sự hài lòng và tin tưởng cho những đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán

Để phân tích được các yếu tố này, cần đánh giá tính tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp của cả kiểm toán viên và đơn vị thực hiện kiểm toán trong xuyên suốt quá trình thực hiện cuộc kiểm toán dựa trên các tiêu chí như: trình độ chuyên môn và kỹ năng kinh nghiệm của kiểm toán viên, cách thức thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, duy trì tính độc lập, chính trực và khách quan, các thủ tục giám sát, quản lý, soát xét và phát hành báo cáo kiểm toán, …

Trang 32

- Thứ hai, “Mức độ hài lòng của doanh nghiệp được kiểm toán trong việc đóng góp

ý kiến nâng cao hiệu quả kinh doanh”

Những lỗi sai trong quản lý, kế toán là điều khó có thể tránh khỏi của mỗi doanh nghiệp Nhiệm vụ của kiểm toán viên chính là đảm bảo các doanh nghiệp được kiểm toán không mắc phải các sai sót trọng yếu và nếu xuất hiện các sai sót cần chỉ ra để công ty được kiểm toán kiểm tra, sửa chữa, điều chỉnh Do vậy, người quản lý doanh nghiệp đặt kỳ vọng và sự tin tưởng vào những phát hiện và đề xuất của kiểm toán viên cũng như trình độ chuyên môn và trách nhiệm của kiểm toán viên tham gia thực hiện kiểm toán để có thể kịp thời sửa đổi những sai phạm và nâng cao chất lượng thông tin tài chính của doanh nghiệp

- Thứ ba, “Báo cáo kiểm toán được lập kế hoạch và ban hành đúng với thời gian quy

định trong hợp dồng kiểm toán với mức phí dịch vụ hợp lý”

Giá trị của thông tin tài chính còn nằm ở tính kịp thời Nếu thông tin được công bố không đúng với quy định về thời gian thì sẽ không còn giá trị sử dụng và có thể gây rắc rối trong việc đưa ra các quyết định tài chính hay làm lỡ các cơ hội kinh doanh Mặt khác, các thông tin tài chính do doanh nghiệp lập, phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán, đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của các thông tin đó trước khi phát hành báo cáo đến người sử dụng Do đó, nếu có sự chậm trễ trong quá trình kiểm toán mà nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu hiệu quả trong công tác tổ chức, giám sát và quản lý cuộc kiểm toán hoặc bất cứ nguyên nhân gì xuất phát từ phía công ty kiểm toán gây chậm trễ và sai kế hoạch đã đựa ký kết trong hợp đồng kiểm toán sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của dịch vụ đơn vị kiểm toán

Về phí kiểm toán, mặc dù phí kiểm toán không phải là chỉ tiêu duy nhất được xét đến khi chất lượng công tác kiểm toán tuy nhiên nó vẫn đóng vai trò đánh giá mức độ hài lòng nhu cầu của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán bởi phí dịch vụ kiểm toán được xác định dựa vào thời gian để có thể hoàn thành cuộc kiểm toán và đơn giá giờ công làm việc của các thành viên nhóm kiểm toán Bỏ qua các nhân tố khác tác động đến đơn giá giờ công làm việc của các thành viên nhóm kiểm toán, nếu có thể cắt giảm thời gian kiểm toán mà vẫn đảm bảo hoàn thành việc kiểm toán một cách tốt nhất sẽ là điều kiện để có thể hạ giá phí kiểm toán

Trang 33

2.3 Tổng quan về kiểm soát chất lượng một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính

2.3.1 Khái quát về kiểm soát chất lượng “Kiểm toán báo cáo tài chính”

Tại Văn bản hợp nhất số 43/VBHN – BTC của Bộ Tài chính: “Thông tư quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán” có định nghĩa về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán như sau: “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán là việc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán và giám sát hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề trên cơ sở các quy định và thủ tục do cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan trong quá trình hoạt động”

2.3.2 Mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

Chất lượng hoạt động kiểm toán bên cạnh chịu sự quản lý của hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được xây dựng bởi các đơn vị kiểm toán cũng chịu sự giám sát của các cơ quan Nhà nước, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VACPA) và các công ty kiểm toán độc lập khác

Cũng tại “Văn bản hợp nhất số 43/VBHN – BTC của Bộ Tài chính: Thông tư quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán” có nêu rằng mục tiêu của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán nhằm:

- Kiểm tra việc thiết lập, công tác phổ biến và tuân thủ thực thi các quy định, thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ của chính doanh nghiệp kiểm toán

- Kiểm tra thực trạng tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, quy định pháp luật cũng như các quy định về việc cung cấp dịch vụ kiểm toán của đơn vị kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề

- Phát hiện, xử phạt và có những xử lý kịp thời trước những vi phạm được phát hiện trong công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán

- Góp phần sửa đổi, bổ sung và không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kiểm toán động lập và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán

2.3.3 Các cấp độ kiểm soát công tác kiểm toán

2.3.3.1 Kiểm soát chất lượng từ bên trong các công ty kiểm toán

Trang 34

Đối với các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là quá trình cả thành viên nhóm kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán tuân thủ các quy định, thủ tục kiểm soát chất lượng trong xuyên suốt các hoạt động diễn ra của đơn vị kiểm toán trong toàn bộ cuộc kiểm toán Nếu kiểm soát chất lượng trong mỗi cuộc kiểm toán được thực hiện tốt thì vừa giúp cho kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến kiểm toán đáng tin cậy, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện kiểm toán, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán

Căn cứ vào Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” và Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 01 – VSQC1 quy định về “Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác” có đề cập đến các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng toàn công ty và kiểm soát chất lượng từng hợp đồng kiểm toán như sau:

Kiểm soát chất lượng toàn công ty

- Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Nhân viên chuyên nghiệp của các doanh

nghiệp kiểm toán cần phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có liên quan như: tính độc lập, khách quan, chính trực, đảm bảo năng lực chuyên môn và tuân thủ các chuẩn mực chuyên môn, tính thận trọng, bảo mật, tư cách nghề nghiệp

- Kỹ năng và năng lực chuyên môn: Thành viên của các nhóm kiểm toán phải có kỹ

năng và năng lực chuyên môn, không ngừng học hỏi, cập chật và nâng cao kiến thức

- Phân công công việc: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán

có trách nhiệm xem xét khối lượng công việc và xác định nhu cầu về số lượng thành viên tham gia các cuộc kiểm toán

- Hướng dẫn và giám sát: Công ty kiểm toán không những cần xây dựng hệ thống

kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán hợp lý và hữu hiệu mà còn cần giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo việc tuân thủ các chính sách và thủ tục kiểm soát chất

lượng hoạt động kiểm toán

- Tài liệu, hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc của kiểm toán viên: Cần phải được ghi

chép và lưu trữ đầy đủ Nếu cuộc kiểm toán có tham vấn ý kiến từ các chuyên gia

Trang 35

trong hoặc ngoài công ty kiểm toán khi có vấn đề phức tạp phát sinh, các kiểm toán viên cũng cần phải ghi chép lại chi tiết và đầy đủ

- Duy trì và chấp nhận khách hàng: Đơn vị kiểm toán phải thu thập đầy đủ các thông

tin cần thiết về khách hàng, đồng thời thực hiện các thủ tục phù hợp, cân nhắc tính độc lập, năng lực phụ vụ khách hàng, … để làm căn cứ trong việc ra quyết định có duy trì cung cấp dịch vụ cho khách hàng hiện tại và chấp nhận khách hàng mới

- Kiểm tra: Doanh nghiệp kiểm toán cần phải theo dõi thường xuyên, kiểm tra tính

đầy đủ và hữu hiệu trong qua trình thực hiện các chính sách và quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty

Kiểm soát chất lượng từng hợp đồng kiểm toán

- Hướng dẫn: “Kế hoạch kiểm toát tổng thể và chương trình kiểm toán sẽ là công cụ

quan trọng trong việc hướng dẫn các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán thực hiện các thủ tục kiểm toán” Thêm vào đó, trong mỗi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cũng cần phổ biến, hướng dẫn trợ lý kiểm toán các nội dung cần thiết như: phạm vi cuộc kiểm toán, tính chất của khách hàng, mục tiêu cuộc kiểm toán, các vấn đề quan trọng cần chú ý, …

- Giám sát: Việc giám sát nghiêm ngặt quá trình kiểm toán sẽ giúp kiểm tra liệu các

thành viên tham gia nhóm kiểm toán có đủ năng lực chuyên môn cần thiết để tham gia kiểm toán hay không, có tuân thủ đạo đức nghề nghiệp hay có các hành vi cấu kết với khách hàng hay không, công tác kiểm toán có đúng với các điều lệ đã ký kết trong hợp đồng hay không, … và giúp xử lý kịp thời các rủi ro, sai sót phát sinh

- Kiểm tra: Các công việc được các thành viên nhóm kiểm toán tiến hành luôn luôn

phải được kiểm tra lại để đảm bảo: thực hiện đúng với kế hoạch của cuộc kiểm toán, các vấn đề quan trọng và các sai sót trọng yếu đã được phản ánh, giải quyết và các giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán, bằng chứng kiểm toán đã được lưu giữ đầy đủ

2.3.3.2 Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài

Các văn bản, quy định, thông tư, quy chế, điều lệ nghề nghiệp, các nguyên tắc và chuẩn mực sẽ là cơ sở để triển khai các công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài Tùy thuộc vào từng quốc gia sẽ có các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan có

Trang 36

thẩm quyền thực hiện kiểm soát chất lượng đối với các doanh nghiệp kiểm toán Tại Việt Nam, có các cơ quan chịu trách nhiệm liên quan như: Bộ Tài chính, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VACPA), Ủy ban chứng khoán, …

Việc thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài thật sự quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế quốc gia mà còn chính bản thân doanh nghiệp vì:

- Đối với các cơ quan ban ngành: Hoạt động này giúp đánh giá thực trạng tuân thủ

các quy định và chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán cũng như các thông tư được ban hành để kịp thời phát hiện ra các thực trạng tiêu cực còn tồn tại để xử lý khắc phục Thêm vào đó, tạo nền móng để xây dựng và đề ra các thủ tục kiểm soát chất lượng hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng công tác kiểm toán mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và các chuẩn mực nghề nghiệp

- Đối với công ty kiểm toán: Đây là cơ hội để các đơn vị kiểm toán biết được các vấn

đề mà công ty vẫn còn sai và cần khắc phục hay điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán

Theo Khuôn khổ IAASB về chất lượng kiểm toán, tác giả phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến nhất chất lượng kiểm toán như sau:

2.3.4.1 Các nhân tố nội sinh

- Kiểm toán viên/ nhóm kiểm toán: Chất lượng kiểm toán viên là một trong những

nhân tố chính tạo nên chất lượng của cuộc kiểm toán Có thể đánh giá chất lượng

kiểm toán viên dựa trên các yếu tố như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc

và đạo đức của kiểm toán viên

- Công ty kiểm toán: Chất lượng hoạt động kiểm toán chịu tác động bởi quy chế tuyển

dụng và đạo tạo nhân viên của đơn vị, quy định duy trì và tìm kiếm khách hàng cũng như văn hóa hoạt động của công ty và hệ thống thủ tục, chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được đơn vị kiểm toán thực hiện

2.3.4.2 Các nhân tố ngoại sinh

- Hệ thống thông tư, văn bản, quy định của các cơ quan ban ngành: Tại những quốc

gia có thệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh vẫn chưa đầy đủ, nhất quán, báo

Trang 37

cáo tài chính vẫn còn tồn đọng những hạn chế và sự kỳ vọng của các đối tượng sử dụng thông tin không quá nhiều Tuy nhiên, ở các nước phát triển hơn, việc minh bạch các thông tin trên báo cáo tài chính được yêu cầu cao bởi thị trường tài chính phát triển và nhu cầu sử dụng các thông tin tài chính là lớn Vì vậy, các điều luật và quy định liên quan đến công bố thông tin cần phải chặt chẽ, chi tiết các công việc cần làm, chức năng, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của từng đối tượng tham gia vào hoạt động kiểm toán

- Đơn vị được kiểm toán: Hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán hoặc mức độ

hợp tác của nhân viên kế toán cũng có ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động kiểm toán Ngoài ra, cuộc kiểm toán cũng chịu ảnh hưởng bởi thời gian thực hiện kiểm toán hoặc mối quan hệ của công ty kiểm toán với doanh nghiệp được kiểm toán

- Các nhà quản lý kinh tế và công chúng: nhận thức của công chúng và các nhà quản

lý kinh tế cũng có khả năng tạo sức ép cho kiểm toán viên và cả chất lượng của cuộc kiểm toán

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 của khóa luận đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Qua đây sẽ giúp người đọc hình dung về bức tranh tổng thể khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu vẫn còn đang ở trong phạm vi rộng, trong quy mô của một quốc gia thông qua việc tổng hợp thông tin từ các đơn vị kiểm toán tại đất nước đó mà chưa có nhiều bài nghiên cứu đi sâu vào quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại một đơn vị kiểm toán cụ thể, nhất là các tổ chức kiểm toán độc lập lớn như Big Four Đồng thời, ngày nay, nền kinh tế luôn biến động khôn lường, thị trường các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ngày càng mở rộng làm tăng yêu cầu về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Do vậy, với khóa luận này, tác giả sẽ đi sâu vào quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam và khuyến nghị những biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát công tác kiểm toán của công ty

Đồng thời, cũng tại chương 2, tác giả cũng làm rõ các cơ sở lý thuyết liên quan đến kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán như: các định nghĩa về khái niệm về chất lượng báo cáo tài chính tổng quan về kiểm soát chất lượng báo cáo tài chính, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát báo cáo tài chính Đây cũng chính là nền tảng lý thuyết cho khóa luận

Trang 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

KPMG VIỆT NAM 3.1 Tổng quan về công ty TNHH KPMG Việt Nam

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

3.1.1.1 KPMG International Limited

Hình 3 1 - Logo công ty

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Cùng với các công ty EY, Deloitte, PwC, KPMG được biết đến là một trong bốn đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn tài chính chuyên nghiệp hàng đầu thế giới Vào tháng 01 năm 1987, thương vụ sáp nhập lớn giữa Peat Marwick International (PMI) và KlynveldMain Goerdeler (KMG) được công bố ra công chúng và KPMG được thành lập Vào thời điểm đó, đây là vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành kế toán Công ty tin tưởng mạnh mẽ vào sự chính trực đến mức đã tạo ra một điều lệ về giá trị chung đặt ra tiêu chuẩn mới cho ngành

“KPMG” là tên viết tắt của bốn thành viên sáng lập chính của tổ chức gồm ông William Barclay Peat (P trong KPMG), James Marwick (M trong KPMG), Piet Klynveld (K trong KPMG), Reinhard Goerdeler (G trong KPMG)

Trang 40

Hình 3 2 - Các thành viên sáng lập KPMG

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

KPMG International đóng vai trò là đơn vị điều phối vì lợi ích chung của tổ chức KPMG Nhóm này bao gồm một nhóm gồm các chuyên gia đa dạng tận tâm thúc đẩy Chiến lược tập thể của công ty tiến lên, hợp tác chặt chẽ với các công ty thành viên và khu vực Với mục tiêu tập trung cao độ vào việc đạt được tham vọng Tăng trưởng và Niềm tin của KPMG, KPMG International có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ danh tiếng của KPMG, thiết lập các tiêu chuẩn và phương pháp thực hành tốt nhất cho tổ chức, đồng thời phát triển các giải pháp hỗ trợ công nghệ tốt nhất để thõa mãn nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng,… KPMG International cũng cung cấp một số công cụ, nguồn lực, chương trình và hướng dẫn để giúp các công ty thành viên và khu vực thúc đẩy tính nhất quán và sự tập trung chung

KPMG có trụ sở chính được đặt tại Amstelveen, Hà Lan Trong năm tài chính 2023, công ty đã có mặt tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 270.000 nhân viên và chủ phần hùn (partner), cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, chính phủ, cơ quan khu vực công, tổ chức phi lợi nhuận thông qua các hoạt động kiểm toán và đảm bảo,… KPMG cam kết đảm bảo chất lượng và dịch vụ xuất sắc trong mọi nghiệp vụ, mang lại những gì tốt nhất cho khách hàng và giành được sự tin tưởng của công chúng thông qua hành động và cách ứng xử của cả về mặt chuyên môn lẫn cá nhân

Ngày đăng: 12/06/2024, 15:34

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan