Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Kinh tế - Thương mại - Kinh tế Ngày 0182016, Thành ủy Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 02- NQTU “Về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ” (Nghị quyết số 02- NQTU). Qua 03 năm triển khai thực hiện, các cấp, các ngành của thành phố đa triển khai thực hiện và đạt được kết quả bước đầu quan trọng. Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQTU ngày 0182016 của Thành ủy “Về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ” Sở KHCN TP. Cần Thơ Qua triển khai học tập, quán triệt, các cấp, các ngành nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ (KHCN) , xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là đối với ngành KHCN thành phố, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 02- NQTU, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 114KH-UBND ngày 2392016 (Kế hoạch 114KH-UBND) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho một số sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện . Nhằm định hướng lộ trình phát triển KHCN phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 129QĐ-UBN D ngày 17012017 phê duyệt Quy hoạch phát triển KHCN thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 02-NQTU đã được các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn thành phố tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tăng cường thực hiện chuyên trang, chuyên đề lĩnh vực KHCN bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng để tuyên truyền, phổ biến quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển, ứng dụng KHCN; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KHCN , đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của thành phố. I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về phát triển, ứng dụng KHCN Quán triệt Nghị quyết số 02- NQTU, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thành phố về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến KHCN; xác định KHCN là khâu đột phá, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ văn minh, hiện đại, từng bước xây dựng TP. Cần Thơ trở thành thành phố thông minh, xứng tầm với vai trò trung tâm vùng ĐBSCL; phát triển, ứng dụng KHCN là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước, gắn liền với nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của thành phố trong thời gian tới. Hoạt động KHCN được các ngành, các cấp địa phương quan tâm thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động KHCN. 1.2. Áp dụng cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát triển, ứng dụng KHCN - Công tác bố trí ngân sách nhà nước phát triển hạ tầng KHCN được thực hiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KHCN năm 2017 tỷ lệ khoảng 0,67 trên tổng chi ngân sách thành phố; năm 2018 tỷ lệ khoảng 1,37 trên tổng chi ngân sách thành phố, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm qua, trong đó, chi đầu tư phát triển KHCN tăng 188 so với năm 2017; năm 2019 tỷ lệ khoảng 0,97 trên tổng chi ngân sách thành phố. - Công tác cải cách thủ tục hành chính được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với lĩnh vực KHCN ; thực hiện đúng quy định việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cổng thông tin điện tử thành phố. - Các cấp, các ngành thành phố triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách của Trung ương và của thành phố về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ...; triển khai kế hoạch hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ đến năm 2025, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. - Thực hiện chủ trương phát triển doanh nghiệp KHCN, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, UBND thành phố đã ban hành “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN và tổ chức KHCN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm TP. Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020” nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức KHCN có tiềm năng chuyển sang loại hình doanh nghiệp KHCN. 1.3. Tập trung đầu tư tiềm lực KHCN - Công tác đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật KHCN được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ; một số đề án, dự án đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật KHCN đang được thành phố từng bước triển khai, thực hiện; phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố về lĩnh vực KHCN, y tế, giáo dục và đào tạo,... - Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 73 đơn vị có hoạt động KHCN, chủ trì thực hiện 1.682 nhiệm vụ KHCN nghệ các cấp; số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là 7.455 người. Các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp tích cực trong nghiên cứu, tư vấn phản biện, giải quyết các vấn đề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và vùng ĐBSCL. - Trong 03 năm, có khoảng 700 lượt nhà khoa học tư vấn thực hiện, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KHCN, thẩm định công nghệ các dự án đầu tư,... Thành phố hiện có 02 nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia và 33 nhiệm vụ KHCN cấp thành phố, 14 nhiệm vu KHCN c ấp huyện đang được thực hiện, huy động nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu. 1. 4. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn kết giữa nghiên cứu triển khai với nhu cầu thực tiễn Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được triển khai theo hướng nâng cao tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế - xã hội, lấy doanh nghiệp làm trung tâm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Giai đoạn 2016 - 2018, thành phố đã triển khai thực hiện 37 nhiệm vụ KHCN cấp thành phố, 31 nhiệm vụ cấp quận, huyện; nghiệm thu 39 nhiệm vụ KHCN cấp thành phố, 40 nhiệm vụ cấp quận, huyện, đóng góp tích cực cho công tác quản lý nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khỏe nhân dân,… Các cấp, các ngành thành phố quan tâm triển khai thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ - bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ - nâng cao năng suất chất lượng; chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, hình thành bộ cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin thiết bị, công nghệ phù hợp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. 1.5. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, phát triển thị trường KHCN - Tiếp tục phát triển dịch vụ KHCN, đặc biệt chú trọng dịch vụ tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng vươn lên làm đầu mối KHCN vùng ĐBSCL về phân tích, kiểm nghiệm, hiệu chuẩn; các cơ sở thí nghiệm duy trì công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 17.025 và tiếp tục được Trung ương chỉ định là phòng thí nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa. - Thành phố triển khai hoạt động Điểm kết nối cung cầu công nghệ vùng ĐBSCL tại TP. Cần Thơ; qua đó, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, kết nối các nhà khoa học với doanh nghiệp; liên kết chặt chẽ giữa các Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KHCN trong vùng để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tìm kiếm giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động về ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN; phối hợp Bộ KHCN tổ chức tốt Hội nghị triển khai hoạt động trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ quốc tế và Hội nghị Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN toàn quốc năm 2018, được dư luận đánh giá cao; tổ chức thực hiện Sàn giao dịch Công nghệ Cần Thơ (Sàn ảo) vận hành với tên miền catex.vn ; thông tin công nghệ cung cấp chủ yếu trên các lĩnh vực: bảo quản, đóng góp, chế biến thực phẩm, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp; cấp phép lập thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Sàn giao dịch Công nghệ Cần Thơ (Sàn thực) nhằm phát triển thị trường KHCN , phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, hỗ trợ giao dịch, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… - Tăng cường hoạt động hỗ trợ xác lập và phát triển tài sản trí tuệ; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung hỗ trợ; thường xuyên điều tra, khảo sát, rà soát, thống kê sản phẩm đặc sản, đặc trưng; hướng dẫn ...
Trang 1Ngày 01/8/2016, Thành ủy Cần Thơ ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU “Về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ” (Nghị quyết số 02-NQ/TU) Qua 03 năm triển khai thực hiện, các cấp,
các ngành của thành phố đa triển khai thực hiện và đạt được kết quả bước đầu quan trọng
Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/8/2016 của Thành ủy “Về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ”
Sở KH&CN TP Cần Thơ
Qua triển khai học tập, quán triệt, các cấp, các ngành nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là đối với ngành KH&CN thành phố, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch
số 114/KH-UBND ngày 23/9/2016 (Kế hoạch 114/KH-UBND) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho một số sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tổ chức thực hiện Nhằm định hướng lộ trình phát triển KH&CN phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 17/01/2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển KH&CN thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU đã được các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn thành phố tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tăng cường thực hiện chuyên trang, chuyên đề lĩnh vực KH&CN bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng để tuyên truyền, phổ biến quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển, ứng dụng KH&CN; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền,
cơ quan, đơn vị trong chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của thành phố
I KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về phát triển, ứng dụng KH&CN
Quán triệt Nghị quyết số 02-NQ/TU, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, phổ biến đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thành phố về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến KH&CN; xác định KH&CN là khâu đột phá, động lực quan trọng để xây dựng và phát triển TP Cần Thơ văn minh, hiện đại, từng bước xây dựng TP.Cần Thơ trở thành thành phố thông minh, xứng tầm với vai trò trung tâm vùng ĐBSCL; phát triển, ứng dụng KH&CN là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước, gắn liền với nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của thành phố trong thời gian tới Hoạt động KH&CN được các ngành, các cấp địa phương quan tâm thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động KH&CN
Trang 21.2 Áp dụng cơ chế chính sách phù hợp nhằm phát triển, ứng dụng KH&CN
- Công tác bố trí ngân sách nhà nước phát triển hạ tầng KH&CNđược thực hiện phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN năm 2017 tỷ
lệ khoảng 0,67% trên tổng chi ngân sách thành phố; năm 2018 tỷ lệ khoảng 1,37% trên tổng chi ngân sách thành phố, chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 năm qua, trong đó, chi đầu tư phát triển KH&CN tăng 188% so với năm 2017; năm 2019 tỷ lệ khoảng 0,97% trên tổng chi ngân sách thành phố
- Công tác cải cách thủ tục hành chính được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất
là đối với lĩnh vực KH&CN; thực hiện đúng quy định việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính tại
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Cơ sở dữ liệu quốc gia và Cổng thông tin điện tử thành phố
- Các cấp, các ngành thành phố triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách của Trung ương và của thành phố về hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ ; triển khai kế hoạch hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Cần Thơ đến năm 2025, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới
- Thực hiện chủ trương phát triển doanh nghiệp KH&CN, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, UBND thành phố đã ban hành “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm TP Cần Thơ giai đoạn 2018 - 2020” nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN có tiềm năng chuyển sang loại hình doanh nghiệp KH&CN
1.3 Tập trung đầu tư tiềm lực KH&CN
- Công tác đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật KH&CN được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ; một số đề án, dự án đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật KH&CN đang được thành phố từng bước triển khai, thực hiện; phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố về lĩnh vực KH&CN, y tế, giáo dục và đào tạo,
- Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 73 đơn vị có hoạt động KH&CN, chủ trì thực hiện 1.682 nhiệm vụ KH&CN nghệ các cấp; số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là 7.455 người Các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp tích cực trong nghiên cứu, tư vấn phản biện, giải quyết các vấn đề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và vùng ĐBSCL
- Trong 03 năm, có khoảng 700 lượt nhà khoa học tư vấn thực hiện, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN, thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, Thành phố hiện có 02 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia và 33 nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố, 14 nhiệm vu KH&CN cấp huyện đang được thực hiện, huy động nhiều nhà khoa học tham gia nghiên cứu
1.4 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn kết giữa nghiên cứu triển khai với nhu cầu thực tiễn
Trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được triển khai theo hướng nâng cao tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế - xã hội, lấy doanh nghiệp làm trung tâm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu thực tiễn Giai đoạn 2016 - 2018, thành phố đã triển khai thực hiện 37 nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố, 31 nhiệm vụ cấp quận, huyện; nghiệm thu 39 nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố, 40
Trang 3nhiệm vụ cấp quận, huyện, đóng góp tích cực cho công tác quản lý nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khỏe nhân dân,…
Các cấp, các ngành thành phố quan tâm triển khai thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ - bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ - nâng cao năng suất chất lượng; chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, hình thành
bộ cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thông tin thiết bị, công nghệ phù hợp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn hiện nay
1.5 Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, phát triển thị trường KH&CN
- Tiếp tục phát triển dịch vụ KH&CN, đặc biệt chú trọng dịch vụ tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng vươn lên làm đầu mối KH&CN vùng ĐBSCL về phân tích, kiểm nghiệm, hiệu chuẩn; các cơ sở thí nghiệm duy trì công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 17.025 và tiếp tục được Trung ương chỉ định
là phòng thí nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Thành phố triển khai hoạt động Điểm kết nối cung cầu công nghệ vùng ĐBSCL tại TP.Cần Thơ; qua đó, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, kết nối các nhà khoa học với doanh nghiệp; liên kết chặt chẽ giữa các Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN trong vùng để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, tìm kiếm giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động về ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN; phối hợp Bộ KH&CN tổ chức tốt Hội nghị triển khai hoạt động trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ quốc tế và Hội nghị Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN toàn quốc năm 2018, được dư luận đánh giá cao; tổ chức thực hiện Sàn giao dịch Công nghệ Cần Thơ (Sàn ảo) vận hành với tên miền catex.vn; thông tin công nghệ cung cấp chủ yếu trên các lĩnh vực: bảo quản, đóng góp, chế biến thực phẩm, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp; cấp phép lập thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư Dự án Sàn giao dịch Công nghệ Cần Thơ (Sàn thực) nhằm phát triển thị trường KH&CN, phục vụ nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, hỗ trợ giao dịch, thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ…
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ xác lập và phát triển tài sản trí tuệ; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung hỗ trợ; thường xuyên điều tra, khảo sát, rà soát, thống kê sản phẩm đặc sản, đặc trưng; hướng dẫn thủ tục đăng ký, bảo vệ và phát triển thương hiệu Từ tháng 01/2016 đến tháng 6/2019, thành phố
đã có 1.690 đơn đăng ký bảo hộ, trong đó có 1.627 nhãn hiệu, 24 sáng chế, 05 giải pháp hữu ích và 34 kiểu dáng công nghiệp; 727 văn bằng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp mới, trong đó có 727 nhãn hiệu, 07 sáng chế, 05 giải pháp hữu ích và 23 kiểu dáng công nghiệp; tổ chức 12 lớp tập huấn với sự tham dự của 549 học viên; hướng dẫn 14 cơ sở công bố tiêu chuẩn cơ sở, 01 cơ sở thực hiện ghi nhãn, 02 cơ sở công bố hợp chuẩn, thông báo tiếp nhận 253 hồ sơ công bố hợp quy; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký mã
số, mã vạch, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông và quản lý hàng hóa theo quy định
- Thực hiện mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 12/12/2017 về hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp, khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
1.6 Kiện toàn, nâng cao năng lực các tổ chức và đội ngũ cán bộ KH&CN
Trang 4Ban Thường vụ Thành ủy chú trọng chỉ đạo thực hiện công tác kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KH&CN theo quy định; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng phương án tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập cho năm 2018 và những năm tiếp theo, trong đó, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố được đưa vào danh sách đơn vị dự kiến
cổ phần hóa trong thời gian tới
Quan tâm chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực, khuyến khích cán bộ KH&CN phát huy trí tuệ, sáng tạo, ứng dụng hiệu quả công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, tham mưu,
đề xuất thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển KH&CN phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của thành phố
Phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố trong việc tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, tư vấn phản biện và giám định xã hội; kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động, thuận lợi, khó khăn, chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, nhất là hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án kinh tế - xã hội, môi trường có tác động, ảnh hưởng đến đời sống người dân thành phố
1.7 Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN
Hoạt động liên kết, hợp tác về khoa học và công nghệ giữa các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và các địa phương trong cả nước, giữa các viện, trường, các tổ chức KH&CN trong và ngoài nước có sự chuyển biến tích cực Năm 2018, thành phố ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020, trong đó có Chương trình hợp tác KH&CN, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KH&CN thành phố và vùng ĐBSCL
Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức thành công nhiều sự kiện KH&CN quốc tế, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, khai thông các kênh hợp tác, giới thiệu kinh nghiệm và mô hình phát triển KH&CN của các nước, xúc tiến các hoạt động hợp tác quốc tế; qua đó, xây dựng các mối quan hệ hợp tác và thu hút các dự án tài trợ
Giai đoạn 2016 - 2018, các nhà khoa học trên địa bàn thành phố đã có 1.215 bài viết được đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội nghị quốc tế Riêng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố, số lượng công bố quốc tế trong giai đoạn 2016 - 2018 tăng vượt trội so với giai đoạn 2011 - 2015, cao nhất là năm 2016, đạt 26 bài trong số 19 nhiệm vụ KH&CN nghiệm thu
Tiềm lực thông tin, cơ sở dữ liệu, tư liệu KH&CN được tăng cường, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng các yêu cầu về trao đổi, cung cấp thông tin, tư liệu về các thành tựu KH&CN trong và ngoài nước Hệ thống thông tin với các dữ liệu, số liệu, dữ kiện, tin tức, tri thức khoa học và công nghệ trong nước và quốc tế phong phú, đa dạng với hơn 300.000 tài liệu toàn văn thuộc các lĩnh vực được tạo lập và lưu giữ; tăng cường chuyển đổi và số hóa cơ sở dữ liệu KH&CN từ nguồn nội sinh với hơn 25.500 tài liệu giấy đã chuyển đổi sang dạng tài liệu điện tử; hạ tầng thông tin KH&CN được đầu tư hoàn thiện cùng với việc ứng dụng rộng rãi mạng Internet kết nối với khu vực và quốc tế, hỗ trợ hiệu quả trong việc
chia sẻ thông tin chuyên sâu về thành tựu KH&CN
Trang 5II- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 02-NQ/TU
2.1 Phương hướng
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế, phấn đấu hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đã đề ra; tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 02-NQ/TU và Kế hoạch số 114/KH-UBND; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân thành phố về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội; nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; tăng cường liên kết, hợp tác giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp với các viện, trường, hợp tác quốc tế về KH&CN; huy động và phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
2.2 Nhiệm vụ và giải pháp
- Tiếp tục thông tin, tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, quán triệt các quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển, ứng dụng KH&CN của thành phố đến các tổ chức, doanh nghiệp và trong nhân dân
- Thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN, nhất là đối với các dự án Khu Công nghệ cao, Công nghệ thông tin tập trung, Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Sàn giao dịch công nghệ Cần Thơ…; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực nội sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố và vùng ĐBSCL
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công tác trên lĩnh vực
kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng; đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ để thực hiện các dịch
vụ kỹ thuật cao thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
- Tăng cường công tác phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học và các viện, trường, doanh nghiệp vận hành và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đã được đầu tư, nhất là đối với Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Cần Thơ và Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam
- Hàn Quốc
- Triển khai các giải pháp thúc đẩy xã hội hóa đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp cho KH&CN; khuyến khích, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, gắn các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của địa phương; thúc đẩy hình thành lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp KH&CN có tiềm năng tăng trưởng cao
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KH&CN; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức KH&CN tham quan, khảo sát và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thành phố theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Thành ủy về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và những năm tiếp theo
Trang 6- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam; phát huy vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố trong tập hợp và đoàn kết đội ngũ trí thức KH&CN tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao các tiến KH&CN vào sản xuất, đời sống, thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội
- Tăng cường liên kết, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước; kết nối liên kết, hợp tác giữa viện, trường với doanh nghiệp; tiếp tục huy động nguồn nhân lực từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài thành phố để đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN
- Tăng cường hợp tác quốc tế về KH&CN với các quốc gia có chương trình, dự án hợp tác với thành phố Cần Thơ, mở rộng tìm kiếm các quan hệ hợp tác mới; nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ phù hợp để chuyển giao ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ thông tin, y tế, bảo vệ môi trường…
- Tiếp tục đầu tư, khai thác và phát triển mạng Nghiên cứu và đào tạo Quốc gia (VinaREN) và các mạng thông tin KH&CN tiên tiến khác nhằm tăng cường liên kết, chia sẻ và hội nhập quốc tế về KH&CN