1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SÁNG KIỆN KINH NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN, HIỆU QUẢ

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp “Xây dựng thư viện thân thiện, hiệu quả thực chất” trong trường trung học cơ sở
Tác giả Đơn Vị Công Tác
Trường học Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Trường Thcs
Chuyên ngành Công tác thư viện trường trung học cơ sở
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 29,56 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm về các giải pháp xây dựng thư viện thân thiện, hiệu quả thực chất trong trường trung học cơ sở/trung học phổ thông/tiểu học

Trang 1

TRƯỜNG THCS

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một số giải pháp “Xây dựng thư viện thân thiện,

hiệu quả thực chất”

trong trường trung học cơ sở

Đơn vị công tác:

……… , tháng 6 năm …

Trang 2

I TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG

1 Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp “Xây dựng thư viện thân thiện, hiệu quả thực chất” trong trường trung học cơ sở

2 Lĩnh vực áp dụng: Công tác thư viện trường trung học cơ sở

II MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

1 Nội dung của sáng kiến

Có thể thấy rằng, chúng ta hiện đang sống trong một thế giới hiện đại luôn chuyển mình, sự hình hình năng lực và kỹ năng của con người đều phải thông qua quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin Trong các phương tiện hỗ trợ con người thực hiện quá trình ấy thì sách, tài liệu là một trong những phương tiện hữu ích nhất Vậy nên sự hình thành đạo đức, phẩm giá và nhân cách con người một phần là do đọc sách Đặc biệt lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là rất mạnh mẽ Do ở lứa tuổi này các em chưa tự định hướng nhiều được trong tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách, báo trở thành công cụ và phương tiện để giáo giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả to lớn Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay học sinh đang bị chi phối bởi rất nhiều các phương tiện và văn hóa nghe nhìn khiến chúng không còn hứng thú với việc đọc sách Vì thế, để thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa tuổi trung học cơ sở là tạo ra một môi trường hiện đại, thân thiện, biến những cuốn sách và thư viện trở thành thú vị, dần xây dựng xã hội đọc sách và cao hơn là xã hội học tập

Thư viện là “Trái tim của nhà trường” là bộ phận không thể thiếu trong trường học, với vai trò lưu trữ và luân chuyển sách, phục vụ đắc lực cho việc dạy học trong nhà trường

Để nâng cao chất lượng hoạt động thư viện của nhà trường, cán bộ thư viện cần có những biện pháp sắp xếp, bảo quản, giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách

Trang 3

một cách hiệu quả nhất Làm thế nào để thư viện xứng đáng là “Trái tim của nhà trường” và thực tiễn cần phải có những biện pháp hiệu quả để thu hút bạn đọc đến thư viện

Từ nhiều năm nay, các trường trung học cơ sở trong huyện đã quan tâm đến việc “Xây dựng thư viện thân thiện, hiệu quả thực chất” và đó cũng chính là ý nghĩ tích cực giúp chúng tôi viết sáng kiến một số giải pháp “Xây dựng thư viện thân thiện, hiệu quả thực chất” trong trường trung học cơ sở

Cùng với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhiều thư viện trường học thân thiện trên địa bàn huyện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo

sự phát triển toàn diện của các em với các tài liệu học tập và môi trường học tập thân thiện

1.1 Giải pháp cũ thường làm

1.1.1 Thực trạng của mô hình thư viện truyền thống

Mặc dù thư viện là một trong những tiêu chí để công nhận một trường trung học cơ sở đạt tiêu chuẩn Trường chuẩn quốc gia, nhưng thực tế ở nhiều trường học thư viện đóng vai trò là một kho sách hơn là thư viện phục vụ học sinh

Tại các trường trung học cơ sở, thư viện tồn tại ở 2 kiểu:

Thứ nhất, thư viện không được đầu tư cả cơ sở vật chất và sách phục vụ học sinh Mặc dù được gọi là thư viện, nhưng thực sự là nhà kho của trường

Thứ hai, thư viện được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, nhưng vẫn thiếu sách phục vụ học sinh Sách trong thư viện này phần lớn là sách phục vụ giáo viên Sách phục vụ học sinh được khóa trong tủ và học sinh tìm sách qua danh mục sách hoặc

tủ mục lục Điều này cản trở học sinh trong việc tiếp cận với sách và lựa chọn cho mình quyển sách phù hợp

Trang 4

Ngoài ra, một không gian thư viện phục vụ chung cả giáo viên và học sinh cũng khiến học sinh không cảm thấy thoải mái khi đến thư viện

Đối với mô hình này, cán bộ thư viện là người hoạt động chủ yếu, các em học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào cán bộ thư viện trong việc tìm sách, sẽ rất mất thời gian và vất và cho cán bộ thư viện khi cùng một lúc có nhiều các em học sinh lên thư viện

1.1.2 Nguyên nhân của thực trạng

Do quỹ thời gian học ở trên lớp nhiều nên học sinh ít có thời gian đọc sách tại thư viện Thông thường ở trường giờ nghỉ giải lao giữa buổi 20 phút, thời gian đi lại cũng không đủ thời gian đọc, do đó nhiều em đã chọn ngồi trong lớp nói chuyện với các bạn, hay ra sân chơi hơn là lên thư viện

Do học sinh chưa có thói quen tự đọc sách báo, đặc biệt sách báo giấy Việc tạo thói quen đọc sách và hình thành văn hóa đọc cho học sinh là một yếu tốt quan trọng hàng đầu trong việc định hưởng các em tới thư viện Sở dĩ có sự thờ ơ là do nhà trường và các thầy cô chưa định hướng tốt

Việc đầu tư kinh phí còn nhiều hạn chế, số lượng máy tính kết nối internet trong thư viện không nhiều, tài liệu bổ sung không thường xuyên, liên tục cũng làm cho chất lượng của hoạt động thư viện chưa được nâng cao

Vốn tài liệu trong thư viện còn sơ sài, hình thức, tài liệu còn chưa đa dạng phong phú Chủ yếu vẫn chỉ có sách giáo khoa và sách tham khao, ít những tài liệu giải trí Do vậy không thu hút được các em học sinh

1.1.3 Cách tiến hành

Để tìm được sách, các em cần căn cứ vào tủ mục lục hoặc danh mục sách của nhà trường:

+ Từ mục lục: Toàn bộ sách, báo, tài liệu của nhà trường được phản ánh đầy

đủ qua mục lục chữ cái và mục lục phân loại Muốn tìm sách, báo hay một tác giả

Trang 5

đã biết bạn đọc tìm đến mục lục chữ cái ở các ô phích thích hợp, theo mẫu từ A, B,

C bắt đầu của họ và tên tác giả hoặc tên sách

+ Danh mục sách: Toàn bộ sách, báo, tài liệu của nhà trường được thể hiện đầy đủ qua các danh mục (Ví dụ: Danh mục sách thiếu nhi, danh mục sách tham khảo, danh mục sách giáo khoa, ) Bạn đọc căn cứ vào từng danh mục để tìm sách

- Đối với các em còn khó khăn về nhận thức nhờ cán bộ thư viện hoặc tổ cộng tác viên thư viện ghi giúp các em thông tin vào Phiếu theo dõi mượn sách

- Đối với các em HS bình thường tự ghi các thông tin sau vào Phiếu đăng kí mượn sách

- Sau khi điền vào phiếu, các em HS mang phiếu này đến cho cán bộ thư viện hoặc các bạn trong tổ cộng tác thư viện, để đối chiếu thông tin trên phiếu với thông tin trên sách

+ Đối với trường hợp mượn sách về nhà: Cán bộ thư viện hoặc tổ cộng tác viên thư viện chuyển thông tin từ phiếu đăng kí mượn sách của học sinh vào Phiếu theo dõi mượn trả sách

+ Đối với trường hợp đọc tại chỗ: chuyển sách cho bạn đọc, ngồi đọc tại chỗ Hết buổi bạn đọc trà sách về cho thư viện nhà trường

1.2 Giải pháp mới cải tiến

Để thực hiện “Xây dựng thư viện thân thiện" trong trường tiểu học Nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp sau đây:

1.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viện, nhân viên trong nhà trường Cần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò của thư viện trường học thân thiện và văn hóa đọc trong bối cảnh hiện nay

Trang 6

Trên cơ sở đó cần có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất cho thư viện trường học để duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục

Bên cạnh đó việc lồng ghép văn hóa đọc trong các phần bài giảng của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng, ví dụ: Giáo viên có thể yêu cầu các em học sinh viết những cảm nhận về cuốn sách của mình đọc trong các giờ sinh hoạt chung hay trong các tiết đọc thư viện, yêu cầu học sinh tự tìm kiếm tư liệu phục vụ các chủ đề bài học điều này yêu cầu mỗi giáo viên phải là một tấm gương đọc sách, những người truyền cảm hứng đọc cho các em học sinh

Mặt khác, cán bộ thư viện cũng cần được đảm bảo các chế độ đãi ngộ, được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ, tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các thư viện tiến tiến trong và ngoài nước Cán bộ thư viện cũng cần được trau dồi các kỹ năng nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi, thuyết phục và định hướng đọc, kể chuyện giúp cho quá trình hình thành và phát triển hứng thú đọc,

kỹ năng đọc và nhu cầu đọc của học sinh

1.2.2 Xây dựng các mô hình thư viện thân thiện a Mô hình thư viện đa chức năng (mô hình của tổ chức Room to read)

Loại hình thư viện này được xây dựng và thiết lập theo mô hình của tổ chức Room to read Đối với loại hình thư viện này tạo điều kiện cho các em tham gia vào các hoạt động của thư viện như: Đọc sách, giải trí, chơi trò chơi Đồng thời giúp các em hình thành các kỹ năng cơ bản và thể hiện năng khiếu của bản thân, với loại hình này thư viện được chia thành các góc như sau:

* Góc viết - vẽ

Mục đích: Khuyến khích học sinh chia sẻ cảm nhận sau khi đọc sách, tạo ra môi trường thân thiện với học sinh với các sản phẩm do các em tự tạo ra

Trang 7

Các hoạt động có thể tổ chức ở góc viết vẽ như: viết thư, viết báo, sáng tác truyện, làm thơ, vẽ tranh

Bài trí góc viết: Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh, chiều cao đúng kích cỡ để học sinh có thể ngồi thoải mái, Bảng ghi rõ “Góc viết – vẽ"

* Góc trò chơi

Mục đích: Giải trí, thư giãn, phát hiện và củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng vận động, tăng cường kỹ năng giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của thư viện

Các hoạt động có thể tổ chức ở góc trò chơi như: Cán bộ thư viện hoặc giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em chơi các trò chơi trong các giờ ra chơi hoặc trong các tiết đọc thư viện

Đồ dùng ở góc trò chơi: Bàn hoặc kệ, hộp đựng đồ chơi, bảng trang trí tên góc

* Góc tra cứu

Mục đích của góc tra cứu hướng tới là phục vụ cho việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh và rèn luyện kĩ năng tra cứu tài liệu cho học sinh

Các hoạt động tại góc tra cứu: Học sinh tra tìm các thông tin theo các câu hỏi

mà giáo viên chủ nhiệm đưa ra

Đồ dùng ở góc tra cứu: Sách tra cứu, giá đựng sách, bảng trang trí tên góc Với mô hình thư viện truyền thống, khi lên thư viện học sinh phải tra tìm sách theo hướng dẫn của cán bộ thư viện hoặc theo danh mục sách mà thư viện nhà trường đưa ra, rồi sau đó ghi thông tin sách cần mượn cho cán bộ thư viện lấy sách

và chuyển sách đến cho các em Nhưng với mô hình thư viện thân thiện như hiện nay, các hoạt động của học sinh trong phòng đọc có sự hướng dẫn, giúp đỡ của

Trang 8

giáo viên chủ nhiệm, cán bộ thư viện, các em tự tìm cho mình vị trí thích hợp và tự lựa chọn tài liệu mà mình cần theo hướng dẫn tìm sách theo mã màu được treo tại thư viện một cách thuận tiện, tuy nhiên cần nghiêm túc, không làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các bạn khác tại phòng đọc

b Mô hình thư viện lớp học

Có thể là giá sách, tủ sách nhỏ, thường được đặt ở cuối lớp

- Lợi ích của thư viện lớp học:

+ Là giải pháp cho các trường có phòng thư viện hẹp, không đủ chỗ cho học sinh ngồi đọc sách

+ Học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu

+ Hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trong lớp học

+ Tăng cường tỉnh tự quản của học sinh

+ Giáo viên dùng nguồn tài liệu có trong thư viện góc lớp để tổ chức các hoạt động trong môn tôn kể chuyện, tập làm văn, vẽ, thủ công, thi đọc sách, sáng tác truyện, vẽ minh họa

+ Học sinh có thể đọc sách trong các giờ ra chơi, hoặc trước khi vào buổi học

để tạo tinh thần thoải mái trước khi vào học các tiết học

+ Tổ chức quyên góp sách: Giáo viên chủ nhiệm có thể huy động phụ huynh lớp mình quyên góp sách để bổ sung vào thư viện lớp học

- Tổ chức quản lý: Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác định vai trò, tự chủ của các em trong hoạt động

Thư viện của lớp:…

1.2.3 Xây dựng các phong trào hoạt động thư viện thân thiện

Trang 9

Nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa của thư viện rất phong phú, gồm nhiều hình thức, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nêu hai phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa có tính chất phổ biến, nhiều học sinh có thể tham gia, không hạn chế về

số lượng như những hoạt động ngoại khóa khác

Hai phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa gồm: Triển lãm (trưng bày) tài liệu và ngày hội đọc sách (chú trọng đến đối tượng bạn đọc học sinh)

* Triển lãm (trưng bày) tài liệu:

- Ý nghĩa: Triển lãm tài liệu có ý nghĩa to lớn trong hoạt động thư viện, là phương pháp hoạt động ngoại khóa phổ biến, chủ yếu trong các thư viện Tạo điều kiện tuyên truyền, giới thiệu đến học sinh những sách cần đọc Trưng bày sách còn giúp cán bộ thư viện tuyên truyền, giới thiệu sách có kết quả và học sinh chọn sách được tốt hơn

- Chuẩn bị tổ chức:

+ Cán bộ thư viện chọn thời gian, chọn chủ đề, chọn nơi trưng bày, chọn sách, biên soạn thư mục triển lãm sách được trưng bày theo một chủ đề nhất định, sách, báo trưng bày phải phù hợp với chủ đề đã chọn

+ Lập kế hoạch phối hợp với các bộ phận khác

+ Kế hoạch dự trù kinh phí, quyết định thành lập ban tổ chức, bảng phân công nhiệm vụ

- Đối tượng thời gian, phương pháp, hình thức triển lãm tài liệu

+ Đối tượng thời gian: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường Được tổ chức vào những dịp lễ lớn, ngày kỷ niệm

Các hình thức triển lãm: Tùy theo chủ đề, sự kiên mà chọn hình thức triển lãm cho phù hợp:

Trang 10

+ Triển lãm tổng hợp là giới thiệu cùng một lúc nhiều đề tài, nội dung khác nhau trong một cuộc trưng bày

+ Triển lãm tài liệu mới: Tài liệu được bổ sung theo định kỳ, sau khi thực hiện hoàn tất các phần nghiệp vụ sẽ đưa vào triển lãm sách mới, giới thiệu đến bạn đọc sách mới nhập vào thư viện

+ Triển lãm sách cũ nhưng có ý nghĩa giáo dục: Loại sách ít người xem nhưng

có giá trị, triển lãm này thực hiện như triển lãm sách mới làm

+ Triển lãm chuyên đề: Giúp học sinh tìm sách về một đề tài nhất định, có tác dụng phục vụ nghiên cứu đối với học sinh khá giỏi Trưng bày sách những thành tựu khoa học, văn hóa, kinh tế, sự kiện, chính trị, phục vụ học sinh học các môn thuộc về lĩnh vực xã hội

- Các hình thức trưng bày sách trong triển lãm:

+ Tủ trưng bày sách, bàn trưng bày

+ Giá trưng bày tranh, ảnh

+ Cây treo sách, treo sản phẩm thủ công

+ Túi sách, giỏ sách, kệ sách

* Tổ chức ngày hội đọc sách

Ý nghĩa: Tổ chức ngày hội đọc sách nhằm tuyên truyền, hưởng ứng ngày hội đọc sách trên toàn thế giới, tôn vinh giá trị của sách, quảng bá văn hóa đọc Triển khai thực hiện việc phát triển văn hóa trong lĩnh vực thư viện với mục tiêu “Xây dựng phong trào đọc sách trong trường học, xã hội nhằm góp phần xây dựng có hiệu quả thế hệ đọc tương lai"

+ Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo giáo viên và học sinh của nhà trường tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách

Trang 11

+ Khuyến khích đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường

- Chuẩn bị tổ chức ngày hội đọc sách:

+ Chọn thời gian, chọn chủ đề, chủ đề sách trong ngày hội đọc sách có thể kết hợp thêm nhiều chủ đề khác ngoài chủ đề được chọn

+ Lập kế hoạch phối hợp với các bộ phận khác

+ Lên kế hoạch dự trù kinh phí

+ Có quyết định thành lập ban tổ chức, bảng phân công

- Đối tượng, thời gian, địa điểm, hình thức:

+ Đối tượng thời gian: Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường Được tổ chức vào những dịp lễ lớn, ngày kỷ niệm

Địa điểm được tổ chức tại sân trường nhà trường, nội dung tổ chức được chia theo khu vực:

+ Khu vực đọc sách theo chủ đề

+ Khu vực trò chơi về sách

1.2.4 Phát triển thư viện gắn với giáo dục STEM+ thông qua việc biển thư viện thành không gian “học qua làm”

Giáo dục STEM+ được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học Những kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày

Ban đầu thư viện đơn thuần chỉ có sách Sau đó, đối với các trường có điều kiện về cơ sở vật chất có thể có thêm máy tính và Internet, hoặc ngược lại đối với các trường chưa có điều kiện thì có thể liên thông với phòng học Tin học của nhà

Ngày đăng: 12/06/2024, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w