Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009 và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 5
1.1 Lý thuyết về chu kỳ kinh tế 5
1.1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế 6
1.1.2 Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế 6
1.2 Lý thuyết của Mác về CNTB và tính tất yếu của khủng hoảng kinh tếtrong CNTB 9
1.2.1 Lý luận về giá trị của Mác 9
1.2.2 Lý luận của C.Mác về tài sản ảo trong CNTB 10
CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG TÀICHÍNH THẾ GIỚI 2007-2009 13
2.1 Nguyên nhân sâu xa: 13
2.2 Nguyên nhân gián tiếp: 13
2.3 Nguyên nhân trực tiếp: 14
2.3.1 Các yếu tố kinh tế 14
2.3.2 Yếu tố pháp lý 17
CHƯƠNG III: DIỄN TIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀICHÍNH THẾ GIỚI 2007-2009 19
3.1 Diễn tiến của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009 19
3.2 Tác động của cuộc khủng đối với Hoa Kỳ và phản ứng của Hoa Kỳ 24 3.2.1 Tác động của cuộc khủng đối với Hoa Kỳ 24
Trang 2CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀICHÍNH THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
ĐỐI VỚI VIỆT NAM 29
4.1 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam 29
4.1.1 Làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam 29
4.1.2 Ảnh hưởng rõ rệt đến khu vực xuất nhập khẩu của Việt Nam 30
4.2.2.1 Đối với hệ thống ngân hàng 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 37
Trang 3LỜI MỞ ĐẦUa.Tính tất yếu
Có thể nói cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009 đã kết thúc nhưng những hậu quả và sức tàn phá của nó thật khiến người ta cho đến nay vẫn không tin mình đã ra khỏi khủng hoảng Đây là một cuộc khủng hoảng gây thiệt hại lớn, có qui mô rộng và được đánh giá là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế của con người Bước ngoặt bởi lẽ trong cuộc khủng này, CNTB đã bộc lộ ra những điểm yếu chết người mang bản chất của nó bắt nguồn từ sự “chạy theo siêu lợi nhuận” của các nhà đại tư bản và sự bất lực của các chính khách Cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ cường quốc kinh tế số một thế giới-Hoa Kỳ, làm suy sụp trung tâm tài chính trứ danh phố Wall và qua đó lan rộng sang các nước khác, làm tê liệt hệ thống tài chính toàn cầu và gây thiệt hại cho rất nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Tư bản giàu có và các đại gia tư sản của Thế giới
Việt Nam trong những năm trước khủng hoảng, trong một khoảng thời gian dài đã duy trì được một tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống tài chính được đánh giá là còn rất non trẻ ở Việt Nam
Với tính cấp thiết đó , đề tài “Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” đã được chọn để nghiên cứu.
b Mục đích
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và qua đó nêu ra một số vấn đề đối với Việt Nam
Trang 4c Đối tượng phạm vi
c.1 Đối tượng
Đề tài sẽ nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009
c.2 Phạm vi
Nghiên cứu số liệu từ năm 1970 đến nay
d Phương án nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp , so sánh
e Kết cấu bài viết
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục , phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được trình bày thành 4 chương:
Chương I: Lý thuyết chung về khủng hoảng kinh tế
Chương II: Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
Chương III: Diến tiến của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
Chương IV: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009 đối với Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
Trang 5CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1.1 Lý thuyết về chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ) Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh (hay mở rộng).
Đồ thị 1.1: Các pha của chu kỳ kinh tế
Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ) Kết thúc
Trang 6pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
1.1.1 Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
1.1.2 Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn Việc làm và lạm phát cũng thường biến động theo chu kỳ kinh tế Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn thất, chi phí khổng lồ Vì thế, chống chu
Trang 7kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra Tuy nhiên, vì cách lý giải nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên biện pháp chống chu kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.
* Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt Hình 1 minh họa một sự suy thoái do tổng cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến P' (lạm phát giảm).
* Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả Hình 2 minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví dụ giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng)
Trang 8Một số lý thuyết chính lý giải nguyên nhân của chu kỳ kinh tế là:
* Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt
của chính sách tiền tệ và tín dụng Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy thoái của kinh tế Mỹ 1981-1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát.
* Mô hình gia tốc - số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP.
* Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, Michał Kalecki, Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử.
* Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như Robert Lucas, Jr., Robert Barro, Thomas Sargent phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do
Trang 9mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động
* Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những dao động có tính chu kỳ Những người ủng hộ lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 Edward Prescott, Charles Prosser,
Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước này đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng hoảng.
1.2 Lý thuyết của Mác về CNTB và tính tất yếu của khủng hoảng kinh tếtrong CNTB.
1.2.1 Lý luận về giá trị của Mác
“Như các nguyên tử biệt lập, những con người chỉ quan hệ với nhau quasức hút của những đồ vật-hàng hoá do họ làm ra để hình thành một hình tháixã hội Và hình thái xã hội ấy chính là một cơ chế sản xuất vô chủ thể, chạytheo đồng tiền một cách điên cuồng, vận động bên ngoài ý thức của nhữngngười sản xuất, bất chấp những hậu quả gây ra cho người khác – đó chính làtư tưởng của Marx về xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa Rõ ràng đây là sự môtả mácxít về cái gọi là “bàn tay vô hình” mà những nhà kinh tế cổ điển đã coilà sự diệu kỳ”_Lữ Phương
Trong bộ Tư Bản, Mác nói rằng “…với tư cách là kẻ sáng tạo ra giá trị sử dụng là lao động có ích, thì lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu làm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên, tức là cho bản thân sự sống của con người”
Mác cho răng “Quá trình lao động, như chúng ta đã hình dung nó trong những yếu tố đơn giản và trừu tượng của nó, là một hoạt động có mục đích nhằm tạo ra những giá trị sử dụng, là sự chiếm đoạt những cái có sẵn trong thiên nhiên để thoả mãn những nhu cầu của con người, là điều kiện chung của
Trang 10sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, là một điều kiện tự nhiên và vĩnh cửu của đời sống của con người, và vì vậy quá trình lao động ấy không phụ thuộc vào bất kỳ một hình thái nào của đời sống đó, mà ngược lại, nó là chung cho tất cả mọi hình thái xã hội của đời sống đó một cách giống như nhau Vì vậy, chúng ta không cần phải xét người lao động trong mối quan hệ với những người lao động khác Một bên là con người và lao động của con người, bên kia là tự nhiên và vật liệu của tự nhiên – thế là đủ”
“Quả thật, một đầu óc phát triển hơn, có tính phê phán hơn, thừa nhận tính chất phát triển về mặt lịch sử của của các quan hệ phân phối, nhưng đồng thời lại càng bám chặt hơn vào tính chất không thay đổi, bắt nguốn từ bản chất của loài người và do đó, không phụ thuộc vào bất cứ một sự phát triển lịch sử nào của bản thân các quan hệ sản xuất”
“Quyền lực của nhà tư bản với cương vị là hiện thân, [đại biểu nhân cách] của tư bản trong quá trình sản xuất, với tư cách là người lãnh đạo sản xuất, chức năng xã hội của hắn về bản chất khác với quyền lực trong một nền sản xuất của những nô lệ, những nông nô v.v… Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, tính chất xã hội của sản xuất tác động lên những người sản xuất trực tiếp như là một cơ chế xã hội được tổ chức theo đẳng cấp, trong đó những người hành xử quyền lực, do họ là những đại biểu nhân cách cho những điều kiện lao động để chống lại lao động chứ không phải như trong những hệ thống sản xuất trước đó, do họ là những kẻ thống trị chính trị hoặc thần quyền Ngược lại, giữa những nhà tư bản nắm quyền và tác động vào nhau, chỉ với cương vị những kẻ sở hữu hàng hoá, một tình trạng vô chính phủ hoàn toàn đã ngự trị , trong đó sự gắn kết xã hội của sản xuất chỉ vượt qua được sự tuỳ tiện cá nhân do nó là một quy luật tự nhiên đầy sức mạnh”
Tóm lại, theo Mác, sự bóc lột giá trị thặng dư sẽ cuối cùng tất yếu dẫn tới sự thiếu hụt khả năng chỉ trả của người lao động và khả năng chỉ trả các khoản vay của người lao động
1.2.2 Lý luận của C.Mác về tài sản ảo trong CNTB
Khi phân tích về CNTB, C.Mác đã chỉ ra trong rất nhiều tài liệu lý thuyết của mình về những mâu thuẫn nội tại của CNTB sẽ dẫn tới khủng hoảng.
Mác cho rằng trong một thế giới gồm các thị trường cạnh tranh nhau, nền sản xuất hàng hóa và sự đầu cơ tài chính tiền tệ, những gì ông gọi là “mâu thuẫn” chính là thứ cố hữu bẩm sinh của thế giới đó.
Trang 11Mác viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Nếu giai cấp tư sản không thường xuyên cải cách công cụ sản xuất, từ đó không làm cho quan hệ sản xuất – cũng tức là toàn bộ mối quan hệ xã hội, thường xuyên cải cách, thì giai cấp đó không thể sống còn.”
Mác cho rằng “Nhu cầu không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã thúc đẩy giai cấp tư sản đi tới khắp nơi trên toàn cầu”, và thấy được sự phát triển chủ nghĩa tư bản sẽ không thể tránh khỏi dẫn tới việc “mở đường cho những cuộc khủng hoảng sâu sắc rộng khắp hơn”.
Mác hiểu rõ các hành vi đầu cơ sẽ gây ra khủng hoảng và làm cho nó xấu đi, các hành vi ấy có sức phá hoại rất lớn toàn bộ nền kinh tế Hơn nữa ông còn nhìn rõ biện pháp gọi là thông qua cải cách kiểu tiệm tiến (incremental reform) để mãi mãi tránh khỏi khủng hoảng chẳng qua là một ảo tưởng chính trị.
Khi nghiên cứu về CNTB, Mác đã ví von rằng chủ nghĩa tư bản giống như một “thầy phù thủy (sorcerer), song lại bất lực trong việc điều khiển bày ma quỷ do mình gọi ra.”
Mác viết: “Việc cho nhau vay giữa các nhà công nghiệp và thương nhân lại kết hợp với những khoản mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho họ vay, để đổi lấy các kỳ phiếu Vì các kỳ phiếu chỉ đơn thuần là những kỳ phiếu ảo, và vì các giao dịch về hàng hóa chỉ nhằm độc có mục đích tạo ra các kỳ phiếu, cho nên toàn bộ quá trình đã trở nên rắc rối tới mức cái vẻ bề ngoài tường như công việc kinh doanh vẫn diễn ra rất vững chắc và vẫn thu hồi được tư bản về một cách liên tiếp - cái vẻ bề ngoài đó vẫn có thể được duy trì một cách yên ổn trong một thời gian dài, nhưng thực ra thì đã từ rất lâu, những khoản thu tiền về này chỉ được thực hiện một phần bằng cách đập vào lưng những người cho vay tiền bị lừa gạt, hay những người sản xuất bị lừa gạt Thành thử chính ngay trước khi bị phá sản, công việc kinh doanh luôn luôn có cái vẻ hầu như vẫn quá ư lành mạnh, cho tới khi đột nhiên bị phá sản”
Marx không chỉ mô tả hiện tượng mà còn lý giải hết sức sâu sắc nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng, vì sao người ta lại không nhận biết được dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng sắp nổ ra, và rồi sau cuộc khủng hoảng mọi sự sẽ diễn biến tiếp như thế nào v.v
"Chứng khoán, với tư cách là bản sao của tư bản thực tế, chỉ là tư bản giả, ảo tưởng, tuy cũng được mua bán như hàng hóa Giá trị của chúng có thể tăng hay giảm hoàn toàn độc lập với sự vận động của tư bản thực mà chúng đại biểu Như vậy, cùng với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì của cải tưởng tượng ấy cũng tăng lên do sự tăng giá trị của chứng khoán
Trang 12Trong chừng mực mà sự mất giá của các chứng khoán không biểu hiện sự đình trệ thật sự của nền sản xuất, thì sự tan vỡ của các bong bóng xà phòng này, chứa đầy tư bản tiền tệ danh nghĩa, cũng không làm cho quốc gia nghèo bớt đi một đồng xu nào cả Tuy nhiên, sự mất giá của các chứng khoán có giá trong thời kỳ khủng hoảng là một phương tiện mạnh nhất để tập trung tài sản bằng tiền…
… Trong một chế độ mà sản xuất chủ yếu dựa trên tín dụng, chừng nào quá trình tái sản xuất vẫn diễn ra liên tục và việc tư bản quay về được đảm bảo thì tín dụng vẫn được duy trì và mở rộng Nhưng nếu xây ra một sự đình trệ, do việc tư bản quay về bị chậm lại, do thị trường bị tràn ứ do giá cả sụt xuống, thì sẽ nổ ra khủng hoảng Hàng hóa không bán được, tư bản cố định thông sử dụng được, tín dụng bị co hẹp Kết quả là nảy ra hiện tượng khan hiếm tín dụng
Nếu đột nhiên tín dụng bị đình chỉ và chỉ những việc thanh toán bằng tiền mặt mới có hiệu lực, thì ở đó hiển nhiên phải xảy ra khủng hoảng và tình trạng xô đẩy nhau chạy theo các phương tiện thanh toán Cho nên mới thoạt nhìn thì toàn bộ cuộc khủng hoảng có vẻ chỉ là một cuộc khủng hoảng tín dụng và tiền tệ Và thật vậy, vấn đề chỉ là làm sao biến được các kỳ phiếu thành tiền Nhưng đại bộ phận các kỳ phiếu đó đều đại biểu cho các việc mua bán mà khối lượng vượt rất xa các nhu cầu của xã hội, thành thử chính điều đó lại là cơ sở của toàn bộ cuộc khủng hoảng.
Về xuất khẩu và nhập khẩu, tất cả các nước đều bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng Và khi ấy, người ta nhận thấy là trụ một số ít trường hợp ngoại lệ ra, tất cả các nước đều đã xuất khẩu quá nhiều (tức là sản xuất quá nhiều) và nhập khẩu quá nhiều (tức là buôn bán quá nhiều), thành thử bảng cân đối thanh toán đều bất lợi đối với tất cả các nước… Nghĩa là đã có một tình trạng sản xuất thừa mà tín dụng đã góp phần vào, và có tình trạng giá cả cao vọt lên một cách phổ biến, đi kèm với tín dụng mở rộng quá mức ở tất cả các nước ”
Trang 13CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN GÂY RA KHỦNG HOẢNG TÀICHÍNH THẾ GIỚI 2007-2009
2.1 Nguyên nhân sâu xa:
Nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuộc khủng hoảng 1970 Trong suốt thời gian này, số liệu cho thấy thu nhập thực tế của người lao động đã không tăng mặc dù năng suất lao động đã tăng đáng kể( Wolff, 2008) Nói cách khác, xét về mặt tổng thể, mặc dù số lượng hàng hóa tăng lên đáng kể nhưng khả năng thanh toán của đa số người lao động lại không tăng lên Do vậy , việc cho vay tiêu dùng là tất yếu Việc cho vay tiêu dùng như vậy rõ ràng là chỉ có thể trì hoãn được khủng hoảng chứ không chữa được căn bệnh kinh niên là người lao đọng tiêu dùng phần khoog phải thuộc về mình trong tổng sản phẩm Phần không thuộc về mình đó là tiêu điểm của sự xem xét Mác xít như chúng ta đã biết, vì đang ra nó( sản phẩm thặng dư đó phải thuộc về người lao động), nhưng cấu trúc sỡ hửu và hệ thống chính trị pháp lý đã đảm bảo rằng nó thuộc về giới chú tư bản Đây là nguyên nhân sâu xa mà nếu không giải quyết ở mức hệ thống, sẽ không bao giờ giải quyết được bệnh căn của khủng hoảng chu kỳ
2.2 Nguyên nhân gián tiếp:
Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, đồng thời là một nhà báo chuyên mục của tờ New York Times, và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson, cùng có quan điểm cho rằng, sự mất cân đối toàn cầu - có thể được hiểu là những khoản thặng dư thương mại khổng lồ của một số quốc gia như Trung Quốc, và thâm hụt thương mại cũng vĩ đại không kém của một số nước khác như Mỹ - là nguyên nhân gián tiếp gây ra khủng hoảng tài chính Những người có quan điểm cho rằng mất cân đối toàn cầu (global imbalances) gây ra cuộc khủng hoảng nhìn nhận, một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đó là sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và chứng khoán Rốt cục, khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra theo.
Trang 142.3 Nguyên nhân trực tiếp:2.3.1 Các yếu tố kinh tế
Nguyên nhân xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là đề tài đang được tranh cãi và mổ xẻ Một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng khủng hoảng hiện nay là các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tài chính Mỹ thông qua hoạt động cho vay dưới tiêu chuẩn và nghiệp vụ chứng khoán hoá mà nhiều chuyên gia gọi là “Cỗ máy đầu tư cấu trúc” (Structured Investment Vehicle – SIV) Đây có thể được xem là mô hình chứng khoán hoá bất động sản kiểu Mỹ được hình thành từ những năm 1980 Phương thức kinh doanh của các SIV là huy động vốn ngắn hạn thông qua việc phát hành thương phiếu (commercial paper) với lãi suất thấp để đầu tư vào các loại chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản (asset-backed securities), đa số trường hợp là bất động sản với lãi suất cao Mô hình và diễn biến của hoạt động chứng khoán hoá bất động sản có thể khái quát như sau:
Đồ thị 2.1: Diễn biến thay đổi của lãi suất chính sách ở Hoa Kỳ (đườngmàu xanh).
Nguồn: FED
Vào đầu năm 2001, để giúp nền kinh tế thoát khỏi trì trệ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục hạ lãi suất cơ bản, dẫn đến việc các ngân hàng thương mại cũng hạ lãi suất cho vay tiền mua bất động sản Còn nhớ, vào giữa năm 2000 thì lãi suất cơ bản của Fed là trên 6%/năm nhưng sau đó lãi suất này liên tục được cắt giảm để kích thích TTCK và hoạt động đầu tư nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cho đến giữa năm 2003 thì chỉ còn 1%/năm Trong khi đó, Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ lại có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho
Trang 15dân nghèo được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà Việc này phần lớn được thực hiện thông qua hai công ty tài chính (CTTC) được bảo trợ bởi chính phủ là Fannie Mae và Freddie Mac Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM cho người nghèo mà không cần chứng minh thu nhập còn gọi là cho vay dưới chuẩn (subprime), biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities – MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư trên TTCK, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức lớn như Bear Stearns và Merrill Lynch Khi đã chứng khoá hoá các khoản cho vay bất động sản, hay nói cách khác là đã hình thành một sự liên thông mật thiết với TTCK thì thị trường bất động sản (TTBĐS) không còn là sân chơi duy nhất của các NHTM hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa mà đã có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư và đầu cơ trên TTCK vốn có khả năng tài chính rất dồi dào Về bản chất, MBS là một công cụ phái sinh từ bất động sản nên việc phát hành, giao dịch và bảo hiểm MBS hết sức thông thoáng và Chính phủ Mỹ dường như không thể kiểm soát nổi Do có thể bán lại phần lớn các khoản vay để các công ty khác biến chúng thành MBS, các NHTM đã trở nên mạo hiểm hơn trong việc cho vay, bất chấp khả năng trả nợ của người vay Vòng xoáy của thị trường đã đi quá xa, đặc biệt là “bong bóng” bất động sản bắt đầu “xì hơi” thì điều gì phải đến đã đến…
Đồ thị 2.2: Mua repo MBS của Fed tăng vọt vào cuối năm 2007 Nguồn: FED
Trang 16Đồ thị 2.3: Diễn biến thay đổi giá nhà trong thời kỳ bong bóng thị trường nhà ở.
Nguồn: WB
Theo Giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo) và Phó Giáo sư Trần Lê Anh (Đại học Lasell, Boston) thì, tính chất của công cụ đầu tư phái sinh MBS có thể mô tả đơn giản như sau: Một công ty tài chính (Fannie Mae hay Lehman Brothers chẳng hạn), bỏ tiền ra mua lại các khoản cho vay thế chấp từ các NHTM, tập trung chúng thành từng loại khác nhau, rồi phát hành MBS để bán lại cho các nhà đầu tư Ví dụ, Fannie Mae mua 1.000 khoản vay thế chấp với các đặc điểm giống nhau với giá gốc là 200.000 USD cho mỗi khoản vay Khi tập trung lại thì tổng trị giá các khoản vay này sẽ là 200.000.000 USD Fannie Mae có thể biến khoản này thành 100.000 MBS, trị giá 2.000 USD một phần và bán lại cho các nhà đầu tư Nếu nhà đầu tư mua 10 MBS thì sẽ trả 20.000 USD Sau khi mua các MBS thì các nhà đầu tư sẽ nhận lại khoản tiền vừa lãi vừa gốc được chuyển đến hằng tháng từ các người vay tiền (thông qua một công ty dịch vụ trung gian) trong một khoản thời gian nhất định nào đó Sau khi đáo hạn, thì tổng số tiền mà nhà đầu tư nhận được sẽ là trên 20.000 USD (tiền vốn gốc bỏ ra đầu tư cộng với tiền lãi hằng năm) Các MBS dựa trên các khoản vay có tính chất rủi ro cao hơn thì tất nhiên sẽ đem lại lời nhiều hơn cho các nhà đầu tư Vì có sự khác nhau về rủi ro của các loại MBS cho nên các công ty bảo hiểm và thẩm định rủi ro, chẳng hạn như AIG, cũng nhảy vào để bán bảo hiểm cho các nhà đầu tư MBS Các sản phẩm bảo hiểm này được gọi là credit default swap (CDS), với mục đích bảo đảm cho các nhà đầu tư MBS là trong trường hợp những người vay tiền mua nhà không trả được nợ và làm cho MBS mất giá thì sẽ được bồi thường Sự việc này đã tạo nên một loạt chân rết mới, kéo thêm các thành phần khác tham gia cuộc chơi,
Trang 17bởi vì bán bảo hiểm loại này trong lúc thị trường bất động sản đang phất lên và ít người vỡ nợ thì rất có lời
Như vậy, nhìn vào thực tế thì các NHTM đã huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn vào một lĩnh vực khá nhạy cảm là bất động sản, mặc dù để đảm bảo khả năng thu hồi nợ họ đã bán các khoản cho vay này cho các tổ chức tài chính và đã để lại cho nền kinh tế, thị trường tài chính rủi ro rất lớn Đó là rủi ro vỡ nợ khi giá của các tài sản dài hạn là bất động sản xuống thấp hơn giá trị của các khoản nợ ngắn hạn và rủi ro thanh khoản do việc đi vay ngắn hạn nhưng lại cho vay dài hạn Rủi ro này sẽ tăng lên gấp bội trong điều kiện thiếu sự kiểm soát và giám sát của Chính phủ.
2.3.2 Yếu tố pháp lý
Chính vì huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nhằm chạy theo lợi nhuận và bỏ qua các yếu tố kiểm soát rủi ro mà đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới vào những năm 1929-1933 của thế kỷ trước Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lần đó là không có sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh tiền tệ và hoạt động kinh doanh chứng khoán của của các NHTM Hay nói khác đi, việc không có sự tách bạch giữa chức năng NHTM và ngân hàng đầu tư (NHĐT) trong cùng một ngân hàng đã tạo ra kẽ hở nguy hiểm trong Luật ngân hàng Mỹ lúc bấy giờ Lợi dụng kẽ hở này, các NHTM sử sụng tiền huy động ngắn hạn để đầu tư vào chứng khoán Khi TTCK phát triển nóng đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các ngân hàng này và đẩy giá chứng khoán vượt xa giá trị thực, tạo nguy cơ “bong bóng” Khi “bong bóng” chứng khoán “xì hơi”, giá chứng khoán “tuột dốc không phanh” các ngân hàng không bán được chứng khoán để thanh toán các khoản vay đến hạn hoặc để đáp ứng nhu cầu rút tiền trước thời hạn của người gửi tiền thì cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã thực sự nổ ra Bên cạnh đó, trước sự sụt giảm liên tục của giá chứng khoán, giới đầu cơ giá xuống “Bear” đã chớp thời cơ thực hiện bán khống bằng cách vay những cổ phiếu của các tập đoàn, ngân hàng lớn ồ ạt bán ra tạo nên áp lực giảm giá không gì cứu vãn nổi Sau khi giá chứng khoán giảm đến một mức nào đó, giới đầu cơ sẽ mua và trả lại nơi đã cho vay cộng thêm một ít phí, còn lại sẽ được hưởng
Trong bối cảnh đó, để cứu nền kinh tế, Quốc hội Mỹ ban hành Đạo luật ngân hàng (Glass-Steagal Act) năm 1933, sau khi Tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức Đạo luật này đã tách bạch rõ ràng giữa hoạt động của NHTM và hoạt động của NHĐT Theo đó, NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay vào các hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất trên cơ sở đảm bảo tài sản của người vay NHTM trả lãi suất tiền gửi là X% thì cho
Trang 18vay lại chỉ ở mức X + 2 (hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi tiền tiết kiệm Các NHTM cũng bị cấm thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán công ty (trừ trái phiếu Chính phủ) Chỉ những công ty môi giới và tự doanh chứng khoán, các NHĐT mới được thực hiện các dịch vụ liên quan đến chứng khoán công ty Điều kiện và chế độ cấp phép đối với hoạt động của các công ty môi giới chứng khoán bị siết chặt Trong khi đó, hoạt động của NHĐT là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vào các ngân hàng này phải được biết như vậy và phải chấp nhận rủi ro Sự tách biệt giữa hoạt động NHTM và NHĐT là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững Nhiều chuyên gia cho rằng, Đạo luật Glass-Steagal đã giúp cho kinh tế, xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới Đặc biệt, Đạo luật trên là cơ sở pháp lý quan trọng của quá trình chuyển đổi mô hình ngân hàng đa năng sang mô hình ngân hàng chuyên doanh tại Mỹ Điển hình là việc ngân hàng đa năng Morgan D.P phải tách ra thành 2 ngân hàng mới: ngân hàng thương mại Morgan Guarantee và ngân hàng đầu tư Morgan Stanley Đầu những năm 1980, Tổng thống Reagan chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo hướng tự do hoá, đồng thời cho phép các NHTM nhận tiền gửi tiết kiệm được mở rộng các hoạt động cho vay vào TTBĐS Hệ quả là chỉ vài năm sau đã dẫn đến cuôc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên và Chính phủ Mỹ phải tốn hơn 300 tỉ USD để cứu nguy Đến thời Tổng thống Clinton nắm quyền trong thập niên 1990, Ông đã thành công trong việc thực thi các chính sách kinh tế, mang lại một thời kỳ phát triển khá ổn định của nước Mỹ Tuy nhiên, trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, Tổng Thống Clinton dưới sự vận động của giới tài phiệt đã ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley thay thế Đạo Luật Glass-Steagal Theo đó, các NHTM lại được phép đầu tư vào các lĩnh vực bị cấm trước đây như chứng khoán, bất động sản…
CHƯƠNG III: DIỄN TIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀICHÍNH THẾ GIỚI 2007-2009
3.1 Diễn tiến của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009
Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản Một số khác thì rơi vào tình
Trang 19trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.
Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi của mình ra.
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở Tháng Chín 2007, Cục Dự trữ Liên bang còn tiến hành giảm lãi suất cho vay
qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75% Trong khi đó,
Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản.
Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào tháng 12/2007 và tháng 2 năm 2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi.
Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 dollar một cổ phiếu, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar một cổ phiếu lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn Sự sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.
Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản Tiếp sau Lehman là một số công ty khác Tháng 9 năm 2008, Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008 cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền tài chính của nước này bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản.