Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009 và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.DOC (Trang 29 - 38)

4.1.1 Làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam.

Kể từ quý ba năm 2008, giá hàng hóa thế giới có xu hướng giảm, trong quý bốn năm 2008, các đơn hàng xuất khẩu đối với các sản phẩm dệt may và các sản phẩm công nghiệp khác đã sụt giảm và sự trì trệ trong sản xuất ngày càng hiện rõ.Trong quý một năm 2009, tác động của khủng hoảng đã trở nên rõ ràng khi GDP chỉ tăng 3,1% so với năm trước, và thấp hơn 4 phần trăm so với mức tăng trưởng bình quân của químột của một vài năm trước. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh tế, những dấu hiệu tích cực của sự phục hồi cũng đa xuất hiện. Chính phủđã công bố gói kích thích bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ việc trợ cấp lãi suất, hoãn thuế đến việc giải ngân thêm vốn. Kết quả là GDP đã tăng 4,5% vào quý hai và 5,8% vào quý ba, làm cho tốc độ tăng GDP thực sự đạt 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái tính từ tháng Một đến tháng Chín. Trong khi khu vực sản xuất vẫn còn phải đối mặt với những thách thức lớn do nhu cầu giảm sút thì ngành xây dựng lại đang dẫn đầu về tốc độ phục hồi, với giá trị thặng dư trong ngành ước đạt tới tỷ lệ tăng trưởng hai con số trong cả năm. Một yếu tố quan trọng khác góp phần làm nên quá trình phục hồi, đó là sức mua nội địa với mức tăng doanh thu bán lẻ thực tế lên 9,3% so với cùng kỳ từ tháng Một đến tháng Tám năm ngoái.

4.1.2 Ảnh hưởng rõ rệt đến khu vực xuất nhập khẩu của Việt Nam

Mối lo ngại chính là hoạt động xuất khẩu, vốn chiếm 70% GDP. Trong tám tháng đầu năm 2009, xuất khẩu tính theo đôla đã giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ xuất khẩu đều giảm ở hầu khắp các mặt hàng và các thị trường truyền thống của Việt Nam. Mặc dù sự giảm sút này còn ít hơn ở các nước đang phát triểnkhác, nhưng nó cũng làm cho năm 2009 trở thành năm đầu tiên Việt Nam phải gánh chịu sự sụt giảm về xuất khẩu kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế. Về nhập khẩu, tám tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến sự suy giảm còn mạnh mẽ hơn, thấp hơn 28,2% so với cùng kỳ năm trước. Sự xuống dốc tương đối của xuất khẩu và nhập khẩu lại giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, trong đó thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức 5 phần trăm của GDP năm 2009, giảm xuống từ 11,9% năm 2008. Mức thâm hụt thực tế có thể còn cao hơn thế nếu nền kinh tế tiếp tục đẩy mạnh đà phục hồi hiện nay.Mặc dù có thể quản lý được mức thâm hụt tài khoản vãng lai theo dự đoán nhưng dự trữ ngoại tệ lại sụt giảm từ mức 23 tỷ đôla vào cuối năm 2008 xuống còn khoảng 16,5 tỷ vào tháng Tám năm 2009. Phần lớn sự sụt giảm diễn ra vào giữa tháng Năm và tháng Bảy khi ngân hàng trung ương tác động vào thị trường hối đoái nhằm bình ổn tiền tệ.

4.1.3 Thâm hụt tài chính

Sự thâm hụt tài chính có khả năng tăng lên đến 9,4% GDP trong năm 2009, phản ánh mức sụt giảm doanh thu và chi phí tiêu dùng tăng lên đáng kể. Doanh thu thường có xu hướng suy giảm cùng với sự suy thoái của các hoạt động kinh tế, giá dầu giảm và các biện pháp giãn thuế khác nhau trong các gói kích thích. Mức chi tiêu đã tăng đáng kể do có các biện pháp kích thích tiêu dùng và cam kết của chính phủ nhằm đảm bảo mang lại an sinh xã hội. Trong khi Việt Nam có thể kêu gọi thêm các nguồn tài chính từ bên ngoài thì vẫn còn tồn tại một khoảng trống tài chính đáng kể và chính phủ cần phải xem xét lại gói kích thích của mình để đảm bảo duy trì cân bằng tài chính ở mức có thể kiểm soát được. Tuynhiên cũng cần phải lưu ý rằng nguyên nhân kìm hãm việc hỗ trợ năng lực tài chính của chính phủ bắt nguồn từ những nguồn tài chính ngắn hạn chứ không phải từ khả năng duy tri nợ trung hạn.

4.1.4 Chính sách tiền tệ

Sau một giai đoạn thắt chặt trong năm 2008 để giải quyết tình trạng quá nóng, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng đáng kể nhằm hỗ trợ nhu cầu nội địa. Ngân hàng trung ương đã cắt giảm một nửa lãi suất với các khoản vay chính sách xuống còn 7% từ giữa năm 2008 đến tháng Hai năm 2009. Cắt giảm lãi suất đối với vay chính sách và hỗ trợ lãi suất đã thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

của ngân hàng. Chỉ số định lượng về chất lượng danh mục đầu tư của ngân hàng (dựa trên thời gian thiếu nợ và nợ lũy tiến) đã cho thấy nợ xấu (NPLs) đang tăng. Do lãi suất cho vay không được phép cao hơn lãi suất đối với vay chính sách quá 50%, nên mức chênh lệch lãi suất của các ngân hàng thương mại bị thu hẹp đáng kể. Lãi suất thấp có thể gây khó khăn cho chính phủ trong việc phát hành trái phiếu và gây ra tâm lý lưỡng lự của các nhà suất khẩu khi bán ngoại hối. Nhận ra các nguy cơ đang nổi lên từ chính sách nới lỏng tiền tệ, ngân hàng trung ương gần đây đã yêu cầu các ngân hàng thương mại lớn phải giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 25%.

4.1.5 Một số vấn đề Xã Hội

Tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam tiếp tục giảm, mặc dù giá lương thực và nguyên liệu tăng cao trong suốt nửa đầu năm 2008 và tiếp đó là thời kỳ phát triển trì trệ từ cuối năm 2008 đến 2009.

Trong khi nghèo đói nhìn chung đã giảm, sự bất ổn của nền kinh tế trong hai năm qua đã cho thấy những điểm dễ bị tổn thương và những thách thức còn ở phía trước. Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) tiến hành từ đầu năm 2008 ở các cộng đồng nông thôn ở Việt Nam đã cho thấy những tiến bộ đáng kể gần đây của Việt Nam trong quá trình phát triển nông thôn. Các đối tượng của PPA đã chỉ ra tăng trưởng bền vững đối với hạ tầng cơ sở ở nông thôn, cơ hội tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ, năng xuất nông nghiệp tăng cao ở nhiều vùng và nhiều cơ hội để đa dạng hóa các nguồn thu nhập ở nông thôn hơn.

4.2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam4.2.1 Vấn đề đặt ra đối với Chính Phủ 4.2.1 Vấn đề đặt ra đối với Chính Phủ

Thứ nhất, vấn đề liên quan chức năng giám sát của chính phủ, tự do hóa hệ thống ngân hàng và tài chính. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng tài chính từ Mỹ là sự đổ vỡ của thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp, dẫn đến sự đổ vỡ tín dụng của nhiều ngân hàng lớn không chỉ ở Mỹ, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, AIG, Citigroup..., mà còn ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Với tư cách là một nước đầu tàu trong trường phái tự do hóa kinh tế và rất nhiều kinh nghiệm quản lý thị trường tự do trong nhiều thập kỷ qua, các nhà quản lý của Mỹ đã không thể cứu vãn nổi hệ thống ngân hàng và tài chính của mình. Các nhà phân tích cho rằng, vấn đề nằm ở chỗ cơ chế giám sát của Mỹ cũng như các nước phát triển khác đã chưa được phát triển tới mức cần thiết, chưa tương xứng với mức độ tự do hóa tài chính. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có thể xây dựng được cơ chế giám sát phù hợp, hiệu quả, khi mà sự lưu chuyển các

dòng vốn quốc tế khá đa dạng, được diễn ra trên diện rộng và với tốc độ cao như hiện nay?

Thứ hai, giải quyết vấn đề thất nghiệp còn nhiều nan giải. Cho đến thời điểm hiện tại, ở một số nước, tỷ lệ thất nghiệp vẫn gia tăng. Theo thống kê của OECD, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của nhóm nước này là khoảng 8,5%. Ðây là một tỷ lệ khá cao. Song vấn đề không phải chỉ dừng ở đó! Với một mức thiệt hại lớn về tài chính diễn ra trong suốt thời kỳ khủng hoảng vừa qua, đồng thời nhu cầu vốn lớn trong tương lai, khi nhiều công ty đang có ý định chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chiến lược được lựa chọn nhiều hơn cả của các công ty là tiết kiệm nguồn nhân lực. Ðiều đó có nghĩa là mặc dù nền kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu phục hồi, song cơ hội việc làm sẽ có nhiều khả năng không gia tăng theo cùng nhịp độ đó. Thách thức đối với thị trường lao động thế giới là chuẩn bị nguồn nhân lực để có thể đón nhận được làn sóng chuyển dịch cơ cấu mới - sang nền kinh tế xanh chẳng hạn.

Thứ ba, nguy cơ gia tăng các biện pháp bảo hộ thị trường trong nước và sự can thiệp của chính phủ. Một nhân tố cơ bản thúc đẩy các nước, nhất là các nước đang phát triển, tham gia làn sóng tự do hóa và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Mặt khác, khi nền kinh tế trong nước bị tổn thương, phản ứng tự nhiên là các chính phủ, bất kể là phát triển hay đang phát triển, sẽ phải áp dụng các biện pháp bảo vệ. Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ B.Obama "Buy American" (Người Mỹ mua hàng Mỹ), hoặc các biện pháp hỗ trợ tín dụng được đưa ra trong các gói kích thích kinh tế, là biểu hiện của phản ứng này.

Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại quốc tế, đối với nhiều nước trên thế giới, cuộc khủng hoảng toàn cầu lần này giống như cuộc khủng hoảng thương mại nhiều hơn. Do phụ thuộc quá lớn vào trao đổi thương mại và đầu tư với bên ngoài, nền kinh tế của họ đã bị thiệt hại chủ yếu từ hai lĩnh vực này. Tuy nhiên, các chuyên gia WTO cho rằng, các biện pháp mà các nước đang áp dụng hiện nay để hạn chế tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng mang tính chất bảo vệ nhiều hơn và là tạm thời. Mặc dù vậy, họ vẫn kêu gọi các nước phải quan tâm hơn đến việc thực hiện các cam kết về tự do hóa thương mại toàn cầu và khu vực của mình, trong đó hoàn tất Vòng đàm phán Doha cần phải được xếp là một mục tiêu ưu tiên.

Thứ tư, những thách thức từ việc lựa chọn chính sách. Thách thức lớn nhất đối với các chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách là sự hài hòa giữa mục đích ngắn hạn và trung hạn. Việc các nước áp dụng các gói kích thích kinh

trung hạn, sẽ tạo sức ép về thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ nần. Hơn nữa, các gói kích thích kinh tế chủ yếu khuyến khích cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng và đầu tư công khác, mà ít chú ý đến đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Chính vì thế, để hướng tới một sự phục hồi ổn định hơn, nhiều ý kiến cho rằng các gói kích thích cần được duy trì thêm một thời gian nữa. Như vậy, sự lựa chọn này làm gia tăng sức ép cho chính phủ, trước hết là về mặt ngân sách, đồng thời có nguy cơ làm chậm lại quá trình cải tổ cơ cấu nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững lâu dài hơn.

4.2.2 Vấn đề đặt ra đối với hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam

4.2.2.1 Đối với hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đứng trước ba vấn đề lớn là: mô hình và cấu trúc của hệ thống ngân hàng, vấn đề kiểm soát rủi ro và tính thanh khoản. Để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng đồng thời tránh được “vết xe đổ” của hệ thống ngân hàng Mỹ thì chúng ta cần có những giải pháp kiên quyết và đồng bộ theo hướng cái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng cho hiệu quả hơn, tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Cụ thể là:

– Tiến hành rà soát lại hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng, bao gồm Luật ngân hàng Nhà nước năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003) và Luật các tổ chức tín dụng dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) và các văn bản dưới luật về ngân hàng. Hai Luật này mặc dù đã góp phần rất lớn vào việc điều chỉnh hoạt động và sự phát triển của hệ thống ngân hàng thời gian qua nhưng được ban hành và sửa đổi khi mức độ hội nhập kinh tế và những thay đổi trong các quan hệ kinh tế thị trường ở Việt Nam diễn ra chưa mạnh mẽ nay đã bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập nhất định. Các văn bản dưới luật thì được ban hành khá tản mạn, không tập trung và bất cân xứng, chủ yếu điều chỉnh các hoạt động của NHTM cổ phần mà chưa có sự quan tâm đúng mức về hoạt động của các tổ chức tín dụng khác như hoạt động của NHĐT, NHTM Nhà nước, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Vai trò và tính độc lập của NHNN được quy định trong hai Luật này không cao, chưa đủ để có thể thực hiện chức quản lý và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt. NHNN “không có chức năng hoạch định mà chỉ là cơ quan chấp hành trong việc điều hành chính sách tiền tệ”. Các văn bản dưới luật thường được ban hành để xử lý vấn đề mang tính chất vụ việc nhiều hơn là những vấn đề mang tính chất chiến lược. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân hàng phải được

tiến hành theo hướng nâng cao tính độc lập và vai trò chủ động trong quản lý, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, mở rộng thẩm quyền và tăng cường các công cụ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh ngân hàng của NHNN. Song song đó, cần có sự tách bạch rõ ràng giữa hoạt động của NHTM và NHĐT đồng thời nâng cao điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của NHTM cổ phần và các CTTC. Các văn bản về ngân hàng phải đặt nền tảng pháp lý để tạo ra môi trường kinh doanh ngân hàng minh bạch và nâng cao tính cạnh tranh thông qua việc đẩy mạnh cổ phần hoá các NHTM Nhà nước và hình thành cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc sáp nhập, hợp nhất và phá sản ngân hàng.

– Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Trước hết, NHNN cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng và TCTD theo quy định Luật các tổ chức tín dụng và Quyết định số 457/2005 ngày 19/4/2005 quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các văn bản khác. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng và giám sát chặt chẽ hạn mức tín dụng đối với các lĩnh vực nhạy cảm như cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản…Về lâu dài, NHNN cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel, rà soát và xây dựng mới các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro… Về phía Chính phủ và Bộ Tài chính, cần quản lý và kiểm soát nguồn vốn Nhà nước trong các CTTC Nhà nước, ngăn chặn tình trạng lạm dụng đầu tư tài chính bằng nguồn Nhà nước của các tổ chức này như là một biện pháp loại trừ nguyên nhân lạm phát và góp phần lành mạnh hoá thị trường tiền tệ. Về phía các NHTM, và các tổ chức tín dụng phải nâng cao năng lực quản lý, điều hành, áp dụng các chuẩn mực quản trị ngân hàng hiện đại và tổ chức tốt hoạt động của bộ phận kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại trụ sở chính và các chi nhánh.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính Thế giới 2007-2009 và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.DOC (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w