MỤC LỤC
Trong suốt thời gian này, số liệu cho thấy thu nhập thực tế của người lao động đã không tăng mặc dù năng suất lao động đã tăng đáng kể( Wolff, 2008). Nói cách khác, xét về mặt tổng thể, mặc dù số lượng hàng hóa tăng lên đáng kể nhưng khả năng thanh toán của đa số người lao động lại không tăng lên. Việc cho vay tiờu dựng như vậy rừ ràng là chỉ có thể trì hoãn được khủng hoảng chứ không chữa được căn bệnh kinh niên là người lao đọng tiêu dùng phần khoog phải thuộc về mình trong tổng sản phẩm.
Phần không thuộc về mình đó là tiêu điểm của sự xem xét Mác xít như chúng ta đã biết, vì đang ra nó( sản phẩm thặng dư đó phải thuộc về người lao động), nhưng cấu trúc sỡ hửu và hệ thống chính trị pháp lý đã đảm bảo rằng nó thuộc về giới chú tư bản.
Đây là nguyên nhân sâu xa mà nếu không giải quyết ở mức hệ thống, sẽ không bao giờ giải quyết được bệnh căn của khủng hoảng chu kỳ.
Hai công ty này giúp đổ vốn vào thị trường bất động sản bằng cách mua lại các khoản cho vay của các NHTM cho người nghèo mà không cần chứng minh thu nhập còn gọi là cho vay dưới chuẩn (subprime), biến chúng thành các loại chứng từ được bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp (mortgage-backed securities – MBS), rồi bán lại cho các nhà đầu tư trên TTCK, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức lớn như Bear Stearns và Merrill Lynch. Khi đã chứng khoá hoá các khoản cho vay bất động sản, hay nói cách khác là đã hình thành một sự liên thông mật thiết với TTCK thì thị trường bất động sản (TTBĐS) không còn là sân chơi duy nhất của các NHTM hoặc các công ty chuyên cho vay thế chấp bất động sản nữa mà đã có sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư và đầu cơ trên TTCK vốn có khả năng tài chính rất dồi dào. Theo Giáo sư Trần Văn Thọ (Đại học Waseda, Tokyo) và Phó Giáo sư Trần Lê Anh (Đại học Lasell, Boston) thì, tính chất của công cụ đầu tư phái sinh MBS có thể mô tả đơn giản như sau: Một công ty tài chính (Fannie Mae hay Lehman Brothers chẳng hạn), bỏ tiền ra mua lại các khoản cho vay thế chấp từ các NHTM, tập trung chúng thành từng loại khác nhau, rồi phát hành MBS để bán lại cho các nhà đầu tư.
Như vậy, nhìn vào thực tế thì các NHTM đã huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn vào một lĩnh vực khá nhạy cảm là bất động sản, mặc dù để đảm bảo khả năng thu hồi nợ họ đã bán các khoản cho vay này cho các tổ chức tài chính và đã để lại cho nền kinh tế, thị trường tài chính rủi ro rất lớn.
Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn như thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. * Tháng 6/2007: Hai quỹ phòng hộ (hedge fund - một loại quỹ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt) của Bear Stearns - ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ - quỵ ngã sau khi đánh cược vào các chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ. * Ngày 5/10/2008: Mặc dù Thủ tướng Đức Angela Merkel đã chỉ trích quyết định của Ireland tuần trước về bảo hiểm toàn bộ các tài khoản ngân hàng tại Ireland, ngày Chủ nhật 5/10 Bộ trưởng Tài chính Đức đã thông báo tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Đức sẽ được bảo hiểm không có giới hạn.
* Ngày 8/10/2008: Trong một nỗ lực phối hợp chưa từng có tiền lệ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930.
Do dollar Mỹ là phương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tư toàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩy dollar Mỹ lên giá. Đến khi tình hình phát triển thành khủng hoảng tài chính từ tháng 8 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Song sau khi kế hoạch sử dụng 700 tỷ dollar được điều chỉnh sang hướng chi cho cả các chương trình phục vụ đông đảo người dân nhằm kích thích tiêu dùng (như trợ giúp cho người thất nghiệp, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nghèo và người thu nhập thấp, phát triển cơ sở hạ tầng), qua đó vực dậy nền kinh tế, nó đã được Thượng viện thông qua.
• Nâng cấp hệ thống sử dụng năng lượng của các văn phòng cơ quan chính phủ Hoa Kỳ theo hướng tiết kiệm năng lượng; Đầu tư lớn cho phát triển công nghệ nhất là thông tin y tế điện tử, hệ thống máy tính cho các trường phổ thông và phát triển mạng Internet băng thông rộng;.
Sự xuống dốc tương đối của xuất khẩu và nhập khẩu lại giúp thu hẹp thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, trong đó thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức 5 phần trăm của GDP năm 2009, giảm xuống từ 11,9% năm 2008. Trong khi Việt Nam có thể kêu gọi thêm các nguồn tài chính từ bên ngoài thì vẫn còn tồn tại một khoảng trống tài chính đáng kể và chính phủ cần phải xem xét lại gói kích thích của mình để đảm bảo duy trì cân bằng tài chính ở mức có thể kiểm soát được. Đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) tiến hành từ đầu năm 2008 ở các cộng đồng nông thôn ở Việt Nam đã cho thấy những tiến bộ đáng kể gần đây của Việt Nam trong quá trình phát triển nông thôn.
Các đối tượng của PPA đã chỉ ra tăng trưởng bền vững đối với hạ tầng cơ sở ở nông thôn, cơ hội tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ, năng xuất nông nghiệp tăng cao ở nhiều vùng và nhiều cơ hội để đa dạng hóa các nguồn thu nhập ở nông thôn hơn.
Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng và giám sát chặt chẽ hạn mức tín dụng đối với các lĩnh vực nhạy cảm như cho vay kinh doanh, đầu tư chứng khoán, bất động sản…Về lâu dài, NHNN cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế theo tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel, rà soát và xây dựng mới các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro… Về phía Chính phủ và Bộ Tài chính, cần quản lý và kiểm soát nguồn vốn Nhà nước trong các CTTC Nhà nước, ngăn chặn tình trạng lạm dụng đầu tư tài chính bằng nguồn Nhà nước của các tổ chức này như là một biện pháp loại trừ nguyên nhân lạm phát và góp phần lành mạnh hoá thị trường tiền tệ. Sau khi các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Chính phủ mang lại hiệu quả, NHNN đã 4 lần giảm lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác, mua lại 20,3 ngàn tỷ tín phiếu bắt buộc thì hệ thống ngân hàng đang sở hữu một nguồn vốn khá lớn và lãi suất cho vay đã giảm xuống 13%/năm (so với 21% ở thời điểm đỉnh cao) nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà tiếp cận. Một khi diễn biến của tình hình giao dịch trên TTCK đã thoát khỏi sự tác động của các yếu tố nội tại mà đã chuyển sang phụ thuộc vào những yếu tố từ bên ngoài như các thông tin về diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính hay sự tăng, giảm của các chỉ số chứng khoán nước ngoài thì việc dự báo về tình hình thị trường cũng như đề xuất các giải pháp là hết sức khó khăn.
(Tư bản 3, Tập 2, Chương LI – Lữ Phương dịch theo bản tiếng Pháp, http://www.marxists.org/francais/marx/works/1867/Capital-III/index.htm). Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định_ Tài chính quốc tế_ Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Tiến_ Tài chính quốc tế_NXB Thống Kê 4. Songdong_ Chiến tranh tiền tệ. Nguyễn Thường Lạng, Đỗ Đức Bình_ Kinh tế quốc tế_ Đại học Kinh tế quốc dân. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với nền kinh tế Việt Nam” do Khoa Kinh tế, ĐQG TP.HCM tổ chức Tháng 12/2008).