1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Văn học: Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 30,55 MB

Nội dung

Tìm hiểu truyện ngắn Ma Văn Kháng từ thời kỳ Đổi mới chúng tôi mong muốn khái quát, khang định được chiều sâu tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng với nền

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI _ oo TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

Nguyễn Hong Thắm

ĐẶC DIEM TRUYỆN NGAN MA VĂN KHÁNG

THỜI KỲ ĐỎI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội-2013

Trang 2

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI _ : TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hồng Thắm

ĐẶC DIEM TRUYỆN NGAN MA VĂN KHÁNG THỜI KY DOI MỚI

Chuyên ngànhVăn học Việt Nam

Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức

Hà Nội-2013

Trang 3

MỤC LỤC PHAN MỞ ĐẦU 52-555 222 2E 2E tri 5

1 Lý do chọn đề tài ¿5c 2s sec 2E E2 1221211211211 211211211.11 11c rre.5

2 Lịch sử vấn đề -¿- + set E1 11211211 212111011211211 2112111111111 re 7

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu - - s s+Sx+EE£EE+EEErEerkerkerkrrkrex 11

4 Phương pháp nghiên CỨu 6 sư 12

5 Đóng góp của luận Văắn - - - - (6 2c 3313 1 3S 9111111 1 ng ng rệt 12

6 Cấu trúc luận văn - + + ©+£+E+EE£EEEEEE2EEEE171711211211271 71.21.2111 12

1.2.3 Truyện ngắn Ma Văn Kháng trong dòng chảy truyện ngắn đương

¡1041201011777 4 22

Chương 2 Những đặc điểm nội dung trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời

'\Ñ.08.1 0N 30

2.1 Cảm hứng thé sự đời tư trong truyện ngắn Ma Van Khang 30

2.1.1 Vấn đề tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình: 31 2.2.2 Van đề nhân cách Con ngườii -2- 2 2+52+Sz+EczEezxerxerxrreres 36 2.2.3 Sự cô đơn trong tâm hồn con ngườii 2-5 tees42 2.2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng 46

2.2.1 Kiểu nhân vật tha hóa - 2-22 5¿22+2E+2EE+2EErEExerkrerxrrrrees 48

2.2.2 Nhân vật bỉ kịch - - càng ng HH ướt 55

2.2.3 Nhân vật vượt lên số phận - 2-2 2 2+Ee+EerEerkerxerxrrsrex 59

Chương 3 Những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng

thời kỳ đỗi mới - ¿2-2 E21 2112112712112112111121121111 111cc 67

Trang 4

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật( 5 S221 sseeerrerrerrerrrer 67

3.1.1 Yếu tố ngoại hình, nghề nghiệp - 2-2 2 s22 z+zxerxerxez 67

3.1.2 Yếu tố tâm VW ees cceecccssseeecessseeecessnneceessneeesssneceessneseessneseessneess 76

3.1.3 Yếu tố ngôn ngữr -2- 2 2+ SE EE1211211211 21111111111 0 81

3.2 NQOM NG oe 85

3.2.1 Ngôn ngữ đời thường, đậm chất khẩu ngữ - 2-2 85

3.2.2 Ngôn ngữ văn xuôi giàu tính nhạc - -SĂ cv 88 3.3 KẾT CẤu ch Hệ 94

3.3.1 Kết cấu mở . : 22vcttEttttrrttrrrrrtrrtrrrrrrrtirrrrriiirrrirrre 95

3.3.2 Kết cầu lồng ghép ¿5S SE E2 2121217171111 re, 100 3.3.3 Kết cầu tâm lý - +22 EEEE2121121121111211211 1111 re 104 3.4 Giọng điệu trần thuật - 2 22+ 2E EEEECEEEEEEEkrrkrrrrrrrees 106

3.4.1 Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi - 5c Sex 107

3.4.2 Giọng triết lý, tranh biện - 2 2s xccxczEeEerxerkrrrrrrree 109

3.4.3 Giọng MOT Ca HH TH HH HH tr 112

KẾT LUẬN 5-52 SE E1 1121121121511 11 1111211 1111111111110 116 TÀI LIEU THAM KHAO - 2-22 ©52SE‡SE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEECrkrrrrrkee 120

Trang 5

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở cái tuổi “thất thập cô lai hy” nhưng Ma Văn Kháng van rất trẻ trung

va đặc biệt vẫn tỏ ra sung sức trong nghề cầm bút Hon 50 năm trong nghề,

Ma Văn Kháng đã sở hữu một gia tài nghệ thuật khá đồ sộ: 15 cuốn tiểuthuyết, khoảng 200 truyện ngắn và một hồi ký văn học Trong suốt hànhtrình lao động nghệ thuật, Ma Văn Kháng luôn ý thức được sứ mệnh là viết dé

bảo vệ và khang định những giá trị chân chính của con người, của sự sống Mỗi trang viết của ông không chỉ thấm đẫm những quan niệm nhân sinh thế

sự ma dường như soi thấu tâm can, gan ruột con người, mỗi tác phẩm vừa là tiếng nói đồng cảm sẻ chia với nỗi đau khổ của con người vừa đấu tranh quyết

liệt cho cái đẹp, cái thiện ở cuộc đời.

Thành tựu của Ma Văn Kháng kết tỉnh ở cả hai thể loại: Tiểu thuyết vàtruyện ngắn Nhiều tiểu thuyết của ông ở thập ky 80 đã từng gây xôn xao duluận và cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc: Mua mùa hạ (1982), Mùa lá

rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989) nhưng Ma

Văn Kháng thực sự đặc sắc Ở truyện ngắn Truyện ngắn Ma Văn Kháng có vị

trí đặc biệt trong văn nghiệp của ông Người đọc biết đến Ma Văn Kháng quatruyện ngăn Xa phii (1969), được tặng giải thưởng báo Văn nghệ Tiếp sau đóngười đọc gần gũi hơn với Ma Văn Khang qua các tập truyện ngắn Bai ca

trăng sáng (1972), Cai móng ngựa (1973)

Tuy nhiên, từ 1980 truyện ngắn Ma Văn Kháng mới cất cánh, thăng

hoa, vươn tới đỉnh cao mà không mấy ai theo nghiệp bút nghiên lại không

mong đạt tới: Giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn báo văn nghệvới tập truyện Xa phu; tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Việt Nam 1995,

giải thưởng văn học ASEAN 1998 với tập Trăng soi sân nhỏ, giải Cây bút

vàng trong cuộc thi việt truyện ngăn do Bộ công an kêt hợp với hội nhà văn tô

Trang 6

chức cho truyện ngắn San Cha Chải, giải thưởng nhà nước về văn học nghệ

thuật năm 2001, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012

va còn nhiều tiêu thuyết, truyện ngắn của ông đã được chuyền thé thành kịchbản phim Cho đến nay Ma Văn Kháng vẫn chung thủy với thé loại truyệnngắn day hap dẫn và hứng thú này

Sáng tac của Ma Văn Kháng chia làm hai giai đoạn: trước và sau đổimới (1986) Giai đoạn trước chủ yếu viết về cuộc sống, phong tục của ngừoidân miền núi, giai đoạn sau viết về những đa đoan, phức tạp của đời sống thị

thành và nông thôn Cùng với sự thay đổi về đề tài, sáng tác của Ma Văn

Kháng cũng có những sự đổi thay đáng kể, những bước đột phá về tư duy

nghệ thuật Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng trước thập ki 80 thé

hiện cái nhìn mang hơi hướng sử thi thì ở giai đoạn sau đã chuyển sang cáinhìn thé sự Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không conđơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu chen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫnvới thánh thần Ông quan tâm đến thân phận con người trong nhiều quan hệ,hoàn cảnh khác nhau và cố găng thể hiện con người một cách đầy đủ nhấttrong tính đa dạng toàn vẹn như nó vốn có

Nhìn chung khi bàn về tác phẩm của Ma Văn Kháng giới nghiên cứu

phê bình cũng như độc giả đều thống nhất khăng định sáng tác của nhà vănthành công hơn ở những năm sau Đổi mới (1986) Ma Văn Kháng là cây bútsung sức thời kỳ Đổi mới và tác pham của ông đã có nhiều sự đổi thay mới

mẻ dé đáp ứng yêu cầu của thời đại Tìm hiểu truyện ngắn Ma Văn Kháng từ

thời kỳ Đổi mới chúng tôi mong muốn khái quát, khang định được chiều sâu

tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng với

nền Văn học Việt Nam hiện đại, thấy được những thành tựu mới của nhà vănthời kỳ nay so với thời kỳ trước; qua đó thay được bước chuyên mình của

Văn học Việt Nam nói chung thời kỳ Đôi mới Nghiên cứu vân đê nói trên sẽ

Trang 7

góp phần bổ sung vào việc đánh giá một cách hoàn chỉnh khái quát những thành tựu nổi bật của truyện ngắn Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi đương

đại.

2 Lịch sử vấn đề

Ngay từ khi tập truyện ngắn Xa phủ ra đời, giới phê bình văn học đãquan tâm nhiều đến tác phâm của Ma Văn Kháng Bài viết sớm nhất là Đọc

Xa phủ của tác giả Bùi Văn Nguyên đăng trên báo Nhân dân ngày 5-7-1970.

Tính cho đến thời điểm hiện nay việc tìm hiểu và khám phá văn chương của

ông thật phong phú và đa dạng Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều ý kiến đánh giá của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu phê bình, nhà thơ, nhà văn được đăng tải trên các sách báo, tạp chí như: Bùi Hiển,

Trần Đăng Suyén, La Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Bùi Việt Thắng, TrầnBảo Hưng, Trần Cương, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Toại, Ông Văn

Tung

Do phạm vi nghiên cứu của dé tài, luận văn đặc biệt chú ý đến những

bài viết về truyện ngăn của Ma Van Kháng Cùng với sự ra đời của những

truyện ngắn trước năm 1980, những bài viết phê bình chủ yếu tập trung vào

chất miền núi, dân tộc trong tác phẩm của Ma Văn Kháng Ngày nay đọc những truyện ngắn trước 1980 của ông, ta dé dàng nhận thấy những điều còn

đơn giản, nông cạn — nói như chính tác giả “những truyện tôi viết những năm

ấy bi chi phối bởi những cảm quan ấu trĩ, thô thién, chốc lát, do đó đa phan làkém cỏi Cho nên cùng với tác phẩm, những bài viết về nó khó giữ nguyên

giá trị cho tới ngày hôm nay”.

Thời kỳ 1980 — 1985 (trước đổi mới), Ma Văn Kháng tập trung vào viếttiêu thuyết, số lượng truyện ngắn ra đời ít, nên cũng không nhiều bài viết về

nó Đáng chú ý nhất là bài “Doc các sáng tác về miền núi của Ma Văn Kháng,

nghĩ vê trách nhiệm của một nhà văn trước một đê tài lớn” của Nguyên Văn

Trang 8

Toại (Tạp chí Văn học, số 5/1983), tác giả vẫn chủ yếu đánh giá nội dung

phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở miền núi của nhà văn Một điềuđáng lưu ý là tác giả đã phát hiện ra: truyện ngắn Ma Văn Kháng giàu tứ và

tinh.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Ma Văn Khang cho ra đời hàng chụctập truyện ngắn như: Ngày đẹp trời (1986), Heo may gió lộng (1992), Vòngquay cô điển (1997), Cỏ dai (2002), Móng vuốt thời gian (2003), Trồn nợ

(2009) Có thể nói sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng thực sự nở rộ từ đây và ngay lập tức gây xôn xao dư luận Rất nhiều những bài báo, bài phê

bình nghiên cứu về truyện ngắn của Ma Văn Kháng xuất hiện, phong phú đa

dạng về nội dung.

Tác giả Nguyễn Thanh Nguyên trong bài viết “Ngày đẹp trời — tính dựbáo về những tình thế xã hội?” Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987 khangđịnh: “Ma Văn Kháng đã khám phá cuộc sống từ nhiều bình diện khác nhau,ông lách sâu hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân

và quy luật khắc nghiệt của tồn tại xã hội”.

Tác giả Bùi Việt Thắng nhân đọc tập truyện ngắn Ngày đẹp trời đã

nhận xét: “Ma Văn Kháng đã khéo léo khai thác những truyện đời thường mà

không rơi vào tầm thường vô vị mỗi truyện ngắn viết ra như một “nhát cắt

ngang” sắc gon làm nổi rõ hình hài đời sống trong những hình thái phong phúphức tạp của nó” (Báo Nhân dân số ra ngày 11/1/1987) Truyện ngắn Ma VănKháng “nghiêng về tinh dự báo”, dé người đọc có thé “nhận thức sâu sắc hon

về con người và cuộc đời” Là một chuyên gia về truyện ngăn, tác giả bài viết

có những nhận xét sâu sắc “truyện ngăn của Ma Van Kháng thuộc loại truyện

có cốt truyện, dễ ké lại dé nhớ nhưng không lay cét truyén lam muc dich, du

no là điên hình, mà cô nới rộng kích tac của truyện ngăn tạo nên sức liên

Trang 9

tưởng lớn ở người đọc đến những vấn đề thiết thân trong đời sống xã hội và

mỗi con người”.

Trong bài “Cảm nhận về Đầm sen của Ma Văn Kháng” tác giả NguyễnĐăng Điệp lại có nhận xét, đó là “thứ văn day chat đời, day ắp hơi thở của sựsống, sắc sảo biến hóa và tài hoa” Đặc biệt khi nhận xét về thế giới nhân vậttrong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giả cho rằng: “trong cái thế giới biếndạng và quay đảo này, con người rat dé bị tha hóa biến chất” Và trong thé

giới nhân vật ay, nha văn thực sự thành công ở việc xây dựng nhân vat phụ

nữ, họ “đời” nhất trong số các nhân vật của ông Giọng văn của Ma Văn

Kháng là một giọng điệu rất riêng, nó “tưng tửng, điềm đạm, khách quan,

vượt qua cái vụn vặt theo lối kể lễ để chạm đến một vấn đề khác lớn lao hơn”

[8].

Khi doc tập Heo may gió lộng tác giả Trần Bao Hung đã có cảm nhận:

“Truyện anh viết thường có lớp lang, thứ tự, ít tiểu xảo ma hap dẫn, ngòi bútanh tỏ ra khách quan, điềm tĩnh nhưng vẫn thấm đượm tình yêu thương conngười, vẫn nhoi nhói nỗi đau tran thế Không ít truyện của anh mang tính chấtluận đề và chất triết lý khá rõ nhưng vẫn nhuyễn, vẫn cuốn hút người đọc vì

văn của anh đậm đà, giàu hương vị, những chỉ tiết đời sống phong phú, tiêu biểu và nhiều thuyết phục”.

Đáng chú ý là bài viết của tác giả Nguyễn Thị Huệ - “Đổi mới tư duy

nghệ thuật sáng tác của Ma Văn Kháng trong những năm 1980” Tác giả có

những nhận xét xác đáng về tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng Đó là “Ma

Văn Kháng đã nhìn thăng vào sự thật”, và tiếp cận một hiện thực mới “một

hiện thực phong phú nhưng ngồn ngang bề bộn, phải trái trắng đen lẫn lộn,

xen cải trong biết bao là biến động” Đồng thời tác giả nhận thấy, Ma Văn

Khang đã chuyên từ cái nhìn “sử thi” sang cái nhìn “tiểu thuyết? nhằm tiếp

cận đời sông ở bình diện sinh hoạt thê sự Vé con người, nhà văn đã chuyên

Trang 10

sang quan tâm đến con người cá nhân, đặc biệt chú ý đến nhân vật trí thức.

Tác giả cho rằng “trong quan niệm hiện thực về con người, Ma Văn Kháng đãbắt đầu có những thể nghiệm mở ra khả năng khám phá con người ở nhiềuchiều, nhiều bình diện xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con người” va “tronghiện thực về con người, Ma Văn Kháng muốn lưu ý chúng ta mối quan hệgiữa con người với tự nhiên” [16, tr 54] Từ đó Nguyễn Thị Huệ đi đến khang

định: Tư duy nghệ thuật mới của Ma Văn Kháng những năm 80 ở hai bình

diện “hiện thực là phức tạp, không thể biết trước; con người vẫn còn nhiều bí

ân cần phải khám phá kiếm tìm”.

Gần đây nhà nghiên cứu Lã Nguyên có tiểu luận “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” đã có cái nhìn toản diện, tổng quát về truyện

ngắn của Ma Văn Kháng Xuất phát từ cảm hứng thâm mỹ, tác giả chia truyệnngắn Ma Văn Kháng thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất “là những truyện ngắn thểhiện cái nhức nhối xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã, mông muội của

những kẻ chưa thành người và những kẻ không được làm người”, nhóm này

gắn với đề tài miền núi trong sáng tác của nhà văn; nhóm thứ hai là những

truyện ngắn cất lên tiếng nói “cảm khái thâm trầm trước thế sự hôm nay” —

nhóm này gắn với dé tài thành thị; nhóm thứ 3 là nhóm thé hiện “cảm hứng

trào lộng nghiêm trang trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hóa hồn nhiên” - nhómnày gắn với đề tài tính dục (Tạp chí văn học số 9/1999) Ngoài ra, tác giảcũng chỉ ra một số đặc điểm của truyện ngắn Ma Văn Kháng: tính công khaibộc lộ chủ dé, sự cố ý tô đậm chân dung, tính cách nhân vật, việc lồng giaithoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ, tực ngữ vào ngôn ngữ nhân vật

Ngoài ra, còn có thé ké đến một số công trình nghiên cứu kha day dan

về truyện ngắn Ma Văn Kháng là:

Phạm Mai Anh (ĐHSP Hà Nội 1997): Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn

Khang từ sau 1980 - Luận văn thạc sĩ.

10

Trang 11

Nguyễn Tiến Lich (2007) Thi pháp truyện ngắn Ma Van Kháng

-Luận văn thạc sĩ— DH KHXH&NV, ĐHQG HN.

Hà Thị Thu Hà (2003) - Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau năm

1980 - Luận văn thạc sĩ ĐHSP Hà Nội.

Đào Thị Minh Hường (2010) Thé giới nhân vật trong truyện ngắn Ma

Văn Khang từ 1986 tới nay - Luận văn thạc sĩ.

Trần Thị Hương Giang (2011) Truyện ngắn về dé tài miễn nui của Ma

Văn Kháng - ĐHSP Hà Nội.

Nhìn chung, những đánh giá, ghi nhận của các học giả, nhà nghiên cứu

và công chúng về tác phẩm cũng như chặng đường sáng tác của Ma Văn Kháng là đồng thuận và thống nhất Ông được cả bạn đọc chuyên nghiệp và

không chuyên đón nhận nhiệt thành cũng như dõi theo từng bước cống hiến

cho nghệ thuật của nhà văn Tuy nhiên, chưa thực sự có một công trình mang

tính hệ thống hoặc khảo sát một cách kĩ lưỡng về mảng truyện ngắn, đặc biệt

là đặc điểm truyện ngăn Ma Văn Kháng từ đổi mới đến nay Phần nhiều cácnhà nghiên cứu mới di vào một khía cạnh hoặc nghiêng về dao sâu vào tiêuthuyết Vì vậy, luận văn này hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn toàn diện sâu

sắc hơn về đặc điểm nội dung, đặc điểm nghệ thuật mảng truyện ngắn Ma

Văn Kháng từ thời kì đổi mới đến nay

Những ý kiến đánh giá nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình đitrước là những gợi ý thiết thực giúp chúng tôi quyết định triển khai đề tài này

cho công trình nhỏ của mình.

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Mục đích khoa học của luận văn là khảo sát, tìm hiểu đặc điểm truyệnngắn Ma Văn Kháng thời kỳ sau đổi mới qua đó góp phần khăng định chiều

sâu tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp to lớn của nhà văn Ma Văn

Kháng đối với nền Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

II

Trang 12

- 50 truyện ngắn chon lọc (NXB Văn hóa Sai Gòn 2006)

Ngoài ra dé phuc vu cho viéc so sanh đối chiếu cũng như thấy được sự

kế thừa, phát triển, đôi mới của truyện ngắn Ma Văn Kháng ở giai đoạn sau đổi mới, chúng tôi có tìm hiểu một số truyện ngắn sáng tác trước năm 1986.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề làm rõ những van đề liên quan đến dé tài luận văn, chúng tôi thựchiện một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu phân tích,tổng hợp, phương pháp khảo sát thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp

hệ thống để có cái nhìn tổng quan hơn về đối tượng nghiên cứu

5 Đóng góp của luận văn

Đây là công trình tập trung nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Ma Văn

Kháng thời kỳ đôi mới một cách toàn diện Luận văn mong chỉ ra được những phương diện tiêu biểu trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ này từ cách

tiếp cận hiện thực đời sống, con người đến những thành công đặc sắc về nghệthuật xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật, kết cấu, ngôn ngữ

Từ đó khang định những đóng góp của Ma Văn Kháng đối với sự pháttriển của VHVN hiện đại

6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của

luận văn gồm 3 chương:

12

Trang 13

Chương 1: Sáng tác của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của truyện

ngắn Việt Nam đương đại

Chương 2: Những đặc điểm nội dung trong truyện ngắn Ma Văn Khángthời kỳ đổi mới

Chương 3: Những đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Khángthời kỳ đổi mới

13

Trang 14

NOI DUNG

Chương 1 Sang tác của Ma Văn Khang trong dòng chảy của truyện ngắn

đương đại Việt Nam

1.1 Khái quát chung về truyện ngắn đương đại Việt Nam

“Xét đến cùng, bất kỳ nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sởhiện thực nhất định Bất kỳ tác phâm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn

dé trong cuộc sống” Chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 đã mở ra một chân

trời mới cho đất nước Việt Nam, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) Cùng với những chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước, nên văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ngày càng sâu sắc toàn diện Người ta nói tới một sự đổi mới mạnh mẽ trong đời sống tư tưởng, trong quan

niệm về nghệ thuật và con người cũng như sự đổi mới về thi pháp thê hiện.Đáp ứng yêu cầu nhìn thăng vào sự thật, nhiều cây bút đã nhìn lại hiện thựccủa thời kỳ vừa qua, phơi bày nhiều mặt trái còn bị che khuất, lên án những

lực lượng, những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời, trở thành vật cản trên

bước đường phát triển của xã hội Khuynh hướng này thê hiện sự cố gắng, nỗ lực của những người cầm bút muốn đưa ra cái nhìn hợp lý, toàn điện hơn khi

đánh giá lại những sự kiện, con người của quá khứ, chỉ ra những bất cập còn

tồn tại trong quan niệm của văn học về cuộc đấu tranh mà dân tộc vừa trảiqua Một khuynh hướng khác khá nỗi trội bởi số lượng phong phú và ý nghĩa

“quan thiết” của nó là khuynh hướng đời tư, thế sự Những vấn đề của cuộcsống và con người thời hậu chiến, những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp,

những mảnh đời riêng tư, những câu chuyện đời thường, trở thành đối tượng

của nghệ thuật Hiện thực cuộc sống được các nhà văn lật xới từ những SỐ

phận cá nhân nhỏ bé đến những vấn đề xã hội rộng lớn mang ý nghĩa nhân

sinh của một thời đại Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê,

14

Trang 15

Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban đều là

những cây bút khá tiêu biểu cho khuynh hướng này.

Ngoài ra cũng cần thấy văn học sau đổi mới còn xuất hiện khuynhhướng triết luận Chiêm nghiệm, triết lý đã trở thành một nhu cầu không théthiếu trong sáng tác của các nhà văn và không chỉ ở những nhà văn có nhiềutừng trải như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu mà còn ở nhiều cây bút thuộccác thế hệ sau như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài Từ đầu những năm

90 xuất hiện dòng hồi kí — tự truyện, Tô Hoài và Nguyễn Khải đã có những

tác phẩm thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng rộng rãi.

Gần đây người ta lại chú ý đến loại văn xuôi kỳ ảo, cả truyện ngắn và

tiêu thuyết, với những thé nghiệm táo bạo dé cách tân thé loại Có thé kế đếntruyện ngắn và tiêu thuyết của một số tác giả như: Hồ Anh Thái, Ta Duy Anh,

Nguyễn Bình Phương

Nhìn chung thành tựu nổi bật của văn học thời kỳ đôi mới được kếttinh ở truyện ngắn và tiêu thuyết Tiếp theo lớp nha văn thành danh nhưNguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng người ta thấy nồi lên những cây bút

mới rất sung sức như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Dương

Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê Sáng tác của họ

đã góp phần tạo nên diện mạo riêng vừa độc đáo, vừa đa dạng của văn học

Việt Nam thời kỳ đôi mới

1.2 Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng

1.2.1 Cuộc đời

Ma Văn Kháng sinh ngày 1/12/1936, tên thật là Định Trọng Đoàn, quê

gốc phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Ông được đánh giá

là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng ké vào công cuộc đổi mới của

nên văn xuôi đương đại Việt Nam.

15

Trang 16

Là chàng trai Hà thành chính hiệu nhưng Ma Văn Kháng có một thời

gian khá dài sống ở miền núi Tây Bắc Ông tham gia quân đội từ khi còn làthiếu sinh quân, sau đó được cử đi học ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc,rồi được về làm hiệu trưởng trường cấp 2 thị xã Lào Cai Được ít năm ôngquay trở về học Đại học Sư phạm Hà Nội, ra trường ông tiếp tục xung phonglên dạy học ở thị xã Lào Cai, với cương vị Hiệu trưởng trường cấp 3 Về sauông chuyền sang làm báo và đã từng là Phó tông biên tập tờ báo của Đảng bộtỉnh Mãi đến năm 1976, Ma Văn Kháng mới chuyển về Hà Nội Suốt hai

mươi năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống, phong tục của đồng bao các dân tộc thiểu số Bút danh Ma Văn Kháng phan

nào nói lên tình yêu mà ông dành cho vùng đất giàu tình nghĩa ấy Ông luôntâm nguyện rằng, phải sống chan hòa với đồng bào dân tộc, hãy sống hếtmình vì nhân dân trước đã, sau đó mới nói đến chuyện làm cái gì đó hợp với

so trường của mình.

Từ sâu trong tâm kham, nhà văn đã coi Tây Bắc là quê hương thứ haicủa mình Tình yêu, sự gắn bó ấy đã thôi thúc ông viết văn, viết báo Những

trang viết đầu tay của ông toát lên cái nhanh nhạy của một cây bút trẻ, hăm hở

vào nghề, tự tin, mạnh mẽ và thiết tha Truyện ngắn Phố cụt được in báo năm

1961 đã mở đầu nghiệp văn của ông Từ đó ông hăm hở đến các bản Mường,

vạch lau lách mà di, sẵn quan mà lội suối, chống gậy mà leo vách đá dé ghilại từng chi tiết của cuộc sống, dé trải nghiệm mà viết Cứ thế ông cần cù, bền

bi, chat chiu từng giọt tinh túy của cuộc sống rồi bay lên tác phẩm Ông viết,

xuất hiện đều đặn trên các mặt báo và nhanh chóng chiếm được cảm tình của

Trang 17

Khi kiến văn được mở rộng, vốn sống trực tiếp được bổ sung bang vốn tri

thức, thì tác phẩm sẽ trở nên cứng cáp, có sinh lực dồi dào và bên bi, sống

mãi với thời gian Với ông, dường như có sự tương hợp giữa thành nhân và

đắc đạo văn chương Viết, trải nghiệm, đau đớn rồi lại viết Cứ thế các tácphẩm, những đứa con tinh thần của ông ngày càng lớn lên, đồ sd, lừng lingđứng chung vào hàng ngũ những tác phẩm của các nhà văn gạo cội của nướcnhà Ông nói: Viết văn thì phải đau mới viết được Đau thì mới thấy thắm

thía, mới bật ra được Và như vậy tác phẩm mới hay, mới đậm chất nhân văn,

chứ cứ nhơn nhon với những thú vui ngoài xã hội thì lay đâu ra tác phẩm hay

Và ông đã thực sự đau đớn sau những trải nghiệm trên đường đời, để khi quay lại chốn đô thị phồn hoa, ông đã giúp chúng ta nhận diện chính xác cơn biến

động của lịch sử, những gương mặt thị dân, bon trí thức rom, bọn hom hinh

Ông đã vẽ lên khá đầy đủ bức tranh của sự biến động xã hội, khi những giá trịtruyền thống từng ngày bị phá vỡ bởi sự xô đây của tiến trình lịch sử; sự thahóa của đạo lí nhân sinh; sự giang xé giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ti tiện và

Ông quan niệm vì một điều rất đơn giản: “Con người sống không chỉ là

dé làm dep cho cuộc sống, không chi dé ra nụ ra hoa mà sống còn là dé chịuthương tích nữa — đó là quy luật của xã hội Sống là đấu tranh, tranh đấu sẽ cóthương tích Tôi không muốn một cái đẹp dé dai Cái đẹp ấy phải mang mau

sắc bi tráng Cái đẹp ấy đều trải qua những mat mát, thiệt thòi, thậm chí hi

17

Trang 18

sinh, bị vùi đập đến mức không còn chỗ đứng Thế nhưng họ vẫn vươn lên

khang định nhân cách chính mình Đó chính là cái đẹp rất cơ bản

77 tuôi đời sống chung với thuốc và những cơn đau tim, ông không cònkhỏe về thể chất, song sức viết sức nghĩ của ông thì có lẽ nhiều người trẻ cũngphải chào thua Gần đây, khi đã qua tuổi 70, nhà văn Ma Văn Kháng vẫn tiếptục cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết được viết theo phong cách hoàn toàn mới

là Bóng đêm và Bến bờ Với hai tác phẩm ấy, ông muốn chuyên chở những

tâm huyết, những vấn đề của số phận con người, những mặt trái, những dòng chảy đang tiềm ấn phức tạp đến với bạn đọc.

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân nhận xét: “Có thể nói trong số

những cây bút cùng thời với anh, có người đã bỏ nghề, cũng có người viết

thưa đi thế nhưng Ma Văn Kháng vẫn cặm cụi tìm tòi và kiên trì viết đềulên, rất đều đặn Và thật lạ, những tác phẩm của anh đều gây được chú ý.Thành ra Ma Văn Kháng đã thu được một kết quả khả quan về mặt sáng tác.”

Một điều có thê nhận thấy dù cho gắn bó với miền núi hay thành thị thì

chính Ma Văn Kháng cũng đang tự trải mình với từng nhân vật, từng câu

chuyện, từng hoàn cảnh làm giàu kho tàng ngôn ngữ của mình và để cho

đời nhiều tác phẩm hơn nữa Và giờ đây, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiém Ma

Văn Kháng vẫn dành sự tận tâm, lòng say mê nghệ thuật và dau dau với

nghiệp viết, ông đã và đang tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho nền văn

học đương đại Việt Nam.

1.2.2 Sự nghiệp

Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác

phẩm và thành tựu: 15 tiêu thuyết, 25 tập truyện ngăn và 1 hồi ký, tính ra ông

đã viết hàng vạn trang văn trong đời mình Hàng vạn trang văn ấy chỉ dé giữ

lại một điều cuối cùng, là con người hãy đến với nhau băng sự tử tế, băng tình

yêu vô tư và vô điêu kiện Đó cũng là muôn kết tinh từ những thang năm vat

18

Trang 19

vả khô sai với con chữ của nhà văn, mà thực tế trai nghiệm là một minh

chứng.

Ma Văn Kháng thực sự “sống đã rồi hãy viết” — như tâm nguyện củamình Roi Hà Nội khi tuôi đời còn rat trẻ, ông đã chọn nghề dậy học ở mộtvùng dat xa lạ với mình về văn hóa, là Lào Cai Và rồi với trái tim căng mởcủa người trí thức, với đôi chân ham đi và cặp mắt không ngừng quan sát, ông

đã luôn dành chỗ trong tâm hồn cho những bài ca của các dân tộc thiểu số

vùng Tây Bắc tô quốc ngân vang, trở thành chất liệu vàng ròng làm nên

những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này như: Đồng bạc trắng hoa xòe,

Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tan, Một mình một ngựa

Ông là nhà văn tiêu biểu viết về miền núi, không chỉ bởi cái bút danh

Ma Văn Kháng, mà còn bởi khi viết về một dân tộc, một vùng đất, ông đãkhông “viết hộ hay viết thuê, mà viết cho chính mình” Hơn 20 năm làm nghềdạy học ở miền núi, Ma Văn Kháng thực sự đã chọn con đường khó để đi, vìông hiểu không có những trả giá thật sự trong đời sống, nhà văn không thé cónhững trang viết hay Trên vai người thầy Ma Văn Kháng chưa khi nào chỉ là

giáo án day học, ma còn là những cuốn số ghi chép tỉ mỉ những tư liệu về lịch

SỬ, con người, cuộc song cua mot vung dat, những tran trở, day dứt về sỐ

phận dân tộc, sé phan con người Không chi dậy học trò vùng cao con chữ ma

Ma Văn Kháng còn tự đào tạo mình một cách nghiệt ngã, dé trở thành nhà

văn.

Có thể khăng định rằng hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng được

đánh dấu từ truyện ngắn PAd cut in trên Báo Văn nghệ 1961 Tuy nhiên

truyện ngăn có tính chất ghi dau ấn sâu sắc đối với Ma Văn Kháng, theo đó,

đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đi theo văn nghiệp của ông sau nảy lại

là Xa phú (1969) Chính nha văn bộc bạch: “Xa Phu, cái mốc son trên con

đường di tới văn chương của tôi! Cảm hứng từ truyện ngăn này được nuôi

19

Trang 20

dưỡng, trở thành xung lực mạnh mẽ khiến tôi viết được cả loạt truyện ngắn

tiếp theo với nhân vật, cuộc sông là vùng đồng bào các dân tộc, dé năm 1969

tôi được nhà xuất bản văn học in cho tập truyện ngắn đầu tay cũng mang tên

Xa phit” [11, tr 184]; và liền ngay sau đó ông tiếp tục cho ra đời 4 tập truyệnngắn: Mùa man hậu (1972); Người con trai ho Hạng (1972); Bài ca trăng

sáng (1972); Cái móng ngựa (1974) Năm 1974 Ma Văn Kháng trở thành Hội

viên Hội nhà văn Việt Nam Một năm sau khi đất nước thống nhất, năm 1976,

Ma Văn Kháng tạm biệt mảnh đất Lào Cai — miền Tây Bắc của tô quốc đề vềchính nơi ông được sinh ra: Hà Nội Có thé nói 22 năm ấy “biết bao là tình”nhưng cũng còn đó không ít “nhọc nhăn”, “nhớ thương” Có lẽ, khi đã tạmbiệt mảnh đất Tây Bắc rồi, nhìn chặng đường đã qua, để bắt đầu đi tới, MaVăn Kháng đã không thể dự cảm hết được những khó khăn đang chờ ôngtrước mắt Về Hà Nội, có thê là cơ hội to lớn mở ra với bao nguoi, song cuộcđời vốn vẫn muốn thách thức ông, một con người luôn cháy ngời lý tưởng đẹp

đẽ Và tình yêu cuộc sống đến không cùng ông đã phải đối mặt với bao nỗinhọc nhan mưu sinh, thé sự dường như là quá sức đối với con người Nhưngchính những giai đoạn đan kết bao khó khăn khắc nghiệt và đáng nhớ nhấtnày cộng với khoảng thời gian trên 20 năm sống tại Lao Cai đã thôi thúcmạnh mẽ ngòi bút ông ghi lại: đó là những câu chuyện thấm đẫm chất đời,

tình người và dư vang của một thời kỳ lịch sử xã hội còn chưa thoát ra khỏi

những nỗi dau, sự nhọc nhan Chính nha văn thừa nhận, đại ý: thời kỳ này dù

có quá nhiều khó khăn trong cuộc sống đối với tôi, song nhìn lại, tôi thấy đó

là một may mắn May mắn là ở chỗ , tôi được tôi luyện trong một thời kỳ lịch

sử quan trọng — đất nước tiến hành đổi mới — giai đoạn mở ra nhiều vấn đề

lớn lao cho người sáng tác khơi dòng, cộng với sự trải nghiệm của 20 năm

cầm bút và sự thay đôi mang tính bước ngoặt trong mỹ cảm của nhà nghệ sỹ,hơn thế, khi ấy cộng với độ chín của tuổi nghề đã giúp tôi có sức bật lớn Vì

20

Trang 21

vậy, có thé khang định rằng: đây là thời kỳ nở rộ của truyện ngắn Ma Văn Kháng Hàng loạt tác phâm đã ra đời trong giai đoạn này và đã dé lại nhiều dư

vang trong lòng người đọc như: Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986), Vệ sỹ củaQuan Châu (truyện ngăn 1988), Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988), Céicut giữa cảnh đời (tiêu thuyết 1989), Chó Bi, đời lưu lạc (tiêu thuyết 1992),Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992), Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994),Ngoại thành (truyện ngắn 1996), Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyên tập

1996) Mỗi con chữ như mặn xót mô hôi, nước mắt, chat ra qua nghiền

ngẫm và trải nghiệm từ chính dòng đời, mạch sống của nhà văn và được

chuyển vào tác phẩm ở cả hai thê loại truyện ngắn và tiểu thuyết, đặc biệt là

sự thé hiện hình ảnh và bức tranh cuộc đời tác giả một cách trung thực tronghồi ký văn chương: Năm tháng nhọc nhan, năm tháng nhớ thương

Tựu trung, nhìn lại những chặng đường lớn trong đời viết văn quá nửathé kỷ của Ma Văn Kháng, với 22 năm ở Lao Cai, trải qua các cương vị côngtác như: hiệu trưởng trường cấp 2, 3 Lao Cai; Thư ký Bi thư tinh ủy Lao Cai;phóng viên, phó tổng biên tập báo Lao Cai; từ năm 1976 đến nay ở thủ đô Hà

Nội, lần lượt trải qua các cương vi công tác như: phó tổng biên tập nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Đảng đoàn Hội nhà văn khóa

V, Tổng biên tập Tạp chí văn học nước ngoài thì điều sau chót, có ý nghĩa

vô cùng quan trọng đối với mỗi nhà văn nói chung, Ma Văn Kháng nói riêng,chính là những đứa con tinh than của họ, thứ sẽ gắn kết nhà nghệ sỹ với conngười, cuộc đời cũng như sức sống của chúng trong lòng độc giả Thành quả

trong hành trình nghệ thuật trên nửa thế kỷ của nhà văn Ma Văn Kháng có thê

xem là đồ sé: trên 200 truyện ngắn, tạp văn, 15 tiểu thuyết và 1 hồi ký văn

chương Đó có lẽ là những cống hiến lớn lao nhất ông dành cho nghệ thuật và

cũng là những món quà quý nhất nhà văn đáp lại một cách chân thành nhất

21

Trang 22

đối với lòng yêu mến của công chúng đã đón nhận văn chương Ma Văn

Kháng trong mấy chục năm qua

1.2.3 Truyện ngắn Ma Văn Kháng trong dòng chảy truyện ngắn

đương đại Việt Nam

Ma Văn Kháng từng được mệnh danh là “người khuấy động văn đànViệt Nam hiện đại” (Lưu Khánh Thơ), kém ít tuổi so với Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải nhưng cũng thuộc nhóm đại biểu tinh anh của văn học một thời,xứng danh là một trong những ngọn cờ tiên phong đổi mới Trong đoàn ky mãoai hùng, may chiến hữu hang tướng lĩnh đã ra đi, Ma Văn Kháng vẫn “mộtmình một ngựa” cùng đồng đội “giương thăng nghĩa kỳ” mải miết vào cuộctrường chinh vào chiến trận nhân văn dé tiêu diét cái xấu, cái ác trên đời

Trong khoảng dim năm sau chiến tranh, du âm chiến thang còn vangvọng, văn học theo quán tính còn được viết theo cảm hứng sử thi: Vùng trờicủa Hữu Mai, Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Miễn cháy củaNguyễn Minh Châu Phải đến những năm đầu thập niên 80 mới có dau hiệu

đổi mới từ các cây bút tên tuổi Ma Văn Kháng được coi là người “đi tiền

trạm” cho đôi mới văn học Mua mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn

(1985) là những tác pham có tính chat mở đường Lúc này cũng là lúc Nguyễn Khải viết Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985) như

trên hành trình của sự tìm kiếm mới Cũng như một loạt tác phẩm của NguyễnMinh Châu mang ý nghĩa đột phá như tác phẩm Bức tranh (1982), Bến quê(1985) Tiếp theo là những tuyên ngôn vang động văn đàn của hai nhà vănkhai mở thời kỳ chính thức bước vào đôi mới văn học như cuộc nhận thức lại

của van học: Cai thoi lãng mạn (Văn nghệ 43, 44 ra ngày 24 va 30/10/1987),

Hãy đọc lời ai điều cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (Văn nghệ 49, 50 — 5/12/1987) Không ra lời tuyên bố nào chính thức như các chiến tướng

Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, nhà văn Ma Văn Kháng lặng lẽ dan bước

22

Trang 23

trên con đường mới đã chọn với một quyết tâm mạnh mẽ Thực ra từ Mua mùa hạ đã có sự bất thường Tác phẩm không có được cái kết thúc có hậu

kiểu truyền thống Tuy nhiên cái mới chưa dé dàng được tiếp nhận vì nhữngquan niệm cũ kĩ cả trong đánh giá lẫn tiếp nhận Nhưng rồi tác phẩm cũngvượt qua được thử thách ban đầu và được chuyền thể thành kịch bản điện ảnh.Những va đập trên hành trình viết càng làm dày đạn thêm một ý chí như sựtrải nghiệm cần thiết

Chính thức từ 1990 là thời được mùa của văn học đổi mới Đã có sự đồng hành của nhiều cây bút tạo nên một khí thế mới: Bảo Ninh với Than phận của tình yêu (1990), Dương Hướng với Bến không chong (1990), Chu Lai với An may di vãng (1991) Thực ra từ 1986 trở di, sự đôi mới văn xuôi đã

diễn ra ở bề sâu Lê Luu qua Thoi xa vắng đã đưa ra một mẫu người tha hóa —Giang Minh Sài là người có đời sống tâm hồn trải qua bao thăng trầm đauđớn, là sản phẩm của một tình huống đặc sắc Nhiều tiếng nói đồng tình đã cat

cao Nguyễn Khắc Trường vạch trần tâm địa đen tối độc ác của bọn tội phạm

đội lốt cộng sản ở nông thôn (Manh dat lắm người nhiễu ma — 1990) Van đề

được Ma Văn Kháng khơi gợi ở Côi cut giữa cảnh đời như sự lên án bọn

cường hào mới nhân danh quyền uy xô đây, dồn ép, vùi đập con người vào

hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khó Sự đồng thanh ay phản anh cam hứng sựthật, khát vọng dân chủ (Phong Lê) như một nhu cầu khẩn thiết Nguyễn HuyThiệp hưởng ứng và tiếp sức cho tố cáo sự xói mòn phóng hóa xã hội từ suybại trong quan hệ gia đình Những vấn đề trong: Tướng về hưu, Không có

vua, Huyền thoại pho phường, Những người thợ xẻ (1987) cũng được Ma Văn

Khang xới lên từ Mùa lá rụng trong vườn: sự băng hoại dao đức trong truyềnthong gia đình do tac động tiêu cực của xã hội

Thập kỷ 90 và cho tới những năm đầu thế kỷ này, Ma Văn Kháng vững

bước trên đường đôi mới với những cảm hứng mới, tâm thê mới và khí thê

23

Trang 24

ngay càng mạnh mẽ Sự nghiệp đôi mới văn học đã được khẳng định trong đó

có đóng góp tích cực của cây bút điềm đạm mà quyết liệt, bình tĩnh chọn lựa,

kiên định trước những chao đảo, nhiễu loạn của văn đàn khi không tránh khỏi

những xu thế cơ hội và vụ lợi của cơ chế thị trường và mở cửa văn hóa hộinhập toàn cầu Nhìn chung Ma Văn Kháng trải qua quá trình đổi mới vớinhững nhọc nhăn nhưng can đảm và nhẫn nại

Sự đổi mới văn học xuất phát từ quan niệm nghệ thuật mới của nhà

văn, từ ý thức khát vọng sâu xa phải đổi khác, phải vượt mình dé đáp ứng đòi hỏi mới “Còn bây giờ cuộc sống đã mở thêm ra những chân trời mới, có

những quan niệm mới Nghĩ khác tat sẽ viết khác” (Chuyện nghề - NguyễnKhải, Tuổi trẻ 7/1995)

Từ cảm hứng sử thi chuyển sang cảm hứng thế sự, Ma Văn Khángkhông là ngoại lệ của xu thế đó Nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc đời với cáinhìn nhiều chiều dé thấy cả bề mặt lẫn bề sâu với tat cả quan hệ ngồn ngang,chồng chéo, phức tạp của nó Con người là đối tượng để khám phá không còn

và không thể được quan niệm như trước Đó là con người trong mối quan hệ

đa chiều lịch sử, xã hội, gia đình và với chính mình, là con người trong tính toàn vẹn phong phú và phức tạp, có hạnh phúc lẫn khổ đau, có cao cả lẫn thấp

hèn, bóng tối lẫn ánh sáng Con người, đó là một luận đề lớn, ngảy càng đượcnhận thức, chiêm nghiệm với chiều sâu triết học, xã hội học, văn hóa học và

tâm lý học nghệ thuật, với Ma Văn Kháng.

Đi thật sâu vào tận cùng đáy hồn người dé khám phá, phát hiện là quan

niệm viết có phần mới của nhà văn: “Văn chương là chuyện đời thường thông

qua việc đào bới bản thé mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hot laycái váng bọt nôi trên mặt của ngoại vật” — một nhân vật ở Trăng soi sân nhỏcủa Ma Văn Kháng đã nghĩ như vậy Trong bộ tiểu thuyết hình sự mới đây

của nhà văn, trữ tình ngoại đê cũng nói rõ hai thái cực thiện và ác trong nhân

24

Trang 25

cách Đó là sự phân tích sâu sắc mang đậm chất nhân bản: “Con người không hướng về cái ác, cái xấu Rằng con người đã đẹp lên, đã tốt lên, chăng còn

xấu xa nữa; trong khi về căn ban con người vẫn đang trong vòng luân quanchưa hoàn thiện, ích kỷ, tà dục, độc địa và vẫn tham lam” Nếu dõi theo sẽthay thé giới nhân vật trong văn xuôi Ma Văn Kháng ngày càng đông đảo hơn

nhưng phân hóa rõ rệt thành hai loại, hai hạng Không phải là ranh giới giai

cấp, cũng không phải là vết ngang đậm địch — ta Mà là một quy định đạo đức

xã hội: nhân cách cao thượng và nhân cách thấp hèn; người thiện, người trí tuệ và kẻ hén ngu, xấu xa, độc địa, tan ác Trong mỗi nhân vật sự lưỡng phân, lưỡng hóa tính cách được tô đậm Cấu trúc nhân cách đã là thiên hướng mới của xu thế xây dựng lich sử - tâm h6n thay cho cấu trúc lịch sử - sự kiện phổ

biến trước kia Nhân vật tích cực trong tiêu thuyết Ma Văn Kháng vừa lý

tưởng vừa hiện thực khi được xây dựng với khái niệm nhân cách chính xác: phạm trù của sự hài hòa giữa mặt “cá nhân” và “xã hội”, thậm chí cả mặt

“sinh vật” và “con người” Nhân vật vì vậy “đời” hơn, thật hơn với những ưu

điểm và khuyết tật, với mặt mạnh và yếu.

Trước 1975 độc giả biết đến Ma Văn Kháng với tư cách là một nhà văn chuyên viết về cuộc sống và con người miền núi Sự gắn bó thân thiết và tình cảm mến yêu dành cho đồng bào vùng cao được ghi dấu bằng 3 tập truyện

ngắn, 2 cuốn tiểu thuyết và 3 tập truyện viết cho thiếu nhi Khi chuyển hướngngòi bút về đồng bằng, Ma Văn Kháng nhanh chóng tiếp cận với một hiệnthực mới, đó là “cuộc sống thành thị với nhiều màu sắc phong phú và độc

đáo, những hoạt động hối hả, nhộn nhịp suốt đêm ngày” [16] Bằng sự nhạy

cảm tinh tế của mình cộng với tinh thần trách nhiệm của một ngòi bút tâm

huyết Ma Văn Kháng viết về cuộc sống và con người đô thị trong sự day dút,

trăn trở khi phát hiện ra những “lỗ hồng”, những “khoảng trống”, những

25

Trang 26

“vùng lặng” đang ton tai và vây bua con người Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Ma Văn Kháng là cái đời tư, thế sự.

Đặc điểm của ngòi bút văn xuôi Ma Văn Kháng là thiên hướng nhạycảm với mặt trái của cuộc sống và sự đồng cảm sâu sắc với những đau khổcủa kiếp người Đối diện với cái ác, miêu tả cái ác, Ma Văn Kháng thê hiệncái “nộ khí” của mình nhiều khi gay gắt và quyết liệt Dường như luôn có mộtcuộc dau tranh thường trực và dai dang giữa hai đối cực: thiện - ác, tốt - xấu,

cao cả - thấp hén, ánh sáng - bóng tối trong tác phẩm của nhà văn.

Cũng viết về cái xấu cái ác nhưng Ma Văn Kháng lại có cách tiếp cận

riêng, không giống với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh

Khuê Trước hết trong tác phẩm của nha văn cái ác, cái xấu xuất hiện một

cách công khai, tự nhiên và luôn luôn được đặt trong sự đối chọi tương phảngay gắt với cái thiện, cái đẹp Hiện thực cuộc sống dù được miêu tả từ góc độnào thì tính chất đấu tranh ay van là đặc điểm nồi bật Một mặt ta phải chứngkiến tinh trang bat ôn của con người trong một xã hội day bat trắc Con ngườiluôn bị mưu phản, mưu hai, bi cái ác san đuôi đẫn đến nhiều kết cục bất ngờ,ngẫu nhiên và phi li Họ đều chịu chung số phận bị đồng nghiệp, kẻ đưới

quyền hay những kẻ ganh ghét địa vị và tài năng hãm hại trở thành những người đang từ đỉnh cao của sự thành đạt và danh vọng tuột xuống nac thang

cuối cùng đau khô và bất hạnh Nhưng mặt khác những nhân vật tích cực, cónăng lực và phẩm chất đù bị mưu phản, mưu hại nhưng vẫn vươn lên chốngtrả, đấu tranh Đôi khi họ yếu ớt bất lực nhưng không bao giờ từ bỏ ý thức

phải đấu tranh đến cùng.

Xuất phát từ những quan niệm nghệ thuật khác nhau và từ cách thức

tiếp cận cuộc sống không giống nhau mỗi cây bút đem đến một chất giọng riêng cho người tiếp cận Nguyễn Huy Thiệp gợi lên một cách nhìn hiện thực

có phân cay độc, tàn nhân, điêu đó tạo nên chat mudi trên trang văn cua ông.

26

Trang 27

Đọc xong văn Nguyễn Huy Thiệp ta thấy đọng lại cảm giác về một sự tê tái,một nỗi đau và một dư vị buồn Cảm giác bất an và nỗi hoài nghỉ: tin haykhông tin vào con người, lạc quan hay thất vọng trước một hiện thực tàn

nhẫn? Độc giả phải tự đi tìm câu trả lời cho mình bởi lẽ nhà văn không có thói

quen công khai bộc 16 chủ dé tư tưởng tác phẩm Tác giả như một người qua đường dửng dưng quan sát, ghi chép và kể lại những điều mắt thấy tai nghe

và không tham gia bình luận, đánh giá về những sự kiện, hiện tượng đó Một

thái độ khách quan hoàn toản.

Ma Văn Kháng không tách mình ra khỏi câu chuyện và thế giới nhân

vật của minh Nhà văn cũng quan sát, ghi chép và ké lại đồng thời góp tiếng

nói luận giải của mình vào trong câu chuyện đó Điều nảy tạo nên chất giọngtriết lý, triết luận rất sôi nổi trong tác phẩm của Ma Văn Kháng Nghệ thuật

công khai bộc lộ tư tưởng qua những luận dé triết lý về một van đề nhân sinh

của cuộc sống Giọng điệu của nha văn bao giờ cũng là thiết tha, sôi nổi.Người đọc dễ dàng phát hiện ra đâu là tiếng nói của nhân vật, đâu là tiếng nói

Trong khi đó Lê Minh Khuê vừa đằm thắm, nhẹ nhàng lại không kém

phan sâu sắc, dữ đội Sự phê phán của tác giả với cái ác quyết liệt nhưng không có sự cay cú, han học, day nghién con người Lê Minh Khuê mang đến

cách cảm nhận cuộc sống dựa han vào những ấn tượng và những cảm giác

Trong cách cảm nhận cuộc sống của nhà văn người đọc còn phát hiện ra một

chất giọng buồn pha chút âu lo giống như tác phẩm của Nguyễn Minh Châu

Khác nhau trong giọng điệu nhưng các cây bút lại khá thống nhất trong

quan niệm vê giá tri cua văn học Văn học có giá tri bao giờ cũng đê cao nhân

27

Trang 28

tính, nhân tình và trách nhiệm của nhà văn không phải “nói ra chân lý” mà

phải “thức tỉnh ý thức hướng về chân lý hoặc chí ít cũng là thức tỉnh tình cảm

về phẩm giá con người trong họ” (Nguyễn Huy Thiệp) Day dứt băn khoăn

như Nguyễn Huy Thiệp, hay lo âu thấp thỏm như Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê thi tác phẩm của họ đều có tác dụng cảnh tinh con người, hướng

con người đến Chân — Thiện — Mỹ Với Ma Văn Kháng bao giờ cũng mạnh

mẽ, quyết liệt và rõ ràng khi đối diện với cái ác, cái xấu Kết thúc tác phẩm

nhà văn luôn gợi trong lòng người đọc một cảm giác tin tưởng, hy vọng vào

phẩm giá con người cùng niềm tin vào một tương lai hoàn thiện hơn, sáng

lang hơn.

Đặt sáng tác của Ma Văn Kháng vào trong dòng mạch chung của văn

học Việt Nam sau 1975 chúng ta có thể nhận ra những nét riêng cũng như những đóng góp của cây bút này Xuất phát từ quan điểm đổi mới tư duy văn

học, đôi mới quan niệm về nghệ thuật và con người, Ma Văn Kháng thuộc sé

ít những nhà văn (như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuan, Nguyễn

Khải, Nguyễn Huy Thiệp ) đã đăng cảm và nhanh nhạy đối mặt với các hiện tượng gai góc, phức tạp của cuộc sống Với tâm huyết của người cầm bút cộng với pham chat của một nhà giáo, Ma Văn Kháng luôn thể hiện trong tác

phẩm của minh sự tha thiết gắn bó, yêu thương với cuộc sông và con người.Nhà văn đặc biệt nhạy cảm với những giá trị tỉnh thần đã nâng đỡ con người

vượt lên những trần tục khốn khó của cuộc sống Những giá trị ấy không phải được kiến tạo nên từ thế hệ hôm nay mà nó đã ngầm ân trong bé dày của lịch

sử và truyền thống dân tộc Trân trọng những nét đẹp của quá khứ, Ma VănKháng cảm thấy bất an và lo lắng khi chứng kiến một bộ phận những con

người trẻ tuổi đang có xu hướng coi thường, phủ nhận quá khứ Bằng tác

phẩm của mình nhà văn kêu gọi con người hãy sống với hiện tại, hướng tới

tương lai nhưng phải dựa trên bệ đỡ tinh thần là truyền thống nhân văn của

dân tộc.

28

Trang 29

Quan tâm tới những vấn đề thuộc về đạo đức của con người Ma Văn

Kháng tập trung chủ yếu vào việc miêu tả, tái hiện mối xung đột thiện ác tồntại trong đời sống xã hội, trong gia đình và mỗi cá nhân Dưới ngòi bút của

nhà văn hiện thực cuộc sống hiện lên không bình yên, phẳng lặng mà luôn có

sự vận động, biến chuyền bởi tập hợp trong đó là vô vàn những mâu thuẫn

xung đột gay gắt và quyết liệt Nhưng chính điều đó lại tạo nên động lực của

sự phát triển Chúng ta phải đối diện với cái xâu cái ác hàng ngày, hàng giờ,

mọi lúc, mọi nơi và nhiệm vụ của chúng ta là phải đấu tranh đến cùng dé cuộcsống hoàn thiện và tốt đẹp hơn

Bên cạnh quan điểm năng động, tích cực về con người là cái nhìn hiện

thực cuộc sống bao gồm cả những điều “tất yêu” và “không tất yếu” Cuộcđời đầy những ngẫu nhiên, phi lý, những bat trắc rủi ro mà con người không

đoán định được Đôi khi nhà văn dùng những điều ngẫu nhiên vô lí ấy dé lý

giải những bi kịch cuộc đời, diễn giải về nó theo quan điểm định mệnh Điều

này có vẻ hơi gò ép và khiên cưỡng nhưng thực chất Ma Văn Kháng không tin vào định mệnh mà chỉ dùng nó như một phương tiện dé khám phá hiện

thực.

Ma Văn Kháng đã tạo nên một dấu ấn riêng trong khuynh hướng văn

học thế sự sau 1975 Những sáng tác của nhà văn từ đầu thập niên 80 đến nay

đã góp tiếng nói tích cực, khuyến khích con người đấu tranh thanh trừ những

tiêu cực, xấu xa vươn lên những điều cao cả, thánh thiện Trên con đường sự nghiệp, ngòi bút Ma Văn Kháng còn tiếp tục tỏa sáng bởi lẽ ở con người này

nội lực song, nội lực viết vẫn còn mãnh liệt, déo dai Va cùng với thế hệ nhà

văn tiên phong của phong trào đổi mới văn học Ma Văn Kháng đã góp

phân không nhỏ tạo nên một diện mạo mới cho văn học Việt Nam hiện đại.

29

Trang 30

Chương 2 Những đặc điểm nội dung trong truyện ngắn Ma Văn Kháng

thời kỳ đối mới

2.1 Cảm hứng thế sự đời tư trong truyện ngắn Ma Văn Kháng

Văn học sau 1975, đặc biệt là văn học sau đôi mới (1986) là giai đoạnchuyên biến từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng cao cả, hàohùng sang cảm hứng thế sự đời tư Con người được nhìn nhận dưới tác động

đa chiều phức tạp của cuộc sống hiện nay, con người không được lý tưởnghóa, lãng mạn hóa mà được nhìn nhận như nó vốn có (sáng/tôi, tốt/xâu, thiên

thần/ác quỷ) Ma Văn Kháng đã hòa vào bầu không khí chung của văn học đổi mới, có thé thay đặc điểm nội dung nổi bật trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới là nhà văn đã chuyên sang cái nhìn tiểu thuyết, tiếp cận đời sống ở bình

diện sinh hoạt thế sự Về con người nha văn đã chuyền sang quan tâm đến conngười cá nhân, khám phá con người ở nhiều chiều, nhiều bình diện

Sau khi từ miền núi trở về chốn thị thành, Ma Văn Kháng ngay lập tứcbắt nhịp với cuộc sống, con người nơi đây Ông đã nhận ra những cái đời

thường, đầy phức tạp, bộn bề và đưa ngay vào tác phẩm vừa ăm ắp chuyện đời, vừa chứa chan ngậm ngùi một nỗi tâm tình thế sự, nhân sinh Trong sáng tác về mảng thế sự, đời tư, ngòi bút của nhà văn hướng tới tất cả những vẫn

đề nóng hồi của cuộc sống thé sự, thế thái, nhân tình Ong đi sâu vào từng

khía cạnh của cuộc sông con người mới: tình yêu, tình dục, hôn nhân, nhữngtính toán thấp hèn, những ước mơ, khát vọng cao đẹp, hạnh phúc và bấthạnh Nhà văn lo lắng đến quặn lòng trước lẽ sống, sự thờ ơ, đạo đức giả, sự

phi lí, bất ôn trong quan hệ của con người với con người, trong gia đình va

ngoài xã hội Những tác phẩm văn học thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng làlời tâm sự, lời đối thoại, tranh biện của tác gia voi moi người về cuộc đời, về

văn chương nghệ thật Nhà văn muốn khẳng định một điều: cuộc sống tuy cónhiêu cái bât biên, muôn màu muôn vẻ nhưng chât chứa nhiêu ý nghĩa; mặc

30

Trang 31

dù cuộc sống có bề nổi là những vòng luan quan trong bao toan tính thấp hèn, những xuống cấp của nhân cách con người nhưng chìm dưới mạch ngầm vẫn

là chiều sâu của căn cốt tình người, những giá trị tiềm tàng của con người nhưmột vùng sâu thăm chưa bao giờ khám phá hết

2.1.1 Vấn đề tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình

Trong thời kỳ đổi mới, van dé tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đìnhtrong văn học nói chung và trong truyện ngăn Ma Văn Kháng nói riêng là đề

tài đang được nhiều nhà văn quan tâm chú ý Bên cạnh đó văn học thời kỳ đổi mới song song với việc “giải phóng cá nhân”, “bênh vực quyên lợi và nhân cách con người” đã khơi dậy khát vọng sống bình yên, hạnh phúc của con người Từ sau cuộc chiến đấu cho quyền sống của dân tộc thì đấu tranh cho

quyền sống của con người đã trỗi dậy Con người tự ý thức và tự quyết địnhhạnh phúc cá nhân, gia đình của mình Song, trong cuộc sống tự đo, thoải mái

về tình cảm thì nhiều người đã lạm dụng điều đó gây đau khổ cho nhiều người

thân trong gia đình và cho cả bản thân mình.

Tình yêu nam nữ, hôn nhân gia đình luôn là sự quan tâm và mong đợi

của con người nhưng tình yêu cũng có lúc hạnh phúc, có lúc đau khổ, đó là

quy luật không tránh khỏi Tình yêu cho con người những giây phút ngọt

ngào còn gia đình là bến bờ hạnh phúc đó Tuy nhiên sự bất hạnh trong tình

yêu, hôn nhân gia đình đã tạo nên nhiều tan bi kịch đời tư Đối với con ngườihiện đại thì cuộc sống như cuộc săn tìm hạnh phúc Nhiều lúc nó trở nên bứcbối và nhức nhối, nhất là khi lối sống thực dụng va chủ nghĩa vật chat len lỏi

vào ngõ ngách của lối sống gia đình và mọi tình cảm riêng tư khiến cho tình

yêu, chuyện hôn nhân gia đình không tránh khỏi bị kịch Quan niệm “xây

dựng hạnh phúc bằng lâu đài trên cát” và “một tip lều tranh hai trái tim vàng”

không còn phù hợp và thiết thực nữa Tình yêu của thời mở cửa, của nền

“kinh tế thị trường” đòi hỏi “có thực mới vực được đạo” dé nhằm đáp ứng

31

Trang 32

nhu cầu sống thỏa mãn về tinh thần và vật chất Đồng tiền lại trở thành chìa khóa vạn năng có thể mua được tình cảm và tình cảm lại trở thành thứ hàng

hóa trao đôi cho con người Với sức mạnh tưởng như vô hình mà lại hữu hình,đồng tiền đã gây ra biết bao sóng gió cho tình yêu và hôn nhân gia đình: tìnhyêu thì chia lìa, hôn nhân đồ vỡ Bên cạnh đó, đồng tiền còn gây nên nhiềuđau đớn, bất hạnh cho con người làm cho cuộc sống gia đình của họ bị chaođảo, nghiêng ngả Trong rất nhiều truyện ngắn của mình, nhà văn đề cập đến

van dé này: Chi Thiên cua tôi, Heo may gio lộng, Suối mo, Chon chong, Nhiên, nghệ sĩ mua, Mot mối tình sỉ

Tình yêu vốn là niềm khao khát cháy bỏng, một niềm đam mê mà aicũng muốn chiếm giữ, muốn được hưởng thụ trọn vẹn Có thể trong suốt cuộc

đời, người ta chỉ đi tìm cho mình hạnh phúc, hạnh phúc đích thực Chị Thiên

(Chị Thiên cua tôi) cũng là một phụ nữ như thế Chị đẹp “eo thon, ngực nở,vai tròn, kín đáo, ý nhị, kìm nén mà vẫn rừng rực gợi tình Mat den lay tướng vượng phu ich tử, mặt cao sang mà tận tụy hiến dâng” [22, tr 476] Chị

đẹp đến “cỏ cây cũng phải động lòng mê man, đức hạnh miễn chê” Vậy mà

“lại ôm gối nằm không suốt mấy chục năm dài” Đã có bao người đàn ông

đến với chị, gia có, trẻ có, cao sang có, thấp hèn có, nhưng chị đều tìm ra những khuyết điểm của họ dé từ chối Đến khi tuổi ngoại tứ tuần, tâm hồn chị lại xao động Ánh mắt chị đã bắt gặp ánh mắt bác thợ cả “một anh chàng trạc

ngũ tuần, tóc pha sương, mat gay, sống mũi cao, mắt xanh biếc, mình gay lép

vẻ phong trần” [22, tr 481] đến xây dựng công trình phụ cho gia đình Tưởng

như tình yêu đã đến với chị, chị sẽ được sống những tháng ngày còn lại trong

hạnh phúc Nhưng thật đau buôn, chị rơi vào bi kịch xót xa, đau đớn Sau vụ

đánh ghen, đầu chị Thiên “bị cắt nham nhở, lam nham chỗ đen chỗ trăng Nơi

má mỏng mỏng một vết dao rạch sâu, xẻ banh còn chưa khép miệng” Nỗi

đau thể xác đã làm nỗi đau tỉnh thần của chị thêm hăn sâu Cái khát vong có

32

Trang 33

được một t6 4m cho cá nhân như chiếc hồ sâu, có nguy cơ bị khoét mãi, rộng hoác và thăm thắm “Tình yêu thật sự muôn thuở vẫn là chốn mạo hiểm, có

nhiều hiểm nguy” [22, tr 489] con người tưởng tìm được hạnh phúc cho minhnhưng kết quả lại rơi vào cay dang, ê chề, chua xót

Khát vọng về một tình yêu đích thực đã trở thành bi kịch đối với số

phận của Nhiên (Nhiên, nghệ sỹ mua) Nhiên là một nghệ sĩ múa, một người

phụ nữ đẹp “từ gương mặt thánh thiện đến làn da tâm hương và dáng hìnhthanh tú” [22, tr 314] Nhiên không chỉ đẹp ma con hết sức thông minh

“Trong cái vòng không gian do Nhiên tạo lập [22, tr 315] ké không hết những

kẻ si tinh đang say mê Nhiên và coi nang là đối tượng trung tâm của moi chú

ý Từ Chiên nghiện, Hóa còi, Long hoi, Tư Thành mắt tré, Khoản rõ và cảông Diệc, một nhân viên thường trực của cơ quan Nhiên công tác đều dành

sự quan tâm đến Nhiên Và cũng “không ít đàn ông tìm đến với nàng”, nhưngtoát ra từ “vẻ đẹp đã hoàn bị” này, “ở mắt nàng, ở gương mặt nàng, một ánh

cô đơn trống trải, một thoáng trễ nai bang khuâng” [22, tr 325] Suốt cuộcđời, tâm hồn Nhiên chỉ hướng tới một tình yêu duy nhất với “cậu trung úy” và

“nàng vô cảm trước mọi quyến rũ” Nhưng sự “thủy chung như nhất” của

Nhiên đã rơi vào bi kịch Dap lại sự chờ đợi của Nhiên trong hơn 20 năm qua

van là sự im lặng, vẫn không có một tin tức gì của cậu trung úy Nỗi đau củaNhiên là nỗi đau của sự chờ đợi tình yêu trong tuyệt vọng Bi kịch của sự chờ

đợi vô vọng về một tình yêu đẹp đã đi qua đời nàng thuở thanh nữ

Bi kịch số phận của My (La tiểu mãn ngập bò) dường như có dự báo

trước Là một phụ nữ đẹp “vừa đẹp người vừa tốt nét” [23, tr 124], một phó

chủ tịch xã đầy triển vọng, dự kiến giới thiệu vào “Hội đồng nhân dân

huyện” Nhưng số phận đã không công bằng với My, “có chồng cũng như

không” Hàng ngày phải đối mặt với sự thờ ơ, ghẻ lạnh của chồng, khiến cuộcsông của cô lâm vào bi kịch Nhiêu lân My muôn tự tử cho xong Nhà cô có

33

Trang 34

cái dớp tự tử Mẹ bị chồng phụ uống nước vôi tự tử Cô ruột treo cô tự vẫn.

My, nhiều lần muốn chết vì không thể sống trong sự ghẻ lạnh của ngườichồng bạc béo như thé Kết thúc bi kịch số phận của My cũng là lúc cuộc đờinàng thực sự khép lại: “My đã tự vẫn bằng cách treo cô mình lên cành cam”[23 tr 139], phải tìm đến cái chết vì “không thể sống mà không có lòng tựtrọng và càng không thé chịu đựng nổi nếu cứ trăn trở đau đớn mãi” [23]

Bi kịch cuộc đời của Ru (Suối mo) có phần nao đó giống với My (Li

tiểu mãn ngập bd), họ đều là những con người luôn gắng gỏi vun đắp hạnh

phúc gia đình nhưng đôi lại, cuộc đời luôn quay lưng với họ; mọi khát khao

nỗ lực của họ đối với cuộc sống đều trở nên bat lực và bề tắc Ru vốn là một giáo viên cấp 1, rồi nhận điều động của Ty giáo dục, anh đảm nhiệm chân văn

thư của trường Sư phạm tỉnh Là người lam làm, chịu khó, lao động đối với

Ru là “thú vui trần gian cao cả, là con say dam hồn nhiên” [22, tr 365] vi vậyanh làm không biết mệt nhọc, làm như thèm khát” [22, tr 365] Số phận cũng

đã ưu ái cho anh được “duyên trời” với Nhàn, hai người lập tức gắn bó

Những tưởng sự sắp xếp đôi lứa tròn trịa của duyên tiền định, cho dù có hơi muộn, sẽ khiến Rư được hưởng trọn vẹn bữa tiệc hạnh phúc của mình nhưng dường như số phận đã làm phép thử đầy khắc nghiệt với anh Mọi cố gắng của Rư nhằm tạo lập một cuộc sông tốt cho người vợ yêu quý của mình, thậm

chí “anh quyết biến cải hoàn cảnh để vợ anh được hưởng sự sung sướng,thuận lợi” [22, tr 373] hoặc “nhường nhịn vợ hết mực” đều trở thành vônghĩa lý và dần đây anh đến ngưỡng cửa của một bi kịch khủng khiếp Đáp lại

sự nhiệt tâm và tình yêu của chồng, Nhan hoàn toàn vô cảm, bỏ mặc và bi bai

anh hết lời, thậm chí Nhan đã “bỏ đi công khai tang tiu” và chạy theo một

“cuộc tình trăng gió vô luân” với tên thuế vụ Có thê nói ở số phận Rư là hai lần bi kịch: bi kịch của tình yêu mù quáng và sự phản bội Khép lại thiên truyện là cái chết đầy đau thương khủng khiếp của Rư Không chịu nổi sự

34

Trang 35

phản bội của người vợ, Ru đã đâm đầu xuống chính cái giếng anh đào dé

quyên sinh.

Hay trong Một mới tinh si là một cảnh ngộ khác Oanh là một cô giáo,Oanh luôn tôn thờ và yêu chồng với một tình yêu si mê, say đắm Cô luônluôn hãnh diện về người chồng hoàn hảo về mọi mặt của mình — một ngườichồng đã đem lại niềm sung sướng, hạnh phúc cho cô Thế mà tất cả đã đảolộn hoàn toàn Một người chồng đẹp đẽ, giỏi giang, khỏe mạnh là vậy còn bây

gid sau một vu tai nan, anh ta đã trở thành một gã đàn ông tan tật, xấu xí, một thứ đồ vô dụng, một kẻ trắng tay, một kẻ thiêu năng Đức — chồng Oanh đã

không còn mang lại niềm kiêu hãnh cho nàng, anh ta không có khả năng đem

lại sự thỏa mãn về thé xác cho nàng Và điều gì đến sẽ phải đến Vì nhu cầu

theo đuôi sự sung sướng cho bản thân, Oanh đã dứt khoát rời bỏ chồng vàngang nhiên cặp bồ với Khoản — gã lái xe của chồng nàng Từ bi kịch cuộcđời của Ru (Suối mơ) và Đức (Một mối tinh si) người đọc có thé đặt ra câuhỏi: trong thời đại hiện nay, có bao nhiêu con người đã và sẽ mắc phải thứbệnh trầm kha về thiếu tình người mà coi thường sự hi sinh và cư xử tệ bạc,thiếu đạo nghĩa với người thân?

Bên cạnh đó, trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ta còn bắt gặp những

con người mặc dù đã có sự “bừng ngộ” về ý thức kiếm tìm hạnh phúc nhưng

cuối cùng đều không vượt qua trở ngại quyền lực hay sức cuốn hút của đờisống giàu sang quyền quý cũng như không vượt qua được chính minh dé thayđổi số phận Quy (Chọn chồng) là con nhà gia giáo, có nhan sắc, là một sinh

viên đại học, chỉ vì phút dại khờ, vì sự bong bột ngây thơ cua tuổi trẻ, chị đã

đánh mat mình Tưởng yêu và lay được Kiến chị sẽ hạnh phúc, nhưng cuộcđời vốn dĩ nghiệt ngã, lấy phải kẻ đầu trộm đuôi cướp, chị đã đánh mất tudi

trẻ, công việc và cuộc sống của mình Đến khi gặp Tốn, một thầy giáo có tâm hồn và đạo đức tốt, Quý đã tìm thấy tình yêu thực sự với anh nhưng chị không

35

Trang 36

dám giành lay hạnh phúc của minh vì e sợ một quyên lực vô hình nào đó Chịchấp nhận sống trong bi kịch gia đình, bi kịch tình yêu va chấp nhận vớinhững gi minh đã lựa chọn Giống như Quy, Hoan (Thay day tu) không thé từ

bỏ người chồng thô lậu để sống với Niên, tình yêu thực sự mà Hoan ao ước,

sở cầu chỉ vì cô không từ bỏ được cám dỗ vật chat

Qua những số phận bi kịch của Nhiên, Ru, My, Quý, Đức Ma VănKháng đã nhìn thấy nỗi đau lớn nhất của bao người, đặc biệt là nỗi bất hạnh

của con người trong cuộc sông gia đình và khát vọng hạnh phúc lứa đôi Phần lớn sáng tác của Ma Văn Kháng đề cập đến nỗi đau khô, bat hạnh nhiều hơn

niềm vui, hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân gia đình của con người Đứng

trước cơn áp đảo của nền kinh tế thị trường, Ma Văn Kháng muốn nói với tất

cả chúng ta hãy biết nâng niu quý trọng, giữ gìn hạnh phúc gia đình mình.Thông qua cuộc đời, số phận của nhân vật trong tác phẩm, nhà văn muốnkhang định “gia đình, hình như đó mới là nơi con người cố thủ để bảo vềphẩm giá gia đình là nơi không có sự chi phối của đồng tiền, ở đó con ngườisông với nhau bằng những tình cảm thực sự” [27]

2.2.2 Vấn đề nhân cách con người

Cùng với vấn đề tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình thì vấn đề nhân cách con người cũng là phạm vi quan tâm trong truyện ngắn thời kỳ đôi

mới của Ma Văn Kháng Nằm trong ý đồ nghệ thuật của mình, các nhà văn đã

đem con người ra đối chứng ở nhiều “tọa độ” dé thấu hiểu một cách toàn diện

nhất về con người, đó là đặt con người trong hoàn cảnh cụ thể Hoàn cảnh tạo

nên tính cách của con người, khiến họ bộc lộ hết chân tướng của mình Cuộc

sống là chuỗi thời gian mà con người luôn phải dau tranh giữa phần con và

người Có những con người trong môi trường tốt đẹp lại trở nên tốt đẹp hơn

nhưng cũng có kẻ lợi dụng sơ hở mà luôn cúi, lấp liếm, sa đà vào con đường

tha hóa nhân cách Quan tâm đên vân đê đạo đức, nhân cách, vạch rõ bản chât

36

Trang 37

của cái thiện cái ác gắn liền với việc phân tích quá trình tâm lý thực tồn tại

trong xã hội và con người là dấu hiệu nỗi bật trong tat cả các sáng tác của MaVăn Kháng thời kì đôi mới Bên cạnh những nhân vật tích cực, có nhân cách

cao đẹp và có ý thức bảo vệ nhân cách của mình khỏi những cám dỗ của đời

sống, nhà văn còn tập trung xoáy sâu vào những nhân vật tiêu cực của xã hội

từ những người trí thức đến những người bình thường trong xã hội — đó làphần tử tôn thờ chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa danh lợi hay là loại trí thức giả

danh, bat tài, vô dụng, những kẻ quyền thé lộng hành, lộng quyên.

Ở nhiều trang văn của Ma Văn Kháng, ta bắt gặp vẻ đẹp của những tâm

hồn thánh thiện, của lòng nhân ái bao dung, của những tâm hồn đồng cảm,của một nghị lực phi thường, vượt lên trên thế tục để yêu người và yêu đời

Vẻ đẹp nhân cách đó được Ma Văn Kháng gửi vào một loạt hình tượng như:

Thay Khién (Thay Khién), ông Hoan (Cái Tý Ngọ), những người vợ (Anh thợchữa khóa), Tâm (Mưa lớn dau mùa) Họ đều là những người tốt bị hoàncảnh xô đây vào những tình cảnh, những số phận khác nhau nhưng ở họ luôn

ánh lên một niềm tin yêu cuộc sông, một niềm lạc quan yêu đời Họ hành

động theo tiếng gọi của lương tâm, của cái đẹp dé đứng cao hơn hoàn cảnh.

Thay Khién (Thay Khién) là một số phận trớ trêu Dưới ngòi bút của

Ma Văn Kháng, người tốt, người tài hoa — dường như đang bị số phận trêungươi, đùa cot Thế nhưng con tạo càng xoay van thì vẻ đẹp của những conngười càng có dip tỏa sáng Thầy Khién sống ở vùng địch rồi sang sông định

cư Thay bị nghi là Việt gian, bị chủ tịch xã Chiên — một tên xuất thân chèo

đò thất học, rình rập, theo dõi, rồi bị bắt Khi thoát khỏi cảnh tù tội thì thầy

cũng không thoát khỏi cảnh thân cô thế cô giữa cộng đồng Thay bị sa thải

khỏi ngành giáo dục Bốn bố con bơ vơ không người thân, không tắc đất,

không chỗ ở Thầy ngây dại như người mat hồn Thế nhưng bằng nghị lực của

mình và sự giúp đỡ của học trò thầy đã đứng vững Thầy đã có một kết thúc

37

Trang 38

có hậu: con cái thành đạt, thầy sống an nhàn thanh đạm với thú vui tuôi già.

Không có cái may mắn như thầy Khién về cuối đời, ông Thai (Tóc huyén màu

bạc trắng) về cuối đời vẫn bị sự cô đơn bat hạnh deo đăng Từ một vụ trưởng

bỗng chốc biến thành một tên tù suốt 20 năm ròng chỉ vì lãnh đạo trông thấyông giống “một tên cai ti ở lò” Khi ra tù, ông lac long, bơ vơ giữa cuộc đời

Người yêu cũ bỏ di tù, khi tìm được nhau đoàn tụ thì hỡi 61, mái tóc của ba

Huyền “càng dài càng trang xóa một màu tang tóc” [41, tr 265] Có cuộc đời

nao, số phận nào bat hạnh, phi lí như cuộc đời ông Thai Giống như ông Thai, ông Dụng (Bệnh nhân tâm thần) cũng là một số phận thê thảm Là người lính

trở về sau chiến tranh, ông Dụng với bản tính ngay thăng đã phơi bày, tố cáo

những ngang trái của cuộc đời Ông tố cáo thói tham ô làm ăn quan liêu của

lãnh đạo Vì thế ông đã chịu một kết cục đau xót: ông bị bắt giam và bị coi là

bệnh nhân tâm thần, do đó bị tống vào nhà thương điên với hình thức là đểchữa trị nhưng thực chất là tiêm thuốc dé thủ tiêu Ông Hoan (Cadi Ty Ngo)

là một người có tắm lòng bao dung, nhân hậu Nguyên là giám đốc của một

cơ quan văn hoá, ông đã lấy tình thương để cưu mang, che chở, hết lòng bênh vực cho một đứa bé thiệt thòi về ngoại hình cũng như tình cảnh Khi biết ông

chuẩn bị về hưu, không còn lợi dụng được nữa, nó quay ra lật lọng Nó (cái

Tý Ngo) nói xấu, bên riéu ông Vậy mà ông van bính than với câu nói “thôi,

tha được cái gi thì tha” Đây không chỉ là biéu hiện của lòng độ lượng khoanhòa mà còn là một thái độ biết chấp nhận thực tại Thế rồi ông nộp đơn xin vềhưu sớm mong rũ bỏ hết sầu muộn của con đường công danh Ta nhìn thấy

trong cách ứng xử ấy của ông bóng dáng của các nhà nho xưa, biết lui về ân

dat dé giữ cho lòng minh trong sạch, thanh than Có thé thay mỗi nhân vật tríthức này là một hoàn cảnh, một cuộc đời nhưng họ đều có chung một số phận,một nỗi bất hạnh trớ trêu Song ở những con người này đều thê hiện rõ nhữngphẩm chất cao đẹp, một khí tiết thanh cao, một cốt cách tài hoa, uyên bác Dù

38

Trang 39

cho bất cứ hoàn cảnh nào thì nhân phẩm của họ vẫn luôn trong sạch Họ sống ung dung, tự tại trước những thăng trầm của cuộc đời.

Vẻ đẹp nhân cách ấy còn sáng lên ở những con người rất đỗi bìnhthường Trong sáng tác của Ma Văn Kháng chúng ta có thể bắt gặp nhiềunhân vật trong hoàn cảnh éo le, bất hạnh nhưng họ vẫn chủ trương lấy tìnhthương, ân nghĩa dé hóa giải hận thù, dé nâng đỡ tinh than Do là trường hợpcủa Những người đàn bà, Anh thợ chữa khóa, Thư từ quê ra Chị Nếp (Thư

từ quê ra) khi biết chồng mình đã yêu một người con gái khác thì không vội ghen tuông mà tìm cách hiểu kĩ về người con gái ấy Chị không nghĩ đến nỗi

xót xa khi phải chia sẻ tình cảm mà còn nghĩ đến chồng mình nửa đời chinhchiến nay vẫn một thân một mình Chi lấy tình nghĩa dé lý giải van đề đồngthời cũng lấy tình nghĩa để giải quyết vấn đề Hành động ấy của chị đượcchồng mình và người phụ nữ kia rất mực kính trọng Cổ vũ cho tình thương

có thể cứu van những mối quan hệ của con người, tư tưởng của Ma VănKháng rất gần với cách cảm, cách nghĩ của người Việt Nam chúng ta

Con người không chỉ có ý thức khang định nhân cách mà còn có nhucầu hoàn thiện nhân cách Tuy nhiên, xã hội thời nào cũng vậy, đặc biệt là xãhội thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường phát triển con người rất đễ bị cuốn

theo những cám dỗ về vật chất, những ham muốn tầm thường Không ít người

vì thế mà hủy hoại mất nhân cách và ngày càng trượt đốc trên con đường thahóa nhân cách, đó là những con người không có bản lĩnh và đánh mất mình.Nếu không có tinh thần kiên định vượt qua thì con người dé bị mat phương

hướng, rơi vào hỗ thăm của sự tha hóa biến chất “lối sống thực dụng chạy

theo đồng tiền là một hoàn cảnh lắm vi trùng làm con người ta bị nhiễm mộtthứ bệnh mat nhân tính” (Mùa Id rụng trong vườn) Các nhà văn trong thời kyđổi mới cũng không ngần ngại vạch trần lỗi sống thực dụng như nhân vậtThủy trong tác phẩm Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp) là một người có học

39

Trang 40

thức “là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện sản, công việc là nạo phá thai Hàng

ngày có các rau thai nhi bỏ đi Thủy cho vào phích đem về nhà nấu lên cho

chó, cho lợn ăn”, rồi hai tên buôn đỗ cổ trong tác phẩm Sang sông (NguyễnHuy Thiệp) vì chiếc bình cô mà suýt chặt đứt tay một chú bé con, hay hai anh

em trong nhà chém giết lẫn nhau chỉ vì tiền trong tác pham Đồng đồla vĩ đại

(Lê Minh Khuê) Cũng như các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh

Khuê trong truyện ngắn của mình, Ma Văn Kháng đã không ngần ngạinhấn mạnh giá trị vật chất của đồng tiền “con người đang vì cái lợi vật chất

mà hèn đi, tầm thường đi”

Thông qua một loạt các nhân vật: Phú (Quê nội), Phùng (Đất màu),

Hoàn (Chi em gái), bà Nhàn (Trung du chiêu mưa buồn), Nhan (Suối mo),

Oanh (Một mối tình si) Ma Van Kháng muốn đối thoại với người đọc vềđạo đức, lỗi sống, về bản năng của con người Những nhân vật ấy nhìn từ

“bản năng cảm xúc, ban năng hành động va ban năng nhận thức” (Ý cua

Gorki) đề từ đó Ma Văn Kháng muốn gióng lên tiếng chuông về sự tha hóa

đạo đức của con người trong thời buôi kinh tế thị trường Ở mọi ngõ ngách, ở

mỗi “góc sân nhỏ”, tình người, tính người đang bị rạn nứt, suy đồi Phú (Qué

noi) xuất than từ miền quê nghèo nhờ được ăn học giờ đã thành đạt và có cuộc sống sung túc Nhưng cũng từ đó anh chối bỏ gốc gác của mình Anh

khinh bỉ, coi thường người dân quê Anh mặc cam, tự ti về nguồn gốc xuấtthân của mình Tương phản với cảnh sống đủ day, sang trọng của Phú ở thànhphố là cái nghèo, cái thiếu, cái tiêu điều của một làng quê nơi những người

thân của Phú đang sống, nơi vừa bứt khỏi chiến tranh chưa đầy một thập kỷ.

Bên trong con người có chút học vấn, tinh khôn, may mắn ấy là cái ban tiện,

vô sỉ và vô tình vô nghĩa của Phú Sau bao nhiêu năm tưởng chừng như đã

"đứt han làng quê” nhưng vì còn món nợ với người vợ cũ, Phú đã trở lại

Toàn bộ con người thật của Phú đã dần dần bị bóc ra, bị phơi trần qua đối

40

Ngày đăng: 10/06/2024, 02:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN