Cuộc xâm chiếm thuộc địa An Nam của Pháp
Duyên nợ của Việt Nam và Pháp bắt đầu từ trước năm 1624, khi những giáo sĩ thuộc Đoàn Giao sĩ Jesus (Compagnie đe Jésus) hoặc thuộc Hội Thừa sai (Hội Truyền giáo ngoại quốc — Société des Missions étrangères) đặt chân đến Dang Trong Một người nỗi tiếng hơn cả trong số hàng tốp giáo sĩ đã đến Việt Nam vào dau thế kỷ XVII là Alexandre de Rhodes Sau khi trở về Pháp năm 1649 — sau 25 năm sống ở Việt Nam, vị này đã xuất ban tam bản đồ An Nam đầu tiên (1950), một cuốn Tir điển Việt — La-tinh — Bồ (1951) và cuốn Lịch sử Dang Ngoài bằng tiéng La-tinh (1652) [58, tr 28] — đánh dau những nghiên cứu đầu tiên của người Pháp về xứ sở phương Đông này.
Về sau, từ năm 1663, các giáo sĩ, vô tình hoặc có chủ ý, mang theo trên hành trình của mình đến Việt Nam các mưu đồ chính trị của Vua Louis XIV.
Dưới lớp vỏ là tình yêu Đức Chúa, các giáo sĩ thậm chí đã mở đường cho một công ty có tên Đông Ấn tiến vào và lập chi nhánh thương mại ở Dang Trong va Dang Ngoài, từ đây cho phép người Pháp thăm dò và cắm rễ ở Việt Nam theo con đường thương mại.
Trong mắt người Pháp lúc bấy giờ, Đàng Trong Việt Nam là một nơi hứa hẹn với không khí trong lành, khí hậu chia bốn mùa, có lượng mưa lớn giúp không khí tươi mát, đất đai phì nhiêu, màu mỡ - đây là điều kiện thuận lợi cho nên nông nghiệp, cung cap cho Việt Nam nguồn lúa gạo doi dào O xứ nay cũng có nhiều loại cây trồng đặc sắc, đặc biệt là có những loài cây ăn quả không phổ biến ở Pháp như cau, mit, sầu riêng Khí hậu va địa hình cũng phù hợp để nuôi nhiều loài vật nuôi, chưa kế đến tài nguyên thủy, hải sản phong phú.
Địa hình rừng núi Đàng Trong sở hữu trữ lượng gỗ phong phú và đa dạng, trong đó nổi bật là trầm hương quý hiếm Các loài động vật lực lưỡng như voi, tê giác là nguồn tài nguyên giá trị cho quân sự, xây dựng và các hoạt động khác của người Pháp Ngoài ra, Đàng Trong còn giàu có về vàng, bạc, Đây cũng là vùng ven biển với nhiều hải cảng thuận lợi cho giao thương với nước ngoài Người dân Đàng Trong được đánh giá là đoàn kết, mến khách và không bài xích người Pháp như ở các quốc gia khác.
Giáo sĩ Cristoforo Borri từng nói về Đàng Trong trong nghiên cứu của mình rằng đây là “nơi Thiên Chúa chỉ cần phái một số thiên sứ tới để biến nó thành một phần của Trời” [27, tr 232].
Năm 1775, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ nổi dậy nhằm lật đồ nhà Nguyễn Trong lúc chạy trốn khỏi sự truy đuôi của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã xác lập một mối quan hệ mật thiết với giáo sĩ Pháp. Theo lời kế của giao sĩ P de la Bissachère, Giám mục Adran (Pigneau de Béhaine — Đá Ba Lộc) đã cứu Nguyễn Ánh thoát chết và đạt thành thỏa thuận liên minh Khi Nguyễn Ánh tị nạn ở Xiêm, Pigneau de Béhaine đã hướng về Pháp cầu viện lính và thiết bị chiến tranh. Ý tứ hạ mình và chấp nhận chịu ảnh hưởng của Pháp được Nguyễn Ánh thê hiện rõ trong một sắc truy dụ gửi theo Pigneau de Béhaine: “sự cứu giúp của một nước phương Tây là cần thiết đề tái thiết những công việc của nhà Vua, Hoàng dé đặt những lợi ích của mình vào tay nhà Vua của nước Pháp, hơn tất cả các quốc gia Pháp” - cũng như việc ông gửi hoàng tử Cảnh đi theo vị Giám mục này trên chuyên cầu viện.
Kết quả của chuyến cầu tình này là Hiệp ước Versailles vào ngày 23 tháng 11 năm 1787 giữa Vua Pháp và Vua Nam Kỳ - ở đây chỉ Nguyễn Ánh. Theo đó, Pháp “sẽ giúp đỡ băng cách hữu hiệu nhất những có gắng mà Quốc vương Nam Kỳ quyết tâm thực hiện nhằm chiếm lại và hưởng thụ những đất đai lãnh thổ của mình” (điều 1) Ở chiều ngược lại, Nguyễn Ánh phải đồng ý trao cho người Pháp “quyền sở hữu tuyệt đối cũng như chủ quyền toàn ven của hòn đảo làm thành hải cảng chính của Nam Kỳ là Hội An” (điều 3) và
“quyền sở hữu và chủ quyền về Côn Đảo” (điều 5).
Sau khi lên ngôi, Gia Long thực hiện hòa ước và vẫn giữ mối hòa hảo với Pháp, tuy nhiên cũng cô tình và cô gắng lang tránh sự can thiệp của Pháp vào chính trị đất nước Dưới thời đại này, Cơ đốc giáo được coi trọng, giao sĩ được tự do đi lại khắp noi. Đến thời Minh Mạng, do chịu sự giáo dục của Nho giáo, bài xích người ngoại quốc, ông đóng cửa thương mại, tây chay Cơ đốc giáo Thậm chí Minh Mạng đã mở ra các cuộc thanh trừng giáo sĩ — điều cũng được Thiệu Trị và
Trong suốt thời kỳ sau Gia Long, những cuộc phản kháng của giáo sĩ nổi lên nhưng bị dập tắt Năm 1847, Pháp cử tàu chiến đến cửa biển Da Nang với mục đích yêu cầu Vua An Nam ra chỉ dụ dừng đàn áp Cơ đốc giáo nhưng không thành công nên phải rời đi Đến năm 1857, một quan Pháp theo thuyền buôn vào Việt Nam hong thương lượng về van dé này nhưng cũng không thành công.
Về sau, Pháp và Tây Ban Nha bắt tay nhau (Pháp ở kèo trên) hòng
“nam lấy trách nhiệm giải quyết van đề Kito giáo ở Việt Nam” [63, tr 51].
Dựa vào tuyên bố trên, ngày 31 tháng 08 năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công vào cửa biên Mỹ Khê - Đà Nẵng, chính thức bắt đầu thực hiện dã tâm biến Việt Nam thành Ấn Độ thứ hai với tự tin “chúng ta có quyền đánh chiếm nó, mà đánh chiếm nó là chuyện hết sức rõ ràng” [63, tr.48].
Ngày 05 tháng 06 năm 1862, Hiệp ước Nhâm Tuất (Hiệp ước Sài Gòn) được ký kết giữa đại diện triều đình nhà Nguyễn (Thượng thư bộ Lễ Phan Thanh Giản của Vua Tự Đức), đại diện Pháp quốc (Chuan đô đốc Louis- Adolphe Bonard) và đại diện phía Tây Ban Nha (Đại tá tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Don Carlos Panlanca) Đề đổi lay “một nền hòa bình bắt tuyệt giữa Hoàng dé Pháp và Nữ hoàng Tây Ban Nha một bên và Quốc vương An Nam
AL??? một bên” (điều 1), Tự Đức phải cham dứt tây chay Cơ đốc giáo và truy quét giáo sĩ (điều 2), cũng như “chấp nhận nhượng hắn toàn vẹn chủ quyền” ba tỉnh Biên Hòa, Gia Dinh, Định Tường và đảo Côn Lon cho Pháp (điều 3), cùng việc chi trả một phan chiến phí không nhỏ.
Không mất quá lâu dé Tự Đức nhận ra sự bat thường về lợi ích quá lớn mà người Pháp muốn đạt được và cử một sứ đoàn sang Pháp đàm phán lại về chuyện nhượng đất và chiến phí Kết quả, Hiệp ước Aubaret được ký năm
1864 nhăm cân bằng lại lợi ích hai bên Tuy vậy, có thể thấy, Hiệp ước này không thường được nhắc đến hoặc bị quên lãng do đã bị bác bỏ ngay khi vừa duoc áp dung không lâu — trừ một ý tưởng về việc Pháp sẽ bảo hộ lục tỉnh Nam Kỳ Đây là hành động lật lọng quen thuộc của Pháp, cho thấy rõ bản chất thực dân - chỉ làm những điều vì lợi ích của họ.
Bộ máy hành chính thời thuộc Pháp -++-x+++<ee>++sexxss 15 1.1.3 Xã hội phân hóa tang lớp rõ rỆt - 2 2 2+ s+x+£E+£EerEzrerrerrxee 22 1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời thuộc Pháp ở Việt Nam -. - - + 1v ng ng rệg 26 1.2.1 Khái niệm nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời thuộc Pháp ở
Người Pháp, từ khoảnh khắc lên kế hoạch cho việc chiếm lấy An Nam cho đến ngày thực sự được thiết đặt những yêu sách của mình lên quốc gia này, neo chặt minh với niém tin rằng “họ có quyền xâm lăng và cái quyền nay là tự nhiên” [44] Day là hệ qua từ một thói quen thường thay của nhữngAz? người Âu châu - người Pháp sống với suy nghĩ rằng người da trắng là giống noi vượt trội, cao quý mà không người da màu nao bi kip.
Niềm tin này của người Pháp giải thích cho việc họ đặt mình vào vị thế
15 cứu rồi, khai hóa cho dan An Nam Suy nghĩ đó điều khiển người Pháp từ hành động đến thái độ đối với người An Nam.
Quá trình cải tổ bộ máy hành chính, ngoài dé năm chắc quyền lực, cũng gop phan biểu hiện tư tưởng thượng đăng của người Pháp Những cải cách nhằm hoàn thiện bộ máy hành chính phục vụ chính quyền thực dân được thực hiện tại An Nam với nội dung cốt lõi là đưa người Pháp lên vị thế lãnh đạo, năm những vi trí mang tính quyết định; còn quan lại An Nam là những người thực hiện chỉ đạo.
Tuy tinh thần là vậy, nhưng trong thời kỳ đầu khăng định sự ảnh hưởng và thiết lập chính quyền của mình tại An Nam, người Pháp chỉ đây người mình vào những vị trí chỉ đạo chung hoặc giám sát và vẫn giữ bộ máy quan lại An Nam gần như hoàn chỉnh do chưa có đủ thời gian và công sức dé điều chỉnh bộ máy theo ý mình khi vẫn phải phân tán lực lượng cho những cuộc đẹp loạn.
Pháp đặt chính quyền tại Nam Kỳ từ năm 1862 Chính quyền Pháp tai thuộc địa An Nam chịu sự kiểm soát của Bộ Thuộc địa, Sở thay mặt cho các thuộc địa', và Thượng nghị viện thuộc địa”.
Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ trở thành xứ thuộc địa trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa Đứng đầu xứ này luôn là một vị người Pháp dù họ giữ chức quan Đô đốc — Toàn quyền phụ trách về dân sự và quân sự hay một viên Thống đốc — từ năm 1879 Ba chức vị cao cấp phục vụ trực tiếp cho Thống đốc — Tổng Biện lí: chịu trách nhiệm về pháp chế; Chánh chủ trì: chịu trách nhiệm về tài chính; Giám đốc Nha nội chính — cũng không có chỗ cho bat kỳ một người An Nam nào.
Sau Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874, người Pháp nắm trong tay cả sáu
' Tiéng Phap: Agence générale des Colonies ° Tiêng Pháp: Conseil supérieur des Colonies
16 tỉnh Nam Kỳ Bấy giờ, tại đây có bốn khu vực hành chính là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xát Dưới các khu vực hành chính là các tiểu khu hành chính — các tổng, mà về sau là các tỉnh — đều được đứng đầu bởi một quan Pháp ngạch quan cai trị Ngoài ra, Nam Kỳ có hai thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn nằm dưới sự quản lý của Đốc lý người Pháp.
Cũng theo Hiệp ước Giáp Tuất, Pháp vươn tay đến Bắc Kỳ và Trung
Kỳ Pháp cử một viên công sứ hàm Bộ trưởng bên cạnh Đức Vua An Nam,
Viên công sứ sẽ chịu trách nhiệm duy trì những quan hệ hữu hảo giữa hai bên ký kết và chăm sóc thực hiện nghiêm túc những điều khoản của hiệp ước (điều 20) Vào thời điểm năm 1874, sự can thiệp của Pháp vào chính quyền Bắc Kỳ va Trung Kỳ chủ yếu ở hình thức giám sát với biểu hiện thông qua vị quan Pháp ngang phẩm Thuong thư kể trên. Đến Hiệp định Harmand năm 1883, người Pháp đặt ra chức vị Tổng ủy viên Cộng hòa Pháp - người nắm giữ quyền điều hành quan hệ đối ngoại của vương quốc An Nam Chức vị này là kết quả của việc An Nam công nhận và chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp trên lãnh thổ Trung và Bắc Kỳ.
Sau đó một năm, theo Hiệp ước Patenôtre năm 1884, chức vi Tổng uy viên được thay băng Tổng Trú sứ Trung — Bắc Kỷ” - người dai diện cho chánh phủ Pháp, sé chu trì những quan hệ ngoại giao của nước An Nam và phụ trách điều hành công việc thường ngày của bộ máy bảo hộ.
Ngày 27 tháng 01 năm 1886, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh tổ chức chính quyền ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ Người đứng đầu chính quyền bảo hộ là Tổng Trú sứ trực thuộc Bộ Ngoại giao Pháp Bên dưới là Thống sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ có những thâm quyền được Tổng Trú sứ quy định dưới sự phê chuẩn của Bộ Ngoại giao Pháp Đứng đầu các tỉnh là Công sứ Pháp.
3 Commissaire général du Gouvernement de la République francaise — có bản dich là Kham sai của Chính phủ Cong hòa Pháp
* Có bản dich là Khâm sứ Trung Kỳ
Về quan lại An Nam giai đoạn này, tỉnh thần chung là quan chức mọi ngạch sẽ tiếp tục cai trị và điều hành công việc dưới sự kiểm soát của các viên công sứ, trừ các công sở đòi hỏi phải có sự điều hành thống nhất hoặc bắt buộc phải sử dụng nhân sự người Âu; nhưng khi có yêu cầu của nhà chức trách Pháp thì họ sẽ bị cách chức [5]. Đến năm 1890, một Sắc lệnh của Tổng thống Pháp đã đặt ra chế độ Liên bang Đông Dương, thôi một làn gió mới vào bộ máy cai tri của thuộc địa tại An Nam thời bấy giờ Theo đó, là một phần quan trọng trong Liên bang,
An Nam được chia thành ba vùng cai trị với chế độ pháp lý khác nhau: Bắc
Kỳ và Trung Kỳ - chế độ bảo hộ: nơi “nhà Vua còn nắm quyền chánh trị trong nước, chánh-phủ Pháp chỉ chủ trương các việc ngoại-giao và kiễm xét các việc nội vụ; Nam Kỳ - chế độ thuộc địa: nơi Vua Việt-nam mat nước không còn quyén chi hết” [39, tr 3]. Đứng đầu Liên bang Đông dương là vị Toàn quyền Đông Dương — người được ủy nhiệm thi hành các quyền lực của nước Cộng hòa Pháp tại Đông Dương Người lãnh dao này trực thuộc Bộ Thuộc địa Pháp và có vi thế như một nguyên thủ.
Với chức năng quản lý mọi sự vụ trên toàn Liên bang Đông Dương nói chung và dat An Nam nói riêng, thẩm quyền của vị Toàn quyền bao trùm lên mọi lĩnh vực của xứ thuộc địa Và người Pháp lại càng có cơ hội để khăng định sự lãnh đạo ưu việt của mình.
Toàn quyền Đông Duong Jean-Marie de Lanessan (cam quyền từ 1891 đến 1894) là người đầu tiên đề ra một đường lối cai trị thuộc địa cho Pháp Ông “chủ trương bảo hộ thực sự Chỉ dùng một số người Pháp cai trị có khả năng, khôn khéo dé lãnh dao; còn sự thừa hành nhường lại cho người bản xứ và tôn trọng quyền hạn của họ, nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ” [43, tr.120].
Tuy nhiên, trên thực tế, Toàn quyền Đông Dương thời kỳ đó chỉ “được
18 trao thêm vài quyền hành khác thường có tính chất trên danh nghĩa hơn là thực tế” [63, tr.529] so với các quan Pháp cai tri vùng thuộc địa khác chứ không thật sự chi phối nhiều quyền lực Chính quyền Đông Dương thiếu han những cơ quan cơ bản mà bất cứ chánh phủ nào cũng phải có [26] Do đó, lý tưởng bảo hộ chưa được đưa vào áp dụng đúng như ý muốn của Lanessan.
Chỉ đến thời kỳ cầm quyền từ năm 1897 đến 1902 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, hệ thống cơ quan hành chính thuộc địa mới chính thức được cải tổ một cách quy mô Paul Doumer cho rằng “người bản địa [xứ
An Nam] [có lẽ| không tự cai trị được” [26, tr 84], vậy nên họ chỉ được coi như những than dân trung thành và người thực thi mà thôi [26, tr 84].
Đặc điểm nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời thuộc Pháp ở
1.2.2.1 Độc quyên xây dựng pháp luật và nhận thức pháp luật kiểu pháp trị
Người Pháp đã tối đa hóa quyền lực của mình lên đất An Nam trong suốt quá trình cai tri nhăm thỏa mãn cả nhu cầu khai thác thuộc địa và cả niềm tin thượng đăng của mình.
Không thể phủ nhận rằng một trong những phương tiện hiệu quả nhất dé phục vụ việc cai trị là pháp luật Pháp luật, với điều kiện nuôi dưỡng tại quốc gia thuộc địa như Việt Nam thời bấy giờ, trở thành một vũ khí thể hiện ý chí nhà cầm quyên Và không ngạc nhiên khi người Pháp độc quyền xây dựng pháp luật tại xứ thuộc địa nhằm định hướng và thống nhất các quy tắc xử sự xã hội theo mục đích và nhu cầu của mình.
Độc quyền lập pháp của Pháp thể hiện ở sự chi phối của họ trong quy trình xây dựng pháp luật ở Đông Dương, thông qua vị trí đứng đầu bộ máy hành chính của những người Pháp Họ có quyền ban hành các sắc lệnh, nghị định và các văn bản dưới luật, quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xây dựng và áp dụng luật pháp tại thuộc địa, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động lập pháp tại Đông Dương.
29 hành quy phạm pháp luật mới và cả việc luật hóa các lệ tục đang ton tại ở Việt Nam từ trước đó; bên cạnh đó là nỗ lực kiểm soát không dé lang xã tự quản áp dụng pháp luật tự chế như thời kỳ trước.
Tôn chỉ pháp điển hóa mà Thống sứ Bắc Kỳ - Chủ tịch Ủy ban tư vấn về pháp luật Jean — Christophe Careghi tuyên bố đã khang định quá trình này sẽ “không làm tổn hại đến các thiết chế nền tảng của xã hội An Nam” và phải
“tương thích với các tập tục và chuyền biến xã hội đương thời” Tuy nhiên, thực tế cho thay răng, sự tuyển chon và ghi lại luật tục của người Pháp đã làm giảm bớt tính luân lý tự phát của người An Nam bấy giờ, đồng thời khăng định sự kiểm soát của Pháp trong việc loại bỏ các xu hướng không phù hợp.
Ở giai đoạn đầu, luật An Nam chưa được ban hành nên Bộ luật Dân sự Pháp được thừa nhận và áp dụng để giải quyết những vấn đề pháp lý mà tập quán truyền thống không đề cập Sau khi luật mới được chính quyền bảo hộ ban hành tại cả ba kỳ, chúng trở thành nguồn luật chính thức cao nhất được sử dụng.
Bàn về việc xây dựng pháp luật độc duy nhằm thâu nhập quyền lực về nhà nước chính quốc, có thê suy ra trực tiếp một trong những phương thức tác động của nó đó là uốn nắn nhận thức pháp luật của người dân Việt Nam thời bay giờ đi theo đường lỗi pháp tri.
Trước khi thực dân Pháp đô hộ, hệ thống pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nhiều trường phái luật học từ Trung Quốc Trong đó, chủ nghĩa nhân trị (lấy con người làm trung tâm) và chủ nghĩa pháp trị (tôn trọng pháp luật) là hai tư tưởng pháp lý nổi bật Tuy nhiên, do ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, chủ nghĩa nhân trị được ứng dụng rộng rãi hơn trong chế độ phong kiến Việt Nam.
Chủ nghĩa nhân tri đề cao việc tu dưỡng đạo đức con người, từ đây tránh được những sai lầm trong ứng xử, hành động nhằm không tạo ra thương
30 ton cho người khác Vào thời phong kiến, triết lý nhân tri bao trùm lên mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ xã hội tại An Nam.
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống nông nghiệp Việc con người quan sát và tuân theo những vận động của thiên nhiên dần tạo ra một tín ngưỡng đối với luật lệ tự nhiên, đổi lại là sự bảo hộ của tự nhiên đối với con người Mối quan hệ tương hỗ này được thể hiện, cũng như được nuôi dưỡng bằng nguyên lý vạn vật điều hòa Con người không thé có những ý nghĩ đi ngược lại tự nhiên, nếu không sẽ phải chịu sự trừng phạt bởi thiên tai Do đó, muốn được yên bình, con người cần chú trọng tu dưỡng ban thân, uốn nan hành động của mình.
Theo chủ nghĩa này, “pháp luật trong xã hội, đúng lý ra, không cần có, hoặc giả chỉ cần có trong những trường hợp bất đắc dĩ, hay vạn nhất Tất cả mọi vấn đề trong xã hội đều phải quy tụ vào sự tu thân giáo hóa của con người” Không Tử cho rằng, nòng cốt của chủ nghĩa này, bí quyết để có một xã hội tốt đẹp là bốn điều: tu thân – tu dưỡng bản thân, té gia – chan chỉnh gia đình, trị quốc – lo toan việc nước, bình thiên hạ – khiến thiên hạ thái bình.
Nếu con người không chủ động tu dưỡng, quản lý bản thân theo lý tưởng quân tử thì pháp luật cũng không thể giúp kiểm soát được xã hội và giup con người tránh được trừng phạt từ tự nhiên do thiệt hại xảy ra trước còn pháp luật xảy ra sau Theo đó, vai trò của pháp luật không được đề cập đến, mà thay vào đó là sự tuyệt đối áp dụng của các luân lý tự nhiên. Đó là lý do, vào thời phong kiến, người dân thường có thói quen học tập và quen thuộc với các lý lẽ trong sách thánh hiển hơn là các bộ luật thành văn Khi có tranh chấp xảy ra, người dân có xu hướng áp dụng các luân lý xã hội để giải quyết Pháp luật chỉ được viện đến khi không còn phương pháp
31 phân xử khác Mặt khác, chính các bộ luật thời phong kiến cũng được coi là phương tiện dé điển hóa những phép tắc xã hội như quy định về bat hiếu hay thất xuất
Như đã dé cập, bên cạnh nhân tri, chủ nghĩa pháp tri cũng đã được du nhập vào Việt Nam từ thời phong kiến Trường phái Pháp gia ra đời từ thời Chiến quốc với Hàn Phi Tử là một trong nhiều đại diện tiêu biểu Chủ nghĩa này đã đi ngược lại Nho giáo khi cho rằng dùng pháp luật mới là cách tốt nhất dé quan lý pháp luật — “Bổn phận nhà vua [ ] ở chỗ ấn định các pháp luật cho minh bạch và ban bố cho mọi người đều biết dé tuân hành” [37, tr 57]. Thay vì đặt niềm tin vào tu dưỡng của một cá nhân, triết lý pháp trị đề cao giá trị của một hệ thống pháp luật bài bản, có cấu trúc và phương thức hoạt động độc lập — không phân sang hèn Người dân được giáo dục dé biết và tuân thủ những quy định, nếu có hành vi sai phạm sẽ phải chịu những hình phạt được quy định rõ ràng Tuy có nhiều điểm tiến bộ theo góc nhìn hiện đại, nhưng đương thời, dưới sự tác động của Nho giáo, so với nhân tri, việc áp dung pháp tri không được ưu tiên. Đến thời thuộc Pháp, một trong những dấu ấn ảnh hưởng đầu tiên của văn hóa pháp luật Châu Âu lục địa đến xã hội Việt Nam là việc xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, có những quy phạm và hình phạt rõ ràng — và biến chúng thành nguồn luật cao nhất Việc này khiến giá trị của các luân lý xã hội vốn có nhưng chưa được pháp điển bị giảm đi hoặc về không trong việc viện dẫn trong xét xử pháp lý Mặt khác, chính phủ Pháp đã uốn nan lại nhận thức pháp luật của người dân Việt Nam theo hướng tuân thủ pháp luật thành văn của nhà cầm quyền, đúng theo tinh thần áp dụng các quy định pháp luật nhất quán và cụ thé đối với mọi chủ thé có xung đột trong xã hội.
NỘI DUNG NHAN THỨC PHÁP LUAT VÀ XÂY DUNG PHÁP LUẬT THỜI KỲ THUOC PHÁP Ở VIỆT NAM
Những nội dung cơ bản về nhận thức pháp luật thời kỳ thuộc Pháp ở
2.1.1 Sự thay đổi tư twéng chính trị - pháp luật của trí thức Việt Nam
Thời kỳ thuộc Pháp là một giai đoạn đầy biến động Quay cuồng trong những thay đổi cực độ về bối cảnh chính trị - xã hội đó là tâm thé của những nhà Nho Việt Nam Sự đối đầu tóe lửa giữa những giá trị của Nho giáo và luân lý phương Tây mới được du nhập đặt giai cấp sĩ phu Việt Nam thời bấy giờ vào hoàn cảnh day bồi rối và gượng gạo, thứ được miêu tả rằng: “họ cảm thấy nhục, họ thay một xã hội nhé nhăng, một không khí nghẹt thở” [47, tr 48].
Trong thời kỳ thuộc Pháp, tư tưởng chính trị - pháp luật của giai cấp Nho sĩ Việt Nam đã dần chuyển hóa thành giai cấp trí thức yêu nước — lực lượng chính của phong trào dau tranh giải phóng dân tộc sau này.
Có thé liệt kê những giai đoạn tiêu biểu trong quá trình chuyên minh đó như sau: (1) Hệ tu tưởng quân chủ phong kiến - Nho giáo vẫn chiếm thế thượng phong trong lối tư duy của sỹ phu Việt Nam: Nho sĩ đấu tranh nhằm khôi phục lại xã hội cũ; (2) Hệ tr tưởng phản dé bài phong có tính cách hình thc - Du nhập các luồng tư tưởng mới thông qua tdn thw — các phong trào canh tân được hình thành và triển khai: những nhà Nho yêu nước được nhận thức được con đường cứu nước mới nhưng chưa xác định được ý niệm rõ ràng, dẫn đến các phong trào chết yêu; (3) Giai đoạn phản dé và bài phong có nội dung thực sự [43] - các tư tưởng chính trị - pháp luật phương Tây chuẩn được tiếp thu và áp dụng vào cách mạng giải phóng dân tộc: tu ưởng lập hiến ra đời, đóng vai trò quyết định trong dau tranh giải phóng dân tộc.
Quá trình này diễn ra cụ thé như sau:
Giai đoạn 1 — Hệ tư tưởng quân chủ phong kiến:
Ké từ thời điểm Pháp vượt rào vào Việt Nam năm 1858, quan lại triều đình Huế cũng như những Nho sĩ dân gian đã có các động thái đấu tranh chống lại sự ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam Ví dụ như hoạt động của các phái chủ chiến — chủ hòa trong triều đình Huế, các cuộc khởi nghĩa phd Vua tự phát của các nhà Nho yêu nước, hay phong trào Cần Vương hưởng ứng lời chiếu: “Chỉ duy luân thường quan hệ, trăm quan khanh si không ké lớn nhỏ, tat không bỏ trầm, kẻ trí hiến mưu, người ding hiến sức, kẻ giàu bỏ của trợ giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chăng từ gian hiểm, phải thế chứ? Đến như cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách, không tiếc tâm lực, ngay sau lòng trời giúp thuận, chuyên loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại cõi bờ chỉ cơ hội này, phúc của tôn xã tức là phúc của thần dân, cùng lo với nhau thì cùng nghỉ với nhau, há chăng tốt sao?” [68] Thay rằng, người ta đồng nhất Vua và Dat nước, yêu nước tức là phải phd Vua Tư tưởng trung quân, bài ngoại và tuyên bố “Vua theo ai, nhà Nho theo người ay” [47] cho thay Nho giáo vẫn chiếm vị trí quan trong trong long một bộ phận giới trí thức thời bay gid.
Tuy nhiên, ngoài tu tưởng Nho giáo thuần Trung (hay còn gọi là Tống
Nho), ở Việt Nam còn có một hệ tư tưởng phái sinh là Nho giáo Việt Nam hóa
[47], không con truyén bá sự trung quân mu quang như trong Quân xứ thân tử, than bất tử bat trung nữa Một số nhà Nho như Nguyễn Trường Tộ hay Nguyễn Lộ Trạch đã đưa ra những đề xuất cải cách của mình với triều đình nhà Nguyễn trên nền tảng Nho giáo kết hợp với những ý tưởng mới vượt khỏi khuôn phép như học tập và đề cao giao lưu cùng nước ngoài, hay thậm chí là bài trừ sự ảnh hưởng nặng nề của chữ Lể lên các mối quan hệ trong xã hội Việt Nam — gây ra sự trì trệ trong hệ thong ra quyết định.
Nguyễn Lộ Trach cũng là người đưa ra khái niệm Chinh giáo, hay như Nguyễn Đình Chiều gọi là Đạo nhà, trong đó khăng định “nước là của dân, Vua chỉ là Vua khi bảo vệ được nước” Dù quan điểm này không được công nhận công khai, nhưng chúng vẫn được truyền bá và có nhiều người hưởng ứng Vào thời điểm triều đình Huế cắt ba tỉnh Nam Kỳ cho Pháp, thậm chí Phan Văn Trị còn dám phát biểu: “Chém đầu Tự Đức, moi gan Tự Đức, uống máu Tự Đức!” [47].
Một ví dụ khác, Nguyễn Trường Tộ khẳng định cốt lõi của xã hội là ba yếu tổ: Quốc dân nhất thể - nhà nước với nhân dân kết hợp thành một khối, không thể tách biệt như bộ phận với thân thể; Thượng hạ tình thông — dân chúng phải là cơ sở của mọi quyết sách, bậc bề trên không được xa rời những giai cấp dưới; và Quân chủ thần quyên - quyền lực Nhà nước ở trong tay Vua nhưng Vua phải ở trong pháp luật được công khai, phô cập.
Có thé thay rằng, vào giai đoạn này, người ta đã ý thức được vị thế quyết định của người dân trong mối quan hệ với nhà nước, đặc biệt không còn đánh đồng khái niệm quốc gia với một chủ thể độc tài là nhà Vua Tuy vậy, dù là Tống Nho hay Nho giáo Việt Nam hóa thì đều chưa nghĩ đến ý tưởng về một quốc gia do nhân dân làm chủ mà vẫn đi đến mục tiêu khôi phục lại chế độ quân chủ và xã hội cũ.
Giai đoạn 2: Hệ tư tưởng phan dé bài phong có tính cách hình thức:
Sau khi người Pháp xây dựng chính quyền ở Việt Nam, sự xung đột văn hóa chính trị - pháp lý và nỗi thật vọng vì niềm tin hay kể cả cả cuộc đời học vấn của mình không bảo vệ được quốc gia khiến nhiều Nho sĩ Việt Nam mat phương hướng và đi tìm những phương cách lý giải pháp chính trị - pháp lý, cũng như con đường cứu nước khác.
Nho sĩ Việt Nam lại tìm đến tư tưởng của quốc gia thân quen — Trung Quốc Vào thời điểm này, Trung Quốc đã trải qua Chiến tranh Nha Phiến
(1940) và có những tiếp xúc nhất định với chính trị - pháp lý Tây phương. Tuy nhiên, thay vì tiếp nhận chúng thì học giả Trung Quốc bắt đầu giải thích các nội dung đó theo cách dẫn giải và biện luận răng chúng đã xuất hiện trong Nho giáo Từ đây tạo ra một Nho giáo mới mà giới trí thức Việt Nam tiếp tục tiếp nhận thông qua những Tan thir được du nhập vào dau thé ky XX.
Nhờ những tài liệu được viết bằng tiếng Hán này mà trí thức Việt Nam lần đầu biết đến chit nghĩa dé quốc, khé ước xã hội, tam quyên phân lập hay những cái tên như Phiic-d6c-lac-nhi (Voltare) hay Manh-ditc-tu-cuu (Montesquieu)
Và các nhà Nho yêu nước đã tìm ra phương thức cứu quốc mới.
Ba kết quả của việc này là:
Thứ nhất, các trí thức Việt Nam dần đi ra khỏi tư duy phải phò tá Vua mới là yêu nước Nhiều nhà Nho không còn đề cao việc đỗ đạt công danh ra giúp việc cho triều đình mà chỉ còn coi đó là công cụ để tạo tiếng vang và uy tín, phục vụ cho con đường cứu nước riêng như Phan Bội Châu hay Phan Chu
Trinh Họ cũng là nhân tố góp phan lan tỏa tdn th, phân phối tư tưởng phương Tây vào Việt Nam dưới dạng một hệ tư duy quen thuộc là Nho giáo
(mặc dù về cả lý thuyết hay thực tế thì chuyện hợp nhất chúng vào Nho giáo là bat khả thi).
Thấy được rằng, ở giai đoạn này, giới trí thức không còn quá mặn mà với việc xây dựng lại xã hội quân chủ cũ do đã có những nhận thức mới về mối quan hệ giữa người dân và nhà nước Tuy vậy, cũng chính là họ vẫn loay hoay tìm kiếm một mô hình chính trị mới dé theo đuôi.
Thứ: hai, cao trào của giai đoạn chuyền hóa tư tưởng này là các phong trào đổi mới giáo dục như phong trào Đông Du của Phan Bội Châu hay phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục Những phong trào này ra đời với nhu cầu độc lập tư duy khỏi tư tưởng Nho giáo cũ kỹ, hướng về những giá trị văn minh của phương Tây dé có thé xây dựng một đất nước mới — du cho chưa có mường tượng rõ ràng rằng đó là gì.
Những tính chất cơ bản và triết lý cốt lõi trong xây dựng pháp luật thời kỳ thuộc Pháp ở Việt Nam - 5G SE tk S1 HH HH HH rệt 56 1 Chính phủ Pháp độc quyền xây dựng pháp luật
thời kỳ thuộc Pháp ở Việt Nam
2.2.1 Chính phi Pháp độc quyền xây dựng pháp luật
“Luật-pháp nào muốn ban hành bên xứ thuộc-địa, cần phải có chỉ dụ của quan Tổng-thống [Tổng thống Pháp] cho thi hành, sau quan Toàn quyền hay là quan Thống-đốc ra nghi-dinh truyén rao” [39, tr 9].
Trong suốt thời ky thuộc Pháp, Tổng thống Pháp và chính quyền Pháp có thê ban hành các Sắc lệnh có giá trị ngang bộ luật Tuy nhiên, để chúng có hiệu lực ở xứ thuộc địa, các quan Toàn quyền Đông Dương phải ban hành một nghị định công bố chính thức Sắc lệnh đó Với giai đoạn cầm quyền tại Việt Nam, chính quyền Pháp đã ban hành một số bộ luật cùng vô vàn Sắc lệnh ngang luật với phạm vi áp dụng khác nhau tùy thuộc vào tình huống chính trị và xã hội của vùng chấp hành Có thé kể đến những bộ luật quan trọng như:
Vào năm 1883, Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ ra đời, nhằm mục đích cung cấp một nền tảng pháp lý cho các hoạt động đầu tư, dịch vụ và thương mại đang phát triển tại Nam Kỳ Đây là một bộ luật mang tính đột phá, xóa bỏ nhiều tập quán lỗi thời trong lĩnh vực pháp luật tư trước đó được quy định trong Bộ luật Gia Long.
Năm 1931, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ được ban hành và cho áp dụng ở Bắc Kỳ với 1455 điều Các chế định trong bộ luật này được tham khảo chủ yếu — thậm chí là được sao chép — Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804, cũng như được xây dựng kết hợp với các tập quán của Việt Nam về gia đình, thừa kế, hương hỏa
Nam 1936, Bộ luật Dân sự Trung Kỳ hay Hoàng Việt Trung Ky luật lệ được ban hành và áp dụng tại Trung Kỳ Bộ luật này gồm 1709 điều, về cơ bản là sao chép lại của Bộ luật Dân sự Bắc Ky.
Năm 1912, Luật Hình canh cải ra đời ở Nam Kỳ quy định về tội phạm và hình phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Năm 1918, Hình luật Bắc Việt bắt đầu được thi hành tại Bắc Kỳ, có hiệu lực đối với các xét xử hình sự.
Năm 1933, Hoàng Việt Hình luật được áp dụng tại Trung Kỳ và có tác dụng tương tự như hai người anh của nó tại Nam và Bắc Kỳ.
Khi sơ khởi, chính quyền Pháp chỉ có mặt ở miền Nam Việt Nam và ảnh hưởng không nhiều tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ Quyền lực cao nhất ở xứ thuộc địa thuộc về Đô đốc, vị trí mà sau này được thay bằng Thống đốc Nam
Kỳ Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bộ máy hành chính lẫn luật lệ chưa được cải cách có hệ thống, phần lớn vẫn là dùng lại bộ máy quan lại cũ, người Pháp kiểm soát bằng quân đội.
Vào thời kỳ Liên bang Đông Dương, quyền lực mẫu quốc được giao phó cho Toàn quyền Đông Dương Những vị này được “ủy nhiệm thi hành các quyền lực của nước Cộng hòa Pháp tại Đông Dương”, là người “nắm quyền chỉ đạo tối cao, quyền kiểm soát tất cả các công sở dân sự ở Đông
Toàn quyền Đông Dương có thâm quyền ban hành các văn bản (thường là nghị định) mang tính lập pháp và hành pháp tai Đông Dương.
Bên dưới và chịu trách nhiệm trực tiếp với Toàn quyền Đông Dương là người đứng đầu ba kỳ Bắc — Trung — Nam: lần lượt là Thống sứ Bắc Kỳ - Khâm sứ Trung Kỳ - Thống đốc Nam Kỳ. Ở Bắc - Trung Kỳ, Theo Sắc lệnh ngày 27/01/1886 của Tổng thống Cộng hòa Pháp quy định Cơ cấu tổ chức của Chính quyển Bảo hộ Trung — Bắc Kỳ, Tổng Trú sứ là người thực thi các quyền của Cộng hòa Pháp Các văn bản pháp luật của Vua triều đình Huế phải có chữ ký chuẩn y của Tổng Trú sứ và sẽ do Tòa án Pháp thi hành [10]. Đến năm 1889, chức danh Tổng Trú sứ bị bãi bỏ, người đứng đầu cây quyên lực ở Bac Kỳ là một Thống sứ người Pháp.
Viên Thống sứ Bắc Kỳ có quyền năng trong hầu hết các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Bắc Kỳ Hai trong số những chức năng, thâm quyền của vị Thống sứ này gồm có: (1) Bảo đảm thi hành các văn bản pháp luật (luật, Sắc lệnh) của Pháp ở thuộc địa, Nghị định của Toàn quyền Đông Dương; (2) Ban hành các Nghị định mang tính lập quy, đề nghị Toàn quyền Đông Dương ban hành các Nghị định liên quan đến tất cả các cơ quan dân sự trực thuộc. Đứng đầu Trung Kỳ là một viên Khâm sứ Nhìn chung, chức năng và thâm quyền của Khâm sứ Trung Kỳ tương tự với Thống sứ Bắc Kỳ Bên cạnh đó, do đặc thù của vùng Trung Kỳ với triều đình Vua An Nam, viên Khâm sứ này có quyên trực tiếp giám sát và chỉ đạo Vua Nguyễn và triều đình về nhiều lĩnh vực. Đứng đầu Nam Kỳ là Thống đốc Nam Kỳ có địa vị pháp lý, nhiệm vụ và quyền hạn tương đương với Thống sứ Bắc Ky va Kham sứ Trung Kỳ.
“Sau lại quan Toan-quyén hay là quan Thống-đốc cùng là quan Khâm-
Sứ củng có thể do chỉ dụ định phan sự ma đặt nghi-dinh ra làm luật trong xứ của họ cam quyền” [39, tr.9].
Không thé phủ nhận rằng, ngoài Toàn quyên Đông Duong có thâm quyên chung trên toàn Liên bang, quyền lực của người đứng dau ba kỳ cũng không hề nhỏ Ngoài đảm bảo chấp hành pháp luật chung, họ có thé chi phối xứ mình cai trị với thâm quyền ban hành những nghị định lập quy định hướng đường lối.
Tuy nhiên, sự chi phối của chính quyền Pháp về pháp luật không thể toàn bích nếu không chạm được vào các cấp cơ sở, cụ thé là làng xã Nếu ở Nam Kỳ, bộ máy hành chính đi xuống tận cấp cơ sở thì ở Bắc và Trung Kỳ, thiết chế làng xã vẫn được giữ lại từ thời phong kiến Nhưng đù ở đâu, sự độc lập pháp luật của thiết chế làng xã đều vô cùng rõ rệt Làng xã Việt Nam có
58 tính tự trị cực kỳ mạnh về áp dụng pháp luật và có xu hướng xây dựng pháp luật riêng.
Luật lệ riêng của mỗi làng xã — hương ước - hầu như được tạo nên từ những luân lý, phép tắc bất thành văn được truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau Ngoài ra, giá trị Nho giáo cũng dan lan truyền trong dân gian và trở thành một nguồn làm giàu hệ thống quy tắc ứng xử làng xã Hương ước da số các làng đều khăng định: nước có luật nước, làng có hương ước riêng, hoặc nhà nước có pháp luật quy định, còn dân có điều ước riêng [55] Đây là những quy tắc không dé bị đánh bại bởi bat kỳ quy tắc mới tự phát nào chứ chưa nói đến một giá trị pháp lý bên ngoài Đó chính là nguyên nhân người người truyền tai nhau rằng: Pháp Vua còn thua lệ làng.
Hội đồng kỳ mục đóng vai trò giải quyết tranh chấp ở làng xã, tương đương tòa án cấp huyện ngày nay Họ dựa vào hương ước làm nguồn luật cơ bản và áp dụng thay cho luật quốc gia, dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc thực thi công lý Một số nhóm quyền lợi còn lợi dụng điều này để củng cố quyền lực, thể hiện qua các hành vi tham nhũng, áp bức người dân hoặc vô hiệu hóa những quy định của luật nước xâm phạm đến lợi ích cục bộ của làng xã.
Để đảm bảo uy quyền pháp luật của mình, chính quyền Pháp đã triệt tiêu dần sự tự chủ pháp lý của các làng xã Thông qua cải cách hương chính, họ kiểm soát chặt chẽ cơ quan quyết định của làng xã bằng cách buộc họ chịu trách nhiệm trực tiếp với cấp tỉnh và với vai trò của họ trong Hội đồng Kỳ mục cấp tỉnh Chính sách này giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền lực, tự xét xử và quản lý làng xã dựa trên quyết định riêng, thay vì tuân theo hương ước hay luật chung.
Đánh giá chung về nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời kỳ
kỳ thuộc Pháp ở Việt Nam
Nhìn chung, các nội dung nhận thức và xây dựng pháp luật tại Việt
Nam thời kỳ thuộc Pháp chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách cai trị của Pháp, cũng như tư duy pháp lý và pháp luật thực định của quốc gia này Chúng vừa có những điểm tích cực, vừa có những hạn chế mang tính thời đại.
Thời kỳ thuộc Pháp, với những biến động chính trị - xã hội, hóa ra lại là cơ hội giải phóng tư tưởng của trí thức Việt Nam Quá trình phá bỏ rào cản tư duy, đi từ các triết lý thuần Tống Nho đến giác ngộ những giá trị mới về quyền độc lập, tự chủ của cá nhân là một hành trình dài và phải đánh đổi bang nhiều thất bại trong cả tư tưởng lẫn vật chất thực tế Tuy vậy, kết quả của nó là thế hệ chín mudi về nhận thức với những cái tên như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Hồ Chí Minh - những trí thức phan đấu suốt cuộc đời dé chứng minh trong tâm lý và tạo ra vi thé trên thực tế mối quan hệ bình dang giữa mỗi cá nhân trong xã hội với nhau và với nha nước của họ bằng cách tạo ra một chế độ mới: một nhà nước dân chủ Đây là nòng cốt cho cách mạng giải phóng dân tộc khỏi thực dân Pháp.
Trong thời kỳ thuộc Pháp, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn hóa pháp luật Civil Law lâu đời mà Pháp theo đuôi Với một quốc gia vừa bước ra khỏi thời kỳ phong kiến với những quan điểm chưa tiến bộ, sự tiếp xúc này mang đến những nội dung quy định mới mẻ và “tiến bộ, góp phần đề cao những giá trị công bằng và sự minh bạch trong xã hội, thúc đây xóa bỏ những tục lệ lạc hậu của xã hội phong kiến” [30] Pháp luật thời thuộc Pháp nhân đạo hơn và có những quy định để đảm bảo người dân được xét xử vô tư, công minh Quyền tự do, tự nguyện, tự quyết trong các mối quan hệ dân sự, tài sản, tại các khế ước của cá nhân được đảm bảo và bảo vệ băng pháp luật — những nội dung này đã “góp phần canh tân hệ thống pháp luật nước ta, tạo lập những nên tảng cơ bản cho luật tư ở Việt Nam” [56].
2.3.2 Một số hạn chế mang tính lịch sử về nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời kỳ thuộc Pháp ở Việt Nam
Bên cạnh những điểm tiến bộ, nhận thức và xây dựng pháp luật ở Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp có vô số những hạn chế bắt nguồn từ vị thế thấp hơn của người Việt so với người Pháp, cũng như mục đích khai thác mạnh bạo của những kẻ đô hộ với vùng thuộc địa.
Người Pháp luôn có nhiều quyên lợi hơn người Việt, từ những quyền cơ bản đến quyền công dân như biểu quyết chọn ra nhà cầm quyền Người bản xứ phải chấp hành một hệ thống pháp luật thiên vị người Pháp và bóc lột người Việt Và khi những kẻ bị áp bức vùng lên đòi quyền lợi, nhà cầm quyền đã đàn áp họ dã man với bạo lực, giáo hóa họ bằng hệ thống giáo dục và tay não ho bằng báo chí — chỉ nhằm mục đích khuất phục ý chí và uốn nắn, bắt buộc người bản xứ thực hành pháp luật thực định do Pháp độc quyền ban hành. Đây là những chính sách pháp luật phản tiến bộ và là bằng chứng rõ nhất cho thấy bức tranh văn minh, tiễn bộ mà Pháp vẽ lên khi mới đặt chân đến Việt Nam là huyén ảo, hoặc ít nhất là không thực tế với những người Việt bản xứ.
Tại Chương 2 của Luận văn này, người viết đã trình bày những nội dung nổi bật của nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời thuộc Pháp tại Việt Nam, và đưa ra những đánh giá chung về chúng.
Nhận thức pháp luật tại Việt Nam thời thuộc Pháp gồm hai nội dung chính: (1) Sự thay đổi tư tưởng chính trị - pháp luật của giới trí thức Việt Nam: từ việc tôn sùng Nho giáo — mong muốn xây dựng lại xã hội quân chủ cũ — đến tiếp nhận các giá trị tư tưởng mới, nhận thức về sự độc lập của cá nhân khỏi những lễ giáo tôn sùng kẻ đứng đầu — nhu cầu tạo dựng một xã hội nơi quyên lợi của người dân được dé cao và bình đăng với nhà nước, tạo nên một xã hội dân chủ; (2) Nhận thức pháp luật của người Việt bị hạn chế và uốn nắn bởi các biện pháp cực đoan của chính quyền Pháp như bạo lực, giáo dục và truyền thông — đây là ba trong những phương cách hữu hiệu và trực tiếp nhất để làm thuận lợi hơn các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Xây dựng pháp luật tại Việt Nam thời thuộc Pháp gồm bốn nội dung chính: (1) Người Pháp độc quyền xây dựng pháp luật tại Việt Nam nhằm tối đa hóa và căn cứ hóa quyền lực của mình tại đất thuộc dia, cũng như dé định hướng hoạt động của vùng đất này theo mục đích khai thác thuộc địa của mình; (2) Pháp luật tại Việt Nam thời kỳ này được chia thành luật công và luật tư để chính quyền dễ chuyên môn hóa và quản lý, đồng thời đây cũng là dau hiệu cho thấy sự phát triển của xã hội dân sự với những quan hệ tư nhân mà nhà nước không thể can thiệp được; (3) Các nội dung về quyền COn người, quyền công dân được bồ sung hoặc lấy cảm hứng từ pháp luật Pháp, được hệ thống hóa và được khang định nhiều lần ở các văn bản thuộc cả hai lĩnh vực pháp luật; (4) Pháp luật có sự phân biệt đối xử giữa người Việt và người Pháp do nhà lập pháp không cho rằng chủ thé thuộc hai nhóm này bình đăng với nhau: người Việt bản xứ chỉ là công cụ và cũng là đối tượng để khai thác.
Những nội dung nhận thức và xây dựng pháp luật này có những điểm tích cực và hạn chế nhất định Thấy được rằng, bên cạnh những chính sách hà khắc va đi ngược lại lời tuyên bố tốt đẹp lúc đầu của Pháp thì pháp luật của chính quyền bảo hộ đã thực sự chứa đựng những nội dung tiến bộ, hợp lý, có sức ảnh hưởng đến tận ngày nay Bên cạnh đó, sự du nhập các tư tưởng, triết lý mới là nền tảng cho sự thay đổi của cả một xã hội, nhờ đó đặt dấu mốc thành lập nhà nước dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
Tóm lại, nhận thức và xây dựng pháp luật tại Việt Nam thời thuộc Pháp là hai van đề có tính khảo cứu cao và day giá trị kế thừa Điều này sẽ được trình bày rõ hơn và giải quyết ở chương sau.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ ĐƯƠNG ĐẠI, ĐỊNH HƯỚNG KÉ THỪA VÀ
GIẢI PHAP KE THỪA CÁC GIA TRI VE NHAN THỨC PHÁP LUAT
VA XAY DUNG PHAP LUAT O VIET NAM HIEN NAY
Các giá trị đương đại về nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời kỳ thuộc Pháp ở Việt Nam - + 1+ 1S vn HH kg 76 3.2 Yêu cầu, định hướng kế thừa . - 2-2 5© +E2E£2E2EEtExerxerxerkerree 81 3.2.1 Yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, bao vệ công lý, bảo vệ quyền con người ¿+ +sz++++EE£EE£EEEEEEEEEEE2E122121 2x crkerkee 81 3.2.2 Quan điểm, nguyên tắc kế thừa các giá trị về nhận thức pháp luật và xõy dựng phỏp luật thời kỳ thuộc Phỏp ở Việt Nam .- -ô+ ô+- 84
thời kỳ thuộc Pháp ở Việt Nam
Nhận thức pháp luật và xây dựng pháp luật thời kỳ thuộc Pháp ở Việt
Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nền pháp lý hiện đại ở Việt Nam Tại thời điểm hiện tại, có nhiều giá trị văn hóa pháp lý mà xã hội tiếp nhận và thực hiện là kết quả của quá trình tiếp xúc giữa Việt Nam và pháp luật Pháp.
Di qua một giai đoạn day bién động về chính trị và xã hội, chịu sự tác động của thời thuộc Pháp, nhận thức và xây dựng pháp luật là hai trong số nhiều lĩnh vực đã có nhiều thay đổi so với thời đại trước đó, cũng như để lại nhiều giá trị tham khảo cho những thế hệ pháp luật sau này Tư tưởng tự do, tự chủ và nhận thức mới về vị thế của các chủ thể trong mối quan hệ người dân — nhà nước trở thành bậc thang đầu tiên nâng bước cho nền pháp lý hiện đại Việt Nam.
Những giá trị tư tưởng-pháp lý thời Pháp thuộc gói gọn trong hai nội dung lớn: (1) Giá trị về quyền con người, dân chủ, bình đẳng và chủ nghĩa tự do; (2) Quan điểm giới hạn quyền lực nhà nước thông qua chủ nghĩa lập hiến và tư tưởng tách biệt luật công - luật tư.
Quyền con người là một nội dung then chốt trong cả một nền pháp lý của Pháp Chúng đã theo chân người châu Âu đến xứ An Nam rồi làm giàu thêm và hệ thống hóa những giá trị cả mới lẫn cũ đó ở xứ này Những khái niệm và lý luận về quyền con người cho phép giải thích về sự bất khả xâm phạm và sự tự do của mỗi cá nhân.
Theo từng giai đoạn giải phóng hay xây dựng đất nước, những lý luận này có những thay đôi dựa theo mức độ nhận thức và uốn nắn của xã hội. Nhưng tựu chung lại, chúng đều hướng đến giải phóng con người và làm giàu mạnh thêm sức mạnh cá nhân, từ đó bồi dưỡng sức mạnh tập thê.
Dựa trên nền tảng kiến thức đã được bồi đắp từ thời thuộc Pháp, sau khi đất nước tuyên bố độc lập, các quan điểm về quyền con người được pháp điển hóa trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 tại Mục B: Quyền lợi, Chương 2: Nghĩa vụ và quyền lợi công dân - với 13 điều từ Điều 4 đến Điều 16 Đây là lần đầu tiên quyên riêng tư, bình đăng và tự do của người dân Việt Nam được công nhận trong phô biến chung và trở nên rõ ràng, thực tế. Ở các bản Hiến pháp sau vào năm 1959, 1980 và 1992, phần quy định về quyền công dân chưa bao giờ bị loại bỏ mà dan dần được mở rộng và chỉ tiết hon dé có thé đáp ứng nhu cau xã hội Đến Hiến pháp 2013, nội dung công nhận và bảo vệ không chỉ bó hẹp ở quyén công dân nữa mà đã trở thành quyén con người, quyền công dân Điều này cho thấy sự biến đổi nhận thức của nhà lập pháp trong việc hiểu được rằng sự phát sinh quyền của một cá nhân vốn là một vấn đề tự nhiên chứ không phụ thuộc vào việc họ là công dân của nha nước nào Một cá thé sẽ có quyền tự nhiên phát sinh từ khi họ được sinh ra và quyền dân sự - chính trị gắn liền với tư cách công dân của một quốc gia Ở một khía cạnh khác, sự thay đổi này cũng thỏa mãn tinh thần hội nhập quốc tế, dé Việt Nam trở thành một bộ phận của thé giới phẳng, không còn biên giới.
Trong nền pháp lý hiện đại ứng với xã hội đương thời Việt Nam, các nội dung về quyền con người ngày càng chắc chan về mặt lý luận và được dé cao thực hiện trong thực tiễn.
Chỉ thị số 12/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng năm 1992 về vân đê quyên con người va quan diém, chủ trương cua Dang ta xác định
77 quyền con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ ta Chỉ thị xác định: “Đối với chúng ta, vấn đề quyền con người được đặt ra xuất phát từ mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội, từ bản chất của chế độ ta và bao quát rộng rãi nhiều lĩnh vực, từ chính trị, tư tưởng, văn hóa đến kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) cũng chi rõ:
“quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết”.
Dựa trên tinh thần đó, Hiến pháp 2013 đã khăng định đanh thép tầm quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong xây dựng xã hội và nhiệm vụ bắt buộc phải đảm bảo và bảo vệ chúng trong Điều 2, Điều 3 và cả Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân - với 36 điều từ Điều 14 đến Điều 49. Điều 2, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ ” Điều 3, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi rõ:
“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
Thay rằng, Hiến pháp 2013 vừa giống một tuyên ngôn day đủ và cập nhật nhất về nhận định của Việt Nam về vấn đề quyền con người, quyền công dân, vừa giống như một cương lĩnh định hướng tư duy và hành động dé xây dựng một xã hội pháp quyền dé cao và bao đảm quyền lợi cho mỗi thành phan của nó.
Quan hệ bình đẳng giữa con người và nhà nước được thể hiện qua việc quy định hiến pháp, trong đó con người là chủ thể quyết định sự tồn tại của nhà nước Tuy nhiên, do quyền lực nhà nước rộng lớn, cần có sự giới hạn để đảm bảo không xâm phạm quyền công dân Việc giới hạn này cũng là một cách bảo vệ quyền con người, hướng tới xây dựng xã hội pháp quyền công bằng và minh bạch.
Một mặt, quyền lực nhà nước được trao và được kiểm soát bởi người dân Tuyên ngôn Nhà ước của dân, do dân, vì dân đã cho thay tinh thần ké trên Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được sinh ra do nhu cầu của người dân, nên có thể khăng định rằng, quyền lực của nó xuất phát từ nhân dân Người dân thé hiện quyền dân chủ của mình thông qua bau cử - lựa chọn cho mình những người đại diện đưa ra quyết định thay họ, đồng thời cũng có quyền ứng cử vào Quốc hội Người dân cũng có quyền giám sát các hoạt động của chính quyền thông qua cơ chế khiếu nại, cho ý kiến trực tiếp.
Một mặt khác, quyền lực nhà nước được kiểm soát bởi cơ chế phân quyền với các cơ quan giám sát lẫn nhau Tư tưởng tam quyền phân lập dan được phát triển với sự phân chia quyền hạn, nhiệm vụ của ba lĩnh vực lập pháp — hành pháp — tư pháp (Khoản 3, Điều 2, Hiến pháp 2013: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”). Ngoài phân quyền ngang, phân quyền dọc theo các cấp cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng đặt bộ máy hành chính nhà nước vào mối quan hệ kìm hãm, chịu trách nhiệm lẫn nhau, tránh lạm quyên.