1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Khảo sát dịch thuật Trung - Việt (Trên các bản dịch văn bản thương mại Trung - Việt)

216 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 45,8 MB

Nội dung

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Cùng với sự phát triển trong quan hệ kinh tế giữa hai nước Trung Việt, văn bản thương mại đóng một vai trò quan trọng và việc dịch VBTM Trung — Việt cũng nên... PHƯƠN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN BÍCH LAN (CHEN BILAN)

KHAO SAT DICH THUAT TRUNG - VIET (TREN CAC BAN DICH VAN BAN THUONG MAI TRUNG - VIET)

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRAN BÍCH LAN (CHEN BILAN)

KHAO SAT DICH THUAT TRUNG - VIET (TREN CAC BAN DICH VAN BAN THUONG MAI TRUNG - VIET)

Chuyên ngành: Việt ngữ hoc

Mã số : 62 22 01 20

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

1.PGS TS NGUYEN HỎNG CON

2.TS NGUYÊN THỊ TÂN

Chi tịch HD cham LATS cấp ĐHQG T/M Tập thé hướng dẫn

GS TS Dinh Văn Đức PGS TS Nguyễn Hồng Con

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứucủa bản thân, dưới sự hướng dẫn của giáo sư hướng dẫn, không sao chép từ bất kì

công trình nào có trước của người khác Những quan điểm trích dẫn đều chú dẫn rõ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã cho tôi cơ hội họctập nghiên cứu trong suốt những năm qua

Lời cảm ơn chân thành nhất xin được gửi tới PGS TS Nguyễn Hồng Cén và

TS Nguyễn Thị Tân — thầy cô đã hết lòng tận tình giúp đỡ tôi Trong suốt thời gian

qua, những lời khuyên bảo và góp ý chân thành của thầy cô, sự nghiêm túc của thầy

cô trong khoa học, sự tận tâm của thầy cô đối với công việc, sự chân tình của thầy

cô trong cuộc sống vẫn đã và đang là nguồn động lực quý giá giúp tôi vượt qua

được mọi khó khăn, kiên định trong hướng nghiên cứu và đạt được kết quả như

ngày hôm nay.

Xin cảm ơn cơ quan chủ quản: Trường Đại học Quảng Tây, Trung Quốc vì

sự giúp đỡ vô giá về thời gian, vật chất và tinh thần trong suốt thời gian tôi thựchiện luận an.

Cuối cùng, lời cảm ơn sâu sắc nhất từ đáy lòng xin được gửi tới tất cả những

người tôi thương yêu nhất: bà nội và cha mẹ — những người đã có công sinh thành

và nuôi dưỡng tôi, chồng và con trai, anh chi ruột thịt — những người luôn dành chotôi niềm yêu thương, tin tưởng vô hạn và đã phải hy sinh vì tôi nhiều nhất, chia sẻcùng tôi tất cả mọi thăng trầm trong thời gian qua

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2016

TRAN BÍCH LAN

(CHEN BILAN)

Trang 5

0/.00;000/0e.Áe7ïc ) 4

0 9):8//10/98:10):052011757 5 0/7005 ,ÔỎ 6 CHƯƠNG 1 TONG QUAN 2-2 ssseSseeEssEEAeEEAeEvseersetrserkserrserrssrrserrserrsee 11

1.1 TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN CUU o ocescssccsscsssessesssessessessesseesssssesseesseese 11

1.1.1.Tinh hình nghiên cứu dịch van ban thương mai tại Trung Quốc 11

1.1.2.Tinh hình nghiên cứu dich văn ban thương mại tại Việt Nam 13

1.1.3.Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu -2 2- ¿+22 15

1.2 CƠ SỞ LÍ THUYET CUA LUẬN ÁN 2-©2222222EE22EEEEEEEEEEECEEkerrkerree

1.2.1.Văn bản và văn bản thương mại

1.2.1.1 Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản 2s: 16

1.2.1.2 Khái niệm văn bản thương mại - - 55+ +++++>+e+eseersers 18

1.2.1.3.Đặc điểm văn bản thương Tmi - - - 5 +5 + +sx*+kseeeeerseerses 19

1.2.1.4.Các loại văn bản thương mai - - 5 5+ se se *+sx+xsereeexeerree 21 1.2.2 Dịch thuật và nghiên cứu dịch thuật - - - 55 55252 £++>+e+eeseesserss 22

1.2.2.1 Bản chất của dich thuật -¿- 2: 5¿25++2x+2E+EEtzx+zxerxrrrserxees 22

1.2.2.2 Lí luận dịch thuật của Nghiêm Phục - - -55 5-5 ++<s+s+sss+2 25 1.2.2.3.Các khuynh hướng trong nghiên cứu dịch thuật 26

1.2.2.4.Cách tiếp cận dịch thuật 2-2: ©52252+2E2E+2Ext£E+zExerxrzrrerxee 27

1.2.3 Van đề tương đương dịch thuật - 2-52 s+SteEE2EeEEcEEsrkerkrrrkrree 31

1.2.3.1 Khai niệm tương đương dich thuật - -5+-++-c+sx+sss+2 31

1.2.3.2 Các kiêu tương đương dich thuật - 2 s©5+2zz+zxczxscxez 32

1.2.4 Lí thuyết dich văn bản - 2-52 S22 E12 1221211211711 211 11 crk, 34

1.2.4.1 Đặc điểm dịch thuật VBTM Trung — ViỆt - 525255: 37

1.2.4.2 Đơn vị khảo sát dịch VBTM Trung — VIỆt ccS< s2 40 1.2.5 Các phương pháp/thủ pháp dịch văn bản - 5-5555 *++<++sxsss2 41

1.2.5.1 Khái niệm phương pháp va thủ pháp dịch thuật 41 1.2.5.2 Cac thủ pháp dich VBTM Trung — Viét ccscccscesseessesseessesseesteeees 44

1.3 TIỂU KET oooceccsccscscsscsssessesssessessesssessecsusssessessusssecsusssessessusssssussisssessuessessssseseesessseess 46

CHUONG 2.KHAO SAT DỊCH TỪ NGỮ TRONG VAN BAN THUONG MAI

0.30065320500755 47

2.1 DỊCH CÁC THUẬT NGỮ 22: 2©22+2EE9EEE9EE1221122112711271127112712271 221 xe 48

2.1.1 Thuật nett eee ceccceseceneceseceeceseceeceaeceeeeeceeceseeseeeeeeeeceesseeeeeeeeeeeeas 48

2.1.2 Nguyên tắc dich thuật ngữ -2¿©2+¿©2++22+22EE22EEEEEEEEExerkrerkrerkree 49

2.1.2.1 Nguyên tắc trung thành - 2: 5¿252+2x£2E2E£EEcEEEeExerxrzrrerxee 49

2.1.2.2 Nguyên tắc chính xác -¿- + + t+Ek£EE2E2EEEEE2EEEEEcrErrrre 51

2.1.2.3 Nguyên tắc thống nhấtt 2- + ©2+©2++2x++2E+tEx+vrxrsrxrsrrrrr 52 2.1.2.4 Nguyên tắc ngắn gọn -. ¿22- 522 22EEt2E2EEEEEEEEEkerkrrrerree 55

2.2 DỊCH CÁC TỪ NGỮ LICH SỰ - 2-22 22+2222EE££EEEEEE22EE22212221222122212Ekcee 56

Trang 6

p0 ống àì0i 1-8 0117 60

"(Đi ván 60 2.2.2.2 Dịch tương đương văn hóa s22 + *+tsekverrsersrrerrree 62

2.2.2.3 Một số từ ngữ xưng hô cần lưu ý :2¿©z+2s++cs+zcscee 65

2.2.3 TU ngtt X 2100 oe 68 2.2.4 Dich từ ngữ xã B1AO LH HH HH HH HH Hệ 69

2.2.4.1 Dịch tương đương chức năng - «5+ svsesrsreerke 69 2.2.4.2 Dịch tương đương văn ha eee eeceeseeseeseceeeeeeeeceeeeseeaeeneeeeeeaeens 73

2.3 DỊCH CAC CUM TỪ CÓ ĐỊNH 2-22 22 222221122112211271127112211 2712211 ee 76

2.3.1 Cụm từ cố địnhh - 5c se sEE 1E 1E11211111111111111211211211111 1111 76 2.3.2 Dịch cụm từ cố định ¿- +: ©2¿+2++2x+2E+2EE£EE2EE2EE21122171211221 21 xe 71

“90 0:90 -.alii Tỉ 2.3.2.2 Dịch ngĩa - - + 1S 21 v1 912 H1 nh HH ng nà ngàn nh ràp 78

2.4 TIỂU KKẾT 2 2 12E£+EE9EE2EEEE1E2112112711211271711211112111171.21111 11.111.111 81

CHUONG 3.KHAO SAT DICH PHAT NGON TRONG VAN BAN THUONG MAI

0300953405005 83

3.1 DỊCH PHÁT NGÔN CÂU KHIỂN -¿- St tk EEEEEEEEEEESEEEEEEEEErrkrrrrkrrves 86

3.1.1 Phát ngôn cầu khiến - 2® +SE+EE£EE9EE2EE2EE2E12E121171121121121 21.2 7e 86 3.1.2 Dich phát ngôn cầu khiến - 2: ©2++22++2EE2EEEt2EEEEEEEEEEerkrrrkree 87 3.2 DICH PHAT NGON HOL cescescsscessessssessesessssessessesseseesstssesatsassessuessessessasessaeaees 94

3.2.1 Phat mg6n hOd occ 7 94 K29 (0i89)ì0i 10:8 201177 95

3.3 DỊCH PHÁT NGON THONG BAO - - + EềEEE2E1211211211211211211 11 xe 99

3.3.1 Phát ngôn thông báo - + ch TH TH TH TH TH HH nàn ưệp 99 3.3.2 Dịch phát ngôn thông báo - c2 1321112113113 15111111 re 100

3.4 DỊCH PHAT NGON CAM KẾTT - 2 2+S£+E+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkerrrei 104

3.4.1 Phát ngôn cam kẾT - 2: +¿© 2+ x++E£+EE£EE2EE2EEE211221711211221 71.211 104 3.4.2 Dịch phát ngôn cam két ¿ ¿+ +E+EE£EE£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrree 105

3.4.2.1 Đảm bảO 52-52 SE EE1211221211211271211211 112111111 rre 105

3 4.2.2 Hứa hẹn -2 ¿22+ x2 E12E12212211211711711711111.111 1e 108

3.5 DỊCH PHÁT NGÔN BIEU CẢM -2- 22 22+2+2+EE££EE2£EE2SEEEEEEErkrrkcrrkee 109

3.5.1 Phát ngôn biểu cảm 2¿- 2 E+E£+EE£EE£2EESEEEEEE2E17112E1211712211 E2, 109 3.5.2 Dịch phát ngôn biểu cảm ¿- 2 5£ £+EE+2E£2EE£EEEEEEEECEEerrrerkerex 110

kh”? ‹ on a.a 110 3.5.2.2 7n ẽ a À 113

3.6 TIỂU KKẾT ¿2 ©5£+2E£SE2EEEEEEEE12E15711211271211211111211117111111211.11 11.211 11 c0 115

CHUONG 4.KHAO SAT LOI THUONG GAP VA CACH KHAC PHUC LOI

TRONG VIỆC DỊCH VAN BAN THƯƠNG MẠI TRUNG - VIỆT 118

4.1 NHỮNG LOI SAI TRONG BAN DỊCH - 2 2s E‡tE£EE£EEEEEEEEEEEEEEeExrree 119

4.1.1 Lỗi sai VỀ tir ngữ - ¿5+ 2c 21 212211221271211271 2112111111211 120

4.1.1.1 Dùng sai từ ngữ xưng hô - - Ăn re, 120

Trang 7

4.1.1.3 Dùng sai thuật ngữ chuyên ngành 5 «c+xs+e+ecsersrs 127

4.1.2 Lỗi sai về ngữ pháp ¬—— 129

4.1.3 Lỗi sai về cách biểu đạt -2- 22222 2222122211221127122711221 221221 re 132

4.2 NGUYEN NHÂN DAN ĐỀN LOI SAI TRONG DỊCH THUẬTT - 134

4.2.1 Không nam được chức năng và mục đích của văn bản 134 4.2.2 Do anh hưởng của ngôn ngữ me đẻ (tiếng Trung) -. 5-55: 135 4.2.3 Thiếu kiến thức về sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Trung Việt 136 4.2.4 Thiếu tinh thần trách nhiệm - -c¿-+22++rrtrrrtrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrree 137 4.3 BIEN PHAP KHAC PHỤC LOI SAI TRONG DỊCH THUẬT 138

4.3.1 Trang bị kiến thức về lí luận và phương pháp dịch thuật 139 4.3.2 Hiểu rõ chức năng và mục đích của văn bản cần dịch - 141 4.3.3 Thông thạo ngữ nguồn và ngữ đích - 2 2 5+ +£++£xezEsrxerxeee 143

4.3.4 Am hiểu hai nền văn hóa Trung VIiỆt 2- 2 5 S22£++£EczEzzrxerxeee 145 4.3.5 Nang cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình dịch thuật 147

00166 148

sen 05 150

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 1.1 Quan hệ giữa đặc trưng chức năng của văn ban và sách lược dịch 36Bang 2.1 Yếu tố tiếng Anh trong văn bản Trung — ViỆt 2-52 scx>cz+zscxec 55Bang 2.2 Bang đại từ xưng hô tiếng Trung và tiếng Việt 5-52-5552: 58Bang 2.3 Từ ngữ xưng hô ngôi thứ nhat oo cccessesssessesssssessessessesssessessessesseesseeees 59Bảng 2.4 Từ ngữ xưng hô ngôi thứ ha1 - - G3 211111331 191118111 119 1 vn ướt 59

Bang 2.5 Từ ngữ xưng hô ngôi thứ ba - c1 2321111 1S 191111 nh gưky 60

Bang 2.6 Từ ngữ chỉ sự mong muỐn - 2 2 S£E£2E£+EE£EE£EEEEE£EEEEEtrxrxezrerrxee 69

Bang 2.7 Từ ngữ kết thúc bức thu -2-2¿- 2 <+SE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkerker 70

Bảng 2.8 Những từ bày tỏ lòng cảm ƠI - óc x11 vn HH hư 71Bang 4.1 Dịch sai từ chuyên ngành in ấn, bao bi (tư liệu thực (ee 127Bảng 4.2 Dich sai từ chuyên ngành 6 tô (tư liệu thực tế) -¿-s+555+¿ 127Bang 4.3 Một số từ viết tắt trong tiếng Trung - 2-2 2+s+teEteEEeEerzrzrzei 145

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1 Mô hình chữ V dịch thuật của Newmark - 5 +5 =ss+++<sscc+zssccszHình 1.2 Mô hình phương pháp dịch thuật của Nguyễn Hồng Cồn

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Ngày nay, khi các hoạt động hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hoá

giữa Việt Nam va Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì các hoạt động liên

quan đến ngôn ngữ Trung — Việt dưới nhiều hình thức cũng tăng lên không ngừng,

đặc biệt là hoạt động dịch thuật.

Hiện nay, hoạt động giao lưu sôi nổi giữa hai nước đòi hỏi phải dịch nhiều loạivăn bản song ngữ, cho nên hoạt động dịch thuật Trung — Việt ngày cảng đa dạng về

nội dung lẫn thể loại văn bản Dịch phẩm không chi là những tác phẩm văn học, thơ

ca như trước đây mà còn có cả các thể loại văn bản ứng dụng như chuyên luận kinh

tẾ, pháp luật, du lịch, phóng sự, đặc biệt là các văn bản thương mại như thư tín giaodịch thương mại, bản hướng dẫn sử dụng, quảng cáo sản phẩm, hợp đồng mua bán

và văn bản bình luận về kinh tế Do hoạt động giao lưu kinh tế giữa hai nước khôngngừng gia tăng, dịch văn bản thương mại song ngữ ngảy càng trở nên quan trọng.Một bản dịch thương mại chính xác, đầy đủ và có tính thâm mỹ sẽ dé lại ấn tượng

sâu sắc cho đối tác và thúc đây hai bên đi đến mục đích giao tiếp thành công Hoạt

động dịch các văn bản thương mại Trung — Việt (được gọi tắt là VBTM Trung —

Việt) đã góp phần làm cho quan hệ thương mại giữa hai nước không ngừng phát

triển, tao ra nhiều triển vọng dé giao lưu hợp tác không chi trong lĩnh vực Kinh tế,

thương mại mà cả ở lĩnh vực văn hoá, xã hội Vì vậy, nghiên cứu dịch thuật VBTM

Trung — Việt, đang trở thành một đề tài thời sự trong nghiên cứu dịch thuật nói

chung va dịch thuật Trung — Việt nói riêng.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Cùng với sự phát triển trong quan hệ kinh tế giữa hai nước Trung Việt, văn bản

thương mại đóng một vai trò quan trọng và việc dịch VBTM Trung — Việt cũng nên

Trang 11

được quan tâm đúng mức và nghiên cứu có hệ thống Trong bối cảnh như vậy, luận

án này sẽ xác định đặc trưng ngôn ngữ của văn bản thương mại, phân tích đối chiếu

để chỉ ra những tương đồng và khác biệt của VBTM Trung — Việt Luận án tậptrung khảo sát dịch thuật Trung — Việt nói chung và dịch thuật VBTM Trung — Việt

nói riêng cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn Dựa vào lí thuyết dịch thuật chức năng của

Đức và lí thuyết dich tương đương, luận án tập trung vào cách chuyển dịch các

nhóm từ ngữ và phát ngôn đặc trưng của VBTM Trung — Việt.

3 NHIỆM VU CUA LUẬN ÁN

Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:

- Tổng quan tình hình và lí luận nghiên cứu dịch thuật nói chung và dịch thuậtTrung — Việt nói riêng dé vận dụng vào khảo sát việc dịch các VBTM Trung — Việt

- Xác định đặc trưng của văn bản thương mại, phân tích đối chiếu để chỉ ranhững tương đồng và khác biệt của VBTM Trung — Việt

- Khảo sát phương thức chuyền dịch VBTM Trung — Việt, tập trung vào cáchchuyên dich các nhóm từ ngữ và phát ngôn đặc trưng của VBTM Trung — Việt

- Khảo sát các lỗi thường gặp, các nguyên nhân gây lỗi trong dịch VBTM Trung

— Việt và đề xuất các giải pháp khắc phục lỗi

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yêu được vận dụng trong luận ángồm có:

- Phương pháp mô tả: được dùng dé phân tích các đặc điểm hình thức, nội dung

của VBTM Trung — Việt và các đơn vị dịch thuật (từ ngữ, phát ngôn) của các văn

Trang 12

- Phương pháp phân tích lỗi: được dùng đề phân tích các lỗi thường gặp trongdịch thuật VBTM Trung — Việt, tim hiểu nguyên nhân và cách xử lý.

- Ngoài ra luận án cũng sử dụng các thủ pháp khác: phân loại, thống kê

5 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là khảo sát chuyển dịch các VBTMTrung — Việt, tập trung chủ yếu vào các loại văn bản giao dịch thương mại như thư

tín thương mại và các loại văn bản giao dịch tương tự.

Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở các bản dịch văn bản thương mại từtiếng Trung sang tiếng Việt Như vậy, các hoạt động phiên dịch (dịch nói) thươngmại Trung — Viêt/Việt — Trung và biên dịch văn bản thương mại Việt — Trung năm

ngoài phạm vi khảo sát của chúng tôi.

Nguôn tư liệu chủ yếu của luận án gồm có:

- Văn bản giao dịch thương mại song ngữ của một số công ty thương mại ở

Trung Quốc và Việt Nam do tác giả thu thập được

- Các văn bản thương mại trong các giáo trình thương mại đã được biên soạn và

xuất bản chính thức

- Bài luyện dịch của sinh viên Trung Quốc chuyên ngành tiếng Việt Chúng tôi

sẽ lấy những bài luyện dịch đó và văn bản dịch của nhân viên Trung Quốc trongnhững công ty thương mại dé khảo sát và phân tích những lỗi mà người dịch dé mắcphải trong khi tiến hành việc chuyền dich văn bản thương mai từ tiếng Trung sangtiếng Việt

- Một số tư liệu tham khảo trên Internet

6 NHUNG DONG GÓP MỚI CUA LUẬN AN

Qua luận an nay, chúng tôi hi vọng có đóng góp mới như sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch thuật Trung — Việt, lựa chọn lí thuyết dịchthuật chức năng của Đức và lí thuyết dịch thuật tương đương làm điểm dựa trongviệc dịch VBTM Trung — Việt.

Trang 13

- Đi sâu khảo sát 3 địa hạt là dịch thuật ngữ, dịch từ ngữ lịch sự và dịch cụm từ

cố định trong VBTM Trung — Việt Riêng đối với dịch từ ngữ lịch sự đặc biệt liênquan đến hai nền văn hóa Trung — Việt

- Khảo sát việc dịch phát ngôn điên hình trong văn bản và phân tích việc dịchtheo hành động ngôn từ: phát ngôn cầu khiến, phát ngôn hỏi, phát ngôn thông báo,

phát ngôn cam kết và phát ngôn biéu cảm, đánh giá những cái được và chưa được

của việc dịch Trung Việt hiện nay cùng với hướng duy trì.

- Khảo sát và phân tích lỗi thường gặp trong dịch thuật VBTM Trung — Việt và

dé xuất giải pháp khắc phục lỗi

7 Ý NGHĨA VE LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN

Về mặt thực tiễn:

- Giúp cho người dịch và sinh viên học dịch hiểu được bản chất của dịch thuật tốt

hơn, nắm được một số thao tác và kĩ xảo trong việc dịch VBTM Trung — Việt quaviệc phân tích, so sánh, đối chiếu các hiện tượng có liên quan

- Nội dung của luận án này sẽ góp phần vào công tác đào tạo biên phiên dịch

Trung — Việt, đặc biệt trong việc đảo tạo biên dịch viên tương lai cho lĩnh vực kinh

tế thương mại Chúng tôi hi vọng kết quả của luận án sẽ là cơ sở xây dựng nên các

dang bai tập rén luyện kĩ năng, kĩ xảo chuyên ngành biên phiên dịch Trung — Việt

trong lĩnh vực kinh tế thương mại

- Trong chừng mực nào đó, luận án sẽ có đóng góp cho lí luận dạy học biên dịch

Trung — Việt, đặc biệt trong lĩnh vực dịch văn bản kinh tế thương mai

Trang 14

8 BÓ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Luận án bao gồm 3 phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó phầnnội dung được chia làm 4 chương như sau:

CHUONG 1 TONG QUAN

Trong chương nay, chúng tôi trình bay một cách tổng quan về tinh hình nghiêncứu của dịch thuật và phân tích đặc trưng ngôn ngữ của VBTM Trung — Việt Lithuyết dịch thuật chức năng của Đức và lí thuyết dịch thuật tương đương được trình

bày sâu sắc dé làm điểm dựa cho việc dịch VBTM Trung — Việt

CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT DỊCH TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN THƯƠNG

MẠI TRUNG - VIỆT

Trong chương này chúng tôi chọn 3 loại từ ngữ điển hình trong VBTM Trung

— Việt như: thuật ngữ, từ ngữ lịch sự và cụm từ cô định dé khảo sát cụ thể việc dich

từ ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Việt

CHƯƠNG 3 KHẢO SÁT DỊCH PHÁT NGÔN TRONG VĂN BẢN THƯƠNG

MẠI TRUNG - VIỆT

Chương này chúng tôi phân tích phương thức biéu hiện va cách dịch của 5 loạiphát ngôn điên hình trong VBTM Trung - Việt: phát ngôn cầu khiến, phát ngôn hỏi,phát ngôn thông báo, phát ngôn cam kết và phát ngôn biểu cảm

CHUONG 4 KHẢO SÁT LOI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHAC PHỤC LOI

TRONG CHUYÉN DỊCH VĂN BẢN THƯƠNG MẠI TRUNG - VIỆT

Chương này là chương có tính thực hành Chương này lấy bài luyện dịch củasinh viên Trung Quốc chuyên ngành tiếng Việt và bản dịch thực tế của nhân viênngười Trung Quốc trong công ty thương mại đề phân tích các lỗi thường gặp trong

việc dịch VBTM Trung — Việt Trên cơ sở chỉ ra những nguyên nhân gây lỗi, chúng

tôi đề xuất các giải pháp cụ thé dé khắc phục lỗi

Trang 15

CHƯƠNG 1 TONG QUAN

1.1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1.Tình hình nghiên cứu dich văn bản thương mai tai Trung Quốc

Tư liệu lưu trữ cho thấy, các triều đình phong kiến Trung Hoa rất coi trọng

việc giao lưu với các nước và các dân tộc xung quanh Hoạt động dịch thuật Trung

— Việt sớm nhất có từ những thé ki đầu công nguyên Mặc dù có những sự khác biệt

về nguồn gốc và đặc điểm loại hình nhưng từ xa xưa tiếng Việt và tiếng Trung đã có

quan hệ tiếp xúc và gắn bó mật thiết, cùng với các hoạt động giao lưu về kinh tế, xã

hội và văn hoá giữa hai dân tộc Trước khi Việt Nam có “chit quốc ngữ”, những tácphẩm kinh điển của Trung Quốc được lưu truyền tại Việt Nam đều viết bằng chữHán hoặc lưu truyền ở dân gian theo hình thức truyền miệng Đến đầu thế ki XXnhiều tác phẩm van học kinh điển của Trung Quốc được dich sang chữ quốc ngữ Ởthời kì đó, dịch thuật Trung — Việt tập trung vao việc dịch tác pham văn học cô điển

Trung Hoa và thơ Đường.

Sau ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hoạt động dịch thuậtTrung — Viét/Viét — Trung được nhiều học giả Trung Quốc quan tâm Tác giảHoàng Man Trung đã dịch cuốn “Cách mạng tháng tám” của Trường Chinh sangtiếng Trung Sau đó, nhiều sách giới thiệu về lịch sử, văn hóa, chính trị Việt Namđược dịch sang tiếng Trung Hoàng Dật Cầu đã dịch “Truyện Kiều” sang tiếngTrung Ở thập ki 50 rất nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng Việt hoặc tiếng Trung.Trong đó có “Tuyên tập Hồ Chí Minh”, “Lí luận Đặng Tiểu Bình”, “Tuyên tập MaoTrạch Đông”, v.v Những tác phẩm văn học của các nhà văn Trung Quốc như LỗTan, Mao Thuan, Dinh Linh, v.v đã được dịch sang tiéng Viét Gan day, nhiều tác

phẩm của Mạc Ngôn cũng đã được dịch sang tiếng Việt [š63BH, 2013] Việc dich

những tác phẩm cận hiện đại Trung Việt góp phan tăng cường sự hiểu biết giữa hainước chúng ta.

Trang 16

Trải qua những thăng trầm của lịch sử đến thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX,

quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển tốt đẹp trong bối cảnh toàn cầuhóa Cả hai nước đều có chính sách đổi mới về kinh tế thị trường nhằm thúc đâykinh tế phát triển mạnh mẽ và hòa nhập với thế giới Giao lưu giữa hai nước tronglĩnh vực kinh tế ngày càng tăng lên với một tốc độ nhanh Nhất là sau khi thành lậpKhu Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN (CAFTA), việc dịch văn ban không giớihạn ở tác phâm chính trị, văn học, thơ phú như trước đây mà còn mở rộng sangnhiều thể loại văn bản thực hành như phóng sự, kĩ thuật, pháp luật, đặc biệt lànhững văn bản kinh tế, thương mại

Ở Trung Quốc dịch thuật Trung — Việt hiện nay rất được quan tâm và đã có một

số công trình nghiên cứu về dịch thuật Trung Việt đáng chú ý Công trình “Tìm hiểuvăn hóa ngôn ngữ Việt Nam” của Phạm Hồng Quý và Lưu Chí Cường SEBER, xl

3678, 2008] đề cập đến sự ảnh hưởng của văn hóa Trung, Việt đối với dịch thuật

Trung — Việt “Giáo trình dich Hán — Việt” của Triệu Ngoc Lan [4-k3%, 2002],

“Giáo trình Kĩ năng đối dịch Hán — Việt? của Lương Viễn va Ôn Nhật Hào [3##,

#8 ARR , 2007], bàn đến các nguyên tắc dịch Trung — Việt/Việt — Trung và tập trung

vào giảng day dịch thuật va kĩ xảo dịch Trung — Việt/Việt — Trung Luận án tiễn sĩcủa Hồ Thị Trinh Anh tại Trường Sư phạm Vũ Hán “Khảo sát việc dịch văn bản phivăn học từ tiếng Hán sang tiếng Việt” [49 33, 2009] nghiên cứu việc dịch vănbản chính trị dưới ánh sáng lí thuyết dịch thuật chức năng Cùng với việc nghiêncứu dịch thuật Trung — Việt nói chung, việc nghiên cứu dịch văn bản thương mạiTrung — Viét cũng được chú ý “Giáo trình kĩ năng đối dịch Hán — Việt” [3Ä#z, 3ä

H3, 2007] ngoài các nguyên tắc dịch thuật nói chung cũng đã đề cập đến một số

kĩ năng dịch văn bản thương mại Trung — Việt Bài báo “Tiêu chuẩn và sách lược

dịch thương mại Việt — Hán” của Lý Thái Sinh [#Z4Z#, 2010] đưa ra ba tiêu chuẩn

Trang 17

dịch văn bản thương mại Việt — Trung, tức là “trung thực, lưu loát và chuyên

nghiệp” Còn một số bài báo và luận văn thạc sĩ tuy không trực tiếp bàn về dịch văn

bản thương mại, nhưng cũng ít nhiều có liên quan đến một khía cạnh nào đó trong

việc dịch Trung — Việt, hoặc thảo luận về việc dịch thuật ngữ, hoặc dịch tên chức vụ,dịch tên người, v.v Trong đó có bai báo của Tôn Hiểu Đông [##£#, 2012] “Ban

về quá trình dịch thuật lĩnh vực kinh tế Hán — Việt”, Vy Đăng Tú [5 SS, 2006]

“Dịch thuật ngữ danh ngữ Hán — Việt”, Lý Thái Sinh [#Z&#, 2008] “Bàn về ki

xảo dich câu chữ ‘#8’ (bả) và câu chữ “4Š” (được) trong tiếng Hán và tiếng Việt”

Luận văn thạc sĩ có: Chu Hồng Hanh [El2[*%, 2011] “Phân tích tình hình sinh viênViệt Nam dịch sai trạng ngữ từ tiếng Trung sang tiếng Việt”, Ngô Diệu Linh [RR

#3, 2008] “So sánh tên người Việt và người Trung và những van dé dịch thuật liên

quan”, Vương Phượng Trang [= U3, 2008] “Câu chữ ‘#2’ (bả) trong tiếng Trung

và tương ứng của nó trong tiếng Việt cùng van dé dịch thuật”, Trần Thi Nga [PREC

4, 2009] “Sự ảnh hưởng của từ Hán Việt với dịch thuật Hán — Việt”.

1.1.2.Tình hình nghiên cứu dịch văn bản thương mại tại Việt Nam

Hoạt động dịch thuật Trung — Việt đã có lịch sử lâu đời, nhưng chủ yếu là dịchvăn chương, thơ phú, hoặc văn bản tôn giáo, chính trị Ở Việt Nam, hầu hết cáccông trình nghiên cứu dịch thuật Trung — Việt gần đây van tập trung nghiên cứutheo hướng này.

Qua khảo sát cho thấy, may năm gan đây ở Việt Nam có một số báo cáo khoa

học được trình bay tại các hội thảo khoa học có liên quan đến dịch Trung —Việt,

trong đó có “Dịch thơ ca từ tiếng Hán ra tiếng Việt và dịch thơ ca từ tiếng Việt ratiếng Hán” của Trần Thị Thanh Liêm; “Bước đầu tìm hiểu tính tương đương ở cấp

độ từ vựng trong việc dịch các văn kiện chính tri từ Trung sang Việt (trên cứ liệu

Trang 18

văn kiện đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ XVI và XVII)” của Hồ ThiTrinh Anh Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Long “Đặc điểm đối dịch tiếng Hán

và tiếng Việt hiện đại” [2009] là một công trình mang tính lí luận về nghiên cứudịch thuật Han — Việt, nhưng luận án không tập trung khảo sát một loại hình văn

bản nhất định Tác giả Lê Đình Khẩn xuất bản cuốn sách có tên “Phiên dịch Việt —

Hán, Han — Việt” [2007], khảo sát những đặc điểm va một số kĩ xảo dịch thuat

Hiện nay, việc giao lưu trong lĩnh vực kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Namtăng lên không ngừng Chính vì vậy việc dịch các văn bản thương mại tiếng Trungsang tiếng Việt và tiếng Việt sang tiếng Trung trở thành một công việc thường nhật

của các công ty Dé đáp ứng nhu cầu của xã hội, một số giáo trình song ngữ Trung —

Việt có chủ đề thương mại được xuất bản, trong đó có “Thư tín thương mại Hoa —Việt” [Trương Văn Giới et al., 2006], “Giáo trình đàm thoại Hoa — Việt” [Trương

Văn Giới et al., 2007], “Thư tín thương mại Hoa — Việt” [Gia Linh, 2007], v.v.

Nhiều học giả cũng bắt đầu chú ý đến các kĩ năng dịch văn bản thương mại từ tiếng

Việt sang các thứ tiếng khác và ngược lại Tuy nhiên, công trình nghiên cứu vẫn

còn rất ít, và nhiều nghiên cứu chỉ mang tính chất đưa ra tham khảo để mọi người

quan tâm cùng góp ý kiến

Đối với văn bản thương mại tiếng Trung, các công trình nghiên cứu phần lớnchỉ tập trung vào cấu trúc, cách sử dụng từ ngữ trong văn bản như luận văn thạc sĩcủa tác giả Đỗ Xuân Thu, “Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ trong hợp đồng xuấtnhập khau thương mại tiếng Trung” [2013] Công trình có liên quan đến van dé dịchthuật văn bản thương mại trước mắt vẫn còn rất ít Năm 2013 có tác giả Bùi ThịHuyền đã “Tìm hiểu về phương pháp dịch thu tín thương mai Trung — Việt ” [2013].Các công trình trên chỉ nói đến phương pháp dịch và đưa ra các ví dụ để minhchứng mà không đi sâu vào khảo sát các văn bản cụ thé hay so sánh cách dịch vănbản thương mại tiếng Trung sang tiếng Việt nhăm khắc phục lỗi sai mà người dịchthường hay mắc phải

Trang 19

1.1.3.Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy, trong hoạt động dịch thuật VBTMTrung — Việt ở cả Việt Nam va Trung Quốc có sự bất cập cả về lí luận và thực tiễn

Trước tiên, các công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến việc khảo sát dịchVBTM Trung — Việt vẫn còn rat ít, tản mạn, chưa có công trình nghiên cứu di sâukhảo sát vấn dé này một cách hệ thống Phải khang định một điều răng tình hìnhnghiên cứu dịch VBTM Trung — Việt cả ở Việt Nam và Trung Quốc chưa đáp ứnghoàn toàn nhu cầu phát triển và tình hình thông thương của hai nước Đề khắc phụchiện tượng này đòi hỏi có những nghiên cứu cả về lí luận và thực tiễn dịch thuật Vềmặt lí luận, hạn chế lớn hiện nay là nhiều tác giả còn chịu sự ảnh hưởng của lí luậndịch thuật truyền thống của Trung Hoa, thiên về thể nghiệm, cảm ngộ trong việcdịch, không coi trọng nghiên cứu và xây dựng khung lí luận dịch thuật để hướng

dẫn thực tiễn dịch thuật.

Thứ hai, việc nghiên cứu dịch thuật Trung — Việt/Việt — Trung chu yếu thu hút

được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu dịch thuật ở các viện

khoa học hoặc ở nhiều trường đại học, nhưng các kết quả nghiên cứu có được lại ít

có tác động đến hoạt động dịch thuật trong thực tiễn, đặc biệt là trong việc dịch văn

bản thương mại Hơn nữa, nhiều ví dụ được dẫn ra trong một sỐ giáo trình thiếu tính

cập nhập.

Thứ ba, những sách giáo trình liên quan đến dịch VBTM Trung — Việt đượccông bố gần đây số lượng không nhiều Lí đo là vì mục tiêu thị trường của dịch vănbản thương mại không lớn như tác phẩm dịch văn học mà chỉ ở những người làmcông việc thương mại Trung — Việt chuyên ngành Nhằm mục dich giữ bí mậtthương mại, tư liệu song ngữ của công ty nhiều khi không được phép công bó Tìnhhình này cũng ít nhiều cản trở việc biên soạn sách giáo trình và nghiên cứu dịchthuật văn bản thương mại Nhưng trong thực tẾ, nghiên cứu dịch thuật VBTMTrung — Việt lại hết sức hữu ích cho việc giao lưu kinh tế Trung — Việt Hiện nay,phan lớn những người dịch các VBTM Trung — Việt (hoặc Việt — Trung) ở các công

Trang 20

ty không phải là các biên dịch viên chuyên nghiệp mà chỉ là những người biết tiếng

Trung và tiếng Việt Đa số biên dịch viên không được đào tạo một cách hệ thống,

do đó họ không năm được hoặc thấu hiểu các kiến thức về ngôn ngữ học, về lí

thuyết dịch thuật và kĩ năng dịch Trung — Việt Vì thế, họ không chỉ bị hạn chế về

khả năng đọc hiểu, khả năng phân tích văn bản nguồn mà cả khả năng chuyên dịch

từ văn bản nguồn (tiếng Trung) sang văn bản đích (tiếng Việt Hệ qua là hiệntượng dịch sai hoặc dịch thiếu thường xảy ra trong hoạt động dịch thuật, dẫn đếnnhững thiệt hại về kinh tế hoặc bất đồng trong quan hệ hợp tác

Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng giữa hai nước, các tổ chức kinh tế,doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng nhiều về số lượng và cả chất lượng biên phiên dịch.Nhiều trường đại học có chuyên ngành tiếng Việt giảng dạy môn học dịch viết/dịchnói Trung —Viét, trong đó, nội dung giảng dạy liên quan đến dịch văn bản thươngmại rất được người học ưa thích vì môn học này có tính thực tiễn cao đối với côngviệc tương lai Trên thực tế, việc khảo sát các hoạt động dịch thuật VBTM Trung —Việt sẽ có ích cho việc đào tạo, bồi dưỡng những biên phiên dịch không chỉ nắm

được kiến thức lí thuyết mà năm được cả kĩ năng chuyên dịch văn bản nói chung và

VBTM Trung — Việt nói riêng.

1.2 CƠ SỞ LÍ THUYET CUA LUẬN ÁN

1.2.1.Văn bản và văn bản thương mại

1.2.1.1 Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản

Thuật ngữ “văn bản” trong các ngôn ngữ An-Au đều bắt nguồn từ chữ La-tinh

“textus” Trong ngôn ngữ học, “văn bản” được định nghĩa theo những cách khác

nhau Nhà ngôn ngữ học M A K Halliday xem xét văn bản từ góc độ tín hiệu học

xã hội: “Văn bản là ngôn ngữ hoạt động trong ngữ cảnh nhất định.” [Halliday &Hasan, 1989, tr 10] Trong tiếng Việt, Dinh Trọng Lạc [1996] quan niệm: “Văn bản là một thể thống nhất toàn vẹn được xây dựng theo những quy tắc nhất định”.Hữu Đạt [2000] thì cho rằng: “Văn bản là một tập hợp các câu (hay phát ngôn)

Trang 21

được kết hợp với nhau theo một phương thức nhất định đảm bảo cho việc truyền đạt

thông tin có hiệu quả và chính xác.” Trần Ngọc Thêm [1999] định nghĩa: “Văn bản

là chỉnh thể thống nhất và trọn vẹn về nội dung và hình thức.” Tác giả cũng khăng

định thêm: “Van bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ là các phan tử.Ngoài các câu-phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cau trúc Cấu trúc của văn

bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu

xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới củanhững quan hệ và liên hệ ấy.” Hiện nay, trong tiếng Việt, “văn bản” được quanniệm là đơn vị cao nhất của ngôn ngữ Đó là một chỉnh thé gom một hay nhiều đoạnvăn liên kết chặt chẽ với nhau đề thé hiện một nội dung hoàn chỉnh chung

Văn bản là một chỉnh thể, trong đó, ba phương diện phải được xem xét toàndiện: (1) Bình diện ngữ kết (hay cấu tạo hình thức), bình diện này làm nên tính liênkết của văn bản; (2) Bình điện ngữ nghĩa (hay cau tạo nội dung), bình diện nay làmnên tính mạch lạc của văn bản và (3) Bình diện ngữ dụng, bình diện này liên quanđến đặc điểm hay thé loại phong cách của văn bản Văn bản tiếng Việt và tiếng

Trung cũng được xem xét trên ba bình diện này Tuy nhiên, trong thực tế nghiên

cứu, các bình diện của văn bản không phải được xem xét đơn lẻ mà có thé được

xem xét kết hợp dưới một đặc trưng nao đó của văn bản.

Văn bản có đặc trưng (texture) của chúng, giúp chúng ta nhận biết văn bản với

những đơn vị ngôn ngữ khác không phải là văn bản [Halliday & Hasan, 1976] Beaugrande và Dressler [1981] đã nêu ra bảy đặc trưng của văn bản sau đây: (1)

tính liên kết (cohesion); (2) tinh mach lạc (coherence); (3) tính chủ định(intentionality); (4) tinh chấp nhận được (acceptability); (5) tính tình huống

(situationality); (6) tính thông tin (informativity) và (7) tính liên văn bản

(intertextuality) Với tư cách là một loại “hoạt động giao tiếp” (communicativeoccurrence), tác giả cho rang văn ban phải đáp ứng được hết bay tiêu chuẩn nay,

“nếu thiếu bất kì một tiêu chuẩn nào trong sô đó, thì văn bản sẽ mat di tính giao

Trang 22

tiếp,” [Beaugrande & Dressler, 1981, tr 3] Không có tinh giao tiếp thi văn bản sẽ

không phải là văn bản nữa.

Việc phân loại văn bản trong ngôn ngữ học thường không nhất quán, đó là vì

văn bản có thê được phân loại theo những cách khác nhau, tùy theo góc độ quan sátvăn bản Trong tiếng Việt và tiếng Trung, văn bản có thể phân loại theo những cáchkhác nhau, cụ thể như sau:

Xét về dạng thức tôn tại: văn bản nói và văn bản viết Tuy nhiên, cần phải

nhấn mạnh rằng, sự phân biệt hai loại văn bản nói và viết không chỉ căn cứ vào

dạng thức tồn tại mà trước hết là căn cứ vào những đặc điểm của những phương tiệndùng dé cấu tạo nên văn ban (vi dụ: đặc điểm của từ ngữ, cau trúc ngữ pháp)

Xét về kiểu cấu tao: văn bản ôn định, được xây dựng theo những mô hình đãtrở thành khuôn mẫu (ví dụ: đơn từ, tờ khai, hợp đồng), và văn bản thông dụng,được xây dựng theo một mô hình thông dụng, có tính đến những yếu tố như thói

quen truyền thống, trình tự trình bày các phần (ví dụ: tiêu luận, luận văn khoa học)

và văn bản tự do, được xây dựng không theo một mô hình hay bố cục nhất định nào

mà do người viết tự ý sáng tạo ra (ví dụ: tác phẩm văn học)

Xét về phong cách chức năng: văn bản hành chính, văn bản báo chí — chính

luận, văn bản khoa học và văn bản văn chương.

1.2.1.2 Khai niém văn bản thương mại

Hiểu theo nghĩa rộng, văn bản thương mại bao gồm những văn ban được sửdụng trong mọi hoạt động giao dịch thương mại như hiệp định kinh tế, hợp đồng

mua bán, văn bản quảng cáo sản phẩm, các văn bản bình luận kinh tế, v.v Hiểu

theo nghĩa hẹp, văn bản thương mại chỉ các văn bản thương mại chuyên nghiệp,

được gọi chung là thư tín giao dịch thương mại chuyên ngành (business

correspondence) Đây là loại văn bản chuyên dùng để những người làm ngoại

thương bàn bạc giao dịch, liên hệ nghiệp vụ xuất nhập khẩu với các đối tác trên thế

Trang 23

giới Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi lấy văn bản giao dịch thương mại làmđối tượng nghiên cứu chính.

Hoạt động thương mại xuyên quốc gia tiễn hành thuận lợi, hiệu quả, phan lớnphải dựa vào ngôn ngữ Những vụ giao dịch phải dựa vào thư tín giao dịch thương

mại, điện thoại qua lại, hiện nay nhờ có kĩ thuật tiên tiến trao đổi giữa hai bên mua

bán còn có thé thương lượng qua phương thức email hoặc fax Trong hoạt động

thương mại, hai bên còn phải ngồi đối diện dé đàm phán hoặc kí kết hợp đồng mua

bán, trong đó, dịch nói đàm phán thương mại cũng là một hoạt động dịch thuật

không thé thiếu được Nhung trong khuôn khổ của luận án này chúng tôi chủ yếutập trung khảo sát những hình thức văn bản thương mại Trung — Việt được sử dụng

trong hoạt động thương mại giữa hai nước, vì vậy mà hình thức dịch nói hay dịch

đàm phán thương mại không nằm trong phạm vi khảo sát của chúng tôi

1.2.1.3.Đặc diém văn bản thương mại

Với tư cách là phương tiện giao lưu quan trọng trong hoạt động thương mại,văn bản thương mại hình thành những đặc trưng đặc thù và điển hình Văn bảnthương mại tiếng Trung và tiếng Việt đều phải tuân theo nguyên tắc 7 — C, tức làhoàn chỉnh (completeness), cụ thể (concreteness), rõ ràng (clarity), súc tích

(conciseness), lịch sự (courtesy), thông cam (consideration) va chính xác

(correctness).

Về mặt chức năng, văn ban thương mại chu yếu giúp cho hoạt động thương

mại tiễn hành một cách thuận lợi và có hiệu quả với tư cách phương tiện giao lưu

trong giao dịch giữa các đối tác kinh doanh Do đó, văn bản thương mại là hết sức

quan trọng và không thé thiếu được trong thương mại quốc tế Văn bản thương mại

thành công có tác dụng trực tiếp thúc day giao lưu, phát triển thương mai và tăng

cường hữu nghị giữa hai bên đối tác

Về mặt nội dung, văn bản thương mại bao giờ cũng có mục đích giao tiếp rất

rõ ràng và liên quan đên công việc cụ thê trong các cuộc giao dịch Môi quan hệ liên

Trang 24

nhân giữa người thảo với người nhận văn bản được thé hiện trong văn bản thương

mai rất phong phú, có thé là các đối tác kinh doanh giữa công ty với công ty, cánhân với công ty, hoặc cá nhân với cá nhân Những thông tin truyền đạt trong vănban thương mại được coi là “linh hồn” của văn bản Sở đĩ như vậy là vì văn bảnthương mại có tính pháp lí và có thé lấy dé làm cơ sở phân giải tranh chấp một khihai bên xảy ra những trường hợp không may như khiếu nại, yêu cầu bồi thường Vìvậy, một điều nên cân nhắc là người soạn lẫn người dịch văn bản đều phải hết sứccoi trọng tính chính xác và đầy đủ thông tin trong văn bản, sơ hở trong công việcthực tế có thé sẽ dẫn đến sự tồn thất cho lợi ích của công ty

Về mặt ngôn ngữ, tinh rõ ràng và dé hiểu là đặc trưng ngôn ngữ hàng đầu củavăn bản thương mại Tiếp theo là tính ngăn gọn và chính xác trong chừng mực tốt

nhất Trong thực tế một văn bản giao dịch thương mại chỉ có một chủ đề duy nhất,

vậy người viết phải đi thắng vào chủ để, tránh vòng vèo Cuối cùng là tính lịch sự

và trang trọng Một văn bản thương mại với bố cục sáng sủa, ngôn ngữ lịch sự sẽmang lại ấn tượng tốt cho đối tác Trong văn bản thương mại tiếng Trung, đôi khichú trọng tính trang trọng và lịch sự, người soạn/dịch cũng phải tránh những từ ngữ

xa lạ và quá nghiêm trang, nên dùng ngôn ngữ nồng nhiệt mà gần gũi

Về mặt phong cách, M Joos [1961] chia phong cách văn bản thành năm tiểuloại: phong cách trang trọng (Frozen style), phong cách chính thức (Formal style),

phong cách ban bạc (Consultative style), phong cách tùy nghi (Casual style) va

phong cách thân mật (Intimate style) Theo cách phân loại này, văn bản thương mại

Trung — Việt thuộc phong cách chính thức, vì vậy, ngôn ngữ nên trang trọng, dùng

bút ngữ Những lời lẽ khẩu ngữ không nên xuất hiện trong văn bản thương mai

Theo Hữu Dat [2000], văn bản thương mại thuộc phong cách hanh chính —

công vụ Một số đặc điểm phong cách thé loại được thé hiện một cách nỗi bật trong

văn bản thương mại Đặc điểm thứ nhất là ngôn ngữ hoạt động chủ yếu nhằm mụcđích thực hiện chức năng thông báo, văn bản có tính khuôn mẫu đồng loạt, chănghạn như văn bản hợp đồng mua bán Vì vậy, làm thế nào để truyền đạt thông tin

Trang 25

ngắn gọn nhất và hiệu quả nhất là tiêu chí trung tâm của văn bản thương mại Khác

với các phong cách chức năng khác, văn bản thương mại có tính khuôn mẫu, nói

cách khác, người ta có thé đưa ra các loại mẫu in sẵn, các khuôn chung đề tiện chonhững người sử dụng văn bản Đặc điểm này nên được cân nhắc với những ngườisoạn lẫn người dịch văn bản thương mại song ngữ Trung — Việt Đặc điểm tiếp theo

là tính ngắn gọn, súc tích và không đa nghĩa Văn bản thương mại nhằm mục đíchđưa thông tin và thực thi công việc, với tinh thần thương mại thời gian quý báu,người viết phải có gắng tổ chức văn bản dé truyền đạt thông tin vừa nhanh vừa hiệuquả, muốn đáp ứng được nhu cầu này, ngôn ngữ nên ngắn gọn và súc tích Hơn nữa,tính không đa nghĩa là đặc điểm điển hình của các văn bản thương mại, tức là vănbản chỉ có cách hiểu duy nhất, nội dung và hình thức có quan hệ 1-1 Yêu cầu này

bắt buộc người viết lẫn người dịch không được dùng những từ ngữ, cau trúc mơ hồ

về ngữ nghĩa Đặc điểm thứ ba là tính trang trọng và tính quốc tế Văn bản thương

mại yêu cầu các bên tham gia giao tiếp phải tôn trong tính lich sự và tinh thần luật

pháp của văn bản Đồng thời, về mặt từ ngữ, cau trúc văn bản và các van đề được dé

cập trong văn bản phải tuân thủ thông lệ quốc tế, chang hạn như việc sử dụng hệ

thống các chữ số La Mã, những từ chuyên ngành thương mại, những kiểu viết tắt

của từ chuyên ngành thương mại.

1.2.1.4 Các loại văn bản thương mai

Căn cứ trên thê loại phong cách và chức năng của văn bản, nhằm thuận tiện

cho công việc khảo sát, văn bản thương mại được chia ra thành bốn tiểu loại, gồm

có: (1) thể loại công văn như những thư tín giao dịch thương mại; (2) thể loại ứng

dụng như bản hướng dẫn sử dung; (3) thé loại quảng cáo như văn bản quảng cáo sảnphẩm và (4) thể loại hiệp ước như hợp đồng và hiệp định Bốn loại hình này baogồm hau hết tat cả thể loại phong cách chủ yếu của văn bản thương mại được sửdụng trong hoạt động kinh tế thương mại Đây cũng là khái niệm về văn bản thươngmại hiểu theo nghĩa rộng

Trang 26

Cụ thế đến nhóm văn bản công văn như những thư tín giao dịch thương mại

còn được phân chia ra nhiều tiểu loại nhỏ hơn tùy thuộc vào mục đích giao tiếp màchúng thực hiện qua văn bản cụ thể, chăng hạn như thư mời, thư hỏi tin, thư chàohàng, thư đặt hàng, thư trả giá, thư khiếu nại, thư trả lời thư khiếu nại, thư yêu cầubồi thường, thư xã giao, v.v Nhóm văn bản nay được sử dụng rat rộng rãi tronghoạt động ngoại thương Với tính quan trọng trong công việc thực tế, nhóm thư tíngiao dịch thương mại nằm trong trung tâm khảo sát của luận án này Chúng tôi sẽkhảo sát kĩ những đặc trưng ngôn ngữ trong văn bản giao dịch thương mại Trung —Việt mà chúng tôi đã thu thập được, cách chuyên dịch văn bản từ tiếng Trung sangtiếng Việt và những điều gì cần lưu ý trong quá trình dịch thuật

1.2.2 Dịch thuật và nghiên cứu dịch thuật

1.2.2.1 Bản chất của dịch thuật

Sự tôn tại của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới đã mang lại rất nhiều trở

ngại cho việc giao lưu giữa các cộng đồng dân tộc Vì vậy, dịch thuật là một hoạt

động rất cần thiết và hữu hiệu cho việc giao lưu giữa hai cộng đồng sử dụng haingôn ngữ khác nhau Trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, dịch thuật đóng vaitrò quan trọng như một cầu nối giữa các quốc gia Bất cứ ở Phương Đông hayPhương Tây, dịch thuật với tư cách là một thủ pháp truyền bá văn hóa xuyên ngôn

ngữ đều có lịch sử rất lâu đời Theo các tư liệu nghiên cứu được biết, dịch thuật ở

Trung Hoa xuất hiện rất sớm cách đây đã hơn 2000 năm [PR#BE, 1992] Còn ở

Phương Tây, dịch thuật ra đời cách đây hơn 2200 năm [ï##š, 1991].

Có nhiều cách lí giải về bản chất của dịch thuật Hiện nay nhiều nhà nghiêncứu dịch thuật đi đến một nhận xét chung và cho rằng bản chất dịch thuật là mộthoạt động giao tiếp xuyên ngôn ngữ, xuyên văn hóa của nhân loại [Beaugrande1978; Snell-Hornby 1988; Hatim & Mason 1990] Dịch thuật không đơn thuần chỉ

là hành vi ngôn ngữ Trong quá trình biên phiên dịch, người dịch chuyển những tín

Trang 27

ngữ đích Dịch thuật là một ngành ngôn ngữ học ứng dụng, dùng ngôn ngữ dịch để

truyền đạt nội dung tư tưởng trong văn bản nguồn một cách hoàn chỉnh và chính

xác “Hoàn chỉnh” và “chính xác” chính là tiêu chí chung về chất lượng bản dịch.

Với tư cách là một ngành khoa học nghiên cứu hiện tượng biên phiên dịch, địa

vị khoa học của dịch thuật ngày càng được chấp nhận rộng rãi Song, tên gọi của

ngành dịch thuật học còn có nhiều bất đồng, đặc biệt là tên gọi trong tiếng Anh.

Trước thập kỉ 60, nhiều nhà nghiên cứu gọi ngành nghiên cứu này là “nghệ thuậtphiên dịch” (the Art of Translation); sau thập kỉ 60 người ta gọi tên “khoa học phiên

dịch” (Science of Translation) Các nhà nghiên cứu Phuong Tây không ưa dùng

thuật ngữ “Translatology” (dịch học) vì họ cho rằng thuật ngữ “Translatology” quásang trọng Năm 1972, trong báo cáo có nhan đề The Name and Nature of

Translation (Tên gọi và bản chất của dịch thuật), James S Holmes gợi ý dùng thuật

ngữ “nghiên cứu dịch thuật” (Translation Study) để đặt tên cho lĩnh vực nghiên cứunày Với tên gọi này, học giả Phương Tây cho rằng người ta có thể tránh được

những tranh cãi và bất đồng về định nghĩa và bản chất của dịch thuật Sau đó, thuật

ngữ “nghiên cứu dịch thuật” được giới dịch thuật Phương Tây chấp nhận và sử

dụng rộng rãi Nhiều tác giả lay tên “nghiên cứu dịch thuật” dé đặt tên sách, trong

đó có tác phẩm nỗi tiếng như Translation Studies: an Integrated Approach củaSnell-Hornby [1988], Translation Study của S Bassnett [1991] và Introducing

Translation Studies: Theories and Application của Mundy [2001] Khác với giới

dich thuật ở Phương Tây, ở Trung Quốc, giới dịch thuật thích dùng thuật ngữ “iF

=” (dịch thuật học) đề đặt tên cho lĩnh vực dịch thuật Trong tiếng Trung thuật ngữ

“iF HL” (nghiên cứu dịch thuật) nghe không có tính khoa học, không giống tên

gọi của một ngành nghiên cứu khoa hoc, song thuật ngữ “#1 =#” (dịch thuật hoc)

lại được nhiêu nhà khoa học châp nhận và vận dụng rộng rãi trong các chuyên luận,

bai báo, sách giáo khoa và từ điên.

Trang 28

Thuật ngữ dịch thuật (translation) có nội hàm ý nghĩa rất phong phú Từ xưa

đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu dịch thuật đã đưa ra nhiều định nghĩa về dịchthuật, nhưng chưa có một định nghĩa đơn lẻ nào có thể bao hàm được hết mọi khíacạnh và đặc điểm phức tạp của dịch thuật E A Nida, một nhà lí luận dịch thuật của

Mỹ nồi tiếng trên thế giới đã đưa ra một định nghĩa về dịch thuật vừa rõ ràng vừa dễ

hiểu như sau: “Dịch là ding ngôn ngữ gần gũi nhất và tự nhiên nhất trong ngữ đích

đề tái hiện những thông tin trong ngữ nguồn, trước hết là ý nghĩa và sau đó là phongcách thê loại” [Nida & Taber, 1969, tr 12]

Dựa trên quan niệm của Catford [1965], dịch thuật là một quá trình giao tiếpngôn ngữ, bat đầu từ ngôn ngữ nguồn (source language SL) và tái hiện trong ngôn

ngữ dich (target language TL) Nói cách khác, dịch thuật được coi là quá trình giao

tiếp ngôn ngữ đặc thù, một quá trình thay thế các đơn vị từ vựng, ngữ pháp tươngđương từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích Dịch thuật không thé tách khỏi ngôn

ngữ mà tồn tại Ngôn ngữ là cơ sở vật chất của dịch thuật Điều này chứng minh

dịch thuật gan bó chặt chẽ với thành tựu của ngôn ngữ hoc

Jakobson là người đầu tiên dẫn ngôn ngữ học và kí hiệu học (Semiotics) vào

nghiên cứu dịch thuật, nhắn mạnh “trào lưu liên ngôn nghĩa rộng, đặc biệt là hoạt

động dịch thuật, nên luôn được xem xét qua khoa học ngôn ngữ” Trong chuyên

luận nồi tiếng On Linguistic Aspects of Translation (Về các bình diện ngôn ngữ họccủa dịch thuật) Jakobson từ góc độ ngôn ngữ học trình bày sâu sắc về quan hệ giữangôn ngữ và dịch thuật Jakobson từng chỉ ra ba loại hình dịch thuật:

(1) Dịch nội ngôn (Intralingual translation), kiểu dịch trong cùng một ngônngữ gồm diễn đạt lại hoặc diễn giải (rewording and paraphrasing)

(2) Dịch liên ngôn (Interlingual translation), kiểu dịch từ một ngôn ngữ sangmột ngôn ngữ khác.

(3) Dịch liên kí hiệu (Intersemiotic translation), kiểu chuyên dịch kí hiệungôn ngữ sang kí hiệu phi ngôn ngữ như từ văn bản ngôn ngữ sang âm nhạc [Jakobson, 1959].

Trang 29

Theo Jakobson, dịch liên ngôn xảy ra trong quá trình giao lưu giữa hai hoặc

nhiều ngôn ngữ khác nhau Hiển nhiên, dịch liên ngôn là dịch thuật “chính danh”được chúng ta dùng dé chỉ hoạt động biên phiên dịch Dịch liên ngôn cũng là vấn đề

ma chúng tôi dat trọng tâm nghiên cứu trong luận án này.

1.2.2.2 Lí luận dịch thuật cia Nghiêm Phuc

Hon một tram năm trước, Nghiêm Phục đã đưa ra ba tiêu chí dịch thuật: tin, dat,

nhã Đến nay ở hai nước Trung Việt nhiều dịch giả vẫn trung thành với tiêu chí dịch

thuật này Phải nói rằng không một lí luận dịch thuật nao từng có sự ảnh hưởng sâu

sắc như vậy “Tin, dat, nha” là cốt lõi của lí luận dịch thuật của Nghiêm Phục “Tin”

có nghĩa là trung thành với bản gốc, chuyền tải nội dung tư tưởng của bản gốc một

cách hoàn chỉnh, chính xác “Đại” có nghĩa là lưu loát, dé hiểu “Tin” và “dat” là

tiêu chí chung cho việc dịch thuật “Nha” có nghĩa là trang nhã, lịch sự, được độc

giả ngữ đích ưa thích Ba tiêu chí dịch thuật phù hợp với bản chất của dịch thuật,

nhưng vẫn chưa được coi là một lí luận hệ thong và hoàn chỉnh, nhất là tiêu chi

“nhã” dẫn đến rất nhiều tranh cãi sau khi lí luận này ra đời “Tin, dat, nha” đượcvận dụng rộng rãi trong dịch thuật học, chủ yếu là dịch thuật văn học Hiện nay, bêncạnh những tác phẩm văn học còn rất nhiều thé loại văn bản cần dich ra ngôn ngữ

khác Người dịch nếu không chú ý đến thể loại văn bản thì rất khó dịch tốt bởi mỗi

thé loại văn bản yêu cầu một tiêu chí dịch thuật riêng Điều này đòi hỏi phải áp

dụng các lí thuyết dịch thuật mới, phù hợp với thực tiễn hoạt động dịch thuật nói

chung và dịch VBTM Trung — Việt nói riêng.

Khi bình luận lí luận dịch thuật và tác phẩm dịch, người Trung Hoa thường có

khuynh hướng đi theo chủ quan, cảm tính và thể nghiệm của từng tác giả Cho nên,nha lí luận dịch thuật Trung Hoa thường coi dịch thuật là hoạt động nghệ thuật chứkhông phải là đối tượng nghiên cứu khoa học Vậy so với lí luận dịch thuật ởPhương Tây, lí luận dịch thuật của Trung Hoa yếu về tính khoa học Một trong

những nguyên nhân tạo ra sự khác biệt này là vì nghiên cứu lí luận dịch thuật truyền

Trang 30

thống Trung Hoa còn chưa phát triển toàn diện mà có thể ứng dụng một cách hiệu

quả những thành tựu mới trong lĩnh vực ngôn ngữ học để giải quyết các vấn đềtrong hoạt động dịch thuật.

1.2.2.3 Các khuynh hướng trong nghiên cứu dịch thuật

Nghiên cứu dịch thuật hoặc dịch thuật học có thể được xem xét theo ba khuynh

hướng chính, đó là khuynh hướng nghiên cứu ngữ văn học, khuynh hướng ngôn ngữ học và khuynh hướng văn hóa.

Khuynh hướng ngữ văn học: Khuynh hướng này chính là giai đoạn nghiên

cứu dịch thuật còn tồn tai đưới ảnh hưởng của ngôn ngữ học và văn học so sánh,

chưa trở thành một phân ngành khoa học độc lập Giai đoạn này kéo dài hơn 2000

năm, đối tượng nghiên cứu chỉ là dịch phẩm của những tác phẩm kinh điển và tác

phẩm văn học nổi tiếng Lí luận dịch thuật của khuynh hướng này chỉ dừng lại ở

tính trung thực với bản sốc trong dịch thuật Trung thực với tư cách là chuẩn mựccủa phiên dịch chỉ dừng lại ở khái niệm mơ hồ và không có tinh khả thi, dẫn đếnnhững tranh cãi không ngừng về phương pháp trực dịch (word for word translation)

và dịch nghĩa (free translation), chưa đi sâu khảo sát bản chất và hình thức của ngônngữ Chính vì vậy, nghiên cứu dịch thuật ở giai đoạn này được Newmark [1981] gọi

là giai đoạn tiền ngôn ngữ học (pre-linguistics period of translation)

Khuynh hướng ngôn ngữ học: Với sự phát triển của ngôn ngữ học, những nhà

lí luận dịch thuật học cho rằng có thể ứng dụng lí luận ngôn ngữ học hiện đại đểmiêu tả và giải thích những hiện tượng biên phiên dịch một cách khoa học, thoát

khỏi ràng buộc của dịch thuật học truyền thống [Newmark 1981; Bassnett 1991;

Wilss 1996] Nhân vật tiêu biểu gồm có Jakobson [1959], Nida [1964], Catford

[1965], Newmark [1981, 1988] và Baker [1992].

Đến những năm 1990, nghiên cứu dich thuật theo khuynh hướng ngôn ngữ hocdần dần tách khỏi khái niệm mơ hồ, phiến diện và tiếp cận đến thực trạng của hoạtđộng dịch thuật Nhiều nhà lí luận dịch thuật đã nghiên cứu dịch thuật từ nhiều góc

Trang 31

độ khác nhau, như House [1997] nghiên cứu dịch thuật từ góc độ phân tích ngữ

vựng, Baker [1992] nghiên cứu dịch thuật từ góc độ ngữ dụng học, Hatim và Mason

[1997] tìm hiểu việc thực hiện chức năng ngôn ngữ từ góc độ ngữ cảnh và văn bản.

Những thành tựu trên đều giúp hoạt động nghiên cứu dịch thuật ngày càng phù hợp

với tình hình nghiên cứu và nhu cầu của xã hội.

Khuynh hướng văn hóa: Vào những năm 1990, những nhà lí luận dịch thuậtbắt đầu nghiên cứu dịch thuật từ góc độ văn hóa Các nhà nghiên cứu theo khuynh

hướng văn hóa tìm hiểu đặc trưng văn hóa và ngữ cảnh xã hội trong dịch thuật từ

góc độ chính trị và hình thái tư duy Nhân vật tiêu biểu gồm có Bassnett [1991],

Lefevere [1992] và Venuti [1998] Theo các tac giả trên, dịch thuật không những là

văn bản mà còn thé hiện đặc thù văn hóa và chính trị Khuynh hướng văn hóanghiên cứu những vấn đề có liên quan trong dịch thuật như văn hóa, tư tưởng vàchính trị Khuynh hướng này đã góp phần mở rộng phạm vi nghiên cứu dịch thuậtvới tư cách là một ngành khoa học độc lập Song, vì những nhà nghiên cứu theokhuynh hướng văn hóa coi nhẹ và đi xa đầu nguồn của dịch thuật, vậy khuynh

hướng này bị phê phán không ít Có nhà nghiên cứu còn cho rằng khuynh hướng

này có nguy cơ bỏ đi phê phán dịch thuật và không đảm bảo được chất lượng củadịch thuật [Snell-Hornby, 1988, tr 25].

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nghiên cứu dịch thuật nên quay trở

về tiêu điểm của nó Nghiên cứu dịch thuật là một lí luận miêu tả việc tái sáng tạocủa văn bản Như vậy chúng ta có cơ sở cho rằng ngôn ngữ học tuy không phải làtoàn bộ trong nghiên cứu dịch thuật nhưng nên được coi là chủ thể của nghiên cứudịch thuật.

1.2.2.4.Cách tiếp cận dịch thuật

Cách tiếp cận hình thức và cách tiếp cận chức năng có thể được xem là hai

cách tiếp cận chính trong nghiên cứu dịch thuật hiện đại

Trang 32

Cách tiếp cận hình thức: Dịch thuật và ngôn ngữ gắn bó chặt chẽ với nhau.Ngôn ngữ là cơ sở vật chất của dịch thuật Nhiều nhà nghiên cứu dịch thuật coi dịch

thuật như một hoạt động ngôn ngữ, trong đó nhân vật tiêu biểu có J C Catford.

Trong chuyên khảo A Linguistic Theory of Translation, Catford [1965] cho rang

nhiệm vụ trung tâm của lí luận dịch thuật là bản chat của dịch thuật va tìm ra điều

kiện tương đương dịch thuật Theo Catford, dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ.Ngôn ngữ được coi là một hệ thống, hệ thống của ngôn ngữ này tất nhiên khác với

hệ thống của ngôn ngữ kia, chang hạn như hệ thống quán ngữ trong tiếng Anh lạikhông tồn tại trong tiếng Trung và tiếng Việt Nói khác đi, mỗi một ngôn ngữ có hệthống riêng Catford [1965] định nghĩa dịch thuật là “ngôn liệu văn bản (texturalmaterials) của ngôn ngữ nguồn được thay thé (replacement) bằng ngôn liệu tương

đương của ngôn ngữ đích.”

Khái niệm tương đương là một khái niệm cốt lõi của lí thuyết dịch thuật củaCatford Tác gia cho rang, “ý nghĩa là đặc tính của một ngôn ngữ.” Hai ngôn ngữkhông thé có ý nghĩa hình thức hoàn toàn giống nhau, ý nghĩa không có thé truyền

đạt hoàn toàn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia Mỗi ngôn ngữ có hệ thống riêng

của minh, cho nên tương đương hình thức chỉ là hình thức tương ứng (formalcorresponding) Trong thực tiễn dịch thuật, người dịch thường phải chuyên hoán(translation shift), lí do là vì hai hệ thống ngôn ngữ và hình thức ngôn ngữ khácnhau Chuyển hoán dịch thuật, có nghĩa là sự chênh lệch về hình thức giữa nguyênvăn và ban dịch, nó được chia ra thành chuyên hoán tang (level shift) và chuyênhoán phạm trù (category shift) Chuyên hoán tầng chỉ chuyển hoán giữa ngữ pháp

và từ vựng; chuyển hoán phạm trù bao gồm chuyển hoán cấu trúc, loại từ, đơn vị vànội bộ của hệ thống

Catford còn thảo luận về sự hạn chế (limit) trong dịch thuật, tức tính bất khảdịch, và phân chia bất khả dịch tuyệt đối với bất khả dịch tương đối Dịch thuật cóhai tình huống bất khả dịch, một là bất khả dịch về mặt hình thức ngôn ngữ, ngữđích không có đặc trưng hình thức tương ứng với ngữ nguôn; hai là bat kha dịch về

Trang 33

mặt văn hóa, do đặc trưng ngữ cảnh của nguyên văn không tôn tại trong văn hóa

ngữ đích.

Lí thuyết của Catford có ảnh hưởng sâu sắc với dịch thuật và việc dạy ngoạingữ Khi dạy ngoại ngữ, cách tiếp cận dịch thuật dễ khiến người học “di chuyên tưduy ngôn ngữ mẹ đẻ vào việc học ngoại ngữ”, mà cho rằng từ vựng của hai ngôn

ngữ đều có quan hệ tương đương 1-1, nhưng trên thực tế, rất nhiều từ vựng không

tương đương giữa ngữ nguồn và ngữ đích Cho nên, khi day và luyện dịch nên giúpngười học cô gắng tránh thói quen học từ vựng theo cách 1-1, giúp người học dandần hiểu rõ mỗi ngôn ngữ có hệ thống riêng của mình Điều này rất có ích cho việchọc và dich Trung — Việt nói chung và dịch VBTM Trung — Việt nói riêng.

Cách tiếp cận chức năng: Trong nghiên cứu dịch thuật, cách tiếp cận chứcnăng chủ yếu hình thành học phái dịch thuật chức năng, nỗi tiếng nhất là lí thuyết

dịch thuật chức năng của Đức Christine Nord, nhà dịch thuật học Đức, là một nhân

vật tiêu biểu của học phái này, đã kế thừa và phát triển lí thuyết dịch thuật chứcnăng Đức trong giới dịch thuật Nord lần đầu tiên đưa ra khái niệm chức năng cộngtrung thành (Function plus Loyalty) trong cuốn sách Text Analysis in Translation

(Phân tích van bản trong dịch thuật) (Nord, 1991, tr 28-30] Nord dẫn nhập nguyên

tắc trung thành vào khung lí thuyết chức năng với mong muốn là giải quyết nhữngvan đề cực đoan trong dịch thuật chức năng Ở đây, chức năng có nghĩa là yếu tốkhiến bản dịch thực hiện tác dụng theo phương thức dự định trong môi trường ngữđích; trung thành có nghĩa là quan hệ liên nhân giữa dịch giả, tác giả văn bản gốc,

người nhận bản dịch và người ủy thác phiên dịch Theo Nord, “dịch giả nên có trách

nhiệm với bản gốc và môi trường bản dịch, có trách nhiệm với người đưa thông tincủa bản gốc (hoặc người ủy thác phiên dịch) và độc giả ngữ đích” Nord gọi tráchnhiệm này là trung thành (Loyalty) Nord [1997b, tr.125] cho biết “nguyên tắc trungthành khiến người dịch phải luôn luôn trung thành với nguồn dịch và mục tiêu ngữđích Song, không nên nhằm lẫn hai khái niệm trung thành và trung tín Trung tín(Fidelity/faithfulness) riêng chỉ quan hệ giữa bản gốc với bản dịch, mà trung thành

Trang 34

(Loyalty) lại là khái niệm liên nhân đề chỉ quan hệ xã hội giữa người và người.” Lí

thuyết chức năng cộng trung thành là lí thuyết dịch thuật độc đáo của Nord, nói

chính xác hơn, lí thuyết chức năng cộng trung thành là lí tưởng dịch thuật của Nord.

Phân tích văn bản nguồn là khái niệm cốt lõi của lí thuyết dịch thuật của Nord.Phân tích văn bản nguồn là bước đầu tiên cho người dich làm quyết định: (1) nhiệm

vụ dịch thuật nay có tính kha thi hay không; (2) những thông tin nào trong văn bangốc có liên quan đến chức năng của bản dịch; (3) ứng dụng phương pháp/thủ phápdịch thuật nao dé khớp với cương lĩnh dịch thuật Theo Nord, phân tích văn bảnnguồn bao gồm yếu tố ngoài văn bản (extra-text factors) và yếu tố trong văn bản(inter-text factors) Yếu tố ngoài văn bản liên quan đến người đưa thông tin và ý đồcủa họ, người nhận, kênh/môi giới, địa điểm và thời gian giao tiếp, mục đích giaotiếp, chức năng của văn bản, chức năng liên ngôn Yếu tố trong văn bản gồm có từ,câu, đoạn văn và nội dung chủ đề Có thé nói, phân tích văn bản nguồn là một bước

rất quan trọng dé thực hiện được chức năng của văn bản đích, một khâu tất yếu dé

thé hiện sự trung thành với tác giả văn bản nguồn và người ủy thác phiên dịch

Với cách tiếp cận chức năng, Nida lay thuật ngữ “tương đương chức năng”

(functional equivalence) thay thế thuật ngữ “tương đương động” (dynamicequivalence) dé tránh sự hiểu lầm về lí thuyết dịch thuật của tác giả Theo Nida,

“chức năng” coi phiên dịch là “một hình thức giao tiếp” (a form of communication),

coi trọng nội dung và kết quả của dịch thuật, cho nên theo Nida thuật ngữ “chức

nang” (functional) hợp lí hơn so với thuật ngữ “động” (dynamic) [Nida, 1993, tr.124] Lí thuyết tương đương chức năng của Nida cũng kết hợp dịch thuật với chứcnăng của ngôn ngữ Từ góc độ này, lí thuyết tương đương chức năng có mối quan

hệ khăng khít với những quan điểm của học phái dịch thuật chức năng, đặc biệt khi

vận dụng vào thực tiễn dịch thuật văn bản ứng dụng như dịch các văn bản thương

mai Trung — Việt Căn cứ trên lí thuyết ngữ pháp tạo sinh của Chomsky(Transformational Generative Grammar) về cấu trúc bề mặt (surface structure) và

cau trúc bề sâu (deep structure), Nida cho rằng, dịch thuật nên tái hiện được cấu trúc

Trang 35

sâu dé đi đến tính tương đương chức năng, không nên chỉ theo đuổi tương đương

hình thức ở cấu trúc bề mặt Nói khác đi, dịch thuật nên coi trọng ý nghĩa của vănbản gốc, không nên bị ràng buộc bởi cấu trúc ngôn ngữ của nó Ngôn ngữ của loàingười đều có chức năng ngôn ngữ tương đồng hoặc tương tự, điều này là cơ sở chotính tương đương chức năng giữa bản gốc và bản dịch

1.2.3 Vấn đề tương đương dịch thuật

Tương đương (equivalence) được nhìn nhận là khái niệm hạt nhân của dịch

thuật, còn là thuật ngữ trung tâm xuất hiện ở hầu hết tất cả công trình nghiên cứu

dịch thuật hiện đại Những người ủng hộ tương đương dịch thuật thường định nghĩa

tương đương là “quan hệ giữa văn bản nguôn với văn bản đích”.

1.2.3.1 Khái niệm tương dương dịch thuật

Người đầu tiên ở đương thời đề xuất khái niệm tương đương dịch thuật là A V

Fedorov trong chuyên khảo Sơ lược lí luận dịch thuật: “Dịch thuật là biểu đạt chính

xác và hoàn chỉnh những gì được thé hiện trong nội dung và hình thức của ngôn

ngữ này sang ngôn ngữ khác.” [dẫn theo ï&Ä#š, 1991] Federov kiên trì bản dịch

va bản gốc hoàn toàn có thé xây dựng quan hệ tương đương với nhau Theo

Fedorov, tương đương dịch thuật thực ra là chính xác và hoàn chỉnh diễn đạt lại nội

dung tư tưởng của bản gốc, còn phải nhất trí với bản gốc về mặt phong cách và tu từ

Baker [1992] từng chỉ ra thuật ngữ tương đương có điều kiện hạn chế, “tuy tương

đương có thé được thực hiện ở mức độ nao đó, nhưng chịu ảnh hưởng bởi các nhân

tố ngôn ngữ và văn hóa, cho nên tương đương luôn luôn chi là trong đương tương

đối.” Jakobson [1959] cũng đề xuất “tương đương có khác biệt”, từ đó có thể nhậnxét tương đương dịch thuật đã được ngôn ngữ học nhắn mạnh không phải là tương

đương tuyệt đối Trong chuyên khảo Khoa hoc Dịch thuật: vấn dé và phương pháp

Wilss [1982] chỉ ra: “vì tính chủ quan của người dịch, tính phức tap của văn bản và

tính khác biệt của độc giả, vậy tương đương tuyệt đối là một đích rất khó đạt được.”Cho nên, “độ tương đương” nên được nhắc đến khi bàn về khái niệm tương đương

Trang 36

dịch thuật Tuy tương đương có tính mơ hồ, nhưng “độ tương đương” cao nhất nên

được coi là mục dich mà người dịch phải cô gang theo đuổi Một thông tin, hai ngôn

ngữ khác nhau, người nhận thông tin khác nhau, mà vẫn phải tương đồng về mặt cơ

bản, điều này là nguyên tắc hàng đầu của tương đương dịch thuật

Nguyễn Hồng Cén [2001] nhận xét về tương đương trong dịch thuật chi ra:

“Tương đương trong dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hay nhiềuphương diện nào đó (hình thức, ý nghĩa, nội dung thông báo, thể loại phong cách,

gia tri biéu cam) giữa các don vi dich của văn ban dich và văn ban nguồn, VỚI tu

cách vừa là sản phẩm vừa là phương diện của quá trình giao tiếp ở một tình huốnggiao tiếp nhất định và bối cảnh văn hóa xã hội nhất định.”

Phải khang định rang lí thuyết tương đương có sự ảnh hưởng sâu sắc vớinghiên cứu dịch thuật, nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều là lí thuyếttương đương là một lí thuyết mang tính chủ quan Ở những thời điểm khác nhau,kinh nghiệm xã hội của độc giả khác nhau, giữa các nên văn hóa khác nhau, thể loạivăn bản khác nhau, thi phản hồi của độc giả không thé hoàn toàn giống nhau được

Thực tiễn dịch thuật cho thấy dịch thuật không thể có được tiêu chuẩn tuyệt đối

vĩnh viễn Khi thực hành dịch thuật, người dich nên suy nghĩ đến thể loại phongcách của văn bản, ý đồ giao tiếp của tác giả, bối cảnh văn hóa xã hội, đối tượng giaotiếp dé đưa ra tiêu chuẩn dịch tương ứng, như vậy mới có thé tìm được tương đương

trong dịch thuật và có được một bản dịch thành công và hiệu quả.

1.2.3.2 Các kiểu tương đương dịch thuật

Tương đương dịch thuật không những yêu cầu tương đương về mặt hình thức

mà còn phải tái hiện được ý nghĩa và phong cách của nguyên văn khiến dịch thuật

trở thành bộ máy chuyền tải nội dung tư tưởng và thông tin văn hóa từ ngữ nguồn

sang ngữ đích.

Tương đương dịch thuật bao gồm bốn kiểu: (1) Tương đương nghĩa hẹp, có

nghĩa là người dịch trực dịch và đạt được tương đương giữa nguyên văn và bản dịch

Trang 37

cả về hình thức lẫn nội dung (2) Tương đương nghĩa rộng, nói cách khác là tươngđương về ý nghĩa, tức người dịch dịch theo nghĩa hoặc giải thích (3) Tương đươnghình thức, tức cấu trúc văn ban và ngữ pháp của bản dịch tương đương với nguyênvăn (4) Tương đương phong cách, phong cách của bản dịch tương đương vớiphong cách văn bản, phong cách ngôn ngữ và đặc điểm thời đại của tác giả nguyênvăn Firth cho rằng tương đương hình thức có 6 bậc: 1) tương đương ngữ âm; 2)

tương đương âm vi; 3) tương đương hình thái; 4) tương đương từ vựng; 5) tương đương cú pháp và 6) tương đương ngữ nghĩa.

Tương đương dịch thuật phải tuân thủ 3 nguyên tắc Trước tiên, từ góc độngôn ngữ học, người dịch nên cố gắng theo đuổi tương đương ở mặt ngữ âm, từ ngữ,câu và văn bản Thứ hai, trong quá trình dịch thuật, người dịch nên hết sức chú ý

đến tương đương về cấu trúc ngôn ngữ, ngữ nghĩa và mầu sắc tu từ Thứ ba, từ góc

độ văn hóa, người dịch phải am hiểu hai nền văn hóa nhằm mục đích truyền đạt

thông tin chính xác Từ 3 nguyên tắc này, chúng ta có thể biết rằng tương đươngdịch thuật không giới hạn ở ngôn ngữ học, ngữ nghĩa học và ngữ dụng học, tương

đương về thông tin văn hóa và hiệu quả là tương đương tối đa mà người dịch phải

hết sức coi trọng Cho nên, người dịch phải vượt qua được trở ngại văn hóa dé điđến tương đương tối đa và thực hiện mục đích giao tiếp

Khi bàn về tương đương dịch thuật, E A Nida là nhân vật tiêu biéu không thékhông nhắc đến Nida đề xuất những quan điểm có giá trị như “Dịch thuật là khoahọc”, “Dịch thuật là giao tiếp”, “Dịch thuật nên tập trung vào phản hồi của độc giả”

[Nida, 1993] Nida phân biệt hai hình thức tương đương: tương đương hình thức

(Formal Equivalence) và tương đương động (Dynamic Equivalence) Tương đương

hình thức tái hiện được hình thức của nguyên văn một cách trung thành, còn tương

đương động có nghĩa nguyên văn và bản dịch đều có hiệu quả giao tiếp siêu ngôn

ngữ tương đồng, ở đây hiệu quả giao tiếp có thé được lí giải là chức năng của văn

bản Vi vay, Nida dùng thuật ngữ tương đương chức nang (Functional Equivalence)

thay thé cho tương đương động trong chuyên luận Theory and Practice of

Trang 38

Translation (Lí luận và thực tiên dịch thuật) đồng tác giả với Taber [Nida & Taber,

1969] Nida cho rang: “mục đích cua tương đương động là khiến cho bản dịch lưu

loát, tự nhiên, cố gắng xây dựng được quan hệ giữa người nhận bản dịch và ngữcảnh có liên quan trong ngữ đích, chứ không phải là yêu cầu độc giả phải hiểu đượcnên văn hóa ngữ nguồn mới có thể hiểu được ban dịch.” [Nida, 1964, tr 159] Theokhái niệm của Nida và Taber về tương đương động, tùy theo loại hình văn bản, mụcdich giao tiếp, độc giả ban dich mà người dịch quyết định ưu tiên tương đương naotrong việc dịch.

Theo quan niệm của các tác giả trên về tương đương dịch thuật, trong dịchthuật VBTM Trung — Việt, tương đương quan trọng nhất nên được chú trọng là nội

dung thông báo và chức năng của van bản Thông tin (information) và chức năng

(function) của văn bản chiếm vị trí quan trọng trong các VBTM Trung — Việt, vậynhằm dịch đầy đủ nội dung và thực hiện chức năng giao tiếp của văn bản, ngườidịch nên nhân mạnh vào sự chính xác về mặt ngữ nghĩa — ngữ pháp va sự đầy đủcủa thông tin Người dịch còn nên chú trọng tương đương về phong cách thê loại

Như trên đã nói, văn bản thương mại thuộc loại hình văn bản hành chính — công vụ,

từ ngữ và cấu trúc câu đặc thù, người nhận văn bản là những người làm thương mạiquốc tế và quen thuộc với thể loại phong cách thương mại, cho nên tương đương vềphong cách là một trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bản dịch Cuối cùng, bảndịch nên tương đương về giá trị thẩm mĩ Văn bản thương mại với từ ngữ chính xác,ngắn gọn, súc tích, lịch sự với cách bé trí trang trọng sáng sủa, gon gàng sẽ là mộttam gương của công ty, vì vậy bản dịch phải giữ được những đặc điểm nay và cố

găng tránh lỗi sai cả về ngữ pháp lẫn chính tả, dấu câu.

1.2.4 Lí thuyết dịch văn bản

Văn bản là trung tâm của quá trình dịch thuật Nhiệm vụ chính của người dịch

là xác lập được môi quan hệ tương đương giữa văn bản ngữ nguôn với văn bản ngữ

Trang 39

đích với hai mục đích, tức là vừa đảm bảo được các ý đồ giao tiếp của nguyên tác

vừa đáp ứng được các mong muốn của người đọc bản dịch

Vào năm 1971, K Reiss, nhà nghiên cứu dịch thuật Đức, xuất bản cuốn sáchTinh khả năng và hạn chế trong phê bình dịch thuật (Possibilities and Limitations

in Translation Criticism) và đặt nền móng cho lí thuyết dịch thuật chức năng củaĐức Vào những năm 1980, lí thuyết dịch thuật chức năng của Đức được phát triểnmạnh mẽ Trong cuốn sách Cơ sở li luận dịch thuật đại cương, cùng với tác giả H J

Vermeer, Reiss nghiên cứu mối quan hệ giữa thể loại văn bản với sách lược dịch

thuật Reiss chia loại hình văn bản theo hai tiêu chí Tiêu chí thứ nhất là thể loại vănbản (Text-typen), đây là phân loại theo chức năng giao tiếp của chủ thể, gồm ba thêloại chính là thông tin, biểu cảm và cầu khiến Tiêu chí thứ hai là phong cách vănbản (Text-sorten), đây là phân loại theo đặc trưng ngôn ngữ hoặc phong cách củavăn ban, chang hạn như sách công cụ, bài diễn thuyết, quảng cáo Theo Reiss, mộtvăn bản ít khi chỉ có một chức năng duy nhất, tình huống thường gặp là một vănbản thường lấy một chức năng làm chính và kiêm mấy chức năng phụ bên cạnh

Chang hạn trong phong cách văn bản thư tín, thư tình có chức năng biểu cảm, thư

tín thương mại có chức năng thông tin, thư cầu giúp có chức năng cầu khiến Đặc

trưng phong cách của mỗi loại văn bản mang tính quy ước cao Vì vậy, việc phân

loại thé loai/phong cach văn bản có ích cho việc quyết định sách lược dịch thuật,chăng hạn như dịch từng từ (word for word translation) có ích cho việc nghiên cứu

ngôn ngữ học so sánh, dịch ngữ pháp giúp cho việc giảng dạy ngoại ngữ.

Dựa vào lí thuyết chức năng ngôn ngữ của K Bihler, Reiss chia văn bản thành

ba loại hình chủ yếu: loại hình thông tin (mformative), loại hình biểu cảm

(expressive) và loại hình thao tác (operative) Vì mục đích của loại hình văn bản

thao tác là gây đồng cảm với độc giả, vậy cũng được gọi là loại hình kêu gọi/gâyđồng cảm (appellative) Reiss [1989, tr 108-109] quy nạp mối quan hệ giữa đặctrưng của các loại hình văn bản và sách lược dịch thuật tương ứng Quan hệ này

được nhà nghiên cứu dịch thuật Mundy minh họa trong bảng 1.1.

Trang 40

Bang 1.1 Quan hệ giữa đặc trưng chức năng của văn bản va sách lược dịch

[dẫn theo Munday, 2001, tr 74]

Thể loại văn | Thông tin Biểu cảm Thao tác

bản

Chức năng ngôn | Thông tin (phản | Biểu cảm (diễn đạt | Kêu gọi (thỉnh cầu

ngữ ánh sự vật và sự |thái độ của người | người nhận văn bản)

thực) đưa thông tin)

Đặc trưng ngôn | Tính lô gích Tính thâm mỹ Tính đối thoại

Cách dịch Từ ngữ giản dị |Mô phỏng, trung |Biên dịch, tương

minh bạch thành với tác giả | đương

của văn bản nguônReiss [1989, tr 109] cho rằng chức năng chủ yếu của nguyên văn quyết định

phương pháp dịch thuật Vì vậy, người dịch nên vận dụng phương pháp dịch thuật

khác nhau tùy theo thé loại văn bản khác nhau Munday đánh giá lí thuyết văn bản

của Reiss “đã vượt qua được cấp độ thuần túy ngôn ngữ, vượt qua được chữ viết và

ý nghĩa trên giấy, tầm nhìn đã mở rộng sang mục đích giao tiếp của dịch thuật.”[Munday, 2001, tr 76] Nord đánh giá: “việc phân chia thể loại văn bản khiến ngườidịch nhạy cảm với ngôn ngữ trong chức năng giao tiếp và đơn vị của dịch thuật.”[Nord, 1997b, tr 38].

Ngoài Reiss ra, Newmark [1988, tr 55] cũng dựa trên lí thuyết của K Biihler

về chức năng ngôn ngữ và dé xuất ba hình thức chức năng của văn bản, tức là văn

bản biểu cam (expressive), văn bản thông tin (informative) và văn bản kêu gọi

(vocative) Newmark cho rằng, với ba loại hình văn bản trên, người dịch nên lần

33.

lượt trung thành với “nguyên tác”, “tính chân thực” và “độc giả”.

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w