Bố CUC CUA IUAN AN 022227 AB 14 CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu ở nước nIBOàiI .- - c2 1311 Esteesrseeerrseree 16 1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong TƯỚC - 5 + + E918 E**EEESsEEeeereeeereeeeree 21 1.2.1 Các sách nghiên cứu, báo, tap Chí ôs11 HH ng niệt 21 1.2.2 Luận văn, luận ỏủ 2211111111231 111 111951111111 ng 27 1.3 Đánh gia chung về các công trình nghiên cứu và những van đê luận án cân di
Nghiên cứu quá trình thâm nhập cũng như hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở Đông Á nói chung không phải là đề tài quá mới mẻ trên bình diện sử học quốc tế Được hiểu là tiền thân của hệ thống chính quyền thuộc địa Anh ở phương Đông, Công ty Đông Ấn Anh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều thế hệ sử gia phương Tây từ đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò quan trọng của nền mậu dịch của Công ty với Trung Quốc trong sự bành trướng về thương mại và lãnh thé của Công ty trong thé kỷ XVIII mà sự chú trọng của các sử gia đều hướng về mối quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Anh với Trung Quốc Bằng chứng là đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu quan trọng về mối quan hệ Anh-Hoa được công bố trong nửa dau thé ky XX. Đối với hoạt động của công ty Đông An Anh ở khu vực Đông Nam A, những nghiên cứu của các sử gia phương Tây hạn chế hơn Trong thập niên 30 của thế kỷ trước, nhà sử học Anh, D.G.E.Hall lần lượt cho công bố những nghiên cứu của mình về hoạt động của công ty Đông An Anh tại Mién Điện và đến năm 1955, cuốn chuyên khảo nỗi tiếng A History of Southeast Asia của Ông được ấn hành Vậy nên đúng như nhà nghiên cứu D.K.Basset đã cho rằng, cho đến năm 1960, hiếm có một công trình nghiên cứu thực sự chuyên sâu nào về hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở khu vực Viễn Đông thé ky XVII xuất phát từ hiện thực lịch sử là, đến khoảng năm 1700, kim ngạch buôn bán của Công ty Đông Án Anh với các quốc gia Viễn Đông, nhất là với Trung Quốc, quá khiêm tốn nếu so với kim ngạch của Công ty trong phan lớn thế kỷ XVIII Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về hoạt động của Công ty Đông An Anh ở Xiêm cũng sẽ giúp soi sáng một phan lich sử thâm nhập của Công ty vào Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Trong số các nghiên cứu về quan hệ của vương quốc Xiêm với các thé lực hàng hải phương Tây trong thé ky XVII, “English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century”, của tác giả John Anderson (xuất ban năm 1890) được đánh
16 giá là sớm nhất và tiêu biểu nhất Trên cơ sở tham khảo nguồn tư liệu dày đặn, cuốn sách của John Anderson cung cấp cho người đọc một bức tranh tương đối toàn diện về quá trình thâm nhập, hoạt động cũng như mối quan hệ day thăng tram của Công ty Đông An Anh ở vương quốc Xiêm thé ky XVII Tuy nhiên ra đời cách đây hơn 1 thế kỷ nên công trình của Anderson không tránh khỏi những hạn chế về quan điểm sử học, những nhằm lẫn về thông tin, thậm chí tồn tại nhiều nhận định thiếu chính xác về quan hệ giữa EIC và vương quốc Xiém trong thé ky XVII Những hạn chế trong tác phẩm của John Anderson về sau được sử gia hậu bối là D.K.Basset chỉ ra trong loạt bài nghiên cứu của ông về hoạt động của Công ty Đông An Anh ở Viễn Đông nói chung và ở Xiêm nói riêng Tuy nhiên, mặc cho những hạn chế nêu trên, công trình mang tính khai mở của John Anderson thực sự vẫn là một tác phẩm khảo cứu có giá trị từ nguồn tư liệu gốc, cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về hoạt động của EIC ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII. Đến năm 1940, trên cơ sở kế thừa một phần những nghiên cứu trước đó của Anderson, E.W.Hutchinson đã hoàn thành tác phẩm “Adventures in Siam in the Seventeenth Century” Tác phâm của Hutchinson được nghiên cứu dựa trên nguồn tư liệu Anh và Pháp phong phú, tập trung vào diễn biến của mối quan hệ hết sức phức tạp giữa Xiêm thời kỳ vua Narai với các thế lực phương Tây, nhất là Anh và Pháp, cùng với một nhân vật người nước ngoài rất đặc biệt trên sân khấu chính trị Xiêm lúc bấy giờ là Constance Phaulkon Bên cạnh đó, nghiên cứu của E.W.Hutchinson cũng cho thấy bước ngoặt của lịch sử Xiêm chính là cuộc cách mạng năm 1688 - đánh dấu kết thúc sự cởi mở của vua Narai với thế giới bên ngoài, và khởi đầu của kỷ nguyên “tự cô lập” dưới triều đại Ban Phlu Luang (1688-1767) - khởi đầu bang cuộc cách mang 1688 do vua Phetracha (1688-1703) lãnh dao - diéu này cuối cùng ngăn cản Xiêm bắt kịp với sự tiến bộ của phương Tây trong các thé kỷ sau Mặc dù một số nhận định, đánh giá của E.W.Hutchinson về sau đã được các học giả khác chứng minh là không phù hợp nhưng giá trị của công trình học thuật này vẫn vô cùng quan trọng khi nghiên cứu về mối quan hệ bang giao - thương mại giữa Xiêm với các nước phương Tây trong thé ky XVII.
Trong các nghiên cứu gần đây nhất phải ké đến nghiên cứu của của Dirk
Vander Cruysse “Siam and the West 1500-1700” Công trình này biên soạn vô cùng công phu trên cơ sở khai thác tương đối triệt để các nguồn tư liệu Pháp, Anh, Hà Lan Tác phẩm chia làm 5 phần với 20 chương, tập trung vào câu chuyện về sự thành công và thất bại trong quan hệ bang giao - thương mại của Pháp ở Xiêm từ thập niên 1660 đến thập niên 1680 Trái với E.W.Hutchinson, người đồ lỗi cho thái độ dân tộc chủ nghĩa và thái độ bài ngoại của vua Xiêm sau cuộc cách mạng 1688,
Van der Cruysse lại nhắn mạnh đến tương phản trong trạng thái tam lý giữa chủ nhà và khách, nhưng đặc biệt là sự không khoan dung tôn giáo đối với Pháp Tuy nhiên, mặc dù công trình đề cập rất ít đến sự có mặt của người Anh ở Xiêm, nhưng nó cũng giúp ích cho chúng ta có nhìn khách quan hơn về lịch sử Xiêm trong bối cảnh có sự thâm nhập của các thế lực phương Tây.
Ngoài ra nhiều ánh sáng đã soi rọi vào các quan hệ đối tác giữa người châu Âu và Xiêm trong giai đoạn cận đại sơ kỳ bằng các nghiên cứu dựa vào các nguồn tư liệu Hà Lan Tiên phong trong việc sử dụng các nguồn tư liệu này đề nghiên cứu lịch sử Xiêm chính là George Smith Vinal với tác pham “The Dutch in Seventeenth-
Century Thailand” được xuất bản năm 1977 Trong nghiên cứu của mình George Smith Vinal đã phân tích rất cụ thê sự phát triển của mối liên hệ chính trị, thương mại, và xã hội giữa Hà Lan và Xiêm thế kỷ XVII, đồng thời đưa ra những lý giải sâu sắc về ban chất dẫn đến thành công của Công ty Đông An Hà Lan (VOC) ở Xiêm Trong khảo cứu của mình về mối quan hệ giữa Xiêm và Hà Lan trong thế kỷ
XVII và XVIII, Han ten Brummelhuis với công trình “Merchant, Courtier and
Diplomat: A History of the Contacts Between the Netherlands and Thailand”, xuat ban năm 1987,’ tiếp tục chứng minh cho sự thích ứng rat tốt của thương nhân Ha Lan với tình hình chính trị, xã hội Xiêm Một công trình tiêu biểu khác cũng sử dụng tư liệu lưu trữ Hà Lan là nghiên cứu của Dhravat na Pombeja “A Political History of Siam under the Prasatthong Dynasty, 1629-1688” được hoàn thành năm Š George Smith Vinal (1977), The Dutch in Seventeenth Century Thailand, Northern Illinois University Press. ®Han ten Brummelhuis (1987), Merchant, Courtier and Diplomat: A History of the Contacts Between the
Netherlands and Thailand, Uitgeversmaatschappij de Tijdstroom
1984.'° Dhiravat na Pombejra đã làm sáng tỏ bang cách nào mà người Hà Lan đã tồn tại về chính tri và tiếp tục duy trì sự hiện diện của họ ở Xiêm, ngay cả sau khi có sự trục xuất người Anh và sau đó người Pháp trong thập niên 1680 Việc tiếp tục có trao đôi thương mai của Xiêm với người Hà Lan và người nước ngoài khác bác bỏ quan điểm cho răng, sau cuộc Cách mạng 1688, vương quốc đã cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài Thế ky XVIII, Ayutthaya không suy tàn; thay vào đó, vương quốc và triều đình Xiêm vẫn tiếp tục thịnh vượng về thương mại và văn hóa.
Cuối cùng, kế thừa các thành tựu của giới sử gia Thái, một công trình mang tính tổng hợp cao về mối quan hệ giữa Xiêm và Hà Lan đã được Bhawan Ruangsilp xuất bản năm 2007 với nhan đề “Dutch East India Company Merchants at the Court of Ayutthaya 1604-1765”.'' ệ cụng trỡnh này Ruangsilp một lần nữa minh chứng hoạt động năng nổ, kha năng thích ứng của thương nhân VOC đối với các điều kiện chính trị, xã hội phức tạp ở Xiêm Đó cũng chính là điều kiện tiên quyết cho thành công của VOC ở đây Như vậy, có thé nói, trái với những nghiên cứu về hoạt động của EIC ở vương quốc Xiêm, các nghiên cứu chủ yếu cho đến nay của giới sử gia Thái tập trung nhiều vào khảo cứu quan hệ của VOC với triều đình Xiêm hơn Tuy không đề cập nhiều đến người Anh trong các nghiên cứu này, nhưng những nghiên cứu quan trọng về VOC ở Xiêm sẽ góp phan cho chúng ta có cái nhìn đối sánh giữa các thế lực hàng hải phương Tây đang hoạt động ở Xiêm lúc bấy giờ.
Bắt đầu từ những thập niện 1660 đến thập niên 1680, trên sân khẩu chính trị Xiêm xuất hiện một người Hy Lạp vô cùng đặc biệt là Constance Phaulkon (1647- 1688) Ban đầu là một nhân viên của Công ty Đông An Anh về sau nhờ khả năng về ngôn ngữ, kinh nghiệm hàng hải, Phaulkon ngày càng chiếm được cảm tình của vua Narai (1632-1688) và leo lên đỉnh cao của nac thang danh vọng trong cơ cấu chính trị Xiêm và từng bước chi phối nhiều hoạt động thương mai của vương quốc An số về Phaulkon trong nền chính trị Xiêm đã khiến cho giới nghiên cứu cũng rất quan
'°Dhiravat na Pombejra (1984) “A Political History of Siam under the Prasatthong Dynasty, 1629-1688”
" Bhawan Ruangsilp (2007), Dutch East India Company Merchants at the Court of Ayutthaya 1604-1765,
19 tâm tìm hiểu Băng chứng là đã có rất nhiều công trình được xuất bản liên quan trực tiếp đến nhân vật này, có thé kế đến như: “Phaulkon: The Greek first counsellor at the Court of Siam: an appraisal” của George A Sioris xuất bản năm 1998; “The Phaulkon Legacy” cua Walter J.Strach III xuất bản năm 2013; “FOR THE LOVE
OF SIAM: The Story of King Narai and Constantine Phaulkon” cua Harold
Stephens xuất bản năm 2009; “The Falcon's Last Flight (The Great Epic Anthology of Thailand)” của Axel Alywen xuất bản 2013; “The Falcon of Siam: The Great Epic novel of Thailand” của Axel Alywen xuất bản 2014; Nhu vậy có thé thay số lượng công trình nghiên cứu viết về Phaulkon tương đối nhiều, phần lớn phản ánh về thân thế sự nghiệp và những tác động của Phaulkon đối với nền chính trị và các hoạt động thương mại của vương quốc Xiêm trong thời kỳ có sự thâm nhập của các nước phương Tây vào quốc gia này.
Ngoài các công trình nghiên cứu, sách tham khảo, chuyên khảo ké trên, liên quan đến đề tài này còn có một số bài viết mang tính chất khái lược liên quan trực tiếp hoặc một phan gián tiếp đến hoạt động thương mại của Công ty Đông An Anh ở Xiêm thế kỷ XVII Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết mang tính “xét lại” của
D.B.Basset “English Relations with Siam in the Seventeenth Century”, in trên
Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, (Vol.34, No.2 (194), pp.90-105) Trong nghiên cứu này D.K.Basset một mặt kế thừa những nghiên cứu trước đó của John Anderson, E.W.Huttchinson, mặt khác vẫn phê phán, cũng như nhận định lại những vấn đề chưa thực sự chính xác của các nhà nghiên cứu tiền bối do hạn chế về nguồn tư liệu Nghiên cứu của D.K.Basset đã khái quát được toàn bộ những diễn biến chính trong hoạt động thương mại của Công ty Đông An Anh ở Xiêm trong thế ky XVII ké từ khi bắt đầu thâm nhập cho đến khi chính thức đóng cửa thương điểm và rút khỏi Xiêm Ngoại trừ nghiên cứu trực tiếp này của Basset, trên tạp chí “Journal of the Siam Society” một ấn bản học thuật lâu đời và uy tín nhất ở Đông Nam Á đã trở thành diễn đàn để các nhà nghiên cứu công bố các ấn phẩm liên quan đến hoạt động của các thương nhân, nhà truyền giáo ở Xiêm Trong đó, có thé đề cập đến những nghiên cứu của E.W.Huttchinson, Dhirvat na Pombeja,
Phái đoàn Thomas Essington - Lucas Antheunis đến Xiêm (1612)
sự quan tâm của triều đình Ayutthaya Mùa hè năm 1604, trên đường từ Borneo trở về Ayutthaya, sứ thần của Xiêm dừng chân tại Patani và thông báo cho Công ty Đông An Hà Lan rằng triều đình đang chuẩn bị cử thương thuyền di Trung Quốc và người Hà Lan có thể mở quan hệ với nhà Minh bằng cách cử sứ bộ đi trên tàu của triều đình Xiêm Nhận thấy đây là cơ hội thuận lợi để mở quan hệ với cả Trung Quốc và Xiêm, thương nhân Hà Lan Cornelis Specx và Lambert Heijn được phái sang Ayutthaya Tuy nhiên chuyến đi Trung Quốc dự kiến vào năm 1605 liên tục bị hoãn, đầu tiên là do cuộc chiến tranh với Miến Điện, sau là việc vua Naresuan (1590-1605) băng hà Specx quyết định hủy tham gia chuyến đi Trung Quốc do lo ngại chi phí quá cao.[ 146, tr I0]
Chuyến thăm Xiêm đầu tiên của thương nhân Hà Lan không đạt được mục tiêu đề ra là thâm nhập Trung Quốc thông qua sự giới thiệu của triều đình Ayutthaya.Tuy nhiên, nó đã mở ra khả năng hợp tac mau dịch và ngoại giao lâu bền với vương quốc người Thái Có thể nói, thương mại là mục tiêu duy nhất của VOC khi thiết lập quan hệ với Xiêm trong khi Ayutthaya lại kỳ vọng nhiều hơn là buôn bán thuần túy Triều đình Xiêm nhận thấy VOC có thể trở thành đồng minh chiến lược trong việc hạn chế âm mưu của người Bồ Đào Nha ở Tenasserim nên tích cực thúc đây quan hệ với VOC Năm 1607, vua Xiêm cử một sứ đoàn sang thăm Hà Lan, nơi người Thái được đón tiếp nồng nhiệt và trở về Xiêm an toàn vào năm
1610 Cũng trong năm đó, Ayutthaya không chỉ thắng thừng từ chối yêu cầu của người Bô Đào Nha về việc trục xuât người Hà Lan ra khỏi Xiêm mà còn cho phép
65 thương nhân Xứ Dat thấp được xây dựng pháo đài và thương điểm ở Mergui, ganTenasserim nhăm kìm chân người Bồ Dao Nha ở khu vực vịnh Bengal cũng như dé chừng người Mién Điện trong nỗ lực tiến xuống phía nam Năm 1612, người Hà Lan được vua Song Tham (1611-1628) triệu tập để giúp quân đội triều đình sử dụng thần công trong trận chiến quyết định chống lại sự xâm lược của vương quốc Lan Chang Sự đáp ứng nhiệt thành của người Hà Lan khiến vua Xiêm hài lòng và lại cử sứ đoàn mang thư và quà đến Toàn quyền Pieter Both tại Bantam nhằm thắt chặt quan hệ song phương.[ 146, tr I4]
Tuy nhiên, chủ trương “phi liên đới” của Công ty Đông Án Hà Lan trong quan hệ với Xiêm khiến Toàn quyền Pieter Both đáp lại sự nhiệt tình của vua Song Tham bằng sự đẻ dặt và thái độ lưỡng lự Rõ ràng là, trong bối cảnh tiềm lực quân sự và kinh tế của người Hà Lan tại phương Đông còn hạn chế, Toàn quyền hoàn toàn có lý khi không muốn can dự quá sâu vào tình hình chính trị của Xiêm.
Việc người Hà Lan đang nỗ lực né tránh sự săn đón của triều đình Ayutthaya, hứa hen sẽ tao điều kiện thuận lợi cho thương nhân Luân Đôn dễ dàng hơn trong việc thiết lập quan hệ chính thức ở vương quốc Xiêm Theo tính toán của người Anh lúc đó, có thể đưa vải Ấn Độ, hàng dệt châu Âu, bạc thỏi Tây Ban Nha dé trao đối các sản phẩm lâm nghiệp, thiếc, gạo, da cá đuối và các sản phẩm có sẵn ở Xiêm Hàng hóa Trung Quốc cũng có thể được mua ở Xiêm với số lượng hạn chế. Thương mại dệt An Độ cũng được tiến hành bởi người Ba Tư và những người gốc Ấn khác ở đây Do vậy, vào đầu thé kỷ XVII, việc trao đổi thương mại với vương quốc Xiêm luôn hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận Vì thế, một thương nhân Anh khi đó đã lạc quan cho rằng “Xiêm - bên cạnh một thực tế là nơi bán vải vóc của Coromandel - một sản phẩm mà rất được ưa chuộng ở đây, và có thể trị giá 40 hoặc 50.000 Rs mỗi năm Ở đây cũng có loại da đanh, gỗ tô mộc dé bán cho Nhật Ban; vàng và hồng ngọc cũng cho lợi nhuận rất cao và nếu Xiêm trong thời kỳ hòa bình thì buôn bán sẽ rất thuận lợi ”.[164, tr.267]
Trên cơ sở những tính toán đó và mối liên hệ đã có từ trước Công ty Đông Ấn Anh đã quyết định phái tàu Giobe sang phương Đông mang theo sứ mệnh thiết lập quan hệ thương mại với Xiêm.
Một trong những công việc quan trọng nhất của chuyến đi thứ 7 vào năm
1611 chính là việc lựa chọn giám đốc dé thực hiện việc mở cửa quan hệ thương mại với Xiêm Theo đó tàu Globe sẽ được chỉ huy bởi thuyền trưởng Anthony Hippon, với ban giám đốc gồm các thương nhân William Floris, Adam Denton, Thomas
Trong số các thành viên tham gia trên tàu Globe, Piter Floris va Lucas Antheuniss đã từng phục vụ cho các thương điểm của Ha Lan ở phương Đông, gồm cả thời gian ở Coromandel thuộc vùng bờ biển An Độ Đây là khu vực giành được sự quan tâm rất lớn của thương nhân Luân Đôn, một địa điểm có nguồn cung cấp vải bông được người Java rất ưa chuộng Floris và Antheuniss kêu gọi Công ty đầu tư ngay từ chuyên đi thứ 3 nhưng thất bại Tuy nhiên, giờ đây Floris và Antheuniss không chỉ thiết lập quan hệ thương mại với An Độ mà cả ở vịnh Xiêm Họ muốn có số vốn 600 bảng dé hi vong dem về mức loi nhuận 300% Sau khi xem xét va ra soát một số nhân vật người Hà Lan, những đề nghị của họ đã được Hoàng gia chấp thuận Tau Globe có trọng tải 300 tấn, được dùng dé phuc vu cho chuyén hai trinh lần thứ 7 của Công ty từ thang 1/1611 Theo dé nghị ban dau, dự tính tau Globe sẽ vắng mặt 4 năm, trong thời gian đó tàu sẽ qua lại giữa vùng duyên hải Coromandel,
Bantam và Xiêm Trong khi viên chỉ huy người Anh là Saris hoặc Middleton kêu gọi đầu cơ và đánh giá lạc quan ở bat cứ cảng thi nào sẵn lòng đón tiếp họ, thì Floris và Antheuniss đã có các kế hoạch đầu tư.
Tổng số vốn được được huy động cho chuyến đi này là 15.000 bảng, trong đó 7.000 bảng là vốn thương mại có sẵn, phần lớn số tiền này được chia thành những khoản đầu tư nhỏ Số tiền đó chủ yếu được đầu tư vào vải bông Ấn Độ, rồi tái đầu tư vào các sản phẩm ở Xiêm và Trung Quốc, sau đó, mua hạt tiêu và tơ lụa
Trung Quốc dé chuyên chở về châu Âu Theo tính toán của người Anh, hoạt động
G7 đầu tư này thành công sẽ nâng cao giá trị của họ lên trên 45.000 bảng, tăng 300% số vốn 15.000 bang ban dau [186,tr.61]
Căng buồn khởi hành vào ngày 5/2/1611, tau Globe hướng đến vịnh Bengal. Đến tháng 8, các thương nhân Anh đã buông neo ở cảng Petapoli và Masulipatnam
- nằm trong vương quốc độc lập Golconda (sau là Hyderabad, giờ là Andhra Pradesh) - nơi người Hà Lan đã thiết lập thương điểm Vải bông thích hợp cho thi trường phía đông đã được đặt hàng và tạm ứng tiền cho các thợ dệt và nhuộm Tại đó thường xảy ra các tranh cãi về thuế quan, lệ phí nhưng vào tháng 2, thương nhân Anh đã chất lên tàu số hàng hóa cần thiết.
Theo hành trình, tàu Globe qua dao Ceylon trong tháng 9/1611 Từ Ceylon tàu Globe khởi hành đến Pulicat - nơi người Hà Lan đã xây dựng thương diém từ 2 năm trước Tháng 4/1612, tau Globe đến Bantam, dé bán một số sản phẩm vải bông và mua hạt tiêu khi thị trường thuận lợi Sau đó, họ tiếp tục hành trình đến vương quốc Xiêm Theo kế hoạch họ sẽ bốc dỡ hàng rất nhanh ở Xiêm dé có thé bắt kịp đợt gió mùa đông nam dé quay trở về An Độ vào dip cuối năm.
Cả Floris và Antheuniss có ba điểm tính toán sai lầm.Đầu tiên là thái độ của những đối thủ Hà Lan Ở cả Ayutthaya và Patani - hai thành phố của Xiêm nơi mà tau Globe cô gắng tiến hành buôn bán - người Hà Lan đều đã xây dựng thương điểm Không phải không có lý do khi viên chỉ huy Hà Lan là Jan Pieter Coen (1587- 1629) phàn nàn rằng người Anh đến đã làm cho hoạt động kinh doanh của Hà Lan gap trục trac Quan hệ giữa thương nhân Anh và Hà Lan ngày càng xấu đi nhanh chóng, tương tự như ở Nhật Bản - nơi người Hà lan đã làm chủ thị trường Họ đồng ý đánh thuế cắt cổ và các hạn chế khác để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh Floris hoàn toàn bối rối trước tình huống này Nếu như bốn năm trước khiFloris chứng kiến cảnh tượng tại một phiên chợ ở Patani và thốt lên răng: “đường như cả thế giới không có đủ vải để cung cấp cho nơi này như là nó cần” và “thoải mái kiếm được 400% lợi nhuận” thì “ở thời điểm hiện tại tôi không thé làm nên 5%”[18ó, tr.62]
Trước khi đến Ayutthaya, tau Globe đã cập cảng Patani ngày 23/6/1612.Sau khi gặp một trận bão đồ bộ vào đồng bằng Menam, ngày 26/10/1612 đoàn tàu khởi
68 hành từ vịnh Xiêm đã buộc phải quay trở lại Patani vào tháng 11 Patani lúc này được cai trị bởi một Nữ hoàng Trong con mat của thương nhân Luân Đôn, nữ hoàng Patani là một người phụ nữ hòa nhã “khoảng 60 tuổi, cao lớn và đầy vẻ uy nghiêm, trong tất cả các xứ Ấn chúng tôi gặp vài người giống họ” [174, tr.52]
Nhân tố Ha Lan trong quan hệ Anh - Xiêm đến nửa dau thé kỷ XVII
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu quá trình thâm nhập cũng như hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở Đông Á nói chung không phải là đề tài quá mới mẻ trên bình diện sử học quốc tế Được hiểu là tiền thân của hệ thống chính quyền thuộc địa Anh ở phương Đông, Công ty Đông Ấn Anh đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều thế hệ sử gia phương Tây từ đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò quan trọng của nền mậu dịch của Công ty với Trung Quốc trong sự bành trướng về thương mại và lãnh thé của Công ty trong thé kỷ XVIII mà sự chú trọng của các sử gia đều hướng về mối quan hệ giữa Công ty Đông Ấn Anh với Trung Quốc Bằng chứng là đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu quan trọng về mối quan hệ Anh-Hoa được công bố trong nửa dau thé ky XX. Đối với hoạt động của công ty Đông An Anh ở khu vực Đông Nam A, những nghiên cứu của các sử gia phương Tây hạn chế hơn Trong thập niên 30 của thế kỷ trước, nhà sử học Anh, D.G.E.Hall lần lượt cho công bố những nghiên cứu của mình về hoạt động của công ty Đông An Anh tại Mién Điện và đến năm 1955, cuốn chuyên khảo nỗi tiếng A History of Southeast Asia của Ông được ấn hành Vậy nên đúng như nhà nghiên cứu D.K.Basset đã cho rằng, cho đến năm 1960, hiếm có một công trình nghiên cứu thực sự chuyên sâu nào về hoạt động của Công ty Đông Ấn Anh ở khu vực Viễn Đông thé ky XVII xuất phát từ hiện thực lịch sử là, đến khoảng năm 1700, kim ngạch buôn bán của Công ty Đông Án Anh với các quốc gia Viễn Đông, nhất là với Trung Quốc, quá khiêm tốn nếu so với kim ngạch của Công ty trong phan lớn thế kỷ XVIII Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về hoạt động của Công ty Đông An Anh ở Xiêm cũng sẽ giúp soi sáng một phan lich sử thâm nhập của Công ty vào Đông Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.
Trong số các nghiên cứu về quan hệ của vương quốc Xiêm với các thé lực hàng hải phương Tây trong thé ky XVII, “English Intercourse with Siam in the Seventeenth Century”, của tác giả John Anderson (xuất ban năm 1890) được đánh
16 giá là sớm nhất và tiêu biểu nhất Trên cơ sở tham khảo nguồn tư liệu dày đặn, cuốn sách của John Anderson cung cấp cho người đọc một bức tranh tương đối toàn diện về quá trình thâm nhập, hoạt động cũng như mối quan hệ day thăng tram của Công ty Đông An Anh ở vương quốc Xiêm thé ky XVII Tuy nhiên ra đời cách đây hơn 1 thế kỷ nên công trình của Anderson không tránh khỏi những hạn chế về quan điểm sử học, những nhằm lẫn về thông tin, thậm chí tồn tại nhiều nhận định thiếu chính xác về quan hệ giữa EIC và vương quốc Xiém trong thé ky XVII Những hạn chế trong tác phẩm của John Anderson về sau được sử gia hậu bối là D.K.Basset chỉ ra trong loạt bài nghiên cứu của ông về hoạt động của Công ty Đông An Anh ở Viễn Đông nói chung và ở Xiêm nói riêng Tuy nhiên, mặc cho những hạn chế nêu trên, công trình mang tính khai mở của John Anderson thực sự vẫn là một tác phẩm khảo cứu có giá trị từ nguồn tư liệu gốc, cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về hoạt động của EIC ở vương quốc Xiêm thế kỷ XVII. Đến năm 1940, trên cơ sở kế thừa một phần những nghiên cứu trước đó của Anderson, E.W.Hutchinson đã hoàn thành tác phẩm “Adventures in Siam in the Seventeenth Century” Tác phâm của Hutchinson được nghiên cứu dựa trên nguồn tư liệu Anh và Pháp phong phú, tập trung vào diễn biến của mối quan hệ hết sức phức tạp giữa Xiêm thời kỳ vua Narai với các thế lực phương Tây, nhất là Anh và Pháp, cùng với một nhân vật người nước ngoài rất đặc biệt trên sân khấu chính trị Xiêm lúc bấy giờ là Constance Phaulkon Bên cạnh đó, nghiên cứu của E.W.Hutchinson cũng cho thấy bước ngoặt của lịch sử Xiêm chính là cuộc cách mạng năm 1688 - đánh dấu kết thúc sự cởi mở của vua Narai với thế giới bên ngoài, và khởi đầu của kỷ nguyên “tự cô lập” dưới triều đại Ban Phlu Luang (1688-1767) - khởi đầu bang cuộc cách mang 1688 do vua Phetracha (1688-1703) lãnh dao - diéu này cuối cùng ngăn cản Xiêm bắt kịp với sự tiến bộ của phương Tây trong các thé kỷ sau Mặc dù một số nhận định, đánh giá của E.W.Hutchinson về sau đã được các học giả khác chứng minh là không phù hợp nhưng giá trị của công trình học thuật này vẫn vô cùng quan trọng khi nghiên cứu về mối quan hệ bang giao - thương mại giữa Xiêm với các nước phương Tây trong thé ky XVII.
Trong các nghiên cứu gần đây nhất phải ké đến nghiên cứu của của Dirk
Vander Cruysse “Siam and the West 1500-1700” Công trình này biên soạn vô cùng công phu trên cơ sở khai thác tương đối triệt để các nguồn tư liệu Pháp, Anh, Hà Lan Tác phẩm chia làm 5 phần với 20 chương, tập trung vào câu chuyện về sự thành công và thất bại trong quan hệ bang giao - thương mại của Pháp ở Xiêm từ thập niên 1660 đến thập niên 1680 Trái với E.W.Hutchinson, người đồ lỗi cho thái độ dân tộc chủ nghĩa và thái độ bài ngoại của vua Xiêm sau cuộc cách mạng 1688,
Van der Cruysse lại nhắn mạnh đến tương phản trong trạng thái tam lý giữa chủ nhà và khách, nhưng đặc biệt là sự không khoan dung tôn giáo đối với Pháp Tuy nhiên, mặc dù công trình đề cập rất ít đến sự có mặt của người Anh ở Xiêm, nhưng nó cũng giúp ích cho chúng ta có nhìn khách quan hơn về lịch sử Xiêm trong bối cảnh có sự thâm nhập của các thế lực phương Tây.
Ngoài ra nhiều ánh sáng đã soi rọi vào các quan hệ đối tác giữa người châu Âu và Xiêm trong giai đoạn cận đại sơ kỳ bằng các nghiên cứu dựa vào các nguồn tư liệu Hà Lan Tiên phong trong việc sử dụng các nguồn tư liệu này đề nghiên cứu lịch sử Xiêm chính là George Smith Vinal với tác pham “The Dutch in Seventeenth-
Century Thailand” được xuất bản năm 1977 Trong nghiên cứu của mình George Smith Vinal đã phân tích rất cụ thê sự phát triển của mối liên hệ chính trị, thương mại, và xã hội giữa Hà Lan và Xiêm thế kỷ XVII, đồng thời đưa ra những lý giải sâu sắc về ban chất dẫn đến thành công của Công ty Đông An Hà Lan (VOC) ở Xiêm Trong khảo cứu của mình về mối quan hệ giữa Xiêm và Hà Lan trong thế kỷ
XVII và XVIII, Han ten Brummelhuis với công trình “Merchant, Courtier and
Diplomat: A History of the Contacts Between the Netherlands and Thailand”, xuat ban năm 1987,’ tiếp tục chứng minh cho sự thích ứng rat tốt của thương nhân Ha Lan với tình hình chính trị, xã hội Xiêm Một công trình tiêu biểu khác cũng sử dụng tư liệu lưu trữ Hà Lan là nghiên cứu của Dhravat na Pombeja “A Political History of Siam under the Prasatthong Dynasty, 1629-1688” được hoàn thành năm Š George Smith Vinal (1977), The Dutch in Seventeenth Century Thailand, Northern Illinois University Press. ®Han ten Brummelhuis (1987), Merchant, Courtier and Diplomat: A History of the Contacts Between the
Netherlands and Thailand, Uitgeversmaatschappij de Tijdstroom
1984.'° Dhiravat na Pombejra đã làm sáng tỏ bang cách nào mà người Hà Lan đã tồn tại về chính tri và tiếp tục duy trì sự hiện diện của họ ở Xiêm, ngay cả sau khi có sự trục xuất người Anh và sau đó người Pháp trong thập niên 1680 Việc tiếp tục có trao đôi thương mai của Xiêm với người Hà Lan và người nước ngoài khác bác bỏ quan điểm cho răng, sau cuộc Cách mạng 1688, vương quốc đã cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài Thế ky XVIII, Ayutthaya không suy tàn; thay vào đó, vương quốc và triều đình Xiêm vẫn tiếp tục thịnh vượng về thương mại và văn hóa.
Cuối cùng, kế thừa các thành tựu của giới sử gia Thái, một công trình mang tính tổng hợp cao về mối quan hệ giữa Xiêm và Hà Lan đã được Bhawan Ruangsilp xuất bản năm 2007 với nhan đề “Dutch East India Company Merchants at the Court of Ayutthaya 1604-1765”.'' ệ cụng trỡnh này Ruangsilp một lần nữa minh chứng hoạt động năng nổ, kha năng thích ứng của thương nhân VOC đối với các điều kiện chính trị, xã hội phức tạp ở Xiêm Đó cũng chính là điều kiện tiên quyết cho thành công của VOC ở đây Như vậy, có thé nói, trái với những nghiên cứu về hoạt động của EIC ở vương quốc Xiêm, các nghiên cứu chủ yếu cho đến nay của giới sử gia Thái tập trung nhiều vào khảo cứu quan hệ của VOC với triều đình Xiêm hơn Tuy không đề cập nhiều đến người Anh trong các nghiên cứu này, nhưng những nghiên cứu quan trọng về VOC ở Xiêm sẽ góp phan cho chúng ta có cái nhìn đối sánh giữa các thế lực hàng hải phương Tây đang hoạt động ở Xiêm lúc bấy giờ.
Bắt đầu từ những thập niện 1660 đến thập niên 1680, trên sân khẩu chính trị Xiêm xuất hiện một người Hy Lạp vô cùng đặc biệt là Constance Phaulkon (1647- 1688) Ban đầu là một nhân viên của Công ty Đông An Anh về sau nhờ khả năng về ngôn ngữ, kinh nghiệm hàng hải, Phaulkon ngày càng chiếm được cảm tình của vua Narai (1632-1688) và leo lên đỉnh cao của nac thang danh vọng trong cơ cấu chính trị Xiêm và từng bước chi phối nhiều hoạt động thương mai của vương quốc An số về Phaulkon trong nền chính trị Xiêm đã khiến cho giới nghiên cứu cũng rất quan
'°Dhiravat na Pombejra (1984) “A Political History of Siam under the Prasatthong Dynasty, 1629-1688”
" Bhawan Ruangsilp (2007), Dutch East India Company Merchants at the Court of Ayutthaya 1604-1765,
19 tâm tìm hiểu Băng chứng là đã có rất nhiều công trình được xuất bản liên quan trực tiếp đến nhân vật này, có thé kế đến như: “Phaulkon: The Greek first counsellor at the Court of Siam: an appraisal” của George A Sioris xuất bản năm 1998; “The Phaulkon Legacy” cua Walter J.Strach III xuất bản năm 2013; “FOR THE LOVE
OF SIAM: The Story of King Narai and Constantine Phaulkon” cua Harold
Stephens xuất bản năm 2009; “The Falcon's Last Flight (The Great Epic Anthology of Thailand)” của Axel Alywen xuất bản 2013; “The Falcon of Siam: The Great Epic novel of Thailand” của Axel Alywen xuất bản 2014; Nhu vậy có thé thay số lượng công trình nghiên cứu viết về Phaulkon tương đối nhiều, phần lớn phản ánh về thân thế sự nghiệp và những tác động của Phaulkon đối với nền chính trị và các hoạt động thương mại của vương quốc Xiêm trong thời kỳ có sự thâm nhập của các nước phương Tây vào quốc gia này.
Ngoài các công trình nghiên cứu, sách tham khảo, chuyên khảo ké trên, liên quan đến đề tài này còn có một số bài viết mang tính chất khái lược liên quan trực tiếp hoặc một phan gián tiếp đến hoạt động thương mại của Công ty Đông An Anh ở Xiêm thế kỷ XVII Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết mang tính “xét lại” của
D.B.Basset “English Relations with Siam in the Seventeenth Century”, in trên
Journal of the Malayan Branch of the Royal Asiatic Society, (Vol.34, No.2 (194), pp.90-105) Trong nghiên cứu này D.K.Basset một mặt kế thừa những nghiên cứu trước đó của John Anderson, E.W.Huttchinson, mặt khác vẫn phê phán, cũng như nhận định lại những vấn đề chưa thực sự chính xác của các nhà nghiên cứu tiền bối do hạn chế về nguồn tư liệu Nghiên cứu của D.K.Basset đã khái quát được toàn bộ những diễn biến chính trong hoạt động thương mại của Công ty Đông An Anh ở Xiêm trong thế ky XVII ké từ khi bắt đầu thâm nhập cho đến khi chính thức đóng cửa thương điểm và rút khỏi Xiêm Ngoại trừ nghiên cứu trực tiếp này của Basset, trên tạp chí “Journal of the Siam Society” một ấn bản học thuật lâu đời và uy tín nhất ở Đông Nam Á đã trở thành diễn đàn để các nhà nghiên cứu công bố các ấn phẩm liên quan đến hoạt động của các thương nhân, nhà truyền giáo ở Xiêm Trong đó, có thé đề cập đến những nghiên cứu của E.W.Huttchinson, Dhirvat na Pombeja,
CÔNG TY ĐÔNG ẤN ANH Ở VƯƠNG QUỐC XIÊM: MỞ RỘNG VỊ THE NGOẠI GIAO VA THUONG MAI (1659-1682)
Vương quốc Xiêm dưới triều vua Narai (1656-1688): những cải cách hỗ trợ
Năm 1632, hoàng hậu sinh hạ cho quốc vương Prasatthong (trị vì: 1629-
1656) một vị hoàng tử, đó chính là đức vua Narai sau này Khi vua Prasatthong bước vào tuổi ngũ tuần, vấn đề người thừa kế ngai vàng được đặt ra bức thiết Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa chính trị Xiêm là van đề xung đột quyền thừa kế và sự tranh đoạt giữa các thế lực Tuy nhiên, thông qua việc sử dụng cácchiến lược khác nhau nhằm kiểm soát chặt chẽ các thế lực, Prasatthong đã thành công trong việc ngăn chặn các quan lại của mình trở nên quá hùng mạnh.[99]
Thang 8 năm 1656, vua Prasatthong qua đời mà không có người thừa kế được chỉ định rõ ràng Điều này khiến cho cuộc nội chiến cung đình, tranh giành ngôi báu giữa các phe phái diễn ra quyết liệt Cuối cùng nhờ bản lĩnh, trí tuệ của bản thân, sự giúp sức của quý tộc và quan lại đại thần, đặc biệt là sự hỗ trợ của người ngoại quốc,” Somdet Phra Narai đã chính thức giành được quyền lực vào ngày 26/10/1656, đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới hứa hẹn đưa vương quốc Xiêm bước vào thời kỳ phục hưng.[109, tr.77] Vì thế không phải ngẫu nhiên, tới tận gần hai thé kỷ sau khi ông mat, vua Mongkut (Rama IV) vẫn coi vua Narai là
“người lỗi lạc nhất trong số tất cả các nhà cai trị của Xiêm”.[179, tr.346]
Sau khi lên ngai vàng, Narai (1656-1688) trở thành vua Xiêm duy trì giao thiệp rộng rãi với người ngoại quốc hơn so với những người tiền nhiệm của mình. Ông có gắng thuyết phục người nước ngoài đến và buôn bán với Xiêm.
Từ khi còn trẻ, Narai đã bị ấn tượng bởi người Ba Tư, không chỉ bởi phong tục, tập quán của họ, mà còn là đức tin và văn hóa cung đình của Ba Tư - trái tim của nền văn hóa Hồi giáo, định hình các tiêu chuẩn cho phần còn lại của thế giới
Hồi giáo [199, tr.122] Narai đã rất ấn tượng với hệ thống triều đình đa sắc tộc của
” Theo ghi chép, một số lượng lớn những người ủng hộ Phra Narai là những người ngoại quốc bao gồm bốn mươi người Nhật Bản, Môn, Java, người Chăm theo Hôi giáo, và người Ba Tư.
Ba Tu và sự tương đồng tư tưởng; họ không quan trọng bạn là ai, miễn là bạn trung thành với Shah.”’ Văn hóa của triều đình Ba Tư bao gồm từ lễ phục đến kiến trúc và hội họa đã có chỗ đứng ở Aceh, Afghanistan, Ayutthaya, Bengal và Delhi Dưới triều đại của vua Narai, văn hóa Ba Tư đã được quy chuẩn hóa và thé chế hoá, đồng thời tăng cường học hỏi tiễn bộ khoa học và công nghệ từ người châu Âu.
Narai là vị vua Xiêm đầu tiên nhận ra sự cần thiết phải phát triển theo các quy tac châu Âu Một số cải cách và đổi mới công nghệ của quốc vương có thể kế đến việc gia tăng giáo dục thần dân theo hệ thống phương Tây, một xưởng làm đồ sắt cũng được xây dựng ở Lopburi dé chế tạo các các khẩu pháo, theo dõi thiên văn, hội kiến với các nhà thiên văn học Pháp và thậm chí xây dựng một đài quan sát cho họ tại Wat San Paolo, và xây dựng công nghệ biển Narai còn đưa phương pháp phương Tây vào việc đóng tàu và bản thân ông sở hữu đội tàu thuyền của riêng mình với số thuyền buồm lên tới 8 chiếc, trong đó ông là người lái cùng với thủy thủ đoàn Trung Quốc Ông cũng đã gửi nhiều sinh viên cũng như các quan lại đến châu Âu cùng với các nhà truyền giáo Pháp dé tiếp thu tri thức phương Tây Khi trở về, Narai hy vọng họ có thé sử dụng các kiến thức đã tiếp thu được dé phục vụ đất nước Ông cũng đã thành lập các trường 6 Ayutthaya dé dạy ngoại ngữ và khoa học kỹ thuật Ông đã nghiên cứu lịch sử của các nước châu Âu khác nhau Ông cũng nhận thấy binh sĩ Xiêm nên được đào tạo tương tự như những người châu Âu.[207]
Một số quan điểm cho răng căng thăng trong quan hệ giữa Công ty Đông An
Hà Lan và chính quyền Ayutthaya sau khi Hà Lan áp đặt một hiệp ước bất bình đẳng vào năm 1663-1664 dẫn đến việc triều đình Xiêm xây dựng Lopburi thành kinh đô thứ hai Tuy nhiên, nhiều bang chứng đã chứng minh ngược lại George Vinal Smith chỉ ra rằng Công ty Dong An Hà Lan có quan hệ tốt đẹp với Somdet PhraNarai trong giai đoạn sau khủng hoảng những năm 1663-1664 mãi cho đến năm 1681 mối quan hệ này mới trở nên căng thăng Như chúng ta đã thay, sau năm
1685, triều đình Xiêm đã thân Pháp cho đến khi Phra Phetracha cướp ngôi vua trong cuộc đảo chính năm 1688 Mặc dù hoài nghi Công ty Đông Ấn Hà Lan, Somdet
? Shah tiếng Ba Tư có nghĩa là vua, - là một danh hiệu được trao cho các vị vua, hoàng đế, lãnh chúa.
PhraNarai vẫn duy trì quan hệ thân thiện với người Hà Lan: thông thư và quà biếu vẫn được trao đôi giữa Ayutthaya và Thống đốc Hà Lan ở Batavia; VOC còn cung cấp cho Somdet PhraNarai bác sĩ phẫu thuật người Pháp theo đạp Tin lành tên là
Trong phan lớn thời gian của triều vua Narai, đối tác thương mai chính của triều đình Xiêm là người Hà Lan chứ không phải là người Bồ Đào Nha hoặc Anh. Người Hà Lan luôn có thể đáp ứng được các đơn hàng chất lượng cao của quốc vương, hàng hóa sang trong cho Ayutthaya và cung điện Lopburi Khi xây dựng cung điện ở Lopburi, Narai cần sứ và gốm kiến trúc để làm gấp và Hà Lan với uy quyền của họ trên biển và tinh thần kinh doanh của họ, đã sẵn sàng và có khả năng xử lý các đơn đặt hàng Người Hà Lan đã gửi các mẫu sứ và đất nung của Narai (đặc biệt là ngói lợp) đến Trung Quốc trên thuyền mành của người trung gian Trung Quốc và đến Nhật Bản, nơi nhân viên Hà Lan có thê phân loại đơn hàng của Narai dé đặt tại lò Arita mới Sự thân thiện với người Hà Lan là cơ sở dé quéc vuong Xiém dam phan và ký hiệp ước với Công ty Dong An Hà Lan vào năm 1664, các điều khoản trong đó đều rất thuận lợi cho người Hà Lan.
Cũng dưới triều vua Narai (1656-1688), thương mại hoàng gia Xiém với các vương quốc và các cảng thị đều được tiến hành trên phạm vi rộng Ayutthaya là nguồn quan trọng của da động vật, gỗ tô mộc, chì và thiếc, thêm vào đó là những mặt hàng quý hiếm như sừng tê giác và tô yến Những thứ này được trao đổi lay bạc, đồng, và hàng hóa cao cấp từ Nhật Bản, kẽm, lụa và đồ sứ từ Trung Quốc đưa đến Ayutthaya bằng tàu hoàng gia Xiêm và thuyền buồm Trung Hoa Hoàng gia Xiêm, cũng như thương nhân Hồi giáo gốc An và các thương nhân khác, nhập khâu đến Mergui và Ayutthaya vải cotton của Coromandel, tơ lụa Ba Tư, và nước hoa hồng Các thương nhân Hồi giáo đã lấy tơ lụa Trung Quốc, thiếc của Xiêm, Eaglewood và kẽm đưa đến An Độ và cảng thị phía tây Một số nhà nước cảng thị Sumatra, Java và bán đảo Malay, chưa kế đến Borneo (Banjarmasin), Sulawesi
(Makassar) va Timor, cũng duy trì liên lạc thường xuyên với Ayutthaya Vi dụ, trong thời gian từ tháng 10 năm 1681 đến tháng 9 năm 1682, có 10 tàu từ Riau, 8 từ
Pahang, 4 từ cảng thị không rõ danh tính năm trên “bờ biển Mã Lai”, 2 từ Melaka,
Kelantan va Deli, va 1 từ Terengganu va Kedah, một tàu Pháp tàu từ Timor, và một tàu hoàng gia Xiêm từ Borneo đã đến cảng thi Ayutthaya Hau hết trong số này mang mây, hạt tiêu, lạc, riéng, trong khi tàu Pháp từ Timor mang một số lượng gỗ đàn hương Vào tháng 12 cùng năm đó, 19 tàu đời Ayutthaya đến Riau, Pahang, Melaka, Johor, Kedah và Deli với nhiều loại hàng hóa Mười hai trong sốnhững con tàu này mang muối và 11 tàu mang theo thuốc nhuộm cham Các mặt hàng khác cũng được mang đi từ Xiêm bởi các thuyền này bao gồm gạo, vải Xiêm và hộp đựng trầu Bên cạnh thương mại hàng hải Ayutthaya cũng tiến hành thương mại đường bộ với Lanchang (Lào) và Miễn Điện trong thời bình với hai vương quốc nay.[146, tr.88]
Theo Pires, “bên cạnh Tenasserim, Xiém cũng trao déi thương mai với Pase, Pedir, Kedah, Pegu, Bengal, và người Gujaratis cũng đến cảng thị của ho hang năm.
Họ tiến hành thương mai da dang với bên ngoài và tự do ở trong nước” Tuy nhiên, Pires tiếp tục thuật lại rang ở Ayutthaya bản thân các vị vua Xiêm kiêm soát chat chẽ về thương mại Tất cả các thương nhân nước ngoài ở Xiêm phải trả thuế nhập khâu cho hoàng gia thông qua người Trung Quốc, dựa trên mối quan hệ gần gũi với Xiêm họ được hưởng ưu đãi và trả lương thấp hơn người nước ngoài khác.[292, tr.108-09]
Vào thế kỷ XVII, thương mại và bang giao của hoàng gia Xiêm có sự gắn bó chặt chẽ với nhau Nhiều sứ thần Xiêm được phái di; nhiều sứ đoàn ngoại quốc được tiếp đón bởi vua Narai, chủ yếu là liên quan đến thương mại Các phái đoàn triều cống được vua Xiêm cử sang Trung Quốc chủ yếu đề tìm kiếm cơ hội thương mại VỊ trí bộ trưởng Xiêm cua okya (hoặc chaophraya) Phra-Khlang là hình anh thu nhỏ về con đường mà hoàng gia Xiêm đã thực hiện liên kết hoạt động bang giao và thương mại hoàng gia Trách nhiệm của chức bộ trưởng này được Simon de La
CÔNG TY ĐÔNG AN ANH Ở VUONG QUOC XIÊM (1683-1685): ÁP LỰC CẠNH TRANH VỚI PHÁP VÀ ĐÓNG CUA THƯƠNG DIEM
Phái đoàn Strangh và nỗ lực cứu vãn nền thương mại Anh ở vương quốc Xiêm (1683-16844) - 2-22-2212 221222122112711271211 2211211 1111211 111i 129 5.2 Nỗ lực bat thành của Hội đồng Surat trong việc khôi phục nên thương mại Anh ở vương quốc Xiêm năm 16§5 -2¿- 2£ ©22£©5£2EE£2EE2EE2EEE2EE2EEeEEEerkesrxerred 141 5.3 Nhân tô Pháp trong quan hệ Anh-Xiém trong thập niên 80 của thế kỷ XVII
Trong bối cảnh Gosfright không đạt được thỏa thuận với người Xiêm trong chuyến thăm vào năm 1681, Richard Burnaby tự mãn với vị trí của mình, thương điểm Xiêm 8 năm liên tiếp không mang lại lợi nhuận Ban Giám đốc quyết định tiễn hành một cuộc điều tra cuối cùng về triển vọng thương mại tại vương quốc Xiêm Vào tháng 12 năm 1682, Ban Giám đốc cử William Strangh và Thomas Yale từ Luân Đôn đến Xiêm trên tàu Mexico Merchant dé thanh tra sự thiệt hại của thương điểm Xiêm có phải là hệ quả của sự quan lý yếu kém của bộ phận nhân viên Công ty hay không.[93, tr.101] Ngày 01/9/1683, tàu Mexico Merchant đến Xiêm và các thanh tra viên nhanh chóng phát hiện ra rằng không chỉ thương điểm của người Anh bị phá hủy, mà tất cả việc đàm phán đều thông qua sự chỉ đạo của một người
Hy Lạp tên là Phaulkon - người mà gần 7 năm trước đó chỉ là một nhân viên bình thường của Công ty.
Ban thân William Strangh và Thomas Yale, con được cung cấp đầy đủ thầm quyền dé điều tra những gi liên quan đến các vụ việc của Công ty, đồng thời tìm kiếm một thỏa thuận với triều đình Xiêm rằng, hàng năm, quốc vương nên mua một lô hàng hóa của Công ty trị giá £30.000 Trong trường hợp người Xiêm từ chối, Strangh được lệnh sẽ đóng cửa thương điềm ngay lập tức.
Toàn bộ những diễn biến trong các hoạt động của Công ty ở Xiêm vào thời điểm này đều được ghi chép một cách day đủ trong nhật ký của Strangh.[273,tr.177- 184] Trong đó, Strangh dành nhiều sự tập trung vào Phaulkon và vai trò của ông ấy ở kinh đô Ayutthaya kế từ năm 1683 Nhờ có được sự ủng hộ, Phaulkon đã gianh
3 Trong Court Munites, 3 November 1682 có viết rằng “Strangh được nhận vào làm cho Công ty trong năm
1682 với mức lương 50 bảng và £1000 tiền bảo lãnh được đảm bảo bởi Francis Heath, một người bán quần áo (haberdasher), và James Lyall, một thương nhân ở London Strangh trả cho trợ lý Thomas Yale trên £30 moi năm.
129 thiện cảm với vua Naral khi giáo sỹ Francois Pallu (1626-1684) đến hội kiến và với sự từng trải của mình, vị tân bộ trưởng Phaulkon thể hiện sức mạnh đáng né của kẻ phưu lưu đầy tham vọng này Phaulkon đang sử dụng một ngôi nhà ở khu phố người Hoa dé kinh doanh và nghỉ ngơi.
Ngay sau khi đến Ayutthaya, Strangh và Yale được giới thiệu đến “tư dinh của Ngài Constance Phaulkon, một ân nhân lớn của Công ty” đồng thời là “thương nhân chính và sủng thần của quốc vương Xiêm” Strangh đã nhận được “sự tiếp đón nông hậu của Phaulkon, với sự phục vụ của quá nhiều thuộc hạ”, và được cho biết rằng khi nghe tin Strangh đến nhà vua đã chuẩn bị cho ông ấy một ngôi nhà và sẽ
“sẵn sàng trong vòng 3 hoặc 4 ngày” Tuy nhiên, Strangh sớm nhận thấy cần có một ngôi nhà riêng để có thé tận hưởng sự riêng tư và thực hiện một cuộc điều tra về nguyên nhân đã dẫn đến hỏa hoạn tại thương điểm của Công ty Phái đoàn của Strangh cũng mong muốn lượng đồng còn lại sẽ được bảo vệ an toàn (vẫn còn ở trên thuyền của Potts) - thứ hàng hóa mà Phaulkon dùng dé trả khoản nợ cho Công ty Potts được cho là đã và đang sống hưởng thụ nhờ số tiền thu được từ việc bán đồng trước khi Strangh đến Cuối cùng, Strangh lo ngại rang “nước có thé đã xóa hết dau vết đám cháy còn dé lại” dé có thé điều tra ra được căn nguyên của vụ cháy.
Không mấy thoải mái khi tá túc trong tư dinh của Phaulkon, nên ngay sau khi ngôi nhà được vua Xiêm ban cho được hoàn thành, Strangh lập tức chuyên đến khu nhà mới Cả Potts và Ivatt đều không đem lại kết quả gì trong tranh chấp của họ với Phaulkon Ivatt đồng ý với Phaulkon răng chính Potts là thủ phạm gây ra vụ hỏa hoạn dé phi tang chứng cớ, cũng như có tình hủy hoại số sách của Công ty Trong khi đó, Potts lại cho rằng người gây ra đám cháy chính là Phaulkon nhằm khiến ông ấy phải phụ thuộc người Hi Lạp Potts vẫn từng nói rằng Phaulkon chính là “bụi gai phải được nhồ tận gốc” thì quyền loi của Công ty mới được đảm bảo.
Trong hoàn cảnh này, Strangh cảm thấy cần thiết phải có một cố vấn giàu kinh nghiệm và hoạt động vô tu Potts và Ivatt, những người đã đưa ra lời khuyên, thì lại mâu thuẫn với nhau; Richard Burnaby, người đã trở lại Ayuthaya với hoạt động kinh doanh của riêng mình, có được sự tín nhiệm và được Phaulkon chỉ định
130 cho một vi trí tai Mergui Trong lúc hoang mang, Strangh đã trông cậy vào sự phục vụ của Hamon Gibbon, một trợ ly cũ của Sanger, người đã xin nghỉ việc khi
Richard Burnaby được cử đến dé thay thé Sanger, Ramsden va Gibbon Hamon Gibbon vốn đã chống đối Richard Burnaby và cũng thường xuyên chống lại Phaulkon Kết quả là Strangh cũng trở nên có thành kiến chống lại Phaulkon, người ma ông đã đàm phán từ khi Phaulkon đang làm thông dịch viên cho các bộ trưởng của Xiêm.
Sau 6 ngày ở kinh đô Xiêm, Strangh mới được tiếp kiến Bộ trưởng Xiêm (Phra-Klang), và đã được thông báo rang Potts là kẻ tình nghi gây ra vụ hỏa hoạn. Strangh hứa sẽ điều tra người phải chịu trách nhiệm Tuy nhiên, sau khi trải qua một tuần thâm tra Potts và Ivatt, ông ta thấy không thé đưa ra một phán quyết rõ ràng Vì thế, Strangh bàn luận qua loa về van dé này và chuyền sự chú ý của mình đến hoạt động kinh doanh - điều đã đưa ông ta đến Xiêm Sự quan tâm đầu tiên của Strangh là thu xếp quà biếu cho vua Narai Strangh đã rất khó chịu khi nghe Phaulkon nói rằng ông ấy mong đợi sẽ được cung cấp quà biếu trị giá tới £1.400, gồm các hàng hóa là súng và vải Tuy nhiên, Strangh cảm thấy yên tâm phần nào khi nghe Phaulkon nói rang ông ấy sẽ có thé nhận lại được phan quà có giá trị tương đương.
Nhiệm vụ của Strangh là thương lượng một hợp đồng lớn hàng năm cho Công ty Đông Ấn Anh Phaulkon nói rằng cảm thấy rất hài lòng về vấn đề này Tuy nhiên, khi Strangh yêu cầu được phép đàm phán trực tiếp với các vị Bộ trưởng thay vì đàm phán thông qua Phaulkon thì xảy ra xích mích nghiêm trọng bởi nó đụng đến lòng tự ái cá nhân của Phaulkon Vì thế, Phaulkon đã dồn sức dé chứng minh quyền uy của mình và làm cho Strangh cảm nhận thấy điều đó Vào ngày trước khi Strangh chuyển vào khu nhà riêng do quốc vương Xiêm bố trí, Phaulkon đã thôi bùng lên một cuộc tranh luận, tranh cãi về Potts Phaulkon phàn nàn rằng, mới đây Potts đã gửi thư về Luân Đôn và nói rất khiếm nhã về ông ấy, dùng những từ miệt thị như “thăng nhãi nhép người Hi Lạp” và đã vu khống rằng Phaulkon đã rời bỏ Công ty vì bất mãn với vị trí khiêm tốn mà ông ta được giao Phaulkon còn tiếp tục
131 chỉ trích Công ty để bỏ qua những lời khuyên của một người có kinh nghiệm như George White, người đã bày tỏ lập trường lên lãnh đạo Công ty và đã bác bỏ tất cả các cáo buộc của Potts Cuối cùng, Phaulkon đe dọa trả đũa chống lại Potts trừ phi ông rời khỏi đất nước này Những chỉ trích của Phaulkon đối với Potts thậm chí khiến cho Strangh khá bối rối Ông ta nói “Phan trình bày của Phaulkon đã cho tôi có dịp dé nghiền ngẫm lại về những rắc rối mà Công ty gặp phải cũng như về những người bất mãn với lợi ích của Công ty” [69, tr.578]
Lo lắng tăng lên khi Strangh được một thương nhân An Độ nói rang Bộ trưởng Xiêm đã không thực sự quá thành kiến với Potts như Phaulkon đã nói Vị thương nhân Ấn Độ ngỏ lời khen ngợi Potts, và mọi chuyện đã đến tai Phaulkon. Phaulkon đã bắt giữ những người Ấn và dẫn độ họ đến một bữa tiệc lớn do ông tổ chức mà tại đó Strangh cũng là khách mời Những người Ấn Độ đã bị công khai kết tội thông đồng với Potts và bị kết án tù.
Constance Phaulkon: từ hợp tác với người Anh đến bắt tay với người Pháp
Constantine Phaulkon sinh năm 1647 ở thị trấn Argostoli trên dao Cephalonia,” là con cả trong gia đình có 4 anh em trai, cha mẹ theo Công giáo." Năm 1660, Phaulkon đã trốn khỏi nhà để làm nhân viên phục vụ trên một tàu buôn
7 Cephalonia là hòn đảo lớn nhất trong 7 hòn dao Ionian đọc theo bờ biển phía tây của Hy Lạp, nơi mà được đặt dưới sự cai trị của Venetian từ năm 1500 cho mãi đến năm 1797, khi nó bị chiếm đóng bởi Napoléon. Tiếp sau Pháp là sự chiếm đóng trong giai đoạn đoạn ngắn của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cho đến khi người Anh thắng thế vào năm 1809 Sự cai trị của Anh kết thúc vào năm 1864 và hòn đảo này đã được hợp nhất vào Hy
Lạp 7° E.W.Hutchinson thăm Cephalonia trong khi viết tác phâm “Những kẻ phưu lưu ở Xiêm thé ky XVII” năm
1930 khang định gia đình của Constance Phaulkon thuộc tang lớp “tram anh thế phiệt” Cha ông ta là Don Giorgio Gerachi là linh mục, đồng thời cũng là thống đốc của đảo Cephalonia Mẹ là Aanetta Foca Supianto cũng được sinh ra trong một gia đình quý tộc.
148 của Anh.” Năm 1670, Phaulkon ký hợp đồng làm trợ lý phụ trách vũ khí (assistant gunner) trên con tàu Hopewell của Anh đi đến Batam.” Khi đến Batam, Phaulkon giành được cảm tình của người Anh và trở thành người phục vụ cho Công ty Đông Ấn Anh trong vai trò của một phụ tá Tại đây, ngoài vốn tiếng Anh thành thạo, Phaulkon đã học được một ngôn ngữ khác là tiếng Mã Lai Thời gian trên tàu
Hopewell, Phaulkon cũng gặp George White - một thương nhân tự do - sau đó đã di tiếp tới Xiêm và trở thành một hoa tiêu trên sông Menam Quan trọng hơn, trong thời gian ở Bantam, Phaulkon đã gặp Richard Burnaby, một trong những quan chức cao cấp của Công ty Đông Ấn Anh ở đây, sau này trở thành chủ nhân của mình. Đến năm 1678, khi được hội đồng Bantam giao nhiệm vụ đến điều tra về tình trạng lộn xộn của thương điểm Ayutthaya, Richard Burnaby đã đưa Phaulkon đi cùng.
Khi nhận thức được giá trị của Phaulkon như một nhà ngôn ngữ học và là người có tài nói chuyện, Burnaby mong muốn giữ Phaulkon ở Ayutthaya với công việc ban đầu là làm thông dịch viên cho Burnaby Không những thế, Burnaby còn thuyết phục George White làm nhân viên cho Công ty Đông An va trong một thời gian cả hai người đã lợi dụng Phaulkon trong các hoạt động buôn bán tư nhân Hệ quả là, đến năm 1680, chỉ trong vòng hai năm sau khi Phaulkon làm chủ ngôn ngữ Xiêm, cả Burnaby và George White đã nghĩ ra một kế hoạch tìm cách tiến cử Phaulkon làm việc cho các “Barcalon” và lợi dụng vi trí của mình dé xúc tiến quyền lợi của Công ty Anh, chống lại Hà Lan Thậm chí, khi đã tiễn cử thành công Phaulkon đến làm việc cho Phra-Klang Kosa Lek,” Burnaby cho biết sẽ sẵn sàng chi thêm bat cứ khoản tiền nào cần thiết dé làm tăng sự hấp dẫn trong thiện ý của mình: “Kance, người mà bây giờ chúng ta sẽ gọi là ông Constance, đã được các Barcalon tiếp nhận, nhờ vào các khoản cho vay và sự đề bạt được cung cấp bởi các thương gia Anh của chúng ta, những người đưa ra một khoản tiền lớn hơn cho ông ấy dé chiếm
7 Trong bức thư ngày 29/10/1686,” gửi cho William Gyfford, ông nói về nước Anh như “một quốc gia mà sau giai đoạn trứng nước đã ton tại trong từng hơi thở của tôi”.
73 Chuyến đi của Phaulkon trên tàu Hopewell năm 1670 là lần xuất hiện đầu tiên của ông ấy trong những ghi chép của người Anh.
” Nguồn tư liệu Hà Lan đề cập đến ông lần đầu tiên trong thời gian thương lượng cho hàng dệt may tại Ligor trong 1679.
149 được anh hưởng với cácBarcalon, Calouan (Khaliiang) dé làm tôi tớ cho nhà vua, hoặc người phục vụ hoàng gia Các nhiệm vụ được giao cho ông bởi Barcalon là làm việc trong kho hàng hoặc cửa hàng của nhà vua, trong các vấn đề liên quan đến thương mại vì vị vua này đứng đầu tầng lớp thương nhân trong vương quốc của mình” [133, tr.58]
Tuy nhiên, kế hoạch tưởng như đã hết sức hoàn hảo này lại không thành công bởi hành động của Richard Burnaby đã gây ra sự thù hận và tranh chấp gay gắt với đồng nghiệp Potts.*° Thậm chi, trong báo cáo gửi về Luân Đôn, Potts phan nàn rằng ngày 4/06/1679, Burnaby đột nhập vào phòng và lấy của ông ấy một hộp đựng tiền Hơn thế Potts còn nhiều lần khiếu nại đến Bantam đề chống lại Burnaby
- người bảo trợ của Phaulkon Hệ quả là, Burnaby đã bị triệu hồi về Bantam vào năm 1682 dé trả lời các cáo buộc chống lại ông ấy, còn George White thì chán nan nên xin từ chức và trở về Luân Đôn Trong khi đó, Phaulkon ngày càng có vai trò và tham gia phục vụ triều đình Xiêm Điều này giúp cho Phaulkon an toàn trước tác động tức thì trong các hành động thù địch của Potts, vì thế tiến bước rất nhanh, cải thiện vi trí của mình dưới quyền của Barcalon P’ya Kosa Tibodi - một người rất biết cách phát huy năng lực của viên quan người Hi Lạp Do vậy, vào năm 1679, trong khi Phaulkon vẫn còn phục vụ cho Công ty Đông An Anh, thương điểm Ha Lan ở Xiêm đã báo cáo rằng viên quan người Hi Lạp là tích cực nhất trong số các nhân viên Anh ở Xiêm Một vài năm sau đó, người Hà Lan tiếp tục ghi rằng sự cần cù của Phaulkon là không thé tưởng tượng nổi nên sớm muộn gi thì ông ấy cũng sẽ có vị trí tốt hơn hiện tại [109, tr.531] Những dự báo này cho thấy ngày càng chính xác hơn nữa ké từ khi Potts - người được giao ở lại phụ trách cơ quan thương mại của
Anh ở Xiêm- ngày càng có nhiều tranh chấp gay gắt hơn với Phaulkon liên quan đến khoản tiền Phaulkon nợ Công ty.*! Do thấy mối quan hệ ngày càng bị chia rẽ ®°DavenportTM” sau này nói rằng Burnaby là một người đàn ông không thể giao trọng trách giữ các bí mật, và chỉ quan tâm đên lợi ích cá nhân và dục vọng Tuy nhiên, ông ta đã đúng khi chon George White ở Aytthaya làm trợ lý Do là người ngoài kiên thức vê Xiém, còn sở hữu một khí phách, nghi lực giúp ông sau này trở thành một thương gia của Luân Đôn. Š! Phaulkon lúc này đã làm chủ được ngôn ngữ ở Xiêm, và thái độ kiên quyết của ông ấy đối với Potts trong việc yêu cầu trả các khoản nợ của Công ty Anh đối với Triều đình Xiêm đã càng làm tăng thêm uy tín của ông với Bộ trưởng (Phra-Klang) của mình và mở đường cho việc thăng tiên sau này.
150 với người Anh, nên Phaulkon ngày càng trở thành đối tượng tranh thủ của đại diện thương mại trẻ tuổi người Pháp là Boureau-Deslandes, người đã đến Xiêm vào đầu năm 1682 với một đề nghị đặc biệt của vua Louis XIV trao cho Pallu dé chuyén cho vua Narai Người thanh niên Pháp này là con rễ của Francois Martin, người đã lập thương diém Pháp ở Pondichery (1674) và đã đặt cho mình nhiệm vụ lôi kéo Phaulkon phục vụ lợi ích của người Pháp, nhất là kể từ khi có xảy ra sự cố thương điểm Anh bị cháy vào tháng 12/1682 đã tạo ra cơ hội thuận lợi hơn cho Boureau- Deslandes rất nhiều Sau khi thương điểm Anh bị thiêu trui, Potts một mực cho rằng người Hi Lạp chính là thủ phạm và phải chịu trách nhiệm chính cho thảm họa trên.
Tuy nhiên, có thể thấy ngay cả khi phải chịu những chỉ trích hết sức nặng nề của Potts, Phaulkon dường như vẫn còn do dự trong một thời gian dài trước khi có cam kết cuối cùng ngả theo Pháp.[ 133, tr.68-90]
Cuối cùng, hố sâu ngăn cách giữa Phaulkon với Công ty và Potts ngày một lớn hơn, đặc biệt là vào năm 1683 khi Richard Burnaby từ Bantam trở về Xiêm với tư cách một thương nhân tự do sau khi bị Công ty sa thải; George White đã rút về
Luân Đôn, nhưng anh trai của ông là Samuel White thì vẫn còn ở Mergui Phaulkon
- bằng những đặc ân của mình ở triều đình - đã thu xếp cho Richard Burnaby được làm Thống đốc Mergui và Samuel White là quan quản lý cảng thị William Strangh