1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bản án số 13 2020 về việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bị đơn sử dụng các video để thu hút lượt xem và thực hiện các quảng cáotrên vietgiaitri.com nhằm mục đích thu lợi nhuận.- Ông NĐ xác định chưa đăng ký bảo hộ đối với 387 video này- Ông N

Trang 1

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNHMôn: Luật sở hữu trí tuệ.

Lớp học phần: LUKD1173_02.

Giảng viên: Ts Nguyễn Thị Hồng Hạnh.

Nhóm: 01; Thành viên: Nguyễn Công Độ; Trương Ngọc Ánh; Lê Thu Trang;

Nguyễn Minh Anh; Đỗ Ngọc Thuận; Nguyễn Duy An; Lê Ngọc Minh; Phạm TiếnMinh.

Đề tài thuyết trình: Quyền liên quan đến quyền tác giả.

Trang 2

BẢN ÁN SỐ: 13/2020/KDTM-PTNgày: 27 - 5 - 2020

Về việc Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ

Link bản án

I.NỘI DUNG VỤ TRANH CHẤP.

1.Tóm tắt bản án:a.Các bên tranh chấp:

Nguyên đơn: Ông Đinh Công NĐ - Kỹ sư tin học.Bị đơn: Công ty truyền thông VGT.

b.Tình tiết bản án.Theo bản án sơ thẩm:

Từ năm 2012, ông Đinh Công NĐ (kỹ sư tin học) soạn thảo chương trình họctập dựa trên kiến thức của Bộ giáo dục đào tạo và chuyển video giảng dạy (về toánhọc, tin học) lên web “360do.vn” Thông qua youtube, ông NĐ chuyển sang web nàynhiều nội dung có dung lượng lớn Song song với đó, ông NĐ được hưởng % lợinhuận trên doanh thu của Google khi đăng ký youtube

Giữa năm 2015, trong quá trình thương thảo với Topica, ông NĐ phát hiệnCông ty truyền thông V xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với những video giảng dạycủa mình Cụ thể, Công ty V đã:

● Đưa 387 video của ông NĐ vào sử dụng tại trang web vietgiaitri.com màkhông được sự đồng ý của ông

● Gắn thương hiệu vietgiaitri.com vào video của ông NĐ gây hiểu nhầm chongười xem.

● Sử dụng video nhằm thu hút lượt xem và mục đích thu lợi nhuận.

Đối tượng khởi kiện ở đây là 387 video giảng được ông NĐ đưa lên youtube vàtrang web 360do.vn Ông NĐ xác định 387 video này chưa được đăng ký bảo hộ

Trong đơn ngày 02-11-2015, Nguyên đơn (ông NĐ) khởi kiện đòi bị đơn (Công

ty V): 1 chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các video của tácgiả 2 chấm dứt sự hoạt động và huỷ bỏ toàn bộ các video của tác giả mà Công ty Vđã đăng tải trước đó trong web vietgiaitri.com 3 xin lỗi công khai trên báo tuổi trẻ vìhành vi xâm phạm 4 bồi thường thiệt hại về vật chất, cơ hội kinh doanh và tinh thần

của tác giả (ông NĐ) Bị đơn (Công ty V) đã giải thể từ ngày 21-12-2015 theo Quyếtđịnh giải thể số 01/2015/QĐ

Trang 3

TAND Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hạivới tổng số tiền là 745.500.000 đồng của nguyên đơn Đồng thời, đình chỉ giải quyếtyêu cầu của nguyên đơn (ông NĐ) buộc bị đơn (công ty V) chấm dứt hành vi xâmphạm và huỷ bỏ toàn bộ các video đã đăng tải trước đó trong website vietgiaitri.comvà xin lỗi công khai do ông NĐ rút các yêu cầu này

Ngày 24-10-2017, ông NĐ kháng cáo một phần bản án sơ thẩm đề nghị Toà ánxem xét lại chứng cứ đã nộp (thông tin nằm trong đĩa CD)

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn (ông NĐ) kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với lý do Toà án cấpsơ thẩm đã không xem xét các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của ông Ông không đồng ý yêu cầu của Toà án sơ thẩm về việc buộc ông phải cung cấp cácbản thảo của các video để chứng minh quyền tác giả Do đó, ông đề nghị Hội đồngphúc thẩm sửa bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận toàn bộ yêu cầu bồi thườngthiệt hại của ông, tổng số tiền là 745.500.000 đồng

Toà án không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn (ông NĐ) và giữnguyên bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm

2.Lập luận của các bên và Tòa án:2.1 Lập luận của bên nguyên đơn:

- Ông NĐ cho rằng Bị đơn ( Công ty V) đã có những hành vi xâm phạm quyềnsở hữu trí tuệ với những video của mình như sau:

(1) Bị đơn đã đưa 387 video vào sử dụng tại trang web vietgiaitri.com và gắnthương hiệu vietgiaitri.com vào vieo mà không được sự đồng ý của ông NĐ(2) Bị đơn tự cho phép người xem download những video này về máy tính cánhân

(3) Bị đơn sử dụng các video để thu hút lượt xem và thực hiện các quảng cáotrên vietgiaitri.com nhằm mục đích thu lợi nhuận.

- Ông NĐ xác định chưa đăng ký bảo hộ đối với 387 video này

- Ông NĐ yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại về vật chất theo hợp đồng ôngNĐ kí với đơn vị khác theo công thức 1.500.000 x 387 (video)= 580.500.000đồng chứ không còn căn cứ nào khác.

- Ông NĐ yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại về cơ hội kinh doanh khi sự xâmphạm này đã buộc ông NĐ tạm ngưng thương lượng hợp tác với Topica ( mớitrao đổi miệng và chưa có văn bản thỏa thuận chính thức hợp tác giữa 2 bên).- Ông NĐ yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần vì ông đã phải

bỏ thời gian công sức để tìm hiểu và ngăn chặn sự xâm phạm của bị đơn.- Ông NĐ không đồng ý yêu cầu của Tòa án sơ thẩm về việc buộc ông phải

cung cấp các bản thảo của các video để chứng minh quyền tác giả.- Các chứng cứ chứng minh của nguyên đơn gồm:

Trang 4

(1) 01 tập hình ảnh được in ra giấy, gồm 387 trang chụp lại cảnh các videobài giảng bị đăng lên website vietgiaitri.com

(2) 01 đĩa CD gồm: 387 video ghi lại sự việc bị đơn đã đăng tải các video đểquảng cáo; 01 tập tin chứa 387 liên kết để chuyển đến các video bài giảng trênwebsite vietgiaitri.com (hiện các đường dẫn đã bị huỷ) và 02 video về việcông NĐ đăng tải video lên Youtube cho đến khi kết thúc

2.2 Lập luận của bên bị đơn:

- Tại bản án phúc thẩm thì bị đơn là công ty V vắng mặt.

- Công ty V đã giải thể từ ngày 21-12-2015 theo Quyết định giải thể số01/2015/QĐ.

● Nhận định của Toà án tại phiên tòa phúc thẩm: 2.3.1 Về tố tụng:

- Tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng những người tham gia tố tụng trên(bị đơn: Công ty V và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Công ty U),

căn cứ khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự)

2.3.2 Về nội dung vụ án: Về đối tượng tranh chấp:

- Đối tượng tranh chấp trong vụ án này là Quyền liên quan đối với 387 video

bài giảng, căn cứ khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ

sung năm 2009).

- Tác phẩm thuộc loại hình “Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu” mà tòa ánsơ thẩm xác định là không chính xác.

Về việc xác định chủ sở hữu quyền liên quan:

- Ông NĐ là chủ sở hữu quyền liên quan đối với 387 video bài giảng bởi ông đãcung cấp 387 bản ghi hình các bài giảng; Giấy chứng nhận đăng ký tên miền360do.vn (NĐ là chủ thể đăng ký sử dụng tên miền và NĐ đăng lên trang web

360do.vn và youtube.com qua tài khoản của mình), căn cứ tại điểm a khoản 3

Điều 24 Nghị định số 105/2006/ NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ.

Về hành vi vi phạm:

Trang 5

- Các tài liệu do ông NĐ cung cấp phù hợp quy định của pháp luật nên được coi

là chứng cứ hợp lệ, căn cứ tại khoản 1 Điều 94 và khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố

Về yêu cầu bồi thường thiệt hại:

- Về yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm 387 video

+ Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông NĐ về việc yêu cầu Công ty Vbồi thường vật chất với tổng số tiền là 580.500.000 đồng bởi ông NĐ (nguyênđơn) không cung cấp được chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm quyền

liên quan của Công ty V (bị đơn) gây ra thực tế cho ông, căn cứ các quy định

của pháp luật về xác định thiệt hại

- Về yêu cầu bồi thường cơ hội kinh doanh

+ Cơ hội kinh doanh đối với 50 video dạy tin học có thể có với đối tác Topicamà nguyên đơn yêu cầu không được xem là khả năng thực tế, nên không được

Hội đồng xét xử chấp nhận, căn cứ tại Điều 19 Nghị định số

105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ

- Về yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần

+ Không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần của nguyên đơn(ông NĐ) do không cung cấp được chứng cứ chứng minh thiệt hại về mặt tinhthần, căn cứ tại điểm 2.2 mục I phần B Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008 củaTòa án nhân dân Tối cao - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao - Bộ văn hoá, Thể

thao và Du lịch-Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ tư pháp

- Quyết định của Toà án tại phiên tòa phúc thẩm:

+ Không chấp nhận yêu cầu đòi Công ty V bồi thường các thiệt hại với tổng sốtiền là 745.500.000 đồng của ông NĐ

+ Đình chỉ giải quyết yêu cầu của ông NĐ buộc Công ty V chấm dứt hành vixâm phạm và huỷ bỏ các video đã đăng tải trước đó trong websitevietgiaitri.com và xin lỗi công hai do ông NĐ rút các yêu cầu này

+ Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm và phúc thẩm: đã được quy định cụthể trong Bản án

II BÌNH LUẬN BẢN ÁN.

1.Dẫn nhập:

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyển liên quan) là quyềnmà tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phátsóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (Theo Khoản 3 Điều 4 Luậtsở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)) Vậy đối tượng được

Trang 6

bảo hộ trong quyền liên quan là (i) buổi biểu diễn; (ii) bản ghi âm, ghi hình; (iii)chương trình được phát sóng, tín hiệu vệ tinh được mã hóa

Việc đăng ký quyền liên quan là điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyềnghi nhận các thông tin về chủ sở hữu quyền liên quan Điều này đã được quy định tạiKhoản 1 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022).Tuy nhiên việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan lạikhông phải là một thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền liên quan Trong trườnghợp của bản án, ta có thể thấy rõ điều này qua việc ông Đinh Công NĐ tuy khôngthực hiện thủ tục đăng ký quyền liên quan nhưng vẫn được coi là chủ sở hữu quyềnliên quan và được hưởng toàn bộ quyền liên quan theo Luật Vụ án về tranh chấpquyền SHTT liên quan đến “bản ghi hình của 387 video bài giảng” chính là minhchứng rõ nét cho việc được phát sinh quyền liên quan dù không có sự ghi nhận củacơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Vụ án đã để lại nhiều vấn đề pháp lý xung quanh việc (i) xác định đối tượngđược bảo hộ quyền liên quan; (ii) Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng kýquyền liên quan đến chủ sở hữu quyền liên quan; (iii) Quyền của chủ sở hữu quyềnliên quan mà cụ thể ở đây là quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và giới hạnquyền liên quan.

2.Đối tượng được bảo hộ bởi quyền liên quan:

Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm

2009, 2019, 2022) thì: ”Quyền liên quan đến tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan)

là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chươngtrình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa” Vậy những đối

tượng được quyền liên quan bảo hộ chính là những cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghihình và chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Như vậy từ khái niệm trên ta có thể hiểu được quyền liên quan là một thuật ngữđược liên quan đến quyền tác giả hay nói cách khác nó được phát sinh trên nền tảng

của một tác phẩm đã tồn tại Tuy nhiên theo Khoản 3 Điều 16: “Tổ chức, cá nhân

định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hìnhảnh khác” Như vậy các âm thanh, hình ảnh khác trong quy định này có thể được

hiểu là âm thanh, hình ảnh không liên quan đến quyền tác giả, ví dụ một người ghitiếng chim kêu, vượn hót, hình hươu, nai nhảy múa trong rừng hoặc bản ghi hình trậnđấu thể thao… thì theo khoản 3 Điều 16 được bảo hộ theo quyền liên quan nhưngbản ghi âm, ghi hình này lại không hề liên quan gì đến quyền tác giả, không đượcphát sinh trên cơ sở đã tồn tại tác phẩm bất kì nào trước đó Đây chính là một vấn đềrất quan trọng vì việc phân định quyền tài sản khi bảo hộ theo quyền tác giả hayquyền liên quan rất khác nhau

Về khái niệm bản ghi hình, Luật không định nghĩa thế nào là bản ghi hình nêncũng là một điều rất khó cho chúng ta khi xác định đối tượng được bảo hộ Theo

Khoản 6 Điều 4 Nghị định 100/2006/NĐ-CP có quy định: “Bản ghi âm, ghi hình là

Trang 7

bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hìnhảnh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phảidưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác”.

Vậy theo Nghị định 100, 387 video bài giảng chính là bản ghi âm, ghi hình khi nóđịnh hình các âm thanh, hình ảnh khác (cụ thể ở đây là việc định hình âm thanh, hìnhảnh cho 387 bài giảng về các môn toán học, tin học, giáo dục công dân và mỹ thuật).Và ông NĐ chính là nhà sản xuất cho bản ghi âm, ghi hình này khi ông đã đạo diễn,ghi hình lại và biên soạn thành một video hoàn chỉnh.

Trong bản án, chính Tòa án cũng đã rất khó khăn trong việc xác định đối tượngbảo hộ Khi ban đầu tại bản án sơ thẩm, Tòa đã nhận định rằng ông NĐ đã khởi kiệnđối với các tác phẩm thuộc loại hình “Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu” tuynhiên nhận định này của tòa sơ thẩm là hoàn toàn sai vì ngay khi nguyên đơn (ôngNĐ) trình bày đối tượng khởi kiện đã là 387 video giảng dạy Vậy ở đây, chúng taphải đồng ý với nhận định của tòa phúc thẩm khi cho rằng đối tượng được bảo hộ ởđây là bản ghi hình của 387 bài giảng và đối tượng tranh chấp trong vụ án là quyềnliên quan đối với bản ghi hình của 387 bài giảng.

3.Chứng nhận đăng ký quyền liên quan và Chủ sở hữu quyền liên quan:

Căn cứ Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:

“ Điều 49 Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

2 Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứngnhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyềntác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này ”

Tại Tòa án phúc thẩm,ông NĐ xác định chưa thực hiện thủ tục đăng ký quyền liênquan đối với 387 video bài giảng Vì vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 203 Luật sởhữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong trường hợp không có Giấychứng nhận đăng ký quyền liên quan, nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ cầnthiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền này

Ông NĐ đã cung cấp 387 bản ghi hình các bài giảng, cung cấp chứng cứ các videolà tự ông đăng lên trang web 360do.vn và youtube.com qua tài khoản của ông Xéttheo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày

22/9/2006 của Chính phủ “a) Đối với quyền tác giả, quyền của người biểu diễn,

quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng khôngđăng ký: bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm,ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá,kèm theo các tài liệu khác chứng minh việc tạo ra, công bố, phổ biến các đối tượngnói trên và các tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có);” Như vậy, các chứng cứ chứng

minh mà ông NĐ cung cấp hoàn toàn phù hợp và xác thực để Hội đồng xét xử đưa ranhận định ông NĐ là chủ sở hữu quyền liên quan duy nhất đối với 387 video bàigiảng

Trang 8

Ở đây, việc không có giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tụchay điều kiện bắt buộc để được hưởng quyền, tuy nhiên nguyên đơn vẫn phải và đãđưa ra những chứng cứ liên quan để chứng minh chính nguyên đơn đã sản xuấtnhững bản ghi hình đó Và nhóm đồng ý với nhận định trên của tòa án khi đã côngnhận ông NĐ là chủ sở hữu và được hưởng quyền liên quan đối với 387 video bàigiảng này

4.Nội dung, giới hạn quyền liên quan:

Về nội dung của quyền liên quan mà cụ thể ở đây là quyền của nhà sản xuất đốivới bản ghi âm, ghi hình thì theo Điều 30 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sungnăm 2009, 2019, 2022) có quy định:

“1 Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ

chức, cá nhân khác thực hiện các quyền sau đây:

a) Sao chép toàn bộ hoặc một phần bản ghi âm, ghi hình của mình bằng bất kỳphương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điềunày;

b) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hìnhthức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hìnhcủa mình dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;c) Cho thuê thương mại tới công chúng bản gốc, bản sao bản ghi âm, ghi hình củamình, kể cả sau khi được phân phối bởi nhà sản xuất hoặc với sự cho phép của nhàsản xuất;

d) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng bản ghi âm, ghi hình của mình, bao gồm cảcung cấp tới công chúng bản ghi âm, ghi hình theo cách mà công chúng có thể tiếpcận tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.

2 Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quyđịnh tại khoản 1 Điều này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền đối với bảnghi âm, ghi hình và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủsở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hoặc theothỏa thuận trong trường hợp pháp luật không quy định, trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này.

3 Chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình không có quyền ngăn cấm tổ chức,cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép bản ghi âm, ghi hình chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định củaLuật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt độngcủa các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông quatrung gian hoặc sử dụng hợp pháp bản ghi âm, ghi hình, không có mục đích kinh tếđộc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

Trang 9

b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao bản ghiâm, ghi hình đã được chủ sở hữu quyền thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phânphối.”.

Điều đáng để bàn tới trong bản án chính là khả năng sao chép, Theo Công ước

Berne tại khoản 2 Điều 9 quy định: “Luật pháp các quốc gia thành viên Liên hợp

quốc có quyền cho phép sao in những tác phẩm nói trên trong một vài trường hợpđặc biệt, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tácphẩm hoặc không gây thiệt thòi bất chính cho những quyền lợi hợp pháp của tácgiả” Hiệp định TRIPs (Điều 13); Hiệp ước WCT (khoản 2 Điều 10); Hiệp ước

WPPT (khoản 2 Điều 16) cũng có những quy định tương tự Vậy như cả Luật ViệtNam và Luật quốc tế đều không ngăn cấm hành vi sao chép tác phẩm của các tổchức, cá nhân khác đối với tác phẩm, đối tượng của quyền liên quan Tuy nhiên nếucác cá nhân, tổ chức có sao chép việc sao chép này phải phù hợp theo các tiêu chí: 1)Việc sử dụng tự do chỉ dành cho một số trường hợp ngoại lệ; 2) Việc sử dụng khôngxung đột với việc khai thác bình thường tác phẩm; 3) Việc sử dụng không gâyphương hại tới quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền Việc sử dụng đối tượngquyền liên quan cũng được thể hiện rõ hơn qua Điều 32, Điều 33 Luật sở hữu trí tuệViệt Nam - 2 Điều Luật này đã quy định các trường hợp ngoại lệ không xâm phạmquyền liên quan và giới hạn quyền liên quan nhằm kiểm soát hành vi sao chép Trongbản án, công ty Vietgiaitri đã có những hành vi sao chép, phân phối 387 video bàigiảng của ông NĐ mà không được sự đồng ý của ông, gắn thương hiệuvietgiaitri.com vào các video, thực hiện việc quảng cáo với mục đích lợi nhuận -những hành vi này theo cả những công ước quốc tế và Luật Việt Nam đều vi phạmnghiêm trọng đến quyền liên quan của chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình Cụ thể hơn,về giới hạn quyền liên quan, ta có thể thấy có 02 trường hợp: Một là, Trường hợp sửdụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao; Hai là,Trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuậnbút, thù lao Trong trường hợp này, Công ty V có thể không phải xin phép, nhưngphải trả tiền nhuận bút, thù lao vì đã sử dụng bản ghi âm, ghi hình của ông NĐ nhằmmục đích thương mại để phát sóng có quảng cáo.

5 Kết luận:

Tranh chấp về quyền liên quan đối với 387 video bài giảng của ông NĐ là mộttrong những vụ tranh chấp rõ nét nhất cho thấy việc xác định đối tượng bảo hộ củaquyền tác giả và quyền liên quan còn nhiều bất cập Tính bất cập ở đây là việc mộtđối tượng bảo hộ của quyền liên quan nếu theo quy định của Luật sẽ phải liên quanđến quyền tác giả hay phải phát sinh trên một tác phẩm có sẵn Tuy nhiên trongtrường hợp bản án 387 video bài giảng lại không phải dựa trên một tác phẩm đã cósẵn tương tự như trường hợp bản ghi hình lại của một buổi bóng đá dẫn đến trườnghợp tòa án sơ thẩm và tòa án phúc thẩm đã có những nhận định khác nhau về đốitượng bảo hộ và làm cho việc xác định quyền của nguyên đơn (ông NĐ) có sự khácnhau giữa bản án sơ thẩm và phúc thẩm Tranh chấp trong bản án là tranh chấp

Trang 10

quyền liên quan của 387 video bài giảng nhưng việc xác định được đối tượng bảo hộlà bản ghi hay là tác phẩm thì vẫn còn là điều khó xác định Điều này cũng đến từviệc Luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa đầy đủ những cơ sở pháp lý cho việc bảo hộquyền liên quan, thiếu những quy định chi tiết về định nghĩa quyền liên quan, bản ghiâm, ghi hình, Điều đó đòi hỏi chúng ta phải ngày càng hoàn thiện quyền liên quannói riêng, pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung, mặt khác cũng đòi hỏi nhà sản xuất phảinâng cao nhận thức chủ động bảo vệ quyền của mình, đặc biệt là phải đăng ký giấychứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan Việc chủ động đăng ký này không chỉgiúp bảo vệ nhà sản xuất về mặt pháp lý mà còn là cơ sở cho việc xác định các quyềncủa nhà sản xuất hay tác giả được rõ ràng.

II.TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội.

Trần Văn Nam, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Trần Văn Hải; Giáo trình Pháp luậtSở hữu trí tuệ; NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2018.

PGS TS Lê Thị Nam Giang; Cẩm nang về sở hữu trí tuệ: BÌNH LUẬN CÁCBẢN ÁN, VỤ VIỆC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ.

TS Trần Văn Hải; Nghiên cứu - Trao đổi: Những bất cập trong quy định củapháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành về quyền tác giả, quyền liên quan.TS Vũ Thị Hải Yến: Nghiên cứu - Trao đổi: Bàn về quy định của Luật sở hữutrí tuệ Việt Nam liên quan đến giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan.

Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022).

III.Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1 (dễ) Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kíquyền liên quan?

A Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchB Cục Bản quyền tác giả

C Cục Sở hữu trí tuệD Cả A,B và C

Đáp án B

Câu 2 (dễ ) Quyền của người biểu diễn được bảo hộ:

A Bốn mươi năm tính từ năm cuộc biểu diễn được địnhhình

Đáp án D

Ngày đăng: 09/06/2024, 17:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w