Kỹ Thuật - Công Nghệ - Kinh tế - Thương mại - Kiến trúc - Xây dựng TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐỜI SÔNG NGƯỜI DÂN sử DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHÔ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Phạm Thanh Vũ1, Phan Chí Nguyện1, Phạm Văn Thà12, Huỳnh Thị Thu Hương1 1 Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường TNTN, Đại học Cần Thơ 2 Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Vị Thanh, tình Hậu Giang ‘Email: pcnguyen132gmail.com TÓM TẮT Bài báo này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của người dân trên địa bàn Thành phố Vị Thanh làm cơ sở đề xuãt các giải pháp phát triển đô thị bền vững. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vãn 100 hộ nông dân sử dụng đãt nông nghiệp về sự tác động của đô thị hóa giữa giai đoạn 2010 đến 2015 và giai đoạn 2015 đến 2019. Kết quả cho thấy các vãn đề về thu nhập, mức độ khang trang nhà ở, giải quyết việc làm, chính sách an sinh xã hội, tình trạng kẹt xe, chính sách xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ sở y tẽ, trường học, thu gom rác thải, cung cấp điện và hệ thõng thoát nước dần được cải thiện. Tuy nhiên, các vấn đề về tệ nạn xã hội, đạo đức lối sống và tình trạng ô nhiễm không khí có chiều hướng xấu hơn giai đoạn trước đây. Qua đó, bài báo cũng đã đề xuãt một số giãi pháp về công trình và phi công trình nhằm phục vụ cho sự phát triển đô thị theo hướng bền vững trong thời gian tới. Từ khóa: Đô thị hóa, đời sõng người dân, yếu tố ảnh hưởng, phát triển đô thị, TP. VỊ Thanh. 1. GIỚI THIỆU Đô thị hóa là một xu thế tất yếu của sự phát triển, mang tính chất chung của toàn cầu và quá trình phát triển mạnh mẽ từ các quốc gia trên thế giới (Ngân hàng thế giới, 2011). Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy sự đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh (Giao, 2002; Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2019). Song song đó, sự phát triển đô thị hóa của tỉnh Hậu Giang cũng dần được phát triển theo xu thế chung của cả nước và toàn cầu. Trong đó, đặc biệt là sự phát triển đô thị hóa tại Thành phố Vị Thanh bởi đây là trung tâm hành chính của tỉnh, tốc độ phát triển đô thị diễn ra cao hơn so với các huyện, thị khác trong tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để đáp ứng được sự phát triển đô thị của Thành phố VỊ Thanh, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp, chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để quy hoạch đất ở, quy hoạch khu đô thị mới và xây dựng nhiều công trình phi nông nghiệp khác phục vụ cho phát triển kinh tế. Kết quả của sự chuyển đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị (UBND Thành phố Vị Thanh, 2020). Tuy nhiên, vấn đề này đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, cũng như đời sống của người dân bị thu hồi đất; sự gia tăng dân số đô thị sẽ dẫn đến quá tải các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, thất nghiệp, mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường (Lê và ctv., 2020). Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động của quá trình đô thị hóa của Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp để tìm ra các giải pháp cho phát triển đô thị bền vững trong thời gian tới của tỉnh. 195 2. PHẠM VI VÀ PHUONG PHÁP NGHIÊN Clỉu 2.1. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tập trung chủ yếu tại 03 phường bao gồm Phường 3, Phường 4 và Phường 5 của TP. Vị Thanh bởi đây là ba phường ven khu vực nội ô, trung tâm của Thành phố và đang trong quá trình đô thị hóa tương đối nhanh. Bên cạnh đó là sự dịch chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang hướng công nghiệp - dịch vụ - thương mại. Ngoài ra, tại ba phường này đã và đang diễn ra nhiều dự án quy hoạch khu đô thị, hạ tầng đô thị phải thu hồi diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân. số liệu khảo sát người dân được chia theo hai giai đoạn từ năm 2010 - 2015 và giai đoạn 2015 - 2019 dựa theo kỳ định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của Thành phố. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp, thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu về sự phát triển đô thị hóa của TP. Vị Thanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 bao gồm tính chất, chức năng, quy mô của đô thị, tỷ lệ đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa, mật độ đô thị và cơ cấu kinh tế nhằm đánh giá quá trình đô thị hóa của TP. Vị Thanh; Bên cạnh đó, các số liệu về thống kê, kiểm kê đất đai cũng được thu thập để xác định sự chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ cho sự phát triển của đô thị hóa trong cùng giai đoạn. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: nhằm xác định quá trình đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp tại TP. Vị Thanh, một báng hỏi bán cấu trúc được thành lập nhằm thu thập các thông tin về mức độ thu nhập, mức độ khang trang nhà ở, sự ô nhiễm không khí, thu gom rác thải, và các yếu tố về xã hội khác tại giai đoạn 2010 đến 2015 và giai đoạn 2016 đến 2019 với sự đánh giá theo thang đánh giá Liker. Sau khi phỏng vấn thử và hoàn chỉnh bảng câu hỏi, 100 hộ nông dân được nghiên cứu tiến hành khảo sát dựa trên công thức phân phối cỡ mẫu của Slovin (1960) với độ tin cậy 10 (tổng số dân tại khu vực nghiên cứu là 9.111 hộ (Chi cục thống kê TP. Vị Thanh, 2020). Số phiếu được phân bố chi tiết tại Phường 3, Phường 4 và Phường 5 lần lượt là 33 phiếu, 35 phiếu và 32 phiếu. Các hộ được chọn phỏng vấn là những hộ dân sử dụng đất nông nghiệp, sinh sống tại địa phương và có hộ khẩu thường trú liên tục trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2019. - Phương pháp phân xử lý và phân tích số liệu: số liệu sau khi thu thập được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện đánh giá sự tác động của quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu thông qua các bảng, biểu đồ và mức độ phần trăm () các yếu tố. 3. KẾT QUẲ NGHIÊN cứu 3.1. Sự phát triển đô thị giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Thành phố VỊ Thanh Dân số tại TP. Vị Thanh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, do sự dịch chuyển nguồn lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác như thương mại - dịch vụ và công nghiệp đã gây nên sự sụt giảm dân số của Thành phố ở giai đoạn cuối từ năm 2016 đến năm 2019 (bảng 1) bởi sự thu hồi đất nông nghiệp của người dân để xây dựng các công trình hạ tầng đô thị và các khu đô thị mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trong đó, sự phân bố dân số tại các đơn vị hành chính không đồng đều. Đặc biệt, tại Phường 3, Phường 4 và Phường 5 có dân số chiếm khoảng 42,07 dân số của toàn TP. VỊ Thanh. 196 Bảng 1. Quy mô dân số giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Tp. Vị Thanh Đơn vị hành chính Dân số thực tế cư trú (người) 2010 2015 2019 Tổng dân số thành phố 72.429 74.163 73.237 Phường 1 6.698 6.247 5.644 Phường 3 8.175 8.579 10.734 Phường 4 12.702 11.613 12.790 Phường 5 7.444 6.932 7.290 Phường 7 7.676 7.118 7.831 Xã VỊ Tân 11.255 11.981 10.944 Xã Hỏa Lựu 7.175 8.020 6.814 Xã Tân Tiến 7 150 8.036 6.957 Xã Hỏa Tiến 4.154 5.637 4.233 Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Vị Thanh, 2010, 2015 và 2019. Mật độ dân số tại thành phố VỊ Thanh đến năm 2019 lá 617 ngườikm2 và cao hơn mật độ dân số chung của tỉnh Hậu Giang (93 ngườikm2) (Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang, 2019). Trong đó, giai đoạn 2010 đến năm 2019 nhìn chung có xu hướng tăng lên (Bàng 2). Tuy nhiên, giai đoạn từ nàm 2016 đến 2019 mật độ dân số có xu hướng giảm nhẹ do tác động của quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến việc làm của người dân, người dân phải di chuyền lên các thành phố lớn làm thuê do diện tích đất nông nghiệp thu hồi đẻ đầu tư xây dựng các công trình công cộng và nhà ở phục vụ cho người dân thành phố. Bảng 2. Mật độ dân số giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Tp. Vị Thanh Khu vực ngoại thànhKhu vực nội thànhToàn thành phố Năm Diện tích (km2) Mật độ dân số (ngườikm2) Diện tích (km2) Mật độ dân số (ngườikm2) Tỷ lệ ()■ Diện tích (km2) Mật độ dân số (ngườikm2) Tỷ lệ () 2010 119,06 608 36,36 1.992 30,54 82,70 886 69,46 2015 118,68 632 36,20 1.119 30,50 82,48 537 69,50 2019 118,68 617 36,20 1.223 30,50 82,48 351 69,50 Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Vị Thanh. 2010. 2015 và 2019. Dân số và mật độ dân số của Tp. VỊ Thanh cũng đã phản ánh được tốc độ đô thị hóa của thành phố bởi dãn số là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đô thị. Kết quả tổng hợp Niên giám thống ké cho thấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 của Tp. Vị Thanh tỷ lệ đô thị hóa có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 tỷ lệ đô thị hóa có xu hướng giảm xuống rõ rệt bởi trong giai đoạn này Tp. VỊ Thanh tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương cần phải thu hồi đất, di dời dân và một phần người dân cũng di dân đến các thành phố lớn. 197 Nguồn: Niên giám thống kê Tp. Vị Thanh, 2010, 2015 và 2019. Hình 1. Tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Tp. Vị Thanh Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 về dân số, mật độ dân số và tỷ lệ đô thị hóa có xu hướng tăng lên và giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 dân số và mật độ dân số giảm xuống bời sự dịch chuyển nguồn lao động nông nghiệp sang các thành phố dịch vụ, công nghiệp khác như Tp. cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh khác. Tốc độ đô thị hóa giảm trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 chủ yếu là do việc xây dựng cơ sở hạ tầng tăng mạnh trong giai đoạn này. 3.2. Đô thị hóa tác động đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp tại Tp. Vị Thanh Kết quả tham vấn ý kiến của người dân tại khu vực nghiên cứu bao gồm phường 3, phường 4 và phường 5 của Tp. Vị Thanh cho thấy quá trình đô thị hóa đã tác động đến trực tiếp đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp của thành phố, với hai chiều hướng khác nhau cho 16 yếu tố được xác định trong hai giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 và giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. Mức độ đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến người dân sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện cụ thể qua Bảng 3. Bảng 3. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống người dân sử dụng đất nông nghiệp tại Tp. Vị Thanh Các vấn đề bị ảnh hưởng cùa người sử dụng đất nông nghiệp bời đô thị hóa Giai đoạn Tỷ lệ đánh giá mức 1 sử độ ả...
Trang 1TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐỜI SÔNG NGƯỜI DÂN sử DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI THÀNH PHÔ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
Phạm Thanh Vũ1, Phan Chí Nguyện1*, Phạm Văn Thà1 2, Huỳnh Thị Thu Hương1
1 Bộ môn Tài nguyên Đất đai, Khoa Môi trường & TNTN,
Đại học Cần Thơ
2 Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố Vị Thanh,
tình Hậu Giang
‘Email: pcnguyen132@gmail.com
TÓM TẮT
Bài báo này nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống của người dân trên địa bàn Thành phố
Vị Thanh làm cơ sở đề xuãt các giải pháp phát triển đô thị bền vững Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vãn 100 hộ nông dân sử dụng đãt nông nghiệp về sự tác động của đô thị hóa giữa giai đoạn 2010 đến 2015 và giai đoạn
2015 đến 2019 Kết quả cho thấy các vãn đề về thu nhập, mức độ khang trang nhà ở, giải quyết việc làm, chính sách an sinh xã hội, tình trạng kẹt xe, chính sách xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ sở y tẽ, trường học, thu gom rác thải, cung cấp điện và hệ thõng thoát nước dần được cải thiện Tuy nhiên, các vấn đề về tệ nạn xã hội, đạo đức lối sống và tình trạng ô nhiễm không khí có chiều hướng xấu hơn giai đoạn trước đây Qua đó, bài báo cũng đã đề xuãt một số giãi pháp về công trình và phi công trình nhằm phục vụ cho sự phát triển đô thị theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: Đôthị hóa, đời sõng người dân, yếu tố ảnh hưởng, phát triển đô thị, TP VỊ Thanh.
1 GIỚI THIỆU
Đô thị hóa là một xu thế tất yếu của sự
phát triển, mang tính chất chung của toàn
cầu và quá trình phát triển mạnh mẽ từ các
quốc gia trên thế giới (Ngân hàng thế giới,
2011) Việt Nam là một nước đang phát
triển, vì vậy sự đô thị hóa diễn ra ngày càng
mạnh mẽ và nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa
tăng nhanh (Giao, 2002; Bộ kế hoạch và
Đầu tư, 2019) Song song đó, sự phát triển
đô thị hóa của tỉnh Hậu Giang cũng dần
được phát triển theo xu thế chung của cả
nước và toàn cầu Trong đó, đặc biệt là sự
phát triển đô thị hóa tại Thành phố Vị Thanh
bởi đây là trung tâm hành chính của tỉnh, tốc
độ phát triển đô thị diễn ra cao hơn so với
các huyện, thị khác trong tỉnh nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Để đáp ứng được sự phát triển đô thị của
Thành phố VỊ Thanh, nhiều diện tích đất
nông nghiệp đã bị thu hẹp, chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp để quy hoạch đất ở, quy hoạch khu đô thị mới và xây dựng nhiều công trình phi nông nghiệp khác phục vụ cho phát triển kinh tế Kết quả của sự chuyển đổi này đã tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị (UBND Thành phố Vị Thanh, 2020) Tuy nhiên, vấn đề này đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, cũng như đời sống của người dân bị thu hồi đất; sự gia tăng dân số đô thị sẽ dẫn đến quá tải các
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng, thất nghiệp, mất an ninh trật tự, tệ nạn
xã hội, ô nhiễm môi trường (Lê và ctv., 2020) Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự tác động của quá trình đô thị hóa của Thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp để tìm ra các giải pháp cho phát triển đô thị bền vững trong thời gian tới của tỉnh
Trang 22 PHẠM VI VÀ PHUONG PHÁP NGHIÊN Clỉu
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tập trung chủ
yếu tại 03 phường bao gồm Phường 3,
Phường 4 và Phường 5 của TP Vị Thanh bởi
đây là ba phường ven khu vực nội ô, trung tâm
của Thành phố và đang trong quá trình đô thị
hóa tương đối nhanh Bên cạnh đó là sự dịch
chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang
hướng công nghiệp - dịch vụ - thương mại
Ngoài ra, tại ba phường này đã và đang diễn ra
nhiều dự án quy hoạch khu đô thị, hạ tầng đô
thị phải thu hồi diện tích đất sản xuất nông
nghiệp của người dân số liệu khảo sát người
dân được chia theo hai giai đoạn từ năm 2010 -
2015 và giai đoạn 2015 - 2019 dựa theo kỳ định
hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của
Thành phố
2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp, thu thập số liệu thứ cấp:
nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu về
sự phát triển đô thị hóa của TP Vị Thanh
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019
bao gồm tính chất, chức năng, quy mô của đô
thị, tỷ lệ đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa, mật độ
đô thị và cơ cấu kinh tế nhằm đánh giá quá
trình đô thị hóa của TP Vị Thanh; Bên cạnh
đó, các số liệu về thống kê, kiểm kê đất đai
cũng được thu thập để xác định sự chuyển đổi
diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp phục vụ cho sự phát triển của đô thị
hóa trong cùng giai đoạn
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
nhằm xác định quá trình đô thị hóa ảnh hưởng
như thế nào đến đời sống của người dân sử
dụng đất nông nghiệp tại TP Vị Thanh, một
báng hỏi bán cấu trúc được thành lập nhằm thu
thập các thông tin về mức độ thu nhập, mức độ
khang trang nhà ở, sự ô nhiễm không khí, thu
gom rác thải, và các yếu tố về xã hội khác tại
giai đoạn 2010 đến 2015 và giai đoạn 2016 đến
2019 với sự đánh giá theo thang đánh giá Liker Sau khi phỏng vấn thử và hoàn chỉnh bảng câu hỏi, 100 hộ nông dân được nghiên cứu tiến hành khảo sát dựa trên công thức phân phối cỡ mẫu của Slovin (1960) với độ tin cậy 10% (tổng số dân tại khu vực nghiên cứu là 9.111 hộ (Chi cục thống kê TP Vị Thanh, 2020) Số phiếu được phân bố chi tiết tại Phường 3, Phường 4 và Phường 5 lần lượt là
33 phiếu, 35 phiếu và 32 phiếu Các hộ được chọn phỏng vấn là những hộ dân sử dụng đất nông nghiệp, sinh sống tại địa phương và có hộ khẩu thường trú liên tục trong thời gian từ năm
2010 đến năm 2019
- Phương pháp phân xử lý và phân tích số liệu: số liệu sau khi thu thập được tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel và sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thực hiện đánh giá sự tác động của quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu thông qua các bảng, biểu đồ và mức độ phần trăm (%) các yếu tố
3 KẾT QUẲ NGHIÊN cứu
3.1 Sự phát triển đô thị giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Thành phố VỊ Thanh
Dân số tại TP Vị Thanh giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2019 có xu hướng tăng lên Tuy nhiên, do sự dịch chuyển nguồn lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác như thương mại - dịch vụ và công nghiệp đã gây nên sự sụt giảm dân số của Thành phố ở giai đoạn cuối từ năm 2016 đến năm 2019 (bảng 1) bởi sự thu hồi đất nông nghiệp của người dân để xây dựng các công trình hạ tầng đô thị và các khu
đô thị mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của Thành phố Trong đó, sự phân bố dân số tại các đơn vị hành chính không đồng đều Đặc biệt, tại Phường 3, Phường 4 và Phường 5 có dân số chiếm khoảng 42,07% dân
số của toàn TP VỊ Thanh
Trang 3Bảng 1 Quy mô dân số giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Tp Vị Thanh
Đơn vị hành chính
Dân số thực tế cư trú (người)
Nguồn: Niên giám thống kê Tp Vị Thanh, 2010, 2015 và 2019.
Mật độ dân số tại thành phố VỊ Thanh đến
năm 2019 lá 617 người/km2 và cao hơn mật độ
dân số chung của tỉnh Hậu Giang (93
người/km2) (Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang,
2019) Trong đó, giai đoạn 2010 đến năm 2019
nhìn chung có xu hướng tăng lên (Bàng 2) Tuy
nhiên, giai đoạn từ nàm 2016 đến 2019 mật độ
dân số có xu hướng giảm nhẹ do tác động của quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến việc làm của người dân, người dân phải di chuyền lên các thành phố lớn làm thuê do diện tích đất nông nghiệp thu hồi đẻ đầu tư xây dựng các công trình công cộng và nhà ở phục vụ cho người dân thành phố
Bảng 2 Mật độ dân số giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Tp Vị Thanh
Khu vực ngoại thành Khu vực nội thành
Toàn thành phố
tích
(km2)
Mật độ dân số (người/km2)
Diện tích (km2)
Mật độ dân số (người/km2)
Tỷ lệ (%)■
Diện tích (km2)
Mật độ dân số (người/km2)
Tỷ lệ (%)
Nguồn: Niên giám thống kê Tp Vị Thanh 2010 2015 và 2019.
Dân số và mật độ dân số của Tp VỊ
Thanh cũng đã phản ánh được tốc độ đô thị
hóa của thành phố bởi dãn số là một trong
những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển đô thị
Kết quả tổng hợp Niên giám thống ké cho thấy
trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019
của Tp Vị Thanh tỷ lệ đô thị hóa có xu hướng
tăng lên Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm
2014 đến năm 2016 tỷ lệ đô thị hóa có xu hướng giảm xuống rõ rệt bởi trong giai đoạn này Tp VỊ Thanh tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương cần phải thu hồi đất, di dời dân và một phần người dân cũng di dân đến các thành phố lớn
Trang 4Nguồn: Niên giám thống kê Tp Vị Thanh, 2010, 2015 và 2019.
Hình 1. Tỷ lệ đô thị hóa giai đoạn 2010 đến năm 2019 của Tp Vị Thanh
Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2015 về dân số, mật độ dân số và tỷ
lệ đô thị hóa có xu hướng tăng lên và giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 dân số và
mật độ dân số giảm xuống bời sự dịch chuyển
nguồn lao động nông nghiệp sang các thành
phố dịch vụ, công nghiệp khác như Tp cần
Thơ, Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai
và các tỉnh khác Tốc độ đô thị hóa giảm trong
giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 chủ yếu
là do việc xây dựng cơ sở hạ tầng tăng mạnh
trong giai đoạn này
3.2 Đô thị hóa tác động đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp tại Tp
Vị Thanh
Kết quả tham vấn ý kiến của người dân tại khu vực nghiên cứu bao gồm phường 3, phường 4 và phường 5 của Tp Vị Thanh cho thấy quá trình đô thị hóa đã tác động đến trực tiếp đến đời sống của người dân sử dụng đất nông nghiệp của thành phố, với hai chiều hướng khác nhau cho 16 yếu tố được xác định trong hai giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015
và giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019 Mức
độ đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến người dân sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện cụ thể qua Bảng 3
Bảng 3. Sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến đời sống người dân sử dụng đất nông nghiệp
tại Tp Vị Thanh
Các vấn đề bị ảnh hưởng
cùa người sử dụng đất nông
nghiệp bời đô thị hóa
Giai đoạn
Tỷ lệ đánh giá mức 1
sử
độ ảnh hưởng đến đời sống cùa người dân dụng đất nông nghiệp (%)
Trung bình/Không thay đổi
Kém hưn/Nhiều
Rất kém/ Rất nhiều
Rât tôt/
Rất ít Tốt/ít
Trang 5Ghi chú: Giai đoạn 2010 - 2015 (1); Giai đoạn 2015 - 2019 (2).
Các vấn đề bị ành hường
của người sừ dụng đất nông
nghiệp bởi đô thị hóa
Giai đoạn
Tỷ lệ đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống cùa người dân
sử dụng đất nông nghiệp (%) Rất tốt/
Rất ít Tốt/ít
Trung bình/Không thay đồi
Kém hơn/Nhièu
Rất kém/ Rất nhiều
Chính sách an sinh xã hội (1) 41 46 13
0
Tình hình thoát nước (1)
0
Thu gom rác thải (1)
Qua Bảng 3 cho thấy có hai xu hướng tác
động của đô thị hóa ảnh hưởng đến người dân
sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Vị Thanh giữa hai giai đoạn 2010 đến 2015
và từ năm 2015 đến năm 2019, với sự tác động
tích cực đối với thu nhập của người dân sử
dụng đất nông nghiệp dần được cải thiện do
người dân tham gia vào việc kinh doanh
thương mại - dịch vụ Bên cạnh đó, người dân
còn phát triển các mô hình canh tác cải thiện
kinh tế như cây ăn trái, các loại cây trồng ngắn
ngày và cả tham gia lao động trong gia đình tại
các khu cụm công nghiệp, doanh nghiệp Việc
giải quyết nguồn lao động trong giai đoạn 2015 đến 2019 cũng là một trong những nguyên nhân làm cải thiện thu nhập của người dân sản xuất nóng nghiệp tại thành phố Vị Thanh Qua
đó, kết quả cũng cho thấy khi người dân cải thiện thu nhập thì việc cải thiện về nhà ờ, mức
độ nhà ở được cải thiện ngày càng khang trang hơn trong giai đoạn 2015 - 2019 so với giai đoạn 2011 - 2015 (13% ý kiến khảo sát cho rằng rất tốt), đồng thời các dự án về nhà ở trong giai đoạn sau được thu hút đầu tư và phát triển nên sự khang trang về nhà ở dần được cải thiện rõ hơn (ủy ban nhân dân thành phố VỊ
Trang 6Thanh, 2019) Thêm vào đó, tình hình an ninh
trật tự cũng dần được cải thiện theo chiều
hướng tốt bởi sự nhận thức của người dân và
văn hóa ứng xử Tuy nhiên, cũng có ý kiến (1%
ý kiến) cho rằng khi đô thị hóa phát triển thì tình
hình an ninh trật tự diễn biến phức tạp hơn, xã
hội không còn ổn định như trước đây, nhất là
tình hình hoạt động của tội phạm diễn biến
ngày càng phức tạp và manh động Kết quả
cũng cho thấy rằng khi đô thị hóa ngày càng
phát triển thì chính sách an sinh xã hội dần
được cải thiện do sự tiếp cận các chính sách
của người dân một cách dễ dàng và người dân
được xã hội quan tâm nhiều hơn so với trước
đây Hơn nữa, sự phát triển của đô thị hóa tại
thành phố VỊ Thanh trong giai đoạn từ năm
2015 đến năm 2019 nâng cao về hệ thống cơ
sở hạ tầng cũng như cải thiện về hệ thống y tế,
hệ thống trường học, việc cung cấp điện và cả
hệ thống thoát nước cũng được đánh giá tốt
hơn so với giai đoạn trước (2010 đến 2015) bởi
chính quyền địa phương đã tranh thủ được
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tập
trung phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ cho
đời sống của người dân Tuy nhiên, hệ quả của
việc đô thị hóa thì tình trạng rác thải phát sinh
nhiều hơn gây nên sự ô nhiễm về không khí
ảnh hưởng đến đời sống của người dân, mặc
dù hệ thống thu gom rác thải cũng được cải
thiện Bên cạnh sự ô nhiễm không khí thì vấn
nạn kẹt xe của thành phố diễn ra nhiều hơn so
với giai đoạn trước đây, đặc biệt vào những giờ
cao điểm sự kẹt xe cũng thường xuyên xảy ra
mặc dù hệ thống giao thông thông thoáng, đây
là yếu tố tất yếu của quá trình đô thị hóa tác
động tiêu cực đến đời sống của người dân
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa của thành phố
cũng cho thấy được đạo đức, lối sống của
người dân tuy được cải thiện nhưng 4% ý kiến
cho rằng đạo đức và lối sống có sự suy thoái
bởi một bộ phận giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng
từ mạng xã hội, game điện từ, phim ảnh và
tham gia vào các tệ nạn xã hội làm cho đạo
đức và lối sống cùa người dân chịu tác động
tiêu cực
Nhìn chung sự phát triển đô thị hóa tại
thành phố Vị Thanh đã tác động mạnh mẽ đến
đời sống của người dân sử dụng đất nông
nghiệp theo chiều hướng tích cực Tuy nhiên,
sự tác động tất yếu của quá trình đô thị hóa
như rác thải ngày càng nhiều, tình trạng kẹt xe diễn ra nhiều hơn, đạo đức và lối sống của một
số bộ phận giới trẻ hiện nay bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, tình trạng ô nhiễm không khí cũng diễn ra Do vậy, để phát triển đô thị hóa đồng bộ, mang tính bền vững trong tương lại cần có những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển của thành phố VỊ Thanh trong thòi gian tới
3.3 Các giài pháp hướng đến phát triển đô thị bền vững tại Tp VỊ Thanh
Qua kết quả đánh giá sự tác động của quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại thành phố VỊ Thanh vẫn còn một
số mặt tác động theo chiều hướng tiêu cực, do vậy cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa nhằm mang tính phát triển bền vững trong tương lai như sau:
Một là, cần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nhằm hạn chế tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm cũng như việc mở rộng và nâng cao các tuyến đường giao thông hiện có, tạo điều kiện thông thoáng để người dân di chuyển được dễ dàng
Hai là, cần nâng cấp hệ thống thu gom rác
thải cũng như các công trinh xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố VỊ Thanh nhằm hạn chế sự ô nhiễm không khí tác động đến đời sống của người dân
Ba là, cần tuyên truyền và giáo dục giới trẻ
nâng cao nhận thức về đạo đức, lối sống, nhận thức một cách đúng đắn, không sống buông thả, đua đòi Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con cái nhiều hơn Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm thực hiện giáo dục về đạo đức cho giới trẻ nhiều hơn
Bên cạnh những giải pháp chính như trên thì chính quyền địa phương cũng cần triển khai thực hiện các giải pháp về giải quyết việc làm cho nguồn lao động nông nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi điều kiện đô thị hóa Chính sách trong phát triển hệ thống cơ sờ hạ tầng kỹ thuật như hệ thống lưới điện, đường giao thông, trạm
y tế và trường học đáp ứng đủ nhu cầu đô thị hóa và sự gia tăng về dân số
Trang 74 KẾT LUẬN
Quá trình đô thị hóa tại thành phố Vị Thanh
tăng qua giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 và
giảm đột ngột trong giai đoạn 2014 đến 2016 và
gia tăng trở lại trong giai đoạn 2016 đến năm
2019 Sự thay đổi về đô thị hóa của thành phố
đã tác động ảnh hưởng đến đời sống cùa
người dân sản xuất nông nghiệp của địa
phương Trong đó, các vấn đề về thu nhập,
việc làm và nhà ở được cải thiện theo chiều
hướng tốt hơn Thêm vào đó, mức độ cơ sở hạ
tầng ngày càng được cải thiện và nâng cấp tốt
hơn Bên cạnh đó, các vấn đề về y tế và giáo
dục có sự chuyển biến tốt hơn giai đoạn trước
Tuy nhiên, đạo đức và lối sống có xu hướng gia tăng mức độ tiêu cực Hơn nữa, quá trình đô thị hóa đã tác động xấu đến vấn đề về môi trường như sự gia tăng về rác thải, không khí ô nhiễm hơn Qua đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất được
ba giải pháp chính để cải thiện các hạn chế trong quá trình đô thị hóa của thành phố Vị Thanh như về sự đồng bộ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cấp hệ thống thu gom rác thải và cải thiện đạo đức và lối sống của bộ phận giới trẻ hiện nay Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là một tiền đề làm nguồn cơ sở dữ liệu đầu vào đáp ứng công tác chuyển đổi số phục vụ cho việc quản lý, khai thác tài nguyên đất đai một cách bền vững trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Xu hướng đô thị hóa
ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và một số hệ lụy
newid=21873.
http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx
2 Chi cục thống kê thành phố Vị Thanh (2020),
Niên giám thống kê thành phố Vị Thanh năm
2019 Nhà xuất bản thống kê.
3 Ngân hàng thế giới (2011), Đánh giá đô thị hóa
ở Việt Nam, báo cáo hỗ trợ kỹ thuật, Hà Nội.
4 Nguyễn Thị Hồng Lê, Vương Tuấn Huy, Phan
Chí Nguyện và Phạm Thanh Vũ (2020), Các ỵếu
tố của đô thị hóa ảnh hưởng đến đời sống
người dân tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Tạp chí Khoa học Đất số 61: 130 - 135.
5 Phạm Kim Giao (2002), Quản lý Nhà nước về
Đô thị Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
6 ủy ban nhận dân thành phố VỊ Thanh (2020), Báo cáo số 3249/BC-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2019 về Tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2020.
SUMMARY Impacts of urbanization on the people's life using agricultural land
in Vi Thanh city, Hau Giang province Pham Thanh Vu1, Phan Chi Nguyen1* , Pham Van Tha 2, Huynh Thi Thu Huong1
‘College of Environment and Natural resources, Can Tho University 2Land Fund Development center of Vi Thanh city, Hau Giang province
This article aims to understand the impact of urbanization on the people's lives using agricultural land in Vi Thanh City as a basis to proposing solutions for sustainable urban development 100 households using agricultural land were interviewed about the impact of urbanization between 2010 to 2015 and 2015 to 2O19.The results showed about income, housing spaciousness, job creation, social security policies, traffic jams, social policies, infrastructure, medical facilities, schools system, garbage collection, electricity supply and drainage system are gradually improved However, the problems of social evils, ethics, lifestyle and air pollution tend to be worse than in the past.Thereby, the article also proposed a number of structural and non-structural solutions to serve the sustainable urban development in the future.
Keywords: Urbanization, people's live, factors affecting, urban development, Vi Thanh city.
Người phản biện: PGS.TS Vũ Năng Dũng
Email: vunangdung15@gmail.com
Ngày nhận bài: 20/4/2022
Ngày thông qua phản biện: 25/5/2022
Ngày duyệt đăng: 09/6/2022