DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT EDI Electronic Data Interchange trao đổi dữ liệu điện tử FIFO First – in first – out nhập trước xuất trước MTC Master cord dây trung gian đo P0 của giai đoạn lý tín
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thông tin về công ty, bộ máy tổ chức, phân tích ưu nhược điểm và hiểu rõ quy trình sản xuất connector tại nhà máy Áp dụng sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) vào quy sản xuất để phân tích các lãng phí còn tồn đọng trong quá trình sản xuất, Đề xuất giải pháp giảm thiểu các lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách giảm thời gian tồn kho đi 1% so với Cycle time, chi phí dừng chuyền xuống 10% và giảm 5 giây trong toàn quy trình.
Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để hiểu sâu hơn về hoạt động của công ty Áp dụng kiến thức chuyên ngành đã học ở trường và sử dụng sơ đồ chuỗi giá trị để phân tích nguyên nhân gây lãng phí Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình quy trình, hoạt động sản xuất và các thông số đo lường về thời gian tác giả đã sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó chủ yếu là là nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả tiến hành thống kê mô tả số liệu bằng một số phần mềm thông dụng như Excel, Minitab để phân tích số liệu và biểu đồ hóa chúng, giúp nhận thấy rõ hơn các vấn đề và cơ hội bên trong dữ liệu Điều này giúp công việc phân tích và đề xuất giải pháp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn Để làm được điều đó tác giả tiến hành lập phiếu khảo sát thu thập dữ liệu theo ngày, tuần và tháng trực tiếp tại chuyền và thu thập dữ liệu thứ cấp có sẵn để so sánh đối chiếu đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Bên cạnh những số liệu thu thập bằng phiếu khảo sát, dữ liệu thứ cấp từ trang web có sẵn tại công ty, tác giả còn thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại chuyền công nhân viên trong giờ làm việc để thu thập thông tin cho bài làm Để có kết luận đáng tin cậy hơn, tác giả đã tham vấn chuyên gia về các dẫn chứng chứng minh có đầy đủ cơ sở để kết luận các luận điểm trong bài làm của mình.
Kết cấu các chương của báo cáo
Bài báo cáo được chia thành các chương:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY 1 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FOV
Chương 3: Thực trạng hiệu quả công tác quản trị sản xuất tại dây chuyền 1 và 2 nhà máy 1 công ty trách nhiệm hữu hạn FOV
Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tại chuyền 1 và 2 nhà máy
1 công ty trách nhiệm FOV
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY 1 CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN FOV 1.1) Giới thiệu khái quát về Công ty trách nhiệm hữu hạn FOV
1.1.1) Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Fujikura Fiber Optics Việt Nam có tên viết tắt là FOV tọa lạc tại Bình Dương là một chi nhánh của Tập đoàn Fujikura – Một tập đoàn toàn cầu chuyên sản xuất sản phẩm và giải pháp dây và cáp quang sử dụng trong hệ thống viễn thông và các thiết bị y tế Được thành lập vào năm 2000 với vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2001 Toàn bộ sản phẩm của công ty đều được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Trong suốt 23 năm hoạt động, FOV đã mở rộng lĩnh vực chế tạo và sản xuất nhiều sản phẩm mới do Fujikura Nhật Bản chuyển giao Tính đến nay, công ty đã đạt được nhiều chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như: Tháng 6 năm 2004 hệ thống quản lý chất lượng của công ty TNHH FOV được tổ chức BSI (Anh) cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn 180 9001:2000 cho hoạt động sản xuất sản phẩm cáp quang về sau tháng 10 năm 2010 hệ thống quản lý chất lượng được cập nhật theo 180 9001:2008, năm 2015 công ty cập nhật 180 9001:2015 Tháng 12 năm 2004, công ty lại tiếp tục được tổ chức BSI (Anh) cấp giấy chứng nhận môi trường theo tiêu chuẩn 180 14001:1996 về sau được cập nhật theo tiêu chuẩn 180 14001:2004, năm 2015 công ty cập nhật 180 14001:2015
Tháng 12 năm 2009 công ty TNHH FOV tiếp tục nhận được chứng nhận TL9000 do tổ chức BSI (Anh) cấp giấy
Cho đến thời điểm hiện tại công ty đã có thêm chứng nhận 180 134585:2000 trong hệ thống quản lý chất lượng của công ty
FOV đã không ngừng nổ lực để duy trì vị thế của mình trong ngành công nghiệp dây và cáp quang, đồng thời tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng Với kinh nghiệm và danh tiếng của tập đoàn Fujikura, công ty tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững và tạo ra những giá trị cao cho cộng đồng và xã hội
Sau hơn 130 năm kinh nghiệm, tập đoàn Fujikura đã chứng tỏ mình là một trong những công ty dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực hoạt động bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó sản xuất cáp quang, cáp đồng trục và các thiết bị mạng viễn thông chất lượng cao Ngoài ra, Fujikura cũng đóng góp mạnh mẽ cho ngành ô tô, lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo và thiết bị y tế Mỗi ngành đều đạt được các thành công và đóng góp vào sự phát triển của công ty
Tại nhà máy Bình Dương đã đi vào hoạt động được 23 năm, công ty tiếp tục đem đến sự đa dạng và phong phú trong một số lĩnh vực hoạt động Nhà máy này là một phần quan trọng trong hệ thống sản xuất toàn cầu của tập đoàn Fujikura và nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ hàng đầu cho thị trường nước ngoài Lĩnh vực chính của nhà máy Bình Dương bao gồm: sản xuất linh kiện cáp quang liên quan đến việc sản xuất các thành phần và bộ phận cần thiết để tạo thành các cáp quang hoàn chỉnh và thiết bị y tế
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Nguồn: Phòng nhân sự công ty
Tại công ty FOV, cơ cấu tổ chức được chia như sau:
Ban lãnh đạo cấp cao: Tổng Giám Đốc, Giám Đốc điều hành, Phó Tổng Giám Đốc
Trưởng ban: Thiết bị y tế, cơ sở vật chất, kế hoạch, chất lượng và nhân sự, thiết kế sản xuất, sản xuất
Trưởng phòng: Thiết bị y tế, kế toán, kế hoạch, đảm bảo chất lượng và sản xuất
Và cuối cùng, dưới sự quản lý của trưởng phòng là những người sẽ chịu trách nhiệm chính cho từng nhiệm vụ khác nhau
1.1.4) Tình hình hoạt động kinh doanh
FOV là một công ty lớn mạnh với mức tăng trưởng ổn định ở các lĩnh vực Các sản phẩm của FOV đạt chất lượng cao và có mặt trên khắp thế giới từ Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á Song song với ngành công nghiệp chữ lực, FOV đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và đã gặt hái được nhiều thành công góp phần vào sự tăng trưởng của tập đoàn
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh FOV giai đoạn 2020 - 2022
Tỷ lệ tăng doanh thu (%) B (-) 3.6B (+) 2.3B (+)
Tổng tài sản (Tỷ VND) C 1.15C 1.152C
Tỷ lệ gia tăng lợi nhuận (%) E (-) 1.6E (+) 1.13E (+)
Tổng người lao động (người) F 1.51F 1.06F
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2019 – 2022
Năm 2019 doanh thu của FOV đạt Tổng doanh thu đạt 12.256 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 5 năm qua Nhưng đến năm 2020 Việt Nam bước vào đại dịch Covid – 19, nhiều nơi trên cả nước bị phong tỏa để chống dịch, xuất nhập khẩu bị tê liệt làm gián đoạn chuỗi cung ứng Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giảm 9% so với năm 2019 Dẫn đến lợi nhuận năm 2020 chỉ đạt 1.512 tỷ đồng (giảm gần một nửa so với năm 2019) Nhìn chung năm 2020 là một năm ảm đạm với toàn nền kinh tế nói chung Trong năm
2021, vẫn là một khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, bởi ta tiếp tục đối mặt với làn sóng dịch bệnh Covid mới với những biến chủng nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng Đến năm 2022 - 2023 nền kinh tế Việt Nam đã dần đi vào ổn định và dự báo hoạt động sôi nổi trong những năm sau đó, trong hoạt động sản xuất cũng sẽ có những biến
1.2) Tổng quan nhà máy 1 – Công ty trách nhiệm hữu hạn FOV
1.2.1) Giới thiệu khái quát về nhà máy 1
Nhà máy 1 thành lập vào tháng 4 năm 2001 là nhà máy đầu tiên của tập đoàn Fujikura nằm ngay trung tâm khu công nghiệp VSIP Bình Dương thành phố Dĩ An với tổng diện tích nhà xưởng 21314 m² và hơn 20000 nhân viên nơi đây tập trung nhiều nhân lực chất lượng cao cùng bề dày kinh nghiệm, nơi đây là nhà máy chiến lược của tập đoàn, chuyên sản xuất các sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông và thiết bị y tế cho các khách hàng quốc tế lớn
Hình 1.2 Sơ đồ tổng quan nhà máy 1
Nguồn: Phòng nhân sự Nhà máy 1
Cơ cấu tổ chức Nhà máy 1 – Công ty Trách nhiệm Hữu hạn FOV được chia làm 2 bộ phận chính bao gồm gián tiếp và trực tiếp sản xuất dưới sự quản lý và điều hành của của Ban lãnh đạo điều hành nhà máy
Bộ phận gián tiếp sản xuất gồm bộ phận kế hoạch, điều hành sản xuất tiếp nhận đơn hàng và triển khai xuống bộ phận sản xuất trực tiếp, bộ phận chất lượng và kĩ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng quá trình, nghiên cứu và triển khai công nghệ trước khi tiến hành sản xuất đại trà
Bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm Supervisor và Leader cùng toàn bộ công nhân phân bổ về các chuyền sản xuất đảm bảo theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra cũng như phải giải quyết các vấn đề phát sinh và tiến hành cân bằng chuyền
1.2.3) Các loại sản phẩm chính
Optical Patch Cord với thành phần chính là sợi quang, thường được làm từ kính hoặc nhựa quang học Ở đầu của sợi quang thường được trang bị đầu nối quang như SC (Subscriber Connector), LC (Lucent Connector), Được ứng dụng trong mạng LAN, mạng WAN, hệ thống truyền tải dữ liệu và giọng nói qua cáp quang, hệ thống truyền hình cáp quang và các ứng dụng trong công nghiệp, y tế, khoa học và nghiên cứu Đây cũng là sản phẩm mà tác giả sẽ thực hiện khảo sát về quá trình sản xuất
Field Assembly Connector (FAC) là một loại đầu nối quan học mà dùng có thể tự lắp ráp và kết nối trực tiếp vào sợi quang mà không cần thiết kế đặc biệt hoặc dụng cụ chuyên dụng Điều này làm giảm chi phí và thời gian lắp đặt, giúp tối ưu hóa công việc triển khai mạng quang học
Module của FOV là module quang học nhằm cung cấp khả năng chuyển đổi tín hiệu quan học từ một đường vào sang một đường ra Chúng được sử dụng trong hệ thống kiểm tra đo lường hay hỗ trợ truyền tải dữ liệu cấp độ cao
Connector Cleaner còn được gọi là chổi làm sạch đầu nối quang học là một dụng cụ được sử dụng để làm sạch các đầu nối quang học trên các module quang học, sợi quang và các thiết bị mạng quang học khác để đảm bảo hiệu suất truyền tải tín hiệu quang học Coupler là một thiết bị được sử dụng để kết nối hai hoặc nhiều sợi quang với nhau để truyền tải tín hiệu quan học từ một nguồn vào đến một chiều hoặc nhiều đầu ra Coupler hoạt động bằng cách chia tín hiệu quang từ một sợi quang và chuyển đổi nó thành các tín hiệu truyền đi các sợi quang khác
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về hoạt động sản xuất
2.1.1 khái niệm hoạt động sản xuất
Hoạt động sản xuất được Starr (1978) định nghĩa là sự sắp xếp công việc của con người, NVL, năng lượng và máy móc, nhờ đó các hình thức công việc được thỏa thuận được hoàn thành Cùng quan điểm đó Chase (1981) có đề cập trong quyển sách sản xuất và hoạt động quản lý về sau được nhiều tác giả cập nhập phiên bản xuất bản mới nhất gần đây năm 2021 đã xác định hoạt động sản xuất là quá trình biến đổi nguyên liệu, thông qua các quy trình và công nghệ, thành sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng có nhu cầu Nó bao gồm tất cả các hoạt động từ việc lập kế hoạch sản xuất, quản lý nguồn lực, kiểm soát chất lượng, quản lý chuỗi cung ứng, và nhiều khía cạnh khác để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được sản xuất một cách hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của thị trường Điều này có thể bao gồm sản xuất các mặt hàng vật lý như ô tô hoặc điện tử, cũng như cung cấp các dịch vụ như dịch vụ tài chính hoặc chăm sóc sức khỏe
Từ đó tác giả tổng hợp theo cách hiểu về khái niệm hoạt động sản xuất là quá trình tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc kết hợp tài nguyên như nguyên liệu, lao động, và công nghệ Hoạt động sản xuất không chỉ liên quan đến việc chế tạo các hàng hóa vật lý, mà còn bao gồm cả các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, và nhiều hoạt động khác Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia hoặc khu vực
2.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất
Forsund (2014) đã đề cập đến khái niệm hiệu quả là một tuyên bố về hiệu suất của các quy trình biến đổi một bộ đầu vào thành một bộ đầu ra Hiệu quả là một khái niệm tương đối: hiệu suất của một đơn vị kinh tế phải được so sánh với một tiêu chuẩn Việc xây dựng một tiêu chuẩn liên quan đến những đánh giá giá trị về mục tiêu của các hoạt động kinh tế Theo wikipedia có đề cập đầy đủ về khái niệm của hiệu quả sản xuất cụ thể như sau: Hiệu quả sản xuất tập trung vào tối ưu hóa sản lượng đầu ra trong danh mục sản phẩm đã chọn mà không quan tâm đến tỷ lệ sản phẩm đúng Nó đòi hỏi cải thiện quản lý và công nghệ để tạo ra nhiều hơn với cùng lượng đầu vào và công nghệ Điều này có thể mở rộng khả năng sản xuất của nền kinh tế hoặc doanh nghiệp và tạo ra nhiều
Johnson (2019) quy trình sản xuất là một hệ thống có kế hoạch và có thứ tự gồm các bước liên quan nhau, được thực hiện để biến đổi các nguyên liệu và tài nguyên thành sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng Quy trình sản xuất có thể bao gồm các khâu như thiết kế sản phẩm, chế tạo, kiểm tra chất lượng, và phân phối để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc khách hàng
Ngoài quan điểm trên thì tác giả còn bổ sung thêm mục tiêu của quy trình sản xuất là đảm bảo sự hiệu quả, chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc khách hàng Quy trình sản xuất thường bao gồm các bước như thiết kế sản phẩm, chế tạo, kiểm tra chất lượng, lập kế hoạch sản xuất, và quản lý tài nguyên
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nhưng trong bài luận này tác giả xác định phạm vi ảnh hưởng từ bên trong, không xét đến các ảnh hưởng từ bên ngoài, dựa vào đó ta có các yếu tố ảnh hưởng như: Nguyên liệu và tài nguyên, công nghệ và thiết bị, lao động, quy trình sản xuất, quản lý sản xuất và chất lượng:
Nguyên liệu và tài nguyên: Sự sẵn có và chất lượng của nguyên liệu và tài nguyên đầu vào có tác động lớn đến quy trình sản xuất Các biến động trong nguồn cung cấp và giá cả có thể ảnh hưởng đến lựa chọn vật liệu và chi phí sản xuất
Công nghệ và thiết bị: Sự tiến bộ trong công nghệ và sử dụng thiết bị hiện đại có thể cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm Sự duy trì và nâng cấp thiết bị cũng quan trọng để đảm bảo hoạt động liên tục
Lao động: Kỹ năng, đào tạo, và hiệu suất của lao động đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất Sự tương tác và hiệu quả làm việc của nhân viên có thể tác động đến năng suất và chất lượng
Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất được thiết kế và tối ưu hóa để đảm bảo hiệu suất và chất lượng Quản lý quy trình cũng cần được thực hiện một cách hiệu quả để đảm bảo tính toàn vẹn của sản phẩm
Chất lượng và kiểm tra: Quá trình kiểm tra chất lượng và đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Sơ đồ chuỗi giá trị
Khái niệm về một sơ đồ thể hiện luồng giá trị, dòng chảy thông tin và vật liệu lần đầu tiên được ghi chép trong cuốn sách Installing Efficiency Methods của ông E Knoeppel vào năm 1918 Về sau sơ đồ này góp mặt vào hệ thống sản xuất Toyota tạo nên trào lưu sản xuất tính gọn trong sản xuất và các lĩnh vực khác trên thế giới
Theo John (2009) trong sổ tay Learning to see đã đề cập về khái niệm value stream mapping là tất cả các hoạt động (tạo thêm giá trị và không tạo thêm giá trị) hiện tại được yêu cầu để đưa sản phẩm đi qua các dòng chảy thiết yếu như: Dòng sản xuất từ nguyên liệu thô đến tay khách hàng và quy trình thiết kế sản phẩm đến ra mắt
Ngày nay, Langstrand (2016) cho rằng value stream mapping (VSM) là một phương pháp minh họa trực quan và phân tích logic của quy trình sản xuất, giúp nhận diện được một số lãng phí trong nhóm 7 lãng phí thuần như: Lãng phí do tồn kho, vận chuyển, sản xuất thừa, chất lượng và biết được những công việc hay công đoạn nào gây ra lãng phí và đề xuất biện pháp cắt giảm
Nhìn vào sơ đồ chuỗi giá trị có thể cho ta thấy bức tranh tổng quan về dòng chảy nguyên vật liệu và thông tin trong một quy trình sản xuất với dòng chảy chính yếu trong sơ đồ là dòng chảy từ lúc sản khách hàng đặt hàng đến lúc sản phẩm được giao đến tay khách hàng Bộ phận kinh doanh sẽ nhận thông tin đơn hàng từ khách hàng và sau đó một hệ thống kéo được thiết lập thống nhất ngày giao hàng, số lượng cũng như chất lượng đơn hàng Thông tin này sau đó được truyền cho bộ phận kế hoạch, căn cứ vào ngày giao để lên lịch đặt NVL từ nhà cung cấp và lên kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận Các bộ phận sản xuất sẽ căn cứ vào kế hoạch cùng với năng lực để ứng nhu cầu đơn hàng Dòng chảy thông tin được đảm bảo xuyên suốt từ khách hàng đến đơn vị sản xuất và nhà cung cấp cũng như giữa các bộ phận khác trong chuỗi sản xuất
Dòng chảy nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến kho lưu trữ nhà máy để chuẩn bị sản xuất, trải qua quá trình tạo nên thành phẩm, lưu kho và chuyển đến tay khách hàng bằng phương tiện gì, cách thức sản xuất và thời gian sản xuất điều được nêu trên sơ đồ chuỗi giá trị
2.2.2 Quy trình xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị
Chúng ta có thể mô tả phương pháp VSM như một gồm năm bước, trong đó bốn bước đầu tiên đều dẫn đến sự cải tiến thực sự của quy trình
Hình 2.1 Các bước chính của phương pháp sơ đồ chuỗi giá trị Jostein Langstrand (2016)
Theo mô hình của tác giả được trình bày tóm gọn trong 5 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Phạm vi dòng chảy giá trị, xác định dòng chảy sản phẩm hay dịch vụ cụ thể cần cải tiến
Tại bước này cần xác định dòng chảy phẩm hay dịch vụ cụ thể cần tiến hành khảo sát Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì nên chọn một dòng sản phẩm, dịch vụ mang lại số lượng đơn hàng cũng như là doanh số chủ lực của công ty và tiến hành lập sơ đồ chuỗi giá trị, sau khi thực nghiệm thành công trên dòng sản phẩm đã được chọn trước đó, tiến hành thực nghiệm tiếp tục trên các dòng sản phẩm, dịch vụ tiếp theo theo điều kiện giảm dần
Bước 2: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị (VSM) hiện tại và đánh giá
Tập hợp những nhóm VSM gồm những thành viên có liên quan quy trình sản xuất, kinh doanh, kho vận Chỉ những người liên quan trực tiếp vận hành sản xuất mới biết được tình hình thực tế diễn ra trong quy trình, như vậy các thông tin trong sơ đồ sẽ chính xác hơn về mọi dữ liệu
Sau đó, nhóm nghiên cứu đến trực tiếp hiện trường sản xuất để tiến hành thu thập các móc, tỷ lệ chất lượng,… Ngoài ra, có thể thêm các thông tin khác nếu cần thiết Sắp xếp dòng chảy theo thứ tự từ nguyên vật liệu tới khách hàng và ngược lại Lựa chọn và thống nhất các kí hiệu đưa vào chuỗi Đưa thông tin vừa thu thập vào các kí hiệu trên sơ đồ chuỗi giá hiện tại Những thông tin này càng chi tiết càng cho thấy sơ đồ chuỗi giá trị phản ánh đúng chính xác thực tế diễn ra hiện tại trong nhà máy
Trước khi đến bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu nên xác nhận lại sơ đồ đã thực hiện ở bước 2, bằng việc quan sát sản xuất, rà soát lại quy trình từ khi bắt đầu cho đến với khách hàng Đảm bảo sơ đồ thực trạng trùng khớp với quy trình thực tế diễn ra
Tiếp đó, là đánh giá tình trạng hiện tại của sơ đồ chuỗi giá trị, xem xét các hoạt động gia tăng giá trị và các hoạt động không làm gia tăng giá trị các hoạt động trong chuỗi Với các hoạt động gia tăng giá trị cho chuỗi cần được duy trì và phát huy, tối ưu hóa dòng giá trị cho chuỗi Các hoạt động không tăng thêm giá trị cần xem xét loại bỏ, hoặc tìm ra nguyên nhân gốc rễ đề ra biện pháp khắc phục Bên cạnh đó, phân tích khả năng của quá trình xem xét khả năng tối đa từ việc xác định các nút thắt cổ chai và loại bỏ giảm thiểu nó Ngoài ra, việc nhận diện các lãng phí cũng cần phải được thực hiện trong bước này để từ đó đề ra những giải pháp trong tương lai
Bước 3: Vẽ sơ đồ chuỗi giá trị VSM tương lai
Thiết kế lại sơ đồ chuỗi giá trị trong tương lai dựa trên các tiêu chuẩn, nguyên tắc của Lean đã áp dụng giải quyết các vấn đề tồn đọng phía trên Các thông tin của sơ đồ chuỗi giá trị hướng tới sự lý tưởng và tối ưu hóa sản xuất, để sản phẩm tiếp theo được tạo ra sẽ có giá trị và chất lượng hơn so với sản phẩm trước đó, quy trình sản xuất ngày càng tối ưu hơn Bên cạnh đó, tính toán lại các thông số cần thiết và cho ra được sơ đồ chuỗi giá trị tương lai Đây sẽ là mục tiêu hướng của doanh nghiệp trong tương lai nhằm mục đích tăng hiệu quả sản xuất sản phẩm đang nghiên cứu
Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện
Thiết lập mục tiêu, mục đích và phát triển một kế hoạch hướng đến cụ thể từng bước thực hiện, kiểm soát và theo dõi dựa trên các checkpoint của các bước thực hiện, tham khảo các chuyên gia về các ý tưởng cải tiến cần thực hiện
Bước 5: Thực hiện kế hoạch để đạt được mục tiêu mong muốn của chuỗi giá trị
Tiến hành triển khai sơ đồ chuỗi giá trị VSM tương lai vào thực tế nhà máy Chia nhỏ yêu cầu và thời gian quy định Thiết lập hệ thống, cơ chế kiểm tra, theo dõi, giám sát công đoạn, đảm bảo không có sai sót diễn ra Tiến hành đánh giá hệ thống và quy trình định kỳ, thực hiện điều chỉnh khi cần thiết
2.2.3 Lợi ích của sơ đồ chuỗi giá trị
Trực quan hóa quy trình sản xuất, sơ đồ chuỗi giá trị có thể biểu hiện thông tin dưới dạng hình ảnh, kí hiệu và số hiệu giúp người đọc tiếp nhận thông tin nhanh chóng và dễ hiểu, các thông tin rõ ràng để có thể bất kì bộ phận nào cũng có thể tiếp nhận và hiểu rõ quy trình hiện tại của công ty, cho phép trao đổi thông tin, giao tiếp giữa các bộ phận trong cùng doanh nghiệp
Cân bằng chuyền
Cân bằng chuyền, còn được gọi là cân bằng dây chuyền hoặc cân bằng sản xuất là một khái niệm quan trọng trong quản lý sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng Theo Goldratt (2004), một nhà tư duy hàng đầu trong lĩnh vực quản lý sản xuất đã đề cập trong cuốn phát triển tư duy mới về quản lý sản xuất năm 2004, Cân bằng chuyền là nguyên tắc cơ bản của hiệu suất sản xuất hiệu quả Nó đề cập đến việc làm sao để tất cả các máy móc, công nhân và tài nguyên được sắp xếp và tối ưu hóa trong quy trình sản xuất để đạt được mục tiêu sản xuất với hiệu suất cao nhất
Cân bằng chuyền không chỉ đơn giản là phân chia công việc đều đặn, mà còn liên quan đến việc đảm bảo rằng mọi công đoạn trong quy trình sản xuất hoạt động một cách hài hòa và không tạo ra sự lãng phí thời gian, công sức hoặc tài nguyên Điều này giúp tránh tạo ra những điểm nghẽn trong quy trình sản xuất và tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng các đơn đặt hàng hoặc yêu cầu từ khách hàng
2.3.2 Lợi ích của cân bằng chuyền
Cân bằng chuyền mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quản lý sản xuất và doanh nghiệp Dưới đây là một số lợi ích của cân bằng chuyền:
Tăng năng suất: Cân bằng chuyền có khả năng tăng năng suất sản xuất bằng cách đảm bảo rằng các công đoạn hoạt động một cách liên tục và không bị gián đoạn (Nguồn:
Giảm thời gian chờ đợi: Cân bằng chuyền giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn trong quy trình sản xuất, từ đó giúp tối ưu hóa thời gian sản xuất và giảm lãng phí thời gian (Nguồn: Womack và cộng sự (1990) The Machine That Changed the World: The Story of Lean Production.)
Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên: Cân bằng chuyền giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên như nhân công và máy móc bằng cách đảm bảo rằng chúng được phân phối một cách hiệu quả trong quy trình sản xuất (Nguồn: Schonberger (2007) Lean Production for Competitive Advantage: A Comprehensive Guide to Lean Methodologies and Management Practices.)
Tăng chất lượng sản phẩm: Sự cân bằng chuyền đảm bảo rằng mọi công đoạn được thực hiện một cách chính xác và kiểm soát, từ đó giúp tăng chất lượng sản phẩm (Nguồn: Shingo (1989) A Revolution in Manufacturing: The SMED System.)
2.3.3 Phương pháp cân bằng chuyền theo trọng số RPW
Nghiên cứu này sử dụng giải thuật xếp hạng theo trọng số – Ranked Positional Weight Method (RPW) – được giới thiệu bởi Helgeson và Birnie để kiểm tra thực nghiệm hiệu quả gồm các bước thực hiện sau:
Bước 1 Xây dựng sơ đồ ưu tiên
Bước 2 Tính chỉ số RPW cho từng công đoạn trong quy trình sản xuất Để tính RPW cho mỗi công đoạn, ta xác định lộ trình từ công đoạn đó đến công đoạn cuối cùng theo sơ đồ ưu tiên với quản đường dài nhất Tính tổng thời gian thực hiện các công đoạn trên lộ trình đã xác định từ trước Hệ số RPW là tổng thời gian thực hiện được đã được tính trước đó
Bước 3 Xếp hạng các công đoạn theo thứ tự giảm dần của RPW, tức là công đoạn xếp thứ hạng đầu tiên là công đoạn có chỉ số RPW lớn nhất
Bước 4 Xây dựng danh sách chuẩn bị Công đoạn bắt đầu là công đoạn không có bất kì ràng buộc với công đoạn nào trước đó và được xếp vào danh sách sẵn sàng Các công đoạn được xếp vào danh sách sẵn sàng được xếp theo thứ tự RPW giảm dần
Bước 5 Lựa chọn công đoạn có RPW lớn nhất trong danh sách chuẩn bị gán bố trí vào trạm làm việc
Bước 6 Kiểm tra thời gian thực hiện trong trạm Khi kiểm tra sẽ có hai trường hợp:
- Nếu thời gian làm việc của trạm nằm trong khoảng thời gian chu kỳ thì gán công đoạn này vào trạm làm việc và chuyển sang bước 7 để cập nhật lại danh sách chuẩn bị gán
- Nếu thời gian làm việc của trạm này vượt quá khoảng thời gian chu kỳ c thì sử dụng công đoạn có RPW nhỏ hơn trong danh sách chuẩn bị gán
Bước 7 cập nhật lại danh sách chuẩn bị Ở bước này ta xóa đi các công đoạn đã được gán vào trạm ra khỏi danh sách chuẩn bị Bổ sung các công đoạn thỏa mãn điều kiện ràng buộc của sơ đồ ưu tiên
Bước 8 Thực hiện lại Bước 5 cho đến khi công đoạn cuối cùng được gán vào các trạm làm việc.
Biểu đồ ABC Pareto
Nghiên cứu của Mohamed và cộng sự (2022) đã tập trung vào một hệ thống con của máy, theo đề xuất của bộ phận thuê chính của công ty xây dựng thiết bị nông nghiệp, một công cụ hỗ trợ quyết định được sử dụng là phương pháp Pareto tính chi phí dựa trên hoạt động (ABC) và hiệu ứng chế độ lỗi và phương pháp phân tích tới hạn Các phương pháp này cho phép xác định các nguyên nhân chính gây ra lỗi thiết bị chức năng và phân loại các lỗi này nhằm thiết lập kế hoạch hành động bảo trì tối ưu nhằm giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
Hình 2.2 Biểu đồ Pareto hoặc đường cong ABC Pareto
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phương pháp ABC cung cấp câu trả lời Nó cho phép điều tra làm nổi bật các yếu tố quan trọng nhất của một vấn đề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các lựa chọn và ưu tiên Các sự kiện (ví dụ như lỗi) được phân loại theo thứ tự chi phí giảm dần (thời gian ngừng hoạt động, chi phí tài chính, số lượng, v.v.), mỗi sự kiện liên quan đến một thực thể Sau đó, một biểu đồ được vẽ ra tương ứng với tỷ lệ phần trăm của chi phí tích lũy với tỷ lệ phần trăm các loại hư hỏng hoặc phần trăm tích lũy của các sai lỗi Trong sơ đồ phía trên có ba vùng
- Vùng A: 20% sự cố gây thiệt hại 80% chi phí
- Vùng B: 30% sự cố gây thiệt hại 15% chi phí
- Vùng C: 50% sự cố gây thiệt hại 5% chi phí
Trong đa số các trường hợp người phân tích sử dụng nguyên lý ABC Pareto thường tập trung giải quyết các lỗi thuộc nhóm A và có các ý tưởng cải tiến cho các sự kiện diễn ra tại vùng này.
Hệ số OEE
Chỉ số OEE lần đầu được Nakajima (1998) đã xác định và phân loại những tổn thất chính liên quan đến tính sẵn có, hiệu suất và chất lượng Ông đưa ra sáu tổn thất lớn: (1) năng suất kém và mất sản lượng do chất lượng kém, (2) thiết lập và điều chỉnh thay đổi hỗn hợp sản phẩm, (3) tổn thất sản xuất khi xảy ra trục trặc tạm thời, (4) khác biệt trong thiết kế thiết bị tốc độ và tốc độ vận hành thực tế, (5) khiếm khuyết do thiết bị gặp trục trặc, và (6) khởi động và tổn thất năng suất ở giai đoạn đầu sản xuất
OEE (overall equipment effectiveness) được định nghĩa là thước đo hiệu suất tổng thể thiết bị Đó là mức độ mà thiết bị đang làm những gì nó phải làm (Williamson, 2006)
Nó là công cụ phân tích hiệu quả xác định hệ số hiệu quả tổng quát của thiết bị nhằm đánh giá và tạo khả năng cải tiến hiệu quả của các quá trình sản xuất OEE thường xuyên được sử dụng như chỉ số đặc tính chính yếu trong các chương trình bảo trì năng suất toàn diện (TPM) Chỉ số OEE được xác định thông qua 3 khía cạnh: mức độ hữu dụng
A (Availability) – chất lượng Q (Quality) – hiệu suất P (Performance)
Trong chương 2, chúng ta đã được tìm hiểu về các tổng quan về hoạt động sản xuất đặc biệt là các khái niệm về sơ đồ chuỗi giá trị VSM, các bước vẽ sơ đồ cũng như giá trị lợi ích mà sơ đồ mang lại Bên cạnh đó, các lý thuyết tạo nên nền móng cơ sở cho nội dung phía sau lần lượt được trình bày như: Lý thuyết cân bằng chuyền, các bước cân bằng chuyền theo trọng số vị trí RPW, biểu đồ Pareto, hệ số OEE và đặc biệt là khái niệm hiệu quả sản xuất là trọng tâm bài làm của tác giả.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI CHUYỀN 1, 2 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN FOV
1 công ty trách nhiệm FOV
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY 1 CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN FOV 1.1) Giới thiệu khái quát về Công ty trách nhiệm hữu hạn FOV
1.1.1) Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Fujikura Fiber Optics Việt Nam có tên viết tắt là FOV tọa lạc tại Bình Dương là một chi nhánh của Tập đoàn Fujikura – Một tập đoàn toàn cầu chuyên sản xuất sản phẩm và giải pháp dây và cáp quang sử dụng trong hệ thống viễn thông và các thiết bị y tế Được thành lập vào năm 2000 với vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản và đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2001 Toàn bộ sản phẩm của công ty đều được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Trong suốt 23 năm hoạt động, FOV đã mở rộng lĩnh vực chế tạo và sản xuất nhiều sản phẩm mới do Fujikura Nhật Bản chuyển giao Tính đến nay, công ty đã đạt được nhiều chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như: Tháng 6 năm 2004 hệ thống quản lý chất lượng của công ty TNHH FOV được tổ chức BSI (Anh) cấp giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn 180 9001:2000 cho hoạt động sản xuất sản phẩm cáp quang về sau tháng 10 năm 2010 hệ thống quản lý chất lượng được cập nhật theo 180 9001:2008, năm 2015 công ty cập nhật 180 9001:2015 Tháng 12 năm 2004, công ty lại tiếp tục được tổ chức BSI (Anh) cấp giấy chứng nhận môi trường theo tiêu chuẩn 180 14001:1996 về sau được cập nhật theo tiêu chuẩn 180 14001:2004, năm 2015 công ty cập nhật 180 14001:2015
Tháng 12 năm 2009 công ty TNHH FOV tiếp tục nhận được chứng nhận TL9000 do tổ chức BSI (Anh) cấp giấy
Cho đến thời điểm hiện tại công ty đã có thêm chứng nhận 180 134585:2000 trong hệ thống quản lý chất lượng của công ty
FOV đã không ngừng nổ lực để duy trì vị thế của mình trong ngành công nghiệp dây và cáp quang, đồng thời tiếp tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng Với kinh nghiệm và danh tiếng của tập đoàn Fujikura, công ty tiếp tục hướng đến sự phát triển bền vững và tạo ra những giá trị cao cho cộng đồng và xã hội
Sau hơn 130 năm kinh nghiệm, tập đoàn Fujikura đã chứng tỏ mình là một trong những công ty dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực hoạt động bao gồm công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó sản xuất cáp quang, cáp đồng trục và các thiết bị mạng viễn thông chất lượng cao Ngoài ra, Fujikura cũng đóng góp mạnh mẽ cho ngành ô tô, lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân tạo và thiết bị y tế Mỗi ngành đều đạt được các thành công và đóng góp vào sự phát triển của công ty
Tại nhà máy Bình Dương đã đi vào hoạt động được 23 năm, công ty tiếp tục đem đến sự đa dạng và phong phú trong một số lĩnh vực hoạt động Nhà máy này là một phần quan trọng trong hệ thống sản xuất toàn cầu của tập đoàn Fujikura và nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm và giải pháp công nghệ hàng đầu cho thị trường nước ngoài Lĩnh vực chính của nhà máy Bình Dương bao gồm: sản xuất linh kiện cáp quang liên quan đến việc sản xuất các thành phần và bộ phận cần thiết để tạo thành các cáp quang hoàn chỉnh và thiết bị y tế
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty
Nguồn: Phòng nhân sự công ty
Tại công ty FOV, cơ cấu tổ chức được chia như sau:
Ban lãnh đạo cấp cao: Tổng Giám Đốc, Giám Đốc điều hành, Phó Tổng Giám Đốc
Trưởng ban: Thiết bị y tế, cơ sở vật chất, kế hoạch, chất lượng và nhân sự, thiết kế sản xuất, sản xuất
Trưởng phòng: Thiết bị y tế, kế toán, kế hoạch, đảm bảo chất lượng và sản xuất
Và cuối cùng, dưới sự quản lý của trưởng phòng là những người sẽ chịu trách nhiệm chính cho từng nhiệm vụ khác nhau
1.1.4) Tình hình hoạt động kinh doanh
FOV là một công ty lớn mạnh với mức tăng trưởng ổn định ở các lĩnh vực Các sản phẩm của FOV đạt chất lượng cao và có mặt trên khắp thế giới từ Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á Song song với ngành công nghiệp chữ lực, FOV đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau và đã gặt hái được nhiều thành công góp phần vào sự tăng trưởng của tập đoàn
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động kinh doanh FOV giai đoạn 2020 - 2022
Tỷ lệ tăng doanh thu (%) B (-) 3.6B (+) 2.3B (+)
Tổng tài sản (Tỷ VND) C 1.15C 1.152C
Tỷ lệ gia tăng lợi nhuận (%) E (-) 1.6E (+) 1.13E (+)
Tổng người lao động (người) F 1.51F 1.06F
Nguồn: Báo cáo thường niên giai đoạn 2019 – 2022
Năm 2019 doanh thu của FOV đạt Tổng doanh thu đạt 12.256 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 5 năm qua Nhưng đến năm 2020 Việt Nam bước vào đại dịch Covid – 19, nhiều nơi trên cả nước bị phong tỏa để chống dịch, xuất nhập khẩu bị tê liệt làm gián đoạn chuỗi cung ứng Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giảm 9% so với năm 2019 Dẫn đến lợi nhuận năm 2020 chỉ đạt 1.512 tỷ đồng (giảm gần một nửa so với năm 2019) Nhìn chung năm 2020 là một năm ảm đạm với toàn nền kinh tế nói chung Trong năm
2021, vẫn là một khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam, bởi ta tiếp tục đối mặt với làn sóng dịch bệnh Covid mới với những biến chủng nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng Đến năm 2022 - 2023 nền kinh tế Việt Nam đã dần đi vào ổn định và dự báo hoạt động sôi nổi trong những năm sau đó, trong hoạt động sản xuất cũng sẽ có những biến
1.2) Tổng quan nhà máy 1 – Công ty trách nhiệm hữu hạn FOV
1.2.1) Giới thiệu khái quát về nhà máy 1
Nhà máy 1 thành lập vào tháng 4 năm 2001 là nhà máy đầu tiên của tập đoàn Fujikura nằm ngay trung tâm khu công nghiệp VSIP Bình Dương thành phố Dĩ An với tổng diện tích nhà xưởng 21314 m² và hơn 20000 nhân viên nơi đây tập trung nhiều nhân lực chất lượng cao cùng bề dày kinh nghiệm, nơi đây là nhà máy chiến lược của tập đoàn, chuyên sản xuất các sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông và thiết bị y tế cho các khách hàng quốc tế lớn
Hình 1.2 Sơ đồ tổng quan nhà máy 1
Nguồn: Phòng nhân sự Nhà máy 1
Cơ cấu tổ chức Nhà máy 1 – Công ty Trách nhiệm Hữu hạn FOV được chia làm 2 bộ phận chính bao gồm gián tiếp và trực tiếp sản xuất dưới sự quản lý và điều hành của của Ban lãnh đạo điều hành nhà máy
Bộ phận gián tiếp sản xuất gồm bộ phận kế hoạch, điều hành sản xuất tiếp nhận đơn hàng và triển khai xuống bộ phận sản xuất trực tiếp, bộ phận chất lượng và kĩ thuật có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng quá trình, nghiên cứu và triển khai công nghệ trước khi tiến hành sản xuất đại trà
Bộ phận trực tiếp sản xuất bao gồm Supervisor và Leader cùng toàn bộ công nhân phân bổ về các chuyền sản xuất đảm bảo theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra cũng như phải giải quyết các vấn đề phát sinh và tiến hành cân bằng chuyền
1.2.3) Các loại sản phẩm chính
Optical Patch Cord với thành phần chính là sợi quang, thường được làm từ kính hoặc nhựa quang học Ở đầu của sợi quang thường được trang bị đầu nối quang như SC (Subscriber Connector), LC (Lucent Connector), Được ứng dụng trong mạng LAN, mạng WAN, hệ thống truyền tải dữ liệu và giọng nói qua cáp quang, hệ thống truyền hình cáp quang và các ứng dụng trong công nghiệp, y tế, khoa học và nghiên cứu Đây cũng là sản phẩm mà tác giả sẽ thực hiện khảo sát về quá trình sản xuất
Field Assembly Connector (FAC) là một loại đầu nối quan học mà dùng có thể tự lắp ráp và kết nối trực tiếp vào sợi quang mà không cần thiết kế đặc biệt hoặc dụng cụ chuyên dụng Điều này làm giảm chi phí và thời gian lắp đặt, giúp tối ưu hóa công việc triển khai mạng quang học
Module của FOV là module quang học nhằm cung cấp khả năng chuyển đổi tín hiệu quan học từ một đường vào sang một đường ra Chúng được sử dụng trong hệ thống kiểm tra đo lường hay hỗ trợ truyền tải dữ liệu cấp độ cao
Connector Cleaner còn được gọi là chổi làm sạch đầu nối quang học là một dụng cụ được sử dụng để làm sạch các đầu nối quang học trên các module quang học, sợi quang và các thiết bị mạng quang học khác để đảm bảo hiệu suất truyền tải tín hiệu quang học Coupler là một thiết bị được sử dụng để kết nối hai hoặc nhiều sợi quang với nhau để truyền tải tín hiệu quan học từ một nguồn vào đến một chiều hoặc nhiều đầu ra Coupler hoạt động bằng cách chia tín hiệu quang từ một sợi quang và chuyển đổi nó thành các tín hiệu truyền đi các sợi quang khác