1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tối Ưu Hóa Quá Trình Sản Xuất Và Quản Lý Chất Lượng Cho Các Sản Phẩm Truyện Tranh Nhật Bản (Right Binding) Tại Công Ty TNHH MTV In Quân Đội 2
Tác giả Bùi Thị Hồng Trúc, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Trúc Ly
Người hướng dẫn Th.S Trần Thanh Hà
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật In
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 9,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (27)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (27)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (28)
    • 1.3. Đối tượng đề tài (28)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (28)
    • 1.5. Giới hạn đề tài (28)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN (22)
    • 2.1. Sản phẩm truyện tranh Nhật Bản (29)
      • 2.1.1. Giới thiệu truyện tranh Nhật Bản (29)
        • 2.1.1.1. Khái niệm truyện tranh Nhật Bản (29)
        • 2.1.1.2. Cách đọc truyện tranh Right binding (30)
      • 2.1.2. Lịch sử phát triển truyện tranh Nhật Bản (31)
        • 2.1.2.1. Thời kỳ tranh mạn họa (700 – 1814) (31)
        • 2.1.2.2. Thời kỳ những bức tranh có chữ đầu tiên (1855 – 1895) (31)
        • 2.1.2.3. Thời kỳ những bộ truyện tranh đầu tiên (32)
      • 2.1.3. Phân loại truyện tranh Nhật Bản (34)
        • 2.1.3.1. Phân loại theo thể loại (34)
        • 2.1.3.2. Phân loại theo sản xuất (35)
      • 2.1.4. Thị trường truyện tranh Nhật Bản (35)
        • 2.1.4.1. Thị trường truyện tranh Nhật Bản trên thế giới (35)
        • 2.1.4.2. Thị trường truyện tranh Nhật Bản tại Việt Nam (37)
    • 2.2. Đặc điểm sản xuất (39)
      • 2.2.1. Đặc điểm truyện tranh bìa mềm và truyện tranh bìa cứng (40)
      • 2.2.2. Cấu trúc truyện tranh bìa mềm và truyện tranh bìa cứng (42)
        • 2.2.2.1. Truyện tranh bìa mềm cà gáy dán keo (42)
        • 2.2.2.2. Truyện tranh bìa cứng toàn phần khâu chỉ (43)
    • 2.3. Phân tích lựa chọn phương án sản xuất (44)
      • 2.3.1. Đặc điểm sản phẩm (44)
      • 2.3.2. Phân tích điều kiện sản xuất (46)
      • 2.3.3. Lựa chọn điều kiện sản xuất (47)
        • 2.3.3.1. Phương pháp in Offset tờ rời (47)
        • 2.3.3.2. Phương pháp in Offset cuộn (56)
      • 2.3.4. Điều kiện chế bản (61)
        • 2.3.4.1. PDF workflow (61)
        • 2.3.4.2. ICC Profile (62)
        • 2.3.4.3. Các loại point, mark dành cho sản phẩm truyện tranh (63)
        • 2.3.4.4. So sánh bình trang giữa các phương pháp in Offset cho sản phẩm truyện tranh Nhật Bản (66)
        • 2.3.4.5. Các lưu ý khi bình trang (67)
    • 2.4. Quy trình công nghệ (68)
      • 2.4.1. Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset tờ rời (68)
      • 2.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset cuộn (69)
    • 2.5. Kiểm soát chất lượng sản phẩm (70)
      • 2.5.1. Kiểm soát vật liệu đầu vào (70)
        • 2.5.1.1. Bản kẽm (70)
        • 2.5.1.2. Mực in (70)
        • 2.5.1.3. Giấy (71)
      • 2.5.2. Kiểm soát công đoạn chế bản (72)
        • 2.5.2.1. Kiểm tra file PDF (72)
        • 2.5.2.2. Kiểm tra bình trang (73)
        • 2.5.2.3. Kiểm tra chất lượng khuôn in CTP (74)
        • 2.5.2.4. Kiểm tra tờ in thử (75)
      • 2.5.3. Kiểm soát công đoạn in (76)
      • 2.5.4. Kiểm soát công đoạn thành phẩm (77)
  • CHƯƠNG III: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRUYỆN (22)
    • 3.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH MTV In Quân đội 2 (78)
      • 3.1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty In Quân đội 2 (78)
      • 3.1.2. Các sản phẩm chính của công ty (79)
    • 3.2. Điều kiện sản xuất tại Công ty In Quân đội 2 (80)
      • 3.2.1. Phần mềm, các thiết bị và vật liệu sử dụng tại công ty (80)
        • 3.2.1.1. Các phần mềm (80)
        • 3.2.1.2. Các thiết bị sử dụng (80)
        • 3.2.1.3. Vật liệu (82)
      • 3.2.2. Thực trạng quy trình chế bản tại Công ty In Quân đội 2 (83)
        • 3.2.2.1. Quy trình chế bản (83)
        • 3.1.1.1. Phân tích thực trạng xử lý công việc quy trình chế bản (84)
    • 3.2. Đánh giá, nhận xét thực trạng sản xuất tại Công ty In Quân đội 2 (87)
      • 3.2.2. Nhận xét thực trạng (87)
      • 3.2.3. Các lỗi thường gặp (87)
  • CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHẾ BẢN VÀ THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT TRUYỆN TRANH TẠI CÔNG TY IN QUÂN ĐỘI 2 (23)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp tối ưu hóa quy trình chế bản (0)
      • 4.2.1. Quản lý dữ liệu đầu vào (0)
      • 4.2.2. Tạo các tay sách giả (0)
      • 4.2.3. Quản lý trong phần mềm Signa Station (0)
      • 4.2.4. Chuẩn hóa cách đặt tên file (0)
    • 4.3. Thực nghiệm áp dụng các đề xuất tối ưu hóa quy trình chế bản và lựa chọn phương án tối ưu cho sản xuất truyện tranh Nhật Bản (0)
      • 4.3.1. Mục đích thực nghiệm (0)
      • 4.3.2. Điều kiện thực nghiệm (0)
      • 4.3.3. Sản phẩm thực nghiệm (0)
      • 4.2.4. Điều kiện sản xuất (95)
        • 4.2.4.1. Phân tích phương án sản xuất (98)
        • 4.2.4.2. Điều kiện chế bản (102)
      • 4.2.5. Quy trình công nghệ (103)
      • 4.2.6. Kiểm soát chất lượng sản phẩm (105)
        • 4.2.6.1. Kiểm tra file PDF (105)
        • 4.2.6.2. Kiểm tra bình trang (106)
        • 4.2.6.3. Kiểm tra khuôn in (107)
        • 4.2.6.4. Kiểm tra tờ in thử (108)
      • 4.2.7. Đánh giá thực nghiệm (109)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (110)
    • 5.1. Những kết quả đã thực hiện được (110)
    • 5.2. Tự đánh giá đề tài (110)
      • 5.2.1. Mức độ thành công (110)
      • 5.2.2. Các hạn chế (110)
      • 5.2.3. Hướng phát triển đề tài (111)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (112)

Nội dung

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH CÔNG NGHỆ INGVHD: TH.S TRẦN THANH HÀ SVTH: BÙI THỊ HỒNG TRÚC NGUYỄN THỊ VÂN ANH NGUYỄN THỊ TRÚC LYS K L 0

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sản phẩm truyện tranh Nhật Bản

2.1.1 Giới thiệu truyện tranh Nhật Bản

2.1.1.1 Khái niệm truyện tranh Nhật Bản

Truyện tranh Nhật Bản thường được gọi là “Manga”, là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản Bao gồm các truyện tranh với nhiều thể loại khác nhau như hài hước, hành động, khoa học viễn tưởng, lãng mạn, kỳ ảo và nhiều thể loại khác Truyện tranh Nhật Bản được tạo ra với nhiều mức độ độc đáo, từ các câu chuyện ngắn đến dự án dài hạn

Truyện tranh Nhật Bản thường được xuất bản trong các tạp chí truyện tranh định kỳ tại Nhật Bản và sau đó được biên tập thành sách hoặc bản tổng hợp Nó đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa giải trí Nhật Bản và đã có sự ảnh hưởng đáng kể trên phạm vi toàn cầu, với nhiều tác phẩm Manga nổi tiếng được chuyển thể thành phim hoạt hình hoặc các sản phẩm giải trí khác

Hình 2.1 Truyện tranh Nhật Bản

Truyện tranh Nhật Bản có kiểu trình bày đặc biệt được gọi là “Right Binding”, là kiểu truyện mà độc giả phải đọc nội dung từ phải sang trái và từ trên xuống dưới Sự khác biệt của truyện Right Binding là cách mở trang từ bìa bên phải và di chuyển sang trái, đồng thời truyện Right Binding còn có thể hiểu là truyện có gáy ở phía bên phải và có trang chẵn nằm bên phải, trang lẻ nằm bên trái.

2.1.1.2 Cách đọc truyện tranh Right binding Đọc các khung tranh và khung hội thoại từ phải sang trái và từ trên xuống dưới

Hình 2.2.Đọc truyện theo các khung tranh từ phải sang trái và từ trên xuống dưới

Hình 2.3 Ví dụ về cách đọc truyện Right binding

2.1.2 Lịch sử phát triển truyện tranh Nhật Bản

2.1.2.1 Thời kỳ tranh mạn họa (700 – 1814)

Mạn họa là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa nói chung của các nước trên thế giới Các bức tranh mạn họa thường có nét vẽ đơn giản và phong cách gần gũi, tạo ra ấn tượng thoải mái và dễ tiếp cận

Từ thế kỷ XIX trở về trước, Manga được hiểu theo nghĩa là những bức tranh vẽ tràn trên trang giấy, có thể mang một câu chuyện nào đó hoặc không Manga khởi thủy từ những bức tranh cuộn minh họa một sự kiện hoặc câu chuyện nào đó

Hình 2.4 Tranh mạn họa Nhật Bản

2.1.2.2 Thời kỳ những bức tranh có chữ đầu tiên (1855 – 1895)

Tiếp đó các bức tranh kèm chữ mang thông điệp xuất hiện trong giai đoạn mở của Nhật Bản thông qua các tạp chí châm biếm, mà người khởi xướng đầu tiên là Charles Wirgman – một người Anh Chính những bức tranh châm biếm kèm chữ và khung thoại bong bóng đã tạo tiền đề cho sự hình thành Manga theo cách trình bày mới

2.1.2.3 Thời kỳ những bộ truyện tranh đầu tiên

Sự nở rộ của tạp chí (1985 – 1923): Hơn 20 năm đầu thế kỷ XX là thời kỳ bùng nổ của các tạp chí và nhà xuất bản, với những bộ truyện tranh cho người lớn và trẻ nhỏ được đăng trên các báo và tạp chí

Những bộ truyện tranh nổi tiếng đầu tiên (1930 – 1941): Narakuro và Mickey Katsuyaki là hai bộ truyện tranh nổi tiếng ở Nhật, với những khung tranh được chia thành từng phần và sử dụng hộp thoại bong bóng, kể những câu chuyện riêng Trong đó truyện Narakuro cực kỳ nổi tiếng và được đông đảo bạn đọc yêu thích

Trong giai đoạn đầu của truyện tranh Nhật Bản, trước khi công nghệ in màu phổ biến, hầu hết các truyện tranh đều được in bằng mực đen trắng Việc in trắng đen giúp giảm chi phí sản xuất và là một phong cách nghệ thuật phổ biến trong ngành truyện tranh Nhật Bản từ những năm đầu của thế kỷ XX

Hình 2.5 Truyện tranh Nhật Bản in trắng đen ở giai đoạn đầu

Truyện tranh Nhật Bản bắt đầu in màu từ khoảng thập kỷ 1960 khi công nghệ in màu trở nên phổ biến và giảm chi phí đi Phiên bản in màu đầu tiên là của “Astro Boy” (Tetsuwan Atom) của Osamu Tezuka xuất hiện vào những năm 1950

Truyện tranh Nhật Bản in sách bìa cứng là một hình thức phổ biến từ thời kỳ trước khi truyện tranh Nhật Bản bắt đầu chuyển sang sách bìa mềm Trước thập kỷ 1950, hầu hết Manga được xuất bản dưới dạng sách bìa cứng Các tác phẩm in bìa cứng nổi tiếng như “Astro Boy” (Tetsuwan Atom) của Osamu Tezuka, xuất bản lần đầu vào năm 1952;

“Doraemon” của Fujiko F Fujo cũng thường được phát hành dưới dạng sách bìa cứng vào thập kỷ 1960

Hình 2.6 Tác phẩm “Astro Boy” bìa cứng in màu năm 1952

Truyện tranh Nhật Bản bắt đầu in sách bìa mềm từ khoảng cuối những năm 1950 và trở thành một xu hướng phổ biến trong thập kỷ 1960 Một trong những ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là “Kojiki Tengen” của Osamu Tezuka – một tác phẩm nổi tiếng đã được xuất bản dưới dạng sách bìa mềm vào năm 1959 Sự chuyển đổi sang sách bìa mềm giúp giảm giá thành sản xuất và tăng khả năng tiếp cận đối với độc giả, đặc biệt là đối với những tựa truyện mới và các tác phẩm nhỏ hơn

2.1.3 Phân loại truyện tranh Nhật Bản

2.1.3.1 Phân loại theo thể loại

Truyện tranh Nhật Bản không có ranh giới phân biệt rõ ràng giữa các thể loại, chỉ có thể chia thành các nhóm thể loại như:

- Phân theo đối tượng độc giả

• Shounen Manga: Truyện tranh dành cho nam giới thanh thiếu niên

• Shoujo Manga: Truyện tranh dành cho nữ giới vị thành niên

• Seinen Manga: Truyện tranh dành cho nam giới trẻ và người trưởng thành

• Josei Manga: Truyện tranh dành cho nữ giới trẻ và người trưởng thành

• Kodomo Manga: Truyện tranh dành cho trẻ em

- Phân theo cảm xúc mang lại

• Comedy: Truyện tranh có yếu tố hài hước nhẹ nhàng

• Tragedy: Truyện tranh có yếu tố đau thương buồn bã

• Angst: Truyện tranh tập trung mô tả sự đau khổ của nhân vật

• Parody: Truyện tranh hài nước nhái lại các bộ tác phẩm khác

• Drama: Truyện tranh chính kịch thường mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc như buồn bã, căng thẳng, cảm động, bi phẫn,…

- Phân theo nội dung thể hiện

• Action Manga: Truyện có nội dung chính về những cuộc đánh nhau, bạo lực

• Gekiga Manga: Truyện có nội dung nghiêm túc nhằm truyền tải các kiến thức về lịch sử, chính trị

• Horror Manga: Truyện có yếu tố kinh dị rùng rợn

• Science fiction Manga: Truyện có yếu tố khoa học viễn tưởng, công nghệ cao vượt tầm thời đại bây giờ

• Sport Manga: Truyện tranh kể về một bộ môn thể thao nào đó

Truyện tranh mang tính hài hước (Shin – Cậu bé bút chì), phiêu lưu (Doraemon), trinh thám (Thám tử lừng danh Conan) là các thể loại được ưa chuộng ở Việt Nam, được thể hiện qua số lượng in và số lần tái bản qua các năm

2.1.3.2 Phân loại theo sản xuất

- Phân theo hình thức sản phẩm

• Phân theo số màu: 1 màu, 2 màu, 4 màu

• Phân theo cấu trúc: Truyện tranh bìa mềm, truyện tranh bìa cứng

- Phân theo chu kỳ tái bản

• Ấn phẩm thường kỳ: Là ấn phẩm được phát hành theo lịch trình đều đặn (theo tháng hoặc theo quý)

• Ấn phẩm tái bản: Là ấn phẩm đã phát hành trước đó, được in lại lần nữa theo bản cũ hoặc có sửa chữa, bổ sung

• Ấn phẩm đặc biệt: Là ấn phẩm toàn tập (có thể hiểu là một bookset) Những ấn phẩm này thường có giá rất cao và được đầu tư với thiết kế riêng biệt như bìa chỉ dành riêng cho chúng, chất giấy bìa đặc biệt, giấy in chất lượng cao, một hộp sách đặc biệt,… thường được phát hành trong các đợt xuất bản có giới hạn thường là kỷ niệm một dịp đặc biệt, từ đó nhà xuất bản tăng giá thành và giá trị sưu tầm của các ấn phẩm đặc biệt này

2.1.4 Thị trường truyện tranh Nhật Bản

2.1.4.1 Thị trường truyện tranh Nhật Bản trên thế giới

Bộ truyện tranh Doraemon được xuất bản lần đầu vào tháng 12 năm 1969 trên 6 tạp chí khác nhau Tổng cộng có 1.345 câu chuyện đã được tạo ra trong bộ truyện gốc Đây là một trong những Manga bán chạy nhất thế giới Bộ Ngoại giao Nhật cũng xác nhận rằng Doraemon được coi là một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản

Đặc điểm sản xuất

Sách nói chung và truyện tranh Nhật Bản nói riêng là tập hợp các trang in theo một thứ tự nhất định (trên đó có thể in chính văn hoặc hình ảnh), được đóng thành tập và đóng bìa (một tờ bìa hoặc trong một bìa cứng)

Dựa vào cấu trúc của bìa, truyện tranh có thể phân thành hai loại là truyện tranh bìa cứng và truyện tranh bìa mềm

Trong thị trường truyện tranh hiện nay xuất hiện xu hướng trang bị áo bìa cho truyện tranh, làm cho ấn phẩm nổi bật và độc đáo hơn so với các dòng truyện thông thường, nâng cao tính thẩm mĩ Ngày nay, bìa áo vô cùng phổ biến và được ưa chuộng, thậm chí nhiều chiếc bìa áo đóng vai trò quyết định giá trị sưu tầm của một cuốn truyện

Hình 2.9 Truyện tranh Nhật Bản có áo bìa

2.2.1 Đặc điểm truyện tranh bìa mềm và truyện tranh bìa cứng

Bảng 2.1 Đặc điểm của truyện tranh bìa mềm và truyện tranh bìa cứng

STT Đặc điểm Truyện tranh bìa mềm

Truyện tranh bìa cứng Áo bìa

- Truyện tranh bìa mềm có cánh gà

- Truyện tranh bìa mềm không có cánh gà

- Truyện tranh bìa mềm có áo bìa

- Truyện tranh bìa cứng thuần túy

- Truyện tranh bìa cứng có áo bìa Áo bìa là một chiếc bìa rời, bao bọc bên ngoài cuốn sách

Một chiếc bìa áo thường có mặt trước, mặt sau và hai cánh gà

STT Đặc điểm Truyện tranh bìa mềm

Truyện tranh bìa cứng Áo bìa

Truyện tranh bìa mềm thường sử dụng giấy bìa là giấy Couche, Bristol có định lượng từ 150 đến 300 g/m 2

Truyện tranh bìa cứng có bìa làm từ vải, da, giấy (định lượng 120 – 240 g/m 2 ),… bên trong bồi Carton có độ dày trung bình trong khoảng 0.7 – 3mm Áo bìa thường sử dụng giấy bìa là giấy Couche, Bristol có định lượng thấp hơn giấy làm bìa mềm

Truyện tranh bìa mềm có chi phí sản xuất thấp hơn truyện tranh bìa cứng

Truyện tranh bìa cứng có chi phí sản xuất cao do có vật liệu làm bìa và thời gian gia công thành phẩm lâu hơn

Chi phí sản xuất áo bìa không được tính riêng lẻ, mà được tính chung với chi phí sản xuất của sản phẩm truyện tranh

Bìa mềm được sử dụng cho hầu hết các ấn phẩm truyện tranh thường kỳ và truyện tranh tái bản

Bìa cứng thường được sử dụng cho phiên bản đặc biệt của truyện tranh, ấn phẩm tặng kèm và các sản phẩm tri ân khách hàng Áo bìa được sử dụng cho cả ấn phẩm bìa mềm và bìa cứng Khi áp dụng áo bìa vào sản phẩm, bìa cuốn truyện thường chỉ in các chi tiết đơn giản, trong khi áo bìa thể hiện tranh với đa dạng màu sắc và chi tiết độc đáo hơn

STT Đặc điểm Truyện tranh bìa mềm

Truyện tranh bìa cứng Áo bìa

Truyện dễ bị rách, hư hỏng trong quá trình sử dụng Khó có thể lưu trữ lâu dài

Có khả năng bảo vệ tốt các trang bên trong, giảm khả năng rách, hư hỏng do quá trình sử dụng và bảo quản Áo bìa có thể dễ bị rách, hư hỏng trong quá trình sử dụng

2.2.2 Cấu trúc truyện tranh bìa mềm và truyện tranh bìa cứng

Cấu trúc chung của một sản phẩm truyện tranh gồm ruột truyện, bìa truyện, áo bìa (nếu có) và phương pháp liên kết ruột và bìa

2.2.2.1 Truyện tranh bìa mềm cà gáy dán keo

Có thể sử dụng nhiều kiểu liên kết ruột và bìa cho sản phẩm truyện tranh bìa mềm, nhưng liên kết bằng keo thường được lựa chọn vì có thể bao gồm 2 công đoạn trên cùng một thiết bị: cà gáy dán keo kết hợp với cắt xén ba mặt (với sản phẩm không có cánh gà) Truyện tranh bìa mềm có cánh gà thường sẽ không có áo bìa và ngược lại

Sản phẩm bìa mềm theo lý thuyết thường có 3 kiểu liên kết ruột (liên kết bằng ghim, liên kết khâu chỉ, liên kết bằng keo) nhưng ưu tiên lựa chọn phương pháp cà gáy dán keo vì truyện tranh là sản phẩm không cần thời gian bảo quản lâu nhưng cần có tính thẩm mĩ và thời gian sản xuất nhanh Phương pháp này thích hợp cho các đơn hàng có số lượng lớn và phù hợp với các độ dày truyện khác nhau

Hình 2.10 Ví dụ truyện tranh bìa mềm cà gáy dán keo

2.2.2.2 Truyện tranh bìa cứng toàn phần khâu chỉ

Phương pháp khâu chỉ có ưu điểm là khả năng khâu được truyện có độ dày lớn Khi mở cuốn truyện ra xem dễ dàng, truyện bằng phẳng, bền và đẹp

Truyện tranh bìa cứng không phải là sản phẩm quá phức tạp nên ưu tiên chọn loại bìa cứng toàn phần thay vì bìa cứng từng phần Bìa cứng thường được sử dụng trong các trường hợp ấn phẩm cần độ bền và độ bảo vệ cao, đặc biệt là những sản phẩm tri ân và ấn phẩm đặc biệt Sản phẩm truyện tranh bìa cứng thường đi kèm với áo bìa để tăng giá trị thẩm mĩ và đáp ứng nhu cầu sưu tầm của độc giả Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian và có giá thành cao hơn

Hình 2.11 Ví dụ truyện tranh bìa cứng toàn phần khâu chỉ

Phân tích lựa chọn phương án sản xuất

2.3.1 Đặc điểm sản phẩm Để lựa chọn phương án sản xuất cần dựa vào các tiêu chí như loại bìa, khổ thành phẩm, số màu đối với các dạng ấn phẩm (thường kỳ, tái bản, đặc biệt) Bảng 2.2 tóm tắt thông số chung đặc điểm của các sản phẩm truyện tranh Nhật Bản, xem bảng thống kê chi tiết ở Bảng Phụ lục 1

Bảng 2.2 Tóm tắt thông số chung của các sản phẩm truyện tranh Nhật Bản

STT Đặc điểm Ấn phẩm thường kỳ Ấn phẩm tái bản Ấn phẩm đặc biệt

2 Loại bìa Bìa mềm hoặc bìa mềm có áo bìa Bìa mềm, bìa cứng hoặc có thêm áo bìa

Bìa: 120 – 300 Ruột: 55 – 90 Độ dày, mm

5 Gia tăng giá trị Cán màng, tráng phủ, ép nhũ, dập chìm nổi

Chi phí sản xuất ấn phẩm tái bản thấp hơn và thời gian sản xuất cũng nhanh hơn so với ấn phẩm thường kỳ vì đã có sẵn phương án sản xuất từ trước đó cho ấn phẩm thường kỳ tương ứng Ngược lại, ấn phẩm đặc biệt đòi hỏi chi phí sản xuất cao vì yêu cầu chất lượng sản phẩm tốt, in nhiều màu, bìa cứng và các công đoạn gia công đặc biệt, vì vậy thời gian sản xuất cũng kéo dài hơn

Với những sản phẩm đã nổi tiếng trên thị trường thường xuất bản với số lượng lớn và tái bản lại với số lượng nhỏ hơn Ngược lại, những sản phẩm mới ra mắt lần đầu thường xuất bản với số lượng nhỏ hoặc vừa, tùy thuộc vào sự đón nhận độc giả thì sẽ tái bản lại với số lượng nhỏ hoặc lớn hơn Tùy vào số lượng in của ấn phẩm tái bản chênh lệch nhiều hay ít so với ấn phẩm xuất bản để lựa chọn dùng lại phương án sản xuất trước đó hoặc đổi mới phương án sản xuất Việc lựa chọn lại phương án sản xuất trước đó giúp tối ưu thời gian sản xuất và chi phí sản xuất

2.3.2 Phân tích điều kiện sản xuất

Qua kết quả thống kê từ Bảng Phụ lục 1, dựa vào những ưu điểm và tính phổ biến tại thị trường Việt Nam nên phương pháp in Offset thường được ứng dụng cho in truyện tranh vì các lý do sau:

• Phù hợp về số lượng in: Độ bền bản phù hợp với số lượng in dưới 200.000 bản.

• Linh hoạt về vật liệu: Phương pháp in Offset có thể in trên đa dạng loại giấy (giấy tráng phủ hoặc không tráng phủ) với định lượng khác nhau, phục vụ nhu cầu đa dạng của sản phẩm truyện tranh. Để lựa chọn phương án sản xuất tối ưu, cần dựa trên đặc điểm của sản phẩm, nhằm đảm bảo hiệu quả thời gian và kinh tế, cũng như sự phù hợp với thiết bị sản xuất

Trường hợp 1: Công ty chuyên sản xuất dòng sản phẩm truyện tranh nên có điều kiện sản xuất phù hợp và tối ưu sản xuất Thực tế tại Việt Nam, hiện không có công ty nào chuyên về sản xuất riêng dòng sản phẩm truyện tranh

Trường hợp 2: Công ty sản xuất chủ yếu các dòng sản phẩm sách, báo, tạp chí,… truyện tranh chiếm số lượng không nhiều Điều kiện sản xuất ở công ty có phương pháp in Offset tờ rời và Offset cuộn Quá trình phân tích và lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm truyện tranh Nhật Bản sẽ tập trung vào trường hợp này Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, số lượng in, thời gian hoàn thành đơn hàng mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp Offset tờ rời hoặc Offset cuộn để phù hợp với nhu cầu của từng đơn hàng

2.3.3 Lựa chọn điều kiện sản xuất

Dựa vào Phụ lục 1 chúng ta có thể thấy số lượng sản phẩm ở mỗi lần in không nhiều Nếu số lượng in khoảng 5.000 – 10.000 thì nhà in sẽ ưu tiên in tờ rời, trên 30.000 nhà in sẽ ưu tiên in cuộn Nhưng trong thực tế, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đơn hàng và điều kiện thiết bị mà nhà in có thể linh hoạt sử dụng in cuộn để đáp ứng nhu cầu cũng như tận dụng được công xuất còn dư của thiết bị

2.3.3.1 Phương pháp in Offset tờ rời Ưu điểm của máy in Offset tờ rời là đa dạng về khổ giấy in, chỉ cần nằm trong khoảng cho phép của vùng in tối thiểu và tối đa Hiện nay trên thị trường có ba loại khổ in thông dụng là khổ nhỏ (350x500 mm), khổ trung bình (500x700 mm) và khổ lớn (700x1000 mm) Máy khổ nhỏ sẽ phù hợp để in bìa hoặc các tay sách lẻ, giúp giảm bớt công đoạn cắt cho thành phẩm Biết được khổ in thì sẽ tính toán và lựa chọn được khổ giấy in tối ưu nhất phù hợp với kích thước sản phẩm

Tốc độ in cũng liên quan đến việc bố trí sản xuất Hiện nay các máy in có tốc độ in lớn nhất mà các hãng đưa ra dao động từ 15.000 – 18.000 tờ/giờ Phương pháp in Offset tờ rời phù hợp để sản xuất ấn phẩm với số lượng ít hơn 10.000 và ấn phẩm đặc biệt đòi hỏi chất lượng cao, không cần áp lực về thời gian hoàn thành đơn hàng

Với loại sản phẩm in 2 mặt như truyện tranh thì trên thị trường có những dòng máy Offset có tích hợp chế độ Perfecting (đảo trở thực hiện tự động trên máy và một lần qua máy in được hai mặt) nhằm tiết kiệm thời gian sản xuất

Dựa vào đặc điểm sản phẩm chúng ta sẽ phân loại được những dòng máy in nào sẽ phù hợp nhất với sản phẩm đó, xem chi tiết ở Bảng 2.3

Bảng 2.3 Phân loại máy in phù hợp với đặc điểm sản phẩm

STT Thông số, đơn vị 1/0 1/1 và 2/0 2/2 và 4/0 4/0 4/4 và 8/0

2 Khổ giấy tối đa, mm 720x1.030 480x650 720x1.020 480×660 640×940 640x920 720x1.020 720x1.020 720x1.020

Khổ giấy tối thiểu, mm

4 Vùng in tối đa, mm 710x1.020 700x1.020

5 Độ dày giấy tối đa, mm

STT Thông số, đơn vị 1/0 1/1 và 2/0 2/2 và 4/0 4/0 4/4 và 8/0

7 Độ dày bản kẽm, mm

Tốc độ in tối đa, tờ/giờ

Chú thích: P (*) : Sau tên thiết bị nếu có thêm chữ “P” thì thiết bị đó sẽ có hệ thống Perfecting Đối với những dòng máy có Perfecting thì sẽ tối ưu được số màu phù hợp cho in ruột 2 mặt (1/1, 2/2, 4/4), còn tối ưu trên máy in thẳng là in 2 mặt với một bộ khuôn áp dụng cho các tay lẻ, tờ gấp hoặc bìa có cánh gà và dùng để in bìa, áo bìa, ruột theo kiểu tự trở Trong trường hợp bìa có 5 màu, thay vì đầu tư thêm máy 5 màu thì chọn phương án in 1 mặt 4 màu và thêm 1 lần qua máy

Hình 2.12 Cấu hình máy in Offset có 4 đơn vị

Hệ thống Perfecting Ống đảo trở

Hình 2.13.Cấu hình máy in Offset có hệ thống Perfecting

Hình 2.14 Hệ thống ống trở lật mặt giấy a Nhíp bắt giấy ở cạnh đuôi của tờ in của ống trở, ống lật mặt dạng đơn (hệ thống của Heidelberg) b.Ống lật mặt giấy và các nhíp bắt giấy c.Ống trở mặt có gắn ống hút

Khi in một mặt, giấy in chỉ giữ một đầu nhíp từ đầu đến cuối Khi in trở hai mặt thì tại ống trở mặt, để đảo mặt giấy nhíp sẽ bắt giấy ở cạnh đuôi của tờ in, như vậy khi in trở mặt thì trên giấy in sẽ có hai đầu nhíp Mặt khác, khi in một mặt cạnh đuôi của tờ in được để tự do, nhưng khi in trở mặt cạnh đuôi của tờ in phải được cố định vì đây là điều kiện cần thiết để có thể chồng khít chính xác giữa hai mặt giấy Vì thế tại ống lật mặt ở cạnh đuôi của tờ in giấy phải được cố định nhờ các ống hút Các ống hút cũng cho phép di chuyển phù hợp với khổ giấy in

Hình 2.15 Bố trí tờ in theo Straight mode

Hình 2.16 Bố trí tờ in theo Perfecting mode

Bảng 2.4 Mực in sử dụng cho Offset tờ rời

STT Đặc điểm Mực in Offset thông dụng

1 Cơ chế khô Cơ chế khô chủ yếu là Oxy hoá

Khô bằng phương pháp vật lý (thấm hút)

2 Biện pháp khô Sấy bằng tia IR, khí nóng, phun bột

3 Loại giấy sử dụng Các loại giấy in không tráng phủ hoặc tráng phủ

Thiết bị gấp Đối với phương pháp Offset tờ rời, ngoài việc tối ưu tối đa hiệu suất của thiết bị in thì cần quan tâm đến đầu vào thiết bị gấp Truyện tranh là dòng sản phẩm sử dụng phương pháp liên kết chính là cà gáy dán keo, loại tay sách không ảnh hưởng đến độ dày gáy nên có thể tăng tối đa số trang trên một tay để tối ưu công đoạn bắt cuốn Phương án gấp là tập hợp các vạch gấp theo những thứ tự nhất định Nguyên lý hình thành vạch gấp (gấp túi và gấp dao)

Hình 2.17 Nguyên lý gấp dao (1) dao gấp; (2) hai trục gấp; (3) bộ phận tay kê canh chỉnh giấy; (4) bàn vào giấy

Quy trình công nghệ

2.4.1 Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in

Hình 2.31 Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset tờ rời

2.4.2 Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in

Hình 2.32 Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset cuộn

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRUYỆN

Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH MTV In Quân đội 2

Công ty TNHH MTV In Quân đội 2 là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, do Bộ Quốc phòng thành lập, trực thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (gọi tắt là Công ty In Quân đội 2) Ngành, nghề kinh doanh chính của Công ty là thực hiện các dịch vụ chế bản, in, gia công sau in các loại xuất bản phẩm (sách, báo, tạp chí…) và các tài liệu không kinh doanh phục vụ quốc phòng, an ninh và đáp ứng nhu cầu kinh tế – xã hội trong nước

Từ một nhà máy được thành lập sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (5/8/1975) với nhiệm vụ in Báo Quân đội nhân dân và một số tài liệu phục vụ quân đội, Công ty TNHH MTV In Quân đội 2 đã phát triển thành một thương hiệu mạnh ở khu vực phía Nam Với những đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển ngành In, In Quân đội 2 được Nhà nước trao tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng III (năm 2000), Huân chương Lao động hạng II (năm 2005), liên tục nhiều năm, được Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông) và các cơ quan Trung ương tặng nhiều bằng khen, cờ thưởng, danh hiệu thi đua,…

3.1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty In Quân đội 2

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý doanh nghiệp

3.1.2 Các sản phẩm chính của công ty

Hình 3.2 Các sản phẩm sách, báo, tạp chí, truyện tranh tại Công ty In Quân đội 2

Điều kiện sản xuất tại Công ty In Quân đội 2

3.2.1 Phần mềm, các thiết bị và vật liệu sử dụng tại công ty

Bảng 3.1 Các phần mềm sử dụng tại Công ty In Quân đội 2

STT Phần mềm Sử dụng

1 Adobe illustrator Thiết kế đồ họa

2 Adobe Photoshop Chỉnh sửa hình ảnh, kiểm tra độ phân giải hình ảnh

3 Adobe Acrobat Kiểm tra và biên dịch file PDF

4 Prinect Signa Station Bình trang

6 Prinect Meta Shooter Ghi kẽm

7 FirstROOF Kiểm tra file TIFF-B

3.2.1.2 Các thiết bị sử dụng

Bảng 3.2 Thiết bị công đoạn chế bản

STT Thiết bị sử dụng Thông số kỹ thuật

2 Máy ghi bản Kodak Trendsetter 800

3 Máy hiện bản Interplater 85 HD Bảng PL2.4

Bảng 3.3 Thiết bị công đoạn in

STT Thiết bị Offset tờ rời Thông số kỹ thuật

1 Máy in tờ rời Heidelberg Speedmaster CD102-4

2 Máy in tờ rời Ryobi 920

3 Máy in tờ rời Mitsubishi D3000LX-4

4 Máy in cuộn Goss Mercury

Bảng 3.4 Thiết bị công đoạn thành phẩm

STT Thiết bị sử dụng Thông số kỹ thuật

1 Máy vỗ giấy Kudo Ace MJ1000 Bảng PL2.7

2 Máy cắt Perfecta Bảng PL2.8

3 Máy gấp SHOEI B66 Bảng PL2.9

4 Máy vào bìa keo nhiệt PBM Model P-10 Bảng PL2.11

5 Máy đóng ghim liên hợp Heidelberg

6 Máy bắt cuốn PYG-460 Bảng PL2.13

7 Máy khâu chỉ SX-01A Bảng PL2.14

8 Máy xén bụng, gập cánh gà ZK-320 Bảng PL2.15

9 Máy xén 3 mặt Youshino Bảng PL2.16

10 Máy cán màng tự động SWAFM-1050 Bảng PL2.17

Hiện công ty đang sử dụng nhiều loại giấy khác nhau, bao gồm:

• In bìa: Giấy Couche, Ivory với định lượng 230 g/m 2

• In ruột: Giấy cuộn Bãi bằng với định lượng từ 59 – 70 g/m 2 , có khổ 600-860 mm và xả cuộn kích thước phù hợp để in tờ rời (520x740, 650x900, 740x940 mm,…)

Hiện nay tại công ty đang sử dụng mực in của nhiều nhãn hàng khác nhau: mực in Offset Rainbow, mực in Xinjingjie Fusion Reddish,… Hầu hết các thông số về đột nhớt, độ bám dính, giá màu mực của mực đều được nhà cung cấp mực cung cấp

Sử dụng kẽm PCM-F và Huaguang TP-U với kích thước khác nhau: 914x608, 910x665, 1030x800, 1030x790, 914x538 (Xem thông số kỹ thuật ở Bảng PL2.1)

Bảng 3.5 Tiêu chí kiểm tra vật liệu

STT Vật tư Nội dung Phương pháp kiểm tra

Bề mặt giấy có bị biến dạng bề mặt như thủng, gấp, rách ố vàng hay không Ngoại quan Độ đồng đều về sắc thái của giấy Ngoại quan Kiểm tra độ trắng, định lượng, độ dày Thiết bị do Mitutoyo 7301

Hộp mực có bị hở, tem nhãn có còn nguyên vẹn hoặc bong tróc Ngoại quan

Mực in đồng nhất không bị vón cục, không có bụi bám dính bên trong Ngoại quan Độ nhớt, độ kết dính, thông số Lab Theo thông tin từ nhà cung cấp

STT Vật tư Nội dung Phương pháp kiểm tra

Bề mặt bản kẽm có bị cong vênh hoặc trầy xước Ngoại quan

Kích thước bản kẽm Thước đo

3.2.2 Thực trạng quy trình chế bản tại Công ty In Quân đội 2

Hình 3.3 Quy trình chế bản tại Công ty In Quân đội 2

• Tiêu chí kiểm tra và xử lý file đầu vào

Bảng 3.6 Tiêu chí kiểm tra và xử lý file tại công ty

STT Tiêu chí Nội dung

1 Tên sản phẩm Phải đúng tên khách hàng gửi, nếu có thay đổi thì phải theo đúng yêu cầu của khách hàng

2 Kích thước Đúng với kích thước khách hàng yêu cầu

3 Font Font đã được convert

Font không bị lỗi hoặc bị mất

4 Độ phân giải Bìa: 300 ppi

5 Hệ màu Tất cả ở hệ màu CMYK

6 Link Phải đủ link hình (nếu có)

7 ICC Profile Công ty không quan tâm đến ICC Profile

9 Nội dung Không được can thiệp vào nội dung file khách hàng gửi vì vấn đề bản quyền

10 Layer Đủ layer cho công đoạn thành phẩm

3.1.1.1 Phân tích thực trạng xử lý công việc quy trình chế bản

Quy trình trên là quy trình chế bản hiện tại tại công ty Các công đoạn này được phân tích thành các nội dung công việc, tìm ra ưu và nhược điểm để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu hơn (Bảng 3.7)

Bảng 3.7 Phân tích quy tình chế bản tại Công ty in Quân đội 2

STT Công đoạn Nội dung thực hiện Ưu và nhược điểm

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

Tiếp nhận file/ mẫu từ khách hàng

File mới: Tải file theo link từ khách hàng qua mail, đường truyền,… tạo folder và đường dẫn mới theo tên khách hàng

File tái bản: Tìm file cũ theo thông tin ghi trên phiếu sản xuất

Mẫu: Nhận, kiểm tra và ký xác nhận

File đầu vào: Không có tiêu chí kiểm tra hoặc check list những file hoặc mẫu đã nhận

Lưu file: Lưu ngẫu nhiên theo người tải hoặc nhận file, chưa có quy tắc chung về đặt tên file và lưu file

Tạo bảng kiểm tra lỗi khi nhận file để phản hồi với khách hàng và đảm bảo đã nhận đủ dữ liệu từ khách hàng Đề ra quy tắc đặt tên tất cả các folder và file chung cho phân xưởng

- Sử dụng Output Preview của Acrobat kiểm tra số màu và không gian màu

- Sử dụng Preflight của Pitstop kiểm tra độ phân giải hình ảnh

Công ty không quan tâm đến ICC Profile của sản phẩm

Nên sử dụng ICC Profile để dễ dàng quản lý màu

STT Công đoạn Nội dung thực hiện Ưu và nhược điểm

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

Signa Station: Lựa chọn khổ bản theo khổ giấy trên phiếu sản xuất

Có thiết lập các Plate Templates dành riêng cho sản phẩm truyện tranh, đầy đủ các point, mark

Do trên Plate Templates không thể hiện rõ thông tin của máy in nên người thực hiện phải tự nhớ khổ bản nào phù hợp với khổ giấy trên phiếu sản xuất

Thiết lập quy tắc đặt tên Plate Template có đầy đủ thông tin máy in và khổ bản

Phần mềm RIP: Lựa chọn phương án RIP theo tên máy, độ phân giải đã thiết lập ban đầu

Có thiết lập RIP cho tất cả máy in, độ phân giải in,…

Sử dụng phần mềm FirstROOF kiểm tra file TIFF-B so với bình trang

Công ty không in thử sau khi bình trang nên chỉ so sánh file TIFF-B với file bình trang

In thử sau khi bình trang

STT Công đoạn Nội dung thực hiện Ưu và nhược điểm

Giải pháp Ưu điểm Nhược điểm

5 Ghi bản và hiện bản

Truyền nhận file, ghi bản CTP

Không kiểm tra khuôn in bằng thiết bị đo kiểm, khó kiểm soát chất lượng bản kẽm

Lập tiêu chí kiểm tra khuôn in

Sử dụng hai loại bản kẽm khác nhau

Có nhiều lựa chọn về loại bản với các độ bền khác nhau để tối ưu hiệu suất sử dụng.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHẾ BẢN VÀ THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT TRUYỆN TRANH TẠI CÔNG TY IN QUÂN ĐỘI 2

Ngày đăng: 07/06/2024, 16:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Th.S Trần Thanh Hà (2012), “Giáo trình vật liệu in”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vật liệu in
Tác giả: Th.S Trần Thanh Hà
Năm: 2012
[2] Th.S Ngô Anh Tuấn (2017), “Giáo trình bình trang”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bình trang
Tác giả: Th.S Ngô Anh Tuấn
Năm: 2017
[3] Th.S Chế Quốc Long (2009), “Giáo trình công nghệ in”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ in
Tác giả: Th.S Chế Quốc Long
Năm: 2009
[4] Th.S Chế Quốc Long (2008), “Giáo trình công nghệ in Offset”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công nghệ in Offset
Tác giả: Th.S Chế Quốc Long
Năm: 2008
[5] “Bài giảng công nghệ gia công sau in”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng công nghệ gia công sau in
[6] “Bài giảng kỹ thuật đóng sách”, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Việt Nam. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kỹ thuật đóng sách
[7] Prof. Dr.-Ing.habil.Helmut Kipphan, “Handbook of Print Media”. Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Print Media

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Truyện tranh Nhật Bản - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.1. Truyện tranh Nhật Bản (Trang 29)
Hình 2.3. Ví dụ về cách đọc truyện Right binding - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.3. Ví dụ về cách đọc truyện Right binding (Trang 30)
Hình 2.2. Đọc truyện theo các khung tranh từ phải sang trái và từ trên xuống dưới - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.2. Đọc truyện theo các khung tranh từ phải sang trái và từ trên xuống dưới (Trang 30)
Hình 2.4. Tranh mạn họa Nhật Bản - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.4. Tranh mạn họa Nhật Bản (Trang 31)
Hình 2.5. Truyện tranh Nhật Bản in trắng đen ở giai đoạn đầu - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.5. Truyện tranh Nhật Bản in trắng đen ở giai đoạn đầu (Trang 32)
Hình 2.6. Tác phẩm “Astro Boy” bìa cứng in màu năm 1952 - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.6. Tác phẩm “Astro Boy” bìa cứng in màu năm 1952 (Trang 33)
Hình 2.7. Biểu đồ phân tích thị trường theo khu vực - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.7. Biểu đồ phân tích thị trường theo khu vực (Trang 36)
Hình 2.8. Nhóm đối tượng tiếp xúc với truyện tranh Nhật Bản - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.8. Nhóm đối tượng tiếp xúc với truyện tranh Nhật Bản (Trang 38)
Hình 2.9. Truyện tranh Nhật Bản có áo bìa - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.9. Truyện tranh Nhật Bản có áo bìa (Trang 40)
Hình 2.10. Ví dụ truyện tranh bìa mềm cà gáy dán keo - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.10. Ví dụ truyện tranh bìa mềm cà gáy dán keo (Trang 43)
Hình 2.11. Ví dụ truyện tranh bìa cứng toàn phần khâu chỉ - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.11. Ví dụ truyện tranh bìa cứng toàn phần khâu chỉ (Trang 44)
Hình 2.14. Hệ thống ống trở lật mặt giấy - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.14. Hệ thống ống trở lật mặt giấy (Trang 50)
Hình 2.21. Cấu tạo cụm gấp hỗn hợp - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.21. Cấu tạo cụm gấp hỗn hợp (Trang 54)
Bảng 2.5. Các kiểu vạch gấp vuông góc, song song - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Bảng 2.5. Các kiểu vạch gấp vuông góc, song song (Trang 55)
Hình 2.23. Cấu hình in 4 chữ Y xếp nối tiếp nhau - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.23. Cấu hình in 4 chữ Y xếp nối tiếp nhau (Trang 58)
Hình 2.24. Tháp gấp trên máy in Offset cuộn - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.24. Tháp gấp trên máy in Offset cuộn (Trang 59)
Hình 2.25. Các khả năng gấp ở tháp gấp - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.25. Các khả năng gấp ở tháp gấp (Trang 60)
Hình 2.27. Ví dụ một bản in có đầy đủ point, mark và khoảng cách chừa xén - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.27. Ví dụ một bản in có đầy đủ point, mark và khoảng cách chừa xén (Trang 65)
Hình 2.31. Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset tờ rời - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.31. Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset tờ rời (Trang 68)
Hình 2.32. Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset cuộn - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 2.32. Quy trình công nghệ sản xuất truyện tranh bằng phương pháp in Offset cuộn (Trang 69)
Bảng 2.14. Tiêu chí kiểm tra bình trang - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Bảng 2.14. Tiêu chí kiểm tra bình trang (Trang 73)
Bảng 2.17. Tiêu chí kiểm tra công đoạn in - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Bảng 2.17. Tiêu chí kiểm tra công đoạn in (Trang 76)
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý doanh nghiệp - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý doanh nghiệp (Trang 78)
Hình 4.1. Tạo thư mục Schemes cho sản phẩm Right Binding - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 4.1. Tạo thư mục Schemes cho sản phẩm Right Binding (Trang 89)
Bảng 4.1. Chuẩn hóa cách đặt tên file - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Bảng 4.1. Chuẩn hóa cách đặt tên file (Trang 89)
Hình 4.2. Sản phẩm thực nghiệm - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 4.2. Sản phẩm thực nghiệm (Trang 93)
Hình 4.5. Quy trình công nghệ sản xuất truyện Siêu quật Teppei - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Hình 4.5. Quy trình công nghệ sản xuất truyện Siêu quật Teppei (Trang 103)
Bảng 4.10. Tiêu chí kiểm tra bình trang - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Bảng 4.10. Tiêu chí kiểm tra bình trang (Trang 106)
Bảng 4.11. Tiêu chí kiểm tra khuôn in - tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý chất lượng cho các sản phẩm truyện tranh nhật bản right binding tại công ty tnhh mtv in quân đội 2
Bảng 4.11. Tiêu chí kiểm tra khuôn in (Trang 107)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w