1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương Ôn tập luật cạnh tranh

101 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 135,96 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập thi cuối kỳ môn Luật cạnh tranh Luật cạnh tranh Tự biên soạn A+ hết môn Gồm lý thuyết và phần nhận định

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LUẬT CẠNH TRANH.

I PHẦN NHẬN ĐỊNH.

Câu 1: Các cơ quan quản lý nhà nước không chịu sự tác động của Luật cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì cơ quan quản lý NN không được thực hiện những hành vi được quy định tại

Điều 6 Luật cạnh tranh để cản trở cạnh tranh trên thị trường

Suy ra các cơ quan quản lý NN vẫn phải chịu sự tác động của Luật cạnh tranh

Câu 2: Thương nhân thực tế là đối tượng của Luật cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Đối tượng của luật cạnh tranh được quy định tại Điều 2 Luật cạnh tranh bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sảnphẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vức thuộc quyền

NN và DN nước ngoài hoạt động ở VN

- Hiệp hội ngành nghề hoạt động VN

Câu 3: Doanh nghiệp độc quyền là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh Trả lời: Đúng.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh, đối tượng áp của Luật cạnhtranh bao gồm: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cungứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộcquyền NN và DN nước ngoài hoạt động ở VN

Suy ra: Doanh nghiệp độc quyền cũng là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh

Câu 4: Tuyển dụng, lôi kéo cán bộ chủ chốt của DN khác là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.

Trả lời: Sai.

Vì theo điều 41 Luật cạnh tranh, các hành vi xâm phạm đến bí mật kinh doanh làhành vi tiếp cận, thu thập thông tin; tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh

Trang 2

Suy ra: Tuyển dụng, lôi kéo cán bộ chủ chốt của DN khác nếu không nhằm nhữnghành vi như trên thì không phải là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của doanhnghiệp khác.

Câu 5: Tất cả các hành vi bán hàng dưới giá vốn đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Hạ giá bán hàng theo mùa vụ như bán Trung thu sau Tết Trung thu

- Hạ giá bán hàng hóa để khuyến mại theo quy định của pháp luật

- Hạ giá bán hàng hóa trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sảnxuất kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất kinh doanh

Tuy nhiên việc giảm giá này phải theo quy định của pháp luật không được dưới5%

Câu 6: Mọi hành vi bán phá giá đều bị cấm.

Trả lời: Sai.

Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá thấp so với giá thông thườngtrên thị trường VN để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệthại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích củaNN

Tuy nhiên không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị cấm, chỉ những hành vi bánphá giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gâythiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi íchcủa NN thì mới bị cấm Những hành vi được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghịđịnh 116/2005/NĐ-CP và Điều 23 Pháp lệnh giá không bị coi là hành vi bán hàng hóadưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh như:

Trang 3

- Hạ giá bán hàng tươi sống.

- Hạ giá bán hàng tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phùhợp với thị hiếu của người tiêu dung

- Hạ giá bán hàng theo mùa vụ như bán Trung thu sau Tết Trung thu

- Hạ giá bán hàng hóa để khuyến mại theo quy định của pháp luật

- Hạ giá bán hàng hóa trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sảnxuất kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất kinh doanh

Câu 7: Thị phần là căn cứ duy nhất để xác định quyền lực thị phần.

Trả lời: Sai.

Vì để xác định quyền lực thị trường phải dựa và nhiều yếu tố khác nhau được quyđịnh tại Điều 22 Nghị Định 116/2005/NĐ-CP như: năng lực tài chính, năng lực côngnghệ, quy mô của mạng lưới phân phối, tỷ lệ phần trăm của DN của nhóm thị trường liênquan

Câu 8: Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, tổng công ty là thỏa thuận của hạn chế cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì các doanh nghiệp đó trong cùng một tập đoàn, một tổ công ty nên việc thỏathuận của họ không nhằm mục đích giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép cạnh tranh giữa họ vớinhau

Câu 9: Các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty không phải là đối thủ cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Các doanh nghiệp trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty có thể tham gia vàonhững dự thầu của tổng công ty đưa ra và lúc này họ chính là đối thủ cạnh tranh của nhaunhưng không phải là cạnh tranh trên cùng một thị trường liên quan

Câu 10: Tất cả nhưng hành vi nhằm hạn chế cạnh tranh đều bị cấm thực hiện.

Trả lời: Sai

Trang 4

Vì theo quy định tại Điều 9 Luật cạnh tranh, chỉ những hành vi thỏa thuận ngăncản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinhdoanh; thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên củathỏa thuận hoặc thỏa thuận thông đồng để 1 hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trongviệc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ được quy định tại các Khoản 6,7,8 Điều 8 Luậtcạnh tranh mới bị cấm tuyệt đối.

Còn các hành vi theo quy định tại Khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 Luật cạnh tranh có thể

bị cấm có chọn lọc khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trườngliên quan từ 30% trở lên

Câu 11: Mọi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật cạnh tranh đều bị cấm.

Trả lời: Sai.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh, việc thỏa thuận phân chia thịtrường tiêu thụ sản phẩm chỉ có thể bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phầnkết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên

Câu 12: Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh được quy định tại khoản 6 Điều 8 Luật cạnh tranh có thể bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan trở lên.

Trả lời: Sai

Trang 5

Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 8 củaLuật cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liênquan từ 30% trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh.

Hành vi thỏa thuận áp đặt cho DN khác điều kiện ký kết các hợp đồng mua bánhàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quantrược tiếp đến đối tượng của hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật cạnh tranhchỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan

từ 30% trở lên mà thôi

Câu 14: Mọi hành vi thỏa thuận thông đồng để 1 hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ được quy định tại Khoản 8 Điều 8 Luật cạnh tranh đều bị cấm tuyệt đối.

Trả lời: Sai

Vì theo Điều 42 Luật cạnh tranh, hành vi đe dọa, cưỡng ép để buộc khách hànghoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịchvới doanh nghiệp đó là hành vi ép buộc trong kinh doanh chứa không phải là hành vi gâyrối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được quy định tạiĐiều 44 Luật cạnh tranh, là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạnh hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp đó

Câu 16: Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ quá cao so với giá thông thường trên thị trường VN để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân và NN.

Trả lời: Sai.

Trang 6

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh giá 2002, bán phá giá là hành vi bánhàng hóa, dịch vụ với giá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếmlĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của

tổ, cá nhân sản xuất kinh doanh khác với lợi ích của Nhà nước

Câu 17: Thị trường liên quan là thị trường sản phẩm liên quan.

Vì hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường không chỉ là hành

vi thỏa thuận, hạn chế cạnh tranh Mà còn là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường,lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế theo khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh

Câu 19: Hành vi ấn định giá bán hàng hóa hoặc cung ấn dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh.

Câu 20: Khi vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh có dấu hiệu rõ ràng, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý chính thức ngay.

Trang 7

Câu 21: Cơ quan quản lý cạnh tranh không phải điều tra về thị phần của Doanh nghiệp đối với vụ việc có hành vi canh tranh không lành mạnh.

Trả lời: Đúng.

Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ xác định căn cứ cho rằng bên bị điều tra đã hoặc

đang thực hiện hành vi cạnh tranh lành mạnh chứ không phải điều tra về thị phần của DNđối với vụ việc có hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 89 Luậtcạnh tranh

Câu 22: Phiên điều trần là 1 phiên tòa.

Trả lời: Sai.

Về mặt cơ bản, những người tham gia tố tụng cạnh tranh giống như những ngườitham gia trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự tuy nhiên điều trần không phải là 1 phiêntòa

Nhiệm vụ quyền hạn của những người tham gia điều trần khác với Tố tụng dân

sự, Tố tụng hình sự

Những người tham gia hội đồng xét xử không phải là thẩm phán mà là nhữngthành viên trong hội đồng xử lý do hội đồng cạnh tranh thành lập ra

Ngoài ra, bản chất của phiên điều trần là 1 thủ tục hành chính đảm bảo cho người

vi phạm có hành vi hạn chế cạnh tranh có cơ hội trao đổi các vấn đề có liên quan đến vụviệc để tránh áp đặt vị trí đơn phương của NN và quyết định của hội đồng xử lý trongphiên điều trần là 1 quyết định xử lý hành chính

Câu 23: Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ tiến hành điều tra vụ việc khi có đơn yêu cầu

Trả lời: Sai.

Theo quy định tại Điều 86 Luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh không chỉ tiếnhành điều tra vụ việc khi có đơn yêu cầu mà khi quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu

vi phạm quy định của Luật cạnh tranh thì vẫn có thể ra quyết định điều tra sơ bộ

Câu 24: Bộ trưởng bộ công thương là người duy nhất có quyền giải quyết khiếu nại đối với việc cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Trang 8

Bộ trưởng bộ công thương không phải là người duy nhất có quyền giải quyếtkhiếu nại đối với vụ việc cạnh tranh, Bộ trưởng bộ công thương chỉ có quyền giải quyếtkhiếu nại trong trường hợp không nhất trí 1 phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh được quy định tại khoản 2Điều 107 Luật cạnh tranh

Ngoài ra theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Luật cạnh tranh, trong trường hợpkhông nhất trí 1 phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của hội đồng xử

lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên hội đồng cạnh tranh

Câu 25: Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh.

Trả lời: Đúng.

Vì các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc

phục hậu quả bao gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền; Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung

và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 117 Luật canh tranh, không

có các quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 NĐ 120 / 2005, tổ chức, cá nhân có hành vi viphạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường, việc bồi thường này được thực hiệntheo quy định của PL về dân sự

Câu 26: Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành vi

vi phạm pháp luật cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính Phủ.

Trả lời: Sai.

Vì Hội đồng cạnh tranh do Chính Phủ thành lập theo nghị định 05/ 2006 nhưnghội đồng cạnh tranh không trực thuộc bộ công thương và cũng không trực thuộc ChínhPhủ

Ngoài ra, Hội đòng cạnh tranh không có thẩm quyền giải quyết về tất cả các vụviệc về hành vi vi phạm PL cạnh tranh mà chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc cạnhtranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 3 NĐ 05/ 2006;

Trang 9

Hội đồng cạnh tranh không trực tiếp xử lý vụ việc cạnh tranh mà thành lập hội đồng xửlý.

Suy ra: Hội đồng cạnh tranh không có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về hành

vi vi phạm PL cạnh tranh theo sự phân cấp của Chính Phủ mà giải quyết theo quy địnhcủa pháp luật

Câu 27: Mọi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ cấm khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của DN tham gia từ 30% trở lên.

Trả lời: Sai.

Vì theo Khoản 1 Điều 9 Luật cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đượcquy định tại khoản 6, 7, 8 Điều 8 Luật cạnh tranh bị cấm trong mọi trường hợp, khôngcăn cứ vào thị phần

Câu 28: Trong mọi trường hợp, cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định điều tra sơ bộ trước khi ra quyết định điều tra chính thức.

Trả lời: Sai.

Vì nội dung điều tra sơ bộ là phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp Luật cạnh tranh,làm cơ sở cho việc điều tra chính thức Điều tra sơ bộ là giai đoạn điều tra bắt buộc trướckhi ra quyết định điều tra chính thức, nếu thiếu gia đoạn này là vi phạm trình tự điều tra Tuy nhiên nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm quy địnhtrong Luật cạnh tranh thì điều tra viên kiến nghị thủ trưởng cơ quản lý cạnh tranh raquyết định đình chỉ điều tra và không ra quyết định điều tra chinh thức theo quy địnhKhoản 1 Điều 88 Luật cạnh tranh

Câu 29: Tất cả các vụ việc vi phạm pháp luật cạnh tranh đều phải được giải quyết thông qua phiên điều trần.

Trả lời: Sai.

Vì đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnhtranh căn cứ kết luận điều tra chính thức đề ra quyết định xử lý vụ việc, không cần tổchức phiên điều trần

Trang 10

Chỉ có những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của hội đồng cạnhtranh, sau khi thụ lý hồ sơ, chủ tịch hội đồng sẽ thành lập hội đồng xử lý, hội đồng xử lý

có 30 ngày để nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định

- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc trong trường hợp không đủ chứng cứ đểchứng minh hành vi vi phạm

- Trong trường hợp bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm khắcphục hậu quả gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn hoặc thủ trưởng cơ quan quản lýcạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc

- Trong những trường hợp còn lại, những vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyềngiải quyết của hội đồng cạnh tranh phải được xem xét xử lý thông qua phiên điều trầntheo quy định Điều 98 Luật canh tranh

Câu 30: Trong Tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ giải quyết cùng với việc xử lý pháp luật cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì thẩm quyền này là của hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh Hội đồng cạnh tranhtheo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 119 và Điểm đ Khoản 3 Điều 117 Luật cạnhtranh

Câu 31: Hội đồng cạnh tranh có quyền hủy quyết định xử lý của thủ trưởng cục quản lý cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì theo Khoản 2 Điều 107 Luật cạnh tranh trường hợp không nhất trí 1 phần hoặctoàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lýcạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên bộ trưởng bộ thương mại

Do đó thẩm quyền hủy quyết định xử lý của thủ trưởng cục quản lý cạnh tranhphải là bộ trưởng bộ thương mại

Câu 32: Thỏa thuận giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 tập đoàn không là hạn chế cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Trang 11

Vì theo Khoản 3 Điều 3 Luật cạnh tranh thì hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vicủa doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường bao gồm hành vithỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độcquyền và tập trung kinh tế.

Câu 33: Bộ trưởng bộ công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì theo Điều 103 Luật cạnh tranh thì khi xem xét giải quyết khiếu nại quyết định

xử lý vụ việc cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ thương mại cócác quyền quy định tại khoản 1, 2 Điều 112 Luật cạnh tranh

Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nạilên Bộ trưởng Bộ thương mại Khoản 2 Điều 107 Luật cạnh tranh

Câu 34: Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của PL về quản lý của NN đối với bán hàng

Câu 35: Trong tố tụng cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do bên cung cấp để điều tra vụ việc cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì theo điều 60 luật cạnh tranh, chứng cứ không chỉ được xác định từ nguồn do

các bên cung cấp mà còn được xác định từ các nguồn khác như: Vật chứng và những vật

Trang 12

khác có giá trị chứng minh hành vi vi phạm; lời khai của người làm chứng, giải trình của

tổ chức, cá nhân liên quan; tài liệu gốc, bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc đượccông chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xácnhận; kết luận giám định

Câu 36: Hội đồng cạnh tranh có quyền hủy quyết định xử lý của thủ trưởng cục quản lý cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì theo khoản 2 điều 107 Luật cạnh tranh, ngoài hội đồng cạnh tranh nếu không

nhất trí với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnhtranh thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng thương mại (nay là Bộ công thương)

Còn khiếu nại lên hội đồng cạnh tranh khi không nhất trí với quyết định xử lý vụviệc cạnh tranh của Hội đồng xử lý

Như vậy, Hội đồng cạnh tranh không có quyền xử lý quyết định của thủ trưởngcục quản lý cạnh tranh

Câu 37: Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đoạn trước khi đưa ra hội đồng cạnh tranh giải quyết.

Trả lời: Sai.

Vì theo điều 96 Luật cạnh tranh thì còn có điều tra bổ sung trong trường hợp hội

đồng xử lý cạnh tranh thấy rằng hồ sơ chưa đủ cơ sở pháp lý để xử lý và yêu cầu cơ quanquản lý cạnh tranh phải điều tra bổ sung

Câu 38: Mọi trường hợp tập trung kinh tế đều phải làm thủ tục thông báo đến hội đồng cạnh tranh hoặc cục quản lý cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì theo Khoản 1 Điều 20 Luật cạnh tranh thì trường hợp kết hợp của các DN

tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp DNsau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại DN nhỏ và vừa theo quy định của PLthì không phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tậptrung kinh tế

Câu 39: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được miễn trừ.

Trang 13

Trả lời: Sai.

Vì đối tượng áp dụng thủ tục miễn trừ trong Luật cạnh tranh gồm hai nhóm:

- Nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Vì theo Khoản 3 Điều 54 Luật cạnh tranh, chủ tịch hội đồng cạnh tranh quyết

định thành lập hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhất 5 thành viên của Hội đồngcạnh tranh

Câu 41: Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát hiện hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì theo Khoản 2 Điều 73 và Khoản 2 Điều 85 Luật cạnh tranh, Điều 110 NĐ

116/2005 thì chỉ có hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định hoãn phiên điều trần

Câu 42: Không phải thỏa thuận cạnh tranh nào cũng được miễn trừ.

Trả lời: Đúng.

Vì theo Điều 10 Luật cạnh tranh thì:

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 2 Điều 9 của luật này đượcmiễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng 1 trong các điều kiện tại Khoản 1 Điều 10 Luật cạnhtranh nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng

Câu 43: Căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh của một DN trên thị trường liên quan là thị phần của DN đó?

Trả lời: Sai

Vì cần phải có 2 yếu tố: có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan và cókhả năng gấy hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

Trang 14

Câu 44: Hành vi bán hàng đa cấp bất chính là hành vi của DN tổ chức bán hàng đa cấp trái với quy định của PL về quản lý NN đối với bán hàng đa cấp?

Trả lời: Đúng

Vì căn cứ Điều 48 Luật cạnh tranh về các hành vi bán hàng đa cấp bất chính

Câu 45: Trong tố tụng cạnh tranh, CQ quản lý cạnh tranh chỉ cần sử dụng các chứng cứ do các bên cung cấp để điều tra về vụ việc cạnh tranh?

Trả lời: Sai

Vì căn cứ Điều 74, NĐ 116/2005 Cơ quan quản lý cạnh tranh có nghĩa vụ chứngminh hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong trường hợp quy định tại Khoản 2Điều 65 của Luật cạnh tranh

Câu 46: Mọi vụ việc cạnh tranh đều phải điều tra qua hai giai đọan trước khi đưa ra hội đồng cạnh tranh giải quyết?

Câu 48: Một DN chỉ bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường khi có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

Trang 15

Trả lời: Sai

Vì có ít nhất là 5 thành viên của hội đồng cạnh tranh tham gia

Câu 50: Chủ tịch hội đồng cạnh tranh có quyền tạm đình chỉ phiên điều trần khi phát hiện Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm tố tụng cạnh tranh.

Trả lời: Sai.

Vì căn cứ theo điều 85 Luật cạnh tranh

Câu 51: Bộ trưởng bộ Công thương có quyền giải quyết các khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trả lời: Sai

Vì trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nạilên Bộ trưởng Bộ công thương (Điều 107 LCT)

Câu 52: Các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản.

Trả lời: Sai.

Việc quy định thủ tục rút gọn trong các vụ kiện bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng là hết sức cần thiết Bởi vì, các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự quá phứctạp và tốn kém không phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp của người tiêu dùng(vốn là những tranh chấp nhỏ lẻ) Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, việc xử lý tranhchấp của người tiêu dùng cần có một thủ tục đặc biệt đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả và tiếtkiệm chi phí Đặc biệt, có nhiều nước như Ấn Độ, Malaysia, Singapore…còn thành lập

cả Tòa án bảo vệ người tiêu dùng

Trên thực tế, kể trong lĩnh vực tố tụng dân sự (bao gồm cả thương mại) mà không

có quan hệ tiêu dùng, vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn cũng là vấn đề không mới lạ trongtrong thực tiễn pháp lý tại nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, do đây là một thủ tụcmang tính đặc thù (ngoại lệ) nên, việc áp dụng nó cần có những điều kiện nhất định Theoquy định tại Khoản 2 Điều 41 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dung năm 2010: “….2.Vụ

Trang 16

án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quyđịnh trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hànghóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;

b) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

c) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”

Như vậy, pháp luật chỉ cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong Tố tụng dân sự (tạicác vụ án về bảo vệ người tiêu dùng) khi hội đủ các điều kiện nhất định Điều đó có nghĩa

là không phải mọi vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích người tiêu dùng đều có thể hoặccần phải áp dụng thủ tục rút gọn Bởi Việc áp dụng thủ tục rút gọn cũng đặt ra vấn đềnhư:

Xét về truyền thống và kỹ thuật lập pháp, đây là vấn đề cần ghi nhận trong tốtụng dân sự Tuy nhiên, khi mà Bộ luật tố tụng dân sự chưa có cơ hội để ghi nhận thì việcghi nhận nó trong Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với tích cách là tạo tiền đề đểphát triển chung của pháp luật tố tụng cũng không vì thế mà ảnh hưởng đến các nguyêntắc của nhà nước pháp quyền Vả lại, lý luận và thực tiễn điều chỉnh pháp luật đều khôngkhẳng định là mọi pháp luật tố tụng đều phải thể hiện hết trong một bộ luật tố tụng

Khi áp dụng thủ tục rút gọn có thể thực hiện chế độ xét xử bởi một thẩm phán vàbản án sẽ có hiệu lực chung thẩm Như vậy, nguyên tắc xét xử “tập thể” và “hai cấp” cóthể bị “xâm hại”

Qua những phân tích trên ta thấy, khẳng định trên là sai Vì không phải tất cả các

vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều áp dụng thủ tục rút gọn

Câu 53: Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi của mình trong mọi trường hợp.

Trả lời: Sai.

Vì căn cứ vào quy định tại Điều 25 luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm2010:

Trang 17

“1 Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích củaNhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổchức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước

về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết

2 Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng cóliên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ”

Như vậy, theo tinh thần của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì không phảitrong mọi trường hợp người tiêu dùng đều có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước vềquyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền lợi củamình Người tiêu dùng chỉ có quyền này trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạmpháp luật về bảo vệ quyền lợi ngưởi tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi íchcông cộng

Người tiêu dùng có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản, điểm cần lưu ý làngười tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi viphạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Yêu cầu bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng phải có đầy đủ các nội dung như: Thông tin về tổ chức, cá nhân kinhdoanh vi phạm; Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu; Nội dung vụviệc; Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng; Tài liệu, chứng cứ kèm theo (Khoản 2 Điều 20 nghị định số 99/2011/NĐ – CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng)

II PHẦN LÝ THUYẾT Câu 1: Hãy trình bày cạnh tranh là gì? các yếu tố của cạnh tranh?

Trả lời:

Theo từ điển Cornu của Pháp, thì cạnh tranh được hiểu là:

‘‘Chạy đua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đốithủ của nhau cung ứng hàng hóa, dịch vụ, nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau, với sự

Trang 18

may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng kháchhàng thường xuyên’’.

‘‘Chạy đua, trên một thị trường mà cấu trúc và sự vận hành đáp ứng các điều kiệncủa quy luật cung cầu của một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những người sửdụng hoặc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ được tự do tiếp cận và các quyết định kinhdoanh không phải là hệ quả của áp lực hoặc những ưu đãi do pháp luật mang lại’’

Như vậy, cạnh tranh bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, khách hàng thường xuyên Đây là đối tượng và cũng là mục tiêu mà tất

cả các bên tham gia cạnh tranh đều hướng tới thu hút, lôi kéo Trong luật cạnh tranh,khách hàng còn được gọi với các tên khác nhau như ‘‘người tiêu dùng’’ hoặc ‘‘người sửdụng’’ Cần nhấn mạnh rằng, khách hàng không phải là đối tượng thuộc sở hữu của riêng

ai mà thuộc về doanh nghiệp nào mong muốn và có phương pháp thu hút họ một cách tốtnhất Các doanh nghiệp được quyền sử dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật khôngcấm để thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình Chính vì vậy, trong luật cạnh tranh xuấthiện khái niệm ‘‘tính hợp pháp của thiệt hại cạnh tranh’’, nôm na được hiểu là khi mộtdoanh nghiệp sử dụng các biện pháp mà pháp luật không cấm để thu hút khách hàng vềphía mình thì doanh nghiệp khác bị ‘‘thiệt hại’’, biểu hiện qua việc bị mất một lượngkhách hàng thường xuyên mà không có căn cứ pháp lý để khởi kiện yêu cầu bồi thườngthiệt hại

Thứ hai, các bên tham gia cạnh tranh (chủ yếu là các doanh nghiệp) Muốn cócạnh tranh thì đương nhiên phải có ít nhất là 02 doanh nghiệp trở lên là đối thủ của nhau.Nếu không có đối thủ, hay nói cách khác là tình trạng độc quyền, thì cạnh tranh khôngthể diễn ra và do vậy, Luật cạnh tranh cũng không có cơ sở kinh tế - xã hội để tồn tại.Chính vì vậy mà kiểm soát độc quyền vẫn thường được xem vừa là một bộ phận cấuthành, vừa là một trong những mục tiêu hàng đầu của luật cạnh tranh

Thứ ba, một môi trường chính trị, pháp lý tạo thuận lợi cho cạnh tranh Đó chính

là nền kinh tế thị trường Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong môi trường mà tự do khếước, tự do kinh doanh được thừa nhận như là những quyền cơ bản của công dân Đươngnhiên tự do nào cũng phải có giới hạn và tự do cạnh tranh với tính chất là hệ quả của tự

Trang 19

do kinh doanh càng không phải là ngoại lệ Vì vậy mà về bản chất, luật cạnh tranh đượcxem là luật điều tiết cạnh tranh.

Thứ tư, thị trường liên quan Đây là một trong những khái niệm cơ bản của Luậtcạnh tranh và trước tiên, nó thuộc về phạm trù kinh tế Nội hàm của nó thường được xácđịnh thông qua hai yếu tố là thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thếcho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng, giá cả Còn thị trường địa lý liên quan là mộtkhu vực địa lý cụ thể (có thể là một khu phố, một tỉnh, một vùng, một quốc gia, thậm chítrên nhiều quốc gia) mà trên đó hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế được cho nhau với cácđiều kiện cạnh tranh tương tự và khu vực địa lý này phải có sự khác biệt đáng kể với khuvực địa lý lân cận

Chỉ có thể nói đến cạnh tranh khi đã xác định được thị trường liên quan Khi xử lýcác vụ việc về cạnh tranh thì việc xác định thị trường liên quan chính là công việc đầutiên mà các chủ thể áp dụng Luật cạnh tranh cần phải tiến hành

Câu 2: Trình bày các hình thái về cạnh tranh?

Trả lời:

1 Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo

Căn cứ vào cơ cấu doanh nghiệp và mức độ tập trung trong một ngành, lĩnh vựckinh tế, người ta phân thị trường thành các hình thái: Cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền vàcạnh tranh không hoàn hảo

- Cạnh tranh hoàn hảo là hình thái thị trường trong đó giá cả và sản lượng của mộthàng hoá được hoàn toàn xác định bởi cung và cầu trên thị trường về hàng hoá đó và dovậy một doanh nghiệp tham gia thị trường phải là người chấp nhận giá

Theo cách hiểu trên, cạnh tranh hoàn hảo là hình thái thị trường trong đó có nhiềungười bán và nhiều người mua một sản phẩm Bất kỳ người bán và người mua nào đều làquá nhỏ so với quy mô thị trường do vậy không có khả năng để tác động tới giá của sảnphẩm Điều này có nghĩa là sự thay đổi sản lượng của một doanh nghiệp hoàn toàn không

Trang 20

ảnh hưởng gì tới giá thị trường Tương tự, mỗi người mua cũng quá nhỏ để có thể đòi hỏingười bán những điều như phải giảm giá khi mua nhiều hay bán chịu.

Độc quyền là một hình thái thị trường trong đó có một doanh nghiệp duy nhất bánmột sản phẩm mà không có một sản phẩm thay thế gần giống với nó (được gọi là độcquyền bán - monopoly), hoặc chỉ có một người mua (được gọi là độc quyền mua -monopsony) Do vậy độc quyền là thái cực trái ngược với cạnh tranh hoàn hảo

- Cạnh tranh không hoàn hảo là một hình thái thị trường nằm giữa hai hình thái làcạnh tranh hoàn hảo và độc quyền Cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm: cạnh tranhmang tính độc quyền và độc quyền nhóm

+ Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thái thị trường có nhiều người bán sảnxuất ra những sản phẩm có thể dễ dàng thay thế cho nhau Mỗi người chỉ có khả năng hạnchế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình So với hình thái cạnh tranh hoàn hảo, cạnhtranh mang tính độc quyền cũng có nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường không hạnchế Nhưng nó khác với cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ sản phẩm được phân hoá cao độ - mỗidoanh nghiệp đều có một loại sản phẩm khác nhau về hình dáng, kích thước, nhãn mác,chất lượng và danh tiếng và mỗi doanh nghiệp là người duy nhất sản xuất loại hàng hoáriêng của mình

+ Độc quyền nhóm là một hình thái thị trường trong đó chỉ có một số ít các nhàsản xuất, mỗi người đều nhận thức được rằng giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vàosản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động của các đối thủ cạnh tranh quantrọng trong ngành đó

2 Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.

Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh, người ta phânloại các hành vi cạnh tranh trên các hình thái thị trường thành: Cạnh tranh lành mạnh vàcạnh tranh không lành mạnh

- Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh đẹp, trong sáng, cạnh tranh bằngtiềm năng vốn có của bản thân doanh nghiệp Đó là những hoạt động nhằm thu hút kháchhàng mà pháp luật không cấm và phù hợp với tập quán thương mại và đạo đức kinhdoanh

Trang 21

- Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể của một chủ thể kinhdoanh, nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành mạnh (không nhất thiếtphải trái pháp luật) và vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho một đối thủ cạnh tranh hay bạnhàng cụ thể.

Như vậy, từ những khái niệm đã trình bày ở trên, có thể hiểu rằng cạnh tranh là sựganh đua nhau giữa các doanh nghiệp về giá cả, số lượng, dịch vụ hoặc kết hợp các yếu

tố này để dành nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thịtrường Cạnh tranh trên thị trường được phân chia thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền,cạnh tranh không hoàn hảo nếu xét theo cơ cấu doanh nghiệp và mức độ tập trung trongmột ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lànhmạnh nếu căn cứ vào mục đích và tính chất của các phương thức cạnh tranh

Câu 3: Hãy nêu vai trò và chức năng của chính sách cạnh tranh đối với nền kinh tế thị trường?

Trả lời:

Chính sách cạnh tranh đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh

tế Cạnh tranh còn giúp cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình bằng cáchkhuyến khích họ liên tục phấn đấu đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng, dịch vụ và giá cả.Sức ép cạnh tranh sinh ra những sản phẩm mới vì các công ty áp dụng công nghệ mới vànhững biện pháp quản lý tiên tiến

Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản, là nền tảng và động lực phát triển của kinh tếthị trường Có thể nói rằng không có cạnh tranh thì cũng không thể có nền kinh tế thịtrường Cùng với quy luật cung cầu và quy luật giá trị, cạnh tranh trở thành một quy luật

cơ bản của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên nếu chỉ với những tiền đề kinh tế như trên,cạnh tranh vẫn chưa thể có cơ hội nảy sinh và tồn tại trong đời sống kinh tế Cạnh tranhchỉ có thể xuất hiện với tư cách là một sản phẩm của kinh tế thị trường trong những điềukiện của những tiền đề pháp lý cụ thể, nghĩa là các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tếphải được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh, quyền sởhữu và tính đa dạng của các loại hình sở hữu cũng như địa vị bình đẳng trước pháp luật

Trang 22

Do đó, xây dựng chính sách duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát

sự độc quyền trong kinh doanh là việc làm cần thiết

Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những vai trò và chức năng

cơ bản như sau:

Thứ nhất, tạo nền tảng cơ bản cho quá trình cạnh tranh, duy trì và thúc đẩy quátrình cạnh tranh tự do hay bảo vệ hoặc thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả Luật cạnh tranh bảo

vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong một khuôn khổpháp luật chung, điều tiết mặt trái của cạnh tranh bằng cách kiểm soát quá trình dẫn đến

vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền của doanh nghiệp, chống các hành vi gây cản trởcạnh tranh, cũng như thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường Vì vậy,thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp đó là buộc doanh nghiệp phải chấp nhận cạnhtranh một cách văn minh hơn, bài bản hơn, và sẽ không có đất dung thân cho các doanhnghiệp làm ăn chụp giật Các doanh nghiệp lớn sẽ phải cẩn thận hơn trước khi đưa ranhững quyết định quan trọng trong kinh doanh, bởi lẽ những quyết định của họ sẽ ảnhhưởng đáng kể tới thị trường và sẽ được giám sát chặt chẽ

Thứ hai, điều tiết quá trình cạnh tranh, hướng quá trình này phục vụ cho nhữngmục tiêu đã được định sẵn, ví dụ như đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ các doanh nghiệpvừa và nhỏ, duy trì hệ thống doanh nghiệp tự do, duy trì sự công bằng, trung thực trongkinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thị trường hình thành từ mối quan hệ qua lại giữa người mua và người bán, hayrộng hơn là người sản xuất và người tiêu dùng dưới quy luật cung cầu và quy luật giá trị.Trong mối quan hệ này người tiêu dùng luôn ở vị trí trung tâm Người tiêu dùng và sứctiêu thụ của họ chính là thước đo giá trị chất lượng sản phẩm, là nguồn lợi nhuận chongười sản xuất Họ có quyền lựa chọn hàng hoá cũng như người cung ứng hàng hoá vàtrả tiền cho sự lựa chọn đó Tuy nhiên, quyền lựa chọn của họ bị giới hạn trong phạm vikhả năng cung ứng của người sản xuất Về phía người sản xuất, lợi nhuận không chỉ làmục tiêu, động lực mà còn là phương thức tồn tại của họ Lợi nhuận đến từ khách hàng,

do đó việc ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng là tôn chỉ của mọi doanhnghiệp Mặt khác người sản xuất không thể vượt quá khả năng của mình để chạy theo

Trang 23

người tiêu dùng Việc tối đa hoá lợi nhuận nhiều khi phụ thuộc vào việc sử dụng hiệu quảcác nguồn lực, giảm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất hơn là số lượng khách hàng.Ngoài ra, việc nâng cao năng lực sản xuất cũng sẽ mở rộng khả năng đáp ứng các nhưcầu luôn thay đổi và ngày một tăng của người tiêu dùng Do có sự hữu hạn của các yếu tốsản xuất, người tiêu dùng và nguồn lợi nhuận - sự hữu hạn của thị trường nói chung, cácnhà sản xuất luôn có sự cạnh tranh theo hai hướng: mở rộng đầu ra và thu hẹp đầu vào.Quá trình này diễn ra liên tục, đòi hỏi mỗi người phải luôn cố gắng phát triển, vượt lêncác đối thủ, không ngừng tự hoàn thiện nếu không muốn bị loại bỏ Kết quả còn lại lànhững nhà sản xuất có năng lực nhất, có khả năng phục vụ tốt nhất người tiêu dùng Nhưvậy cạnh tranh tham gia vào mọi phương diện của nền kinh tế: nó sàng lọc và lành mạnhhoá thị trường, thúc đẩy sản xuất và điều tiết tiêu dùng.

Thứ ba, hạn chế các tác động tiêu cực nảy sinh do sự điều hành quá mức của nhànước vào thị trường như kéo dài thời gian ra quyết định của doanh nghiệp và chi phí giaodịch cao

Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thịtrường đã làm thay đổi về căn bản vai trò của Nhà nước trong thị trường Có những điềuđược coi là hiển nhiên trong nền kinh tế kế hoạch hoá trở nên không còn phù hợp vớikinh tế thị trường và ngược lại, có những điều không được chấp nhận trong kinh tế tậptrung lại thích hợp trong kinh tế thị trường Trong kinh tế thị trường, việc Nhà nước chỉhuy một cách tập trung - thể hiện bằng các quy định, chỉ thị, mệnh lệnh hành chính đốivới hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, kể cả quốc doanh, ngoài quốcdoanh, đầu tư nước ngoài – cho tới nay không còn phù hợp nữa Thực tế đã cho thấy vẫncòn có không ít hiện tượng chia cắt thị trường trong nước, chỉ định đối tác giao dịch xuấtphát từ các cơ quan quản lý nhà nước Đây có thể nói là một nét đặc thù của các nền kinh

tế chuyển đổi Chính vì thế Luật cạnh tranh của các nước trong Cộng đồng các quốc giađộc lập (CIS) đều quy định các hành vi bị cấm đối với các cơ quan quản lý nhà nước cáccấp Theo đó, hành vi lạm dụng thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ bịđiều chỉnh, góp phần làm hạn chế các tác động tiêu cực nảy sinh do sự can thiệp quá mứccủa Nhà nước vào thị trường

Trang 24

Rõ ràng là chính sách cạnh tranh giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế thịtrường Dưới sự điều chỉnh của Luật và chính sách cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ cómột sân chơi bình đẳng, lành mạnh để có thể cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thịtrường trong đó người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa / dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá

cả rẻ nhất có thể Điều này có nghĩa là thông qua quá trình cạnh tranh, trình độ công nghệcủa họ sẽ được nâng cao qua các hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) hoặc cải tiếnkiểu dáng và hiệu quả sẽ được nâng cao nhờ cải tiến kỹ thuật cũng như cải tiến phươngpháp quản lý/hoạt động Điều này cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Do có cạnhtranh, sẽ có hàng loạt sản phẩm với các mức giá thấp hơn vì vậy, lựa chọn của người tiêudùng được nới rộng hơn và làm tăng phạm vi tiêu dùng Bên cạnh đó, chúng ta cũng đangchuyển đổi sang một nền kinh tế mở cửa hơn, hội nhập hơn với mức độ lớn hơn với kinh

tế thế giới Điều này có nghĩa là mở rộng cạnh tranh nhằm đảm bảo cho tự do thương mại

và ổn định để phát triển Tự do thương mại phải được hiểu là tự do kinh doanh trongkhuôn khổ pháp luật Vì vậy, chính sách cạnh tranh góp phần duy trì môi trường cạnhtranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh nhằm bảo vệ lợi ích kinh tếcủa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng

Câu 4: Tác động của chính sách và pháp luật cạnh tranh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?

Trả lời:

Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận trong mọi hoạtđộng đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường và động lựccủa sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng năng suất laođộng, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng mà còn là yếu tố quan trọng làm lànhmạnh hoá các quan hệ xã hội

Đối với nền kinh tế, cạnh tranh có ảnh hưởng quan trọng đối với phát triển kinh tế

và xã hội như:

- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh cung và cầu hàng hoá trên thị trường Khi cung

về một hàng hoá nào đó lớn hơn nhu cầu, cuộc cạnh tranh giữa những người bán trở nên

Trang 25

gay gắt Khi đó, giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những cơ sở kinh doanh nào đủ khảnăng cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán sảnphẩm hàng hoá mới có thể tồn tại Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là nhân tố quan trọng kíchthích việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất.

Khi cung về một hàng hoá nào đó thấp hơn cầu, thị trường về hàng hoá đó trở nênkhan hiếm, giá cả thị trường đẩy lên cao tạo ra lợi nhuận cao hơn lợi nhuận bình quân.Khi đó, người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuất mới hoặc nâng caonăng lực sản xuất của những cơ sở sản xuất sẵn có Đó là động lực quan trọng nhất làmtăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất trongtoàn xã hội Điều quan trọng là động lực đó hoàn toàn tự nhiên, không theo và không cầnbất kỳ một mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý Nhà nước

- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng: nếu một người bánkhông cung cấp cho người tiêu dùng cái họ muốn thì sẽ luôn luôn có người khác sẵn sànglàm điều đó Mặt khác người tiêu dùng nhận được hàng hoá với giá thấp nhất có thể.Trong môi trường cạnh tranh, không ai có thể bóc lột người tiêu dùng vì luôn có một sốđối thủ mời chào sản phẩm với giá thấp hơn Giá cả trong cơ chế thị trường nhìn chungbằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận vừa đủ để cho phép người sản xuất tồn tại kinhdoanh

- Tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: cạnh tranh sẽ hạn chế hành

vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương ứngvới năng suất

- Khuyến khích áp dụng công nghệ mới: công nghệ mới giảm chi phí sản xuất và

có thể tăng chất lượng sản phẩm, từ đó hàng hoá áp dụng công nghệ mới sẽ có khả năngchiếm được phần lớn thị trường do rẻ và tốt hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnhtranh

- Tạo sức ép buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (lao động, vốn, kinhnghiệm quản lý ) để tăng hiệu quả kinh tế

- Tạo sự đổi mới nói chung, thường xuyên và liên tục và vì vậy mang lại tăngtrưởng kinh tế cao

Trang 26

Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của

xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ còn thiếu, qua đó nâng cao năng lựcsản xuất của toàn xã hội Trong cạnh tranh, tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớnmạnh nhờ làm ăn hiệu quả, đồng thời có doanh nghiệp bị phá sản, có người khuynh giabại sản Xét về khía cạnh xã hội thì phá sản doanh nghiệp không hoàn toàn mang ý nghĩatiêu cực vì các nguồn lực của xã hội được chuyển sang cho nhà kinh doanh khác tiếp tục

sử dụng một cách hiệu quả hơn chứ không bị mất đi Phá sản không phải là sự huỷ diệthoàn toàn mà là sự huỷ diệt sáng tạo: doanh nghiệp yếu kém mất đi, doanh nghiệp mớixuất hiện và chỉ những doanh nghiệp nào hiệu quả mới có thể tiếp tục tồn tại Điều nàygóp phần làm thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ

Chính sách thương mại và chính sách cạnh tranh đều có chung mục đích là tạomôi trường pháp lý cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, mang lại lợi ích cho đấtnước Theo báo cáo tổng hợp (consolidated report) của Tổ chức Thương mại và Phát triểnLiên Hợp Quốc thì chính sách cạnh tranh được đề cập trong Tuyên bố Doha chỉ gồmnhững biện pháp chống hạn chế cạnh tranh như cấm cartel, cấm lạm dụng vị trí thốnglĩnh thị trường và kiểm soát và sáp nhập, mua lại Đây là quan điểm truyền thống vềchính sách cạnh tranh trong khi đó ở một số nước, trong đó có Việt Nam, chính sách cạnhtranh được hiểu là tất cả những biện pháp của Nhà nước nhằm kiểm soát hạn chế cạnhtranh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng chống lại sự lạmdụng vị trí độc quyền và tác động của các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranhkhông lành mạnh

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu chính sách cạnh tranh của Việt Nam là nhằm tạolập và phát triển môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử; bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng; góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế, xã hội Chính sách cạnh tranh tập trung vào tác động tới cách hành xử của cácdoanh nghiệp với nhau, và đối với người tiêu dùng Mục đích cuối cùng của doanhnghiệp là lợi nhuận Do đó, muốn tăng lợi nhuận, doanh nghiệp phải bán được nhiều hànghóa phải thực hiện nhiều biện pháp cạnh tranh thắng lợi trên thị trường Các biện phápcạnh tranh lành mạnh phải nhằm không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ

Trang 27

giá thành, hạ giá bán sản phẩm, tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàngnhằm chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Qua các hành vi cạnh tranh lành mạnh như trên, người tiêu dùng sẽ có nhiều lựachọn hơn do chủng loại mẫu mã hàng hoá phong phú hơn, họ sẽ có hàng hoá với chấtlượng cao hơn và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo hơn Các doanh nghiệp sẽ phảicạnh tranh với nhau để thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng, để tranh thủ sự tín nhiệmcủa người tiêu dùng nhằm bán được nhiều hàng hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn Vìvậy, nhờ có cạnh tranh lành mạnh mà người tiêu dùng được lợi, doanh nghiệp cạnh tranhthắng lợi cũng sẽ thu được nhiều lợi nhuận và nền kinh tế cũng như xã hội sẽ phát triển Một đặc trưng nổi bật của xu thế toàn cầu hoá hiện nay là các công ty xuyên quốcgia và đa quốc gia đang ngày càng trở thành chủ thể kinh doanh trên thị trường quốc tế

Đó là những tập đoàn với thế lực rất mạnh, có khả năng khống chế thị trường, có thể lạmdụng vị trí thống lĩnh trên thị trường, tạo thế độc quyền để ngăn cản các doanh nghiệpnhỏ hơn tham gia thị trường và áp đặt phi lý đối với người tiêu dùng Họ có thể thực hiệnhành vi hạn chế cạnh tranh xuyên quốc gia như thoả thuận, cấu kết với đối thủ cạnh tranh

ở các nước trong việc áp đặt giá, thông đồng trong đấu thầu và phân chia thị trường Cáchành vi đó không những chèn ép, ngăn cản thậm chí bóp chết các doanh nghiệp trongnước, mà còn gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng

Với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trongquá trình hội nhập quốc tế, giữa những năm 1990 chính phủ Việt Nam đã quyết địnhthành lập một loạt các tổng công ty Nhà nước để thực hiện vai trò đại diện quốc gia trongcạnh tranh quốc tế Các tổng công ty này tập hợp các doanh nghiệp nhà nước hoạt độngtrong cùng ngành sản phẩm được coi là có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng với nềnkinh tế mà không nhất thiết phải căn cứ vào quy mô của hiệu quả kinh tế như vẫn từngđược coi là cơ sở cho độc quyền tự nhiên Tuy nhiên, kết quả cho thấy sự tồn tại của cáctổng công ty này trong một phạm vi quá rộng như vậy đã làm hạn chế cạnh tranh giữatổng công ty với các doanh nghiệp không phải là thành viên và giữa các công ty thànhviên trong nội bộ tổng công ty Ở nước ta, tuy một số ngành do Nhà nước độc quyền làcần thiết nhưng độc quyền Nhà nước không có nghĩa là độc quyền của doanh nghiệp

Trang 28

Tiếc rằng đôi khi một số doanh nghiệp được nhà nước giao cho thực hiện độc quyền Nhànước đã coi đó là độc quyền của doanh nghiệp mình, tuỳ tiện chèn ép các doanh nghiệpkhác, áp đặt giá và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ lên người tiêu dùng Độc quyềntrong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng gây ra những hậu quả tiêucực nhất định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội Mặt khác, được bảo hộ mạnh mẽ trênthị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác và cạnh tranh củahàng nhập khẩu nên các tổng công ty cũng không đạt được mục tiêu nâng cao năng lựccạnh tranh của mình Do không phải cọ xát với cạnh tranh trong nước nên các tổng công

ty độc quyền khó có thể có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế Do vậy, Luậtcạnh tranh sẽ góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa việc khuyến khích mở cửa thị trường

và việc kiểm soát sự lũng đoạn của các tập đoàn xuyên quốc gia thông qua các hành vihạn chế cạnh tranh của họ Bên cạnh đó, Luật cạnh tranh còn điều chỉnh được các hành visáp nhập, thôn tính, tạo thế thống lĩnh thị trường dẫn đến độc quyền của một số doanhnghiệp Nhà nước Ngoài ra, chính sách cạnh tranh cũng rất cần thiết để bổ sung cho cácluật lệ, quy định về mở cửa thị trường nhằm chống lại những hành vi hạn chế cạnh tranhcủa các công ty nước ngoài đồng thời tăng cường năng lực cho Nhà nước trong việc bảo

vệ lợi ích cộng đồng như bảo vệ môi trường, xã hội

Câu 5: Trình bày các nguyên tắc cơ bản của Luật cạnh tranh.

Trả lời:

Như trên đã đề cập, các nguyên tắc của luật cạnh tranh có cở sở bắt nguồn từ cácnguyên tắc tự do khế ước, tự do kinh doanh Các nguyên tắc cơ bản của Luật cạnh tranhbao gồm nguyên tắc tự do giá cả và tự do cạnh tranh

1 Nguyên tắc tự do giá cả:

Giá cả là linh hồn của cạnh tranh, vì biểu hiện tập trung nhất của cạnh tranh chính

là thông qua giá cả Trong một nền kinh tế thị trường, về nguyên tắc, giá cả phải do thịtrường quyết định Việc hình thành giá phải là sự phản ánh kết quả của quá trình cạnhtranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường Về nguyên tắc, nhà nước không được

Trang 29

can thiệp vào quá trình hình thành giá Không thể nói đến cạnh tranh trong môi trường

mà giá cả hàng hoá, dịch vụ do nhà nước ấn định

Nguyên tắc này có ngoại lệ là Nhà nước được phép can thiệp vào giá cả trong một

số trường hợp nhất định như các lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, trong điều kiệnthiên tai hoặc tình trạng bất ổn của thị trường Nói chung, các chính phủ đều tỏ ra thậntrọng khi áp dụng các biện pháp này vì nó rất dễ vi phạm nguyên tắc tự do kinh doanh, tự

do định giá của các chủ thể kinh doanh

2 Nguyên tắc tự do cạnh tranh:

Đây là hệ quả của nguyên tắc tự do kinh doanh Tuyên bố về quyền con người củaPháp năm 1789 đã nêu rõ: “từ ngày 01 tháng tư tới đây, mọi người đều được tự do thựchiện mọi hành vi hoặc ngành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào mà họ cảm thấy là tốt” (Điều4)

Tuy nhiên, tự do cạnh tranh không được hiểu là được sử dụng mọi biện pháp hoặcthực hiện mọi hành vi để lôi kéo khách hàng Tự do nào cũng có giới hạn và nhiệm vụcủa luật cạnh tranh chính là xác định những giới hạn đó: doanh nghiệp được sử dụng tất

cả các biện pháp mà luật cạnh tranh không cấm để thu hút khách hàng Các giới hạn đóbao gồm:

Thứ nhất, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước Dù áp dụng mô hình kinh tế thịtrường tự do đến đâu thì quốc gia nào cũng nắm giữ trong tay những lĩnh vực độc quyềnnhất định, đó thường là lĩnh vực kinh tế nhưng có liên quan đến an ninh quốc phòng, lĩnhvực thuộc về cơ sở hạ tầng mà tư nhân không có đủ khả năng để đầu tư (hệ thống đườngquốc lộ, đường sắt ) hoặc lĩnh vực mang tính phúc lợi xã hội, dịch vụ công cộng đòi hỏiđầu tư nhiều nhưng thu lợi nhuận ít mà tư nhân không muốn đầu tư Xét về mặt lô -gic,độc quyền nhà nước tự nó đã là yếu tố loại bỏ cạnh tranh GATT 94, Hiệp định Rômecũng như hầu hết các Hiệp định thương mại đều có các quy định về nghĩa vụ của cácquốc gia thành viên phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa độcquyền nhà nước

Thứ hai, lĩnh vực được Nhà nước trợ cấp Quốc gia nào cũng duy trì các biệnpháp trợ cấp nhất định, về bản chất đó chính là những ‘‘cú huých’’ của nhà nước để vực

Trang 30

dậy các doanh nghiệp trong một số ngành nghề đặc biệt (như bảo vệ di sản văn hoá),trong một địa bàn nhất định hoặc trong một tình huống nhất định (thiên tai, khu vực bất

ổn định ) Tuy nhiên, trợ cấp luôn là ‘‘con dao hai lưỡi’’, nếu lạm dụng thì nó có thể bópméo thương mại, làm sai lệch cạnh tranh Chính vì vậy, các Hiệp định thương mại đều cóquy định kiểm soát chống lại các biện pháp trợ cấp của Nhà nước Các ngoại lệ được chophép luôn phải đặt dưới sự giám sát hết sức chặt chẽ của các cơ quan có thẩm quyền

Câu 6: Trình bày những đặc điểm cơ bản của Luật cạnh tranh.

Thứ hai, là luật hình thành nhiều từ án lệ Ở các nước theo hệ thống Anh - Mỹ thì

án lệ là nguồn chủ yếu Còn các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa thì án lệ cũngđóng vai trò hết sức quan trọng Bởi lẽ các văn bản pháp luật cạnh tranh thường rất chungchung, chủ yếu dừng lại ở những vấn đề có tính chất nguyên tắc Vì vậy, các án lệ củaToà án quốc gia, các quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh là những nguồn bổsung (cho luật thành văn) hết sức quan trọng

Thứ ba, là tính nửa pháp lý, nửa kinh tế Hơn bất kỳ ngành luật nào, luật cạnhtranh có nhiệm vụ chính là điều tiết thị trường, điều tiết kinh tế Do đó, phân tích kinh tế

là thao tác không thể thiêu khi áp dụng các quy phạm của luật cạnh tranh vào các trườnghợp cụ thể

Thứ tư, là tính xuyên suốt Luật cạnh tranh phá vỡ biên giới giữa luật công và luật

tư, nó là sự sâu chuỗi của hầu hết các ngành luật: dân sự, thương mại, hành chính, hìnhsự Chính sự ‘‘tràn bờ’’ này đã làm nên nét đặc trưng của luật cạnh tranh: luật cạnh

Trang 31

tranh không có chế tài riêng mà nó sử dụng chế tài của các ngành luật khác, bao gồm từchế tài dân sự (áp dụng đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, chủ yều là bồithường thiệt hại, buộc chấm dứt hành vi vi phạm), chế tài hành chính (áp dụng đối vớicác hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế,chủ yếu là phạt tiền), đến chế tài hình sự (áp dụng đối với các hành vi vi phạm luật cạnhtranh đã hội đủ yếu tố cấu thành tội phạm).

Thứ năm là tính xuyên quốc gia (tính toàn cầu) Các quy phạm của luật cạnh tranh

đã đạt đến một trình độ toàn cầu hóa cao độ Thậm chí UNCTAD còn ban hành cả luậtmẫu về cạnh tranh với những chế định khung, cơ bản nhất Mỗi quốc gia tùy trình độ pháttriển kinh tế xã hội của mình mà có cách vận dụng cụ thể cho phù hợp

Câu 7: Hãy nêu vị trí của Luật cạnh tranh trong hệ thống pháp luật.

Trả lời:

Vấn đề này đã từng là chủ đề gây nhiều tranh cãi ở những quốc gia theo truyềnthống luật Châu Âu lục địa (code civil) Có nhiều trường phái khác nhau liên quan đếnvấn đề này:

Trường phái thứ nhất cho rằng, luật cạnh tranh thuộc lĩnh vực luật công, nó bắtnguồn từ luật hành chính, luật của cơ quan công quyền điều tiết nền kinh tế Tính

‘‘công’’ thể hiện ở chỗ, luật cạnh tranh là luật về ‘‘trật tự công cộng’’ trong lĩnh vực kinh

tế Trong nhiều trường hợp khi phát hiện thấy có dấu hiệu làm sai lệch quy luật cạnhtranh, phá vỡ cấu trúc của thị trường thì cơ quan công quyền được phép chủ động canthiệp mà không cần chờ các thể nhân hay pháp nhân khởi kiện Hầu hết luật cạnh tranhcủa các nước đều cho phép các cơ quan quản lý cạnh tranh được quyền chủ động canthiệp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm (ở Mỹ là Bộ Tư pháp, ở Đức là Cục cạnh tranhliên bang, ở Pháp là Tổng cục cạnh tranh, tiêu thụ và chống gian lận thương mại và Hộiđồng cạnh tranh ) Việc có mặt bắt buộc của đại diện công tố của chính phủ trong các vụviệc về cạnh tranh tại Uỷ ban thương mại liên bang Hoa Kỳ và Hội đồng cạnh tranh củaPháp càng củng cố thêm quan điểm này

Trang 32

Trường phái thứ hai cho rằng, luật cạnh tranh thuộc lĩnh vực luật tư Các nguyêntắc cơ bản của luật cạnh tranh như tự do khế ước, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự

do giá cả đều xuất phát từ luật dân sự và luật thương mại Nhiều chế định của luật cạnhtranh như cạnh tranh không lành mạnh, điều khoản cấm cạnh tranh thực chất là sự pháttriển của luật dân sự, thương mại hay luật lao động (như cạnh tranh không lành mạnh có

cơ sở từ chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự; điều khoản cấmcạnh tranh có cơ sở chủ yếu từ luật thương mại hay luật lao động )

Nghiên cứu về vị trí của luật cạnh tranh trong hệ thống pháp luật cho phép rút ramột nhận xét về tính chất rất đặc trưng của ngành luật này trong hệ thống pháp luật Nhưtrên đã đề cập qua, luật cạnh tranh có tính chất ‘‘xuyên suốt’’, nó xâu chuỗi các ngànhluật cơ bản lại với nhau như luật hành chính, luật dân sự, luật thương mại, luật lao động,luật hình sự

Vị trí của luật cạnh tranh thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ với luật dân sự (chủyếu là chế định hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) Sau đây chúng tôi xinphân tích một số nội dung của mối quan hệ này:

1 Luật dân sự ảnh hưởng đến luật cạnh tranh:

Các chế định cơ bản của luật cạnh tranh đều chịu ảnh hưởng của luật dân sự ởnhững mức độ khác nhau mà chủ yếu là từ chế định hợp đồng và bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng

Ví dụ:

* Các quy định về bảo vệ thị trường (như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng

vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế) chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế định vô hiệu tronghợp đồng dân sự Tính chất ‘‘trật tự công cộng’’ của luật cạnh tranh có hệ quả là các thoảthuận hạn chế cạnh tranh, thoả thuận lạm dụng vị trí thống lĩnh về nguyên tắc bị vô hiệu(các trường hợp được hưởng miễn trừ chỉ là các ngoại lệ)

* Các quy định về bảo vệ các tác nhân kinh tế (điển hình là cạnh tranh không lànhmạnh) thực chất là sự phát triển của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Mụcđích của chế định cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu nhằm bù đắp thiệt hại cho bên bị

vi phạm bởi các hành vi cạnh tranh đi ngược lại với những tập quán thương mại lành

Trang 33

mạnh gây ra Các yếu tố cấu thành của trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này bắtnguồn từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: hành vi cạnh tranh không lànhmạnh, lỗi, thiệt hại xảy ra, mối liên hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh

và thiệt hại xảy ra

2 Luật cạnh tranh tác động ngược trở lại luật dân sự:

Nhiều chế định của luật cạnh tranh thực chất là những ‘‘ngoại lệ’’ của luật dân sự,

nó làm biến dạng, thậm chí ‘‘phá vỡ’’ nhiều chế định của luật dân sự

Ví dụ:

* Các quy định về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, kiểmsoát tập trung kinh tế thực chất là sự phá vỡ nguyên tắc tự do khế ước trong luật dân sự.Trong luật dân sự, các chủ thể được tự do thoả thuận, tự do giao kết hợp đồng Nhưngtrong luật cạnh tranh, các hợp đồng có nội dung vi phạm ‘‘trật tự công cộng trong lĩnhvực kinh tế’’ như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, thoả thuận liên kết thoả thuận tập trungkinh tế, về nguyên tắc bị tuyên là vô hiệu

* Chế định cạnh tranh không lành mạnh trong luật cạnh tranh phát triển và làmphong phú thêm chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Nó bổ sung thêm cáctrường hợp cụ thể của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật dân sự

Câu 8: Luật cạnh tranh là gì? Trình bày đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh?

Trả lời:

1 Khái niệm luật cạnh tranh:

Theo cố giáo sư Y SERRA thì luật cạnh tranh là ‘‘tổng hợp các quy phạm phápluật áp dụng đối với các tác nhân kinh tế trong hoạt động cạnh tranh nhằm đảm bảo chocạnh tranh diễn ra một cách hợp lý, tức là không thái quá’’

Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ cho chúng ta thấy rằng pháp luật là công cụ điềutiết các quan hệ xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng vốn do cơ sở hạ tầngquyết định Luật cạnh tranh ra đời khi và chỉ khi có cơ sở kinh tế - xã hội cho nó tồn tại,

đó chính là nền kinh tế thị trường với nguyên tắc nền tảng là tự do khế ước, tự do kinh

Trang 34

doanh Luật cạnh tranh điều chỉnh trở lại quyền tự do khế ước, tự do kinh doanh thôngqua việc xác định những hành vi mà các chủ thể kinh doanh không được phép làm Nóicách khác, luật cạnh tranh chính là luật điều tiết cạnh tranh, là các biện pháp mà nhà nước

sử dụng để đảm bảo cho cạnh tranh không diễn ra một cách nguyên thủy, vô chínhphủ Việc điều tiết cạnh tranh xuất phát từ mấy lý do chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, để bảo vệ cạnh tranh, nói cách khác là bảo vệ thị trường Trong một nềnkinh tế luôn tồn tại những doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau Joseph Stiglitz(giải Nobel kinh tế năm 2001) đã cho rằng các doanh nghiệp lớn luôn có xu hướng hạnchế cạnh tranh Đơn giản là vì khi nắm giữ độc quyền, họ dễ dàng tìm kiếm lợi nhuậnhơn là việc phải không ngừng vận động tìm cách sáng tạo để đưa ra thị trường những sảnphẩm tốt hơn với giá rẻ hơn Khi đã có quyền lực thị trường trong tay (nắm giữ vị trí độcquyền hoặc ít ra là vị trí thống lĩnh), doanh nghiệp sẽ tìm cách thu lợi nhuận một cáchnhiều nhất bằng cách hạn chế lượng sản xuất, tăng giá của sản phẩm Độc quyền sẽ phá

vỡ cấu trúc của thị trường, bóp méo quy luật cung cầu, làm biến dạng thương mại Để ổnđịnh nền kinh tế, bảo vệ cạnh tranh trên thị trường, nhà nước phải sử dụng nhiều biệnpháp, trong đó có việc kiểm soát các doanh nghiệp độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh thịtrường (đó là lý do tại sao trong Luật cạnh tranh lại có các quy định về thoả thuận hạn chếcạnh tranh, lạm dụng ví thống lĩnh, tập trung kinh tế) Về phương diện này, luật cạnhtranh vừa là công cụ hữu hiệu của các chính phủ trong điều tiết kinh tế, bảo vệ quy luậtgiá trị, bảo vệ cấu trúc của thị trường, vừa là công cụ tự vệ của các doanh nghiệp nhỏchống lại những bất công do các doanh nghiệp lớn áp đặt

Thứ hai, để bảo vệ các tác nhân kinh tế, tức là các doanh nghiệp tham gia cạnhtranh trên thị trường Để tìm kiếm tối đa lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể sử dụng mọibiện pháp, kể cả các biện pháp bi coi là không lành mạnh (dèm pha, nói xấu đối thủ cạnhtranh, gây rối hoạt động của doanh nghiệp cạnh tranh, xâm phạm bí mật kinh doanh ).Trong trường hợp này, luật cạnh tranh có nhiệm vụ bảo vệ các tác nhân kinh tế chống lạicác hành vi cạnh tranh không lành mạnh (đó là lý do ra đời của các quy định về cạnhtranh không lành mạnh, các quy định cấm phân biệt đối xử, minh bạch trong quan hệ

Trang 35

thương mại ) Ở phương diện này, luật cạnh tranh là công cụ của mọi doanh nghiệp đểchống lại những hành vi thái quá trong cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, để bảo vệ người tiêu dùng Về phương diện này, luật cạnh tranh được coi

là ‘‘bổ trợ’’ cho luật bảo vệ người tiêu dùng Luật cạnh tranh có mục đích tạo lập mộtmôi trường cạnh tranh lành mạnh, mà người hưởng lợi của cạnh tranh lành mạnh không

ai khác chính là người tiêu dùng, bởi lẽ cạnh tranh lành mạnh bao giờ cũng dẫn đến hệquả là các doanh nghiệp luôn phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng và

hạ giá thành sản phẩm để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn về phía mình

2 Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh.

2.1 Đối tượng điều chỉnh:

Về nguyên tắc, đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh là các chủ thể tiến hànhcác hoạt động kinh tế, theo đuổi mục đích lợi nhuận Trên thực tế, đó chủ yếu là cácdoanh nghiệp Cần phải nhấn mạnh rằng khái niệm doanh nghiệp trong luật cạnh tranh rấtđặc biệt, nó khác với những gì chúng ta đã biết đến trong luật thương mại Trước hết, tiêuchí để xác định một chủ thể là doanh nghiệp là có tiến hành hoạt động kinh tế và có ‘‘tínhđộc lập’’ trong việc ra quyết định Tiêu chí thứ nhất có một số ngoại lệ Trong rất nhiềutrường hợp, những chủ thể không theo đuổi mục đích lợi nhuận (như bảo hiểm xã hội)vẫn có thể bị coi là ‘‘doanh nghiệp’’ và là đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh Còntiêu chí thứ hai cho phép loại bỏ những công ty con, đại lý, văn phòng đại diện không cóthẩm quyền ra quyết định kinh doanh một cách độc lập do quan hệ trực thuộc với công tymẹ

Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn có thể là các nhóm doanh nghiệpliên kết với nhau dưới hình thức hiệp hội doanh nghiệp, các nghiệp đoàn

Khi xác định phạm vi đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh vấn đề đặt ra là luậtcạnh tranh có áp dụng đối với các pháp nhân công quyền hay không, nếu có thì ở mức độnào? Hoa Kỳ, các nước EU và Nhật Bản từ lâu đã thừa nhận nguyên tắc luật cạnh tranhđược áp dụng đối với các pháp nhân công (các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan nhànước) Trước hết, đối với các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lĩnhvực độc quyền nhà nước thì xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng giữa các doanh nghiệp nên

Trang 36

các chủ thể này hoàn toàn có thể là đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh, đặc biệt trongtrường hợp khai thác một cách lạm dụng vị trí ưu đãi do pháp luật mang lại Tuy nhiênđối với các pháp nhân công mà không phải là các doanh nghiệp, tức là các cơ quan nhànước thì sao? Toà án Tư pháp phúc thẩm của Liên minh Châu Âu đã bày tỏ khá rõ ràngquan điểm về vấn đề này khi khẳng định rằng ‘‘một thực thể, như một cơ quan côngquyền cũng có thể bị coi là một doanh nghiệp nhằm mục đích áp dụng các quy phạm củaluật cạnh tranh’’ Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ quan này ra các quyết định tổ chứcdịch vụ công cộng hoặc lựa chọn đối tác ký hợp đồng chẳng hạn thì án lệ của Pháp chorằng đây là các quyết định hành chính thuần túy và không thuộc phạm vi áp dụng của luậtcạnh tranh.

2.2 Phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh:

Phạm vi áp dụng ‘‘vật chất’’ Thuật ngữ phạm vi áp dụng ‘‘vật chất’’ ở đây đượcchúng tôi sử dụng một cách ước lệ, với hàm ý dùng để chỉ giới hạn, phạm vi các quan hệ

xã hội mà luật cạnh tranh điều tiết

Nhìn chung trên thế giới, luật cạnh tranh được áp dụng đối với mọi hoạt động từsản xuất, phân phối đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ Luật cạnh tranh điều chỉnh bất kỳ chutrình nào của quá trình kinh doanh nhằm bảo vệ thị trường, bảo vệ các doanh nghiệp vàbảo vệ người tiêu dùng Như trên đã phân tích, về nguyên tắc, các hoạt động không mangtính chất ‘‘kinh tế’’ hay các hoạt động hành chính của các cơ quan công quyền tự nó loạikhỏi phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt này chỉmang tính tương đối, vì nhiều hoạt động không mang tính lợi nhuận như y tế, thể thao,bảo hiểm, hoạt động của các hiệp hội vẫn thuộc đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh Phạm vi áp dụng theo lãnh thổ Các nước đều coi luật cạnh tranh là luật ‘‘trật tựkinh tế công cộng’’ và giới hạn phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh theo nguyên tắc luậtcạnh tranh chỉ áp dụng đối với các hành vi được thực hiện và gây tác động đến thị trườngtrên lãnh thổ của quốc gia đó Như vậy, các hoạt động liên quan đến xuất khẩu sẽ khôngthuộc phạm vi áp dụng của luật cạnh tranh, vì nó tác động đến thị trường của nước ngoài.Ngay cả thông lệ tư pháp quốc tế cũng cho rằng khi có xung đột pháp luật về cạnh tranh

Trang 37

không lành mạnh thì áp dụng hệ thuộc luật của nước nơi mà thị trường bị tác động bởihành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Phạm vi áp dụng xét theo ‘‘ngưỡng’’ Không phải hành vi vi phạm nào cũng cầnthiết phải bị xử lý bằng pháp luật mà chỉ khi nào nó đạt đến một ‘‘ngưỡng’’ nhất định thìmới bị xử lý Đây chính là sự thể hiện nguyên tắc ‘‘tính hợp lý’’ trong Luật cạnh tranh.Ngưỡng trong luật cạnh tranh thường được xác định thông qua các tiêu chí kinh tế nhưdoanh thu, thị phần, thị phần kết hợp Khi không có quy phạm cụ thể về ‘‘ngưỡng’’ thìcác chủ thể áp dụng luật cạnh tranh (cơ quan quản lý cạnh tranh, Toà án ) phải tự xácđịnh ngưỡng áp dụng Đây là công việc không đơn giản, đòi hỏi phải sử dụng thao tácphân tích kinh tế thì mới có thể giải quyết được vấn đề phát sinh

Câu 9: Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Trả lời:

1 Cạch tranh không lành mạnh:

Luật Cạnh tranh Việt Nam đưa ra định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh tạikhoản 4 Điều 3 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh củadoanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đứckinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” Nhìn chung, định nghĩa vềcạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh 2004 tương tự với định nghĩa của Côngước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới Tuynhiên, tại định nghĩa này, một lần nữa có thể thấy tiêu chí đánh giá về tính chất khônglành mạnh của hành vi cạnh tranh chỉ được nêu chung chung là “các chuẩn mực thôngthường về đạo đức kinh doanh” Công ước Paris ít nhất còn đưa ra hai tiêu chí cụ thể làtính trung thực và tính thiện chí, để dựa vào đó cơ quan công quyền đánh giá một hành vi

cụ thể trên thực tế có tỏ ra trung thực và thiện chí hay không Đồng thời Công ước cũngkhuyến nghị các nước tham gia cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá trong nội luật của mình

để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật Pháp luật cạnh tranh Việt Nam chẳng những

Trang 38

không đưa thêm được các tiêu chí đánh giá mà còn giản lược hơn khi chỉ đề cập đến kháiniệm đạo đức kinh doanh, gây khó khăn cho việc xem xét hành vi cạnh tranh không lànhmạnh trên thực tế:

- Thứ nhất, do nền kinh tế thị trường tại nước ta mới hình thành, các quan hệ kinhdoanh chưa đủ thời gian để trở thành tập quán và được chấp nhận rộng rãi Tầng lớpthương nhân của Việt Nam cũng chưa đủ đông và mạnh để có thể thống nhất đặt ranhững tiêu chuẩn chung, những hướng dẫn đóng vai trò quy tắc đạo đức cho một ngànhkinh doanh

- Thứ hai, do pháp luật Việt Nam không thừa nhận án lệ, các cơ quan tài phán củanước ta thường có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong trường hợpchỉ có những quy định mang tính nguyên tắc như trường hợp về các chuẩn mực đạo đứckinh doanh này Các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay chothương nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong một ngành kinh doanh cụ thể Do đó, quyđịnh thiếu cụ thể đối với một nội dung có vai trò định vị như vậy sẽ gây trở ngại lớn chocác hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam

2 Các đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Xuất phát khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên, có thể xácđịnh một số đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

2.1 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trước hết là một hành vi cạnh tranh docác chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện Có thể phân tích vấn đề này trên haikhía cạnh:

- Thứ nhất, trên thị trường cạnh tranh, mỗi hành vi kinh doanh của một doanhnghiệp cũng chính là hành vi cạnh tranh trong tương quan với các doanh nghiệp khác, do

đó mọi hoạt động của doanh nghiệp đều có thể bị xem xét về tính chính đáng, phù hợpvới thông lệ hay đạo đức kinh doanh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có thểcan thiệp vào nhiều hoạt động khác nhau của đời sống kinh tế Đặc điểm này khiến chopháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại một số quốc gia có thể có phạm vi áp dụngrất rộng và điều chỉnh những hành vi đa dạng Một ví dụ gần đây được nhiều người biếtđến là Điều 18 của Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh Nhật Bản quy định về việc

Trang 39

hối lộ cũng bị coi là một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh Quy định này được

bổ sung năm 1998 và được coi là sự nội luật hoá Công ước của OECD về Chống hối lộđối với quan chức nước ngoài trong giao dịch quốc tế

- Thứ hai, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanhnghiệp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường Ở đây, khái niệm doanh nghiệpđược hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm mọi tổ chức hay cá nhân tham gia hoạt động tìmkiếm lợi nhuận một cách thường xuyên và chuyên nghiệp, hay sử dụng khái niệm củapháp luật thương mại là có tư cách thương nhân trên thị trường Trên một phạm vi rộnghơn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi củacác nhóm doanh nghiệp hoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do(bác sỹ, luật sư, kiến trúc sư…) Và cuối cùng, liên quan đến trách nhiệm cá nhân, theomột truyền thống chung của pháp luật cạnh tranh, một số quốc gia còn mở rộng phạm viđối tượng chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm đến các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp

và không loại trừ các chế tài mang tính hình sự Lấy tiếp ví dụ tại Luật Chống cạnh tranhkhông lành mạnh của Nhật Bản nêu trên, hình phạt tối đa đối với các cá nhân vi phạm cóthể lên đến 10 năm tù và 10 triệu yên tiền phạt

2.2 Đặc điểm thứ hai của hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được nhắc tớitại phần trên, đó là tính chất đối lập, đi ngược lại các thông lệ tốt, các nguyên tắc đạo đứckinh doanh, có thể hiểu là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâudài trong hoạt động kinh doanh trên thị trường Đặc điểm này phần nào thể hiện nguồngốc tập quán pháp của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, các quy định về cạnhtranh không lành mạnh được hình thành và hoàn thiện qua bề dày thực tiễn phát triểnkinh tế xã hội, không thể một sớm một chiều mà có được Mặt khác, đặc điểm này cũngđòi hỏi cơ quan xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải có những hiểu biết vàđánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để phán định một hành vi có đi ngược lại nhữngquy tắc xử sự chung trong kinh doanh tại một thời điểm nhất định hay không

Như đã phân tích ở phần trên, với nền kinh tế thị trường mới hình thành, cácthông lệ, tập quán thương mại tại Việt Nam chưa đủ thời gian để tạo thành các chuẩnmực đạo đức kinh doanh được các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự

Trang 40

nguyên thực hiện như những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc Tuy nhiên, người viếtcho rằng vẫn có một số nguyên tắc được khẳng định cả trong pháp luật và thực tiễn có thể

sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh, cũng là những nguyên tắc cơbản của giao dịch dân sự, thương mại được quy định tại văn bản luật khác như Bộ luậtDân sự hay Luật Doanh nghiệp Đó là các nguyên tắc như trung thực, thiện chí, tựnguyện, hợp tác, hợp tác, cẩn trọng và mẫn cán… Và những nguyên tắc khác có thểđược đề xuất trong tương lai phù hợp với yêu cầu thực tế của công cuộc phát triển kinh tế

xã hội

Do đặt tiêu chí đánh giá tính lành mạnh của hành vi cạnh tranh dựa trên các thông

lệ kinh doanh trung thực, thiện chí, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh luôn cótrọng tâm bảo vệ các doanh nghiệp trung thực, các chuẩn mực hành vi của doanh nghiệpđược xem là trọng tâm ban đầu để xây dựng các quy định trong lĩnh vực này Một hoạtđộng kinh doanh nhất định bị đa số trong cộng đồng doanh nghiệp phản đối thì hiếm khiđược coi là là cạnh tranh lành mạnh

Mặt khác, một số thông lệ kinh doanh được công nhận trong một số ngành, lĩnhvực nhất định, song lại bị coi là sai trái ở những ngành, lĩnh vực khác Trong nhữngtrưonừg hợp như vậy, việc đánh giá hành vi phải dựa trên các chuẩn mực chung hơn vềđạo đức kinh doanh, trong đó xem xét khả năng quyền lợi của người tiêu dùng bị phươnghại Cũng có những trường hợp hành vi thoạt đầu không gây hại cho người tiêu dùng vàcác doanh nghiệp khác, nhưng về lâu dài vẫn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế,

do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn thích hợp Do đó, để đánh giá một hành vi cạnhtranh không lành mạnh không thể không xem xét tác động của hành vi đó đến người tiêudùng và các doanh nghiệp khác

Một khía cạnh khác cần phân tích liên quan đến đặc điểm đi ngược lại thông lệ,chuẩn mực đạo đức kinh doanh của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là yếu tố chủquan của bên thực hiện hành vi Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình luôngắn với lỗi cố ý của bên vi phạm, mặc dù biết hoặc buộc phải biết đến các thông lệ, chuẩnmực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm Tuynhiên, trong thực tiễn xử lý, việc xem xét đánh giá yếu tố lỗi được trao cho toà án hoặc cơ

Ngày đăng: 07/06/2024, 15:41

w