1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luật lao động

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Lao Động
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Bài tập nhóm giữa kỳ Môn luật lao động Lý thuyết và tình huống tự biên soạn 9 điểm trách nhiệm kỷ luật luật hành chính

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP NHÓM 8 MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG

Mã học phần: BSL2003 3

Hà Nội – 2022

Trang 2

Đề bài Câu 1: Phân tích sự khác biệt giữa trách nhiệm kỷ luật trong Luật Lao động và trách

nhiệm kỷ luật trong Luật Hành chính

Câu 2: Tình huống

Anh Nguyễn Khang làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 24 tháng tại Công ty Đại Bàng, thành phố Hà Nội (hợp đồng có hiệu lực từ 01/01/2018), mức lương 8 triệu đồng/tháng

Sau khi kết thúc hợp đồng, nhận thấy Khang là lao động có năng lực và trách nhiệm cao, công ty Đại Bàng đề nghị tiếp tục ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Khang nhưng Khang phải thử việc trong thời gian 3 tháng (từ 02/01/2020 đến 02/04/2020) với mức lương bằng mức lương tối thiểu vùng hiện hành Do muốn được tiếp tục làm việc nên Khang chấp nhận mặc dù công không có gì thay đổi Ngày 02/03/2020, công ty Đại Bàng cử Khang đi đào tạo nâng cao tay nghề 2 tháng không hưởng lương với chi phí do công ty chi trả và Khang cam kết sẽ làm việc cho công ty ít nhất 5 năm sau khi kết thúc khóa đào tạo Tháng 01/2021, nhận thấy mức lương của mình tại công ty Đại Bàng quá thấp trong khi nhiều lời đề nghị tuyển dụng từ các công ty khác với mức lương cao hơn, Khang muốn nghỉ việc đi làm nơi khác

Anh (chị) hãy tư vấn vụ việc trên theo quy định của pháp luật lao động hiện hành

Trang 3

Bài làm

Câu 1: Phân tích sự khác biệt giữa trách nhiệm kỷ luật trong Luật Lao động và trách nhiệm kỷ luật trong Luật Hành chính

Trách nhiệm kỷ luật trong Luật Lao

động

Trách nhiệm kỷ luật trong Luật

Hành chính

Bản

chất

Là một loại trách nhiệm pháp lý mà

người sử dụng lao động áp dụng với

người lao động, bắt họ phải chịu một

trong các hình thức kỷ luật do Nhà

nước quy định khi họ có những hành vi

vi phạm kỷ luật lao động

Là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do

vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Chủ

thể

chịu

trách

nhiệm

và chủ

thể có

thẩm

quyền

xử lý

kỷ luật

- Chủ thể chịu trách nhiệm kỷ luật

lao động là người lao động thiết lập

quan hệ lao động trên cơ sở hợp đồng

Họ thường là những người đủ 15 tuổi

(khoản 1 Điều 3 BLLĐ 2019) Trong

một số trường hợp đặc biệt còn có thể

là người dưới 15 tuổi (Điều 143 BLLĐ

2019).

=> Chủ thể chịu trách nhiệm kỷ luật

trong Luật Lao động bao gồm cả người

thành niên và người chưa thành niên

- Chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ

luật lao động là người sử dụng lao

động người sử dụng lao động có thể là

tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc đơn

giản là người có năng lực được tuyển

dụng lao động

=> Đối với các mối quan hệ trong Luật

Lao động, người sử dụng lao động chỉ

là một bên trong mối quan hệ đó và về

cơ bản bình đẳng với người lao động

- Chủ thể chịu trách nhiệm kỷ luật

là cán bộ, công chức, được tuyển chọn vào ngạch nhà nước theo quy định Những người này phải đủ 18 tuổi trở lên

=> Chủ thể chịu trách nhiệm kỷ luật trong Luật Hành chính là những người luôn ở độ tuổi hợp pháp và đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi

và pháp lý

- Chủ thể có thẩm quyền xử lý kỷ luật Luật Hành chính thì chủ thể ở

đây là các cơ quan của nhà nước Và đương nhiên các đối tượng này sẽ không bình đẳng với công chức về địa vị pháp lý

=> Quyết định xử lý kỷ luật trong Luật Hành chính sẽ có tính chất của một quyết định hành chính, do đó trong trường hợp buộc phải thôi việc thì công chức có quyền khởi kiện vụ

Trang 4

án trước Tòa án theo quy định của pháp luật

Căn cứ

áp

dụng

Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và

lỗi của người lao động

Có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nội quy, quy chế của cơ quan,

tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ

Các

hình

thức xử

lý kỷ

luật

Bao gồm 4 hình thức (theo Điều 124

của BLLĐ năm 2019):

- Khiển trách

- Kéo dài thời hạn nâng lương không

quá 6 tháng

- Cách chức

- Sa thải

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm

mà người lao động sẽ bị xử lý theo một

trong các hình thức kỷ luật nêu trên

=> Khi sử dụng các hình thức kỷ luật,

ngoài hình thức, mức độ vi phạm, mức

độ lỗi phải được hướng dẫn bởi các quy

định của nội quy lao động Đây là một

trong những căn cứ rất quan trọng và

không thể thiếu để vừa xử lý kỷ luật

vừa áp dụng các hình thức kỷ luật đối

với người lao động

Với các bộ, công chức nhà nước hệ thống các hình thức tùy vào chức vụ

và mức độ vi phạm mà công chức, cán bộ sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật này và được ghi tại Điều 7 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP

- Đối với cán bộ: Khiển trách; Cảnh

cáo; Cách chức, Bãi nhiệm

- Đối với công chức không giữ chức

vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách;

Cảnh cáo, Hạ bậc lương; Buộc thôi việc

- Đối với công chức, viên chức giữa

chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển

trách; Cảnh cáo; Cách chức, Buộc thôi việc

- Đối với với chức không giữ chức

vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển trách;

Cảnh cáo; Buộc thôi việc

=> Việc kỷ luật của cán bộ, công chức đối với việc xử lý và áp dụng các hình thức kỷ luật chủ yếu phải căn cứ vào Luật cán bộ, công chức

Trang 5

và các quy định khác Các quy định pháp luật, quy chế nội bộ của đơn vị chỉ là một trong những căn cứ được tính đến trong những trường hợp cần thiết

Nguyên

tắc xử

lý kỷ

luật

- Không được áp dụng nhiều hình thức

xử lý kỷ luật lao động đối với một hành

vi vi phạm kỷ luật lao động (theo

khoản 2, Điều 122 BLLĐ 2019)

- Khi một người lao động đồng thời có

nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động

thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao

nhất tương ứng với hành vi vi phạm

nặng nhất (theo khoản 3, Điều 122

BLLĐ 2019)

- Không được xử lý kỷ luật người lao

động khi đang trong thời gian sau đây

(theo khoản 4, Điều 122 BLLĐ 2019):

+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ

việc được sự đồng ý của người sử dụng

lao động

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có

thẩm quyền điều tra xác minh và kết

luận đối với hành vi vi phạm được quy

định theo Khoản 1, 2 Điều 125 BLLĐ

2019

+ Người lao động nữ mang thai;

người lao động nghỉ thai sản, nuôi con

dưới 12 tháng tuổi

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với

người lao động vi phạm kỷ luật lao

- Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp

luật (Theo Khoản 1, Điều 2 Nghị

định 112/2020/NĐ-CP)

- Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật Trong cùng một thời điểm xem xét

xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau

(Theo Khoản 2, Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

- Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định

kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như

sau (Theo Khoản 3, Điều 2 Nghị

Trang 6

động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc

một bệnh khác làm mất khả năng nhận

thức hoặc khả năng điều khiển hành vi

của mình (theo khoản 5, Điều 122

BLLĐ 2019)

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm

thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm

của người lao động

- Cấm phạt tiền, cắt lương thay cho

hinhg thức xử lý kỷ luật lao động

- Cấm xử lý kỷ luật lao động đối với

người lao động có hành vi vi phạm

không được quy định trong nội quy lao

động hoặc không thỏa thuận trong hợp

đồng lao động đã giao kết hoặc pháp

luật về lao động không có quy định

định 112/2020/NĐ-CP):

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử

lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành

+ Nếu có hành vi vi phạm bị xử

lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới

- Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn

cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm,

hậu quả đã gây ra (Theo Khoản 4,

Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành

chính (Theo Khoản 5, Điều 2 Nghị

định 112/2020/NĐ-CP)

-Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành

chính (Theo Khoản 6, Điều 2 Nghị

Trang 7

định 112/2020/NĐ-CP)

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ

luật (Theo Khoản 7, Điều 2 Nghị

định 112/2020/NĐ-CP)

- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý

kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng

kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật

có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn

24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi

xem xét xử lý kỷ luật (Theo Khoản

8, Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

Các

trường

hợp

chưa

xử lý

kỷ luật

- Không được xử lý kỷ luật người lao

động khi đang trong thời gian sau đây

(theo khoản 4, Điều 122 BLLĐ 2019):

+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ

việc được sự đồng ý của người sử dụng

lao động

+ Đang bị tạm giữ, tạm giam

+ Đang chờ kết quả của cơ quan có

thẩm quyền điều tra xác minh và kết

luận đối với hành vi vi phạm được quy

định theo Khoản 1, 2 Điều 125 BLLĐ

2019

+ Người lao động nữ mang thai;

người lao động nghỉ thai sản, nuôi con

- Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được cấp có thẩm quyền cho phép

- Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của

cơ quan y tế có thẩm quyền

- Cán bộ, công chức là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc cán bộ, công chức, viên

chức là nam giới (trong trường hợp

Trang 8

dưới 12 tháng tuổi.

vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con

dưới 12 tháng tuổi

- Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp

có thẩm quyền

Các

trường

hợp

không

xử lý

kỷ luật

- Không xử lý kỷ luật lao động đối với

người lao động vi phạm kỷ luật lao

động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc

một bệnh khác làm mất khả năng nhận

thức hoặc khả năng điều khiển hành vi

của mình (theo khoản 5, Điều 122

BLLĐ 2019)

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm

- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức

- Được cấp có thẩm quyền xác nhận

vi phạm trong tình thế cấp thiết, do

sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ

- Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời

Chứng

minh

lỗi

Người sử dụng lao động phải chứng

minh được lỗi của người lao động

Việc xem xét lỗi thuộc về cơ quan,

cá nhân có thẩm quyền

Các

bên

tham

gia vào

xử lý kỉ

luật

- Phải có sự tham gia của tổ chức đại

diện người lao động tại cơ sở mà người

lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành

viên (theo điểm b, khoản 1, điều 122

BLLD 2019)

- Người lao động phải có mặt và có

quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ

Chủ tịch Hội đồng kỷ luật ra quyết định tổ chứchọp hội đồng kỷ luật và gửi giấy triệu tập họp tới cán bộ, viên chức, công chức có hành vi vi phạm pháp luật chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày tiến hành cuộc họp Ngoài ra có thể mời thêm đại

Trang 9

chức đại diện người lao động bào chữa;

trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì

phải có sự tham gia của người đại diện

theo pháp luật (điểm c, khoản 1, Điều

122 BLLD 2019)

diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị có viên chức vi phạm kỷ luật dự họp

Trình

tự thủ

tục xử

lý kỷ

luật

- Khi xử lý kỷ luật lao động không phải

thành lập Hội đồng kỷ luật, người lao

động vi phạm kỷ luật cũng không phải

tự kiểm điểm trước phân xưởng, bộ

phận nơi họ làm việc mà việc xử lý kỷ

luật sẽ được tiến hành thông qua phiên

họp xử lý kỷ luật

- Tuy nhiên, phiên họp này phải có sự

tham gia của đại diện Ban chấp hành

Công đoàn cơ sở, có mặt đương sự (trừ

trường hợp người sử dụng lao động đã

ba lần thông báo liên tiếp bằng văn bản)

và tại phiên họp người sử dụng lao

động phải chứng minh được lỗi của

người lao động

- Trường hợp, người lao động không

đồng ý với quyết định kỷ luật của người

sử dụng lao động thì có quyền yêu cầu

cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh

chấp giữa người lao động và người sử

dụng lao động về kỷ luật lao động (hay

còn gọi là tranh chấp lao động) và

được giải quyết theo thủ tục giải quyết

tranh chấp lao động

- Nếu các bên có khởi kiện ra Tòa thì

đây sẽ được xác định là tranh chấp lao

động và được giải quyết theo thủ tục tố

- Thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán

bộ, công chức, viên chức được quy định chặt chẽ, khi xử lý kỷ luật thì

phải thành lập Hội đồng kỷ luật theo

quy định tại mục 2, Điều 5 của Nghị định 35/2005/NĐ-CP):

“Khi xử lý cán bộ, công chức phải thành lập Hội đồng kỷ luật…”

- Thành phần cùa Hội đồng kỷ luật gồm có:

+ Chủ tịch Hội đồng

+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp

+ Đại diện công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người vi phạm kỷ luật

- Ngoài ra, nếu có người phạm lỗi là

nữ thì còn phải có sự tham gia của đại diện nữ Nếu người phạm tội là thanh niên thì có đại diện của tổ chức Đoàn thanh niên tham gia

- Cán bộ, công chức, viên chức khi

vi phạm phải làm bản tự kiểm điểm

và tự kiểm điểm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức được coi là

Trang 10

tụng dân sự quyết định hành chính Cho nên, nếu

cán bộ, công chức, viên chức không đồng ý với quyết định kỷ luật đó thì

có quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

- Nếu các bên có khởi kiện ra Tòa thì

vụ việc này sẽ được xác định là vụ

án hành chính và được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính

Thời

hiệu xử

lý kỉ

luật

Được quy định cụ thể tại Điều 123

BLLĐ năm 2019:

1 Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi

phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên

quan trực tiếp đến tài chính, tài sản,

tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh

doanh của người sử dụng lao động thì

thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12

tháng.

2 Khi hết thời gian quy định tại

khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu

hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng

không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời

hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng

không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời

gian nêu trên.

3 Người sử dụng lao động phải ban

hành quyết định xử lý kỷ luật lao động

trong thời hạn quy định tại khoản 1 và

khoản 2 Điều này.”

Được quy định trong Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều 5 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP:

1 Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức thực hiện theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức.

2 Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức

Theo đó, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức

là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành

vi vi phạm

+ Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng

3 Trường hợp vụ việc có liên

Ngày đăng: 07/06/2024, 15:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w