Bài kiểm tra giữa kỳ môn Xã hội học pháp luật Tự biên soạn 9 điểm A cuối kỳ mẫu bảng khảo sát lý thuyết và tình huống
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÀI THI GIỮA KỲ
Học phần: Xã hội học pháp luật
Họ và tên:
Mã sinh viên:
Hà Nội - 2021
Trang 2Đề bài:
Câu 1: Khái niệm, các bộ phận cấu thành của xã hội học vi phạm pháp luật.
Câu 2: Xây dựng phiếu khảo sát phục vụ đề tài nghiên cứu: “Ý thức tham gia giao thông của sinh viên trên địa bàn quận Cầu giấy, Hà nội.”
Bài làm Câu 1: Khái niệm, các bộ phận cấu thành của xã hội học vi phạm pháp luật.
1 Khái niệm xã hội học vi phạm pháp luật:
Trước hết cần phải hiểu được thế nào là vi pham pháp luật
“Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (hành động hoặc không hành
động), có lỗi của chủ thể có năng lực hành vi (năng lực trách nhiệm pháp lý) thực
hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.” (Theo giáo trình
“Lý luận Nhà nước và Pháp luật” của Đại học Quốc Gia Hà Nội)
Đó là những hành vi như: Vi phạm pháp luật hình sự (buôn bán ma túy, giết người…), vi phạm pháp luật hành chính (trốn thuế…), vi phạm pháp luật dân sự (vi phạm về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…)
Tiếp cận với một khái niệm khác gần tương đồng với vi phạm pháp luật đó là sai lệch chuẩn mực pháp luật Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung
do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi xử sự của các cá nhân và các nhóm xã hội Việc một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó thực hiện một hành vi xâm hại tới các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật được xã hội học pháp luật gọi là sai lệch chuẩn mực pháp luật
Vậy, sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một nhóm
xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật (hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật) (Theo giáo trình “Xã hội học pháp luật” của Đại học
Trang 3Luật Hà Nội)
Dưới góc độ luật học, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật có thể hiểu được
là hành vi vi phạm pháp luật
Dưới góc độ xã hội học pháp luật, hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật không hoàn toàn đồng nhất với hành vi vi phạm pháp luật Có thể thấy được, dưới góc nhìn của luật pháp thì mọi hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật đều là tiêu cực, là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
Tuy nhiên dưới góc nhìn của xã hội học pháp luật thì không phải hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật nào cũng chỉ có mặt tiêu cực, mà có những hành vi dù sai lệch chuẩn mực pháp luật nhưng lại có mặt tích cực, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội Vậy với những gì phân tích nêu trên, dưới cái nhìn của luật pháp và xã hội học về khái niệm vi phạm pháp luật là có một điểm không tương đồng đó là trong một vài trường hợp theo xã hội học thì hành vi vi phạm pháp luật có tác động tích cực đến xã hội và thúc đẩy hoạt động lập pháp phát triển cho phù hợp với thực tiễn hơn Vì thế, khái niệm về xã hội học vi phạm pháp luật:
Xã hội học vi phạm pháp luật là việc nghiên cứu, tiếp cận hành vi vi phạm pháp luật dưới góc độ xã hội, xem xét các yếu tố xã hội tác động đến vi phạm pháp luật, nguồn gốc phát sinh và lý giải về nguyên nhân và cơ chế, điều kiện xã hội của
vi phạm pháp luật để đưa ra những biện pháp phòng ngừa tội phạm
2 Các bộ phận cấu thành nên xã hội học vi phạm pháp luật
a Yếu tố nhân thân của người vi phạm
Nhân thân người phạm tội là toàn bộ các yếu tố về tự nhiên và xã hội có liên quan đến người phạm tội, bao gồm: tuổi đời, tình trạng sức khỏe, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, quá trình công tác, thành tích, kỷ luật, lịch
sử bản thân, hoàn cảnh gia đình … Yếu tố này được xem là yếu tố quan trọng trong việc xét lý lịch tư pháp, và đặc biệt là cơ sở để quyết định hình phạt, cho hưởng án treo, xóa án tích trong các vụ án hình sự
Trang 4Có thể nói các yếu tố nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người, ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể Việc các yếu tố đánh giá nhân thân như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị, thái độ, cách cư xử, … có ảnh hưởng đến hành vi Chính vì vậy, nói ngược lại khi đánh giá hành vi của một chủ thể ta cũng cần xem xét đến các yếu tố nhân thân gây ra ảnh hưởng
b Chủ thể vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật ở đây là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật
c Khách thể của vi phạm pháp luật
Là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ tránh khỏi mọi sự xâm hại, nhưng đã bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một trong những yếu tố cơ bản để đánh giá mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật
d Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ở bên trong của vi phạm pháp luật Bao gồm:
- Lỗi của chủ thể vi phạm: là thái độ tâm lý của chủ thể vi phạm, được phân
loại thành 2 loại lỗi sau đây:
+ Lỗi cố ý: bao gồm
Cố ý trực tiếp - là chủ thể vi phạm nhận thức được tính chất nguy
hiểm của hành vi của mình và nhận thấy trước được khả năng hoặc tất yếu sẽ xảy
ra hậu quả xấu do hành vi trái pháp luật của mình và mong muốn cho hậu quả xấu
đó xảy ra
Cố ý gián tiếp - là chủ thể nhìn thấy trước được tính chất nguy hiểm
của hành vi của mình, nhận thức trước được khả năng xảy ra hậu quả xấu do hành
vi trái pháp luật của mình, tuy không mong cho hậu quả xấu đó xảy ra nhưng đã có
Trang 5ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
+ Lỗi vô ý: bao gồm
Vô ý do quá tự tin – thể hiện ở việc chủ thể nhận thấy, nhìn thấy trước
được khả năng sẽ xảy ra hậu quả xấu do hành vi của mình, nhưng tin tưởng rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra, và nếu xảy ra thì có thể ngăn chặn được
Vô ý do cẩu thả - thể hiện ở việc chủ thể không nhìn thấy trước khả
năng có hậu quả xấu xảy ra do hành vi vi phạm của mình mà lẽ ra phải nhìn thấy trước trong điều kiện cụ thể có thể nhìn thấy trước
- Động cơ của chủ thể vi phạm: Là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Mục đích của chủ thể vi phạm: là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm
pháp luật đặt ra và mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Chỉ những vi phạm pháp luật với lỗi cố ý trực tiếp mới có yếu tố mục đích
e Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là mặt biểu hiện ra bên ngoài của hành
vi vi phạm pháp luật Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm:
- Hành vi trái pháp luật: Bao gồm
+ Hành động – chủ thể có hành vi thực hiện những hành động pháp
luật cấm
+ Không hành động – chủ thể không làm những gì mà pháp luật quy
định phải làm
- Sự thiệt hại cho xã hội: Dẫn đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ bị xâm phạm, gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả của hành vi
vi phạm pháp luật
Trang 6Câu 2: Xây dựng phiếu khảo sát phục vụ đề tài nghiên cứu: “Ý thức tham gia giao thông của sinh viên trên địa bàn quận Cầu giấy, Hà nội.”
PHIẾU KHẢO SÁT
Các bạn sinh viên thân mến! Trong mỗi bản thân chúng ta ngày nay, ai cũng cần phải trang bị cho mình vốn hiểu hiết về luật giao thông đường bộ, cũng như cần phải có một ý thức chấp hành sao cho tốt để xã hội ngày một văn minh, phát triển hơn Ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông cũng thể hiện một nếp sống để mọi người học hỏi theo
Chính vì thế để hoàn thành đề tài nghiên cứu về ý thức tham gia giao thông của sinh viên trên địa bàn tại quận Cầu giấy, thành phố Hà nội, xin các bạn bỏ một chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau bằng cách đánh giấu (X) vào mỗi phương án mà các bạn cho là đúng
NỘI DUNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
1 Theo bạn, sinh viên hiện nay có phải nâng cao ý thức pháp luật khi tham gia giao thông hay không?
2 Theo bạn, là một sinh viên việc hiểu biết pháp luật trong lĩnh vực trong giao thông đường bộ sẽ đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống và công việc học tập của mình?
- Để tự giác chấp hành pháp luật, phòng tránh vi phạm ☐
- Giúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người
- Có thêm kiến thức pháp lý để phục vụ tốt cho quá trình học tập ☐
Trang 7- Có thể lợi dụng để tránh việc bị bắt khi vi phạm ☐
3 Bạn tự đánh giá về mức độ ý thức chấp hành luật giao thông của cá nhân
4 Hiện giờ bạn thường đi bằng phương tiện nào tới trường?
5 Ai là người đưa bạn đi?
6 Theo bạn nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng sinh viên vi phạm luật giao thông?
- Biết có quy định của pháp luật nhưng do những nguyên nhân khách
- Biết có quy định của pháp luật nhưng do chế tài xử phạt chưa đủ
Trang 87 Khi tham gia giao thông bằng xe oto thì bạn có thắt dây an toàn hay không?
8 Khi đã vi phạm và bị cảnh sát giao thông bắt giữ, khi đó bạn sẽ làm gì?
Trang 99 Mức độ về các lỗi vi phạm cơ bản đối với sinh viên trên địa bàn Cầu giấy hiện nay.
g xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô
tô, xe gắn máy
Vượt đèn đỏ, đi ngược chiều
Điều khiển xe môtô, xe gắn máy chưa có
giấy phép lái xe
Chạy quá tốc độ, giành đường, vượt ẩu
Đua xe, lạng lách đánh võng
Uống rượu, bia quá nồng độ cho phép mà
vẫn lái xe
Đi xe trên vỉa hè
Băng qua đường không đúng quy định
10 Theo bạn, để thay đổi ý thức tham gia giao thông theo hướng tích cực của các bạn sinh viên trên địa bàn quận Cầu giấy thì cần thực hiện những việc nào dưới đấy?
- Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông cho sinh
- Bố mẹ, người thân, bạn bè xung quanh cần chấp hành nghiêm chỉnh
- Các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm ☐
- Bản thân mỗi sinh viên phải tự ý thức được hậu quả của hành vi vi
Trang 1011 Là sinh viên, bạn có hay tham dự các hoạt động liên quan đến việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về lĩnh vực giao thông?
12 Tại trường bạn đang theo học, các hoạt động truyên truyền, nâng cao ý thức cho sinh viên trong việc tham giao giao thông được tổ chức thông qua hình thức nào là chủ yếu?
- Tổ chức bằng các buổi tọa đàm, kỹ năng sống cho sinh viên ☐
- Tổ chức tìm hiểu về Luật giao thông trên Internet, mạng xã hội dành
- Các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền về ý thức khi tham gia giao
thông được tổ chức dưới dạng quay video, viết bài tuyên truyền… ☐
13 Bạn đánh giá chung về ý thức của sinh viên cùng trường, cùng lớp, trên cùng một địa bàn quận Cầu giấy khi tham gia giao thông
- Đa số các sinh viên đều có ý thức chấp hành đúng Luật ☐
- Đa số các sinh viên đều chưa có ý thức trong việc chấp hành đúng
- Vẫn còn nhiều bộ phận sinh viên vẫn còn vi phạm nhiều ☐
Cảm ơn bạn đã giúp mình hoàn thành phiếu khảo sát