1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) môn xã hội học PHÁP LUẬT đề bài nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy của sinh viên trường đại học luật hà nội

62 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Đặng Phạm Kiều Trinh, Nguyễn Đức Quân, Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Hà My, Nguyễn Thị Hồng Anh, Lê Trường Giang, Đỗ Đức Minh, Ngô Tuyết Nhung
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xã hội học pháp luật
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,17 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (9)
    • 1. Lý do lựa chọn đề tài (9)
    • 2. Vấn đề và tên đề tài nghiên cứu (9)
    • 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài (9)
      • 3.1. Mục đích nghiên cứu (9)
      • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
    • 4. Giả thuyết nghiên cứu (10)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 6. Chọn mẫu điều tra (11)
  • II. NỘI DUNG (11)
    • 1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy (11)
      • 1.1. Các khái niệm liên quan đến ma túy (11)
        • 1.1.1. Khái niệm ma túy (11)
        • 1.1.2. Tác hại của ma túy (12)
      • 1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến phòng chống ma túy (13)
        • 1.2.1. Văn bản quốc tế (14)
        • 1.2.2. Văn bản quốc gia (14)
    • 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu (15)
      • 2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên (15)
      • 2.2. Thực trạng của việc thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy (32)
    • 3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên (46)
      • 3.1. Nguyên nhân khách quan (46)
      • 3.2. Nguyên nhân chủ quan (46)
    • 4. Một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng (46)
  • III. KẾT LUẬN (48)
  • IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (49)
  • V. PHỤ LỤC (50)
    • 1. Bảng hỏi..........................................................................................................33 2.Kết quả xử lý thông tin theo từng câu hỏi (51)

Nội dung

NỘI DUNG

Một số vấn đề lý luận liên quan đến nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy

1.1 Các khái niệm liên quan đến ma túy

Ma túy là một khái niệm khá quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới chưa có khái niệm chung thống nhất về thuật ngữ “ ma túy”

Trên phương diện quốc tế, các chuyên gia nghiên cứu về ma túy của Liên Hợp Quốc cho rằng “ Ma túy là các chất hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm con người bị lệ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng” 1 Tổ chức y tế thế giới WHO cũng định nghĩa: “ Ma túy là bất cứ chất nào đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của cơ thể và làm cho con người lệ thuộc vào nó”.

1 Dẫn theo Vũ Ngọc Bừng (1987), Phòng chống ma túy trong nhà trường, Nxb Giáo dục và Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr11.

Theo từ điển Tiếng Việt thì ma túy là “ tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện” 2

Theo pháp luật quốc tế, Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 (Nghị định thư năm 1972 bổ sung), Công ước của Liên hợp quốc về các chất hướng thần năm 1971, Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988 cũng không đưa ra cụ thể khái niệm ma túy mà chỉ áp dụng phương pháp liệt kê để xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy cần được kiểm soát: ma túy là “ bất kì chất liệu nào trong Bảng I và Bảng II, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp” 3

Luật Phòng, chống ma túy năm 2013 không đưa ra định nghĩa về ma túy mà chỉ quy định khái niệm chất ma túy là “là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành” 4 Trong đó,

“chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.” 5

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm ma túy là chất gây nghiện hoặc chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây ra những thay đổi về nhận thức, tâm sinh lý người sử dụng, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây ra những tác động tiêu cực về mọi mặt đối với đời sống xã hội.

1.1.2 Tác hại của ma túy

Thứ nhất, đối với người sử dụng ma túy Ma túy gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò,

2 Viện ngôn ngữ học, (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội.

3 Điểm j Điều 1 Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961

4 Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2013.

5 Khoản 2, 3 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy 2013. xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt Ngoài ra, ma túy còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh như gây ra hội chứng quên, hội chứng loạn thần kinh sớm (ảo giác, hoang tưởng, kích động ) và hội chứng loạn thần kinh muộn (các rối loạn về nhận thức, cảm xúc, về tâm tính, các biến đổi về nhân cách đặc trưng cho người nghiện ma tuý) Sử dụng ma túy nhiều có thể gây nghiện mạnh, tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan B,C, đặc biệt là HIV/AIDS Bên cạnh đó, các chất ma túy còn ảnh hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình hình thành giao tử, tạo cơ hội cho gen độc có điều kiện hoạt hóa, dẫn tới suy yếu giống nòi.

Thứ hai, đối với gia đình và xã hội Nghiện ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình; gây tổn thất về tình cảm ( thất vọng, buồn khổ, tan vỡ hạnh phúc gia đình ), tốn thời gian, chi phí chăm sóc người nghiện Ma tuý còn là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố ); là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc…), ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Ngoài ra, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma tuý, công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phòng và chăm sóc y tế lại tăng.

1.2 Nội dung pháp luật liên quan đến phòng chống ma túy

Có rất nhiều văn bản pháp luật quy định về ma túy và phòng chống ma túy.Nội dung văn bản chủ yếu đưa ra những giải thích, đối tượng điều chỉnh, hành vi được xem là vi phạm và các chế tài xử lý đối với người thực hiện hành vi phạm tội Có thể kể đến một số văn bản pháp luật tiêu biểu sau:

- Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 (Nghị định thư năm

- Công ước của Liên hợp quốc về các chất hướng thần năm 1971

- Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988.

- Luật Phòng, chống ma túy năm 2013 Nội dung chủ yếu là quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy.

- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về các tội phạm ma túy tại chương XX ( từ Điều 247 đến Điều 259).

- Nghị định 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định danh mục các chất ma túy và tiền chất.

- Nghị đinh 19/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015.

1.3 Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy

Một văn bản pháp luật có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ nhận thức và thái độ thực hiện của người dân Đặc biệt khi là sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội, việc nhận thức và thực hiện pháp luật lại càng quan trọng và cần thiết hơn Việc hiểu rõ các quy định của pháp luật không chỉ giúp cho sinh viên chấp hành luật một cách tự giác và có hiệu quả mà còn giúp viên trở nên cứng rắn hơn trong việc phòng tránh tội phạm ma túy cũng như có nguồn kiến thức tin cậy để có thể tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại của ma túy và pháp luật về phòng chống ma túy Liệu với tư cách là những người học luật thì sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có đủ nhận thức và thực hiện tốt pháp luật về phòng chống ma túy hay không ? Để làm rõ điều này, nhóm đi sâu nghiên cứu vào việc nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống tệ ma túy được quy định tại Luật Phòng, chống ma túy năm 2013; Bộ luật hình sự 2015 nói riêng và các văn bản có liên quan khác nói chung thông qua khảo sát đối với sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội và tổng kết được thực trạng của sinh viên trường.

Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Trong phần này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu nhận thức và thực hiện về pháp luật phòng, chống ma túy của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội dựa trên một cuộc điều tra qua phiếu khảo sát thực tế Tổng quan kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 100 sinh viên tham gia trả lời có 28% là sinh viên nam, 67% là sinh viên nữ và có 5% sinh viên không muốn nêu cụ thể Cụ thể, đối với ngành học: có 55% là sinh viên ngành Luật học, 20% là sinh viên ngành Luật Kinh tế, 9% là sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, 3% là sinh viên ngành Luật Chất lượng cao và 13% là sinh viên ngành Luật Thương mại Quốc tế; trong đó: năm nhất chiếm 25%, năm hai chiếm 41%, năm ba chiếm 21%, năm cuối chiếm 10% và văn bằng 2, Liên thông chiếm 3%.

2.1 Thực trạng nhận thức của sinh viên

Trước tiên, để khảo sát về sự hiểu biết cơ bản nhất về chất “Ma túy” của sinh viên, nhóm đặt ra câu hỏi: “Anh/ chị có biết rõ tác hại của ma túy hay không?” và thu được kết quả như sau:

- Có 96 câu trả lời trong tổng số 100 phiếu thu về chọn đáp án “Có”, chiếm 96%;

- Có 4 câu trả lời trên trổng số 100 phiếu thu về chọn đáp án “Không”,chiếm 4%.

Sốố câu tr l i ch n ả ờ ọ Sốố câu tr l i ch n ả ờ ọ

Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên cho câu hỏi nhận thức rõ tác hại ma túy

Từ số liệu thống kê trên cho thấy, tỉ lệ sinh viên biết rõ về tác hại của ma túy chiếm đa số trong số sinh viên được hỏi Có thể nói đây là điểm tốt khi phần lớn sinh viên đã tự nhận thức cơ bản về ma túy mà cụ thể là tác hại của ma túy. Mặc dù đây là câu hỏi nhận thức khá đơn giản nhưng vẫn có 4 câu trả lời chọn

“Không” (4% số lượng sinh viên tham gia khảo sát) Tuy nhiên, đây không phải là một điều đáng buồn Vì đến câu thứ 2, nhóm đã đưa ra câu hỏi là: “Theo anh/chị, tác hại do ma túy gây ra là gì?” thì những phiếu trả lời “Không” ở câu

1 vẫn có thể đưa ra một số phương án trả lời đúng về tác hại của ma túy, có thể là do các bạn sinh viên tự nhận thấy bản thân chưa hoàn toàn hiểu rõ về tác hại của ma túy, tuy nhiên họ có thể biết sơ qua các tác hại mà ma túy gây ra Ở câu số 2 liệt kê các tác hại của ma túy thì nhóm thu về được kết quả như sau:

- Có 89 câu trả lời chọn đáp án “1 Gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động”;

- Có 88 câu trả lời chọn đáp án “2 Gây tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy đét do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt”;

- Có 87 câu trả lời chọn đáp án “3 Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt kinh tế của gia đình và bản thân Sử dụng ma tuý tiêu tốn nhiều tiền bạc Khi đã nghiện, người nghiện luôn có xu hưởng tăng liều lượng dùng, chi phí về tiền của ngày càng lớn, dẫn đến họ bị khánh kiệt về kinh tế.”;

- Có 75 câu trả lời chọn đáp án “4 Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS”;

- Có 3 câu trả lời mà sinh viên đã ghi thêm tác hại trong đó: 1 câu trả lời là

“Tất cả các phương án trên”, 1 câu trả lời là “Các tội phạm nguy hiểm” và 1 câu trả lời là “Phá vỡ hạnh phúc gia đình, gây ra tệ nạn khác (ăn trộm, ăn cướp…).

1 Gây t n h i vềề s c kh e… ổ ạ ứ ỏ 2 Gây tnh tr ng nhiềễm đ c… ạ ộ 3 Gây t n h i nghiềm tr ng ổ ạ ọ

4 Nguy c lây nhiềễm HIV/AIDS ơ 5 Tâốt c ph ả ươ ng án trền 6 Các t i ph m nguy hi m ộ ạ ể

7 Phá v h nh phúc gia đình ỡ ạ

Biể u đồ ý kiến của sinh viên về tác hại của ma túy

Từ biểu đồ có thể thấy, vẫn còn một số sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về tác hại của ma túy (như vẫn còn 11 sinh viên (11%) vẫn chưa nhận thức được tác hại của ma túy đối với sức khỏe của người sử dụng - câu trả lời 1,…) Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn các sinh viên được hỏi đã nhận thức được hết các tác hại của ma túy, thậm trí một số sinh viên còn có thể đưa ra thêm một số tác hại khác Có thể nói, việc nắm bắt rõ các tác hại nguy hiểm mà ma túy gây ra cho sức khỏe, gia đình, cũng như xã hội thì bản thân mỗi sinh viên tự ý thức được tác dụng to lớn của việc phòng, chống ma túy.

Sau khi đặt ra các câu hỏi cơ bản về nhận thức của sinh viên, nhóm đưa ra câu hỏi để đánh giá mức độ am hiểu cũng như tìm hiểu kỹ càng về pháp luật phòng chống ma túy của sinh viên trong trường thông qua các văn bản pháp luật quy định về phòng chống ma túy: “Anh/ chị biết các văn bản pháp luật nào về phòng chống ma túy?” và tỉ lệ các câu trả lời nhận được như sau:

- Có 46 câu trả lời chọn đáp án “1 Hiến pháp 2013”;

- Có 79 câu trả lời chọn đáp án “2 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung

- Có 89 câu trả lời chọn đáp án “3 Luật phòng chống ma túy năm 2013”;

- Có 48 câu trả lời chọn đáp án “4 Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (Nghị định thư năm 1972 bổ sung), Công ước của Liên hợp quốc về các chất hướng thần năm 1971, Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988”;

- Ngoài ra, có 5 câu trả lời nêu thêm đáp án “Hiến chương ASEAN”.

1 Hiềốn pháp 2013 2 BLHS năm 2015 SDBS năm 2018

3 Lu t phòng chốống ma túy năm 2013 ậ 4 Cống c thốống nhâốt vềề các châốt ma túy… ướ

Hiềốn ch ươ ng ASEAN

Biểu đồ các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy mà sinh viên tìm hiểu

Từ kết quả trên cho thấy, đa số sinh viên đều biết đến pháp luật về phòng chống ma túy qua hai văn bản “ Luật phòng chống ma túy năm 2013” và “ Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017” Ta có thể hiểu đó là hai trong số những văn bản thông dụng nhất, được áp dụng nhiều nhất vào chương trình học cũng như áp dụng nhiều vào thực tế phòng chống ma túy Tuy nhiên, một điểm rất tích cực là không chỉ tìm hiểu các quy định của pháp luật về phòng chống ma túy thông qua các văn bản pháp luật trong nước mà nhiều sinh viên đã có ý thức tìm hiểu sâu sắc về pháp luật phòng chống ma túy qua các văn bản pháp luật trong khu vực cũng như quốc tế (chiếm gần 50% sinh viên tham gia trả lời khảo sát).

Tiếp theo, nhóm đặt ra câu hỏi “Anh/ chị biết đến các quy định về phòng chống ma túy từ nguồn thông tin nào?” để tìm hiểu các nguồn thông tin mà sinh viên Đại học Luật sử dụng để tìm hiểu pháp luật phòng chống ma túy và nhận được kết quả như sau:

- Có 94 câu trả lời chọn đáp án “1 Từ phương tiên thông tin đại chúng”;

- Có 37 câu trả lời chọn đáp án “2 Đã được đào tạo chuyên ngành luật”;

- Có 19 câu trả lời chọn đáp án “3 Tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về pháp luật”;

- Có 54 câu tra lời chọn đáp án “4 Tự nghiên cứu, tìm hiểu”;

- Và có 1 câu trả lời được bổ sung là “Băng rôn, khẩu hiệu”.

1 T ph ừ ươ ng tền thống tn đ i chúng ạ 2 Đã đ ượ c đào t o chuyền ạ ngành lu t ậ 3 Tham gia các ch ươ ng trình t p huâốn ậ

4 T nghiền c u, tm hi u ự ứ ể Băng rốn, kh u hi u ẩ ệ

Biều đồ thể hiển các nguồn thông tin mà sinh viên đã sử dụng

Dựa vào kết quả đã thu được, có thể nhận thấy hầu hết sinh viên tìm hiểu pháp luật phòng chống ma túy thông qua các phương tiện thông tin đại chúng chiếm đến 94% Mặc dù, trường chúng ta là trường đạo tạo các chuyên ngành về pháp luật, nhưng tỷ lệ sinh viên biết tới các quy định pháp luật phòng chống ma túy thông qua việc được đào tạo chuyên ngành và thông qua các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao vẫn chưa đạt tỷ lệ cao, thậm chí có thể nói là thấp. Nguyên nhân có thể là do phía nhà trường chưa có những đề án đưa pháp luật phòng chống ma túy lồng ghép trực tiếp vào các môn học của trường, cũng như chưa tổ chức được các khóa tập huấn, bối dưỡng cho sinh viên về các quy định phòng chống ma túy Ngoài ra, có 54 sinh viên lựa chọn phương án “4 Tự nghiên cứu, tìm hiểu”, có thể thấy đây là một tín hiệu đáng mừng khi mà nhiều sinh viên đã có ý thức, sự tự chủ động trong việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về phòng chống ma túy.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên

Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy còn chưa hiệu quả.

Thứ hai, Nhà trường, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên chưa tổ chức được nhiều chương trình tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống ma túy, hoặc tổ chức các chương trình nhưng không gây hứng thú, không thu hút được sinh viên tham gia.

Thứ ba, pháp luật về phòng chống ma túy còn rời rạc, thông tin về ma túy và pháp luật phòng chống ma túy còn mơ hồ, trựu trượng

Một là, hiểu biết của sinh viên về pháp luật phòng chống ma túy còn hạn chế, hiểu sai, hiểu không đúng về các quy định của pháp luật.

Hai là, chưa chủ động tìm hiểu về pháp luật cũng như tham gia gia vào các buổi hội thảo, ngoại khóa tuyên truyền pháp luật do nhà trường tổ chức, ỷ lại vào nhà trường

Ba là, sinh viên có nhận thức đầy đủ về pháp luật nhưng có tâm lý chống đối, cố tình thực hiện hành vi trái pháp luật.

Bốn là, do điều kiện thời gian và hoàn cảnh của sinh viên, không thể bố trí thời gian tham gia các chương trình, cuộc thi, hội thảo về pháp luật phòng chống ma túy.

Một số giải pháp góp phần giải quyết thực trạng

Thứ nhất là tự nâng cao nhận thức của bản thân Ý thức luôn là cái đi đầu khi nói đến một xã hội văn minh Hơn thế nữa, dù có nhận thức tốt những quy định của pháp luật về phòng chống ma túy mà không có ý thức trong việc thực hiện pháp luật thì việc nhận thức của cá nhân, hay việc tuyên truyền, giáo dục của các cá nhân, tổ chức khác cũng là vô nghĩa Vì vậy, việc đơn giản nhất để nâng cao nhận thức của bản thân về pháp luật phòng chống ma túy là tự mình nâng cao ý thức của chính mình, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Có như vậy, mới có đủ tư cách để đi tuyên truyền với mọi người xung quanh

Thứ hai là nhà trường có thể đưa pháp luật về ma túy thành một môn học trong chương trình đào tạo hay nghiên cứu chuyên sâu hơn về lĩnh vực này Như vậy sẽ kích thích khả năng tự nghiên cứu tìm hiểu của sinh viên, đồng thời, dưới sự hướng dẫn, định hướng của thầy cô, sinh viên cũng sẽ có định hướng chuẩn mực chính xác hơn, hiểu sâu rộng hơn Qua khảo sát ở câu hỏi số 8, có thể thấy, nhiều sinh viên đồng tình với phương án đưa thể đưa pháp luật về ma túy thành một môn học trong chương trình đào tạo (tỷ lệ đồng tình chiếm 56%).

Thứ ba là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sân chơi cho sinh viên về phòng chống ma túy bằng nhiều hình thức, phương pháp gắn liền với thực tiễn Mà cụ thể phải thay đổi nội dung, mô tuýp các chương trình một cách mới mẻ, hiện đại, tránh cứng nhắc, nhàm chán như: tổ chức các chương trình gameshow, trò chơi qua đó tuyên truyền về pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống ma túy nói riêng, qua đó nâng cao khả năng nhận thức và hành động Hay thay vì tổ chức các buổi tranh luận, trao đổi khô khan có thể tổ chức các phiên tòa giả định (thông qua đó, sinh viên có cái nhìn thực tế hơn đối với vấn đề phòng chống ma túy và có thể học hỏi, trao đổi một các hiệu quả hơn).Đây là một biện pháp hữu ích và cần được đẩy mạnh hơn vì có đến 81% sinh viên được hỏi không biết đến các hoạt động của trường có liên quan nên không tham gia và 21% sinh viên tuy có nghe giới thiệu nhưng cũng không tham gia.

Ngày đăng: 02/12/2022, 22:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Có 79 câu trả lời chọn đáp án “2. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung - (TIỂU LUẬN) môn xã hội học PHÁP LUẬT đề bài nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy của sinh viên trường đại học luật hà nội
79 câu trả lời chọn đáp án “2. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung (Trang 18)
Thông qua bảng số liệu trên, có thể thấy, hầu hết sinh viên đều lựa chọn xử sự giải thích cho bà B và vận động A đi cai nghiện ( chiếm 90%) - (TIỂU LUẬN) môn xã hội học PHÁP LUẬT đề bài nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống ma túy của sinh viên trường đại học luật hà nội
h ông qua bảng số liệu trên, có thể thấy, hầu hết sinh viên đều lựa chọn xử sự giải thích cho bà B và vận động A đi cai nghiện ( chiếm 90%) (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w