Quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ởQuản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến
HÀ NỘI - 2024
Trang 3của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trịnh Vương An
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về bồi thường khi
2.2 Chủ thể, phương pháp quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà nước
2.3 Nội dung của quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
2.4 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà
2.5 Kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của một số nước trên thế giới về
bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở và những gợi ở cho Việt Nam 66
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ
3.1 Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà
nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở 773.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về bồi thường khi
3.3 Thực trạng công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi
3.4 Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà
Trang 54.1 Phương hướng tăng cường quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà
4.2 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà nước
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
PHỤ LỤC
Trang 6CBCC : Cán bộ công chức
GPMB : Giải phóng mặt bằngQLNN : Quản lý nhà nước
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
THĐ : Thu hồi đất
THĐƠ : Thu hồi đất ở
TN&MT :Tài nguyên và môi trườngUBND : Ủy ban nhân dân
Trang 83.2 Tổng hợp đối tượng khảo sát 963.3 Đánh giá của hộ gia đình về việc công bố công khai quy hoạch
3.4 Đánh giá của người có đất bị thu hồi về hoạt động đo đạc,
3.5 Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực đất đai 110
Trang 9biểu đồ
Trang 103.3 Nguyện vọng của người dân về phương án bồi thường khi bị
3.4 Tương quan giữa địa bàn khảo sát và nguyện vọng của người
3.5 Đánh giá của các đối tượng khảo sát về giá đất ở áp dụng
3.1 Cơ cấu tổ chức Hội đồng thẩm định phương án bồi thường 923.2 Cơ cấu tổ chức Ban bồi thường - giải phóng mặt bằng 92
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết nghiên cứu luận án
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đòi hỏi diện tích đất lớncho các dự án phát triển, dẫn đến việc thu hồi đất ở ngày càng phổ biến Đất ở gắn vớinhà ở là môi trường tồn tại của con người, là nơi sinh sống, là nơi người dân có thểthực hiện các hoạt động kinh doanh, và quyền sử dụng đất ở là tài sản lớn đối với mỗi
hộ gia đình, cá nhân Có được một chỗ ở thích đáng, có một nơi để sống an toàn, bìnhyên, bảo đảm về môi trường, không gian, kết nối hạ tầng không chỉ có ý nghĩa về đờisống vật chất mà còn là mong muốn, thích đáng về đời sống tinh thần của mỗi người.Chính vì vậy, quản lý Nhà nước (QLNN) về bồi thường khi thu hồi đất ở (THĐƠ) làyêu cầu tất yếu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất ở, bảođảm cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hàihòa giữa việc bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, Nhà đầu tư và người
sử dụng đất, góp phần đẩy nhanh tiến độ các dự án công cộng, đảm bảo an ninh trật tự
và sự phát triển chung
Các chính sách, quy định của pháp luật về bồi thường khi THĐƠ luôn là vấn
đề then chốt, có tính chất quyết định tới tính hiệu quả của hoạt động QLNN Hệ thốngpháp luật là cơ sở pháp lí cho các hoạt động chấp hành, điều hành của bộ máy QLNN
về bồi thường khi THĐƠ đồng thời còn là công cụ để người dân và xã hội giám sáthoạt động của các cơ quan, cán bộ công chức nhà nước trong công tác bồi thường.Pháp luật Việt nam đã quy định về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ trong các văn bản:Luật Đất đai, các văn bản dưới Luật, mới đây nhất, Quốc Hội đã thông qua Luật Đấtđai sửa đổi, có những thay đổi căn bản trong việc xác định các trường hợp THĐƠ, xácđịnh rõ các nguyên tắc bồi thường, điều kiện bồi thường, kiểm đếm, phương pháp xácđịnh giá đất… Các quy định pháp luật về bồi thường khi THĐƠ đóng vai trò rất quantrọng trong việc xác định quy trình và phương thức bồi thường đất ở, tạo ra hành langpháp lý và sự thống nhất không chỉ trong công tác QLNN mà còn tạo ra sự đồng thuậntrong nhân dân Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật còn mang tính nguyên tắc,
Trang 12quy định chung; việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường khi THĐƠcòn chưa thống nhất, chưa phản ánh đầy đủ các yêu cầu quản lý đặt ra.
Thực tiễn hiện nay ở một số dự án cho thấy, việc QLNN về bồi thường khiTHĐƠ chưa thật sự hiệu quả, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Chínhphủ, các Bộ, ngành, UBND các cấp chưa xử lý dứt điểm một số tồn tại như: việc bồithường có lúc chưa đúng trình tự, thủ tục, thiếu công khai, minh bạch; việc lập phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đôi lúc còn sai sót, chưa chặt chẽ, thiếu sự côngbằng và ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân; chính quyền địa phương xác nhậnthời điểm xây dựng nhà cửa, thời điểm sử dụng đất còn chủ quan, thiếu chính xác; việckiểm kê, đo đạc và xác định mức độ thiệt hại của các hộ bị THĐ ở còn thiếu chính xác
và minh bạch Do đó tình trạng đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quan đến bồi thường khiNhà nước thu hồi đất diễn ra rất phổ biến gây nhiều bức xúc trong dư luận
QLNN về bồi thường khi THĐƠ là một nội dung trọng tâm của QLNN về đấtđai Tuy nhiên, cho đến nay việc QLNN về bồi thường khi THĐƠ trên thực tiễn vẫncòn nhiều vướng mắc và kém hiệu quả Nhận thức về QLNN về bồi thường khi THĐƠ
từ các phía các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, các tổ chức dịch vụ công còn chưađồng quy và còn bất toàn Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáochưa kịp thời và thoả đáng
Từ thực tiễn đó, cần thiết có những nghiên cứu khoa học nhằm xác lập cơ sở lýthuyết về QLNN về bồi thường khi THĐƠ, đồng thời khảo sát thực trạng thể chế pháp
lý và việc thực hiện các thể chế pháp lý về QLNN về bồi thường khi THĐƠ tại ViệtNam hiện nay, nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu sâu rộng hơn
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện các vấn đề thực tiễn về QLNN
về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ Đây là cơ sở nhận thức để khẳng định tính cấp
bách của việc triển khai nghiên cứu đề tài Quản lý Nhà nước về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất ở trong quy mô một luận án tiến sĩ luật học
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu luận án
Luận án có mục đích là đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quảQLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ tại Việt nam hiện nay, trên cơ sở phân tích,
Trang 13làm rõ phương diện lý luận và thực tiễn các vấn đề về QLNN về bồi thường khi Nhànước THĐƠ tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho luận án là:
Thứ nhất, tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Cụ thể
tiến hành hồi cứu, thu thập các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án.Tìm hiểu và nhận xét, đánh giá, nêu quan điểm về những vấn đề đã được các công trìnhnghiên cứu Từ đó, khái quát các nội dung cơ bản chưa được các công trình nghiên cứu
đề cập tới để định hướng các vấn đề, nội dung sẽ được giải quyết trong luận án
Thứ hai, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QLNN về bồi
thường khi Nhà nước THĐƠ Cụ thể là vấn đề về khái niệm, đặc điểm của QLNN vềbồi thường khi THĐƠ có điểm đặc thù gì so với những QLNN về lĩnh vực khác, xácđịnh phương pháp, chủ thể, nội dung của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ;xem xét các khía cạnh của QLNN bằng pháp luật đối với bồi thường khi Nhà nướcTHĐƠ; các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ v.v Những vấn đề lý luận này được khái quát từ sự nghiên cứu các quan điểm của cáccông trình nghiên cứu có liên quan và pháp luật quốc gia
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật và thực tiễn
QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ; rút ra các nhận xét về những ưu điểm, tồntại, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành trên cơ sở so sánh với các quyđịnh của pháp luật các giai đoạn trước đây, các quy định hiện hành của pháp luật có liênquan đến QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ và những kết quả đạt được, nhữnghạn chế, vướng mắc trong QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ
Thứ tư, trên cơ sở nhận thức lý luận về QLNN về bồi thường khi Nhà nước
THĐƠ và từ thực tiễn QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, luận án đề xuất cácgiải pháp nhằm tăng cường QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tài liệu, văn bản pháp luật về bồithường khi Nhà nước THĐƠ; công trình khoa học, báo cáo, tài liệu tổng kết đánh giá
Trang 14về QLNN về bồi thường khi THĐƠ; nội dung QLNN về bồi thường khi THĐƠ; thựctiễn QLNN về bồi thường khi THĐƠ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ là đề tài có phạm vinghiên cứu rộng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như luật học, khoahọc quản lý, xã hội học, hành chính công Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn củaluận án, luận án chỉ nghiên cứu các quy định về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ để sửdụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốcgia, công cộng Trong các trường hợp thu hồi đất khác như do vi phạm pháp luật đấtđai hay vì những lý do khách quan khác không đặt ra vấn đề bồi thường nên luận ánkhông tập trung nghiên cứu Hơn nữa, khi Nhà nước THĐƠ của hộ gia đình, cá nhân,Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, luận án sẽ tập trung nghiêncứu về QLNN về bồi thường khi THĐƠ, phân tích các quy định pháp luật và thực tiễnthực hiện tái định cư Các quy định về hỗ trợ do khuôn khổ của luận án có hạn nên tácgiả không đi sâu vào phân tích
- Về không gian: Luận án nghiên cứu QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠtrên phạm vi cả nước và cụ thể ở một số địa phương có nhiều dự án cần THĐƠ
Về thời gian: Thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tiễn là từ năm 2013 đến nay(từ khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành)
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoahọc duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểmcủa Đảng và Nhà nước ta cũng như các thành tựu khoa học về các vấn đề nhà nước vàpháp luật, về tầm quan trọng của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ Luận áncũng được nghiên cứu dựa trên các lý thuyết liên quan đến quản lý nhà nước về bồithường khi thu hồi đất ở đó là: lý luận về vấn đề sở hữu đất đai dưới chủ nghĩa xã hội,
lý thuyết về quản trị quốc gia hiện đại
Lý thuyết về vấn đề sở hữu đất đai dưới chủ nghĩa xã hội: “Chế độ sở hữu toàndân về đất đai giao nhiều quyền cho nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểm soát việc sử dụngđất, hướng việc sử dụng đất tới lợi ích của nhân dân lao động” [52, tr 28] Lý thuyết
Trang 15về vấn để sở hữu đất đai dưới chủ nghĩa xã hội đượ sử dụng để làm rõ cơ sở của việcNhà nước THĐƠ và phải bồi thường khi THĐƠ và đánh giá pháp luật về bồi thườngkhi Nhà nước THĐƠ hiện hành trong việc bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất
và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ bồi thường khi Nhà nước THĐƠ
Lý thuyết về quản trị quốc gia hiện đại: “Những đặc điểm cơ bản nhất củaquản trị quốc gia hiện đại là: (1) giảm vai trò cai trị, tăng vai trò điều tiết của nhànước; (2) quản trị trên nền tảng pháp quyền, dân chủ và tôn trọng nhân quyền; (3)quản trị đa tầng, đa chủ thể, dựa trên sự chia sẻ trách nhiệm hơn là cai trị” [2, tr 47]
Lý thuyết về quản trị quốc gia hiện đại được dùng để làm rõ thực trạng quản lý nhànước về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, bảo đảm sự tham gia của người dân dướinhững hình thức khác nhau vào hoạt động quản lý, từ đó đề xuất những giải pháp tăngcường quản lý nhà nước về bồi thường khi THĐƠ
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án nhằm làmsáng tỏ về mặt khoa học của từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp như:phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, phương pháp luật học so sánh, phươngpháp lịch sử cụ thể, phương pháp thống kê, tiếp cận liên ngành, đa ngành
Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp lập luận logic tiếp cận đa ngành được luận án sử dụng chủ yếu ở chương 1 khi nghiên cứu tổng quantình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án
Phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích được
sử dụng tại chương 2 để làm rõ những vấn đề lý luận như khái niệm, bản chất, đặcđiểm, nguyên tắc, chủ thể, hình thức và nội dung của QLNN về bồi thường khi Nhànước THĐƠ
Các phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp,phương pháp đánh giá được sử dụng chủ yếu trong chương 3 vào việc nghiên cứu vàđánh giá về thực trạng QLNN về bồi thường khi THĐƠ
Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Để đánh giá thực trạng về QLNN về thuhồi đất ở, luận án đã tiến hành khảo sát 680 hộ dân đang sinh sống ở 6 tỉnh thành baogồm: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc,tỉnh Bình Dương, thành phố Đà Nẵng Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình đã bị
Trang 16THĐƠ và được nhà nước bồi thường ở các địa phương Về lựa chọn mẫu khảo sát,luận án đã thực hiện chọn mẫu ngẫn nhiên đối với các hộ gia đình bị thu hồi đất ở đểthực hiện các dự án phát triển kinh tế Về phương pháp khảo sát, luận án đã sử dụngkhảo sát trực tuyến bằng công cụ google form (https://forms.gle/tNXLfPautg7rFdtG9).Kết quả khảo sát được thu thập và xử lý thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS, bản23.0 Từ kết quả nghiên cứu NCS tiến hành phân tích tỷ lệ phần trăm, tần suất vàtương quan giữa các biến số.
Các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương phápbình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng chủ yếu ở chương 4 vào việc làm rõcác phương hướng và giải pháp về nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thường khi Nhànước THĐƠ
5 Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống về QLNN về bồithường khi Nhà nước THĐƠ, luận án có những đóng góp mới chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, luận án làm sáng tỏ và sâu sắc thêm những vấn đề lý luận QLNN
về bồi thường khi THĐƠ Luận án đưa ra một số khái niệm, kết luận mang tínhkhoa học, góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thườngkhi Nhà nước THĐƠ
Thứ hai, Luận án làm rõ nội dung liên quan QLNN về bồi thường khi Nhà
nước THĐƠ (xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về bồi thường khi Nhà nướcTHĐƠ; tổ chức thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ; thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ); nghiên cứukinh nghiệm QLNN về THĐ và bồi thường khi THĐƠ một số nước như Anh, TrungQuốc, Hàn Quốc và giá trị tham khảo cho Việt Nam Những nhận định, đánh giá củaLuận án góp phần giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng thể về cácquy định, cách thức thực hiện QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ
Thứ ba, thông qua các nghiên cứu khảo sát từ phía người dân có đất ở bị thu
hồi, Luận án chỉ ra một góc nhìn mới về thực trạng bồi thường khi Nhà nước THĐƠ,góp phần thay đổi nhận thức và hành động đối với các nhà lãnh đạo, quản lý thực thipháp luật về bồi thường khi THĐƠ
Trang 17Thứ tư, Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thường
khi THĐƠ, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn hiện nay; góp phần bảo đảmquyền lợi của người dân có đất ở bị thu hồi, hài hoà lợi ích giữa các bên chủ đầu tư,Nhà nước và người dân
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án có ý nghĩa khoa học trong việc làm rõ hơn dưới góc độ luật họcnhững vấn đề lý luận về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, qua đó góp phầnlàm phong phú và hoàn chỉnh hơn nhận thức lý luận về QLNN về bồi thường khi Nhànước THĐƠ Qua đó, luận án góp phần nâng cao nhận thức của CBCC, người có đất ở
bị thu hồi và các bên liên quan về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ Kết quảnghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt độngnghiên cứu, giảng dạy, học tập liên quan đến QLNN về bồi thường khi Nhà nướcTHĐƠ hiện nay ở nước ta
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tư liệu có giá trị tham khảo cho các cơquan nhà nước hữu quan trong việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật về bồithường khi THĐƠ, QLNN về bồi thường khi THĐƠ trong phạm vi cả nước
- Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các địa phương trong QLNN về bồithường khi Nhà nước THĐƠ thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực tiễn quản lý vềbồi thường khi THĐƠ và các đề xuất nâng cao hiệu quả QLNN về bồi thường khiTHĐƠ
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận án gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài
luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất ở
Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước ở nước ta hiện nay về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất ở
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về những vấn đề lý luận của đề tài luận án
Nghiên cứu về QLNN về bồi thường khi THĐƠ, trong đó những vấn đề lýluận cơ bản như khái niệm, đặc điểm của hoạt động QLNN trong bồi thường khi Nhànước THĐƠ, các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự thu hồi đất Trong thời gian qua,những vấn đề này được đề cập trong các nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau Cácnghiên về QLNN về đất đai nói chung và QLNN về bồi thường đất nói riêng đã đượctrình bày chi tiết trong nhiều nghiên cứu như các bài báo khoa học, giáo trình, sáchchuyên khảo về luật hành chính, luật đất đai Cụ thể như sau:
- Các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo
Cuốn sách chuyên khảo Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất, của tác giả Phan Trung Hiền [34] Cuốn sách đã trình bày
những quy định của pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất Cuốn sách được viết dưới hình thức hỏi đáp với 145 câu hỏi và câu trả lời bám sátnhững cơ sở pháp lý về quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫnthi hành Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này tác giả dừng lại ở việc trả lời hỏiđáp về những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ Nhưngnội dung về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐ lại chưa được tác giả nhắc đếnnhư phương án bồi thường, giá bồi thường, kiểm đếm đất đai, phương án bồi thường
và giải quyết các khiếu nại tố cáo về bồi thường Đồng thời công tác quản lý, xây dựng
bộ máy QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, công tác cán bộ làm công tác bồithường v.v cũng chưa được tác giả đề cập tới
Đến năm 2017, tác giả Phan Trung Hiền đã bổ sung và làm rõ hơn những quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai với cuốn sách chuyên khảo Pháp luật
về quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam [37] Trong đó đã làm rõ quy định của pháp
luật Việt Nam về quản lý và sử dụng đất đai, cuốn sách gồm 13 chương nghiên cứu về
Trang 19quan hệ pháp lý giữa người sử dụng đất và Nhà nước Cuốn sách đã nêu lên những bấtcập trong cơ chế quản lý như sự chưa đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh và phát sinh nhiều hệquả trong quản lý đất đai Đặc biệt là những xung đột giữa lợi ích riêng của người sửdụng đất với lợi ích chung của xã hội Cuốn sách đã cung cấp những cơ sở lý luậnquan trọng về quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam, thông qua đó tác giả của luận án
có thể vận dụng vào nhằm làm rõ cơ chế QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ
Cuốn sách: “Bình luận chế định quản lý nhà nước về đất đai trong Luật Đất
đai năm 2013”, của tác giả Trần Quang Huy, Nxb Tư pháp [40] Các tác giả đã đánh
giá, bình luận những vấn đề lý luận cơ bản trên các phương diện khác nhau của hoạtđộng QLNN về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013, chỉ ra những điểm bất cập trongquá trình thi hành pháp luật đất đai trước đó và đã được Luật Đất đai năm 2013 khắcphục qua các quy định hiện hành như thế nào Tuy nhiên, cuốn sách phần lớn đã phântích các chế định QLNN về đất đai trong Luật Đất đai năm 2013, nhưng những nộidung QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ thì các tác giả lại chưa đề cập đếnvấn đề này
Cuốn sách “Pháp luật đất đai Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của tác giả
Nguyễn Quang Tuyến, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2018 [89] Đây là công trình nghiêncứu có tính hệ thống về các quy định của pháp luật đất đai Việt Nam từ năm 1945 đếnnay Trong đó tại chuyên đề 2 của cuốn sách, các tác giả đã có sự so sánh, đánh giá chếđịnh về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua các văn bản Luật Đất đai ở các thời kỳ
- Các công trình là đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học có liên quan.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2014 “Cơ sở pháp lý của quản lý nhà
nước đối với đất đai trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”
của tác giả Phạm Hữu Nghị, Viện Nhà nước và pháp luật [46] Trong công trìnhnghiên cứu này, tác giả đã trình bày những cơ sở lý luận về các quy định của pháp luật
về THĐ, bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất như trường hợp THĐ, trình tự,thủ tục THĐ Những vấn đề tồn tại bất cập của Luật đất đai năm 2013 như việc điềuquy hoạch sử dụng đất, khiếu nại về THĐ, xác định giá đất Nghiên cứu cũng đã chỉ ranhững nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong quá trình thu hồi, bồi thườngđất Tuy nhiên, vấn đề bồi thường khi nhà nước thu hồi đối với đất ở vẫn còn chưa
Trang 20được đi sâu nghiên cứu, bởi lẽ việc THĐƠ là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, trong đóQLNN về bồi thường đóng vai trò quan trọng để hướng tới sự minh bạch, công bằngđối với người có đất bị thu hồi Do đó đây cũng vấn đề có thể tiếp tục nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Sở
hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Vũ Văn Phúc, đề tài được thực hiện năm 2015 [52] Công
trình nghiên cứu này các tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc
tế về sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình phát triển nền kinh tế thịtrường Nghiên cứu cũng chỉ ra những bất cập trong sở hữu, quản lý và sử dụng đất đainhư cơ chế quản lý, thủ tục hành chính còn rườm rà; chưa minh bạch, phân cấp quản
lý chưa thực sự hợp lý, trong đó lĩnh vực thu hồi
- Các công trình nghiên cứu ở cấp độ luận án Tiến sĩ liên quan đến lý luận quản
lý nhà nước về bồi thường khi thu hồi đất ở, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
như:
Luận án Tiến sỹ Luật học của Phạm Thu Thủy (2014) với đề tài “Pháp luật về
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp”, Trường Đại học Luật Hà Nội [70];
Luận án của tác giả Đoàn Minh Hà, Luận án Tiến sỹ Luật học bảo vệ tại Học viện
Khoa học xã hội (2017) với đề tài “Pháp luật thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư từ thực tiễn các dự án đầu tư khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh [32] ; Luận án của tác giả Nguyễn Vinh Diện, Luận án Tiến sỹ Luật học bảo
vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), với đề tài “Pháp luật về bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất” [25] Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên ở cấp độ Luận
án tiến sĩ nghiên cứu về khía cạnh QLNN về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
- Nhóm các công trình nghiên cứu là các bài báo khoa học liên quan đến vấn
đề lý luận về QLNN về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở.
Bài báo khoa học (2014) “Về giá đất trong Luật đất đai năm 2013” của tác giả Nguyễn Thị Dung, Tạp chí Luật học, số 11/2014 [27].; Bài báo (2014) “Bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật đất đai năm 2013” của
tác giả Phạm Thu Thủy, Tạp chí Luật học, số 11/2014 [69] Bài báo khoa học (2016);
“Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất” của tác giả Phan
Trung Hiền, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 10 tháng 5/2016 [35]; Bài báo
Trang 21“Cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chủ trương, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước” của nhóm tác giả Đỗ
Quang Hưởng, Nguyễn Thị Thanh Thơ, Nguyễn Đinh Thọ Đăng trên Tạp chí Môitrường, năm 2023 Các bài viết trên đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong quá trìnhbồi thường về đất khi Nhà nước THĐ, trong đó nhấn mạnh là cần giải quyết tốt mốiquan hệ lợi ích giữa ba chủ thể: Nhà nước, người bị thu hồi và chủ đầu tư Quá trìnhthực hiện cần phải công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi cho người bị thu hồi đất.Các tác giả đã đánh giá những quy định pháp luật hiện hành, chỉ ra những vướng mắctrong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất một số giảipháp góp phần hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này
1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực trạng quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học quan tâm nghiên cứu cácquy định pháp luật và thực trạng QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐ, tiêu biểunhư các công trình sau:
- Các công trình nghiên cứu là sách chuyên khảo
Cuốn sách “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng ở
Việt Nam” của tác giả Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Ngọc Hà, Nhà xuất bản Tư pháp, năm
2014 [50] Cuốn sách đã đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về định giá đất trong bồithường, GPMB tại một số địa phương như tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, thành phố Hà Nội,thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, tác giả đã chỉ ra những bất cậptrong quy định pháp luật về định giá đất, GPMB như: bất cập trong thẩm quyền xác địnhgiá đất bồi thường, trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh ban hành,phương pháp xác định giá đất, trình tự, thủ tục xác định giá đất, sự chênh lệch lớn giữagiá đất bồi thường thực tế và giá đất trên thị trường
Một số cuốn sách như Cuốn sách “Hỏi - đáp về xử lý tình huống trong thi
hành Luật Đất đai năm 2013” của tác giả Nguyễn Minh Hằng (chủ biên) [33], “Tìm hiểu về Luật Đất đai năm 2013” của tác giả Nguyễn Quang Tuyến (chủ biên) xuất bản
tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [87] Những cuốn sách này đã phân tích về các quyđịnh của pháp luật hiện hành về THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước
Trang 22THĐ Đồng thời lồng ghép các tình huống cụ thể để phân tích và làm rõ hơn các quyđịnh pháp luật và thực trạng QLNN trong lĩnh vực này.
- Các công trình nghiên cứu là các đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài khoa học cấp bộ năm (2014), “Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước đối
với đất đai trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” của Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, do tác giả Phạm Hữu Nghị làm chủ nhiệm [46]
Đề tài đánh giá thực trạng cơ sở pháp lý của QLNN đối với đất đai ở nước ta theo quyđịnh của Luật đất đai năm 2013 Đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được cũng nhưnhững hạn chế, bất cập về thu hồi đất như giá bồi thường đất, thời gian thu hồi và bồithường kéo dài, những tác động của thu hồi đất đến sinh kế của người dân Những bấtcập này đã dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo có chiều hướng gia tăng về số vụ vàtính phức tạp
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (2016), “Thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, của chủ
nhiệm đề tài Đinh Văn Minh [44] Với công trình nghiên cứu trên đề tài đã làm rõ một
số vấn đề lý luận về THĐ, QLNN về thu hồi đất Đánh giá khái quát về thực trạngcông tác THĐ và giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế vànguyên nhân Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào nhữngvấn đề liên quan tới THĐ và giải quyết khiếu nại, tố cáo về THĐ mà chưa nghiên cứu
về QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐ
Đề tài khoa học cấp bộ năm (2017) “Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện
nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) do tác giả Võ Đình Toàn làm
chủ nhiệm [72] Đề tài đã làm rõ những cơ sở lý luân và thực tiễn về cơ chế pháp lýbảo đảm nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu vàthống nhất quản lý Đồng thời làm rõ những quy định của pháp luật về bồi thường, hỗtrợ, tái định cư, cơ chế QLNN về đất đai Bên cạnh những ưu điểm, đề tài cũng chỉ ranhững hạn chế trong quá trình thu hồi và THĐƠ Việt Nam hiện nay
- Các công trình nghiên cứu là các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành, hội thảo khoa học
Trang 23Bài báo khoa học “Về giá đất trong Luật đất đai năm 2013” của tác giả
Nguyễn Thị Dung [27] Bài viết phân tích khái niệm giá đất, các quy định về giá đấttrong Luật Đất đai năm 2013, như nguyên tắc xác định giá đất, phương pháp xác địnhgiá đất, khung giá và bảng giá đất Theo tác giả, giá đất là một trong những điểm mấuchốt trong các quy định, chính sách bồi thường và là một trong những nguyên nhândẫn đến khiếu nại phức tạp
Bài báo “Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật
đất đai năm 2013” của tác giả Phạm Thu Thủy [69] Bài viết phân tích các khái niệm
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; nguyên tắc và giá đất bồi thường, vấn đề hỗ trợ và táiđịnh cư theo quy định của Luật đất đai năm 2013 Tác giả chỉ ra các vướng mắc khi ápdụng các quy định này như: Quy định Nhà nước THĐ đang sử dụng đất vào mục đíchnào thì được giao đất có cùng mục đích sử dụng ít có tính khả thi trong trường hợpTHĐ nông nghiệp; Quy định trường hợp bồi thường bằng tiền theo giá đất tại thờiđiểm thu hồi còn tồn tại nhiều bất cập vì sau khi thu hồi một thời gian nhà nước mớichi trả được tiền bồi thường do thủ tục thực hiện phức tạp
Bài báo khoa học “Xác định thiệt hại và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu
hồi đất” của tác giả Phan Trung Hiền [35] Bài viết tập trung phân tích những thiệt hại
mà người sử dụng đất phải gánh chịu trước, trong và sau khi thực hiện quyết địnhTHĐ trong trường hợp Nhà nước THĐ vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triểnkinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Trên cơ sở đối chiếu “các thiệthại thực tế khi Nhà nước thu hồi đất” với “các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư hiện hành”, bài viết đề xuất những giải pháp cho vấn đề bồi thường thiệt hại khiNhà nước THĐ liên quan đến các nội dung như: xây dựng phương thức xác định thiệthại, xác định chủ thể bị thiệt hại, đề xuất cách thức bồi thường thiệt hại
Bài báo “Xác định giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” của
tác giả Phan Trung Hiền [36] Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về nguyên tắc,phương pháp, chủ thể, quy trình, tư vấn, thời điểm xác định giá đất; đối chiếu giá đấttính bồi thường, hỗ trợ và giá đất khi tính tiền sử dụng đất để tái định cư Từ việc phântích thực trạng này, tác giả đưa các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cơ chế xác định
Trang 24giá đất để người dân tham gia vào quá trình xây dựng giá đất, cơ chế xác định giá đấttheo giá thị trường.
Bài báo “Thực thi pháp luật bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở” của
tác giả Cao Đình Lành [42] Bài viết phân tích những vướng mắc từ thực tiễn khi thực thipháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước THĐƠ từ đó đưa ra một số giải pháp nâng caohiệu quả thực thi pháp luật bồi thường về đất khi Nhà nước THĐƠ
Bài báo “Đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, của các
tác giả Vũ Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thế Hải [71] Bài viết đã đánh giá kết quả thực hiệncông tác bồi thường, GPMB của hai dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, kết hợpvới kết quả khảo sát 150 người dân, 30 cán bộ thực hiện dự án Qua đó đánh giá nhữngyếu tố ảnh hưởng đến tiến độ GPMB Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 15,38% số hộnhận tiền đền bù đất ở hài lòng với giá đền bù, đối với đất vườn cũng có mức độ hài lòngrất thấp là từ 22,72 - 27,02%, tỷ lệ người dân thiếu việc làm và không có việc làm trướckhi THĐ tại hai dự án chỉ từ 30 - 36%, sau thu hồi đất tăng lên là 46 - 48%
Bài báo “Thực trạng về giá đất bồi thường khi thu hồi đất cho người bị thu
hồi và kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, của tác giả Lưu Thị Xuân, Nữ Hoàn Khải [91, tr.
32-37] Bài viết đã trình bày những quy định của pháp luật hiện hành về giá bồithường khi THĐ cho người bị thu hồi, đồng thời phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật
về giá bồi thường khi THĐ cho người bị thu hồi Từ đó đánh giá những ưu điểm vànhững hạn chế trong QLNN về bồi thường như giá bồi thường khi thu đất ở, quy trìnhđịnh giá đất, thủ tục thu hồi và bồi thường Qua đó tác giả đã đề xuất một số kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật về giá bồi thường khi THĐ
Bài báo khoa học năm “Nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường
trong quá trình xác định giá đất tính bồi thường”, của tác giả Nguyễn Đắc Thắng và
Phan Trung Hiền [67] Thông qua bài viết các tác giả đã phân tích khái niệm và các yêucầu cần đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường trong quá trìnhxác định giá đất tính bồi thường Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằmhoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này Như tính công khai,minh bạch; tính độc lập, khách quan; tính chính xác, hiệu quả; tính thị trường
Trang 25Bài viết “Bất cập liên quan đến giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu
hồi đất” của tác giả Châu Hoàng Thân [66] Tác giả cho rằng “Khi Nhà nước thu hồi đất, giá đất tính tiền bồi thường là sự quan tâm chính của người dân vì nó chính là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc tạo lập lại cuộc sống của người dân” vì vậy tác giả tập trung đi
sâu phân tích các quy định hiện hành, đối chiếu thực tiễn đề tìm ra nguyên nhân, đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về giá đất
Bài viết “Vấn đề bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất”
của tác giả Lê Thị Nhung [48] Tác giả đã phân tích các quy định của pháp luật về bồithường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013, chỉ ra sáu điểmkhó khăn, vướng mắc khi Nhà nước bồi thường và GPMB trong quá trình thu hồi đất
và đề xuất các giải pháp trong QLNN về bồi thường, GPMB nhằm đảm bảo ổn địnhđời sống và sinh kế của người bị thu hồi đất
Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đánh giá một số hạn chế trong việc thực
hiện luật Đất đai năm 2013 và đề xuất giải pháp khắc phục” do Liên hiệp các Hội
khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Hội Khoa học Đất Việt Nam tổ chức tháng 11/2017
có các bài viết liên quan đến chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất như: “Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất theo Luật Đất đai năm 2013” của tác giả Nguyễn Văn Lấm, “Nghiên cứu tác động của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến sự phát triển kinh tế
xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Đỗ Thị Tám, Nguyễn Thị Hồng
Hạnh, Đặng Tiến Sĩ; “Đánh giá một số hạn chế trong việc thực hiện thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất một số giải pháp khắc phục” của tác giả Ngô
Đức Phúc… đã có những phân tích đa chiều các quy định của pháp luật cũng như cónhững đánh giá sâu sắc quá trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thuhồi đất theo pháp luật hiện hành
Nhìn chung các tác giả đã bình luận, đánh giá các quy định pháp luật hiệnhành về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, chỉ ra các điểm hợp lý và bất hợp lýtrong các quy định pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất Từ đó kiến nghị một số giảipháp góp phần hoàn thiện các quy định này Đây là tư liệu quan trọng trong quá trìnhsoạn thảo và ban hành Luật Đất đai sửa đổi
Trang 26- Các công trình nghiên cứu là Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Luật học.
Luận án tiến sĩ Luật học của Phạm Thu Thủy với đề tài “Pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp”, Trường Đại học Luật Hà Nội [70] đã
hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐnông nghiệp Tác giả tập trung phân tích, làm rõ cơ chế điều chỉnh pháp luật đồng thờiphân tích nội dung các quy định về bồi thường khi Nhà nước THĐ nông nghiệp
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai của Đào Trung Chính, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới
pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” [16] Tại chương 2 của luận án,
tác giả đã phân tích các quy định của pháp luật về THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cưtheo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, và quyđịnh cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số địa phương Tác giả đã chorằng, các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn tới tìnhtrạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi; sự chênh lệch về giá bồi thường giữacác khu vực giáp ranh giữa của các địa phương, đặc biệt, giá đất thực tế do Nhà nướcquy định tại các địa phương chỉ bằng 30 - 70% so với giá chuyển nhượng QSDĐ trênthị trường nên dễ xảy ra nhiều khiếu nại trong quá trình THĐ
Luận án tiến sĩ Luật học của Đoàn Minh Hà, Học Viện Khoa học xã hội với
đề tài “Pháp luật thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ thực tiễn các dự án đầu
tư khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh” [30] Tác giả đã
phân tích thực trạng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong các
dự án đầu tư khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị theo Luật Đất đai năm 2013, nghiêncứu thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh Luận án chỉ ra giá đất do UBND Thành phố
Hồ Chí Minh công bố còn thấp chỉ bằng 40 - 50% giá thị trường dẫn đến tình trạngkhiếu kiện làm chậm tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Vinh Diện, bảo vệ tại Trường Đại học
Luật Hà Nội với đề tài “Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” [25],
nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng pháp luật bồi thường về khi Nhà nước THĐƠ nước tahiện nay, chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành trên các khía cạnh như căn cứTHĐ để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với một số dự án
Trang 27chưa rõ ràng, dễ bị lợi dụng để THĐ vì lợi ích nhóm; giá đất và cơ chế định giá đấtchưa phù hợp; quy định bằng đất có tính khả thi không cao Ngoài ra, tác giả cũngnhận định việc áp dụng pháp luật không chính xác, gây thiệt hại cho các bên, quá trìnhthực thi còn thiếu công khai, minh bạch, công bằng, một số trường hợp không đúngquy định của pháp luật gây thiệt hại cho người bị THĐ.
1.1.3 Các nghiên cứu về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2017, “Quản lý nhà nước về đất đai
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng từ 2013 đến nay”, do HọcViện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì và tác giả Nguyễn Cảnh Quý làm chủnhiệm đề tài [63] Đề tài đã làm rõ những cơ sở lý luận và thực trạng của QLNN về đấtđai của UBND cấp tỉnh Chỉ ra những đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung và các yếu
tố đảm bảo cho QLNN về đất đai của UBND cấp tỉnh Đánh giá những thành tựu đạtđược và những hạn chế yếu kém trong QLNN về đất đai của của UBND cấp tỉnh Từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN của UBND cấp tỉnh về đất đai
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2020, với đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế chính sách sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh không thông qua hình thức Nhà nước thu hồi đất”, cơ quan chủ trì:
Cục Quy hoạch đất đai, do Nguyễn Thị Ý Nhi làm chủ nhiệm đề tài [47] Trong đề tàinghiên cứu này, nhóm tác giả đã nghiên cứu những cơ sở lý luận chung và thực trạng
sử dụng đất sản xuất, kinh doanh không thông qua hình thức Nhà nước thu hồi đất Từkết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp thực hiện cơ chế chính sách
để khuyến khích sử dụng đất thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh không thông quahình thức Nhà nước thu hồi đất
Bài báo khoa học “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bồi thường khi
Thu hồi đất nông nghiệp”, của tác giả Trần Văn Duy [29] Trong bài viết này tác giả
đã khái quát về tình hình thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi THĐ nôngnghiệp theo Luật đất đai năm 2013 Từ thực trạng đó tác giả đã đưa ra những giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước THĐ nông nghiệp
Trang 28Bài báo khoa học “Hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư bảo đảm hài hòa quan hệ lợi ích các bên”, của tác giả Đoàn Kim
Đồng và cộng sự [31] Trong bài viết này các tác giả đã đánh giá những thành tựu đạtđược trong cơ chế, chính sách thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo nhữngquy định của pháp luật Qua kết quả nghiên cứu nhóm tác giả phân tích thực trạng và
đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảođảm hài hòa quan hệ lợi ích các bên với 6 nhóm giải pháp hoàn thiện về cơ chế, chínhsách về thu hồi đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
Cuốn sách (2013) “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng
mặt bằng ở Việt Nam” của Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Ngọc Hà[50] Tác giả đã đề
cập đến quy định về định giá đất tại một số nước như Australia, Thái Lan… và bài họckinh nghiệm cho Việt Nam trong quy trình định giá đất Trong cuốn sách, tác giả đãđưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về định giá đất trong bồithường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam
Cuốn sách “Pháp luật đất đai Việt Nam từ năm 1945 đến nay” của tác giả
Nguyễn Quang Tuyến (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2018 [89], chorằng cần sửa đổi bổ sung quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội
vì lợi ích quốc gia, công cộng theo hướng chi tiết, cụ thể hoá nội hàm của khái niệm vìlợi ích quốc gia, công cộng; và cũng cần sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế xác địnhgiá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng tách biệt cơ quan có thẩmquyền thu hồi đất với cơ quan có thẩm quyền xác định và quyết định giá đất bồithường
Ngoài ra, trong hầu hết các đề tài luận án của các tác giả nghiên cứu về bồithường, hỗ trợ, tá định cư khi Nhà nước THĐ đều hướng đến đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bồi thường khiNhà nước thu hồi đất, đây là những nguồn tham khảo có giá trị để NCS có thể tiếp thu,
kế thừa trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án của mình
1.1.4 Các nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý nhà nước về thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới
Trang 29Trên bình diện nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới vềQLNN về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và các chính sách có liên quan, có một
số công trình tiêu biểu như:
Rachelle Alterman et al, A Comparative Perspective on Land Use Regulations
and Compensation Rights (2010), ABA Press [104] Cuốn sách đã phân tích so sánh
pháp luật của mười ba quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, PhầnLan, Đức, Áo, Ba Lan, Hy Lạp, Israel và Úc Cuốn sách nghiên cứu trên cơ sở mô tả,phân tích và so sánh pháp luật của một số quốc gia trong việc mua lại bắt buộc, trưngthu khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất vì mục đích công cộng, từ đó giúp người đọc
có được góc nhìn mới về pháp luật và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia này
Xu Yingchun, A comparative study of system for land exproppriation between
China and the United States (2011), Degree Northwest A & F University, China [107].
Công trình tiến hành nghiên cứu so sánh về hệ thống trưng thu đất đai của Trung Quốc
và Hoa Kỳ Tác giả cho rằng cần đổi mới hệ thống quyền sở hữu đất đai ở TrungQuốc Có thể tham khảo mô hình sở hữu đất đai của Vương quốc Anh, áp dụngphương thức sở hữu tượng trưng và tăng cường quyền sử dụng, để tập thể làng đượchưởng quyền sở hữu danh nghĩa và nông dân được hưởng quyền sở hữu thực tế đối vớiđất đai Công trình cũng tập trung vào định nghĩa về lợi ích công cộng trong hệ thốngtrưng thu đất đai của Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong đó cần làm rõ định nghĩa lợi íchcông, nên áp dụng phương thức định nghĩa kết hợp giữa định nghĩa thực chất và địnhnghĩa theo thủ tục của lợi ích công
“Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân khi Nhà nước thu hồi đất”, của tác giả Lê Văn Trung, đăng trên Tạp chí
Nghề luật số 3 năm 2016 [80] Tác giả cho rằng “trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền ở nước ta hiện nay, một trong những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thu hồi đất của Nhà nước là phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân” Tác
giả đã làm rõ kinh nghiệm của các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc và Úc trên các góc độ:quy trình thu hồi đất; vấn đề bồi thường; hỗ trợ tái định cư; cơ chế tham vấn, giám sát
và khiếu nại của người dân trong hoạt động thu hồi đất Qua nghiên cứu kinh nghiệmcủa một số quốc gia trên thế giới về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
hộ gia đình khi
Trang 30Nhà nước thu hồi đất, tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam như: cần xâydựng và tổ chức thực hiện một quy trình thu hồi đất mang tính khoa học, công khai,minh bạch và hiệu quả; cơ sở và mức bồi thường, hỗ trợ cho người dân phải được tínhtoán một cách “hợp lý, hợp tình”; hình thức bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thuhồi đất cần có sự đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của người dân.
Ngoài ra còn có một số công trình tiêu biểu như: Bài viết “Pháp luật về bồi
thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Singapore và Trung Quốc, những gợi mở cho Việt Nam trong hoàn thiện pháp luật về bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” của tác giả Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Ngọc Minh, trên Tạp
chí Luật học số 10/2010 [85].; Bài viết “Mối liên hệ tam giác trong hệ thống đất đai ở
Hàn Quốc: Quy hoạch, phát triển và đền bù sử dụng đất” của TS Hee Nam Jung tại
Hội nghị Khoa học “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất
đai hiện đại tại Việt Nam” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hà Nội, ngày
10/9/2010[39] Các bài viết đã cung cấp các thông tin về bồi thường và tái định cư khiNhà nước thu hồi đất ở một số quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, TháiLan Những thông tin này có giá trị hữu ích để Việt Nam có thể tham khảo trong quátrình quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ
Bài báo khoa học “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất - Kinh
nghiệm của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Trần
Thị Kim Anh [1] Bài viết này của tác giả đã đi sâu vào việc phân tích kinh nghiệmcủa một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore quy định về bồi thường khinhà nước thu hồi đất Từ kinh nghiệm của các quốc gia này tác giả đã đưa ra nhữngkhuyến nghị cho việc hoàn thiện quy định về bồi thường khi thu hồi đất ở Việt Namnhằm đảm bảo các quyền lợi của người sử dụng đất, góp phần vào phát triển kinh tế xãhội của đất nước
Bài báo khoa học “Quy định pháp luật về thu hồi đất và giải quyết khiếu nại
về thu hồi đất của Trung Quốc”, của tác giả Nguyễn Phương Dung [28], bài viết đã
phân tích chế độ sở hữu và sử dụng đất đai ở Trung Quốc Các khoản bồi thường kháhợp lý và gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, ngoài các khoản bồi thường, thìđối với người già, Nhà nước cũng trả khoản tiền dưỡng lão hàng năm cho những người
Trang 31này Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều vụ khiếu nại hành chính về thu hồi đất,nên từ năm 2008 ở Trung Quốc đã thành lập Ủy ban Khiếu nại, vì vậy chất lượng giảiquyết khiếu nại hành chính về thu hồi đất được nâng cao rõ rệt Đây là một trongnhững kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếunại về thu hồi đất hiện nay.
Reasearch on existing problems and countermeasures in the implementation of compensation policy for land expropriati on in K City (2022), Li Yunli, NXB China
Academic Journal Electronic Publishing House, China [100] Công trình đã phân tíchnhững tồn tại trong việc thực hiện chính sách đền bù thu hồi đất ở thành phố K - làthành phố trực thuộc tỉnh loại hai, hiện đang trong giai đoạn xây dựng thành một thànhphố trung tâm Trong đó tác giả đã chỉ ra bốn hạn chế cụ thể: Thứ nhất, tiêu chuẩn đền
bù khi thu hồi đất thấp, thiếu xem xét giá trị thị trường; thứ hai, thủ tục đền bù khi thuhồi đất chưa được chuẩn hóa và sự tham gia của cộng đồng chưa đầy đủ; thứ ba, cơchế phân phối tiền bồi thường khi thu hồi đất chưa hoàn thiện, quyền được biết, quyềntham gia quyết định và quyền giám sát của người dân bị thu hồi đất còn thiếu minhbạch; Thứ tư, cơ chế phối hợp giải quyết tranh chấp bồi thường thu hồi đất chưa hoànthiện Công trình cũng phân tích chính sách đền bù thu hồi đất của các thành phố khácnhư thành phố Quảng Châu, thành phố Thâm Quyến để làm cơ sở tham khảo cải thiệnchính sách đền bù thu hồi đất của thành phố K Với các góc nhìn đa dạng, đặc biệt làphân tích thực tiễn thu hồi đất tại các thành phố của Trung Quốc, công trình đã khẳngđịnh sự cần thiết phải thiết lập một tiêu chuẩn bồi thường hợp lý và bồi thường côngbằng cho các khu vực bị thu hồi là một cách hiệu quả để giải quyết xung đột trong việcthu hồi đất
Interests, Rights and Rules: Conflict on Land Requisition (2022), Yao Yuting,
Zhejiang University, China [108] Đây là một công trình nghiên cứu khoa học tổng thể
về xung đột xã hội khi thu hồi đất Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích tình hìnhthực tế của việc thu hồi đất đai và xung đột khi thu hồi đất đai ở Trung Quốc Quađánh giá kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đề xuất các biện pháp để ngăn chặn vàquản lý xung đột khi thu hồi đất từ cấp độ hệ thống
Trang 32Subash Ghimire, Arbind Tuladhar, Sagar Raj Sharma, Governance in Land
Acquisition and Compensation for Infrastructure Development, American Journal of
Civil Engineering 2017 [106] Tác giả đã chỉ ra những thiếu sót trong quá trình thu hồiđất và bồi thường cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Nepal, dựa trên nghiên cứukinh nghiệm của các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạtầng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Na Uy Bài viết cũng làm rõ sự quan trọngcủa nguyên tắc quản trị tốt như sự tham gia của công chúng, tiếp cận thông tin, thủ tụcminh bạch
Các công trình nghiên cứu trên có giá trị tham khảo quan trọng đối với luận
án Trong quá trình nghiên cứu và viết luận án, tác giả sẽ tham khảo và kế thừa cáckhái niệm về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà nước thu hồiđất, đồng thời cũng tiếp thu những kết luận, đề xuất về các hạn chế, những vấn đề đặt
ra hiện nay trong quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất để từ đóphân tích sâu hơn các vấn đề đặt ra của đề tài luận án
1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận ántrong thời gian qua, NCS có một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ những vấn đề lý luận của
QLNN về đất đai như chế độ sở hữu đất đai, khái niệm THĐ, bồi thường khi THĐ, đặcđiểm, nguyên tắc, phương pháp QLNN về đất đai, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN vềđất đai ở các cấp Tuy nhiên, các công trình chủ yếu nghiên cứu về QLNN về đất đainói chung, chưa lý giải khái niệm QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ Cáckhái niệm trên cũng chủ yếu được các tác giả xây dựng, phân tích, so sánh trên cơ sởphân tích, tiếp cận Luật Đất đai năm 2013 Trong bối cảnh hiện nay, khi Luật Đất đainăm 2013 đã thực thi được hơn 10 năm cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, nên cầntiếp cận và xây dựng các khái niệm này trên cơ sở nghiên cứu các chính sách của Đảng,góp ý của Nhân dân trong quá trình xây dựng và ban hành Luật Đất đai sửa đổi nhằmnâng cao hiệu quả QLNN về đất đai
Trang 33Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã phân tích và làm rõ các quy định của
pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐ đó là xác định đối tượng thu hồi đất,trường hợp bồi thường, căn cứ bồi thường, công tác đo đạc, kiểm đếm và lập bản đồquy hoạch đất đai, kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất Công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát và xử lý vi phạm về đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai Đồng thờicác nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khiTHĐ thông qua những nghiên cứu cụ thể ở nhiều địa phương khác nhau, từ đó đánhgiá những kết quả đạt được trong áp dụng pháp luật về QLNN về bồi thường, hỗ trợ táiđịnh cư Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật cũng như trongquá trình QLNN về THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ qua cácthời kỳ khác nhau Các nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng để tác giả tham khảo và
kế thừa trong quá trình nghiên cứu luận án của mình Tuy nhiên, chưa có nhiều côngtrình nghiên cứu về các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về QLNN về bồithường khi Nhà nước THĐƠ, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu
Thứ ba, trong công tác bồi thường khi Nhà nước THĐ, đã có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập chủ yếu tới giá đất bồi thường khi Nhà nước THĐ, phương phápđịnh giá đất, giá bồi thường còn thấp và chưa sát với giá thị trường; trình tự, thủ tụcbồi thường vẫn còn những hạn chế như tình trạng thiếu công khai, minh bạch và thiếucông bằng; thời gian bồi thường còn chậm; có sự chồng chéo trong tổ chức và thựchiện của các cơ quan thực hiện công tác bồi thường, đồng thời là những vướng mắc từphía người dân trong sở hữu đất đai
Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã nêu ra những quan điểm, kiến nghị và
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai và nâng cao hiệu lực QLNN về bồithường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THĐ Các vấn đề chủ yếu mà các công trìnhkiến nghị thường liên quan đến: (i) Tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thu hồi
đất; (ii) Cải thiện cơ chế bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị THĐ, đặc biệt là
xác định giá đất (iii) Giảm thiểu tác động của thu hồi đất đến người dân như cung cấpnhà ở, bố trí tái định cư
Phần lớn các kiến nghị được đề xuất trên cơ sở phân tích những hạn chế trongcác quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy
Trang 34nhiên trong giai đoạn hiện nay, Luật Đất đai năm 2013 đang được sửa đổi, bổ sung, cónhiều quan điểm khác nhau, nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để góp phầnhoàn thiện quy định về THĐ, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đảm bảo công khai,minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền lợi của người dân, đồng thời nâng cao hiệu quảQLNN về bồi thường khi THĐƠ.
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu nói trên NCS nhận thấyphần lớn các nghiên cứu nói trên đều tập trung phân tích và làm rõ những quy định củapháp luật về đất đai như QLNN về đất đai, chế độ sở hữu đất đai, bồi thường, hỗ trợ táiđịnh cư khi Nhà nước THĐ trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam Tuy nhiên, những vấn đề về QLNN vềbồi thường khi Nhà nước THĐƠ lại chưa được các công trình nghiên cứu nói trên đisâu nghiên cứu, phân tích chi tiết về những khía cạnh trong QLNN về bồi thường đất ở
mà chỉ đề cập tới những quy định của pháp luật về bồi thường các loại đất nói chungkhi nhà nước thu hồi Mặt khác những vấn đề liên quan đến QLNN về bồi thường đất
ở như chủ thể QLNN, phương pháp quản lý về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, đặcđiểm, nguyên tắc trong QLNN về bồi thường đất ở, trường hợp bồi thường, căn cứ bồithường, phương án, xác định giá đất ở, kiểm đếm và giải quyết khiếu nại tố cáo về bồithường đất ở cũng phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Công tác tổ chức, xây dựng bộmáy QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ và sự phối hợp giữa các bộ phận trong
bộ máy QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ Những nội dung này chưa đượccác công trình nghiên cứu trên phân tích sâu Từ những khoảng trống trong các nghiên
cứu trên, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu Quản lý nhà nước về bồi thường khi nhà
nước thu hồi đất ở Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình nói
trên sẽ là những cơ sở lý luận quan trọng để NCS xác định mục tiêu, hướng tiếp cậnnghiên cứu một cách khoa học
1.2.2 Những vấn đề đặt ra được tiếp tục nghiên cứu
1.2.2.1 Vấn đề tiếp tục nghiên cứu
Như đã phân tích ở trên, trong hơn 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013 đãđạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội,bảo vệ môi trường, ổn định đời sống nhân dân Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi
Trang 35hành, Luật Đất đai cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, đặc biệt là trong các quy định
và quá trình thực thi pháp luật về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, khiếu nại, tố cáo,
vi phạm pháp luật trong quá trình THĐ còn diễn biến phức tạp Do đó, trên cơ sở kếthừa và tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó, luận án sẽ tiếptục nghiên cứu làm rõ những vấn đề mà các tác giả chưa nghiên cứu, tiếp cận hoặcnghiên cứu tiếp cận chưa đầy đủ, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề về mặt lý luận QLNN
về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ như: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của QLNN
về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, trong đó đặc biệt chú trọng làm rõ khái niệm bồithường khi Nhà nước THĐƠ trong trường hợp để phát triển kinh tế vì lợi ích quốcgia, công cộng; làm rõ về chủ thể, phương pháp QLNN về bồi thường khi Nhà nướcTHĐƠ cũng như nội dung của QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, các yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động này
Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về bồi thường khi Nhà nước
THĐƠ qua các giai đoạn, trọng tâm là giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệulực (từ 1/7/2014) đến nay và nghiên cứu thực tế ở một số địa phương cụ thể để làm rõthực trạng QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ, chỉ ra những kết quả đạt được
và những hạn chế trong hoạt động này
Thứ ba, luận án đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về bồi
thường khi khi THĐƠ tại Việt Nam trong những năm tới: Nhóm giải pháp hoàn thiệnpháp luật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện bộ máy, nhân lực, lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất, nâng cao chất lượng công tác cấp GCN QSDĐ; nhóm giải pháp
về thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bồi thường khi THĐƠ; nhóm giảipháp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi THĐƠ
1.2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức và các khảo sát, luận án sẽ thu thập, xử lý thông tinnhằm kiểm chứng giả thuyết sau:
QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu Tuynhiên vẫn còn những hạn chế, vướng mắc, việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước
Trang 36về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ có lúc, có nơi chưa mang tính hệ thống và còn đôichỗ thiếu hoặc thừa dẫn đến khó khăn trong quản lý.
1.2.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết đề tài luận án, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm:
1 Quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ đã phù hợp vớicuộc sống chưa, đã bảo đảm quyền của người có đất bị thu hồi, lợi ích của Nhànước, nhà đầu tư?
2 Thực trạng QLNN về bồi thường khi THĐƠ tại nước ta hiện nay như thế nào?
3 Để tăng cường QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ tại nước ta hiệnnay cần có những giải pháp nào?
Trang 37Kết luận chương 1
Nghiên cứu QLNN về bồi thường khi Nhà nước THĐƠ dưới góc độ Luật Hiếnpháp và Luật Hành chính không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ Đã có các côngtrình nghiên cứu về vấn đề này ở những mức độ khác nhau
Ở chương 1 về tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án đã cố gắng tổng hợpcác công trình nghiên cứu về vấn đề này ở các góc độ khác nhau Trong các công trình
đó có công trình nghiên cứu nước ngoài và có công trình nghiên cứu trong nước Cócông trình nghiên cứu dưới góc độ quản lý đất đai, có công trình nghiên cứu dưới góc
độ hành chính công, hay kinh tế học Có công trình là các bài tạp chí, sách chuyênkhảo có công trình nghiên cứu là các luận án, nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước Quanđiểm của các tác giả có thể được trình bày ở nhiều nghiên cứu, nhiều công trình khácnhau, tuy nhiên trong khả năng nhất định, tác giả chỉ có thể tìm hiểu được ở trong một
số công trình mà có thể chưa cập nhật được hết các quan điểm của các tác giả
Các kết quả nghiên cứu đều có giá trị để NCS tiếp thu và kế thừa để trên cơ sở
đó tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về lý luận, về thực trạng QLNN về bồi thường khiNhà nước THĐƠ và gợi ý cho NCS đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN vềbồi thường khi Nhà nước THĐƠ Ở trên, luận án đã xác định các nội dung khoa học đãđược nghiên cứu, làm rõ và các vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án này
Trang 38Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở
2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở
2.1.1 Lý luận về thu hồi đất ở
2.1.1.1 Khái niệm đất ở
Từ xa xưa, sự khan hiếm tài nguyên đất đai chủ yếu do tính chất cố định củađất đai Vì vậy, sử dụng đất một cách khoa học và trân trọng đất là một quốc sách hàngđầu cần được ưu tiên Với tâm lý “an cư mới lạc nghiệp”, ổn định về nơi ăn chốn ở làvấn đề quan trọng của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, vì vậy quyền sử dụng đất ởđược coi là tài sản quan trọng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, là điều kiện để sinh tồn,
là cái nôi nuôi dưỡng sự sống của con người
Đất ở hay theo cách gọi thông thường của người Việt Nam, hoặc ngay trongcác giao dịch chuyển QSDĐ hiện nay, người dân vẫn có thói quen gọi đất ở là đất thổ
cư, là một loại đất được sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật đất đai ở nước
ta, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp Theo cách hiểu thông thường, đất ở thường đượchiểu là đất để xây dựng nhà ở, nằm trong khu dân cư, hay chính là loại đất cho phép ở,xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân,bao gồm cả lối đi hoặc diện tích đất vườn, ao liền nhà, nền nhà, sân phơi, nhà bếp, nhàtắm, giếng nước, chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh, hàng rào
Theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp): “Đất ở là
đất trên đó là nơi cư trú các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng con người Đất này chiếm phần lớn trong đất khu dân cư, là thành phần quan trọng nhất trong khu dân cư” [92, tr 26] Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đất đai sửa đổi năm 2024 phân loại
đất ở bao gồm: Đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị Cũng theo Từ điển Luật học, đất
ở bao gồm đất ở ở đô thị và đất ở ở nông thôn, “đất ở ở đô thị được hiểu là đất để làm
nhà - nơi cư trú của cá nhân, gia đình, các khu chung cư và các công trình phục vụ cho đời sống, sinh hoạt của người dân ở đô thị” Còn đất ở ở nông thôn được hiệu là
“đất ở của các hộ gia
Trang 39đình, cá nhân gồm đất để làm nhà ở và các công trình phục vụ cho đời sống của gia đình” [92, tr 27].
Quyền sử dụng đất ở là tài sản đặc biệt của người dân, thường khi nói tới đất ở
sẽ gắn liền với nhà ở là nơi ăn chốn ở, lối đi về của mỗi con người Quyền sử dụng đất
ở và nhà ở là tài sản lớn của mỗi cá nhân, mỗi gia đình Đặc điểm trong đời sống sinhhoạt, tâm lý của người dân Việt Nam là coi trọng gia đình, tổ ấm, tâm lý “an cư mớilạc nghiệp” chỉ việc phải có chỗ nghỉ ngơi cho gia đình - yên bề thì mới vững chãi - tựtin lo lắng cho sự nghiệp được, hay “chim có tổ người có tông” thể hiện truyền thốngnhớ về cội nguồn, bày tỏ lòng biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên, có những giađình nhiều thế hệ sống cùng trong một căn nhà, có thể là nơi gắn bó với cả đời người,
nó không chỉ là tài sản thông thường và còn có giá trị tinh thần to lớn
Theo quy định tại 2.1 “đất ở” tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm Thông tư28/2014/TT-BTNMT như sau:
“Đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể
cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
Trường hợp đất ở có kết hợp sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (kể cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp) thì ngoài việc thống kê theo mục đích đất ở phải thống kê cả mục đích phụ là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp” [4, 2.1, phụ lục số 01].
Đất ở bao gồm đất ở nông thôn và đất ở đô thị:
“Đất ở tại nông thôn là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý”.
“Đất ở tại đô thị là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn do xã quản lý” [4, 2.1 – 2.2, phụlục số 01]
Trang 40Việc phân loại đất ở thành hai loại là đất ở đô thị và đất ở nông thôn cũng xuấtphát từ nhiều điểm khác nhau và mục đích quản lý khác nhau giữa hai loại đất này.Với tính chất quan trọng của đất ở, giá trị cao của đất ở, nên Nhà nước có những quyđịnh chặt chẽ đối với loại đất này Ở mỗi địa phương sẽ có những quy định cụ thể vềhạn mức sử dụng đất ở Đặc biệt là đất ở đô thị, do quỹ đất ở tại đô thị có hạn, hơn nữalại cần sử dụng quỹ đất để thực hiện các dự án, công trình công cộng, nên việc phânloại đất ở thành đất ở đô thị và đất ở nông thôn và việc quản lý cũng có những điểmkhác nhau để việc quản lý có hiệu quả hơn Thông thường, việc xác định hạn mức đất
ở tại đô thị sẽ có hạn mức ít hơn so với hạn mức đất ở nông thôn, việc quản lý cáccông trình xây dựng trên đất ở giữa đất ở đô thị và đất ở nông thôn cũng có sự khácnhau Hầu hết các công trình xây dựng trên đất ở đô thị đều cần phải xin phép cơ quannhà nước có thẩm quyền, bởi vì phải xem xét có phù hợp với quy hoạch hay không,
việc xây dựng còn phải “Phù hợp với mục đích sử dụng đất, quy chế quản lý kiến trúc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm
an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh” [60, Điều 93].
Đối với việc xây dựng các công trình ở nông thôn, đối với nhà ở riêng lẻ tại
nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn Và có những công trình xây dựng trên đất ở nông thôn sẽ được miễn giấy
phép xây dựng: “Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô
dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch
sử - văn hóa” [60, khoản 2 Điều 89].