1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận 03 môn học pháp luật về chủ thể kinh doanh người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty tnhh 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo luận 03 môn học pháp luật về chủ thể kinh doanh người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó
Tác giả Văn Nguyễn Thu Ngân, Phan Thị Thảo Ngọc, Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Nguyệt Nhi, Phạm Ông Quỳnh Nhi, Trần Nhật Yến Nhi
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Về Chủ Thể Kinh Doanh
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 87,56 KB

Nội dung

Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thànhviên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họpHĐTV...27.. Mọi trường hợp tăng vốn

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN 03

MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH

Nhóm: 4

Trưởng nhóm: Văn Nguyễn Thu Ngân

Tp Hồ Chí Minh, năm học 2023 – 2024

Trang 2

THÀNH VIÊN NHÓM

1 Văn Nguyễn Thu Ngân (trưởng nhóm) 2253801011181 TM47.3 A

2 Phan Thị Thảo Ngọc 225380101119

2

TM47.3 A

3 Trần Thảo Nguyên 225380101119

5

TM47.3 A

4 Nguyễn Nguyệt Nhi 225380101120

5 TM47.3 A

5 Phạm Ông Quỳnh Nhi 225380101121

0

TM47.3 A

6 Trần Nhật Yến Nhi 225380101121

6 TM47.3 A

Trang 3

I NHẬN ĐỊNH 1

1 Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó 1

2 Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán 1

3 Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên 1

4 Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được bầu làm Chủ tịch HĐTV 2

5 Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên 2

6 Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV 2

7 Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu 3

8 Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi 3

9 Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh 3

10 Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số 4

III TÌNH HUỐNG 5

1 Tình huống 1 5

2 Tình huống 2 8

3 Tình huống 3 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

I NHẬN ĐỊNH

1 Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó.

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: Điều 53 LDN, Điều 17 LDN năm 2020

- Giải thích: Mặc dù người thừa kế phần vốn góp của thành viên trong công ty sẽ đương nhiên trở thành thành viên của công ty (không cần sự chấp thuận của HĐTV) nhưng sẽ có một số trường hợp người thừa kế phần vốn góp không thể trở thành thành viên của công ty đó Nếu họ chuyển nhượng theo Điều 52 hoặc yêu cầu công

ty mua lại theo Điều 51 (Được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 53 LDN năm 2020) Hoặc trong trường hợp họ từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế (Khoản 5 Điều 53 LDN năm 2020)

2 Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 46 LDN năm 2020 và khoản 1 Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019

- Giải thích: Tuy Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp chuyển đổi thành công ty CP (K3 Điều 46 LDN năm 2020) nhưng vẫn được quyền phát hành trái phiếu, cụ thể là phát hành chứng khoán (K4 Điều 46 LDN năm 2020)

3 Mọi tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 17, khoản 24 Điều 4 LDN năm 2020

- Giải thích: Căn cứ khoản 24 Điều 4 LDN năm 2020 quy định về người quản lý doanh nghiệp, thì thành viên công ty TNHH 2 thành viên không phải là người quản

lý doanh nghiệp Để trở thành thành viên của công ty TNHH không nhất thiết phải góp vốn tại thời điểm thành lập doanh nghiệp Vì vậy các đối tượng bị cấm thành

Trang 5

lập và quản lý doanh nghiệp tại khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020 vẫn có thể trở thành thành viên khi góp vốn sau thời điểm thành lập doanh nghiệp

4 Các thành viên HĐTV của công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều có thể được bầu làm Chủ tịch HĐTV

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: khoản 24 Điều 4; khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020

- Giải thích: Dựa trên khoản 24 Điều 4 LDN năm 2020 những người giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng thành viên là người quản lý doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp không thể là những cá nhân, tổ chức rơi vào khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020 Như vậy, thành viên của hội đồng thành viên không thể được bầu làm chủ tịch hội đồng thành viên nếu họ thuộc trường hợp khoản 2 Điều 17 LDN năm 2020

5 Mọi tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên

- Nhận định đúng

- Cơ sở pháp lý: Điều 17 LDN năm 2020

- Giải thích: Công ty TNHH 1 thành viên là một doanh nghiệp Vì vậy, mọi trường hợp không bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp thì đương nhiên có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH 1 thành viên

6 Trong mọi trường hợp, thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sở hữu dưới 25% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: khoản 2, 3 Điều 49 LDN năm 2020

- Giải thích: Các chủ thể có thẩm quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên bao gồm:

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên

+ Thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn Điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền

Trang 6

+ Nhóm thành viên còn lại nếu trong công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn Điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn

Như vậy, nhóm thành viên, thành viên có số vốn Điều lệ từ 10% trở lên hoặc ít hơn 10% nhưng trong công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn Điều lệ đều có thể yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên

7 Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 68 LDN năm 2020

- Giải thích: Không phải mọi trường hợp khi tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH

2 thành viên trở lên đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của thành viên hiện hữu Công ty

có thể tăng vốn điều lệ qua hai cách hoặc là tăng vốn góp thành viên, hoặc tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên khác Trong trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chi cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ, lúc này tỷ lệ vốn góp của thành viên vẫn giữ nguyên Còn nếu họ không góp hoặc chỉ góp một phần thì số vốn còn lại lại được chia đều cho các thành viên còn lại và lúc này tỷ lệ phần vốn góp đã có sự thay đổi Trong trường hợp là tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới thì lúc này thành viên công ty có sự gia tăng

và tỷ lệ vốn góp cũng có thể có sự thay đổi theo Như vậy, không phải mọi trường hợp tăng vốn điều lệ đều làm thay đổi tỷ lệ vốn góp của thành viên trong công ty mà vẫn có trường hơp không làm thay đổi

8 Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.

- Nhận định đúng

- Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 74 LDN năm 2020; khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

- Giải thích: Trái phiếu chuyển đổi là chứng khoán nợ, có thể chuyển đổi thành chứng khoán vốn, cụ thể là cổ phiếu theo quyết định của trái chủ Trái phiếu chuyển đổi theo quy định hiện hành được phát hành bởi công ty cổ phần, còn công ty TNHH được phép phát hành trái phiếu khác không phải loại trái phiếu chuyển đổi này

Trang 7

9 Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sỡ hữu công ty phải được sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: Điều 86 LDN năm 2020

- Giải thích: Theo khoản 6 Điều 86 LDN năm 2020 thì các hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở hữu công ty thì không cần sự phê duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh mà chỉ cần ghi chép lại và lưu giữ thành hồ

sơ riêng của công ty

10 Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số.

- Nhận định sai

- Cơ sở pháp lý: Điều 86 LDN năm 2020

- Giải thích: Hợp đồng giữa Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu với chủ sở hữu mới phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số Còn hợp đồng giữa Công ty TNHH

1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu chỉ phải ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty Như vậy, không phải mọi hợp đồng giữa Công ty TNHH 1 thành viên đều phải được HĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số mà còn phải phụ thuộc chủ sở hữu đó là cá nhân hay tổ chức

Trang 8

III TÌNH HUỐNG

1 Tình huống 1

Chế độ tài chính công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH X (Công ty X) có 04 thành viên với tỷ lệ vốn góp như sau: A (10% vốn điều lệ), B (20% vốn điều lệ), C (30% vốn điều lệ), D (40% vốn điều lệ) Giá trị vốn điều lệ công ty là 02 tỷ đồng

(1) Nếu công ty này tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ đồng thì có những cách thức tăng vốn điều lệ nào?

- Nếu công ty này muốn tăng vốn điều lệ thêm 1 tỷ đồng thì có 2 cách thức như sau:

- Tăng vốn góp của thành viên dựa trên tỷ lệ vốn góp ban đầu của từng thành viên (A góp 10%, B góp 20%, C góp 30%, D góp 40%)

- Tiếp nhận thêm vốn góp từ thành viên mới

- Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 68 LDN năm 2020

Giả sử Công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty thì có phù hợp với quy định của LDN không? Giải thích

- Giả sử Công ty X tăng vốn điều lệ bằng cách điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty thì lại không phù hợp với quy định của LDN năm 2020 vì theo Điều 68 LDN năm 2020 không có quy định nào khác ngoài khoản 1 về cách thức tăng vốn điều lệ trong công ty Từ đó ta có thể hiểu không một cách thức nào ngoài khoản 1 Điều 68 LDN năm 2020 được chấp nhận theo quy định của luật khi tăng vốn điều lệ công ty

(2) A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì A phải làm gì? CÔNG VĂN 212

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 LDN năm 2020 quy định:

"Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

a) Chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán;

Trang 9

b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán"

- Như vậy, khi A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình thì A phải ưu tiên chào bán phấn vốn góp của mình cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện chào bán Nhưng nếu trong trường hợp thành viên còn lại trong công ty không mua hoặc mua không hết thì A cũng có quyền chào bán cùng điều kiện cho người không phải là thành viên công ty

A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hoặc

100 triệu đồng hay không? Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi không?

- A có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hoặc

100 triệu đồng Đó là quan hệ dân sự bình đẳng miễn sao người bán và người mua thống nhất thỏa thuận là được Nếu A chuyển nhượng với giá đó thì vốn điều lệ của công ty không có sự thay đổi vì giá bán cổ phần không liên quan đến vốn điều lệ, không ảnh hưởng và làm thay đổi vốn điều lệ Vì người mua vẫn sở hữu phần vốn góp của A tương ứng 200 triệu

(3) B bỏ phiếu không tán thành quyết định của HĐTV, thì B có thể yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty hay không?

- Nếu B bỏ phiếu không tán thành với quyết định của HĐTV thì B có quyền yêu cầu Công ty mua lại phần vốn góp của mình để rút khỏi Công ty Căn cứ tại khoản 1 Điều 51 LDN năm 2020: "Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của HĐTV"

Gồm 2 trường hợp: được quyền yêu cầu nếu nằm trong

Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp, B có thể bán phần vốn góp của mình với giá 01 tỷ đồng hay không?

- Nếu B thuộc trường hợp được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp thì B

có thể bán phần vốn góp của mình cho công ty theo giá thị trường hoặc giá được quy định tại Điều lệ công ty trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận Như vậy, B có thể bán phần vốn góp ấy với giá 1 tỷ đồng (đúng theo nguyên tắc xác định giá) nếu giữa B và công ty có sự thỏa thuận về việc mua phần vốn góp trên với giá 1 tỷ, còn

Trang 10

trường hợp không có sự thỏa thuận thì phải theo giá thị trường hoặc Điều lệ công ty Công ty chỉ mua lại với giá 1 tỷ nếu có thể thanh toán được khoản nợ

- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 51 LDN năm 2020

Nếu Công ty mua lại vốn của B với giá 01 tỷ thì vốn điều lệ của công ty có thay đổi không?

- Theo khoản 3 Điều 68 LDN năm 2020 có quy định trường hợp giảm vốn điều lệ

do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên Lúc này ông B có tỷ lệ vốn góp là 40% (400 triệu đồng), khi được công ty mua lại thì lúc này vốn điều lệ của công ty

sẽ giảm xuống tương đương với giá trị phần vốn góp của B, tức là từ 2 tỷ đồng xuống còn 1,6 tỷ đồng

Điều 51 Công ty lấy tiền thanh toán với giá 1 tỷ nên tài sản công ty giảm xuống 1

tỷ đồng

(4) Anh/chị hãy cho biết những người sau đây có được trở thành thành viên công ty

X không?

M được A tặng toàn bộ phần vốn góp của A?

- Trong trường hợp này, M sẽ được trở thành thành viên của công ty X nếu M thoả mãn được các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 53 LDN năm 2020, cụ thể như sau:

 M được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo quy định của BLDS thì sẽ được trở thành thành viên công ty

 Trường hợp M không thuộc đối tượng thừa kế thì lúc này M chỉ có thể trở thành thành viên nếu M được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên của công ty

N được thừa kế phần vốn góp của B?

- N sẽ được thừa kế phần vốn góp của B theo quy định tại khoản 1 Điều 53 LDN

năm 2020: “Trường hợp thành viên công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo

di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên công ty” Khi B chết, N

được thừa kế vốn góp của B đương nhiên trở thành thành viên công ty Trường hợp

N không trở thành thành viên của công ty khi:

+ N không muốn trở thành thành viên của công ty: Phần vốn góp sẽ được xử lý theo Điều 51 hoặc Điều 52 Quy định này được đề cập tạo điểm a khoản 4 Điều 53 LDN năm 2020

+ N bị truất quyền thừa kế Quy định tại khoản 5 Điều 53 LDN năm 2020

Trang 11

+ N từ chối nhận thừa kế Quy định tại khoản 5 Điều 53 LDN năm 2020

Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C?

- Căn cứ theo khoản 7 Điều 53 LDNnăm 2020 thì khi Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp của C, Y có thể trở thành thành viên công ty hoặc không tuỳ vào ý chí của Y Có thể chia thành hai trường hợp sau:

 Trường hợp Y muốn trở thành thành viên công ty thì Y phải được Hội đồng thành viên chấp thuận

 Trường hợp Y không muốn thì Y có thể chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 52 LDN năm 2020

2 Tình huống 2

Cuộc họp HĐTV công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Công ty TNHH X (Công ty X) có 05 thành viên, vốn điều lệ là 1 tỷ đồng

(1) A sở hữu 10% vốn điều lệ của Công ty X thì A có quyền triệu tập họp HĐTV không?

- Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 49, Điều 57 LDN năm 2020

- Giải thích: Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền đương nhiên triệu tập họp Hội đồng thành viên còn thành viên, nhóm thành viên sở hữu 10% vốn điều lệ của công

ty chỉ có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nếu trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn

15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên Như vậy, trong trường hợp này, A không có quyền triệu tập mà chỉ có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên, trừ trường hợp A đã yêu cầu nhưng Chủ tịch Hội đồng thành viên không đồng ý thì A mới có quyền đứng ra tổ chức triệu tập họp Hội đồng thành viên

2 TRƯỜNG HỢP:

- Nếu A chưa đưa ra yêu cầu thì A không được đứng ra

- Nếu A có yêu cầu rồi mà HĐTV không triệu tập họp thì A có quyền đứng ra triệu tập họp

(2) Cuộc họp HĐTV của Công ty X được triệu tập và chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ không?

- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 58 LDN năm 2020

Ngày đăng: 07/06/2024, 06:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w