Luật nhà nước phải hợp với luật tự nhiên Pháp luật thực định Positivist school+ Luật thực định là luật do Nhà nước đặt ra/ tạo ra trong điều kiện hoàn cảnh nhất địnhQuan điểm của Chủ ng
Trang 1LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
Mục tiêu:
Nội dung:
- Nguồn gốc của pháp luật
- Khái niệm, bản chất của pháp luật
- Các mối liên hệ của pháp luật
- Thuộc tính của pháp luật
- Chức năng của pháp luật
- Hình thức của pháp luật
1 NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
- Hai trường phái về pháp luật:
Pháp luật tự nhiên (Natural law)
+ Luật tự nhiên: có nguồn gốc từ tự nhiên, từ sự hợp lý, hoặc từ tôn giáo, và mang tính bắt buộc trong xã hội loài người
+ “Những nguyên tắc về đạo đức và ứng xử đã tạo ra pháp luật”
+ “Sự tồn tại của những nguyên tắc do tự nhiên tạo ra và coi đó là những nguyên tắc chung cho toàn thế giới”
+ Luật tự nhiên cao hơn luật nhà nước Luật nhà nước phải hợp với luật tự nhiên
Pháp luật thực định (Positivist school)
+ Luật thực định là luật do Nhà nước đặt ra/ tạo ra trong điều kiện hoàn cảnh nhất định
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lenin về nguồn gốc pháp luật
- Pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội
- Pháp luật phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp
Lịch sử hình thành:
- Trong xã hội nguyên thủy, tập quán, tín điều tôn giáo là phương tiện điều chỉnh các quan hệ
xã hội
- Sự phát triển của kinh tế và xã hội quan hệ xã hội thay đổi nhu cầu xuất hiện pháp luật Phương thức ra đời:
- Khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước (tư hữu, giai cấp, đấu tranh giai
cấp và nhu cầu quản lý xã hội) cũng là nguyên nhân xuất hiện pháp luật
- Chủ quan: pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách:
+ Nhà nước thừa nhận từ các quy phạm xã hội
+ Nhà nước ban hành các quy định mới
2 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT
2.1 Khái niệm pháp luật
- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ
xã hội
2.2 Bản chất pháp luật
2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa tìm hiểu bản chất của pháp luật
- Khái niệm: Bản chất của pháp luật là những mối liên hệ, những quy luật bên trong quyết
định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển của pháp luật
- Ý nghĩa:
2.2.2 Tính giai cấp của pháp luật
- Khái niệm: tính giai cấp của pháp luật là sự tác động của yếu tố giai cấp đến pháp luật mà sự
tác động này quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật
Trang 2- Biểu hiện:
+ Mục đích điều chỉnh của pháp luật (pháp luật được đặt ra để làm gì?)
+ Cách thức điều chỉnh của pháp luật (pháp luật đặt ra để bảo vệ cho ai? Bảo vệ như thế nào?)
- Nội dung:
+ Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
+ Nội dung pháp luật: được quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị + Mục đích ban hành pháp luật: điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị
- Pháp luật mang tính giai cấp vì:
+ Là công cụ cai trị, do giai cấp thống trị ban hành
+ Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, trật tự có lợi cho giai cấp thống trị
+ Ra đời gắn liền với xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp; trở thành công cụ (hữu hiệu nhất) trong việc trấn áp đấu tranh giai cấp
2.2.3 Tính xã hội của pháp luật
- Khái niệm: Tính xã hội của pháp luật là sự tác động mang tính quyết định của các yếu tố xã
hội đến xu hướng phát triển và những đặc điểm cơ bản của pháp luật
+ Pháp luật là ý chí chung, thể hiện lợi ích chung của xã hội
+ Pháp luật thể hiện quy luật khách quan của các quan hệ xã hội
- Biểu hiện:
+ Pháp luật là công cụ quản lý xã hội
+ Pháp luật được hình thành từ nhu cầu quản lý xã hội, trật tự chung của xã hội
+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh ý chí chung, lợi ích chung của xã hội
- Nội dung:
+ Pháp luật còn thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội
+ Pháp luật là phương tiện để con người xác lập các quan hệ xã hội
+ Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người
+ Pháp luật có khả năng hạn chế, loại bỏ các quan hệ xã hội tiêu cực, thúc đẩy các quan hệ xã hội tích cực
- Pháp luật mang tính xã hội vì:
+ Các yếu tố xã hội có sự tác động đến xu hướng phát triển và hình thành những đặc điểm cơ bản của pháp luật
+ Pháp luật xuất hiện gắn với nhu cầu quản lý xã hội, bảo đảm trật tự chung của xã hội
VD: quy định pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội…
+ Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của các thành viên trong xã hội
2.2.4 Mối liên hệ tính giai cấp và tính xã hội
- Bản chất của pháp luật là sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội trong một thể thống
nhất
- Tính giai cấp và tính xã hội quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật
- Bản chất của pháp luật thể hiện trong mối quan hệ mâu thuẫn và thống nhất giữa tính giai cấp
và tính xã hội
3 CÁC MỐI LIÊN HỆ CỦA PHÁP LUẬT
3.1 Pháp luật với kinh tế
Tính chất mối quan hệ
- Kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng
- Yếu tố quyết định và bị quyết định
Nội dung mối quan hệ
Trang 3Thứ nhất, kinh tế quyết định pháp luật:
- Sự thay đổi các điều kiện, quan hệ kinh tế:
Quyết định sự ra đời của pháp luật
Quyết định nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật
Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật
Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, quyết định tính chất nội dung quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật
Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị pháp lý
- Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 hướng:
Tác động tích cực: pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội góp phần
ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển
Tác động tiêu cực: pháp luật không phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trở nên lạc hậu sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội
3.2 Pháp luật với chính trị
- Tính chất:
+ Là mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng
+ Mối quan hệ của yếu tố nội dung (chính trị) và hình thức (pháp luật)
- Nội dung mối quan hệ:
+ Sự tác động của chính trị đối với pháp luật: các quan hệ chính trị, chế độ chính trị ảnh hưởng đến nội dung, tính chất và xu hướng phát triển của pháp luật
Tác động của pháp luật đối với chính trị:
Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
Pháp luật là công cụ để chuyển hóa ý chí của giai cấp thống trị
Biến ý chí của giai cấp thống trj trở thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người
3.3 Pháp luật với nhà nước
- Tính chất:
+ Mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng
+ Mối quan hệ giữa hai công cụ quản lý quan trọng của xã hội
- Nội dung mối quan hệ:
+ Nhà nước ban hành, đảm bảo việc thực hiện pháp luật
+ Tổ chức và hoạt động của nhà nước phải dựa trên khuôn khổ pháp luật
+ Nhà nước thực hiện quyền lực phải tôn trọng pháp luật
3.4 Pháp luật với các quy phạm xã hội
- Tính chất:
+ Mối quan hệ giữa hệ các quy tắc điều chỉnh hành vi con người
+ Kiến tạo trật tự chung
- Nội dung mối quan hệ:
+ Pháp luật thể chế hóa nhiều quy phạm đạo đức, tập quán tiến bộ thành quy phạm pháp luật + Tương tác về phạm vi điều chỉnh và mục đích điều chỉnh
+ Các quy phạm xã hội hoặc hỗ trợ hoặc cản trở pháp luật phát huy hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
+ Pháp luật loại bỏ các quy phạm xã hội tiêu cực
4 THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT
4.1 Tính quy phạm phổ biến
- Tính quy phạm:
+ Khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi
Trang 4+ Pháp luật xác định giới hạn mà Nhà nước quy định để các chủ thể có thể xử sự một cách tự
do trong khuôn khổ pháp luật
+ Sự bắt buộc phải tuân theo
- Tính phổ biến:
+ Tác động tới mọi chủ thể trong cùng điều kiện hoàn cảnh, không gian, thời gian…
+ Mang tính quy luật, điều chỉnh những quan hệ phổ biến (lặp đi lặp lại)
- Xuất phát từ:
+ Pháp luật điều chỉnh những quan hệ phổ biến, điển hình và mang tính quy luật
+ Pháp luật là nhu cầu và thể hiện ý chí chung của xã hội
+ Công bằng, công lý là những giá trị phổ biến của pháp luật
+ Pháp luật vì sự công bằng trong xã hội
4.2 Tính xác định chặt chẽ về hình thức
- Nội dung pháp luật được thể hiện dưới những hình thức cụ thể (gồm ba hình thức VBQPPL,
án lệ và tập quán pháp)
- Việc hình thành các hình thức pháp luật phải theo trình tự thủ tục chặt chẽ, thống nhất
- Nội dung chứa đựng trong mỗi hình thức phải rõ ràng, chi có thể hiểu theo một nghĩa, một
cách nhất định
Thuộc tính này phản ánh tính minh bạch, rõ ràng của pháp luật
- Xuất phát từ:
+ Pháp luật là khuôn mẫu cho hành vi của người khác nên đảm bảo thực hiện chính xác theo yêu cầu
+ Hạn chế sự lạm dụng quyền lực của người có quyền
4.3 Tính được đảm bảo bằng nhà nước
- Nhà nước là chủ thể quan trọng nhất chịu trách nhiệm việc xây dựng và tổ chức thực hiện
pháp luật; đó chính là quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước
- Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật bằng các biện pháp:
+ Tổ chức, vật chất, tư tưởng…
+ Biện pháp cưỡng chế nhà nước – biện pháp đặc thù của pháp luật
- Xuất phát từ:
+ Pháp luật là công cụ quản lý xã hội của nhà nước
+ Thể hiện ý chí, quyền lực của nhân dân
5 CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT
- Khái niệm: là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và
giá trị xã hội của pháp luật
- Chức năng điều chỉnh:
+ Ghi nhận các quan hệ phổ biến
+ Hướng dẫn cách ứng xử của con người phù hợp với sự phát triển các quan hệ xã hội
- Chức năng giáo dục: tác động vào ý thức của con người hình thành cách thức ứng xử
- Chức năng bảo vệ: bảo vệ trật tự các quan hệ xã hội, chống lại những hành vi vi phạm
6 HÌNH THỨC CỦA PHÁP LUẬT
- Khái niệm: là cách thức thể hiện ý chí và là phương thức tồn tại, dạng tồn tại của pháp luật
- Các hình thức:
+ Tập quán pháp
+ Tiền lệ pháp (án lệ)
+ Văn bản quy phạm pháp luật
6.1 Tập quán pháp
Trang 5- Khái niệm: là hình thức của pháp luật theo đó một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội,
phù hợp với lợi ích của nhà làm luật được nhà nước thừa nhận và nâng chúng lên thành pháp luật
- Đặc điểm:
+ Tập quán pháp có nguồn gốc từ tập pháp
+ Phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị
+ Được nhà làm luật thừa nhận và nâng lên thành pháp luật
- Tập quán pháp được sử dụng phổ biến trong các nhà nước từ trước đến nay
- Ưu điểm:
+ Có tính ổn định, lâu bền
+ Đa dạng theo từng khu vực, dân cư
+ Bảo vệ văn hóa, phong tục của các thành phần trong xã hội, các giá trị văn hóa bản địa, nhất
là đối với đất nước đa dạng sắc tộc
+ Được xã hội chấp nhận, thực hiện với tinh thần tự nguyện cao
- Mặt hạn chế của tập quán pháp:
+ Có thể tạo ra sự bất bình đẳng bởi có sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn tập quán pháp giữa các vùng miền cũng như giữa tập quán pháp với pháp luật chung của nhà nước
+ Thứ hai, tập quán pháp tồn tại dưới hình thức truyền khẩu (bất thành văn) nên nội dung không thống nhất, rõ ràng, dễ gây ra sự mâu thuẫn giữa các tập quán cũng như gây ra sự khó khăn trong việc thực hiện
6.2 Tiền lệ pháp (án lệ)
- Khái niệm: là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan xét xử đã có hiệu lực
pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thể (trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ) và lấy đó làm căn cứ pháp lý để áp dụng các vụ việc có nội dung tương tự xảy ra sau này
- Là hình thức phổ biến của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là hệ thống thông luật (như
Anh, Mỹ)
- Ưu điểm của tiền lệ pháp:
+ Thứ nhất, các đối tượng liên quan trong vụ án có thể biết trước các hậu quả pháp lý của vụ việc vì thẩm phán phải dựa vào các quyết định của vụ việc tương tự trước đó
+ Thứ hai, tiền lệ được hình thành từ thực tiễn, các hoàn cảnh khác nhau trong đời sống do đó
nó điều chỉnh được hầu hết các quan hệ xã hội phát sinh mà văn bản pháp luật chưa quy định
6.3 Văn bản quy phạm pháp luật
- Khái niệm: là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo thẩm quyền, thủ tục theo quy
định, trong đó chứa đựng những quy tắc, xử sự mang tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
Là hình thức pháp luật tiến bộ, được nhiều quốc gia sử dụng là hình thức luật chủ yếu và phổ biến nhất
- Ưu điểm của VBQPPL:
+ Chuyển tải nội dung pháp luật rõ ràng, chuẩn xác
+ Có tính đồng bộ, hệ thống cao về hình thức, nội dung và hiệu lực pháp lý
Dễ hiểu, dễ thực hiện
+ Có tính ổn định cao về mặt thời gian
- Hạn chế của VBQPPL:
+ Tình trạng thiếu pháp luật hoặc tạo ra những lỗ hổng, khoảng trống trong pháp luật
+ Sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau về nội dung và hình thức
Trang 6+ Khi một văn bản thay đổi nội dung có thể dẫn đến buộc phải thay đổi nội dung của nhiều văn bản khác có liên quan
BÀI 2: QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Mục tiêu bài học:
- Hiểu, phân tích cơ cấu quy phạm pháp luật
- Biết các cách thức xây dựng một quy phạm
Nội dung:
- Khái niệm và đặc điểm
- Cơ cấu của quy phạm pháp luật
- Phân loại các quy phạm pháp luật
- Phương thức thể hiện quy phạm trong văn bản quy phạm pháp luật
1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
a Khái niệm:
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được nhà nước đảm bảo thực hiện
b Đặc điểm:
- Quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
- Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
- Được nhà nước bảo đảm thực hiện
Quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc chung
- QPPL là quy tắc xử sự mang tính khái quát hay là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự
- QPPL có phạm vi tác động (bắt buộc) rộng khắp về mặt không gian, phổ biến về đối tượng
- QPPL thường có hiệu lực trong một thời gian dài và được quy định thời điểm phát sinh và
chấm dứt hiệu lực
Quy phạm pháp luật thường chứa đựng quyền pháp lý buộc nghĩa vụ pháp lý
- Quyền pháp lý: khả năng xử sự của chủ thể được pháp luật cho phép
- Nghĩa vụ pháp lý: pháp luật cấm chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định hoặc
bắt buộc chủ thể phải thực hiện những hành vi nhất định
Quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
- Nhà nước ban hành
- Nhà nước thừa nhận
Quy phạm pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
- Nhà nước cần phải có biện pháp bảo đảm thực hiện chúng trong thực tế đời sống – hành vi
hợp pháp
- Nhà nước bảo đảm cho các quy phạm pháp luật thực hiện bằng nhiều biện pháp như: tuyên
truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, khuyến khích thực hiện, nhưng quan trọng nhất vẫn là bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước
2 CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Các bộ phận Nội dung phân
tích
Giả định Khái niệm
Vai trò
Cách xác định Chế tài Phân loại
a Giả định
- Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật nêu những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra và
cá nhân hay tổ chức trong những điều kiện đó, chịu sự tác động của quy phạm pháp luật
Trang 7- Vai trò: xác định phạm vi tác động của pháp luật
- Yêu cầu: hoàn cảnh, điều kiện rõ ràng, sát với thực tế
- Cách xác định: trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?
- Phân loại: căn cứ vào số lượng, mối quan hệ giữa các điều kiện, chia thành giả định giản đơn
và giả định phức tạp
b Quy định
- Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, chứa đựng mệnh lệnh của nhà nước, nêu cách thức xử sự của chủ thể trong hoàn cảnh đã nêu tại bộ phận giả định
- Vai trò: mô hình hóa ý chí nhà nước, cụ thể hóa cách thức xử sự của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật
- Yêu cầu: chính xác, rõ ràng, chặt chẽ
- Xác định: trả lời câu hỏi chủ thể sẽ làm gì và như thế nào
- Phân loại: dựa vào mệnh lệnh được, quy định chia thành hai loại:
+ Dứt khoát (một cách thức, xử sự, không lựa chọn)
+ Không dứt khoát (nhiều cách thức xử sự, có lựa chọn)
c Chế tài
- Khái niệm: bộ phận của quy phạm pháp luật, nêu biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng nội dung phần quy định
- Vai trò: bảo đảm cho quy phạm pháp luật được thực hiện
- Yêu cầu: biện pháp tác động phải tương xứng với mức độ, tính chất của sự vi phạm
- Xác định: trả lời câu hỏi hậu quả phải chịu là gì nếu chủ thể không thực hiện đúng nội dung bộ phận quy định
- Phân loại: dựa vào biện pháp, mức áp dụng, chế tài chia thành hai loại: cố định và không cố định Nếu theo lĩnh vực pháp luật (hình sự, dân sự, hành chính, kỷ luật)
3 PHÂN LOẠI CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh
- Quy phạm cấm: cấm thực hiện hành vi
- Quy phạm bắt buộc: buộc thực hiện hành vi
- Quy phạm trao quyền: quyền lựa chọn xử sự
Căn cứ vào nội dung của quy phạm
- Quy phạm định nghĩa: giải thích, nêu khái niệm pháp lý
- Quy phạm điều chỉnh: thiết lập quyền và nghĩa vụ pháp lý
- Quy phạm bảo vệ: xác định biện pháp cưỡng chế nhà nước
Căn cứ vào tác dụng của quy phạm
- Quy phạm nội dung: xác định quyền và nghĩa vụ
- Quy phạm hình thức: xác định trình tự, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ
4 PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
a Phương thức thể hiện cơ cấu
Sự thể hiện quy phạm theo cơ cấu ba bộ phận có đặc điểm:
- Quy phạm cụ thể có thể không có đủ ba bộ phận giả đinh, quy định, chế tài
- Trật tự các bộ phận có thể thay đổi
- Các bộ phận có sự liên hệ chặt chẽ về nội dung
Lý do bởi sự đa dạng về:
- Mục đích điều chỉnh (chủ quan)
- Tính chất quan hệ xã hội (khách quan)
b Phương thức thể hiện trong điều luật
- Một quy phạm có thể trình bày trong một điều luật
Trang 8- Trong một điều luật có thể có nhiều quy phạm
- Lý do: tùy thuộc vào cách sắp xếp các quy phạm trong văn bản quy phạm pháp luật để văn
bản có tính hệ thống, gọn, dễ hiểu, dễ xác định
c Phương thức thể hiện nội dung
- Trực tiếp: thể hiện đầy đủ các thành phần quy phạm
- Viện dẫn: dẫn nội dung điều luật khác
- Mẫu: cần tham khảo ở những văn bản khác
- Lý do:…
BÀI 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
- Hệ thống: tập hợp nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất (Từ điển Tiếng Việt)
- Hệ thống pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật Các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
Vi dụ:
- Chế định các tội xâm phạm an ninh quốc gia
- (Luật Hình sự) bao gồm các tội: Tội phản bội
- Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đồ chỉnh quyền nhân dân; Tội giản điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn
2 THÀNH PHẦN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
- Khái niệm: hệ thống pháp luật được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân định thành các chế định pháp luật, ngành luật
- Về mặt cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm:
Quy phạm pháp luật
Chế định ngành luật
Ngành luật
2.1 Quy phạm pháp luật
2.2 Chế định pháp luật
- Khái niệm: nhóm các quy phạm pháp luật điểu chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau
- Căn cứ: tính chất của các quan hệ xã hội mà các quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Một chế định pháp luật có nhiều quy phạm pháp luật
2.3 Ngành Luật
- Khái niệm: hê thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hê xã hôi trong một lĩnh vưc nhất định của đời sống xã hội
Căn cứ phân định:
- Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ xã hội (dựa trên nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội)
=>Mỗi ngành luật sẽ điều chỉnh một loại QHXH đặc thù
- Phương pháp điều chỉnh: cách thức tác động vào các quan hệ xã hội
Bình đăng thỏa thuận
Quyền uy phục tùng
- Mỗi ngành luật sẽ có phương pháp điều chỉnh đặc thù
Ngành luật trong hệ thống pháp luật VN
1 Luật Hiến pháp: quy định những vấn đề cơ bản nhất
2 Luật Hành chính: những vấn đề quản lý nhà nước
Trang 93.Luật Hình sự: tội phạm và hình phạt.
4 Luật Tố tụng hình sự: thủ tục, trình tự giải quyết vụ án hình sự
5.Luật Dân sự: quy định về các quan hệ tài sản, nhân thân
6 Luật Tố tụng Dân sư: thủ tục giải quyết
7 Luật Hôn nhân - Gia đình: quan hệ hôn nhân, gia đình
8 Luật Lao động: các quan hệ sử dụng lao động
9 Luật Kinh tế: các quan hệ kinh tế
10 Luật Đất đai: sử dụng và quản lý đất đai
11 Luật Tài chính: quy định về tài chính
12 Luật Ngân hàng: hoạt động ngân hàng
13…
- Sự phân chia ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ mang tính chất tương đối:
Sự khác nhau trong quan điểm lý luận khi phân chia
Sự phân chia mang tính chủ quan của con người
Các quan hệ xã hội tồn tại đan xen trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống Vì thế, một quan hệ xã hội có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau
3 HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
3.1 Khái Niệm, Đặc Điểm Hệ Thống VB QPPL
- Khái niệm hệ thống VBQPPL: tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật đo Nhà nước ban hành
có mỗi liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiêu lực pháp lý
- Khái niệm VBQPPL: "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thầm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định" (Diều 2 Luật Ban hành văn bán OPPL 2075
Đặc điểm VBQPPL:
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Được ban hành theo trình tự, thủ tục luật định
- Chứa đựng quy tắc xử sự chung;
- Được thực hiện nhiều lần (hiệu lực không phụ thuộc vào việc thực hiện);
3.2 Phân loại VBQPPL
- Dựa trên hiệu lực pháp lý: văn bản luật và văn bản dưới luật
- Dựa trên chủ thể ban hành: VBQPPL do cá nhân, tập thể ban hành
- Căn cứ vào hiệu lực pháp lý, VBQPPL được chia thành 2 loại:
Văn bản luật: Là văn bản do Quốc hội ban hành, bao gồm: Hiến pháp, luật (bộ luật),
nghị quyết của Quốc hội Hiến pháp là văn bản QPPL có giá trị pháp lý cao nhất
Văn bản dưới luật: Là những văn bản QPPL còn lại, nội dung không được trái với văn
bản luật
- Căn cứ vào chủ thể ban hành, VBQPPL được chia thành:
Văn bản do cá nhân ban hành
Ví dụ: Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Văn bản do tập thể ban hành
Ví dụ: Bộ luật, luật của Quốc hội, Quyết định của UBND cấp tình
3.3 Hiệu Lực Của Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
- Khái niệm: Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
pháp luật là giá trị thi hành của văn bản QPPI đó trong đời sống xã hội
- Hiệu lực của VBQPPL được thế hiện trên 3 mặt:
Theo thời gian,
Theo không gian
Trang 10 Theo đối tượng tác động
Thời gian
- Phát sinh hiệu lực (quy định rõ hoặc không)
- Chấm dứt hiệu lực (quy định rõ hoặc theo Điều 153 Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 )
- Hiệu lực hồi tố
Khái niệm: hiệu lực hồi tố là việc sử dụng văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, mới phát sinh hiệu lực để áp dụng cho các vụ việc xảy ra trước khi văn bản này có hiệu lực (Điều 152 Luật Ban hửnh năn hàn (QPPL 2013)
Áp dụng: "Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương"
Không được quy định hiệu lực hồi tố:
- Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý:
Ví dụ trong BLHS 1985 chưa có tội phạm về máy tính; đến BLHS 1999 đã cổ quy định về tội phạm máy tinh
- Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
Không được quy định hiệu lực hồi tố:
- Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
Ví dụ trong BLHS 1985 chưa có tội phạm về máy tính; đến BLHS 1999 đã có quy định về tội phạm máy tính
- Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
Ví dụ: BLHS 1985 quy định 5 năm tù, BLHS 1999 quy định 10 năm tù Cho nên trong trường họp này sẽ áp dụng BLHS 1985
Không gian
- Văn bản của trung ương có hiệu lực trên toàn lãnh thổ
- Văn bản địa phương có hiệu lực trong địa phương
Đối tượng tác động
- Văn bản tác động tới mọi chủ thể
Vi dụ: Hiên pháp, Bộ luật Hình sự
- Tác động tới những loại chủ thể xác định
Ví dụ: Luật Nghĩa vụ quản sự
3.4 Mối Liên Hệ Giữa Các Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
- Về hiệu lực pháp lý: các VBQPPL luôn tồn tại trong một trật tự thứ bậc về hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp
- Về nội dung: các VBQPPL thống nhất với nhau về nội dung
- Về chức năng: các VBQPPL dưới sẽ cụ thể và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trên
4 CÁC TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐANH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
4.1 Tính Toàn Diện
- Tính Toàn Diện: Là Khả Năng Bao Quát Của Pháp Luật Đối Với Những Quan Hệ Xã Hội Cần
- Có Luật Điều Chỉnh
- Biểu Hiện:
Mức Độ Chung: Có Đủ Các Ngành Luật, Chế Định Pháp Luật
Mức Độ Cụ Thể: Có Đủ Các Quy Phạm