1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong lao động xuyên biên giới Việt Nam – Trung Quốc

232 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HOÀNG THỊ LÊ THẢO

CHAM SOC SỨC KHỎE SINH SAN CUA PHU NU’

CAC DAN TOC TAY, NUNG O HUYEN VAN QUAN, TINH LANG SONTRONG LAO ĐỘNG XUYEN BIEN GIỚI VIET NAM- TRUNG QUOC

LUẬN AN TIEN SY LICH SỬ

Hà Nội - 2022

Trang 2

HOÀNG THỊ LÊ THẢO

CHAM SOC SỨC KHỎE SINH SAN CUA PHU NU’

CAC DAN TOC TAY, NUNG O HUYEN VAN QUAN, TINH LANG SONTRONG LAO ĐỘNG XUYEN BIEN GIỚI VIET NAM- TRUNG QUOC

Chuyên ngành : Dân tộc hoc

Mã số : 62 31 03 10

LUẬN ÁN TIEN SY LICH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

1.PGS TS Lâm Bá Nam

2 PGS TS Vương Xuân Tình

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sỹ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học, vớiđề tài “Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở

huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn trong lao động xuyên biên giới Việt Nam —

Trung Quốc” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học củaPGS TS Lâm Bá Nam và PGS TS Vương Xuân Tình Các số liệu, kết quả nêutrong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nào khác Những quan điểm mà luận án kế thừa của các nhà nghiên cứu đi trước

đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thé.

Hà Nội ngày tháng năm 2022

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Lê Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận án “Chăm sóc sức khỏe sinh

sản của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn

trong lao động xuyên biên giới Việt Nam — Trung Quốc”, tôi đã nhận được rất

nhiều sự giúp đỡ từ các cơ quan, tập thê và cá nhân.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tin tưởng chia sẻ củangười dân huyện Văn Quan về chủ đề nghiên cứu của luận án Tôi rất cảm ơnUBND huyện Văn Quan, Phòng Y tế, Phòng Văn hoá, Phòng Lao động thươngbinh va xã hội, Công an huyện Văn Quan và UBND các xã, trạm y tế các xã đã tạođiều kiện thuận lợi cho tôi trên thực địa.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Viện Dân tộc học và các

đồng nghiệp đã tạo điều kiện cả về thời gian và mọi nguồn lực để tôi có thể theo

đuôi và hoàn thành chương trình học tập nghiên cứu sinh.

Tôi cũng rất cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nhân học (trường đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội) đã truyền thụ kiến thức và nhiệt tình traođổi, góp ý khoa học dé tôi có thé từng bước xây dựng và phát triển các ý tưởng cho

nghiên cứu của mình.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và kính trọng sâu sắc đến PGS TS Lâm Bá

Nam, PGS TS Vương Xuân Tình là những người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa

học từ những ngày đầu tìm van đề nghiên cứu đến khi tôi hoàn thành luận án này.

Nguồn tri thức dồi dao và sự nhiệt tình chỉ dạy của các thầy đã bồi đắp cho tôi từnhững định hướng ban đầu đến phương pháp triển khai trên thực địa và cả quátrình xây dựng, hoàn thiện bản thảo luận án Đồng thời, sự tin tưởng và tận tâmcủa các thầy là nguồn động lực to lớn cho tôi kiên trì hoàn thành luận án cũng nhưbước tiếp trên con đường nghiên cứu sau này.

Luận án không chỉ là kết quả nghiên cứu khoa học, mà còn là quá trình chotdi tiép nhan va duoc tiép sức rất nhiều từ tinh cảm và sự ủng hộ, động viên của

gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trong!

Hà Nội, ngày tháng nam 2022

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Lê Thảo

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC CÁC HÌNH, BANG, BIEU DOMỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5 Bố cục của luận án

CHƯƠNG 1

TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU,

CO SO LY THUYET VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

1.1 Tổng quan vấn dénghién cứu

1.1.1 Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của người lao động di cưvà nhóm lao động xuyên biên giới Việt - Trung

1.1.2 Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ởViệt Nam

1.2 Các khái niệm nghiên cứu1.2.1 Sức khỏe sinh sản

1.2.2 Chăm sóc sức khỏe sinh sản

1.2.3 Lao động xuyên biên giới

1.3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận trong nhân học y tế

1.3.2 Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận vấn đề di cư — sức khỏe1.3.3 Giả thuyết khoa học

1.3.4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu kết chương 1

own nN NO Ss1012

50

Trang 6

CHƯƠNG 2

DIEU KIỆN KINH TE - XÃ HOI

VÀ BOI CANH LAO ĐỘNG XUYEN BIEN GIỚI

Ở HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN2.1 Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan

2.1.1 Đặc điểm địa lý — tự nhiên

2.1.2 Dân cư - dân tộc

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2 Khái quát về các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan

2.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của các dân tộc Tày, Nùng

2.2.2 Đặc điểm nhân khẩu, kinh tế - xã hội và sức khỏe sinh sản, laođộng xuyên biên giới của phụ nữ Tay, Ning được nghiên cứu trong

luận án

2.3 Tình hình lao động-việc làm và lao động xuyên biên giới ở huyện

Văn Quan

2.3.1 Tình hình lao động-việc làm

2.3.2 Hoạt động xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc

2.3.3 Một số yêu tố thúc đây phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng tham gialao động xuyên biên giới

2.3.4 Một số yêu tố hạn chế khi lao động xuyên biên giới trái phép2.3.5 Mạng lưới và tô chức của hoạt động lao động xuyên biên giớiTiểu kết chương 2

CHƯƠNG 3

CAC VAN DE SỨC KHỎE SINH SAN

VA MANG LUOI CHAM SOC SUC KHOE SINH SAN

3.1 Cac van dé sire khée sinh san

3.1.1 Các van dé sức khỏe sinh sản nơi xuất cư3.1.2 Các vấn đề sức khỏe sinh sản nơi nhập cư

3.2 Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.2.1 Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản nơi xuất cư3.2.2 Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản nơi nhập cư

120

Trang 7

CÁC YEU TO TÁC ĐỘNG DEN SỨC KHỎE SINH SAN

VÀ VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

4.1 Các yếu tố cá nhân

4.1.1 Trình độ học van và nghề nghiệp

4.1.2 Tâm lý chịu đựng, tiết kiệm

4.1.3 Rào cản ngôn ngữ

4.2 Các yếu tố văn hóa tộc người

4.2.1 Quan niệm về sức khỏe, sức khỏe sinh sản và động thái ứng phó

4.2.2 Quan niệm về việc có con và phải có con trai4.2.3 Tri thức y học dân gian

4.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội

4.3.1 Điều kiện kinh tế và việc làm

4.3.2 Điều kiện sinh hoạt

4.3.3 Hạn chế trong khả năng di chuyển khỏi nơi ở khi lao động

xuyên biên giới

4.4 Yếu tố hệ thống, chính sách y tế

4.4.1 Hệ thống, chính sách y tế nơi xuất cư

4.4.2 Hệ thống, chính sách y tế nơi nhập cưTiểu kết chương 4

181196

Trang 8

: Dân tộc thiểu số

: Tổ chức Di cư quốc tế: Kế hoạch hoá gia đình

: Nhân dân tệ (đơn vi tiền tệ Trung Quốc)

: Nhân học Y tế

: Nhiễm khuẩn đường sinh sản

: Nhiễm khuẩn qua đường tình dục: Nhà xuất bản

: Trung học cơ sở

: Trung học phổ thông

: Trang

: Sức khoẻ sinh sản: Uỷ ban nhân dân

: Việt Nam đồng (don vị tiền tệ Việt Nam)

: Xuyên biên giới

: Tổ chức Y tế thế giới

Trang 9

Hình 1.1.Hình 1.2.Hình 1.3.Bang 1.4.

Biéu dé 2.1.Biéu dé 2.2.

Hình 2.10.

Hình 3.1.Hình 3.2.

Biểu đồ 3.3.

Hình 3.4.Bảng 3.5.

DANH MỤC CÁC HÌNH, BANG, BIEU DO

Mô hình hệ thống y tế đa nguyên

Khung phân tích Di cư — Sức khỏe của UNDP (2004)Khung phân tích DI cư — Sức khỏe của IOM (2017)

Thông tín viên theo địa bàn cư trú

Tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế huyện Văn Quan

Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) của huyện Văn Quan

Thu nhập bình quân đầu người/năm của huyện Văn QuanMột số điều kiện kinh tế - xã hội của thi tran Văn Quan,

xã Đại An, xã Tú Xuyên

Lịch nông vụ của người Tày, Nùng ở huyện Văn Quan

Số lượt người dân huyện Văn Quan xuất cảnh trái phép

sang Trung Quốc

Số lượng phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn

Quan tham gia lao động xuyên biên giới

Thu nhập tháng của hộ gia đình các dân tộc Tay, Nting

năm 2019

Học vấn của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng lao động

xuyên biên giới

Mạng lưới xã hội và nơi lao động ở Trung Quốc của phụnữ các dân tộc Tày, Nùng huyện Văn Quan

Đường đời sinh sản cua N.2Đường đời sinh sản của N.21

Ty lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện dai (theo xãvà theo năm)

Đường đời sinh san của T.59

Số lượng sản phụ huyện Văn Quan không sinh con tại cơsở y tẾ

104105

Trang 10

Biểu đồ 3.6Biểu đồ 3.7.

Hình 3.8.

Hình 3.9.

Biểu đồ 3.10.Biểu đồ 3.11:Biểu đồ 3.12.

Biểu đồ 4.1.Biểu đồ 4.2.Biểu đồ 4.3.

Hình 4.4.

Biểu đồ 4.5.Biểu đồ 4.6.

Tỷ lệ sinh con tại nhà chia theo nhóm tuổi người mẹ

Số con của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng tại thời điểmlao động xuyên biên giới lần đầu tiên

Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản nơi xuất cư

của N.36

Mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản nơi nhập cưcủa N.36

Ty lệ sử dụng BP TT của phụ nữ các dân tộc Tay, Nùng

(nơi xuất cư, nơi nhập cư)

Các vẫn đề sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc

Tày, Nùng (nơi xuất cư, nơi nhập cư)

Nguồn thông tin về sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức

khỏe sinh sản (nơi xuất cư, nơi nhập cư)

Học vấn của phụ nữ lao động xuyên biên giới ( theo

dân tộc)

Nghề nghiệp của phụ nữ lao động xuyên biên giới (theo

dân tộc)

Thu nhập hộ gia đình năm 2019 (theo dân tộc)

Hệ thống y tế khám chữa bệnh ở huyện Văn Quan

Độ tuôi phụ nữ các dân tộc Tay, Nùng trong lần dau lao

động xuyên biên giới

Điểm đến ở Trung Quốc của các nữ lao động dân tộc

Tày, Nùng

170

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam thực hiện đổi mới, công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có chính sách mở cửa phát triểnkinh tế khu vực biên giới Theo thống kê của Cục Cửa khẩu (thuộc Bộ tưlệnh Bộ đội biên phòng)", số lượt người xuất cảnh bằng giấy thông hành qua

biên giới đường bộ Việt Nam — Trung Quốc đã tăng từ 1.639.219 lượt năm2012 lên 6.119.415 lượt năm 2015 Con số này chỉ phản ánh một phần số

lượt đi lại qua biên giới trong thực tế, bởi còn có nhiều trường hợp di cư tựdo qua các lối mòn, vượt biên bất hợp pháp Người dân vùng biên có thê đi

làm ở bên kia biên giới theo mùa vụ hoặc sáng đi tối về Bên cạnh đó, trongnhững năm gần đây, còn diễn ra hoạt động của người lao động Việt Nam

vào sâu nội địa Trung Quốc để làm thuê Hoạt động di cư lao động XBGdiễn ra một cách tự do và tự phát, thậm chí là xuất nhập cảnh trái phép Vì

di cư theo con đường không chính thức, họ không nhận được sự hỗ trợ của

chính quyền nơi đến về các van đề việc làm, điều kiện sinh sống, an ninh, antoàn lao động.

Trong số những lao động di cư tự do qua biên giới, nữ giới chiếm tới

60% (Viện khoa học Lao động và Xã hội, 2013) Phòng Nhân sự va An

sinh xã hội thành phố Sùng Tả (Quảng Tây) cũng đưa ra con số thống kê

cho biết, phụ nữ chiếm 70% tổng số lao động Việt Nam nhập cảnh trái phép

sang Trung Quốc tham gia hoạt động chặt mía, làm nông (Trương QuaDiệu, Quách Tiêu Tình, 2017) Trong điều kiện lao động XBG, phụ nữ dễ bị

ton thương về sức khỏe, đặc biệt là SKSS, so với nam giới SKSS của phụ

nữ di cư không chi ảnh hưởng đến bản thân họ, mà còn liên quan đến ngườichồng và những thành viên trong gia đình, dù có hay không cùng di cư.Đồng thời, việc chăm sóc SKSS phụ nữ còn phản ánh những bối cảnh văn

hóa — xã hội của họ Do đó, các van đề liên quan SKSS của phụ nữ lao động

XBG rat cần được quan tâm.

' Trích theo Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Tổ chức di cư quốc tế IOM (2017).

7

Trang 12

Văn Quan là một huyện thuộc tỉnh biên giới Lạng Sơn, tuy không có

đường biên trực tiếp, song có đông phụ nữ đi làm thuê ở Trung Quốc.Nghiên cứu về việc chăm sóc SKSS của nữ lao động XBG ở địa phương

này sẽ góp thêm cho việc tìm hiểu những vấn đề về chăm sóc SKSS phụ nữ

DTTS tại Lạng Sơn nói riêng cũng như các tỉnh thuộc khu vực biên giới

Việt — Trung nói chung trong bối cảnh hoạt động làm thuê XBG diễn raphức tạp Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài của luận án tiến sỹ, chuyên ngành

Dân tộc học, là “Chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ các dân tộc Tày,Nung ở huyện Van Quan, tinh Lang Sơn trong lao động xuyên biên giới Việt

Nam — Trung Quốc” Nghiên cứu nhằm nhận diện thực trạng, phát hiệnnhững vấn đề trong chăm sóc SKSS nhóm phụ nữ DTTS tham gia hoạt động

làm thuê bên kia biên giới, góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc tăng

cường chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như an sinh xã hội, văn

hóa tộc người vùng biên.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tìm hiểu việc chăm sóc SKSS

của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng từ góc độ văn hóa tộc người trong bốicảnh lao động XBG Việt Nam — Trung Quốc, qua đó góp phần xây dựng cơ

sở khoa học để tăng cường việc chăm sóc SKSS của phụ nữ DTTS và an

sinh xã hội vùng biên.

Mục tiêu cụ thể:

1 Tìm hiểu bối cảnh kinh tế — xã hội của hoạt động lao động XBG

của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan.

2 Tìm hiểu các vấn đề, nguy cơ SKSS và cách thức chăm sóc SKSS

của phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng huyện Văn Quan lao động xuyên biên

giới Việt Nam — Trung Quốc.

3 Đề xuất khuyến nghị nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc tăng

cường chất lượng chăm sóc SKSS của phụ nữ DTTS lao động XBG Việt Nam

— Trung Quốc.

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối twong nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc chăm sóc SKSS của phụ nữ

các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) xuất cảnh tráiphép dé tham gia hoạt động lao động XBG Việt Nam — Trung Quốc Thống

kê của Phòng Lao động, thương binh, xã hội — dân tộc huyện Văn Quan

(2019) cho biết, 98,5% dân số toàn huyện là dân tộc Tày, Nùng Trong đó,dân tộc Tay chiếm 34,6% và dan tộc Nùng chiếm 63,9% so với tổng dân số

của huyện.

SKSS là một khía cạnh quan trọng của sức khỏe con người, gắn vớimỗi người từ lúc là bào thai đến khi tuổi già, chứ không đóng khung trong

độ tuổi sinh sản Với quan điểm này, luận án không giới hạn độ tuổi của đối

tượng nghiên cứu mà lựa chọn thông tín viên dựa trên thời gian họ đã từng

đi lao động làm thuê ở Trung Quốc trong phạm vi từ 1991-2019.

Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu và thực tế điền đã,

luận án giới hạn hoạt động lao động XBG được nghiên cứu là làm thuêtrong nông nghiệp (thu hoạch mía, làm cỏ, ) và làm thuê trong nhà xưởng.

3.2 Pham vi nghiên cứu- Phạm vi không gian:

Đề tai lựa chon địa bàn nghiên cứu ở huyện Văn Quan, trong đó tập

trung triển khai ở thị trần Văn Quan, xã Đại An, xã Tú Xuyên Bên cạnh đó,luận án thực hiện những cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên, nên còn có thông tín

viên ở các xã khác như Chu Túc, Văn An, Tân Đoàn, Tràng Sơn, Yên Phúc.

Khoảng cách từ huyện Văn Quan đến cửa khẩu gần nhất (Đồng Đăngthuộc huyện Cao Lộc và Công Trắng thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh LạngSơn) trung bình là 32 km Đây là một trong những điều kiện thuận tiện dé

người dan huyện Văn Quan có thé di chuyên di sang lao động ở bên kia biên

giới Việt - Trung Theo thống kê của UBND huyện Văn Quan, từ năm

2015-2019, mỗi năm trung bình có trên dưới 2 nghìn lượt người dân địa

phương xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.

- Pham vi thời gian:

Trang 14

Đề tài thực hiện nghiên cứu trong nhóm phụ nữ Tày, Nùng ở huyện

Văn Quan đã từng lao động XBG Việt — Trung trong khoảng thời gian từ

năm 1991? đến năm 2019 Năm 1991 là mốc thời gian bắt đầu mở lại hệthống cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam — Trung Quốc dé tạo điều

kiện cho việc xuất nhập cảnh và trao đôi hàng hóa giữa hai quốc gia Từ đó,

các hoạt động giao thương, giao lưu văn hóa, lao động, học tập, diễn ra

thuận lợi và ngày càng sôi nỗi.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Việt Nam có 1.449,566 km đường biên giới với Trung Quốc (Vũ

Dương Ninh, 2010), đi qua 7 tỉnh là Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà

Giang, Cao Bang, Lang Sơn, Quang Ninh và giáp 2 tỉnh cua Trung Quốc là

Vân Nam, Quảng Tây (trong đó, tiếp giáp chủ yếu là Khu tự trị dân tộc

Choang) Đây là khu vực có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, vực sâu Khuvực biên giới Việt — Trung có 26 tộc người có quan hệ dân tộc xuyên quốc

gia (Vương Xuân Tình, 2014a), chiếm số đông là Tày, Nùng, Hmông, Dao.Sự phân bố dân cư các xã biên giới mang tính đặc thù của vùng núi cao,vùng sâu, vùng xa, địa hình bị chia cắt mạnh, khó khăn trong giao thôngcũng như phát triển kinh tế - xã hội Thực tế cho thấy, khu vực biên giới là

vùng đất lịch sử và văn hóa của cộng đồng các DTTS, là địa bàn chiến lượctrọng yếu của quốc gia Các dân tộc vùng biên có đời sống văn hóa — xã hộiđa dạng, đặc biệt là các quan hệ XBG Sự giao lưu kinh tế - xã hội, giao

thoa văn hóa diễn ra như là một yếu tố mang tính liên tục tại khu vực này(Lâm Bá Nam, 2011), là tất yếu và có tính lịch sử (Nguyễn Văn Chính,

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hội nhậpquốc tế, đã xuất hiện các luồng di cư XBG bat hợp pháp với mục đích lao

? Tháng 11/1991, Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng

biên giới, gồm có quản lý biên giới theo tình hình thực tế, thẩm quyền giải quyết biên giới cấp Chính phủ

và giữ mốc biên giới Sau đó, Chi thị 98-CT ký ngày 27 tháng 3 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng đã phê duyệt việc mở cửa 21 cửa khẩu tuyến biên giới Việt Nam — Trung Quốc, tạo điều kiện cho

việc xuất nhập cảnh và trao đồi hang hoá giữa hai quốc gia.

10

Trang 15

động làm thuê, buôn bán và phụ nữ DTTS cũng tham gia ngày càng nhiều

hơn vào các hoạt động này.

Vì vậy, nghiên cứu về van dé chăm sóc SKSS của phụ nữ các dân tộcTay, Nùng lao động XBG Việt Nam — Trung Quốc có ý nghĩa khoa học lànghiên cứu đầu tiên, hệ thống về di cư và SKSS của phụ nữ DTTS lao động

XBG trong bối cảnh văn hóa và cấu trúc xã hội vùng biên.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Van dé sức khỏe của người di cư trở thành mối quan tâm không chỉ

của các công trình nghiên cứu khoa học mà còn là đối tượng của các chươngtrình hành động cấp quốc tế và cấp quốc gia Về cấp quốc tế, có thê kế đến

như: Nghị quyết 61.17 về Sức khỏe người di cư của WHO (2008), “Khuyếnnghị về thách thức y tế đối với di cư lao động châu Á” (2011) tại diễn đàn

ASEAN lan thứ IV,.

Ở trong nước, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BanChấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dânsé trong tinh hinh mdi va Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 đã

yêu cầu quan tâm, dau tư đối với nhóm dân số dé bị tổn thương trong đó cóngười di cư Việt Nam có gần 9% dân số di cư quốc tế (Khôi Nguyên,2020) Van dé sức khỏe của người di cư nói chung, trong đó có di cư quốc

tế và nhóm lao động nữ di cư nói riêng cần được quan tâm, bởi đó là quyềnlợi của người lao động, đồng thời là một nội dung quan trọng dé dam bảo ansinh xã hội, chất lượng dân số quốc gia Với những đặc thù riêng về tâm lý,thể chất, điều kiện làm việc, sinh hoạt, phụ nữ di cư cần được chăm sóc tốt

về sức khỏe nói chung và SKSS nói riêng Điều đó không chỉ giải quyết vấn

đề sức khỏe cho riêng người phụ nữ, mà còn gián tiếp tăng cường chăm sóctốt hơn cho trẻ em và gia đình bởi vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia

Do đó, nghiên cứu về chăm sóc SKSS của phụ nữ các dân tộc Tày,

Nùng lao động XBG Việt - Trung có ý nghĩa thực tiễn đối với việc xây

dựng các chính sách tang cường việc chăm sóc SKSS phụ nữ di cư, góp

phần đảm bảo an sinh xã hội ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng như khu vực

11

Trang 16

miền núi phía Bắc, hướng tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo

vùng và của đất nước nói chung.5 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội

dung chính của luận án được chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan van đề nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp

nghiên cứu.

Chương 2: Điều kiện kinh tế - xã hội và bối cảnh lao động xuyên biên giới ở

huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Chương 3: Các vấn đề sức khỏe sinh sản và mạng lưới chăm sóc sức khỏe

sinh sản.

Chương 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và việc chăm sóc sức

khỏe sinh sản.

12

Trang 17

Chương 1

TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CUU,

CO SO LY THUYET VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về van đề SKSS ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ giữathập niên 80 và tăng lên đáng ké vào những năm đầu thập niên 90 của thé ky

XX Dấu mốc quan trọng là những kết quả đạt được tại Hội nghị quốc tế về

dân số và phát triển tại thành phố Cairo (Ai Cập) (1994) đã góp phần mởrộng phạm vi nghiên cứu về SKSS tại nước ta Trong đó, nhu cầu sức khỏecủa phụ nữ được quan tâm đặc biệt, nhất là SKSS.

Với chủ đề nghiên cứu đặt ra, luận án thực hiện tổng quan các kết quảnghiên cứu liên quan đến hai nội dung chính: một là, các nghiên cứu về

SKSS, tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS của nhóm lao động di cư, trong đóquan tâm đến nhóm lao động XBG Việt - Trung; hai là, các nghiên cứu về

SKSS và tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS của phụ nữ DTTS, trong đó quantâm đến phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng.

1.1.1 Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của người lao động di

cu và nhóm lao động xuyên biên giới Việt - TrungCác công trình nghiên cứu trong nước

Tháng 12 năm 2003, WHO xuất bản ấn phẩm “Di dân quốc tế, sứckhoẻ và nhân quyền” trong đó chú ý đến tình trạng phổ biến của các nguy

cơ cho sức khoẻ của người di cư trên thé giới, bao gồm cả sức khoẻ tình dục

và SKSS đã có ảnh hưởng đến một số nghiên cứu của Việt Nam Theo đó,WHO nhận định rang nhìn chung người di cư thường có nguy cơ rủi ro về

sức khoẻ cao hơn so với người không di cư Trên cơ sở tiếp cận của WHO,

nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội (2013) cho rằng, phụ nữ

di cư đễ bị tổn thương về sức khỏe, đặc biệt là SKSS, so với nam giới Tuy

nhiên, do những rủi ro này là không dé nhận biết nên nhiều người di cu đãkhông tiếp cận hợp lý với các dịch vụ y tế cần thiết Chăm sóc sức khoẻ là

13

Trang 18

một trong số những rủi ro và khó khăn liên quan đến di cư và cần xem xéttrên diện rộng các vấn đề về văn hoá và xã hội của các hành vi có liên quanđến sức khoẻ (Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng, 2008) Người di cư ít có

ý thức chăm sóc sức khoẻ và hiếm khi sử dụng các dịch vụ y tế so với dân

sở tại Khi ốm đau, họ không đến khám chữa ở các cơ sở y té, ma thuong

hoặc không làm gì hoặc tự chữa chạy Cac tác gia cho biết, tỷ lệ nữ giới di

cư tự chữa bệnh là 76% so với nam giới là 70% Trong số ít những người có

vấn đề sức khỏe đã lựa chọn đến khám chữa bệnh ở các cơ sở V tẾ, có tới84% phải tự bỏ tiền túi để chỉ trả chỉ phí y tế, thuốc men và 12% là do gia

đình họ chi trả do bản thân người lao động không có khả năng thanh toán.Khao sát các trường hợp nam giới ở tỉnh Phu Thọ đi lao động “chul” ở

Trung Quốc, Nguyễn Song (2017) đưa ra con số hơn 70% số người trả lời

rằng ho đã từng bị các bệnh NKQDTD, nhưng đã không lựa chọn các cơ sởy tế dé khám chữa do sợ tốn kém chi phí hoặc xấu hồ với người quen, chỉ

khi tình trạng bệnh không có chiều hướng khỏi thì họ mới tìm cách chữa tri.Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (chủ biên, 2008) cũng chỉ ra rằng, tại

những quốc gia mà dân số được quản lý thông qua hệ thống đăng ký hộkhẩu như ở Việt Nam và Trung Quốc thì luôn có sự khác biệt rõ ràng giữa

nhóm người di cu tạm thời va di cư dài hạn Trong khi những người di cư có

đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố có thể được đưa vào trong các kế

hoạch chăm sóc sức khoẻ của Nhà nước thì những người di cư tạm thời lại

không được tính đến trong kế hoạch đó Đại đa số những người thuộc nhóm

này không có BHYT tại địa phương nơi họ cư trú tạm thời Tuy nhiên, đối

voi di cư quéc tế, theo Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, số liệu hiện có không

phản ánh được tình hình tiếp cận dịch vu chăm sóc sức khỏe va y tế ở nước

đến, nơi lao động Việt Nam làm việc và cư trú (Vũ Thị Minh Hạnh, 2013).

Đặc điểm của những dòng di cư Việt Nam là di cư cá nhân tự do ngàycàng phổ biến, di cư theo mùa vụ ngày càng tăng, phụ nữ di cư ngày càngnhiều, độ tuổi của người di cư ngày càng trẻ (Vũ Thị Minh Hạnh, 2013).

14

Trang 19

Trong quá trình di cư (trước khi đi chuyên, trong quá trình di chuyển vàtrung chuyền, hòa nhập ở nơi chuyển đến), sức khỏe của người di cư chịuảnh hưởng của bối cảnh chung về kinh tế, xã hội và môi trường, điều kiệnsong, làm việc và mối liên kết với cộng đồng tại nơi chuyên đến và các yếutố liên quan cá nhân Nghiên cứu của Trương Hiền Anh (2009) cho rằngkinh tế (thu nhập, tiền gửi về nha), học van va độ tuổi là những yếu tố ảnh

hưởng nhiều nhất đến kiến thức, quan niệm và thực hành chăm sóc SKSS

của nữ di cư lao động ở Hà Nội.

Tình trạng sức khoẻ và các hành vi liên quan đến sức khoẻ của ngườidi cư được đánh giá từ nhiều góc độ và trên những chỉ báo cụ thé Trước hếtlà đánh giá của bản thân người lao động di cư Xét trên chỉ báo về tình trạngốm đến mức phải nghỉ ít nhất một ngày trong 12 tháng qua, nhóm di cư tam

thời (tương tự nhóm lao động XBG có tính chất mùa vụ) có tình trạng sứckhoẻ yếu nhất so với người di cư lâu dài hoặc không di cư Kết quả này có

lẽ liên quan nhiều và bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ làm việc cao hơn trong các côngviệc có tính chất tạm thời, nguy hiểm và độc hại hơn trong khi thời gian làm

việc trung bình của nhóm di cư tạm thời lại nhiều hơn so với các nhóm di cư

khác Một lý do khác là thường những người di cư tạm thời là những người

năm trong độ tuổi trẻ và “khó nằm yên” được một chỗ khi ốm Đồng thời,áp lực kiếm tiền để tiết kiệm cho bản thân và gia đình lớn trong khi mạng

lưới xã hội của họ nhỏ hơn so với những người di cư lâu dài (Lê Bạch

Dương và Nguyễn Thanh Liêm, 2011) Tâm lý, tinh thần của người di cưcũng là một chỉ báo sức khoẻ cần đánh giá Đó là cảm giác mệt mỏi, suy

nhược; cảm giác bồn chén, lo lắng; cảm giác cô đơn; mức độ hài lòng vớithực tế công việc và sức khoẻ Các hành vi có ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhưsử dụng thuốc lá và rượu bia, trong nữ giới thấp hơn hắn nam giới Đáng

quan tâm nhất là việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người di cư So

sánh của Lê Bạch Dương và Nguyễn Văn Thiêm (2011) cho thấy tự điều trị

là hành vi phổ biến hơn trong nhóm dân số di cư tạm thời Các tác giả đã

15

Trang 20

đưa ra các chỉ báo về sức khoẻ và hành vi liên quan đến sức khoẻ của ngườilao động trên cơ sở phân nhóm đối tượng theo loại hình di cư, chứ chưa đềcập cụ thé đến việc chăm sóc sức khoẻ, trong đó có van đề SKSS của ho.

Quy mô di cư gia tăng đáng kể trong thời gian qua va sự di chuyêndân số cũng làm tăng thêm khả năng lây lan các bệnh lây truyền qua đườngtình dục, đặc biệt đối với nhóm lao động di cư đến sống và làm việc ở

những nơi có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao như trung tâm đô thị, khu công

nghiệp, biên giới, cảng biển (Đặng Nguyên Anh, 2006) Lao động di cưthiếu kiến thức phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và ít cóđiều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế công cộng Cho dù di cư nội địa hayXBG, tự nguyện hay cưỡng bức, làn sóng nảy cũng tạo ra điều kiện và hoàncảnh đặc biệt khiến người di cư dé bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm HIV

(UNRTF, 2008) Đồng thời, sự thay đổi môi trường sống cũng ảnh hưởngđến lối sống của mỗi cá nhân “Người đi làm ăn xa không chỉ trải nghiệm

những gi xảy ra trong cuộc sống khi xa nhà, mà còn thay đổi cả những hành

vi của mình” (Đặng Nguyên Anh, 2006) Nam giới thường có xu hướng

uống rượu, một số thử hít heroin, ma tuý, đánh bài, cờ bạc Tình trạng xa giađình và cô đơn khiến người di cư tìm đến các dịch vụ mại dâm, các quan hệ

tinh dục ngoài hôn nhân, trong khi đó tỷ lệ sử dung bao cao su của người di

cư rất thấp Do đó, họ dễ nhiễm HIV/AIDS và có khả năng lây truyền chovợ, bạn tình và có thê gián tiếp cho con cái (Nguyễn Hiệp Thương chủ biên,tr 8) Nữ giới có thé gặp phải sự quấy rối và lạm dung tình dục bởi những

người chủ và kẻ xấu “Gia đình ở nhà lo lắng nhất cho người di cư là sức

khỏe, thứ hai là tai nạn và rủi ro, thứ ba mới tới thu nhập và việc làm, trong

khi mục đích của di cư chủ yếu là kinh tế Điều này thé hiện sự bap bênhtrong tổ chức cuộc sông và những khó khăn trở ngại trong việc tiếp cận y tế

của người di cư” (Viện Xã hội học, 2009).

Nhiều nghiên cứu nhìn nhận lao động XBG như một hình thức đi cư

lao động quốc tế (Vũ Trường Giang và cộng sự, 2018) Dựa vào mạng lưới

16

Trang 21

xã hội, người đi cư có thé giảm thiêu những rủi ro khi di chuyên và trongquá trình sinh sống ở nơi họ đến (Đặng Nguyên Anh, 1998) Quan điểmchung là với quá trình toàn cầu hoá, tiềm năng phát triển kinh tế do tự dotrao đổi thương mại mang lại cũng có thể được áp dụng đối với tự do đi lạicủa con người Theo một nghiên cứu, “tự do hoá lao động di cư XBG có thểmang lại lợi nhuận cao gấp 25 lần so với những lợi ích thu được từ các

chương trình chỉ tập trung vào tự do hoá thương mại va tiền tệ” (Rodrick,Dani, 2002)” Ở châu Á, khi mà bảo trợ xã hội chính thức và mạng lưới an

toàn xã hội chỉ hỗ trợ chưa tới được 10% dân sé, người di cư càng dé bị ton

thương Do vậy, mặc dù di dân đóng góp cho phát triển, người di cư lạithường không được tính đến trong các chương trình cung cấp các bảo trợ xãhội thiết yếu Người di cư thường bị cô lập cả về mặt xã hội và địa lý,thường chỉ được tuyển dụng trong các khu vực kinh tế “vô hình” tại các khu

đô thị trong nước hoặc ở nước ngoài Họ thường phải gánh chịu những rủi

ro nghiêm trọng nhất như tuyển dụng cưỡng bức, bóc lột lao động tại nơi

làm việc hay gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh tật (Lê Bạch Dương và KhuấtThu Hồng chủ biên, 2008).

Lao động XBG là một nhu cầu khách quan, biểu hiện rõ nét nhất củasự phát triển không đồng đều giữa hai vùng lãnh thổ cạnh đường giáp biên.

Những khác biệt về mức sống, thu nhập, sức ép sinh kế giữa hai vùng biên

giới của hai quốc gia là nguyên nhân cơ bản tạo nên dòng lao động đặc thùnay (Tran Quý Long, 2015) Nhu cầu lao động nông-lâm nghiệp của Trung

Quốc rất lớn trong khi lao động (giản đơn) của Việt Nam lại rất nhiều Lúc

này, đi làm thuê ở bên kia biên giới được xem là một chiến lược về laođộng, việc làm (Đặng Thị Hoa, 2016) để đối phó với tình trạng thiếu việc

làm, đáp ứng nhu cầu nâng cao thu nhập của hộ gia đình ở khu vực giáp

biên Đối với các DTTS ở biên giới Việt Nam, lao động làm thuê ở TrungQuốc là lựa chọn ưu tiên vì thu nhập cao, địa bàn gần và thành phần dân tộc,

3 Trích theo Lê Bạch Dương và Khuất Thu Hồng (chủ biên, 2008).

17

Trang 22

ngôn ngữ tập quán tương đồng, làm các công việc quen thuộc và sống ở

vùng nông thôn phù hợp với cuộc sống của họ như ở quê nhà (Bùi Xuân

Đính, 2008) Thực tế này phần nào phản ánh tình hình đi chuyên và phân bốdân cư ngày càng phức tạp ở vùng biên Hoạt động làm thuê ở Trung Quốcmột mặt đem lại hiệu quả kinh té tức thi, nhung an chứa nhiều hệ lụy tiêu

cực lâu đài về an ninh chính trị, nảy sinh tâm lý so sánh, bat ôn trong tâm lý

của dân cư vùng biên (Nguyễn Văn Minh, 2019).

Nghiên cứu ở các tỉnh biên giới gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,Nghệ An, Kon Tum, Trần Thị Hồng (2015) phát hiện rằng, tình trạng đi làm

việc ở Trung Quốc diễn ra phổ biến hơn so với hai nước láng giềng khác làLào, Campuchia Điều này được lý giải bởi sức hút của sự phát triển kinh tếở bên kia biên giới và mối quan hệ đồng tộc từ trong lịch sử của cộng đồng

người Tày, Nùng vùng biên giới Việt Nam với người Choang ở Trung Quốc(Lý Hành Sơn, Trần Thị Mai Lan, đồng chủ biên, 2017; Nguyễn Thị Yên,

2008) Người DTTS ở vùng biên đã đi sâu vào nội địa Trung Quốc từ vàichục đến hang trăm km dé làm thuê cho chủ người Trung Quốc với những

công việc thường liên quan đến canh tác nông nghiệp như trồng, chăm sócvà khai thác mía, chuối, dứa, hay trong các nhà xưởng Thời điểm đi laođộng nhiều nhất là vào những tháng cuối năm, lúc gặt hái xong Khi đi, họsử dụng giấy thông hành với tính chất như đi thăm thân hay đi chợ, thậm chíđi theo đường mòn không cần giấy tờ, đi theo chủ thuê lao động, theo người

môi giới lao động hoặc tự đi (Bùi Xuân Đính, 2008).

Người Tày, Nùng bắt đầu đi làm thuê bên Trung Quốc từ năm 1999

và gia tăng trong giai đoạn 2003-2004 đến nay (Trần Thị Mai Lan, 2008).Lao động XBG có tác động tích cực đối với đời sống kinh tế hộ gia đình.“Việc làm thuê là hệ qua tat yếu trong điều kiện thiếu việc làm và nhu cầu

nâng cao thu nhập của người dân” (Phạm Thị Thu Hà, 2013) Những lao

động XBG thường đi làm theo thời vụ, nhất là sau thu hoạch mùa màng, có

thé đi ngắn ngày (sáng đi, tối về), hoặc đi cả tuần và lâu hơn Nghiên cứu tại

18

Trang 23

Bản Thau (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn) của Phạm ThịThu Hà (2013) cho thấy, địa điểm người lao động đến làm thuê ở TrungQuốc chủ yếu là Pò Chải (Bằng Tường) hoặc đi sâu vào những vùng nội địanhư Nam Ninh, Phúc Kiến, Chiết Giang Họ tham gia các hoạt động nôngnghiệp (trồng và thu hoạch mía, sản pham từ rừng, bốc vác bến tau, xe, làmxây dựng, làm trong các nhà xưởng) Đánh giá của tác giả đối với hoạt động

lao động XBG từ góc nhìn kinh tế, là sự gia tăng thu nhập cho người dân địa

phương Ngoài ra, lao động XBG còn góp phần dẫn đến những biến đổitrong văn hoá — xã hội tộc người (sự thay đổi về nhà cửa, trang phục, ngônngữ, quan hệ ứng xử trong gia đình, dòng họ, làng bản, xuất hiện tệ nạn xã

Một số nghiên cứu cho rằng, việc qua lại biên giới quốc gia trong

hoạt động kinh tế giữa các dân tộc đã diễn ra rất lâu đời và vẫn được duy trì,

thậm chí được tăng cường hơn trong giai đoạn hiện nay (Lý Hành Sơn,

2014) Tuy nhiên, vấn đề được các nghiên cứu đặt ra cảnh báo là tình trạngđi sang biên giới làm việc hoàn toàn tự phát, trái phép Họ chủ yếu làm các

việc thuộc lao động phổ thông, không có giấy tờ hợp pháp, nên dé gặp rủiro Nam giới DTTS có việc làm chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới, với 52% so với48%; và con số tương ứng ở dân tộc Nùng là 52,2% - 47,5%, ở dân tộc Tày

là 51,2% — 48,4% (Uy ban dân tộc, 2017) Tuy nhiên, chỉ 6,2% lao độngDTTS có việc làm đã qua đào tạo, trong đó lao động nam đã được đào tạo

nhiều hơn lao động nữ Những khó khăn trong tìm kiếm việc làm cũng làmột trong những nguyên nhân để phụ nữ tham gia thị trường lao động

không chính thức ở bên kia biên giới Việc đi lao động XBG của phụ nữ đặt

ra vấn đề cần quan tâm hơn bởi họ dễ trở thành nạn nhân của sự bóc lột, đốixử tàn tệ, phải làm việc trong những điều kiện như nô lệ và cuối cùng có thể

là nạn nhân cua tinh trạng xâm hại tình duc, bi bắt cóc hoặc buôn bán người(Trần Quý Long, 2015) Một trong những hạn chế của nghiên cứu lao động

XBG, theo nhóm tác giả Vũ Trường Giang (2018) là việc xem xét và giải

19

Trang 24

quyết mối quan hệ tộc người và liên tộc người trong quan hệ di cư XBG

vượt qua các vách ngăn biên giới quốc gia, phong tục tập quán truyền thống

va thé chế nhà nước “Trao đổi mau dich, văn hóa, hôn nhân và các quan hệdân sự khác giữa hai bên đường biên đang thay đổi nhanh chóng” (NguyễnVăn Chính, 2019) Tuy nhiên, những ảnh hưởng đến sức khoẻ và chăm sócsức khỏe, trong đó có SKSS, của lao động XBG chưa được các tác giả quan

tâm đề cập.

Các công trình nghiên cứu của nước ngoài.

Các van đề XBG khu vực biên giới Việt — Trung đã thu hút nghiên

cứu của các học giả nước ngoài Nhiều học giả quan tâm đến van dé sinh ké,

bản sắc tộc người vùng biên và mối quan hệ với Nhà nước Nhận định

chung đều cho răng các hoạt động thương mại và buôn bán ở biên giới Việt

— Trung trở nên sôi động từ khoảng hai thập niên trở lại đây Cùng với đó,

đã xuất hiện những van đề nổi cộm như du lịch và du lịch tinh dục, buôn lậu

và buôn bán người, vấn đề giới và hôn nhân XBG Yuk Wah Chan (2013)thực hiện nghiên cứu ở Lào Cai và cho rằng thay vì tập trung vào các con số

tăng trưởng, cần quan tâm nhìn nhận các vấn đề ở khu vực biên giới từ gócđộ văn hóa của kinh tế vùng biên, các quan hệ nội tại (gia đình, thân tộc),quan hệ với chính quyên, Nhà nước, các trải nghiệm tương tác XBG Cũngchọn điểm thực địa ở Lào Cai, học giả S Turner (2010, 2015) đã nghiên cứu

các hoạt động khu vực biên giới từ việc phân tích mạng lưới thương nhân

buôn bán xuyên quốc gia Nghiên cứu này có xem xét theo chiều dọc qua

các thời kỳ lịch sử như: thời Pháp thuộc, chiến tranh chống Mỹ, chiến tranhbiên giới, thời kỳ Đổi mới Cho đến hôm nay, hoạt động sinh kế xuyên quốcgia đem lại nhiều cơ hội và cũng nhiều rủi ro Điển hình cho hoạt động buôn

bán xuyên quốc gia ở địa bàn nghiên cứu là buôn vải, buôn trâu, các hoạtđộng thương mại quy mô nhỏ Cư dân biên giới đang phải đối mặt với

những thách thức mưu sinh khi ở “bên lề”, bằng sự thận trọng tham gia và

thích nghi với những vân đê hiện đại Tác giả cho răng, việc mở cửa biên

20

Trang 25

giới giữa hai quốc gia đã làm đa dạng hơn rất nhiều hoạt động sinh kế biên

giới cũng như gia tăng sự hội nhập của các DTTS vào việc xây dựng, thực

hiện các quy định của Nhà nước Trong nghiên cứu XBG, không thé phủnhận ảnh hưởng của đường biên giới chính trị đối với đường biên giới sinh

kế Sự dịch chuyên xuyên quốc gia được T Forsyth và J Michaud (2011)

tìm hiểu trong bối cảnh văn hóa phức tạp, đan xen ở các khu vực cao

nguyên biên giới giữa các nước Trung Quốc, Việt Nam và Lào Theo nhóm

tác giả, các quyết định lựa chọn sinh kế của các tộc người vùng biên chịuảnh hưởng của phong tục tập quán, mối quan hệ dòng họ, làng bản và thựctế an sinh xã hội.

Tiếp theo nhận định kết hôn XBG trở thành một chiến lược sống của

cư dân vùng biên của Yuk Wah Chan (2013), nhóm tác giả Liang Maochun

va Chen Wen (2014) cho rằng hôn nhân không hôn thú XBG Việt — Trunglà làn sóng ngày càng mở rộng và đường như được chính quyền “xử nhẹ” và

không trục xuất, mặc dù đây là hoạt động bất hợp pháp Ở Trung Quốc, đặcbiệt khu vực nông thôn, miễn núi, nam giới ngày càng ít cơ hội kết hôn do

ty lệ mat cân đối giới tính thừa nam thiếu nữ và khó khăn về kinh tế Vì vậy,việc nhập cư phụ nữ có thể đã giải quyết khủng hoảng kết hôn ở khu vựcbiên giới Trung Quốc Việc kết hôn XBG trái phép không những gây ra khókhăn cho công tác quản lý dân số và KHHGĐ vùng biên giới mà còn tạonên những nguy co cho sự ôn định và an ninh biên phòng (Chu Kiện, Lưu

Đông Nhiệm, 2005) Tuy nhiên, các hoạt động di cư XBG trái phép vẫn tiếptục xảy ra cho dù có sự cam đoán, không chỉ xuất phát từ tương đồng văn

hóa, quan hệ đồng tộc, mà còn bởi các dịch vụ môi giới, buôn bán người.

Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam chưa thiết lập được sự hợp tác phù hợp

dé giải quyết những van đề như vậy của làn sóng hôn nhân này.

Số lượng di cư XBG ở Việt Nam theo con đường không chính thức

(bất hợp pháp) và hợp pháp nhưng không có tổ chức ngày càng tăng (Nelyn

Chavez, 2013) Nghiên cứu trường hợp ở Lạng Son (chủ yếu là khu vực cửa

21

Trang 26

khâu Tân Thanh, huyện Văn Lãng và cửa khâu Đồng Đăng, huyện Cao

Lộc), Donald Hickerson (2012) đã phân loại các hình thức di cư XBG ở

Lạng Sơn gồm: đi lại qua biên giới hàng ngày, di cư hợp pháp, di cư bất hợppháp Từ đó, tác giả có các phân tích về mạng lưới di cư XBG từ góc độ vốn

xã hội, mạng lưới xã hội.

Nghiên cứu cụ thể hơn về nhóm đối tượng phụ nữ Tay, Nung ở LạngSơn đi lao động ở Trung Quốc, Vĩ Phúc An (2014) tập trung phân tích

phương thức di cư XBG, mối quan hệ qua lại, thu nhập và đời sống của họtại địa điểm làm việc Theo đó, mặc dù được trả tiền công ít hơn so vớingười địa phương, nhưng nữ lao động Việt Nam không đòi hỏi về điều kiệnăn ở, làm việc, mà còn rất vui vẻ tham gia các sự kiện văn hóa dân tộc ngaytại các làng bản Trung Quốc nơi họ đến làm Có thé nói, sự “đồng cảm văn

hóa” và những lợi ích kinh tế trực tiếp đã có ảnh hưởng quyết định đến việccư dân biên giới các nước xung quanh di cư xuyên quốc gia đến khu vựcbiên giới Trung Quốc từ thé kỷ XXI đến nay (Hà Minh, 2012) Cùng nhận

định này, Tần Hong Tang và các cộng sự (2012) cho rằng nguyên nhân căn

bản của di cư lao động xuyên quốc gia của các cư dân vùng biên giới Việt —

Trung chính là mối quan hệ qua lại trong thời gian dài của cư dân biên giớihai nước mà hình thành nên tính “dung hợp” lẫn nhau về văn hóa.

Trong khi đó, Hà Hữu Lương, Trần Yến Lệ (2019) nhìn nhận vấn đề

di cư lao động XBGở góc độ tăng cường hệ thống lập pháp và quản lý biên

giới Theo các tác giả, người lao động phi pháp Việt Nam vào khu vực biêngiới Quảng Tây làm công việc chặt mía mang tính thời vụ bắt đầu xuất hiệntừ sớm sau khi mở cửa biên giới Trung-Việt cuối thập niên 90 của thé ky

trước, thế nhưng khi đó chủ yếu xuất hiện ở các làng biên giới với hình thứcvần công Nhóm đối tượng này đã giải quyết nhu cầu lao động thời vụ ở

vùng biên giới Vì vậy, cần có những chính sách phù hợp dé tạo điều kiện

* Trích theo Vĩ Phúc An (2014).Š Trích theo Vĩ Phúc An (2014).

22

Trang 27

làm việc hợp pháp cho lao động Việt Nam, đồng thời đảm bảo công việccho lao động Trung Quốc.

Qua các nghiên cứu của học giả nước ngoài, có thé thấy rằng chủ désinh kế, hôn nhân, mạng lưới xã hội khu vực biên giới Việt - Trung thu hútnhiều mối quan tâm nhất Các học giả cho rằng lao động XBG như mộtchiến lược sinh kế và qua đó làm rõ bản sắc văn hóa, quan hệ với Nhà nước,

mạng lưới xã hội, các chính sách quản lý xuất nhập cảnh Tuy nhiên, còn

thiếu văng công trình hoặc nhắc đến một cách mờ nhạt về đời sống của

người lao động Việt Nam khi làm việc ở bên kia biên giới, những khó khan,

những nhu cau và quyên lợi của họ Trong đó, van dé sức khỏe va có nhữngrủi ro về SKSS của các lao động Việt Nam hoàn toàn chưa được đề cập.

1.1.2 Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc

thiểu số ở Việt Nam

Đối với chủ đề SKSS và DTTS ở Việt Nam, Quỹ Dân số Liên hợp

quốc (UNFPA, 2010a) đã thực hiện rà soát 58 nghiên cứu thực hiện trongcác năm từ 2000 đến 2007 Đánh giá chung cho thấy, đa phần các nghiên

cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang và phương pháp kết hợp nghiêncứu định tính và định lượng Tuy nhiên, vì thiết kế nghiên cứu chỉ ở dạngcắt ngang, số đối tượng thường nhỏ nên việc tìm ra các mối liên hệ vẫn cònthiếu tin cậy và thiếu băng chứng khoa học thuyết phục cao Chỉ có 01

nghiên cứu chọn nam giới, còn các nghiên cứu khác đều chọn nữ giới là đốitượng đích Nam giới chỉ tham gia như là đối tượng phụ trong vai trò củacác trưởng bản, già làng, cán bộ y tế Xét về độ tuôi của đối tượng tham gia

thì đại đa số thuộc độ tuổi sinh đẻ Các nghiên cứu tập trung về nội dung

làm mẹ an toàn, KHHGD, sức khoẻ tinh dục và NKQDTD, hệ thống y té va

mô hình y tế hỗ trợ Một số các chủ đề như trẻ sơ sinh, vị thành niên, vôsinh, SKSS của người cao tuôi hầu như rất ít hoặc không có nghiên cứu Da

phan các nghiên cứu đều tìm mối liên quan giữa các yếu tố tác động với vanđề nghiên cứu (82,8%) hoặc đơn thuần mô tả về kiến thức-thái độ-hành vi

23

Trang 28

(13,8%) (UNFPA, 2010a, tr 5) Tổng hợp qua các nghiên cứu, UNFPA(2010a) cho rằng kiến thức về các bệnh NKĐSS của đại đa số phụ nữ đồng

bào DTTS còn rất hạn chế, hơn 4/5 người Hmông, Tày” hoàn toàn khôngbiết về các bệnh này và khi có triệu chứng của bệnh NKĐSS, chỉ khoảng2/5 phụ nữ đến khám tai cơ sở y tế Các nguyên nhân đưa ra bao gồm yếu tố

cá nhân (kiến thức, thông tin, ngôn ngữ), yếu tổ môi trường kinh tế - xã hội

- văn hoá và yếu tô dịch vụ y tế.

Chăm sóc SKSS cho người DTTS là một trong những trọng tâm hỗ

trợ của Chương trình quốc gia 7 (2006-2010)” của Quỹ Dân số Liên hợpquốc hợp tác với Việt Nam Theo UNFPA (2010b), các DTTS sống tập

trung chủ yếu ở miền núi với nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế

và trình độ phát triển Đối với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung vàSKSS nói riêng cho các DTTS, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành chức

năng có liên quan đã có nhiều chính sách, chiến lược và chương trình canthiệp Vì vậy, sức khỏe nói chung và SKSS nói riêng của đồng bào DTTS đã

được cải thiện, nâng cao rõ rệt Tuy nhiên, thực trạng về SKSS của cácDTTS ở nhiều vùng núi cao vẫn còn nhiều van dé, thé hiện ở những chỉ sốtử vong mẹ, tử vong sơ sinh và trẻ em, mắc HIV, phá thai và mức sinh so

với các vùng miền khác trong cả nước Nghiên cứu tại các tỉnh miền núi(Sơn La, Đắk Lắk, Ninh Thuận) cho thấy truyền thông thay đổi hành vichăm sóc SKSS cho người DTTS, nhưng chưa đổi mới nhiều về nội dung và

phương pháp (UNFPA, 2010b) Công tác truyền thông chưa chú trọng đến

thế mạnh của văn hoá truyền thống ở từng địa phương, ví dụ, không thấycán bộ dé cập đến van dé vận động già làng, trưởng bản, tận dụng lợi thế

những ngày lễ hội, chợ phiên để tổ chức các hoạt động tuyên truyền

chuyên đổi hành vi chăm sóc SKSS Các tinh được khảo sát đều tiến hành

Š Nghiên cứu ở Cao Bằng

7 Mục đích của chương trình quốc gia 7 (CP7) của UNFPA (2006-2010) là góp phan tăng cường chấtlượng cuộc sống cho mọi người dân Việt Nam, tập trung chủ yếu vào người chưa có gia đình, cộng đồng

DTTS ở vùng khó khăn, những người di cư, bà mẹ và trẻ sơ sinh, đưa các chính sách vào triển khai thực hiện

tới tuyến cơ sở (tuyến xã).

24

Trang 29

công tác truyền thông theo các hình thức giống nhau như: truyền thông trựctiếp, tờ rơi, lỗng ghép vào các hoạt động cung cấp các dich vụ y tế, lồngghép vào các hoạt động của các ban, ngành đoàn thé Trong đó, nội dung

truyền thông phổ biến là thông tin về làm mẹ an toàn, KHHGĐ; nội dung itđược chú ý tuyên truyền là phòng tránh các bệnh NKQDTD và HIV, thôngtin về nạo phá thai va chăm sóc sau nạo pha thai Đối với việc tiếp cận dịch

vụ chăm sóc SKSS, nghiên cứu của UNFPA (2010) chỉ ra rang, mô hìnhcán bộ y tế thôn bản cung cấp dịch vụ tại gia đình không phổ biến ở các tinhmiền núi, do mật độ dân cư thưa và điều kiện giao thông đi lại khó khăn.Đồng thời, đội y tế lưu động của tuyến huyện đến xã chỉ khám chữa bệnhtheo chiến dịch, địa điểm là trạm y tế xã, không xem xét đến yếu tố mùa vụ

của địa phương Do đó, hạn chế chủ yếu của đội y tế lưu động huyện là dịchvụ không thường xuyên và chưa thực sự gần với người DTTS.

Chăm sóc SKSS là một phần quan trọng trong chính sách y tế nóiriêng và chính sách với người DTTS nói chung vi van dé này có liên quanmật thiết đến sức khỏe trẻ em và hiệu quả xóa đói giảm nghèo Những chỉ

số đáng quan tâm là việc khám thai, lựa chọn nơi sinh và sử dung BPTT Sốliệu điều tra thời điểm năm 2015 (Phùng Đức Tùng và cộng sự, 2017) chothay: tỷ lệ phụ nữ DTTS đến các cơ sở y tế dé khám thai ít nhất một lần mớiđạt 70,9%, con số này ở dân tộc Tày là 82% Tập quán sinh con tại nhà rất

phô biến, khoảng 36%, tuy nhiên Tay và Nùng năm trong nhóm các dân tộc

có ty lệ sinh con ở cơ sở y tế cao từ 80% trở lên Tỷ lệ sử dụng BPTT hiệnđại còn thấp Có đến 23% phụ nữ DTTS đã kết hôn không sử dụng một

BPTT hiện đại nào, tỷ lệ này tương ứng ở dân tộc Nùng là 20% và Tày22%.

Điều kiện địa lý, giao thông của khu vực miền núi phía Bắc được

nhìn nhận là một thách thức với việc phát triển các dịch vụ y té tai day Mac

dù số lượng cơ sở và nhân lực y tế là tương đối đầy đủ so với chuẩn mực

quốc gia (Bộ Y tế, Niên giám thống kê Y tế, 1997), nhưng khả năng cung

cấp dịch vụ của các tỉnh miền núi phía Bắc (trong đó có Lạng Sơn) lại kém

25

Trang 30

hơn nhiều so với nhu cầu của người dân, do điều kiện địa hình xa xôi vàđường sá cách trở (Bùi Thế Cường, 2002) Trong đó, các trạm y tế tuyến xãtồn tại rất nhiều vấn đề hạn chế, như thiếu phương tiện, thiếu thuốc men,

thiếu cán bộ, không có điều kiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, khôngđảm bảo vệ sinh, cán bộ y tế là người DTTS hoặc cán bộ y tế là nữ có tỷ lệthấp Theo Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998, người nghèoít sử dụng dịch vụ y tế hơn người giàu; người Kinh có mức độ sử dụng dịch

vụ y tế cao gấp hai lần đồng bào DTTS Các số liệu về tỷ lệ khám thai, sinhcon tại co SỞ y tẾ, sử dụng BPTT hiện dai của phụ nữ DTTS khu vực miềnnúi phía Bắc luôn thấp hơn mức trung bình của cả nước Đáng lưu ý lànghiên cứu của Bùi Thế Cường (2002) đã chỉ ra rằng người dân ngày càng

sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh và bán thuốc tư nhân nhiều hơn, ở cả vùngnúi và đồng bằng Đây là điểm mới trong việc tiếp cận dịch vụ y tế củangười dân nói chung, cũng như người DTTS khu vực miền núi nói riêng.

Số liệu điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Tổng cục

Thống kê đã phản ánh các van đề liên quan đến dân số - SKSS 1a: (1) Tỷ lệ

sử dụng các BPTT nói chung và BPTT hiện đại cao, dam bảo mức sinh thay

thế, nhu cầu tránh thai rất lớn gây áp lực cung cấp, tuyệt đại bộ phận người

sử dụng là phụ nữ; (2) SKSS bị tôn thương va đang đứng trước những thách

thức mới gay gắt; (3) Ở các tỉnh miền núi và cao nguyên hiện có nhiều van

đề dân số - KHHGĐ nghiêm trọng (Nguyễn Bảo Đồng, Đào Quang Vinh,

2011) Vì vậy, có 3 nội dung chăm sóc sức khỏe cần quan tâm trong thờigian tới là: sức khỏe trẻ em, sức khỏe phụ nữ, sức khỏe người già Số liệuthực địa của nhóm tác giả Nguyễn Bảo Đồng, Đào Quang Vinh (2011) tạiLang Sơn, Lao Cai, Điện Biên cho thấy người dân ở những tỉnh này có ty lệmắc bệnh cao, nhu cầu chăm sóc sức khỏe lớn nhưng khả năng tiếp cận dịch

vụ y tế lại thấp hơn so với những vùng khác và 20% người dân tự điều trị

khi 6m đau Những người không đến cơ sở y tế khám chữa bệnh đều dùng

phương pháp chữa bệnh dân gian, y học cô truyền dé chữa bệnh Có nhiềutrường hợp kết hợp cả hai phương pháp y học hiện đại và y học cổ truyền.

26

Trang 31

Rất nhiều trường hợp chữa bệnh tại các cơ sở y tế không khỏi hoặc khôngđỡ thì về nhà chữa bằng y học cổ truyền, thậm chí dùng cả phương phápcúng dé chữa bệnh.

Đề phân tích sự công bằng trong tiếp cận/sử dụng các dịch vụ y tẾ,

Nguyễn Duy Khuê (2004) đã trích dẫn 3 nhóm phân loại của học giả

Andersen (1995) về những yếu tố quan trọng quyết định đến việc sử dụng y

tế Đó là: (1) Nhu cầu, bao gồm tình trạng sức khoẻ, cảm nhận của cá nhân

hoặc đánh giá của nhân viên y tế; (2) Điều kiện của các nguồn lực, trong đócung cap cho bệnh nhân các phương tiện sử dụng dich vu, như thu nhập, baohiểm xã hội, khoảng cách giao thông: (3) Giải quyết các yếu tổ tồn tại trướckhi khởi phát bệnh tật và nhu cầu chăm sóc, như tudi, giới, dân tộc, học vấn,

nghề nghiệp, đó là những vấn đề liên quan đến thái độ, giá trị và kiến thức

về sức khoẻ và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Hơn nữa, các đặc điểm của hệ

thống chăm sóc sức khoẻ (như chỉ phí, thiếu bác sỹ) cũng ảnh hưởng đếncác tiếp cận tiềm năng Nghiên cứu cụ thé ở huyện Ba Vi, nơi tập trung 3

dân tộc là Kinh, Mường, Dao, đã chỉ ra rằng lựa chọn đầu tiên trong chămsóc sức khoẻ là tự chữa tri (50,7%), việc sử dụng dich vụ y tế tư nhân vàtrạm y tế xã là tương đương nhau (lần lượt là 18% và 17,1%), trong khi đó,chỉ có 8,8% tìm đến các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên (Nguyễn Duy Khuê,

Chi tiêu y tế bình quân một người năm 2018 có khám chữa bệnh (gồm cả

nội trú và ngoại trú) là 1.899.000 VND với dân tộc Tay và 3.749.000 VND

với dân tộc Nùng, so với con số tương ứng 2.193.000 VND trung bình khu

vực trung du, miền núi phía Bắc và 1.824.000 VNĐ trung bình cả nước(Tổng cục Thống kê, 2019) Chỉ báo về tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT ở một

phương diện nào đó cũng thể hiện tỷ lệ người DTTS đến các cơ sở y tế để

27

Trang 32

khám chữa bệnh Tỷ lệ thấp trong khi các số liệu về tình trạng sức khỏe,

bệnh tật của người DTTS có những vấn đề cần quan tâm (tảo hôn, hôn nhâncận huyết, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuôi, ) cho thấy có những lý do cần

tìm hiểu “Phần lớn người DTTS nghèo và ở vùng sâu có thẻ BHYT miễnphí, tuy nhiên gánh nặng tài chính của một số dịch vụ/thuốc không nằmtrong danh mục chỉ trả của bảo hiểm đã hạn chế người DTTS nghèo hưởng

các dịch vụ y tế Khoảng cách đi lại cùng chất lượng dịch vụ y tế và thái độ

đón tiếp khách hàng của các nhân viên y tế là những rào cản phổ biến hạnchế việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo Việc giảm đi cácrào cản này có thê mang lại những tác động tích cực đối với phúc lợi kinh tếxã hội nói chung” (CAREỶ, 2016) Theo đề xuất của CARE, dé cải thiện

việc tiếp cận va sử dụng dịch vụ y tế cần cải thiện cơ chế trao đôi thông tintrực tiếp giữa người dân và chính quyền địa phương trong việc đáp ứng nhu

cầu chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

Hệ thống cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ ở khu vực miền núi, vùngsâu vùng xa chưa đảm bảo về tính thuận tiện, an toàn, đa dạng và chất lượng

cao Ngoài những yếu tố kinh tế, xã hội thì văn hoá tộc người có tác độngkhông nhỏ tới việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGDcủa người dân (Hoàng Thị Miên, 2004; Tran Minh Hang, 2006; Phạm ThuHà, 2013) Charles Keyes (1999), một nhà nhân học người Mỹ có nhiềukinh nghiệm nghiên cứu về Đông Nam Á và Việt Nam cho rằng: “Điều kiện

kinh tế cũng như tập quán văn hoá sẽ tạo nên những đặc điểm sinh sản khác

nhau của mỗi dân tộc” Ở Việt Nam, GS Tôn Thất Bách (1998)'” cũng

khẳng định: “Trong SKSS có một số khía cạnh xã hội mà Việt Nam chưa đề

cập đến, đó là quan hệ tình dục, giới, giáo dục giới tính — những van đề xã

hội nhạy cảm và phụ thuộc nhiều vào truyền thống văn hoá dân tộc, môi

trường xã hội và trình độ phát triển của đất nước” Văn hóa có tác động đếnchăm sóc SKSS Điều này có thé phân tích trường hop của phụ nữ Tay về

® CARE là tổ chức nhân đạo quốc tế chống đói nghèo toàn cầu và cứu trợ khan cấp.? Trích theo Hoàng Thị Miên (2004).

28

Trang 33

phong tục tập quán trong hôn nhân, chăm sóc trước/sau sinh, các quan niệm

về vô sinh, bệnh lây qua đường tình dục, đường sinh sản Hoàng Thị Miên(2004) Còn với dân tộc Hmông tại tỉnh Sơn La, những yếu tố ảnh hưởng

đến sự tham gia của người chồng đối với việc chăm sóc sức khoẻ người vợđang mang thai là trình độ học vấn và độ tuôi (Phạm Thu Hà, 2013) Người

chồng có trình độ học vấn càng cao và độ tuôi dưới 35 thì quan tâm nhiềuhơn đến chăm sóc sức khỏe của người vợ trong thai kỳ Tuy nhiên, yếu tôđược nhắc đến đầu tiên là các giá trị, thói quen trong cộng đồng Nói cáchkhác, những phong tục tập quán, quan niệm truyền thống là một yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến không chỉ việc chăm sóc sức khoẻ thai kỳ, mà các hoạt

động chăm sóc SKSS nói chung.

Các nghiên cứu về van dé sức khỏe và chăm sóc sức khỏe phụ nữ các

dán tộc Tày, Nùng.

Nghiên cứu về dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam có những công trình

tiêu biéu như: “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt

Nam” (La Văn Lô, Đặng Nghiêm Van, 1968), “Văn hóa Tay — Nùng” (HàVăn Thư, Lã Văn Lô, 1984), “Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” (ViệnDân tộc học, 1992), “Dân tộc Nùng ở Việt Nam” (Hoàng Nam, 1992).

Những tác phẩm này đã trình bày bao quát, toàn điện về mọi mặt đời sốngkinh tế - văn hóa — xã hội của người Tay, Nùng, nhưng chưa đi sâu vào các

khía cạnh liên quan đến chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc SKSSnói riêng Các công trình nghiên cứu về dân tộc Tày, Nùng còn hạn chế

trong miêu ta, phân tích những nhận thức, quan niệm, thực hành của người

dân về chăm sóc sức khỏe, SKSS Nội dung này thường được lồng ghéptrong các trình bày về tục lệ sinh đẻ, tri thức y học dân gian, những bàithuốc cô truyền (Viện Dân tộc học, 1992; Hoang Nam, 1992; Hoàng Thi

Miên, 2004; Vi Văn An, 2006; Nguyễn Hữu Phương, 2007) Còn quan niệm

sức khỏe của người Tày, Nùng được đề cập đôi chỗ trong những tìm hiểu về

tôn giáo — tín ngưỡng Trong niềm tin của mình, người Tay, Nùng phân biệt

! Trích theo Hoàng Thị Miên (2004).

29

Trang 34

ma lành va ma dit Ma dit có thé gây ốm dau cho con người (La Văn Lô,

Đặng Nghiêm Vạn, 1968; Hà Văn Thư, Lã Văn Lô 1984) Chính quan niệm

này làm nảy sinh nghề cúng bái trong dân gian nhằm đuôi ma, trừ tà, giải

hạn, chữa bệnh cho người, cầu an, lễ hội cúng thần Người Tày, Nùng cho

rằng đau 6m là do hôn lia xác hoặc một siêu nhiên nhập vào xác, đánh đuổihay xúc phạm đến hồn (Viện Dân tộc học, 1992) Các công trình trên đây đãcó những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe

truyền thống của người Tay, Nùng Đó là những phân tích, tìm hiểu và miêutả sâu, tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe từ góc độ tri thức địa phương, phong

tục tập quán, hôn nhân gia đình, nghi lễ vòng đời

Trong những năm gần đây, nghiên cứu về sức khỏe và chăm sóc sức

khỏe của phụ nữ Tày, Nùng đã được tiếp cận từ góc độ tri thức địa phươngvà phong tục tập quán (Hoàng Thùy Dương, 2015) Đồng thời, những biến

đổi của hoạt động chăm sóc sức khỏe ba mẹ và trẻ em trong bối cảnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã bước đầu được quan tâm (Hoàng Thị Lê

Thảo, 2009), đặc biệt là việc truyền thông và dịch vụ KHHGD (Bề TrungAnh, 1998)

Có thê thấy, các nghiên cứu vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe

dân tộc Tày, Nùng nói chung và ở huyện Văn Quan nói riêng vẫn đang tập

trung khai thác theo chủ dé truyền thống (văn hóa dân gian, phong tục tập

quán) Nội dung y tế - sức khỏe được lồng ghép trong các nghiên cứu hoặcđược tiếp cận theo hướng tri thức địa phương, phong tục tập quán và bước

đầu đề cập đến những biến đổi nói chung Cho đến nay, còn thiếu vắng việc

khai thác các nội dung khác trong hoạt động chăm sóc sức khỏe và trong kếtnối với các van dé kinh tế - xã hội hiện nay Vi vậy, tôi thấy rang cần có sựbồ khuyết bằng việc nghiên cứu đi sâu nội dung SKSS và hướng đến nhóm

đối tượng đặc thù là phụ nữ các dân tộc Tày, Nùng lao động XBG.

30

Trang 35

1.2 Các khái niệm nghiên cứu1.2.1 Sức khoẻ sinh sản

Tại hội nghị Y tế Quốc tế (New York, 1946), Tổ chức Y tế thế giớiWHO đã định nghĩa “Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn khỏe mạnh về thêchất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật

hay ốm đau” Đây là một quan điểm khá hài hòa, tổng hợp được quan điểmsức khỏe theo cách tiếp cận y sinh học và cả cách nhìn nhận của y học dângian, người dân Trên cơ sở quan điểm này, Hội nghị quốc tế về Dân số và

phát triển (ICPD)'" đã thông qua Chương trình hành động, trong đó Chương

VII đã đưa ra định nghĩa: “Sức khoẻ sinh sản là trạng thai khoẻ mạnh hoàn

toàn về thé chất, tinh than và xã hội chứ không chỉ là bệnh tật hay ốm dau,trong tat cả mọi thứ liên quan đến hệ thong sinh sản, các chức năng và quátrình của nó” (UNFPA, 1994) Điều nay cho thấy, tat cả mọi đối tượng, dùlà nam hay nữ, già hay trẻ, đều có quyền được tiếp nhận thông tin và tiếpcận các dịch vụ chăm sóc SKSS an toàn và hiệu quả Nguyên tắc của dịchvụ SKSS được các quốc gia thống nhất là “Dịch vụ (chăm sóc SKSS) tạo ra

cho nam và nữ bao gồm cả vị thành niên ở tất cả các nơi, khả năng điều hoàsinh sản của họ một cách an toàn và có hiệu quả; có thai lúc nào họ muốn, có

thai an toàn, mang thai đủ tháng, không có bệnh tật, tàn tật hoặc tử vong liên

quan đến sinh sản hay tinh dục và nuôi dưỡng trẻ em” (Hoàng Thị Miên,

Sau hội nghị Cairo (1994), Việt Nam nỗ lực thực hiện các chương

trình hành động nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hìnhdịch vụ chăm sóc SKSS đáp ứng nhu cầu của người dân Chương trìnhSKSS đã được cụ thê hoá thành các nội dung hành động là: (1) Làm mẹ antoàn, chăm sóc trước — trong — sau sinh, tránh các biến chứng thai sản; (2)

KHHGĐ: tạo điều kiện cho các Cặp vợ chồng và cá nhân quyết định một

cách tự do và có trách nhiệm về sô con và khoảng cách giữa các lân sinh;

!! Tổ chức năm 1994 tại Cai-rô (Ai Cập) với sự tham gia của 179 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

31

Trang 36

(3) Nạo hút thai: ngăn ngừa nạo hút thai thông qua dịch vụ KHHGĐ mở

rộng, nạo thai an toàn và quản lý các biến chứng của nạo thai; (4) Các bệnh

NKDSS và các bệnh NKQDTD; (5) Giáo dục, truyền thông; (6) Ngăn ngừavà điều trị vô sinh; (7) Sức khoẻ vị thành niên Có thê thấy, phạm vi các nội

dung hành động của chương trình SKSS rất rộng Từ thực tế khảo sát tại địa

bàn nghiên cứu, luận án tập trung vào các nội dung: KHHGD, làm mẹ an

toàn, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

1.2.2 Chăm sóc sức khỏe sinh sản

“Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tập hợp các phương pháp, kỹ

thuật và dịch vụ nhằm giúp cho con người có tình trạng sức khỏe sinh sảnkhỏe mạnh thông qua việc phòng chống và giải quyết những vấn đề liênquan đến sức khỏe sinh sản” (Lê Huy Tuan, 2020) Nói cách khác, chăm sóc

SKSS là các hoạt động tăng cường SKSS, phòng chống bệnh tật và chữa trịbệnh khi đau ốm, hướng tới việc đảm bảo tình trạng SKSS của con ngườikhỏe mạnh về thé chất, về tinh thần và về đời sông xã hội Các hoạt độngnày còn bao gồm việc tăng cường tuyên truyền giáo dục và can thiệp vềnhận thức, hành vi về SKSS với các nội dung như: sức khỏe thể chất; tình

bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình, sinh đẻ và chăm sóc con cái; bệnh tật,

nhất là các bệnh NKQDTD Về thé chất, bộ máy sinh sản phải được bình

thường và khỏe mạnh về hoạt động tình dục và sinh sản Về tinh thần, con

người có sự thoải mái, hài lòng, không lo lắng liên quan đến bộ máy sinhsản Về đời sống xã hội, mỗi người phải được xã hội tôn trọng và đối xửcông băng về các quyên sinh sản và tinh dục Có thé thấy, mục đích củachăm sóc SKSS là nâng cao chất lượng cuộc sống và mối quan hệ giữa conngười với con người mà không chỉ dừng lại ở chăm sóc y tế và tư vấn một

cách đơn thuần cho việc sinh sản và những bệnh tật liên quan.

Thực tế hiện nay, sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi nhu cầu chăm

sóc sức khoẻ, SKSS ngày càng tăng Việc tiếp cận chăm sóc SKSS của phụ

nữ không chỉ khuôn hẹp trong góc độ y học Bởi vì, nhu câu sức khoẻ của

32

Trang 37

phụ nữ rất đa dạng, không chỉ giới hạn trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi).SKSS của phụ nữ có liên quan và chịu tác động của nhiều yếu tố: nghềnghiệp, tình cảm và tinh thần, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội (mại dâm,buôn bán phụ nữ ), các định kiến xã hội - văn hoá Như vậy, SKSS cóliên quan đến nhiều vấn đề xã hội Việc chăm sóc SKSS của phụ nữ cần

được mở rộng không chỉ ở góc độ sinh học mà còn đặt trong tương quan các

van đề xã hội — văn hóa như đói nghèo, bất bình dang giới, sự hưởng lợichính sách, sự tiếp cận thông tin

1.2.3 Lao động xuyên biên giới

Theo IMO, người lao động XBG là những người có hoặc không có

dia ban làm việc có định Họ thường thay đổi noi làm, nơi ở, di chuyển giữanhiều địa điểm để đảm bảo khả năng thu nhập tốt hơn và để trốn tránh

những quản lý của chính quyền.

Theo phân loại của Viện Khoa học lao động và xã hội (2013), các di

cư qua biên giới có các hình thức: xét về pháp lý có di cư hợp pháp va di cưbất hợp pháp; xét về tính chất thời gian có di cư tự do con thoi theongày/tuần/tháng, di cư không thường xuyên và di cư dé định cư lâu dài; xétvề quy mô có di cư đơn lẻ và di cư cả hộ gia đình.

Theo phân loại của Bùi Xuân Đính, Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên,

2013), các hoạt động lao động qua biên giới gồm: bán hàng kiêm phiên dịchcho người Trung Quốc, tô chức bốc vác, vận chuyển hàng hóa ở các cửa

khâu, đi làm ăn xa (làm thuê nông nghiệp) Theo các tác giả, “đi làm ăn xa”là khái niệm chỉ những người vì nhiều lý do khác nhau phải đời quê hươngđể mưu sinh tại các địa phương (cả ở trong nước và ngoài nước), bằng cáccông việc khác nhau với thời gian đài ngày; một thời gian lại trở về nghỉ ngơi,

giải quyết công việc gia đình rồi lại đi đợt khác.

Trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu và thực tế khảo sát,chúng tôi tiếp cận hoạt động lao động XBG của phụ nữ các dân tộc Tày,Ning ở huyện Văn Quan là việc làm thuê ở Trung Quốc mỗi dot tối thiêu từ

33

Trang 38

một tuần trở lên, xuất cảnh không có giấy thông hành hoặc có giấy thônghành nhưng không đảm bảo đầy đủ pháp lý, không được tổ chức bởi các

đơn vị hợp pháp Người lao động tham gia hoạt động lao động XBG mà

không có hợp đồng lao động, không thuộc phạm vi điều chỉnh của LuậtNgười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (2006).

Hoạt động lao động XBG bao gồm làm thuê trong nông nghiệp (thu hoạchmía, làm cỏ, ) và làm thuê trong nhà xưởng Đối tượng nghiên cứu củaluận án không bao gồm các hoạt động lao động XBG khác, như: buôn bán

hàng hóa, buôn bán người, buôn lậu, mại dâm, môi giới, phiên dịch, cửu

1.3 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

Đề nghiên cứu vẫn đề chăm sóc SKSS của phụ nữ dân tộc Tày, Nùng

trong lao động XBG, luận án đã chọn các lý thuyết, cách tiếp cận trongNHYT và các lý thuyết, khung phân tích về Di cư và Sức khỏe.

1.3.1 Cơ sở lý thuyết và cách tiếp cận trong Nhân học Y tế

Những nghiên cứu của nhân học trong lĩnh vực sức khoẻ đã phát triển

thành một phân ngành riêng, gọi là NHYT Thuật ngữ “Nhân học y tế”

(Medical Anthropology) đã được nêu ra từ trước đại chiến thế giới lần thứ

II, nhưng mãi tới sau những năm 1970, thuật ngữ này mới được sử dụng

rộng rãi NHYT tìm hiểu về cách thức mọi người ở những nền văn hóa khácnhau và những nhóm xã hội khác nhau giải thích về nguyên nhân của tìnhtrạng sức khỏe, cách thức điều trị mà họ tin tưởng và người mà họ tìm đếnkhi 6m đau, bệnh tật Đồng thoi, NHYT cũng nghiên cứu những niềm tin vàthực hành đó có liên quan đến những thay đổi về thé chất và tâm lý của con

người, ở cả góc độ sức khỏe va bệnh tật (Helman, 1990) NHYT được coi là“một ngành van hoá — sinh học (“bio-cultural discipline”) quan tâm tới cảkhía cạnh sinh học và văn hoá — xã hội của ứng xử con người và những cách

mà các nhân tô này tương tác với nhau, ảnh hưởng tới sức khoẻ và bệnh tật

34

Trang 39

trong suốt tiến trình lich sử của nhân loại” (Foster & Anderson, 1998)!* Cácnghiên cứu của NHYT cung cấp hiểu biết về các van dé có liên quan tới sứckhoẻ, bệnh tật, và cách phòng tránh, cách điều trị của con người trong xã hội

cụ thé, và góp phan trực tiếp vào giải quyết các van dé đó

NHYT không chỉ đặc trưng bởi một lý thuyết duy nhất (Thomas

Barfield, 1997) và có nhiều cách tiếp cận trong NHYT Với đối tượng,

phạm vi và mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra, luận án sử dụng các lý thuyết và

cách tiếp cận trong NHYT như sau:

1.3.1.1 Ly thuyết và cách tiếp cận diễn giải văn hoá

Thuyết diễn giải văn hoá lần đầu tiên được Geertz đề cập trong

nghiên cứu của ông về hiện tượng nuôi ga chọi ở Ba-li (Indonesia) và được

hệ thống thành cách tiếp cận lý thuyết trong công trình “Giải thích văn hóa”(Geertz, 1973)” Theo đó, văn hoá là một mạng lưới ý nghĩa và một hệthống các biểu tượng Việc phân tích văn hoá không phải là một khoa học

thực nghiệm di tìm quy luật mà là một khoa học giải thích đi tìm ý nghĩa.

Văn hoá không tồn tại ngoài các cá nhân, mà nằm trong những lời giải thích

của họ về các sự kiện và các vật xung quanh Vì vậy, nghiên cứu nhân họckhông phải là một sự mô tả hời hợt, chỉ nghiên cứu những biểu hiện bênngoài có thể quan sát được của các hiện tượng văn hoá xã hội, mà là một sựmô tả sâu, nghiên cứu để tìm ra ý nghĩa của các hiện tượng quan sát được.Đối với các nhà nhân học, vẫn đề về sức khỏe, đau ốm hay bệnh tật chỉ có

thé hiểu được khi đặt trong bối cảnh cuộc sống hàng ngày của cộng đồng, cánhân cụ thể Do đó, nhà nghiên cứu luôn quan tâm đến các mối quan hệ xãhội và tương tác xã hội (H O Mogensen và cộng sự, 2005) Đề làm được

như vậy, cần thiết lập mối quan hệ hoà hợp, lựa chọn thông tín viên, hệ

thống tài liệu, văn bản Đồng thời, kiến thức về hệ thống và tổ chức văn

hóa là một phần của khả năng chỉ ra những vấn đề của người bệnh thông qua

" Trích theo Đặng Vũ Trung và cộng sự (2003).

3 Trích theo Nguyễn Văn Thắng, Hoàng Lương (2010).

35

Trang 40

các nhìn nhận về kinh tế, chính trị và các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến tình

trang sức khỏe, hành vi sức khỏe (Winkelman, 2009).

Các nghiên cứu về chủ đề sức khỏe sử dụng cách tiếp cận diễn giảivăn hóa dé giải thích ý nghĩa của hành vi, cách ứng xử liên quan tới bệnhtật, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe theo quan điểm của những người dân địa

phương, trong một cộng đồng cụ thé Với cách tiếp cận này, nhà nghiên cứutập trung tìm hiểu “cách thức các cá nhân là thành viên của những nền văn

hóa khác nhau suy nghĩ, ứng xử với bệnh tật, nguyên nhân gây bệnh cũng

như cách họ tô chức xã hội của mình nhằm phòng chống bệnh tật” (Fabrega,

1975) ' Trước đây, NHYT thường quan tâm đến văn hóa của các tộc ngườibên ngoài nền văn hóa của nhà nghiên cứu Tuy nhiên, đến nay, NHYT mởrộng sự quan tâm của mình đến các tiểu nhóm văn hóa trong xã hội, đặc biệtcác nhóm dễ bi ton thương như người nghèo, người khuyết tật, người di cư,

phụ nữ, trẻ em.

Theo cách tiếp cận diễn giải, hệ thống y tế được nhìn nhận như là một

hệ văn hóa đa nguyên (xem Hình 1.1) A Kleiman (1978) đưa ra mô hình hệ

thống y tế gồm 3 đơn nguyên văn hóa Đó là: y học dân gian, y học hiện đại

chính thống (chuyên môn), y học phô thông (thường thức).

Hình 1.1 Mô hình hệ thống y tế đa nguyên

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w