1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học: Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cổ tại thành phố Hà Nội (lấy ví dụ tại phường Hàng Mã)

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Thu Hằng

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÁCMINH NGUON GÓC NHÀ DAT KHU PHO CO TẠI THÀNH PHO HA

NOI (LAY Vi DU TAI PHUONG HANG MA)

LUẬN VĂN THAC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội — Năm 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Thu Hằng

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÁCMINH NGUON GÓC NHÀ DAT KHU PHO CO TẠI THÀNH PHO HA

NOI (LAY Vi DU TAI PHUONG HANG MA)

Chuyén nganh: Dia ChinhMã số: 604480

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Đinh Thị Bảo Hoa

Hà Nội - Năm 2012

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cácthầy cô, gia đình, bạn bè và đặc biệt là các đồng nghiệp nơi tôi công tác Tôi xin

chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó.

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng kính trong và biết ơn sâu sắc tới TS Đinh

Thị Bảo Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cũng như định hướng về

phương pháp làm việc và phương pháp nghiên cứu, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong bộ môn ĐịaChính, các thầy cô trong khoa Dia lý, Trường Dai học Khoa học Tự nhiên Hà Nội

đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt những năm học vừa qua.

Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài Nguyên và

Môi trường Hà Nội, phòng Thông tin lưu trữ của Trung tâm đã tạo điều kiện cho tôitrong quá trình đi học và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình

hoàn thiện khóa luận này.

Tôi cũng xin cảm ơn ông Michel Vanacker chuyên gia cô van cao cấp của Bidự án khu phố cổ Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi đưa ra giải pháp về cách thức

xây dựng cơ sở dữ liệu cho phù hợp với nhu cầu thực tế quản lý thông tin nguồn

gốc các thửa đất của thành phố Hà Nội.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với gia đình, người thân và bạn bè vềsự động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, thang 12 năm 20121

Học viên

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU rssssssssssssssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssssssssssesssssssesssssssessssssnesssssssessssssseessssses 1

1 Tinh cp thiét dé tai 011 9

2 Mục tiêu nghiÊn CỨU << 5< 9 9 999.09 0v 0 04 68940609006096 103 Nội dung nghiÊn CỨU c- (<< 5< S5 9 0 0040.04056008000656 104 Phương pháp nghién CỨU o5 << 9 9 9 5 969.9 0.900.900 9888995 105 Phạm vỉ nghiéM €ỨU o5 < < S9 9.9 96.90.000.000 00000096508 116 Ý nghĩa khoa học và thực tiỄn 2 5s se ssvsseeserssessesserserssssee 117 Tài liệu phục vụ đề tài -s s-sscse©ssssessetsetsstssersersessstsserserssssee 128 Cấu trúc của luận văn s2 2s se ©ss©ss£seEse+ssExserserseresesserserssssee 120:10/9)i05077 13

NHUNG VAN DE CƠ BAN VE HỆ THONG THONG TIN DIA LÝ (GIS),CO SO DU LIEU DAT DAI TRONG CONG TAC QUAN LY NHA NUOC VEv10 13

1.1 Những van dé cơ bản về hệ thống thông tin địa lý (GIS) 13

1.4 Một số ứng dụng của GIS liên quan đến đề tài . -s-<¿ 310:ii9)1e x7 33

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THÓNG HÒ SƠ LƯU TRỮ QUA CÁC

THOT KỲ TẠI DIA BAN NGHIÊN CUU -s- se sessessezssesssss 33

Trang 5

2.1 Cơ cau tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường

Hà TNộii o- <5 GÌ HH HH HH H0 0000000901 332.1.1 Chức nang, nhiệm vụ của Sở Xây Dựng Hà Nội: 332.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 35

2.2 Thực trạng hệ thống hồ sơ lưu trữ qua các thời kỳ tại Sở Tài nguyên và

Môi trường Hà Nội có giá trị trong việc xác minh nguồn gốc nhà dat 43

"MA Ễ 4 0) 43

2.2.2 Tổng hợp, đánh giá các loại tài liệu được lưu trữ có giá trị trong công

tác tra cứu cung cấp thông tin nguồn gốc 2-2 2 52+ z+£xerxersez 452.2.3 Các chương trình phần mềm tin học hỗ trợ trong quá trình giải quyết

việc cung cấp thông tin nguồn gốc thửa đất hiện nay - 48

2.2.4 Quy trình tra cứu thông tin nguồn BOC - 55525 c++<csssees 50

3.2.1 Quan điểm sử dụng giải pháp công nghệ GIS trong quản lý nhà đất 52

3.2.2 Ứng dụng GIS trong việc xây dựng mô hình cơ sở ditt liệu phục vụ công

tác tra cứu nguôn gốc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Thành pho Hà Nội

bessuseuscsessussusssessecsussusssscsecsessussusssscsussussusssessecsussussseesessussussuessessessussueesessessessseeseesees 54

3.3 Kết qua của mô hình dữ liệu -e- 2-5 s<ssssssssessessessesszessesses 73

3.4 So sánh quá trình tra cứu thông tin trước và sau khi xây dựng mô hình

I1) 75

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2° sss+ss€vseExserseerseessersssrsserssre 77

$8 000077 77KKTEN e0 — 78TÀI LIEU THAM KHẢO <2 2s S2 ssSs£EseESsESseEseEsevssesserserssrssse 80

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc của Hệ thống thông tin địa lý ¿-2- s s+cs+ce+xe+xeẻ 6Hình 1.2 Liên kết dit liệu không gian và thuộc tinh - 2: 15Hình 2.1 So đồ hệ thống chính trị thành phố Hà Nội . -: 5- 25Hình 2.2 Tài liệu về bang khoán điền thổ -¿- 5¿©25z©5++cs+ezxeszed 37Hình 2.3 Tài liệu số kiến điền ccccccccrtrrrrriirrrrrrirrrrrririrre 38Hình 2.4 Chương trình quản lý nhà đất - 2 2 2+52+E£Ee£xeEeExrrezrerree 40Hình 2.5 Chương trình quản lý giấy chứng nhận - 2 2 2 +2 2+2 41Hình 2.6 Chương trình chuyên đổi tọa độ Pháp cccccccccccscsssesssecstssseessesssecseseseeees 41Hình 3.1 Sơ đồ vị tri phường Hàng Mã . -2 2¿-55¿©2c2c+vcxeerxesred 44Hình 3.2 Mô hình tổ chức cơ sở dữ liệu -c-cccsccvesrrreei 45

Hình 3.3 Sơ đồ quy trình đưa dit liệu vào cơ sở đữ liệu - 46

Hình 3.4 Bản đồ khi chưa quay hướng Bac ¿2 5 s+cs+cs+zzzeecce2 47Hình 3.5 Ban đồ sau khi quay hướng Bac o ceccecececssessessessesseseesessessessessessessesseees 48Hình 3.6 Tiếp biên bản đồ -2- 52-552 22S2EE2EEE22E2212211221 221211 21.crkrrkd 49Hình 3.7 Bản đồ sau khi được chồng ghép lên nhau -5- 50

Hình 3.8 Mô hình quản lý dit liệu - 5 S2 S2**+E++eretserrerrerrrerrke 51

Hình 3.9 Nhập lớp đối tượng về ranh giới phường eee eeseesessesseeseeseeseeee 52Hình 3.10 Import lớp đối tượng khung tờ bản đồ 2- 2 2522525522 53Hình 3.11 Tạo lớp vùng của tờ bản đồ có chứa trường thông tin mã tờ bản đồ 53Hình 3.12 Tạo ra lớp đối tượng về số thửa đất -s¿ccc+cc+cscced 54

Hình 3.13 Trường thông tin về số thửa đất -22 ++x+zxzze+rxsred 54Hình 3.14 Lớp đối tượng về mã thửa dat - 2 + + x+zx+E+rzrezrerxee 55Hình 3.15 Tao lập trường thông tin về mã thửa đất -2- 2-2 25+ 56Hình 3.16 Tạo dữ liệu cho trường mã thửa đất 2: 2 s2 s+cz+sz+ce2 56Hình 3.17 Nhập lớp đối tượng về thửa đất - ¿- ¿5c xckereEzrzrerrerxee 57Hình 3.18 Tạo lớp đối tượng vùng thửa đất -2- 5-5522 z+zxcrxcrresrrrred 58Hình 3.19 Bản đồ năm 1999 khi được nhập vào ArcGIS - 59Hình 3.20 Thông tin thuộc tính của lớp đối tượng TD_MA99 -5- 60

Trang 7

Hình 3.21 Các lớp dữ liệu năm 1960 khi chuyên đổi sang ArcGIS 61

Hình 3.22 Dữ liệu bản đồ năm 1960 (dgn) v ceccececccccsscssesesssseseesessesssssessessessesseees 61Hình 3.23 Các lớp dữ liệu năm 1960 khi chuyên đổi sang ArcGIS 62

Hình 3.24 Bang dir liệu thuộc tinh năm 1960 - - 5-5 Sc£+cseeesersske 63Hình 3.25 Bang dir liệu thuộc tính năm 1999 5 5c + + +skseeeserske 63Hình 3.26 Bảng thuộc tinh của lớp đối trong TD_MA99 sau khi liên kết với bảng71/9/0107 Ô 64

Hình 3.27 Bảng thuộc tinh của lớp đối trong TD_VU60 sau khi liên kết với bảng71/9/5105 Ả 64

Hình 3.28 Tham chiếu không gian vi trí thửa đất giữa hai thời kỳ 1999-1960 65

Hình 3.29 Bảng thuộc tinh sau khi tham chiếu không gian . - 65

Hình 3.30 Tra cứu thông tin từng thửa đất trên hệ thống AreGIS 66Hình 3.31 Bang báo cáo sau khi xuất dit liệu -¿- ¿5c x+cx+c+czrzreccee 67

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATBDDC Ban đồ địa Chính

CSDL, Cơ sở dữ liệu

DGN Định dạng đữ liệu của phần mềm MicrostationFeature dataset Tap dữ liệu

Feature class Lớp đối tượng

GIS Hệ thông thông tin địa ly (Geographic Information System)GCN Giấy chứng nhận

VN2000 Hệ quy chiêu và Hệ toa độ quốc gia

HN72 Hệ tọa độ HN72

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 9

MỞ DAU1 Tính cấp thiết đề tài

Trong những năm gần đây, công tác quản lý đất đai nói chung và công tác

quản lý đất đai tại các đô thị lớn nói riêng được Nhà nước đặc biệt quan tâm Trảiqua các biến động của các thời kỳ lịch sử để lại thì việc lựa chọn thông tin cũng như

các tài liệu lưu trữ phan ánh nguồn gốc sử dụng của thửa đất ngày càng phức tap.

Hà Nội là một đô thị lớn, có lịch sử phát triển lâu đài, cùng với đó là một quátrình lịch sử về sử dụng đất với một hệ thong rất lớn các tài liệu hồ sơ di kèm mà

hiện nay các tài liệu này chưa được hệ thống hóa một cách hợp lý, cùng với nó là

các chính sách quản lý đất đai qua các thời kỳ phát sinh nhiều loại hình sở hữu như:

Dat công, đất tư, đất thuộc diện chính sách Vì vậy có rất nhiều các tranh chấp

phát sinh trong quá trình sử dụng dat.

Khu phố cô của Hà Nội có mật độ dân số cao khoảng 28.000 ngudi/km’, co

lịch sử sử dụng đất lâu dai được hình thành từ thoi Ly - Tran Đây là khu dân cusinh hoạt và buôn bán sam uất.

Hiện nay hệ thống tài liệu phục vụ công tác tra cứu thông tin nguồn gốc thửađất được lưu trữ dưới nhiều dạng Word, Excel, *Dgn, *Dwg, *Dxf va ở dạng sỐ

sách nên việc tra cứu cũng như quản lý các thông tin rất khó khăn, thường phải tra

cứu theo nhiều nguồn đữ liệu rời rac có thé bỏ sót thông tin.

Với sự trợ giúp của công nghệ GIS, việc tích hợp dữ liệu thuộc các thời kỳ

lịch sử khác nhau và việc truy xuất theo yêu cầu của nhà quản lý sẽ được thực hiện

một cách dễ dàng.

Sử dụng công nghệ GIS dé tích hợp các tài liệu ở các định dạng khác nhauvào một định dạng thống nhất, hầu hết các thông tin của thửa đất được quy về mộtmỗi Việc tra cứu trở nên dé dàng, rút ngắn thời gian tra cứu thông tin, góp phanthực hiện công tác cải cách hành chính trong công tác quản lý đất đai mà hiện nay

đang được Thành phố đặc biệt quan tâm.

Hà Nội là địa phương luôn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại,tiên tiên vào công tác quản lý đât đai nói riêng và tài nguyên môi trường nói chung.

Trang 10

Việc quản lý công tác lưu trữ được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng: thủ công,các phần mềm riêng lẻ cho từng loại hồ sơ là nguyên nhân tạo ra nhiều nguồn dữliệu, nhiều định dạng dữ liệu trong công tác quản lý tài nguyên môi trường Sự bấtcập này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không phát huy được vai trò của côngnghệ thông tin trong quản lý nhà nước, cải cách hành chính công tác quản lý đất đainói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung Cùng với xu thế quản lý dữ liệungành theo dạng số thì sử dụng công nghệ GIS là giải pháp tối ưu hiện nay để xâydựng dữ liệu, tích hợp và phân tích dt liệu ở nhiều dạng (thuộc tính, hình học và

các quan hệ không gian).

Xuất phát từ thực tiễn trên, luận văn chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô

hình cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất khu phố cỗ tại

thành phố Hà Nội (lấy ví dụ tại phường Hàng Mã)”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích đánh giá thực trạng tài liệu, khả năng khai thác giá trị tài liệu

phục vụ cho công tác xác minh nguồn gốc nhà đất qua các thời kỳ và ứng dụng GIS

(hệ thống thông tin địa lý) vào công tác quản lý và khai thác các tài liệu lưu trữ.

3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu tông quan về hệ thông tin địa lý (GIS), co sở dữ liệu.

- Nghiên cứu về cơ sở khoa học và pháp lý của công tác cung cấp thông tinnhà đất theo chức năng nhiệm vụ được giao tại nơi công tác.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý tai liệu lưu trữ và các nguồn dữ liệu

qua các thời kỳ.

- Thực trạng hạ tầng cơ sở và tình hình thực hiện công tác lưu trữ và khai

thác tài liệu.

- Nghiên cứu quy trình xây dựng CSDL và chuẩn hóa các dữ liệu không gian

và thuộc tính trong cơ sở đữ liệu.

- Thử nghiệm tại phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

4 Phương pháp nghiên cứu

10

Trang 11

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: Đây là phương pháp chủ đạosử dụng triệt dé như một phương pháp dùng dé hiển thị bản đồ, kết nối các dit liệuvà phương pháp xử lý các dữ liệu đó phục vụ mục tiêu đề tài đã đặt ra.

- Phương pháp phân tích, tong hợp tài liệu: dé tìm hiểu về cơ sở khoa họcvà pháp lý của công tác xác minh nguồn gốc nhà đất và khả năng ứng dụng của GIS

trong việc tích hợp và tra cứu các thông tin.

- Phương pháp phân tích so sánh: đề giải quyết một số vấn đề trong chuẩnhóa và chọn lọc các dữ liệu cần thiết để đưa vào cơ sở dữ liệu.

- Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến chuyên gia về các chuyênngành khác dé có luận cứ khoa học phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp thống kê: dùng dé thu thập các tải liệu, số liệu phục vụ cho

công tác thiết kế CSDL chuyên đề và nhập thông tin thuộc tính.5 Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi không gian: phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Pham vi khoa học: Nghiên cứu thực trạng dữ liệu quan lý nhà nước về đất

đai phục vụ công tác xác minh nguồn gốc nhà đất Đề xuất giải pháp tích hợp thông

tin vào một khối thống nhất.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễna Ý nghĩa khoa học

Những kết quả nghiên cứu và thực nghiệm của đề tài đã góp phần xây dựngcơ sở khoa học trong việc xây dựng cơ sở đữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý

thông tin nguồn gốc nhà đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.b Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ trợ giúp các nhà quản lý trong công tácquản lý đất đai, là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về quyền thừa kế vàsử dụng của các tô chức, cá nhân qua các thời kỳ; phục vụ kinh doanh bat động

sản; phục vụ nghiên cứu văn hóa và lịch sử.

11

Trang 12

Góp phan bổ sung tài liệu khoa học về ứng dung GIS trong xây dựng CSDLphục vụ công tác quản lý đất đai và ứng cho các chuyên ngành khác của Thànhphố.

7 Tài liệu phục vụ đề tài

Tài liệu phục vụ đề tài gồm:

* Tài liệu bản do:

- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200 dạng số dùng là tư liệu chính để liệt kê cácthửa đất và phân lớp đối tượng trong CSDL.

* Tài liệu phi bản do:

- Phích đất, hồ sơ thông tư 73/TTg, số nhà cửa: Dùng dé nhập cho các trườngthông tin thuộc tinh đã thiết kế.

- Tuy nhiên chủ yêu các bản đồ số định đạng là MicroStation DGN chỉ phục

vụ công tác in ra chứ chưa được sử dụng tron g quan lý, xử lý thông tin số, chuẩn về

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm các nội dung như sau:

Chương 1 Những van đề lý luận về hệ thống thông tin địa ly GIS, co sở dit

liệu đất đai trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Chương 2 Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sơ lưu trữ nhà đất qua các thời

ky tai địa ban nghiên cứu.

Chương 3 Ứng dụng công nghệ GIS trong việc xây dựng mô hình cơ sở dit

liệu phục vụ công tác tra cứu cung cấp thông tin thửa đất tại phường Hàng Mã, quận

Hoàn Kiêm.

12

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE CƠ BẢN VE HỆ THONG THONG TIN DIA LÝ(GIS), CO SO DU LIEU DAT DAI TRONG CONG TAC QUAN LY NHA

NUOC VE DAT DAI

1.1 Những van đề cơ ban về hệ thống thông tin dia ly (GIS)1.1.1 Khái niệm chung

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS)

là một nhánh của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 1960 và phát

triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết địnhtrong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thé giới.

GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh

nghiệp, các cá nhân đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tựnhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phântích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán

trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào.

GIS là hệ thống phần cứng, phần mềm và các thủ tục được thiết kế dé thuthập, quản lý, xử ly, phân tích, mô hình và hiểu thị các dữ liệu qui chiếu khônggian nhằm giải quyết các vấn đề quản lý và lập kế hoạch phức tạp (David

Cowen, NCGIA, người Mỹ).

Xét dưới góc độ hệ thống, thi GIS có thé được hiểu như một hệ thống gồmcác thành phan: con người, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trinh-kiénthức chuyên gia, nơi tập hợp các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ

trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức vềcông nghệ thông tin.

13

Trang 14

PHAN MEM DU LIEU

CON NGUOI CHINH SACH VA QUAN LY

Hình 1.1 Cau trúc của Hệ thống thông tin địa lý

* Thiết bi: là nơi dé lưu trữ dir liệu và chương trình Bàn số hóa với các thiếtbị tương tự khác được sử dụng cho chuyên đổi đữ liệu sang dạng số và gửi vào máytính Các thiết bị khác dùng để hiển thị các kết quả phân tích dữ liệu Việc kết nốitruyền thông các máy tính được thực hiện thông qua hệ thống mạng với các đường

dữ liệu đặc biệt Thiết bị hình là thiết bị giao tiếp hiển thị như màn hình, thông qua

đó người sử dụng điều khiển máy tính.

* Phan mêm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cầnthiết dé lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa ly Các thành phan chính trongphần mềm GIS là:

- Công cụ nhập và thao tác trên dữ liệu địa lý.

- Hệ quản tri cơ sở đữ liệu (DBMS).

- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị đữ liệu địa lý.- Giao diện đồ hoạ người - máy (GUI).

* Dữ liệu: Là thành phần quan trọng nhất trong GIS Dữ liệu sử dụng trong

GIS được thiết kế theo những nguyên tắc và cau trúc đã được xác định từ trước gọilà CSDL (database) Dữ liệu dia lý bao gồm dữ liệu không gian dé mô tả đặc trưng

không gian và đữ liệu thuộc tính phản ánh bản chất của đối tượng địa lý Dữ liệukhông gian được thể hiện bằng các công cụ đồ họa của máy tính, dữ liệu thuộc tínhđược thé hiện bằng các chữ, số Những thông tin địa lý đó phải bao gồm các dữ

14

Trang 15

liệu về vị trí địa lý, hình dạng, kích thước, thuộc tính, mối liên hệ không gian va

thời gian của các thông tin.

Dữ liệu cũng có thé phân loại theo tính chất của các lớp đối tượng địa lý: cácdữ liệu dùng làm cơ sở dé thé hiện các dit liệu chuyên dé riêng được gọi là các lớp

dữ liệu nền cơ sở địa lý, các lớp chuyên đề riêng (giáo dục, y tế, sử dụng đất ).Đối với từng mục đích khác nhau của GIS, có thé có sự phân chia khác nhau giữa 2nhóm dữ liệu này.

Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau:

- Các tài liệu, số liệu được thu thập ngoài thực địa.

- Các tài liệu, số liệu được thu thập từ phương pháp thống kê.

- Các tài liệu, số liệu được thu thập từ phương pháp viễn thám

- Các tài liệu, số liệu được thu thập từ các hệ thông tin địa lý khác.

* Chuyên gia và người sử dụng

GIS là một hệ thống được tổng hợp từ nhiều chuyên ngành, do đó đòi hỏingười điều hành sử dụng phải có kinh nghiệm và được dao tạo trong nhiều lĩnh vực.

Hơn nữa sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật tiên tiến hiện đại cả phần mềm

và phần cứng đòi hỏi người điều hành phải luôn trau đồi kiến thức Người điều hành

cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Có kiến thức cơ bản về địa ly và công nghệ thông tin, được dao tạo cơ banvề khoa học địa lý, có khả năng khai thác các đặc điểm và biết xử lý khi có sự cô vềphần cứng và phần mềm, vận hành thông thạo các chương trình liên kết phần cứng.

- Có kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm GIS, biết lập trình cơ bản,biết quan lý, xử lý cơ sở dit liệu và một số công việc khác có liên quan đến tích hợp

15

Trang 16

thống GIS phải nằm trong một khung tổ chức thích hợp GIS được vận hành bởi các

nhân viên báo cáo với quản lý Ban quản lý đó được trao sứ mệnh khai thác cơ sở

dữ liệu GIS theo cách thức phục vụ cộng đồng người dùng nào đó trong phạm vimột ngành nghé, doanh nghiệp hay một cơ quan chính phủ Cuối cùng mục đích của

GIS là giúp người dùng thực hiện các mục tiêu của cơ quan họ.

Qua quá trình ứng dụng và phát trién nhanh chóng, đến nay phan lớn các nhà

chuyên môn đã đi đến thống nhất khái niệm về GIS như là một hệ thống kết hợp

giữa con người và hệ thống máy tính, các thiết bị ngoại vi dé thu thập, lưu trữ, xửlý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý nhằm đạt được một mục đích nghiên cứunhất định.

1.1.2 Các thành phần quản lý trong hệ thống thông tin địa lý

Hệ thong thông tin địa lý là hệ thống quản lý, phân tích và hiển thị tri thức

dia lý, tri thức này được thể hiện qua các tập thông tin:

Các bản đồ: giao diện trực tuyến với dữ liệu địa lý dé tra cứu, trình bày kếtqua và sử dụng như là một nền thao tác với thé giới thực.

Các tập thông tin địa lý: thông tin địa lý dạng file và dạng cơ sở dữ liệu gồm

các yêu tố, mạng lưới, topology, địa hình, thuộc tính.

Các mô hình xử lý: tập hợp các quy trình xử lý dé phân tích tự động.

Các mô hình dữ liệu: GIS cung cấp công cụ mạnh hơn là một cơ sở dữ liệuthông thường bao gồm quy tắc và sự toàn vẹn giống như các hệ thông tin khác.

Lược đồ, quy tắc và sự toàn vẹn của dữ liệu địa lý đóng vai trò quan trọng.

Metadata: hay tài liệu miêu tả dữ liệu, cho phép người sử dụng tổ chức, timhiểu và truy nhập được tới tri thức địa lý

16

Trang 17

Hệ thong thông tin địa lý (GIS) sử dung cơ sở dữ liệu địa lý (geodatabase)làm dữ liệu của mình, bao gồm các thành phan như sau:

Tập hợp các đữ liệu dạng vector (tập các điểm, đường và vùng), tập hợp các

dir liệu dang raster (dạng mô hình DEM hoặc ảnh).

Tập hợp các dữ liệu dạng mạng lưới (ví dụ như đường giao thông, lưới cấp

thoát nước, lưới điện ), tập hợp các dữ liệu địa hình 3 chiều và bề mặt khác.

Dữ liệu đo đạc, dữ liệu dạng địa chỉ Các bảng dữ liệu là thành phần quantrọng của cơ sở dit liệu không gian, được liên kết với các thành phần đồ họa vớinhiều kiểu liên kết khác nhau.

GIS được sử dung dé cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các

nhà hoạch định chính sách Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý các

nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong các hoạt động quy hoạch, mô hình hoá và quantrắc.

* Lợi ích khi sử dụng giải pháp GIS

Là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất trong việc lưu trữ số liệu, có thé

thu nhập số liệu với số lượng lớn, số liệu lưu trữ có thể được cập nhật hóa một cáchdễ dàng, chất lượng số liệu được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.

Dễ dàng truy cập, phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau.

Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích tạo ra nhanhchóng một lớp số liệu tổng hợp mới.

* Các ứng dụng của giải pháp GIS:

1) Nghiên cứu quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Quản trị rừng (theo dõi sự thay đổi, phân loai ), quản tri đường di cư và đờisống động vật hoang dã.

Quản lý và quy hoạch đồng băng ngập lũ, lưu vực sông, bảo tồn đất ướt.

Phân tích các biến động khí hậu, thuỷ văn, phân tích các tác động môi trường(EIA) Nghiên cứu tình trạng xói mòn đất; quản trị sở hữu ruộng đất; quản lý chất

lượng nước; quản lý, đánh giá và theo dõi dịch bệnh.

17

Trang 18

Xây dựng bản đồ và thống kê chất lượng thé nhưỡng, quy hoạch và đánh giásử dụng đất đai.

2) Nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý dân số, quản trị mạng lưới giao thông (thuỷ - bộ).

Quản lý mạng lưới y tế, giáo dục; điều tra và quan lý hệ thống cơ sở hạ tang.3) Nghiên cứu hỗ trợ các chương trình quy hoạch phát triển

Đánh giá khả năng thích nghỉ cây trồng, vật nuôi và động vật hoang da.

Định hướng và xác định các vùng phát triển tối ưu trong sản xuất nôngnghiệp, hỗ trợ quy hoạch và quản lý các vùng bảo tồn thiên nhiên.

Đánh giá khả năng và định hướng quy hoạch các vùng đô thị, công nghiệp

lớn; hỗ trợ bồ trí mạng lưới y tế, giáo dục.

4) Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thổ nhưỡng: Xây dựng các ban đồ đất và đơn tính đất, đặc trưng hoá các lớpphủ thé nhưỡng.

Trồng trọt: Kha năng thích nghỉ các loại cây trồng, sự thay đôi của việc sử

dụng đất, xây dựng các đề xuất về sử dụng đất, khả năng bền vững của sản xuất

nông nghiệp Nông - Lâm kết hợp, theo déi mạng lưới khuyến nông, khảo sát nghiên

cứu dịch - bệnh cây trồng (côn trùng và cỏ đại), suy đoán hay nội suy các ứng dụng

kỹ thuật.

Quy hoạch thuỷ văn và tưới tiêu: Xác định hệ thống tưới tiêu, lập thời biểutưới nước, tính toán sự xói mòn/ bồi lắng trong hồ chứa nước, nghiên cứu đánh giángập lũ

Kinh té nông nghiệp: điều tra dân sô/nông hộ, thống kê, khảo sát kỹ thuậtcanh tác, xu thế thị trường của cây trồng, nguồn nông sản hàng hoá.

Phân tích khí hậu: Hạn hán, các yếu té thời tiết, thống kê.

Mô hình hoá nông nghiệp: Ước lượng/ tiên đoán năng suất cây trồng.

Chăn nuôi gia súc/ gia cầm: Thống kê, phân bó, khảo sát và theo dõi diễn

biến, dự báo dịch bệnh.

5) Trong lĩnh vực địa chính và do đạc bản đề:

18

Trang 19

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất điện tử; quản lý số liệu kiểm kê đấtđai qua các thời kỳ, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp toàn quốc, vùng kinh tếvà cấp tỉnh.

* Các lĩnh vực áp dụng:

Ban đồ: Trắc địa; Viễn thám; các lĩnh vực áp dụng công nghệ GIS như là một

công cụ dé quản lý, phân tích dir liệu và trợ giúp tạo quyết định; quản lý và điều tra

tài nguyên; quản lý và quy hoạch đô thị (Urban Information Systems), quản lý đấtvà giải thửa, thuế (Land Information Systems); quản lý cơ sở hạ tầng (AM/FM);nghiên cứu, đánh giá thị trường, phân phối giao thông vận tải, hoạt động về nghiên

cứu khoa học trong các trường đại học và các viện nghiên cứu.1.2 Cơ sở dữ liệu

1.2.2 Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý

* Đặc thù cua thông tin địa ly

Hệ thông tin dia lý chỉ có thể hoạt động được khi nó có các thông tin địa lý,

được tô chức thành một cơ sở dữ liệu phù hợp với đặc thu của thông tin và phù hop

với khả năng quản lý phân tích của hệ thông tin địa lý Các thông tin địa lý là các

thông tin về các đối tượng địa lý.

Các đối tượng địa lý là những vật thé định vị trên bề mặt trái đất hay ở gần

trái đất và trong không gian Các đối tượng địa lý có nhiều thể loại khác nhau.Những đối tượng tự nhiên như sông ngòi, Những đối tượng nhân tạo như đường,cầu công Dù đa dạng nhưng tat cả các đối tượng địa lý đều có 2 đặc trưng cơ bản

sau đây:

- Đặc trưng phân bồ không gian: Phản ánh vị tri địa lý, hình dang, kích thướccủa đối tượng phân bố trong không gian.

- Đặc trưng thuộc tính: phản ánh bản chất của đối tượng.

Đặc trưng không gian còn thé hiện đặc điểm quan hệ trong không gian giữa

đôi tượng này với các đôi tượng khác.

19

Trang 20

Khi các thông tin địa lý được đưa vào quan lý trong cơ sở dữ liệu của GIS nó

được gọi là dữ liệu địa lý và được ngầm hiểu là các thông tin địa lý được xử lý bằngcông nghệ số và đảm bảo được các đặc trưng trên của các đối tượng dia lý.

* GIS quản lý dit liệu dia ly

Quản lý các thông tin không gian:

Như chúng ta đã biết dữ liệu địa lý muốn lưu trữ trong CSDL thì chúng cần

phải được cấu tạo chặt chẽ và tuân theo những quy tắc phù hợp với nguyên lý sốcủa máy tính Dạng cau tạo đó được gọi là mô hình dữ liệu Có hai dạng mô hình dữ

liệu là mô hình vector và mô hình raster.

- Mô hình dữ liệu raster: câu trũc có dạng một mảng các ô vuông, trong đómỗi ô vuông có kích thước nhất định gọi là pixel được quy chiếu bởi số hàng và số

cột và chứa thông tin về một đối tượng hay một phần của đối tượng, trong đó vị trí

đối tượng được thể hiện thông qua vị trí của pixel theo trật tự hàng, cột Mỗi điểm

được thể hiện bằng pixel độc lập, mỗi đường được thể hiện bằng một tập hợp các

pixel nối tiếp nhau theo một hướng xác định, mỗi vùng được thể hiện bằng một tập

hợp các pixel lân cận nhau.

Mô hình dt liệu raster thường được áp dụng dé thé hiện các đối tượng, hiện

tượng phân bồ liên tục trong không gian, dé lưu trữ thông tin dang anh (ảnh mặt dat,ảnh máy bay, ảnh vệ tinh) trong CSDL.

- Mô hình đữ liệu vector: Mô hình dir liệu vector sử dụng các điểm tọa độtrong một hệ quy chiếu dé biểu diễn đối tượng ở các dạng: điểm, đường, vùng.

Bang 1.1 So sánh các phép biéu diễn raster và vectorBiểu diễn dạng raster Biểu diễn dạng vector

Ưu điểm Ưu điểm

e Cấu trúc dữ liệu đơn giản e Biểu diễn topology hiệu qua

e Dễ thực hiện phép chồng phủ e Cho phép biéu diễn mạng lưới đường

(overlay) e Cho phép liên kết với dữ liệu thuộc tính

e Xử lý ảnh hiệu quả dễ dàng

® Dung lượng bộ nhớ gọn

20

Trang 21

Nhược điểm Nhược điềm

e Cấu trúc dữ liệu công kénh e Cấu trúc dữ liệu phức tạp

e Khó biéu diễn topology e Khó thực hiện phép chồng phủ (overlay)

e Đường bao cua 6 không trùng e Không hiệu qua cho việc xử ly anh

với đường bao của déi tượng eCập nhật khó khăn hon

Quản lý các thông tin thuộc tính có ba loại cơ bản: câu trúc dữ liệu phân cấp,hệ thống mạng, và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ.

- Cấu trúc dữ liệu phân nhánh: bản chất của hệ thống phân nhánh đòi hỏi mỗi

mối quan hệ được xác định rõ ràng trước khi cơ cau và các quy tắc quyết định củanó được phát triển Một lợi thé lớn của hệ thống này là nó rất dé dang dé tìm kiếmbởi vi cau trúc được xác định rõ ràng, và nó là tương đối dé dàng mở rộng bangcách thêm chỉ nhánh mới và hình thành các quy tắc quyết định mới Tuy nhiên, nếumô tả của cấu trúc ban đầu không đầy đủ, hoặc muốn kiểm tra cấu trúc trên cơ sở

các tiêu chí hợp lệ không bao gồm trong cấu trúc thì việc tìm kiếm là không thê.

- Hệ thống mạng: Hệ thống mạng ít cứng nhắc hơn so với các cấu trúc phâncấp cho các công việc GIS, và không giống như cấu trúc phân cấp, có thé xử lý cácmỗi quan hệ nhiều-nhiều Như vậy, chúng cho phép các chiến lược tìm kiếm linhhoạt hơn nhiều so với cấu trúc phân cấp Chúng cũng có ít đữ liệu dự phòng (ví dụ,

các cặp tọa độ), do đó tiết kiệm không gian máy tính Hạn chế chính của chúng làtrong cơ sở dt liệu GIS rất phức tạp, số lượng các con trỏ có thé nhận được khá lớn,

thường bao gồm một phan đáng kể không gian lưu trữ Ngoài ra, mặc dù mối liênkết giữa các thành phần dữ liệu linh hoạt hơn, chúng vẫn phải được xác định rõ ràngvới việc sử dụng các con trỏ Có nhiều mối liên kết có thé trở thành một web cực kỳ

lộn xộn, thường tạo ra sự nhằm lẫn và bỏ lỡ và các mối liên kết không chính xác.

- Hệ thống quan lý cơ sở dữ liệu quan hệ: Hệ thống này rất hữu ích vì chúng

cho phép thu thập dữ liệu trong các bảng một cách hợp lý đơn giản, làm công tac

kiểm đếm dễ dàng hơn Có thê liên kết một bảng thứ ba băng cách tìm một cột quantrọng trong bảng thứ hai đóng vai trò như là chìa khóa chính với một cột chính

tương ứng (bây giờ gọi là chìa khóa ngoài) trong bảng thứ ba Quá trình có thê tiếptục, kết nối của các bảng đơn giản cho phép tìm kiếm khá phức tạp trong khi vẫn

21

Trang 22

duy trì một bang đơn giản, rõ ràng, và dé dàng phát triển tập hop của các bảng.Cách tiếp cận này loại bỏ sự nhằm lẫn được tìm ra trong sự phát triển CSDL băngcách sử dụng các hệ thống mạng.

* Đặc thù cua cơ sở đữ liệu địa lý

Hiện nay, thuật ngữ cơ sở đữ liệu được hiểu như một hệ thong các thông tin

được sắp đặt cho một mục đích sử dụng cụ thể và được thiết kế quản lý và lưu trữ

trong máy tinh Có rất nhiều loại hình cơ sở dữ liệu, chúng được xử lý bằng phanmềm quản lý CSDL CSDL là một thành phần quan trọng nhất của GIS và được gọi

là lõi của hệ thống.

Những đặc điểm của dit liệu địa lý và phương pháp quan ly của GIS như đã

trình bày ở trên đã tạo nên đặc thù của cơ sở dữ liệu GIS Đây là một cơ sở đữ liệu

đặc biệt gồm các dữ liệu về vị trí, hình dạng không gian của các đối tượng địa lý

được thể hiện dưới dạng: điểm, đường, vùng trong cau trúc vector hoặc các 6 vuông(pixel) trong cấu trúc raster với các giá trị thuộc tính phi không gian của chúng.

Đặc điểm nỗi bật của CSDL GIS là nó bao gồm các thông tin đã được sắpxếp và gắn với một lãnh thổ nhất định Hệ thống dữ liệu này phải quản lý cả hai

dạng thông tin: không gian và thuộc tính Những hệ quản trị CSDL thuần túy chỉ

quản lý các thông tin thuộc tính mà không có thông tin không gian.

Một đặc điểm nữa của CSDL GIS là một CSDL được tổ chức theo kiều quanhệ, trong đó số liệu được lưu trữ, sắp xếp theo các bảng ghi chứa các đối tượng và

các giá trị thuộc tính.

Mối liên kết các dữ liệu phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa hai loại thông

tin Mối liên kết đảm bảo cho mỗi đối tượng địa lý đều được găn liền với các thôngtin thuộc tính, phản ánh đúng hiện trạng và các điểm riêng biệt của đối tượng Đồngthời qua nó người sử dung dé dàng tra cứu, tìm kiếm và chọn lọc các đối tượng theoyêu cầu thông qua bộ xác định hay chi số Index Sự liên kết giữa các thành phan dit

liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được thể hiện qua hình 1.2.

22

Trang 23

Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính

Hình 1.2 Liên kết dit liệu không gian và thuộc tính

1.2.3 Công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ, phân tích, xử lý thông tinCác phan mềm ứng dụng

Xây dựng CSDL là kết qua tong hợp của nhiều lĩnh vực liên quan đến nhau.Do vậy giải pháp công nghệ xây dựng CSDL phải bao hàm nhiều lĩnh vực liên quan

đến nhau Đó là: Hiện chỉnh ban đồ, số hóa bổ sung; Tích hợp và chia cắt đữ liệu

theo đơn vi hành chính; Chuyên đôi dữ liệu từ các khuôn dạng DGN sang định dạng

của CSDL; Nhập thông tin thuộc tính cho các đối tượng, lưu trữ, phân tích, xử lý

thông tin.

Các phần mềm liên quan đến di liệu nguồn: Microstation, Mapinfo,

Microsoft office Excell

Công nghệ lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin địa lý: áp dụng bộ phần mềm

ArcGIS là một bộ phần mềm của hãng ESRI - Mỹ

Là một bộ tích hợp các sản phẩm pham mềm — một bộ bao gồm nhiều phanmềm với mục tiêu xây dựng một hệ thống thông tin địa lý (GIS) hoàn chỉnh Bộphần mềm này có thể thực hiện các chức năng về GIS trên máy trạm, server, dịch

vụ web hay thiết bị di động Với các kỹ thuật này cho phép người dùng có được cáccông cụ quản lý một hệ thống GIS phức tạp.

23

Trang 24

* Tinh tương thích cao

Ho các sản phẩm phan mềm ArcGIS được xây dựng trên chuẩn công nghiệpgồm: NET, JavaTM, và COM để tùy biến và Hệ quản trị cơ sở dit liệu (DBMS);

XML, SOAP, TCP/IP, va HTTP cho môi trường mạng.

Là hệ thống đa chức năng

Khả năng biên tập, phân tích dữ liệu GIS mạnh với các mô hình quản lý và

mô hình dữ liệu cao cấp, hiện đại Đây được xem như cơ sở cho sự phát triển của

các sản phẩm thuộc họ phần mềm ArcGIS.* Tính mềm dẻo

Các module của AreGIS phục vụ cho hầu hết các đối tượng: từ người dùngđơn lẻ cho đến các cơ quan, tổ chức Bất kì đối tượng nào có nhu cầu sử dụngCSDL lớn va đa người dùng hay có yêu cầu sửa đổi hay cập nhật CSDL một cách

đồng thời.

* Tao ứng dụng thông qua giao diện Web

Cho phép người dùng có thé xác định các vị trí đối tượng trên ban đồ, xem,phân tích và đưa ra quyết định bằng các ứng dụng GIS thông qua Internet.

* Hỗ trợ các nhà phát triển hệ thống

Các thư viện của phần mềm, bộ mã nguồn cung cấp cho các nhà phát triển hệ

thong những vi dụ, kinh nghiệm tốt dé phát triển các phần mềm với nhiều tùy chọn:phát triển độc lập, xây dựng các ứng dụng có nhúng hàm GIS hay phát triển dựatrên nền phần mềm có san.

* Cuối cùng, có thể hiểu AreGIS như là một hệ thống thông tin có khả năngquản lý dữ liệu tích hợp và môi trường làm việc cộng tác.

* Phân tích không gian:

Cung cấp các công cụ mạnh và logic đáp ứng việc thực hiện những bài toán

phân tích không gian phức tạp.

Thể hiện những đặc điểm và xu hướng của các đối tượng địa lý được lưu

trong CSDL, từ đó thể hiện những anh hưởng qua lại giữa các hiện tượng, đối tượng

trong không gian.

24

Trang 25

Cho phép thành lập bản đồ có mức độ chi tiết cao nhăm phục vụ cho mụcđích hiến thị đữ liệu không gian và hỗ trợ cho hoạch định chính sách.

Hệ thống phần mềm ESRI được lựa chọn là bộ phần mềm ArcGIS Desktopcho phép tạo, phân tích, vẽ bản đồ, quản lý, chia sẻ và xuất bản thông tin địa lý Bộphần mềm bao gồm:

- AreView là phần mềm hệ thống thông tin địa lý với đầy đủ chức năng chophép biểu diễn, quản lý, xây dựng và phân tích dữ liệu địa lý AreView biến côngviệc quản trị và cập nhật số liệu trở nên dé dàng hơn và cho phép sử dụng nhiều loạiđịnh dạng dữ liệu khác nhau thậm chí cả những dữ liệu lay từ Internet.

Với công cụ mô hình hóa các thao tac xử lý dữ liệu, ArcView cho phép quan

ly và thay đổi dây chuyền xử lý dữ liệu một cách dé dang ArcView còn là một côngcụ thật sự mạnh trong việc thành lập bản đồ chuyên nghiệp, tập hợp phân tích dữliệu và cũng là một môi trường phát triển ứng dụng tốt.

- ArcEditor là phan mềm GIS chạy trên Desktop dùng dé chỉnh sửa, biên tập

và quản ly dir liệu dia lý ArcEditor cho phép tạo ra các CSDL địa lý thông minh,

xây dựng và bảo toàn tính toàn vẹn không gian giữa các quan hệ hình học topo và

các thuộc tính địa lý.

- ArcInfo bao gồm tat cả các chức năng của ArcView lẫn ArcEditor, các tính

năng cao cấp trong xử lý dit liệu không gian và khả năng chuyên đổi dữ liệu.

ArcInfo cho phép thực hiện hoàn chỉnh quy trình công việc từ xây dựng cơ sở dữ

liệu địa lý cho đến mô hình hóa, thiết lập các mối quan hệ, phân tích, tích hợp dữliệu, phân tích thống kê, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ

ra các phương tiện khác nhau.

- AreGIS Desktop Applications: AreGIS Destop là một bộ phần mềm ứngdụng gồm ArcMap, ArcCatalog, AreToolbox, ModelBuilder, and ArcGlobe Khi sửdụng các ứng dung này đồng thời người sử dụng có thé thực hiện được các bài toánứng dụng hệ thống thông tin địa lý bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả

thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tap dtr liệu, quản lý dữ liệu,hiển thị và xử lý dữ liệu.

25

Trang 26

1.2.4 Cơ sở dữ liệu đất đai

1) Khái niệm chung:

Cơ sở đữ liệu địa chính: là tập hợp thông tin có cau trúc của đữ liệu địa chính(gồm dữ liệu không gian địa chính, dữ liệu thuộc tính địa chính và các dữ liệu khác

có liên quan) được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật

thường xuyên băng phương tiện điện tử (Dự thảo thông tư /2012/TT-BTNMT của

Bộ TNMT)

Ví dụ: Để quản lý các thông tin liên quan đến việc quản lý đất đai là các

thông tin về thửa đất, chủ sử dụng, việc cấp giấy chứng nhận Tất cả các dữ liệu

liên quan đến thửa đất có thé được lưu trữ dưới dang số sách, lưu ở dạng bảng thôngtin thuộc tính hoặc sử dụng phần mềm để lưu trữ trên máy tính Ta có một tập các

dữ liệu có liên quan đến nhau và mang nhiều ý nghĩa, đó là một cơ sở đữ liệu.

Dữ liệu không gian địa chính: là dữ liệu về vị trí, hình thé của thửa đất, nhà ởvà tài sản khác gan liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệthống đường giao thông; đữ liệu về điểm khống chế; đữ liệu về biên giới, địa giới;dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đường chỉ giới và mốc giới quyhoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy

hoạch khác, chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.

Dữ liệu thuộc tính địa chính: là đữ liệu về người quản lý đất, người sử dụng

đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức và cá nhân có liên

quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệuthuộc tính về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về tình trạngsử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về quyền vànghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu

giao dịch về đất dai, nhà ở và tài sản khác gan liền với đất.

Dữ liệu đặc ta (metadata): Là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu

như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận

lợi cho quá trình tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.

26

Trang 27

Cấu trúc dit liệu: là cách tổ chức dữ liệu trong máy tinh thé hiện sự phân cấp,liên kết của các nhóm dữ liệu.

Hệ thống thông tin đất đai: là hệ thống thông tin được xây dựng đề thu thập,lưu trữ, cập nhật, xử lý phân tích, tong hợp và truy xuất các thông tin đất đai vàthông tin khác có liên quan đến đất đai.

2) Nội dung dit liệu địa chính

Dữ liệu địa chính bao gồm các nhóm dữ liệu sau đây:

a) Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu người quan lý đất đai, nhà ở và tàisản khác gan liền với đất, người sử dung đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất, người có liên quan đến các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất;

b) Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dit liệu không gian và dit liệu thuộc tính

của thửa đất;

c) Nhóm dữ liệu về tai sản gắn liền với đất: gồm dữ liệu không gian và dữ

liệu thuộc tính của nhà ở và tải sản khác găn liên với đât;

d) Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu thuộc tính về tinh trang sử dụng của

thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử

dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở

và tài sản khác gắn liền với đất;

đ) Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu không gian va đữ liệu thuộc tính vềhệ thống thủy văn và hệ thông thủy lợi;

e) Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

về hệ thống đường giao thông;

ø) Nhóm dữ liệu về biên giới, địa giới: gồm dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính về mốc và đường biên giới quốc gia, mốc và đường địa giới hành chính

Trang 28

i) Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa độ và độ cao: gồm dữ liệu không

gian và dtr liệu thuộc tính về điểm khống chế tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ

đo vẽ lập bản đô địa chính;

k) Nhóm dé liệu về quy hoạch: gồm dit liệu không gian và đữ liệu thuộc tínhvề đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy

hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ

công trình.

3) Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu dat dai

Việc xây dựng, cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng đữ liệu đất đai phải

đảm bảo tính chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời và thực hiện theo quy định

hiện hành về thành lập hồ sơ địa chính, cap GCN.

CSDL đất đai được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn

(dưới đây gọi là cấp xã) và được tô chức, quản lý ở quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (dưới đây gọi là cấp huyện) và ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

(dưới đây gọi là cấp tỉnh).

CSDL dat đai ở Trung ương được tông hợp từ CSDL đất đai của tat cả các

đơn vị hành chính cấp tỉnh trên phạm vi cả nước.

Dữ liệu địa chính phải tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật về hồ sơ địa chính của

Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4) Chuẩn hóa dit liệu:

Chuẩn hoá dữ liệu có thé được xem như một quá trính phân tích các lược đồquan hệ cho trước dựa trên các phụ thuộc hàm và các khoá chính của chúng dé đạtđến các tính chất mong muốn.

Trong mô hình cơ sở dit liệu bước chuẩn hóa đữ liệu rất quan trọng nó quyếtđịnh việc đưa thông tin và liên kết đữ liệu có thành công hay không.

Mục đích của việc chuẩn hóa là chuẩn hóa dữ liệu không gian và phi khônggian theo mô hình thiết kế cơ sở đữ liệu.

* Các bước thực hiện chuẩn hóa dữ liệu địa chính:a) Đối với dữ liệu không gian:

28

Trang 29

- Chuyên đôi dir liệu không gian về hệ tọa độ thống nhất theo yêu cầu thiết kếkỹ thuật (nếu cần);

- Chuan hóa phông chữ các đối tượng text trên đữ liệu theo TCVN 6909 (nêu

- Chuẩn hóa đữ liệu không gian theo thiết kế mô hình đữ liệu.

b) Đối với dữ liệu phi không gian:

- Chuẩn hóa phông chữ theo tiêu chuẩn TCVN 6909 (nếu cần);

- Chuẩn hóa hệ phân loại chỉ tiết, chuẩn hóa việc ghi số hiệu và nhãn thuộc tính.- Chuan hóa dit liệu phi không gian theo thiết kế mô hình dữ liệu.

1.3 Quản lý đất đai và tầm quan trọng của Cơ sở dữ liệu đất đai:

Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Nhà nước thống nhất quản lý về đất

đai, theo đó, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyên mục đích sử dụng đất;

- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất;

- Thống kê, kiểm kê đất đai;- Quản lý tài chính về đất đai;

- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS;- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai vàxử lý vi phạm pháp luật về đất đai;

29

Trang 30

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạmtrong việc quản lý và sử dụng đất đai;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhànước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm

quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

Đề thực hiện tốt tất cả các nhiệm vụ trên nhà nước cũng đã ban hành rấtnhiều văn bản dưới luật như:

- Chi thi 1474/CT-TTg Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2011 về thực hiện mộtsố nhiệm vụ, giải pháp cấp bách dé chan chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng dat, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liền với đất và xây dựng cơ sở dữliệu đất đai.

- _ Quyết định số 1892/QĐ-TTg, ngày 14/12/2012 của Thủ tướng Chính về việcphê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Quản lý đất đai giai

đoạn 2011 — 2020 Một trong những nhiệm vu và giải pháp thực hiện là: xây dựng

hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai.

Quản lý Nhà nước tập trung, minh bạch hóa thông tin quản lý đất đai và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phải đượccoi là công tác bắt buộc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, mẫu giấychứng nhận quyền sử dụng đất và mẫu hồ sơ địa chính cần hướng tới việc thuận tiệncho các giao dịch điện tử Hiện nay các đữ liệu đăng ký chỉ tiết như thửa đất, chủ

sử dụng đất chưa được tổ chức quan lý tương xứng với giá trị và tam quan trọng.

Dữ liệu còn nằm phân tán tại nhiều đơn vị, chưa được tập trung quản lý dé phuc vucác mục đích sử dung, tránh sự trùng lặp trong các hoạt động điều tra, khảo sát, đođạc, đăng ký, quy hoạch , tạo nguồn thông tin tin cậy cho hoạt động quản lý và raquyết định của cấp quản lý (ICTnews - Ong Trần Kiêm Dũng — Trưởng phòng

KHCN& HTQT — Cục CNTT -Bộ Tai nguyên và Môi trường)

Vậy cơ sở dữ liệu đất đai cũng như ứng dụng công nghệ GIS trong quản lýđât đai là yêu câu câp bách mà hiện nay cả nước đang hướng tới.

30

Trang 31

1.4 Một số ứng dụng của GIS liên quan đến đề tài

Nhiều ứng dụng trên thế giới với các ngành nghề khác nhau đã và đang triểnkhai về sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS như : Sử dụng công nghệ GIS trongviệc nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong sản xuất rượu nho New Zealand, sử

dụng công cụ GIS cho ứng cứu lũ lụt tai Australia, sử dụng công nghệ GIS trong

quản lý giao thông, hạ tầng đô thị tại An Độ, Bi, Pháp, Indonesia, hệ thống tra cứuGoogle map Có thé nói công nghệ GIS được sử dụng trên thé giới trong hau hết cácngành, lĩnh vực từ phát triển kinh tế, xã hội, ha tang đô thị đến dự báo rủi ro vềthiên tai, biến d6i khí hậu, quy hoạch phát triển.

Đối với Việt Nam, trong thời gian mười năm trở lại đây, nhiều Tỉnh, Thànhphó đã tiếp cận giải pháp công nghệ GIS trong quản lý đô thị nói chung và quản lýtài nguyên và môi trường nói riêng Ở Thành phố Hà Nội, nhiều Dự án sử dụng

công nghệ GIS phục vụ công tác quản lý chuyên nganh đã và dang thực hiện Cụ

thé như: Du án Hanoigis — Hệ thống tích hợp thông tin địa lý giải quyết phục vu

công tác quản lý đô thị Hà Nội do Sở Thông tin Truyền thông chủ trì thực hiện; Dự

án thử nghiệm xây dựng hệ thống thông tin địa chính do Cơ quan hợp tác phát triểnCanada tài trợ tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Dự án xây dựng hệ thống

thông tin quản lý địa chính, nhà đất và đô thị quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà

Nội; Một số Dự án sử dụng công nghệ GIS trong quản lý nhà đất và đô thị tại mộtsé quan huyén Ha Noi nhu: Quan Thanh Xuan, Đống Đa, Hoàn Kiếm v.v Đánhgiá chung về các Chương trình nay, hầu hết các Dự án thực hiện trên cơ sở sử dụng

công nghệ GIS đều ở giai đoạn đang nghiên cứu hoặc đang thử nghiệm từng phầnnhỏ lẻ.

Năm 2010 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có hợp tác với cơ quan hợp

tác phát triển Bi thực hiện dự án Urbis Hanoi2010- Xây dựng hệ thống Thông tinquản lý đô thị Hà Nội 2010 ứng dụng công nghệ GIS và đến nay hoàn thành ở bướcđiều tra khảo sát, lập báo cáo.

Ứng dụng của GIS trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tácxác minh nguôn goc nha dat nói riêng.

31

Trang 32

Hệ thống tài liệu đất đai bao gồm bản đồ và hệ thống số sách Việc đưa tất cảcác tài liệu này trên một hệ thống là điều mà ngày nay GIS có thé làm được.

- GIS được sử dụng đề hỗ trợ việc thu thập dữ liệu không gian và thuộc tính,là cơ sở dé xây dựng các dự án đầu tư phù hợp nhất với địa phương.

- Tìm kiếm và phân tích dữ liệu không gian là chức năng đóng vai trò rất

quan trọng trong các ứng dụng của GIS, được sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho

nhà quản lý, giúp họ đưa ra quyết định một cách chính xác, nhanh chóng và phùhợp nhất.

- Chồng xếp các lớp thông tin: GIS cho phép ta chiết xuất, tích hợp thông tin

bằng việc chồng xếp các lớp dữ liệu đầu vào Tính năng này ứng dụng trong việcchồng xếp các lớp bản đồ Kết quả chồng xếp giữa bản đồ qua các thời kỳ sẽ cho ta

kết quả về vị trí không gian của các thửa đất, từ đó tìm kiếm các thông tin thuộc tính

biến động qua các thời kỳ.

32

Trang 33

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THÓNG HÒ SƠ LƯU TRỮ QUA CÁC

THỜI KỲ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1 Cơ cấu tố chức Thành phố Hà Nội

Sơ dé hệ thống chính trị Thanh phố Ha Nội

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống chính trị thành phố Hà Nội

Ngoài các sở ban ngành là ủy ban nhân dân quận, huyện, thi xã và các đơn vi

trực thuộc thành phố (trường cao dang, dai phát thanh truyền hình, ban quản lý các

dự án cấp thành phó )

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Sở Xây Dựng Hà Nội:

Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp UBND thành phố HàNội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xây dựng, tham gia quản lý xây dựng

33

Trang 34

theo quy hoạch; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khucông nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: kết cấu hạtầng kỹ thuật đô thị; cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sang, công viêncây xanh, nghĩa trang, rác thải đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,khu công nghệ cao); phát triển đô thị; kinh doanh bat động sản.

Sở Xây dựng chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND thành phố Hà

Nội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Xây

Một trong những nhiệm vụ của Sở Xây Dựng là quản lý về nhà ở và công sởbao gồm:

Quản lý nhà ở, công thự, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước do Thành

phố quản lý; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển quỹ nhà ở,

công thự được giao quản lý theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Xây

dựng và phân cấp của UBND Thành phó; hướng dẫn việc thực hiện chế độ bảohành, bảo trì nhà công vụ, nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Thành phó quản lý.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc điều tra, thống kê, lập danh bạ điều tra

về diện tích, tình trạng phân loại, mục đích sử dụng và chuyển dịch sở hữu nhà của

cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn Thành phố; hướng dẫn UBND các Quận,

Huyện làm thủ tục chuyền dịch sở hữu nhà ở trên địa bàn Quận, Huyện.

Hướng dẫn và tô chức việc tiếp nhận quỹ nha tự quản của Trung ương vaThành phố đề thống nhất quản lý, tổ chức và tiễn hành thủ tục mua bán, cho thuê

nhà ở theo quy định của Nhà nước và Thành phố.

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND các Quận, Huyện thực hiện đánh biểnsố nhà trên địa bàn Thành phố.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo và thực hiện các giảipháp chính sách để quản lý thống nhất các hoạt động về kinh doanh bất động sảntheo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND Thanh phố.

34

Trang 35

Là cơ quan thường trực của Ban Chi đạo Thành phó về chính sách đất và nhà,Ban Điều hành chương trình phát triển nhà ở Thành phó, Hội đồng bán nhà Thànhphố và Hội đồng 297 Thành phó.

Tham gia định giá các loại nhà, dat ở trên địa bàn Thành phố theo khung giá,nguyên tắc, phương pháp định giá các loại nhà, đất của nhà nước.

Xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành các tiêu chuan xây dựng nhà ở,công sở, trụ sở làm việc; ban hành quy định về tiêu chí phân loại, thiết kế điển hình,quy chế quản lý, sử dụng, chế độ bảo hành, bảo trì nhà ở, công sở, trụ sở làm việc

của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa

bàn Thành phó.

Căn cứ tiêu chuẩn sử dụng nhà công vụ do Chính phủ ban hành, chủ trì, phối

hợp với Sở Tài chính xây dựng, trình UBND Thành phố ban hành khung giá cho

thuê nhà ở công vụ, khung giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội áp dụng cho từng

thời kỳ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô; hướng dẫn,kiểm tra việc thực hiện.

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các tiêu chí điều tra,

thong ké, danh gia vé nha 6; chi dao, hướng dẫn công tác điều tra, thống kê, đánhgiá định kỳ về nhà ở; hướng dẫn việc xây dựng, quản lý cơ sở đữ liệu và cung cấpthông tin về nhà ở, công sở, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước; tổng hợp, côngbố định kỳ năm năm thông tin về nhà ở trên địa ban Thành phố.

Cấp Giấy chứng nhận và hướng dẫn, kiểm tra UBND các Quận, Huyện cấp

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất, sở hữu công trình xâydựng theo quy định của pháp luật.

Các tài liệu lưu trữ tại Sở Xây dựng có giá trị trong công tác xác minh nguồngốc nhà đất là các tài liệu về nhà chính sách, các thông tin quản lý về địa chỉ nhà.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây với Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà

Nội (cũ).

35

Trang 36

Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên mônthuộc UBND thành phó, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng SởTài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, công tác

của UBND thành phó; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên

môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn chung

Trình Ủy ban nhân dân thành phô Hà Nội:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thấm quyền banhành của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

b) Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, dé án, dựán về lĩnh vực tài nguyên và môi trường và các giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên

và môi trường trên địa bàn thành phó;

c) Dự thao quyét định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tô

chức của chi cục thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

d) Dự thảo quy định tiêu chuan, chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó các tô

chức trực thuộc Sở và Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

quận, huyện, thành phố trực thuộc thành phố Hà Nội;

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:

a) Dự thảo các văn bản thuộc thâm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy bannhân dân thành phố Hà Nội về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, tổ chức lại các phòng

nghiệp vụ, chi cục và đơn vi sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

c) Dự thảo các văn bản quy định cụ thé về quan hệ công tác giữa Sở Tàinguyên và Môi trường thành phố Hà Nội với các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân

quận, huyện, thành phó trực thuộc và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

Hướng dẫn tô chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinhtế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được cơ quan Nhà nước cấp

36

Trang 37

trên có thâm quyền ban hành; tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vựctài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phô Hà Nội;

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyênvà môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thành phố

trực thuộc, công chức chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran (sauđây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên

và môi trường;

Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của Sở theo quy định củapháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; chủtrì hoặc tham gia thâm định, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đềán, dự án ứng dụng tiễn bộ công nghệ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môitrường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối

với các đơn vi sự nghiệp thuộc Sở và các đơn vi sự nghiệp công lập khác của thành

phố Hà Nội hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực Tài nguyên và môi trường theo

quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tô chức thực

Giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản ly nhà nước đối với các doanhnghiệp, tô chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động cáchội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định

của pháp luật;

Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc

phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếunại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân cấp, ủy

quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tô chức bộ máy và mối quan hệ

công tác của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, dao

tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc

37

Trang 38

phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp củaỦy ban nhân dân thành phố Hà Nội; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, côngchức cấp huyện và cấp xã làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi

Quản lý tài chính, tài sản thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp

của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;

Xây dung cơ sở dit liệu về tài nguyên và môi trường: thống kê, báo cáo tình

hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định củapháp luật;

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao

hoặc theo quy định của pháp luật.

2.1.2.3 Nhiệm vu và quyền hạn cụ thể trong lĩnh vực quản lý đất đai và đo đạcbản do:

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện chức năng quản lý trong rấtnhiều lĩnh vực Hai trong số các lĩnh vực có liên quan đến mục đích nghiên cứu của

dé tài:

1) Về dat dai:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất của địa phương dé trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê

b) Tổ chức thâm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Ủy ban nhân dân

cấp huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt; kiểm tra việc thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện đã được phê duyệt;

c) Tổ chức thâm định hồ sơ về giao dat, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyềnquyền sử dụng đất, chuyên mục dich sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tải sản gắn liền với đất;

d) Thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất, thực hiện đăng ký quyền sử dụng

đất và quyền sở hữu, sử dung tài sản gan liền với đất theo quy định của pháp luật;

38

Trang 39

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao dat, cho thuê đất,thu hồi đất, chuyên quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dung tài sản gắn liền với đất;

việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện

quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

e) Hướng dẫn, kiểm tra và tô chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc,

đánh giá, phân hạng đất; lập và chỉnh lý biến động bản đồ địa chính, bản đồ hiệntrạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai vàxây dựng hệ thống thông tin đất dai của thành phô Hà Nội;

ø) Chủ trì xác định giá đất, gửi Sở Tài chính thâm định trước khi trình Ủyban nhân dân thành phô Hà Nội quy định giá đất định kỳ hàng năm tai địa phươngphù hợp với khung giá đất do Chính phủ ban hành; đề xuất việc giải quyết cáctrường hợp vướng mắc về giá đất; tổ chức thực hiện điều tra, tổng hợp và cung cấpthông tin, đữ liệu về giá đất;

h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tổ

chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các trường hợp bị thu

hồi đất theo quy định của pháp luật.

i) Tổ chức thực hiện kiểm tra việc thu tiền khi giao đất, cho thuê dat, chuyềnmục đích sử dụng đất, thu hồi đất, phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất,đấu thầu dự án có sử dụng đất;

k) Tổ chức, quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai thành phó, Tổ

chức Phát triển quỹ đất và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đăng ký

dat đai cấp huyện và Tổ chức phát triển quỹ đất trực thuộc Uy ban nhân dân thànhphố Hà Nội;

Trang 40

b) Tổ chức, quản lý việc triển khai các hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy

hoạch, kế hoạch; quản lý chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ;

thống nhất quản lý toàn bộ hệ thống tư liệu đo đạc và bản đồ tại địa phương; quảnly việc bảo mật, lưu trữ, cung cấp khai thác sử dụng thông tin tư liệu đo đạc và bản

dé; quản ly việc bao vệ các công trình xây dựng do đạc va ban dé;

c) Quan ly va tô chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống

cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ của thành phố Hà Nội, bao gồm: hệ thốngđiểm đo đạc cơ sở, cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ,hệ thong bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, ban đồ nền, bản đồ chuyên

đề phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình;

d) Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với co quan Nhanước có thâm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phâm bản đồ có sai sót vềthể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc thành phố Hà Nội;

ấn phâm bản đồ có sai sót về kỹ thuật.

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức thuộc Sở

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ mà Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có

các phòng, ban, đơn vị hoạt động theo chức năng nhiệm vụ đặc thù của mình.

Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu

giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài

nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường khí tượng thủy văn, đo đạc và bản

đồ trên địa ban thành phó theo quy định của pháp luật Tất cả các tài liệu thuộc các

lĩnh vực quản lý qua các giai đoạn sẽ được lưu trữ tại một bộ phận lưu trữ mà ngàynay nó là đơn vi Trung tâm CNTT tài nguyên Môi trường Hà Nội Day là đơn vi lưu

trữ tất cả các tài liệu liên quan đến các hoạt động của ngành quản lý đất đai từ trướcđến nay và là đơn vị cung cấp thông tin nguồn gốc đất đai trên địa bàn thành phố.

2.1.2.5 VỊ trí và chức năng của Trung tâm Công nghệ Thông tin Tài nguyên Môi

trường Hà Nội.

40

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN