1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế của dự án điện Tiên Thành

69 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan chuyên dé “Phân tích hiệu quả tài chính va kinh tế của

Dự án Thủy điện Tiên Thành” là thành quả nghiên cứu độc lập của tôi, do tôitrực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên- PGS.TS Vũ Thị Minhcùng với việc tham khảo giáo trình, sách báo, Internet va nhiều tài liệu liênquan khác đã được trích dẫn nguồn rõ ràng Các số liệu được sử dụng trongchuyên đề được lấy từ các báo cáo, các tài liệu chính thức của Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH Sông đà 7.09.

Tôi xin cam đoan nội dung chuyên đề tuyệt đối không có sự sao chép bất

hợp pháp từ bat cứ bài viết nào, nếu sai phạm tôi xin chịu hoan toàn tráchnhiệm.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2020Sinh viên

Lê Thị Ngân Quỳnh

SV: Lê Thi Ngân Quỳnh Lép: Kinh tế tài nguyên

Trang 3

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

LOI CAM ON

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn bộ quý thầy côTrường đại học kinh tế Quốc dân, Quý thầy cô khoa Bắt động sản và Kinh tếtài nguyên đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốtbốn năm học tập và rèn luyện tại trường Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến

giáo viên hướng dẫn - PGS.TS Vũ Thị Minh, người đã nhiệt tình hướngdẫn em thực hiện báo cáo thực tập này.

Em xin chân thanh cảm ơn ban lãnh dao và các anh, chị trong phòng Khách

hàng doanh nghiệp 2- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đãtạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em thực tập tại công ty.Việc được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mac giúp em có thêm hiểu biết,

kiên thức thực tê và yêu câu công việc trong tương lai.

Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên bàibáo cáo của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhậnđược những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô và anh chị trongNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đó sẽ là hành trang quý

giá đê em có thê hoàn thiện mình sau này.

Em xin chân thành cam on!

SV: Lê Thi Ngân Quynh Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 4

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE PHAN TÍCH HIỆU QUA TÀI CHÍNH

VÀ KINH TE CUA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN - 2s scssssessesseesssssss 4

1.1 Các khái niệm liền quann c2 3233132 E+EEEeereerserrssrreerses 4

1.L.1 Khai niệm dự án và dự án thủy điỆH - Ă ẶẶSĂsSsiisseeresees 4

1.1.2 Khái niệm phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế dự án1.1.3 Sự can thiết phải phân tích hiệu quả tài chính và phân tích hiệuquả kinh tế dự án thủy điỆN 5 5S SE TEE E1 ccererrey 101.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích tài chính và phân tích kinh tế dự

án đầu ư -: St sSt St 1E 111E1111511111151111111111111111111111111111111111111 E1 sxe 11

V2.1 Ph@in tich tdi NINN L000 oaẢẢẢ Il

1.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã NGi c cccccccceccesces esses eeseestesesseeee 1413 Các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế

dự án thủy điện - - G01 S21 1 11 111182111111 811101 11x Hy Hiến 15

13.1 Nhân tổ chiến lược đính hướng đầu tur - . 151.3.2 Các cơ chế chính sách, luật pháp, quản lý nhà nước 161.3.3 Nhân tổ quản lý chuẩn bi, vận hành, khai thác dự dn 161.3.4 Các nhân tố rủi ro và bất định 5c 5cccccccsrerecres 16CHUONG 2: PHAN TÍCH HIEU QUA TAI CHÍNH VA KINH TE DỰ ANTHUY ĐIỆN TIEN THANH, cccsssssssssssssesssesssessesssecsssssssssccssccasessncsscsaneeanessessees 182.1 Giới thiệu về dự án thủy điện Tiên Thành 2-5 5+: 18

DAL GiGi thi@u CHUNG ee 18

2.1.2 Sự cần thiết đầu ti dự GI cccccccccsccssscssssssssssssssesssessesssssssesssessssssees 18

2.1.3 Nhiệm vu và cơ sở pháp Ïý «ch HH, 19

2.1.4 Thiết kế kỹ thuật và Quy M6 c.ccccccccccccsessescsessesessssessesessesseeseeseees 21SV: Lê Thi Ngân Quynh Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 5

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh2.2 Giới thiệu chủ đầu tư và cơ quan cấp vốn - 2c 52c 25

2.2.1 Giới thiệu Công ty TNHH Sông Đà 7.9 ke 25

2.2.2 Giới thiệu đơn vị tài trợ/cho VAY VỐN 5-55 ccccccccccrxcrces 302.3 Cơ sở pháp lý trong tính toán phân tích kinh tế - tài chính 302.4 Số liệu sử dụng trong tính toán - 2-52 s2xc2xzzz£xerxrxeerxee 302.5 Mục đích của phân tích kinh tế - tài chính đối với dự án Thủy điện

l0) ố 312.6 Phân tích hiệu quả tài chính dự án thủy điện Tiên Thành 31

2.6.1 Cơ sở phân tích hiệu quả tài ChÍHH Si 31

2.6.2 Xác định vốn dau tw tài sản cố định và tiễn độ giải ngân vốn của

29 DIN 0.1 nan 46

CHƯƠNG 3: CÁC KIEN NGHỊ, GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA DAUTU DU AN THUY DIEN NOI CHUNG VA DU AN THUY DIEN TIEN

0:7 90)/:0/0)8:)i0)000777 47

3.1 Giải pháp cụ thể đối với hoạt động vận hành khai thác nhà máy thủy

điện Tiên Thành ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3.1.1 NHÓM GIAI PHAP ĐÔI VỚI CHỦ DAU TỈU E335 ESSskessse 47

SV: Lê Thi Ngân Quỳnh Lép: Kinh tế tài nguyên

Trang 6

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

3.1.1.1 Tăng cường công tac dự bao khi tượng thủy văn 47

3.1.1.2 Kiểm soát chỉ phí vận hành dự ám ¿5-55 5s+csccssce2 473.1.1.3 Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước trong phòng chongthiên tai, tuân thủ quy định về an toàn vận hành 5- 48

3.1.1.4 Sứ dụng có hiệu quả các chỉ phí duy tu, bảo dưỡng nhà máy

đề duy trì công suất hoạt đỘng -+- + ©c5ce+c+ceEerkerrsrerrerei 48

3.1.2 NHÓM GIAI PHÁP ĐÔI VỚI DON VỊ TÀI TRỢ VỐN VAY - 48

3.1.2.1 Phối hợp với chủ dau tư quản lý dòng tiễn, - - 483.1.2.2 Xây dựng kế hoạch trả nợ hợp lý phù hợp với dự án 483.1.2.3 Ap dụng cơ chế uu đãi lãi suất, miễn giảm lãi suất đối với Dự

dn trong các giai đoạn khó KkhiĂH «se seseeeserserserske 49

3.2 Giải pháp giải quyết các yếu tố rủi ro, bất ỗn - 493.3 Kiến nghị về chiến lược định hướng đầu tư đối với nhà nước 473.3.1 Tiếp tục thực hiện thống nhất và đồng bộ các quy hoạch phânngành năng lượng trong đó ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo trong

GO CO 0/128./2.080n0n8808 Ầ.Ầ Ầ.Ầ.Ầ.Ầ 50

3.3.2 Quy hoạch phải đưa ra những đánh giá về tác động môi trường,lập Báo cáo môi trường chiến lược trong phát triển điện lực, phải hài hòagiữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi FWỜN - 5-52 5eSccctecrsrrsrsered 503.4 Kiến nghị về luật pháp, cơ chế chính sách va quản ly nhà nước 51

3.4.1 Tăng cường ra soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan dédam bdo tính thông nhất đồng bộ của VBOPPL trong phát triển dién 51

3.4.2 Tăng cường hoạt động của các co quan tham muu của co quan

nhà nước và tham van cộng đông đặc biệt ở các địa phương 523.4.3 Tăng cường hoạt động hoạt động quản lý nhà nước đối với vận

hành nhà máy thủy đIỆH Ặ Tnhh HH krry 52

0009000757 53DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -s- 5-52 ssssesssessesses 54

3:00800902057 55

SV: Lê Thi Ngân Quỳnh Lép: Kinh tế tài nguyên

Trang 7

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

DANH MUC BANG - SO DO

Bang 2.1: Thông kê danh sách các văn ban làm cơ sở pháp lý cho dự án 20

Bang 2.2: Các thông số và chỉ tiêu chính của công trình 2: 5z 525522 s2 21Bang 2.3: Danh sách cổ đông của Công ty TNHH Sông Da 7.09 25

Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Sông Đà 7.09 giai đoạn "0600 VẨ:.g 26

2017-Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Sông Đà 7.09 giai đoạn"0020 1n ẳiẳii 27

Bảng 2.6: Báo cáo lưu chuyền tiền tệ của Công ty TNHH Sông Đà 7.09 giai đoạn"0M 011 28

Bảng 2.7: Các thông số thuỷ năng chính của Dự án thủy điện Tiên Thành 30

Bảng 2.8: Các hạng mục cấu thành vốn đầu tư XD công trình - + 31

Bảng 2.9: Phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình -2¿ sz+cx++zx+zx+ez+z 32Bảng 2.10: Phân bổ vốn đầu tư xây dựng Dự án -. ¿-s¿©cc+cscecxeszxrre 33Bang 2.11: Doanh thu kế hoạch và giá bán điện bình quân năm của thủy điện TiênBang 2.12: Bảng tính trượt giá điện hang năm của dự án tính từ năm 2009-2017 35

Bang 2.13: Sản lượng thực hiện 11 tháng vận hành đầu năm 2020 và kế hoạch tháng7/2 000nẦẦẦ— 36

Bang 2.14: Doanh thu thực hiện 11 tháng vận hành đầu năm 2020 - 36

Bảng 2.15: Bang tổng hợp kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 37

Bang 2.16: Bảng tổng hợp kết quả tính toán các chi tiêu hiệu quả kinh tế 39Bang 2.17: Tổng hợp Quy hoạch điện VỊI - 2© 2252+££+EE££E2EE2EEeExerxezrerred 42Sơ đồ 1.1 Mô hình thực hiện dự án thủy điện -. -2¿ 5¿©5++2Sz+cxrzzxrrrrerxesree 7Sơ đồ 1.2: Quy trình lựa chọn dự án đầu tư -. -¿- 2 ++2++2E++E+Exerxerrzrxrrkerxee 8

SV: Lê Thi Ngân Quynh Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 8

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

LOI MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Điện năng có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người,có thé nói điện năng là một nhân tố không thé thiếu trong quá trình phát triển củatoàn nhân loại Thật khó để tưởng tượng được cuộc sống sẽ khó khăn như thế nàonếu chúng ta không có điện trong một thời gian dài Từ các hoạt động sinh hoạt chođến các hoạt động sản xuất từ nhỏ đến lớn đều có sự can thiệp của điện năng, điệnnăng giúp vận hành các thiết bị điện khác giúp con người tiết kiệm thời gian vàcông sức, tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc Khi xã hội phát triển theohướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thì nhu cầu về điện năng cũng ngày càngtăng cao, vì vậy nhiệm vụ cung cấp đủ nguồn điện năng đề đáp ứng kịp thời nhu cầu

sử dụng điện là điều vô cùng quan trọng tại mỗi đất nước.

Tại Việt Nam, nhu cầu về điện đang ngay càng tăng, trung bình tăng từ 10% mỗi năm, đối với một đất nước đang phát triển như nước ta thì tốc độ tăng nhucầu điện được đánh giá là nhanh hơn so với tốc độ phát triển kinh tế trung bình.Hiện nay, có 6 nguồn năng lượng điện chủ yếu tại nước ta, bao gồm: năng lượng

8%-nhiệt điện dầu, 8%-nhiệt điện gồm 8%-nhiệt điện than và 8%-nhiệt điện khí, thủy điện, năng

lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo Trong khi các loại nguồn điện hiện đang đốimặt với nhiều thách thức cần phải khắc phục như: các dự án nhiệt điện khí chưa

đảm bảo tiến độ và tính đồng bộ, các dự án nhiệt điện than đang ngày được khuyến

nghị giảm số lượng cũng như tỷ trọng, đồng thời các dự án điện từ nguồn nănglượng tái tạo mặc dù được nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển nhưng vẫnchiếm tỷ trọng không đáng kể vì đầu ra còn gặp nhiều khó khăn, dự án điện hạtnhân Ninh Thuận cũng đã bị ngừng thi công thì thủy điện vẫn đang là nguồn cungđiện chủ yếu, chiếm ty trọng khá lớn từ 38-40% tổng nguồn cung năng lượng trên

cả nước.

Hiện tại, sản lượng điện quốc gia đạt khoảng 160 tỷ KWh/nam, xếp thứ haitrong khu vực Đông Nam Á và thứ 30 trên thế giới, tuy nhiên, nếu tính bình quânđầu người chỉ đạt 1.750 kwh/người/năm là mức rất thấp so với khu vực và thé giới,

khi đem so sánh với Thái Lan là 3.500 KWh/nguoi/nam, với Mỹ là 12.000

KWh/người/năm Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, đời sống con ngườingày càng được cải thiện thì nhu cầu về sử dụng điện năng tăng lên là điều tất yếu.Nắm bắt được nhu cầu ngày càng tăng lên, dự án thủy điện Tiên Thành do công ty

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 1 Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 9

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị MinhTNHH Sông Da 7.09 làm chủ đầu tư đã được dau tu xây dựng va đưa vào van hànhtừ cuối năm 20109.

Hoạt động đầu tư các dự án thủy điện của Công ty TNHH Sông Đà 7.09 đãvà đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên, nhìn nhận lại công tác đánh

giá hiệu quả tài chính và kinh tế của các dự án thủy điện vẫn tồn tại những vấn đềcần được giải quyết Do đó, trên thực tế đã dẫn đến việc dự án khi đi vào thực thichưa đạt được hiệu quả đặt ra như kế hoạch ban đầu, xảy ra nhiều nguy CƠ TỦI rotiềm an cho Kinh tế - Xã hội — Môi trường Công tác nghiên cứu, phân tích hiệuquả tài chính và kinh tế của một du án thủy điện là một bước vô cùng quan trọngdé dam bảo dự án được đầu tư có hiệu quả va giảm thiểu các rủi ro xảy ra Phântích hiệu quả tài chính và kinh tế của một dự án thủy điện nói chung và của dự ánthủy điện Tiên Thành nói riêng nhằm giúp đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu

quả đầu tư cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, mang lại lợi ích cho nền kinh tế

xã hội và cộng đồng Xuất phát từ sự cần thiết trong thực tiễn, tác giả lựa chọn đề

tài: “Phân tích hiệu quả tai chính và kinh tế của dự án thủy điện Tiên Thành” làmchuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu chung

Đánh giá hiệu quả tài chính và kinh tế trước và sau khi đi vào đầu tư và vậnhành của dự án thủy điện Tiên Thành và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảtài chính va kinh tế của dự án.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính và kinh tế của dự

án thủy điện nói chung và dự án thủy điện Tiên Thành nói riêng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của dé tài: Đối tượng mà đề tài hướng đến đó là phântích các chỉ tiêu hiệu quả tai chính và kinh tế của dự án thủy điện Tiên Thành, docông ty TNHH Sông Đà 7.09 làm chủ đầu tư Từ đó, trên cơ sở các lý luận và thựctiễn đã phân tích để đưa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả tài chính và kinh tế

của dự án thủy điện Tiên Thành.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích tính hiệu quả tàichính và kinh tế của dự án thủy điện từ giai đoạn đầu tư đến giai đoạn vận hành.

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 2 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 10

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

4 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Khi bắt đầu tiếp cận đề tài nghiên cứu, sửdụng phương pháp thu thập thông tin dé thu thập các thông tin liên quan đến co sởlý thuyết của đề tài hay các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được côngbố, các chính sách liên quan và các số liệu thông kê.

- Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp đưa ra những câu hỏi đối vớingười đối thoại dé thu thập thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu.

b) Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu

- Phương pháp định tính: Dựa trên các hiện tượng thực tế hoặc từ các sự kiệnlịch sử để đưa ra các quan điểm, nghiên cứu thu thập những thông tin mới xuất hiện,có kết thúc mở với dự định triển khai các chủ dé từ số liệu.

- Phương pháp định lượng: Sử dụng số liệu từ báo cáo nghiên cứu khả thị, kếthợp với thông tin thu thập được sau giai đoạn vận hành dé tính toán đánh giá lạihiệu quả tài chính và kinh tế của dự án trên cơ sở các chi tiêu định lượng.

5 Kết cau của chuyên đề

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng,hình, danh mục các từ viết tắt, chuyên đề gồm ba chương được bồ cục như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế của dự

an thủy điện

Chương 2: Phân tích hiệu qua tài chính và kinh té của dự án thủy điện

Tiên Thành

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dau tư dự án thủy điện nói

chung và dự án thúy điện Tiên Thanh nói riêng

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 3 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 11

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ THUYET VE PHAN TÍCH HIỆU QUA TÀI

CHÍNH VÀ KINH TE CUA DỰ ÁN THỦY ĐIỆN

1.1 Các khái niệm liên quan

1.1.1 Khai niệm dự an và dự an thủy điện

Dự án là một phương thức hoạt động có hiệu quả Hoạt động đầu tư theo dự ánlà một tập hợp kế hoạch hành động, được kiểm tra dé đảm bao cho một tiến trìnhchung trong việc sử dụng các nguồn lực và các yêu tố môi trường đã được tính toánnham hướng đến những mục tiêu nhất định Hoạt động của dự án tạo tiền đề của sựđôi mới, phát triển, tạo ra giá trị mới Dự án sẽ định hướng mọi sự nỗ lực có thờihạn dé tạo ra sản pham, dịch vụ nhất định Một dự án dé tồn tại và phát triển đòi hỏiphải có một sự phù hợp nhất định với môi trường, sử dung hợp lý các nguồn lực đầuvào dé có được những đầu ra mong muốn, đồng thời phải có một cơ chế điều khiểnthích ứng với những thay đổi.

về phân loại dự án, gồm có hai loại dự án: Dự án đầu tư và dự án đầu tư công- Dự án đầu tư: Định nghĩa về dự án đầu tư được xem xét và nhìn nhận khácnhau từ các góc độ và lĩnh vực khác nhau: Cụ thể:

+ Theo Luật Dau tu số 61/2020/QH14, “Dự án dau tư là tập hợp đề xuất bỏvốn trung hạn hoặc dài hạn để tiễn hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địabàn cụ thê, trong khoảng thời gian xác định”.

+ Theo Luật Đâu thầu số 61/2005, “Dự án dau tu là tập hợp các đề xuất déthực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc nhằm đạt được một yêu cầu hay mộtmục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định, dựa trên nguồn vốn xác định từ

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh Ạ Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 12

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh+ Xét về góc độ quản ly, dự án đầu tu là công cụ quản ly về việc sử dungnguôn lực gồm lao động, vật tư, nguồn vốn dé tạo ra các kết quả tài chính và kinhtế, xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.

+ Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là tông thé những hoạt động và sắp đặtviệc sử dụng các chi phí với lịch thời gian nhất định tại địa điểm xác định dé tạo ra

giá tri mới hoặc mở rộng năng lực cũ hoặc cải tạo, nâng cao những giá tri cũ

Dự án đầu tư lại được phân loại theo nhiều cách:

+ Theo mục đích đầu tư: Dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh là dự án đầutư với mục tiêu chính là thu lợi nhuận; Dự án đầu tư phát triển là dự ánđầu tư với mục tiêu chính là lợi ích kinh tế - xã hội — môi trường.

+ Theo nguồn vốn dau tư: Nguồn vốn dau tư công; nguồn vốn khác:

+ Theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án Dự án quan trọng cấpquốc gia; Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C;

+ Theo tính chất đầu tư: Dự án có cấu phần xây dựng: Dự án không cócau phần xây dựng;

+ Theo lĩnh vực đầu tư: Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải; Dựán đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm-ngư-nghiệp; Dự án đầu tư lĩnh vực

công nghiệp; Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng;

+ Theo vùng lãnh thé: Dự án có thé phân theo tỉnh, thành phố; theo vùng

lãnh thổ.

Đặc điểm chính của Dự án đầu tư bao gồm:

+ Duan đầu tư có mục đích và mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

+ Mỗi một dự án đầu tư đều có chu kỳ phát triển riêng của mình và thờigian tồn tại là hữu hạn.

+ Mỗi dự án đầu tư đều có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau nhưchủ đầu tư, nhà tài trợ vốn, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, các tôchức cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư,

+ Dự án đầu tư là sản phẩm đơn chiếc, độc đáo.

+ Dự án đầu tư có môi trường hoạt động nhất định và có sự tương tác, kếtnối phức tạp.

+ Dự án dau tư luôn thay đổi theo thời gian, không gian và có độ rủi ro

- Dự án dau tư công:

Theo khoản 15 Điều 4 Luật đầu tư công năm 2019, “Đầu tư công là hoạt độngđầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác

theo quy định của Luật này”.

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 5 Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 13

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh"Vốn đầu tư công” quy định tại Luật đầu tư gồm: “vốn ngân sách nhà nước,vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địaphương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài

trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu đểlại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vaykhác của ngân sách địa phương dé đầu tư."

"Vốn nhà nước ngoài ngân sách nhà nước” là bao gồm các loại vốn được quyđinh tại Khoản 44 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013: trái phiếu, công trái quốc gia, tráiphiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển, vốn vay ưu đãi của nhà tai trợ,vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhànước, vốn vay được bao đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủbảo lãnh, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, giá trị quyền sử dụngđất (trừ vốn ngân sách nhà nước).

1.1.1.2 Dự án thủy điệna) Thủy điện

“Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước Da số năng lượng thủyđiện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốcbin nước và máy phát điện Kiểu ít được biết đến hơn là sử dụng năng lượng độnglực của nước hay các nguồn nước không bị tích bằng các đập nước như năng lượngthuỷ triều Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo”, nguồn từ bách khoa toàn thư mở

Theo tir dién tiéng việt, thủy điện được định nghĩa don giản là điện do thủy

năng sinh ra.

Về mặt kỹ thuật, thủy điện được xem như một dạng năng lượng sạch có khảnăng tái tạo Thủy điện là phương thức tạo ra nguồn năng lượng gần như không thảira các khí hay hóa chất độc hại như khí nhà kính, nitơ, lưu huỳnh dioxit, Tamhoạt động của thủy điện tương đối rộng, chỉ cần lượng mưa nhất định kết hợp dòngchảy của sông suối là có thé tạo ra điện năng Do đó, nếu đưa ra các chính sáchquản lý một cách hợp lý và điều kiện thời tiết tương đối ổn định thi thủy điện sẽkhông bao giờ bị cạn kiệt hay làm cạn kiệt nguồn tài nguyên do thủy điện không sửdụng năng lượng hóa thạch Hơn nữa, các trạm thủy điện nhỏ và rất nhỏ có thể đápứng được nhu cầu điện năng tại các khu vực khó tiếp cận với mức độ tác động tốithiêu lên môi trường.

Về mặt kinh tế - xã hội, thủy điện đang ngày một phổ biến bởi vì thủy năngchính là nguồn năng lượng tái tạo, rất dồi dào, đáng tin cậy Hiện nay, công nghệthủy điện cũng đã phát triển tới một mức độ 6n định, với mức giá phải chăng, hopSV: Lê Thị Ngân Quỳnh 6 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 14

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minhlý cùng lợi tức đầu tư vào dự án thủy điện đã được xác định rõ rang do có cơ sở déso sánh Nhiều nhà máy thủy điện thuộc vào số nhà máy năng lượng có hiệu suấtcao nhất với vòng đời dự án có thê lên đến hơn 100 năm Hơn nữa, thủy điện có thênhanh chóng đáp ứng tức thời với sự tăng lên về nhu cầu điện theo thời gian.

Bên cạnh những mặt tích cực, thì một số mặt bất lợi mà các thủy điện tác độnglên đó là gây ra tác động lớn đến môi trường sinh thái khu vực.

b) Dự án thủy điện

Dự án thủy điện là dự án được đầu tư nhằm sản xuất điện năng từ năng lượngnước với nhiều mục đích khác nhau Ngoài mục đích chính nhằm phục vụ cho mạnglưới điện công cộng thì nhiều dự án thủy điện được đầu tư xây dựng nhằm mục đích

thương mại hóa.

Dự án thủy điện thuộc loại dự án đầu tư sản xuất — kinh doanh, nên người bỏvốn đầu tư là các doanh nghiệp, không phải nhà nước.

Một dự án thủy điện bao gồm các nội dung chính sau:

- Mục tiêu của dự án thủy điện: là các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dựán Đa số các mục tiêu của một dự án thủy điện đó là tạo ra điện năng dé phuc vu

cho mạng lưới điện chung và mục tiêu lợi nhuận.

- Kết quả: là những kết quả cụ thể, có thé định lượng, các kết quả nay được tao

ra từ các hoạt động của dự án thủy điện.

- Các hoạt động: là những nhiệm vụ hay các hành động được thực hiện trong

dự án nhằm tạo ra kết quả cụ thể Các hành động hay nhiệm vụ này cùng với một lộtrình và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo nên kế hoạch làm việccủa dự án Cụ thể, dự án thủy điện tập hợp các dé xuất có liên quan đến việc bỏ vốn,kêu gọi đầu tư để xây dựng công trình mới, thi công công trình và vận hành côngtrình thủy điện trong một thời gian nhất định Như vậy, một dự án thủy điện bao

gồm ba giai đoạn hoạt động chính là đầu tư, xây dựng, vận hành.Sơ đồ 1.1 Mô hình thực hiện dự án thủy điện

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN |————> Đầu tư + Xây dựng + Vận hành +

Thời gian

- Các nguồn lực: nguồn lực cần thiết để tiến hành một dự án thủy điện gồm

có vật chât (tài nguyên nước, nhà máy thủy điện, ), con người và tài chính Giátrị hoặc chi phí của những nguôn lực này chính là vôn đâu tư cân cho một dự ánthủy điện.

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 7 Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 15

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh1.1.2 Khái niệm phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế dự án dau tư

Hiệu quả của dự án đầu tư là phạm trù kinh tế được sử dụng để đánh giá tínhkhả thi của một dự án, nghĩa là so sánh giữa các kết quả đạt được của dự án đầu tưvới các chi phí bỏ ra dé có kết qua đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiệu quả của một dự án đầu tư được đánh giá qua các chỉ tiêu có tính chấtđịnh tính và định lượng Tính chất định tính được thể hiện qua các loại hiệu quả đạtđược: hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, Các chỉ tiêu có tính chất định lượngthường được thé hiện qua mối tương quan giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và kết

quả đạt được so với mục tiêu của dự án đầu tư.

Sơ đồ 1.2: Quy trình lựa chọn dự án đầu tư

Sự cần thiết và Thực hiện dựmục tiêu án

Quy mô dự án Phân tích

tài chínhGiải pháp kĩ Phân tích dự

1.1.2.1 Phân tích hiệu quả tài chính

Tài chính là phạm trù kinh tế được sử dụng để phản ánh các quan hệ phân

phối của cải xã hội dưới hình thức giá tri Thể hiện bằng sự vận động độc lập

tương đối của tiền tệ với chức năng làm phương tiện thanh toán và phương tiện cất

giữ giá trị trong quá trình tạo lập Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập,

phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thé trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu nhấtđịnh của các chủ thé.

- Tài chính là điều kiện tiên quyết đóng góp vào sự thành hay bại của mỗi dựán Bởi vì một trong những chức năng quan trong của tài chính là thu hút, phân bổvà khai thác các nguồn tài chính nhằm đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển của toàn

xã hội nói chung và của mỗi một doanh nghiệp nói riêng.

Phân tích hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư là nghiên cứu, phân tích,đánh giá ở khía cạnh tài chính của dự án, nghĩa là xem xét về khả năng cũng nhưSV: Lê Thị Ngân Quỳnh g Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 16

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minhhiệu qua sử dung tài chính trong việc thực hiện dự án đầu tư Phân tích hiệu quả tài

chính của một dự án đầu tư là một quá trình chọn lọc, đánh giá về tương quan củacác chỉ tiêu tài chính và đánh giá tài chính về một dự án đầu tư nhằm giúp các nhàđầu tư và các nhà tài trợ vốn đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả Phân tích hiệu

quả tài chính được xem xét trên quan hệ vi mô, tức là đứng trên giác độ lợi ích của

của doanh nghiệp Do đó, phân tích hiệu quả tài chính một dự án đầu tư được xemxét trên giác độ lợi ích của chính chủ đầu tư dự án đó.

Nguyên tắc xác định của hiệu quả tài chính dự án đầu tư là dựa vào giá trị thịtrường Các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp được sử dụng để phản ánh các khía

cạnh hiệu quả của dự án đầu tư gồm: NPV; IRR; B/C; Thời hạn thu hồi vốn có chiết

khấu và không chiết khấu; Hệ số thu hồi vốn đầu tư; Điểm hòa vốn; Vòng quayvòng của vốn lưu động (dự án); Các chỉ tiêu tính toán của phân tích tài chính dựán đầu tư được xác định tương đối dễ dàng và đơn giản dựa trên giá trị thị trường,về cơ bản là hữu hình và có thể đo được.

1.1.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế

Xét trên quan điểm tiếp cận dựa trên lợi ích của tổng thể nền kinh tế quốc dân,hiệu quả kinh tế là sự chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế thu được so với các

chi phí ma nền kinh tế phải bỏ ra khi thực hiện dau tư.

Phân tích hiệu quả kinh tế là nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả dự ánđầu tư đối với toàn nền kinh tế quốc dân, tức là phân tích, đánh giá đầy đủ và toàndiện những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát trién nền kinh tế quốc gia vàviệc thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội của đất nước Nếu kết quả phân tích tàichính và phân tích kinh tế của du án cho kết quả trái ngược nhau thì vấn đề đặt ra làcác nhà quản lý có thâm quyền cần có những chính sách, biện pháp kịp thời nhưthông qua thuế hay trợ cấp dé khắc phục các yếu kém của thị trường.

Mục tiêu tiên quyết của phân tích hiệu quả kinh tế nhăm đạt được lợi ích chonên kinh tế quốc dân trên ba khía cạnh chính:

- Về kinh tế: Dự án đầu tư khi đi vào giai đoạn vận hành cần phải đảm bảo nênkinh tế tăng trưởng một cách hiệu qua và 6n định.

- Về xã hội: Một dự án đầu tư được coi là giúp ích cho xã hội khi dự án đó gópphần giúp xóa đói giảm nghẻo, tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, tăng mức thu

nhập cho người lao động

- Về môi trường: Một dự án đầu tư hiệu quả là khi dự án đó đi vào vận hànhkhông gây ra các tác động tiêu cực đến môi trường, ngoài ra còn có thê góp phần

giúp giảm ô nhiém,

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 9 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 17

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị MinhNguyên tắc xác định của hiệu quả kinh tế dự án đầu tư là lấy mục tiêu củatong thé nền kinh tế làm cơ sở xác định Những giá trị có lợi cho nền kinh tế đượctính là lợi ích, ngược lại là chi phí, những giá trị này có thé tồn tại cả hữu hình và vô

Những chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế đa phần giống với các chỉ tiêu đolường hiệu quả tài chính, tuy nhiên, khác nhau ở phạm vi tính toán con số (NPV,IRR, ) Ngoài ra, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế có thé có thêm các chỉ tiêukhác như giá tri sản pham thuần túy tăng thêm (NVA), phân phối thu nhập tạo racông bằng xã hội, tạo công ăn việc làm, tiết kiệm ngoại tệ, tăng khả năng cạnh tranhquốc tế, thúc đây phát triển khoa học và công nghệ

Các chỉ tiêu tính toán của phân tích kinh tế dự án đầu tư được đánh giá là phứctạp hơn nhiều so với các chỉ tiêu tính toán của phân tích hiệu quả tài chính vì lợiich/chi phi của tong thể nền kinh tế là rất đa dạng và tuân theo lợi ích quốc gia đanghướng đến là tăng trưởng, ôn định, và công bằng.

1.1.3 Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả tài chính và phân tích hiệu quả kinhtế dự án thủy điện

1.1.3.1 Đối với chủ đầu tư

Nghiên cứu, phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế là một khía cạnhrất quan trong của quá trình tạo lập, thẩm định bat kỳ dự án đầu tư nào nói chung vadự án thủy điện nói riêng Thông qua phân tích tài chính và kinh tế, chủ đầu tư cóthé xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các nguồn tài trợ cho dự án, cơ cấu vốn,tính toán dòng tiền, lỗ lãi và những lợi ích mang lại cho nhà đầu tư và cho nền kinhtế Dựa trên cơ sở nghiên cứu đó, nhà đầu tư có được kết quả đánh giá hiệu quả vềmặt tài chính của dự án đầu tư, cũng chính là kết luận quan trọng nhất dé làm cơ sở

cho quyết định có đầu tư hay không Phân tích tài chính và kinh tế một bước luônđược thực hiện trước khi lập “Báo cáo đầu tư xây dựng công trình” cho đến khi đưacông trình vào vận hành, nên sau khi quyết định đầu tư vào dự án, phân tích tàichính và kinh tế sẽ giúp chủ đầu tư có thể dự trù được cho tương lai khi có sự thayđối về thu nhập và chi phi dé ứng phó kịp thời cũng như điều chỉnh phù hop vớitừng thời điểm.

1.1.3.2 Đối với đơn vị tài trợ vốn đầu tư

Phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế của một dự án thủy điện là một bướcnên phải có trước khi tiến hành các bước tiếp theo, bởi vì đây được coi là mộtnguồn tai liệu quan trong dé thu hút các đơn vị tài trợ vốn đầu tư Trong mỗi dự án

đêu sẽ tôn tại những rủi ro không mong muôn có thê xảy ra, đặc biệt đôi với các

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 10 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 18

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minhdự án phụ thuộc vao nguồn tự nhiên như dự án thủy điện sẽ phát sinh ra nhiều vấnđề phức tạp, khó lường trước được, có thé nói nếu không đánh giá một cách toàndiện thì các nhà đầu tư sẽ khó để thu hút các đơn vị tài trợ vốn đầu tư cho dự án

của mình.

Cac đơn vi tai trợ sẽ căn cứ vào bao cáo phân tích hiệu quả kinh tế và tài chínhđược thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá cụ thé, toàn điện về dự án dé có một cái nhìntổng quát, đúng đắn về dự án, từ đó sẽ đánh giá được liệu dự án có khả thi haykhông, có an chứa nhiều rủi ro không hay còn có thé dự đoán được kha năng sinhlời và thời điểm sinh lời của dự án, cuối cùng đưa ra quyết định có nên tài trợ vốnđầu tư hay không và đầu tư bao nhiêu Hơn nữa, nhà tài trợ có thé dua vào kết quảphân tích tài chính và kinh tế để đưa ra các quyết định có nên tiếp tục đầu tư nữahay không, trường hợp chủ đầu tư vay và trả nợ gốc lãi đúng cam kết thì uy tín dévay vốn sẽ được nâng cao và chứng tỏ dự án đầu tư là hiệu quả.

1.1.3.3 Đối với các cơ quan quan lý có thâm quyền

Việc phân tích hiệu quả tài chính giúp cho các nhà đầu tư và các nhà tài trợvốn tìm đến những dự án đầu tư được tối đa hóa lợi nhuận, còn phân tích hiệu quảkinh tế giúp cho các nhà quản lý vi mô và quản lý vĩ mô Việc xác định đúng đắnhiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư giúp cho các nhà quản lý vĩ mô lựa chọn đượcnhững phương tiện hữu hiệu nhất phân bổ nguồn lực xã hội dé thực hiện chiến lượckinh tế xã hội của đất nước ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định Chính vì vậy, phântích hiệu quả kinh tế chính là căn cứ chủ yếu để Nhà nước xem xét và đưa ra quyếtđịnh cho phép thực hiện các dự án đầu tư hay không, đồng thời cũng là căn cứ đểxác định các chế tài tài chính quốc tế như ADB, IMF hay WB, xem xét tài trợ cho

dự an.

1.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích tài chính và phân tích kinh tế dự án đầu tư

1.2.1 Phân tích tài chính

1.2.1.1 Giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value)

Giá trị hiện tại thuần NPV được định nghĩa là tổng các giá trị hiện tại (PV) củacác dòng tiền cụ thé của cùng một thực thé Trong trường hợp khi tat cả các luồngtiền trong tương lai là tiền vào và đòng tiền ra duy nhất là giá mua thì NPV đơn giản

là PV của dòng tiền tương lai trừ đi giá mua Giá trị hiện tại thuần NPV là một côngcụ trung tâm trong phân tích dòng tiền chiết khấu (DCF), và là một phương pháptiêu chuẩn cho việc sử dụng giá trị thời gian của tiền để thâm định các dự án dài

Giá trị hiện tại thuần NPV được sử dụng dé lap ké hoach ngân sách vốn, và

được sử dụng rộng rãi trong nhiêu lĩnh vực như kinh tê, tài chính, kê toán, chỉ tiêu

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh ll Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 19

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minhnày đo lường sự vượt qua hoặc thiếu hụt của các dòng tiền, về giá trị hiện tại, một

khi các chi phí tai chính được dap ứng.

- NPV là tổng lãi của dự án được quy đổi về hiện tại Được tính theo công thức:

ES fa- t

NPV = `

t=1 (L-alt Co

Trong đó:

Ct : Dòng tiền thuần tai thời gian t (Cashflow)

Co : Chi phí vốn ban đầu của khoản đầu tư/dự ánr: Tỉ lệ chiết khấu

n: Tổng thời gian thực hiện dự ánt: Thời gian tính dòng tiền

Giá trị NPV phụ thuộc vào hệ số chiết khấu r

Nếu NPV > 0 có nghĩa là dự án đầu tư này sẽ có thể tăng thêm giá trị cho nhàđầu tư, thì dự án có thể được chấp nhận.

Nếu NPV < 0 có nghĩa là dự án đầu tu này sẽ có thé làm giảm giá trị công ty,thì dự án nên bị từ chối.

Nếu NPV = 0 có nghĩa đầu tư sẽ không đạt được cũng như không làm matđi giá trị cho nhà đầu tư, thì chúng ta nên thờ ơ trong quyết định có chấp nhậnhay từ chối dự án vì dự án này không có thêm giá trị tiền tệ Hoặc chúng ta cũngcó thé đưa ra quyết định dựa trên các tiêu chí khác như vị trí chiến lược hoặc cácyếu tô khác.

Các chuyên gia tài chính thường thích sử dụng chỉ tiêu NPV dé đánh giá hiệuquả tài chính của một dự án bởi vì NPV tính đến giá trị thời gian của tiền, theo đócách tính khấu trừ dòng tiền tương lai để thu về giá trị hiện tại Tiếp đến, NPV xemxét đến chỉ phí đầu tư cơ bản (thường rất nhiều tiền) hoặc ngưỡng hoàn vốn củadoanh nghiệp Ngoài ra, NPV cũng cho phép so sánh kế hoạch phân bổ ngân sáchvới giá trị hiện tại của dòng tiền thu về.

1.2.1.2 Tỷ lệ lợi ích- chi phí B/C (Benefit-Cost ratio)

Tỉ lệ lợi ích-chi phí (B/C hay BCR) là tỉ lệ được sử dụng trong phân tích lợi ích

chi phí dé tóm tắt mối quan hệ tong thé giữa chi phí tương đối và lợi ích của một dựán được đề xuất BCR có thé được thé hiện dưới dang đơn vị tiền tệ hoặc định tính.

Ti lệ lợi fch-chi phi (B/C hay BCR) thường được sử dụng nhất trong ngân sáchvốn dé phân tích giá trị tổng thé của số tiền đầu tư thực hiện một dự án mới Ngoàira, BCR được sử dụng dé phác thảo ý tưởng sơ bộ về khả năng ton tại của dự án và

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 12 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 20

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minhti lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) vượt quá tỉ lệ chiết khấu Đó là chi phí sử dung vốn bìnhquân của công ty (WACC), tức chi phí cơ hội của số vốn đó.

Nếu dự án có BCR lớn hơn 1.0, dự án dự kiến sẽ cung cấp giá trị hiện tại ròng(NPV) dương và sẽ có tỉ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) cao hơn tỉ lệ chiết khâu được sửdụng trong các tính toán DCF Điều này cho thấy rang NPV của dòng tiền từ dự án

lớn hon NPV của chi phí và dự án nên được xem xét.

Ty số này là tỷ số của tông hiện giá thu nhập với tông hiện giá chi phí bỏ ra

Trong đó: Bi: là thu nhập cua doanh nghiệp trong năm thứ i

Ci: là chi phí của doanh nghiệp bỏ ra trong năm thứ i

r: là lãi suất của các chi phí

n: số năm mà doanh nghiệp thực hiện đầu tư cho dự án

Nếu BCR >= 1, tỉ lệ này cho thấy NPV của lợi nhuận dự kiến lớn hơn hoặcbăng với chi phí, thì nên chấp nhận dau tư dự án.

Nếu BCR< 1, nghĩa là chi phí của dự án sẽ cao hơn lợi ich, do đó không nên

thực hiện dự án.

B/C có ưu điểm nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra Cách tínhB/C cũng tính đến giá trị thời gian của tiền tức phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu r.

1.2.1.3 Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return)

Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return) là tỉ lệ chiết khấu làmcho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền (cả đương và âm) từ một dựán cụ thê bằng không Nói một cách khác, khoản đầu tư ban đầu sẽ bằng với giá trịhiện tại của dòng tiền trong tương lai của khoản đầu tư đó.

Công thúc tính cua IRR:

0—=NPV=Ề` —*“—> G+ IRR)! — Œg

Trong đó: Co: Tổng chỉ phí đầu tư ban đầu (năm 0)

Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t (thường tính theo năm)

IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ

t: Thời gian thực hiện dự án

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 13 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 21

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

NPV: Giá trị hiện tai rong

IRR là một số liệu được sử dung dé ước tính khả năng sinh lời của mộtkhoản dau tư tiềm năng Nếu IRR lớn hơn hoặc bằng với chi phí vốn, công ty sẽcoi dự án đó là một khoản đầu tư tốt Giả sử, tất cả dự án đều yêu cầu một khoảnđầu tư bằng nhau, dự án nào có mức IRR cao nhất sẽ được xem là tốt nhất vàthực hiện đầu tiên.

IRR đề cập đến suất thu lợi nội tại, có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thândự án nên loại trừ các yếu tố như lạm phát, hoặc các rủi ro tải chính khác nhau

1.2.1.4 Thời gian hoàn vốn PP (Payback Period)

Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết dé thu hồi toàn bộ số vốn đầu tư vàodự án Nói một cách đơn giản, thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian đầu tư đạt đếnđiểm hòa vốn Sự mong muốn của một khoản đầu tư có liên quan trực tiếp đến thời

gian hoàn vốn của nó Hoàn vốn ngắn hơn có nghĩa là đầu tư hấp dẫn hơn.

Thời gian hoàn vốn là chi phí đầu tư chia cho dòng tiền hàng năm Thời gianhoàn vốn càng ngắn, đầu tư càng được mong muốn Ngược lại, thời gian hoàn vốn

càng dài thì càng ít mong muốn.

Phương pháp tính thời gian hoàn vốn:

- Xác định dòng tiền thuần của mỗi năm dự án

- Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối mỗi năm bằng cách tínhchênh lệch giữa số vốn đầu tư và dòng tiền thuần hằng năm

- Khi số vốn đầu tư còn phải thu hồi nhỏ hơn dòng tiền thuần của năm sau: PP= Số năm hiện tại * Dòng tiền thuần của năm sau (năm)

Nếu thời gian hoàn vốn của dự án nhỏ hơn thời gian hoàn vốn mong muốn thìdự án nên được chọn Nếu PP lớn hơn thời gian hoàn vốn mong muốn thì nên loạibỏ dự án Nếu PP bang thời gian hoàn vốn mong muốn thì chúng ta có thé xem xétkết hợp với nhiều yếu tổ khác.

Nếu doanh nghiệp chỉ lựa chọn một dự án nhưng có nhiều dự án thỏa mãnđiều kiện về thời gian hoàn vốn thì nên chon dự án có thời gian hoàn vốn ngắn nhất

trong tất cả các dự án.

Thời gian hoàn vốn PP được áp dụng rộng rãi trong phân tích và đánh giá các

dự án mang tính rủi ro cao.

1.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội1.2.2.1 Hiệu quả kinh tế

Dự án được đánh giá có hiệu quả kinh tế khi nó đạt được những mục tiêu kinhtế như:

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 14 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 22

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh- Nâng cao mức sống người dan: được thé hiện gián tiếp thông qua các chỉ tiêucụ thể về mức gia tăng tong sản phẩm quốc gia GDP, GDP bình quân đầu người,mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế sự gia tăng tổng sản

lượng nông nghiệp, công nghiệp va dịch vu,

- Gia tăng nguồn thu ngoại hối cho đất nước.

- Góp phần làm gia tăng số lượng việc làm cho nên kinh tế, giảm tỷ lệ thấtnghiệp, chuyên đôi cơ cấu lao động, nâng cao năng suất lao động, dao tạo lao động

có trình độ và tay nghề cao.

1.2.2.2 Hiệu quả xã hội

Dự án đạt hiệu quả xã hội khi đạt được các tiêu chí về mặt xã hội như:

- Phan phối thu nhập và công bằng: thé hiện qua sự đóng góp dự án đối vớiviệc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, vùng hải đảo, xa xôi và đầy mạnh

công bằng xã hội

- Nang cao diéu kién vat chat va cai thién chat lượng cuộc sống cho ngườidân, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân: giảm tỷ lệ số người mắc bệnh,

giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn và trẻ nhỏ

- Cải thiện môi trường làm việc, phát triển giáo dục nâng cao tỷ lệ giáo dục

phô cập, tăng tỷ lệ số học sinh đến trường.

- Tạo ra việc lam cho người dân địa phương.

- Phải nâng cao sự gắn kết trong cộng đồng địa phương; lôi kéo được sự thamgia của cộng đồng địa phương.

- Phải góp phần bảo tồn các đi sản văn hóa dân tộc

1.2.2.3 Hiệu quả môi trường

Dự án mang lại hiệu quả môi trường khi dự án đó không làm ô nhiễm môi

trường, suy thoái hay làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên Một dự án có thé

mạng lại những lợi ích cho môi trường như: góp phần ngăn chặn ô nhiễm, khôi

phục, nâng cao chất lượng môi trường sao cho tốt hơn so với trước khi thực hiện dựán, góp phan bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế dự án

thủy điện

Có nhiều yếu tổ ảnh hướng đến dự án thủy điện trong đó có thé kể đến một sốnhân tố chính như:

1.3.1 Nhân tổ chiến lược đính hướng dau tw

Ngành điện là ngành đặc thù cung cấp hàng hóa thiết yêu cho nền kinh tế, vìvậy, việc phát triển được nhà nước đặc biệt quan tâm Nhà nước định hướng phátSV: Lê Thị Ngân Quỳnh l5 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 23

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minhtriển ngành điện thông qua quy hoạch điện trong từng thời kỳ Trên cơ sở địnhhướng này, nhà nước muốn khuyến khích ngành nào sẽ ưu tiền mua điện với giá caođối với ngành đó từ đó khuyến khích chuyền dịch cơ cấu ngành điện từ đó tác độngđến hiệu quả kinh tế tài chính chính của Dự án.

1.3.2 Các cơ chế chính sách, luật pháp, quản lý nhà nước

Tùy theo định hướng phát triển trong từng thời kỳ, nhà nước có các công cụquản lý điều hành cũng như định hướng sự phát triển của thị trường nhắm hướngđến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Các chủ trương, cơ chế chính sách, luật phápđược thê hiện ở nhiều cấp khác nhau từ cấp nhà nước đến cấp bộ ngành địa phương.

Ở cấp nhà nước, chính sách định hướng được thể hiện qua hệ thống pháp luật cùngcác văn bản quy phạm đưới luật nhằm tạo môi trường, khuôn khổ pháp lý cho hoạtđộng đầu tư; Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư; Ban hành cácđịnh mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn đầu tư Xây dựng chính sách cán bộ thuộclĩnh vực đầu tư; Ban hành chính sách, chủ trương đầu tư nhằm cải thiện môi trườngvà thủ tục đầu tư; Kiểm tra, giám sat đầu tư; Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nước,đặc biệt là dự án nhóm A hoặc các dự án thủy điện có vốn ngân sách nhà nước Tat

cả các chủ trương, co chế chính sách, luật pháp này sẽ giúp định hướng doanh

nghiệp hoạt động cũng như tạo ra bộ lọc từ đó khuyến khích các dự án hiệu quả.

1.3.3 Nhân tổ quan lý chuẩn bị, vận hành, khai thác dự án

Hoạt động đầu tư nhà máy thủy điện là hoạt động xuyên suốt từ chuẩn bị, tổchức thi công, đến vận hành khai thác dự án Mỗi khâu trong dự án đều tiêm ân

nguy cơ tác động tới hiệu quả dự án:

- Tổ chức chuẩn bị nguồn vốn: N guồn vốn cho thực hiện dự án cho thực hiệndự án thường lớn tiến độ nguồn vốn cần phù hợp với tiến độ thi công.

- Tổ chức cung ứng đầu vào dự án thủy điện: Tổ chức thi công công trình dự

án thủy điện thường được thực hiện ở xa trung tâm trong rừng đòi hỏi phải vận

chuyền vật tư, do đó, khả năng cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào phục vu dựán, nhân lực cho thi công dự án, lựa chọn thiết bị máy móc phù hợp với dự án Bêncạnh đó, các van đề như về phát thải khí, bụi phá hủy cảnh quan tai nơi triển khai dựán cũng là một vấn đề phải xem xét kỹ lưỡng; một dự án có thê có hiệu quả tàichính nhưng lại không có hiệu quả kinh tế xã hội.

- Trong giai đoạn vận hành, khai thác: Về cơ bản dự án không đòi hỏi nhiều vềyếu tô đầu vào nhưng yêu cầu giám sát thường xuyên dé có các biện pháp ứng phókịp thời Đồng thời, trong giai đoạn vận hành, vấn đề về kiểm soát chỉ phí hoạt độngluôn là vấn đề cần được quan tâm.

1.3.4 Các nhân tổ rủi ro và bat định

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 16 Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 24

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị MinhHoạt động thủy điện phụ thuộc nhiều vào các yếu tố rủi ro bat định, tuy nhiên,yếu tố rủi ro bat định lớn nhất là điều kiện tự nhiên gồm:

- Điều kiện khí tượng thủy văn;

- Điều kiện về địa hình, địa chat, dia chan;- Điều kiện về khí hậu

Trong giai đoạn đầu tư, cần xem xét các nhân tô này dé có phương án kỹ thuậtphù hợp Chuyên sang giai đoạn vận hành, phương án kinh tế kỹ thuật sẽ gần như

không thé thay đôi, yếu tố về điều kiện tự nhiên sẽ tác động chủ yếu đến doanh thu

dự án thông qua lưu lượng nước chảy qua, tuy nhiên, việc dự báo được các yếu tốvề điều kiện tự nhiên sẽ giúp doanh nghiệp có những biện pháp ứng phó như điềutiết lượng nước hồ chứa, tích nước hồ chứa hoặc xả lũ dé đảm bảo hài hòa giữa lợi

ích của Dự án cũng như lợi ích vùng hạ du, đảm bảo an toàn vùng hạ du.

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 17 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 25

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

CHUONG 2

PHAN TÍCH HIỆU QUA TÀI CHÍNH VA KINH TE DỰAN THUY DIEN TIEN THANH

2.1 Giới thiệu về dự án thủy điện Tiên Thanh

2.1.1 Giới thiệu chung

Sông Bằng Giang (hay sông Bằng) khởi nguồn từ tỉnh Quảng Tây, TrungQuốc chảy xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào tỉnh Cao Bằng tại cửa khẩu

Sóc Giang, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng Từ xã Sóc Giang, sông chảy theo hướng

Đông Nam qua các huyện Hà Quảng, Hòa An, thành phố Cao Bằng, huyện PhụcHòa Đoạn sông chảy qua Cao Bằng kết thúc tại cửa khẩu Tà Lùng, xã Mỹ Hưng,huyện Phục Hòa (phía Đông Nam Cao Băng) trước khi đồ vào tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc Sông Bằng Giang hợp lưu với sông Kỳ Cùng gần thị trấn Long Châu,Quang Tây dé tạo thành sông Tả Giang, là một chi lưu phía Nam của Uc Giang.Sông Bằng Giang có tổng chiều dài khoảng 118km, trên đất Việt Nam sông Bằngcó chiều đài khoảng 100km, độ cao bình quân lưu vực là 482m, chiều rộng trung

bình lưu vực là 44,5 km, mật độ lưới sông 0,92 km/km2.

Công trình thủy điện Tiên Thành năm ở xã Tiên Thành, huyện Phục Hoà, làbậc thang giữa trong ba bậc thang thuỷ điện được đầu tư xây dựng trên sông Bằng

Giang VỊ trí địa lý công trình như sau:

106°26°11” kinh Đông:

22°34°14'`_ vĩ độ Bắc2.1.2 Sự cần thiết đầu tư dự án

Dé đáp ứng yêu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của nền kinh tế, Tập đoànĐiện lực Việt Nam đã xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn

2011-2020 có xét triển vọng đến năm 2030, gọi tắt là qui hoạch điện VII Quy

hoạch điện VII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số

1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 Theo quy hoạch điện VII đã được phê duyệt:

- Về dự báo phụ tải:

Đáp ứng nhu cau phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDPkhoảng 7% - 8%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và cao hơn, dự báo nhu cầu tiêu thụ

điện của nước ta tăng trưởng ở mức 16%/năm (phương án cơ sở), 20%/năm

(phương án cao) trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó đối với phương án cao làphương án điều hành, chuẩn bị phương án 22%/năm cho trường hợp tăng trưởng đột

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 18 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 26

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh- Về phát triển nguồn điện:

+ Phát triển nguồn điện cần phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nêu trên Đảm bảo

thực hiện đúng tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích kết hợp như:cấp nước, chống lũ, sản xuất điện; phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệtđiện khí; đây mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượngmới và tái tạo cho các vùng khó tiếp cận như vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo,khu vực biên giới; chủ động cung cấp điện năng có hiệu quả với các nước trong khuvực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như phát triển ôn định bền vững.

+ Phát triển nguồn điện mới phải xem xét tới đầu tư có chiều sâu và nâng cấpcông nghệ các nhà máy đang vận hành; ngày càng nâng cao tiêu chuân bảo vệ môitrường; sử dụng công nghệ mới đối với các nhà máy điện mới.

+ Phát triển phù hợp các cụm điện lực ở các khu vực trong cả nước nhằm dam

bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ và tối thiểu hóa tôn thất điện năng trên hệ thonglưới điện quốc gia song song với đó là đảm bảo hiệu qua kinh tế của các dự án, gópphần phát triển kinh tế - xã hội cho từng từng khu vực và trong cả nước.

- Về phát triển lưới điện:

+ Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối đồng bộ với chương trình phát

triển nguồn điện quốc gia Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa hệ

thống lưới điện các thành phó, thị xã nhằm hạn chế tác động xấu đến môi trường

cảnh quan.

+ Giảm tổn thất điện năng

2.1.3 Nhiệm vụ và cơ sở pháp lýa) Nhiệm vụ:

Với mục tiêu là phát triển lưới điện phù hợp với quy hoạch chung của chínhphủ Góp phan phát triển bền vững dan sinh kinh tế cho khu vực Nhiệm vụ của

công trình Thủy điện Tiên Thành là :

- Nhiệm vụ chính là phát điện lên lưới điện quốc gia: Phát điện với công suất

lắp máy 15,0 MW Điện lượng bình quân năm E„n=49,373 triệu kWh.

- Ngoài ra, góp phan đáp ứng cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất điện năngtrên hệ thống lưới điện Quốc gia.

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực: khu vực dự án thuỷ điệnTiên Thành sau khi đi vào vận hành sẽ có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, hệ thống

đường giao thông phục vụ xây dựng và vận hành công trình sẽ tạo khả năng phát

triển kinh tế xã hội địa phương Việc xây dựng công trình thuỷ điện Tiên Thànhcũng sẽ góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế trong vùng từ nông nghiệp sang công

nghiệp và dịch vụ, tăng sản lượng công nghiệp của địa phương, tạo công ăn việc

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 19 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 27

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

làm và mở mang các hoạt động kinh tê khác, từng bước cải thiện đời sông nhân dânđịa phương.

b) Cơ sở pháp lý

Dự án thủy điện có tác động đến nhiều bộ ban ngành đòi hỏi phải xin giấyphép thủ tục để làm cơ sơ pháp lý cho hoạt động xây dựng cũng như vận hành nhà

máy thủy điện Danh mục văn bản làm cơ sở pháp lý cho dự án như sau:

Bảng 2.1: Thông kê danh sách các văn bản làm cơ sở pháp lý cho dự án

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do UBND tỉnh Cao Bang cap lan đầu ngày05/11/2007, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 30/09/2016, chứng nhận thay đổilần thứ hai ngày 28/12/2016

Quyết định số 11591/QD-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương về việc “Phê

duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy điện nhỏ Tỉnh Cao Bằng”

Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thâm quyền (UBND tỉnh)

Công văn số 1445/SCT-QLĐN ngày 09/12/2016 của Sở Công Thương tỉnh Cao Bang

v/v “Thông báo kết quả thâm định thiết kế cơ sở dự án thủy điện Tiên Thành”.

Quyết định số 52QD/CT-CTCT ngày 05/11/2016 v/v “Phê duyệt Tông mức dau tưhiệu chỉnh Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tiên Thành”

Quyết định của CT HDTV Công ty TNHH Sông Đà 7.09 số 91QĐ/CT-CTHĐTV ngày30/12/2016 v/v “Phê duyệt kế hoạch góp vốn điều lệ - Dự án thủy điện Tiên Thành”

Quyết định số 82QD/CT-CTHDTV ngày 10/12/2016 của Chủ tịch HDTV Công ty

TNHH Sông Da 7.09 v/v “Phê duyệt thiết kế cơ sở - Dự án thủy điện Tiên Thành, tỉnh

Cao Bằng”

Quyết định số 70QĐ/CT-CTCT ngày 02/12/2016 Của Chủ tịch Công ty TNHH MTV

Sông Đà 7.09 V/v ‘Phé duyệt Dự toán chi phí xây dựng công trình phan đã thực hiệnDự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Tiên Thành”

Hồ sơ giới thiệu năng lực Công ty TNHH Tu van Kỹ thuật Việt Nam - Canada

10Hỗ sơ giới thiệu năng lực Công ty CP Tư van Xây dựng Điện 1

11Thuyết minh dự án đầu tư (10 tập) được lập bởi Công ty TNHH Tu van Kỹ thuật Việt

Nam — Canada.

12Công văn số 5900/PC1-P4 ngày 30/11/2009 của Công ty Điện lực 1 Tập đoàn Điện lực

Việt Nam V/v Thỏa thuận phương án đầu nối TD Tiên Thành — tinh Cao Bang

Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09/10/2014 của Bộ Công Thương v/v Quy định vềtrình tự xây dựng, áp dụng Biéu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bánđiện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ

14Quyết định số 5106/QD-BCT ngày 29/12/2016 của Bộ Công Thương về việc Ban hành

biểu giá chi phí tránh được năm 2017

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 20 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 28

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

Giấy phép xây dựng được miễn theo khoản b, Điều 3 Nghị Định 64/2012/NĐ-CP ngày

5 |04/09/2012 của Chính Phủ, Khoản 2, điều 89 Luật Xây dựng 2014.

16 |Giấy phép sử dụng tài nguyên nước

17 Giấy phép hoạt động điện lực

Quyết định của UBND tỉnh Cao Băng v/v “Cho phép Công ty TNHH Sông Đà 7.0918 |thuê đất để xây dựng nhà máy thủy điện Tiên Thành tại địa bàn huyện Phục Hòa và

Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”

2.1.4 Thiết kế kỹ thuật và quy môa) Thiết kế kỹ thuật

Thiết kế kỹ thuật là thiết kế nhằm cụ thê hóa thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tưxây dựng công trình được phê duyệt Thiết kế kỹ thuật thể hiện đầy đủ các giảipháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật được ápdụng và là cơ sở dé thực hiện triển khai thiết kế bản vẽ thi công Công trình thủyđiện Tiên Thành đã được Công ty CP Tư vấn - Khảo sát thiết kế và xây dựng Nănglượng lập Hồ sơ Dự án đầu tư - Thiết kế cơ sở hiệu chỉnh năm 2015 Các thông số

kỹ thuật chính của dự án nay được phê duyệt như sau:

Bảng 2.2: Các thông số và chỉ tiêu chính của công trình

TT Thông số và chỉ tiêu Đơn vị Trị số| Cấp công trình - II

II Đặc trưng lưu vực

2.1 | Tổng diện tích lưu vực km? 3080

2.2_ | Lượng mưa trung bình năm mm 1480

2.3 | Lưu lượng trung bình năm m/s 90,80

2.4 | Tổng lượng dòng chảy năm 10° m3 2867II | Hồ chứa

3.1 | Chế độ điều tiết Điều tiết ngày đêm

3.2 | Mực nước dâng bình thường m 157,75

3.3 | Mực nước chết m 155,80

3.4 | Dung tích toàn bộ 10° m3 4,9673.5 | Dung tích hữu ích 10° m? 1,717

3.6 | Dung tích chết 10° m3 3,2503.7 | Diện tích mặt hồ (với MNDBT) km? 0,840

IV | Lưu lượng và mực nước

4.1 | Lưu lượng lũ thiết kế (P = 1%) m3⁄s 2597

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 21 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 29

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

TT Thông số và chỉ tiêu Đơn vị Trị số4.2 | Mực nước thượng lưu với lũ thiết kế (P=1%) m 160,314.3 | Mực nước hạ lưu với lũ thiết kế (P=1%) m 155,82

4.4 | Lưu lượng lũ kiểm tra (P = 0,2%) m3⁄s 3556

4.5 | Mực nước thượng lưu với lũ kiểm tra (P=0,2%) m 162,944.6 | Mực nước hạ lưu với lũ kiểm tra (P=0,2%) m 157,694.7 | Lưu lượng phát điện lớn nhất qua nhà máy m?/s 256,78

4.8 | Lưu lượng dam bao m3⁄s 22,02

4.9 | Mực nước hạ lưu min m 147,00

V_ | Cột nước

5.1 | Cột nước lớn nhất m 8,735.2 | Cột nước nhỏ nhất m 4,37

53 Cột nước tính toán m 668

VỊ | Các thông số về năng lượng

6.1 | Công suất đảm bảo (Nav) MW 1,416.2 | Công suất lap may (Nim) MW 15,006.3 | Điện lượng trung bình nhiều năm (Eo) 10°kWh 49,3736.4 | Số giờ sử dung Nim Giờ 3292

- | Chiéu rong dinh dap m 11,75

2 | Dap dâng bờ phải (kế ca kho van đập tran)

Trang 30

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

TT Thông số và chỉ tiêu Đơn vị Trị số

- | Cao trình ngưỡng tràn m 149,50

- | Số khoang tran khoang 03- Bé rong mỗi khoan tràn m 13,50- | Tổng chiều đài khối đập tràn m 52,40

- | Loại cửa van - Van phang- | Chiều dai sân tiêu năng m 40,00

- | Chiều rộng sân tiêu năng m 51,00

- | Cao trinh đáy sân tiêu năng m 144,00

5 | Nhà máy thủy điện và kênh xa

5.1 | Loại nhà máy - Ngang đập

5.2 | Kích thước nhà máy BxL m 32,4x43,4

5.3 | Công suất lắp may Nim Mw 15,005.4 | Số tổ máy tổ 02

5.5 | Loại tua bin - Kapsun

5.6 | Cao trinh lap may m 142,00

5.7 | Đường kính bánh xe công tác m 4,40

5.8 | Cầu trục gian máy

- INhỊp cầu trục m 16,00- | Sức nâng Tan 100/20

5.9 | Kénh xa

- | Cao trình đáy đầu kênh m 138,05- Cao trinh day cuối kênh m 145,00- | Chiều dài kênh m 34,30- | Chiều rộng đáy kênh lớn nhất m 24,00

6 | Cac hang muc khac

SV: Lé Thi Ngan Quynh 23 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 31

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị MinhTT Thông số và chỉ tiêu Đơn vị Trị số

6.1 | Trạm phân phối hợp bộ trong nhà

- | Điện áp đường dây kV 35

- | Kiểu mach - Don - AC300

- | Chiều dài km 17,0

6.2 | Đường vận hành km 7,80

6.3 Đường thi công km / 1,20

-Nguôn: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Tiên ThanhThiết bị công nghệ chính: Nha máy gồm 2 tổ máy tua bin Kapsun, công suất2x7,50MW, máy phát đồng bộ 3 pha, cột nước tính toán 6,68m Hệ thống thiết bịđiều khiến, thiết bị phụ và các thiết bị cơ khí thuỷ lực khác.

Thiết bị đập tràn gồm 03 cửa van vận hành (van phăng) có kích thước thôngthuỷ bxh=13,5x10,0m, nâng hạ bằng tời điện và cửa van sửa chữa có kích thướcthông thuỷ bxh=13,5x1 1,60m, nâng hạ bằng cầu trục chân đê.

Thiết bị cửa lấy nước gồm lưới chắn rác có kích thước thông thủy

bxh=8,68x16,0m, cửa van vận hành có kích thước thông thuỷ bxh=8,68x9,4m.

Nâng hạ cửa van bằng cầu trục chân đê.

Thiết bị cửa van hạ lưu nhà máy gồm cửa van sửa chữa có kích thước thôngthuỷ bxh=7,90x7,90m Nâng hạ cửa van bằng tời điện.

+ Xác định cấp công trình theo năng lực phục vụ: Thủy điện Tiên Thành có

công suất lắp máy 15MW theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002thì cap công trình là cấp II.

Kết luận: Tô hợp lại thì công trình thuỷ điện Tiên Thành được xếp vào loại

cap II.

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 24 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 32

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh2.2 Giới thiệu chủ đầu tư va cơ quan cấp vốn

2.2.1 Giới thiệu Công ty TNHH Sông Đà 7.09

Công ty TNHH Sông Đà 7.09 tiền thân là Công ty TNHH MTV Sông Đà 7.09được thành lập và đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 28/09/2010 Thời điểm ban đầu,Công ty là doanh nghiệp 100% vốn góp của Công ty Cổ phần Sông Đà 7, tuy nhiêndo năng lực tài chính không đủ nên việc triển khai đầu tư dự án đã tạm dùng từ2011 — 2012 Đến năm 2016, Công ty CP Sông Da 7 đã chuyển nhượng toàn bộphần vốn góp tại Công ty Sông Đà 7.09 cho các đơn vị khác có năng lực tài chínhdé tiép tục thực hiện dự án Hiện tại, Công ty TNHH Sông Da 7.09 có 4 thành viêngóp von và đã chuyển sang loại hình Công ty TNHH Hai thành viên trở lên theođăng ký kinh doanh số 4800165086 thay đổi lần 4 ngày 06/12/2016.

- Sau khi thay đổi thành viên góp vốn, Bộ máy lãnh đạo của Công ty cũngđược thay đổi toàn bộ bang những can bộ có năng lực, trình độ do các thành viên

góp vốn bồ nhiệm.

- Hiện tại, người đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Mai Gia Khánh,

giữ chức vụ Tổng Giám đốc Công ty.

- Danh sách thành viên góp vốn của Công ty hiện tại:

Bảng 2.3: Danh sách cỗ đông của Công ty TNHH Sông Da 7.09

3 Công ty CP Đầu tư DTC 0101735593 12 10%Công ty CP Tư vấn

4 XD&TM Tây Nguyên 0101974513 12 10%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Sông đà 7.09

- Tinh hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Sông Da 7.09:

SV: Lê Thị Ngân Quỳnh 25 Lóp: Kinh tế tài nguyên

Trang 33

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Sông Đà 7.09 giai đoạn

¬— khoản phải thu ngăn 58.552 96| 65415| 13| 86374| 34| -27.822 -32

hàng thu ngăn hạn của khách 1.621 03| 1.535 0} 1.535 1 86 6

2 Trả trước cho người ban 41.399 68| 48686| 10] 79.770] 31| -38.371 -48

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 - 0 0 187 0 -187| -1005 Phải thu về cho vay ngắn hạn 8.099 1,3 9.155 2 0 0 8.099 -6 Phải thu ngắn hạn khác 6.108 10| 4.715 1] 3.557 1] 2.551 72

Cy puns phai thu ngan han -1.431| (0,2)| -1431 0| -1.431 -1 0 0

8 Tai sản thiếu chờ xử ly 2.755 0,5| 2.755 1| 2.755 1 0 0IIL Hàng tồn kho 0 - 0 0 0 0 0 -IV Tài sản ngắn hạn khác 400 01| 9.112 2| 9.640 4| -9.240 -962 Thuế GTGT được khấu trừ 400 0,1 9.112 2 9.640 4| -9.240 -96B - TAI SAN DAI HAN 550.905 90,3 | 417.310 85 | 160.358 63 | 390.547 244

L Tài sản cố định 550.905| 9033| 1.666 0| 2.051 1| 548.854 | 26.766

1 Tài sản cố định hữu hình 550.905 90,3| 1.666 0| 2.051 1| 548.854 | 26.766

- Nguyên giá 551354| 904| 2.252 0| 2252 1| 549.102 | 24.387

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) -449| (0.1) -585 0 -201 0 -248 | 123

IL Tai sản dở dang dài hạn 0 -| 415644| 84) 158.307] 62| ¡zy2o„| -100

dane phí xây dựng cơ bản dé 0 -| 415.644] 84| 158.307] 62| jseaq7 | -100

NGUON VON 609.877 | 100,0| 492.482| 100] 256.475| 100| 353.402| 138

A—No phải trả 447230| 73,3| 338158| 69| 151.581] 59 | 295.649| 195

I Nợ ngắn hạn 75.877| 1244| 13.704 3| 8.544 3| 7333| 7881 Phải trả người bán ngắn hạn 18.795 31| 11.252 2| 6.882 3| 11913| 173

> Newor mua tra en (rước ngăn 500! Ol 500} 0 500| 0 0 0_— a các khoản phải nộp 125 0,0 157 0 238 0 -113 -48

4 Phải trả người lao động 2.111 0,3 672 0 244 0| 1867| 765

5 Chỉ phí phải trả ngắn hạn 1.242 0,2 0 0 0 o| 1.242 9, Phải trả ngắn hạn khác 37.105 6,1 273 0 181 0| 36.925 | 20.435

-agin ken nợ thuê tài chính 16.000 2,6 850 0 500 0| 15.500} 3.100

SV: Lé Thi Ngan Quynh 26 Lép: Kinh té tai nguyén

Trang 34

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Vii Thị Minh

II Nợ dài hạn 371353| 60,9| 324454| 66 | 143037| 56 | 228.316 160

tại Ợ Vàng thuctarchinh dal) 3713531 60,9 | 324454| 66| 143037| 56| 228316| - 160

B - VON CHU SỞ HỮU 162.647 | 26,7| 154.324] 31| 104.894] 41| 57.754 55I Vốn chủ sở hữu 162.647 | 26,7| 154.324| 31| 104894| 411 57.754 551 Vốn góp của chủ sở hữu 166.668 | 27.43| 158229| 32] 105477| 41| 61.191 58

viên Me: phô thong co quyén Í isssøg| 2743 | 158220| 32| 105477| 41| 61.191 58one nhuận sau thuê chưa phân | 491} (07)| -3906| -I| -583| 0| -3437| 589

đến cối ky tước phôi lầy kê -3906| (06 | -3091| -1| -583| 0| -3322| 570

LNST chưa phân phối ky nay 115| (0/0) 814 0 0 0 115

-Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Sông đà 7.09Bảng 2.5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Sông Đà 7.09 giai

đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2019 | Năm 2018 | Năm 20171 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 78,03 0 02 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 03 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 78,03 0 04 Giá vốn hang ban 58,95 0 05 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19,08 0 06 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 07 Chi phí tài chính 0 0 0- Trong đó: Chi phi lãi vay 0 0 08 Chi phí bán hàng 0 0 0

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19,08 0 0

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 0 0 011 Thu nhập khác 845,45 0 012 Chi phí khác 960,49 814,38 71,6413 Lợi nhuận khác -115,04 -814,38 -71,6414 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -115,04 -814,38 -71,6415 Chi phi thué TNDN hién hanh 0 0 26,916 Chi phí thuế TNDN hoãn lai 0 0 017 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -115,04 -814,38 -98,54

Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Sông đà 7.09

SV: Lê Thị Ngân Quynh 27 Lép: Kinh té tai nguyén

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w