1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cho các ví dụ về dòng tiền đầu tư dòng tiền hoạt động dòng tiền tài trợ của dự án và trình bày các phương phápước lượng chúng

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cho các ví dụ về dòng tiền đầu tư, dòng tiền hoạt động, dòng tiền tài trợ của dự án và trình bày các phương pháp ước lượng chúng
Tác giả Phạm Thị Thúy Nga, Nguyễn Trần Mỹ Tiên, Đinh Nguyễn Huyền Trân, Đặng Thị Thùy Trang, Phan Tố Uyên, Đỗ Thị Thục Vi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hòa Nhân
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tài chính công ty
Thể loại Báo cáo nhóm môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, việc theo dõi và đánh giá dòng tiền còn giúp các doanh nghiệpcó thể lập các kế hoạch tài chính, dự trù các chi phí cần thiết và chuẩn bị các phươngán cho các sự kiện kinh tế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA KẾ TOÁN

- 

-BÁO CÁO NHÓM MÔN HỌC: TÀI CHÍNH CÔNG TY

CHỦ ĐỀ:

CHO CÁC VÍ DỤ VỀ DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ, DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG, DÒNG TIỀN TÀI TRỢ CỦA DỰ ÁN VÀ TRÌNH BÀY CÁC PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG CHÚNG? GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN NPV VÀ GIẢI THÍCH

CÁC ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA NÓ

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hòa Nhân

Nguyễn Trần Mỹ Tiên Đinh Nguyễn Huyền Trân Đặng Thị Thùy Trang Phan Tố Uyên

Đỗ Thị Thục Vi

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 10 năm 2023

Trang 2

FIN47K06.5_Nhóm 5 GVHD: Nguyễn Hòa Nhân

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

I ƯỚC LƯỢNG CỦA DÒNG TIỀN DỰ ÁN 2

1 DÒNG TIỀN DỰ ÁN 2

1.1 Dòng tiền đầu tư: 2

1.2 Dòng tiền hoạt động: 4

1.3 Dòng tiền tài trợ: 6

2 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG DÒNG TIỀN 7

2.1 Phương pháp trực tiếp (Top - down approach): 7

2.2 Phương pháp gián tiếp (bottom-up approach): 8

II TIÊU CHUẨN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG: 10

1 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG (NPV): 10

2 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TIÊU CHUẨN NPV: 11

2.1 Ưu điểm của NPV: 11

2.2 Nhược điểm của NPV: 12

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tiền mặt luôn được xem là “huyết mạch” của bất kỳ doanh nghiệp nào và việc theo dõi dòng tiền thực sự rất quan trọng Nhưng làm thế nào có thể điều hành một doanh nghiệp thành công nếu không biết rõ nguồn gốc của các khoản thu và chi phát sinh?

Việc phân tích dòng tiền sẽ cho ta biết điều đó! Bằng cách nắm rõ nguồn gốc dòng tiền vào và ra, các công ty sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của họ Bên cạnh đó, việc theo dõi và đánh giá dòng tiền còn giúp các doanh nghiệp

có thể lập các kế hoạch tài chính, dự trù các chi phí cần thiết và chuẩn bị các phương

án cho các sự kiện kinh tế sắp tới

Mỗi công ty trong suốt quá trình hoạt động đều phải thực hiện một loạt quyết định đầu tư - quyết định về việc đầu tư vốn của mình một cách hiệu quả nhất vào tài sản dài hạn Các công ty thực hiện điều này vì họ kỳ vọng rằng việc đầu tư sẽ mang lại lợi ích cho họ trong một hoặc qua nhiều năm Do đó, chỉ quyết định đầu tư sau khi đã đánh giá một cách đúng đắn, kỹ lưỡng để có thể lựa chọn các dự án có giá trị cho công

ty

Trong đầu tư vốn, có nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để đánh giá một dự án Ba phương pháp đánh giá dự án rất phổ biến là Giá trị hiện tại ròng (NPV), Tỷ suất lợi nhuận nội bộ (IRR) và Thời gian hoàn vốn (PBP) Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng

Với những lý do trên và dưới sự hướng dẫn từ thầy Nguyễn Hòa Nhân, nhóm

chúng em đã tiến hành nghiên cứu Chủ đề: “Cho các ví dụ về dòng tiền đầu tư, dòng

tiền hoạt động, dòng tiền tài trợ của 1 dự án và trình bày các phương pháp ước lượng chúng? Giới thiệu tiêu chuẩn NPV và giải thích các ưu, nhược điểm của nó?”

1

Trang 4

FIN47K06.5_Nhóm 5 GVHD: Nguyễn Hòa Nhân

I ƯỚC LƯỢNG CỦA DÒNG TIỀN DỰ ÁN

Ước lượng dòng tiền dự án là một yếu tố quan trọng của quyết định đầu tư và

quản lý dự án Điều này liên quan đến việc dự đoán, đánh giá nguồn thu và chi phí của

dự án trong tương lai Trong quá trình ước lượng dòng tiền, người tham gia dự án cần phải xác định các nguồn thu dự kiến như: doanh số bán hàng, dịch vụ, hoặc các nguồn thu khác, để đảm bảo rằng dự án có khả năng tạo ra lợi nhuận

Việc đánh giá chi phí cũng là một phần quan trọng của quá trình này Bên cạnh

đó, dòng tiền của dự án cần được cập nhật và điều chỉnh để đối phó kịp thời với biến động thị trường kinh doanh và các yếu tố bên ngoài khác Điều này đòi hỏi sự nhạy bén và khả năng thích nghi của dự án để duy trì khả thi trong nhiều tình huống khác nhau

Cuối cùng, ước lượng dòng tiền dự án không chỉ giúp đưa ra quyết định đầu tư thông minh mà còn là cơ sở cho việc quản lý tài chính của dự án Nó giúp đảm bảo rằng nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư, đồng thời giúp dự án duy trì tính bền vững trong dài hạn

Với chủ đề này, xuyên suốt quá trình phân tích, Nhóm 5 sẽ lấy các ví dụ từ Dự

án “Xây dựng trường Tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm” để độc giả có

cái nhìn rõ nét hơn về các loại dòng tiền và các phương pháp ước lượng dòng tiền

1.DÒNG TIỀN DỰ ÁN

1.1 Dòng tiền đầu tư:

Dòng tiền đầu tư (Cash Flow from Investing Activities, viết tắt: ICF)còn được gọi là lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền phát sinh liên quan đến - hoạt động đầu tư tài sản cố định, đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính

Dòng tiền đầu tư (ICF) bao gồm: tiền mua sắm tài sản cố định và các tài sản dài

hạn khác; tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ; tiền chi cho vay hoặc mua các công

cụ nợ (trừ những công cụ nợ được coi là tương đương tiền); tiền thu hồi lại vốn cho vay hoặc bán các công cụ nợ (trừ những công cụ nợ được coi là tương đương tiền); tiền góp vốn đầu tư vào đơn vị khác; tiền thu hồi góp vốn đầu tư vào đơn vị khác; tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia, …

Dòng tiền đầu tư (ICF) được các nhà quản trị dùng để đo lường lượng tiền mà

Doanh nghiệp tạo ra trong 1 khoảng thời gian nhất định Song, ICF được tính bằng sự

2

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

chênh lệch giữa dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của hoạt động đầu tư (liên quan đến hoạt động tài chính của công ty từng kỳ báo cáo)

Phần lớn các giao dịch đầu tư đều tạo ra dòng tiền âm (dòng tiền ra), chẳng hạn như chi phí vốn cho tài sản, máy móc thiết bị, mua lại doanh nghiệp và mua chứng khoán đầu tư Tuy nhiên, vẫn tồn tại dòng tiền dương (dòng tiền vào) đến từ việc bán tài sản, bán công ty và bán chứng khoán đầu tư

Khi ICF dương (ICF > 0) thể hiện lúc này đầu tư của Doanh nghiệp bị thu hẹp

vì Doanh nghiệp đã bán bớt tài sản cố định hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính Tiền thu từ hoạt động đầu tư có thể dùng để bù đắp sự thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh, để trả nợ vay hoặc để trả cổ tức Ngược lại, khi ICF âm (ICF < 0) tức Doanh nghiệp đang mở rộng đầu tư, do Doanh nghiệp phải chi tiền ra để mua sắm xây dựng thêm tài sản cố định hoặc gia tăng đầu tư vốn ra bên ngoài Nói cách khác, dòng tiền

âm từ hoạt động đầu tư có thể là do một lượng tiền đáng kể được đầu tư vào hoạt động dài hạn của công ty Chẳng hạn như: nghiên cứu và phát triển (R&D) Vậy nên, dòng tiền đầu tư âm không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cảnh báo Vì ta thường giả định rằng: Chi phí này là một điều cần thiết để đảm bảo sự duy trì và bổ sung cho tài sản vật chất của công ty nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh

Qua những phân tích trên ta thấy: Dòng tiền vào thường được thể hiện qua doanh thu từ chứng khoán có thể bán và đầu tư; tài sản cố định hay biên lai tiền mặt từ các khoản vay dành cho các bên thứ ba Bên cạnh đó, dòng tiền ra thường từ việc mua tài sản cố định như đất đai, đồ nội thất, thiết bị, máy móc; đầu tư dài hạn vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ nợ,

Chúng ta cùng quay về Dự án ở đầu bài để hiểu rõ hơn về dòng tiền đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư này là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án “Xây dựng trường Tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm”, làm cơ sở

để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án Tổng mức đầu tư của dự án là 21.394.243.000 đồng (Hai mươi ba tỷ ba trăm chín mươi tư

triệu hai trăm bốn mươi ba nghìn đồng) có 50% vốn vay và vốn chủ sở hữu Trong

đó bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý dự

án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, dự phòng phí (dự phòng khối lượng phát sinh) và

3

Trang 6

FIN47K06.5_Nhóm 5 GVHD: Nguyễn Hòa Nhân

các chi phí khác Các số liệu liên quan đến dòng tiền đầu tư được tập hợp trên bảng sau:

1.2 Dòng tiền hoạt động:

Dòng tiền hoạt động (Cash Flow from Operating Activities, viết tắt: OCF)

-cho biết doanh thu và chi phí được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của của công ty liên quan đến thu nhập thuần hoặc lỗ ròng của công ty Dòng tiền hoạt động còn được hiểu là dòng tiền liên quan quá trình sản xuất, bán sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Dòng tiền hoạt động (OCF) bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; tiền chi trả cho nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ; các khoản chi mua chứng khoán kinh doanh; tiền chi trả cho người lao động; tiền chi trả lãi vay; tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh như tiền phí bảo hiểm, chi tạm ứng, tiền bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế và các khoản chi khác không thuộc dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính

Dòng tiền hoạt động (OCF) được các nhà quản trị dùng để đo lường lượng

tiền mà Doanh nghiệp tạo ra trong 1 khoảng thời gian nhất định OCF được tính bằng

sự chênh lệch giữa dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của hoạt động kinh doanh, liên quan đến hoạt động tài chính của công ty từng kỳ báo cáo

Dòng tiền hoạt động kinh doanh dương có nghĩa là bạn đang thu được tiền từ đây để chi dùng cho các hoạt động khác như: rút lợi nhuận ra (chi cổ tức), trả nợ vay (nếu có), mở rộng hoạt động kinh doanh Ngược lại, nếu dòng tiền hoạt động kinh

4

Trang 7

doanh âm nghĩa là hàng ngày bạn phải bỏ thêm tiền vào để chi trả cho hoạt động kinh doanh Dẫn đến áp lực tìm nguồn vốn bổ sung như: vay thêm nợ, bán bớt tài sản, tệ hơn là phải thu hẹp hoạt động kinh doanh vì thiếu vốn

Nếu một doanh nghiệp có dòng tiền âm tức là doanh nghiệp này đang phải chịu

áp lực huy động vốn bổ sung phần thiếu hụt trong hiện tại Và áp lực này có thể tăng lên nếu dòng tiền tiếp tục âm trong những năm tiếp theo Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp đang có nhiều triển vọng mở rộng kinh doanh Song, một doanh nghiệp

có dòng tiền dương tức là doanh nghiệp này đang có nguồn lực dồi dào từ hoạt động kinh doanh chính Hứa hẹn khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông của mình Cũng cho thấy doanh nghiệp có tiềm lực tài chính dự phòng để mở rộng hoạt động kinh doanh khi cơ hội đến Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp chưa có phương án mở rộng sản xuất để gia tăng giá trị của cổ đông

Kết luận: Dòng tiền hoạt động kinh doanh giúp chúng ta đánh giá được hiệu

quả của mô hình kinh doanh và các rủi liên quan đến nguồn vốn của doanh nghiệp Đồng thời còn cho chúng ta biết được vị thế của Doanh nghiệp trong ngành và tầm quan trọng của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị sản xuất

dụ:

Trong thực tế: Nếu bạn đang sở hữu quán cà phê thì dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ được xác định như thế nào?

 Dòng tiền vào: hoạt động thu tiền khách uống cafe (không tính khách uống thiếu); tiền bán ve chai từ vỏ chai lọ đựng nước; …

 Dòng tiền ra: hoạt động chi tiền để mua cafe rang xay từ công ty cafe (không tính công nợ); tiền chi trả nhân viên phục vụ; tiền cho thuê mặt bằng; …

5

Trang 8

FIN47K06.5_Nhóm 5 GVHD: Nguyễn Hòa Nhân

Trong dự án:

Ở dự án trường Tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm đã được giới thiệu

ở đầu bài báo cáo thì chúng ta có ví dụ về các dòng tiền liên quan đến dòng tiền hoạt động như sau:

 Tổng doanh thu (dòng tiền vào – có tác động tích cực đến dòng tiền): 656,820,961,000 đồng

 Chi phí khấu hao (khoản chi phí phi tiền mặt có tác động lên thuế thu nhập công ty phải nộp từ đó tác động lên lợi nhuận ròng của công ty nên trong quá trình tính dòng tiền hoạt động của dự án cần phải cân nhắc đến): 8,632,170,000 đồng

 Tổng chi phí (dòng tiền ra – có tác động tiêu cực đến dòng tiền): 491,833,236,000 đồng

 Thuế (dòng tiền ra): 16,498,773 đồng

 Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế): 148,488,952,000 đồng

1.3 Dòng tiền tài trợ:

Dòng tiền tài trợ là khoản thu được từ việc phát hành nợ và vốn cổ phần cũng

như các khoản thanh toán của công ty hay nói cách khác, dòng tiền tài trợ là nguồn tài trợ ngoài nguồn vốn chủ sở hữu Do đó dòng tiền tài trợ cho biết mối quan hệ về tiền giữa doanh nghiệp, chủ sở hữu và chủ nợ của doanh nghiệp

6

Trang 9

Dòng tiền tài trợ phát sinh từ những nguồn tài trợ tạo ra sự thay đổi kết cấu và

quy mô của vốn vay của doanh nghiệp

Dòng tiền tài trợ bao gồm: tiền thu từ vốn góp của chủ sở hữu; tiền chi trả vốn

góp cho các chủ sở hữu (kể cả tiền chi mua cổ phiếu quỹ); tiền thu từ các khoản vay ngắn và dài hạn; tiền chi trả nợ gốc vay ngắn và dài hạn; tiền chi trả nợ thuê tài chính

và cổ tức; lợi nhuận đã trả cho các chủ sở hữu;

Ý nghĩa của dòng tiền tài trợ: Dòng tiền tài trợ sẽ bù đắp thiếu hụt từ 2 dòng tiền

kia (dòng tiền đầu tư và dòng tiền hoạt động) Từ dòng tiền tài trợ chúng ta sẽ biết được doanh nghiệp dùng công cụ tài chính nào để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh:

 Vay nợ ngân hàng, hay trái phiếu

 “Hút máu” từ cổ đông bằng phát hành thêm cổ phiếu

Ở dòng tiền tài trợ chỉ có dòng tiền vào và thường đến từ: tiền thu được từ phát hành nợ hoặc thế chấp; tiền thu được từ phát hành cổ phiếu phổ thông hoặc trái phiếu; tiền nhận được từ các hoạt động tài chính (chẳng hạn như ứng trước tiền mặt);

Ví dụ: Ở dự án đầu tư trường Tiểu học – THCS – THPT Ngô Thời Nhiệm không

có dòng tiền tài trợ nên để có thể có cái nhìn khái quát và hiểu rõ hơn về dòng tiền tài trợ này, chúng ta sẽ lấy ví dụ bên ngoài dự án như sau:

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tài trợ khoản tín dụng có giá trị 27,100 tỷ đồng, thời hạn vay vốn là 15 năm cho chủ đầu tư

dự án là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để hỗ trợ dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 Dự án này được khởi công ngày 13/12/2021 và khoản tài trợ sẽ được giải ngân trong khoảng thời gian 4 năm theo tiến độ dự án

2 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG DÒNG TIỀN

Trong các báo cáo tài chính, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) là một chỉ số quan trọng được quan tâm OCF được xác định theo một trong hai phương pháp: trực tiếp hoặc gián tiếp Phương pháp trực tiếp ước lượng dòng tiền căn cứ trực tiếp vào dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án Còn phương pháp gián tiếp ước lượng dòng tiền sẽ dựa vào lợi nhuận hoạt động của dự án

2.1 Phương pháp trực tiếp (Top - down approach):

7

Trang 10

FIN47K06.5_Nhóm 5 GVHD: Nguyễn Hòa Nhân

Theo phương pháp trực tiếp thì dòng tiền ròng hoạt động bằng dòng tiền vào tạo

ra từ các hoạt động của dự án trừ đi dòng tiền ra cho hoạt động của dự án Người lập

dự án liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền dự kiến sẽ phát sinh trong từng giai đoạn để tính được dòng tiền ròng trong suốt chu kỳ của dự án đầu tư

Dòng tiền ròng hoạt động (OCF) = dòng tiền vào tạo ra từ hoạt động của dự án –

dòng tiền ra cho hoạt động của dự án

Trong đó:

 Dòng tiền vào tạo ra từ hoạt động của dự án: thể hiện dòng tiền do dự án đưa lại cho doanh nghiệp

 Dòng tiền ra cho hoạt động dự án: là khoản tiền mà doanh nghiệp (hay nhà đầu tư) bỏ ra để nhằm mục đích hình thành lượng tài sản cần thiết cho dự án

OCF = Doanh thu – Chi phí thực – Thuế

2.2 Phương pháp gián tiếp (bottom-up approach):

Theo phương pháp gián tiếp, dòng tiền ròng hoạt động bằng lợi nhuận sau thuế cộng với khấu hao và cộng hoặc trừ thay đổi nhu cầu vốn lưu động

Dòng tiền ròng hoạt động (OCF) = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao +/- Thay đổi

nhu cầu vốn lưu động

Trong đó:

 Lợi nhuận sau thuế: phần lợi nhuận còn lại của một doanh nghiệp sau khi đã trừ

đi tất cả các khoản thuế phải nộp

 Khấu hao: quá trình đánh giá, tính toán và phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn của tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng

 Nhu cầu vốn lưu động: là một chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong ngắn hạn bằng việc sử dụng các tài sản có sẵn để đáp ứng kịp thời cho các khoản nợ cần thanh toán

Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Trường hợp tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn thì công ty có đủ nguồn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục Khi tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì nhu cầu vốn lưu động sẽ âm (còn gọi là thâm hụt vốn lưu động), cho thấy thiếu nguồn lực để thanh toán các khoản nợ ngắn

8

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN