Người dùng có thể kết nối ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc ví điện tử với tài khoản ngânhàng của họ và thông qua ứng dụng P2P payment để gửi hoặc nhận tiền dễ dàng và nhanh chóng.Các ứng dụn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-
-BÁO CÁO NHÓM SỐ 2
CHỦ ĐỀ: P2P PAYMENT TẠI VIỆT NAM
Học phần: Thanh toán điện tử
Đà Nẵng, tháng 06 năm 2023
Trang 3I THỰC TRẠNG P2P PAYMENT TẠI VIỆT NAM 4
1 Tình hình P2P Payment tại Việt Nam hiện nay 4
2 Đánh giá về việc sử dụng ví điện tử cho P2P Payment tại Việt Nam 4
II CÁC BÊN THAM GIA VÀO GIAO DỊCH P2P PAYMENT 5
1 Các bên tham gia 5
2 Các luồng dữ liệu và yêu cầu của các luồng dữ liệu 5
III CƠ HỘI - HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC 6
1 Cơ hội của P2P Payment tại Việt Nam 6
2 Hạn chế và thách thức 7
1.1 Vấn đề bảo mật: 8
1.2 Hạn chế về định danh và xác thực: 8
1.3 Hạn chế về phân phối điểm chấp nhận: 9
1.4 Hạn chế về độ phổ biến và tiếp cận: 9
IV VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT CỦA P2P PAYMENT 10
1 Những tính năng an toàn và bảo mật P2P payment đã đạt đc 10
1.1 Tính năng an toàn 10
1.2 Tính năng bảo mật 13
2 Lỗ hổng bảo mật - Ví dụ 15
3 Vấn đề chưa giải quyết được 17
4 Lời khuyên cho người dùng P2P payment 17
V KẾT LUẬN 18
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4I THỰC TRẠNG P2P PAYMENT TẠI VIỆT NAM
1 Tình hình P2P Payment tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay, P2P payment đang trở nên phổ biến và dần được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam Ứng dụng P2P payment đầu tiên tại Việt Nam là Ví MoMo, được ra mắt vào năm 2014 Đây là một ứng dụng thanh toán di động cho phép người dùng thanh toán và chuyển tiền thông qua điệnthoại di động một cách nhanh chóng và an toàn Tính đến tháng 5/2021, MoMo có hơn 23 triệu người dùng tại Việt Nam, xác nhận vị thế của mình là một trong những ứng dụng thanh toán di động phổ biến nhất tại Việt Nam Từ đó, nhiều ứng dụng P2P payment khác đã được phát triển
và ra mắt tại Việt Nam, như AirPay, ZaloPay, Viettel Pay, Moca
Ở Việt Nam, sự phát triển của P2P payment phần lớn do sự phổ biến của điện thoại di động
và internet Người dùng có thể kết nối ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc ví điện tử với tài khoản ngânhàng của họ và thông qua ứng dụng P2P payment để gửi hoặc nhận tiền dễ dàng và nhanh chóng.Các ứng dụng P2P Payment tại Việt Nam đang tích hợp thêm các dịch vụ khác như đặt vé máy bay, đặt khách sạn, mua sắm trực tuyến Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng đang đầu tư vào phát triển P2P payment để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ cho các hoạt động thương mại điện tử Các ngân hàng lớn tại Việt Nam cũng đã phát triển các dịch vụ P2P Payment của riêng mình để cạnh tranh với các ứng dụng P2P Payment khác Các ứng dụng P2P Payment tại Việt Nam đang dần chuyển hướng sang các dịch vụ thanh toán trên cả nước, không chỉ có quy mô nhỏ
Tuy nhiên, việc sử dụng P2P payment cũng đặt ra một số thách thức như việc đảm bảo an ninh thông tin và giảm thiểu gian lận, tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi người dùng
Vậy hiện tại, thách thức lớn nhất mà P2P payment tại Việt Nam cần phải vượt qua
là gì?
2 Đánh giá về việc sử dụng ví điện tử cho P2P Payment tại Việt Nam
Việc sử dụng ví điện tử cho P2P Payment tại Việt Nam đang trở nên ngày càng phổ biến bởicác yếu tố sau:
- Tiện lợi và nhanh chóng: Sử dụng ví điện tử cho P2P Payment rất tiện lợi và nhanhchóng, người dùng chỉ cần thao tác trên chiếc điện thoại của mình mà không cần đến cácdịch vụ thanh toán trực tuyến phức tạp hơn
- Hiệu quả và an toàn: Việc sử dụng ví điện tử cho P2P Payment sẽ giúp giảm thiểu việc sửdụng tiền mặt và tăng cường an toàn cho các giao dịch thanh toán
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5- Chi phí thấp: Sử dụng ví điện tử cho P2P Payment có chi phí thấp hơn so với các phươngthức thanh toán truyền thống như ví trực tuyến, thẻ tín dụng hoặc chuyển khoản ngânhàng
- Bảo mật thông tin: Các ví điện tử đang được cải tiến và bảo vệ đảm bảo an ninh thông tincho người dùng trong quá trình thanh toán điện tử
- Hưởng lợi tối đa từ ưu đãi và khuyến mãi: Nhiều ví điện tử cung cấp các chính sách ưuđãi và khuyến mãi hấp dẫn, như giảm giá hoặc hoàn tiền cho các giao dịch thanh toán.Tuy nhiên, việc sử dụng ví điện tử cho P2P Payment cũng gặp một số hạn chế như việc phảituân thủ quy định của các tổ chức tài chính, giới hạn số tiền giao dịch và đòi hỏi phải kết nốimạng để thực hiện các giao dịch thanh toán Nhìn chung, việc sử dụng ví điện tử cho P2PPayment tại Việt Nam vẫn là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích vàđáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Việc phát triển ví điện tử cho P2P Payment còn nhiềutiềm năng và được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng
II CÁC BÊN THAM GIA VÀO GIAO DỊCH P2P PAYMENT
1 Các bên tham gia
Người dùng (người thực hiện thanh toán thực tế): là các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng hệ
thống thanh toán P2P để chuyển tiền, thực hiện các giao dịch tài chính
Các ví điện tử: là các ứng dụng trên điện thoại di động hoặc trên máy tính để bảng cung cấp
các dịch vụ thanh toán điện tử cho người dùng
Các ngân hàng: là các tổ chức cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống hoặc dịch vụ
thanh toán trực tuyến, kết nối với hệ thống thanh toán P2P để cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng
Các cổng thanh toán (đóng vai trò trung gian): là các tổ chức cung cấp các dịch vụ thanh
toán trực tuyến, kết nối với các ngân hàng hoặc các cổng thanh toán quốc tế để cung cấp các dịch
vụ thanh toán cho người dùng
Các cá nhân, tổ chức (người nhận khoản thanh toán): là các đối tượng sử dụng hệ thống
thanh toán P2P để nhận thanh toán từ cá nhân/ tổ chức khác
2 Các luồng dữ liệu và yêu cầu của các luồng dữ liệu
Trong hệ thống P2P payment có 3 luồng dữ liệu chính: thông tin, tiền và pháp lý
Mối quan hệ chính trong hệ thống P2P payment:
Trang 6- Người dùng và người dùng: Mối quan hệ giữa hai bên sử dụng hệ thống thanh toán P2P
để chuyển tiền cho nhau
- Người dùng và cổng thanh toán: là mối quan hệ giữa người dùng và cổng thanh toán (ví dụ: Airpay, Momo, Zalopay) để xác nhận và thực hiện giao dịch
- Cổng thanh toán và ngân hàng: nhằm trao đổi thông tin về tài khoản và xác nhận giao dịch
- Ngân hàng và ngân hàng: để xác nhận và thực hiện thanh toán giữa các tài khoản khác nhau
- Tổ chức giám sát và hệ thống thanh toán P2P (NHNN, SSC, Bộ Tài Chính…): đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn
Các luồng dữ liệu trong hệ thống thanh toán P2P nhìn chung đều yêu cầu các cần đảm bảocác yêu cầu sau: Thứ nhất là về tính chính xác về mặt thông tin và đảm bảo thông tin tới đúngđối tượng Thứ hai là yêu cầu về tính khả dụng và hiệu quả, đảm bảo người dùng có thể truy cập,
sử dụng ngay khi cần thiết Thứ ba là tính minh bạch, người dùng có thể xem được thông tin chitiết về các khoản thanh toán và các khoản phí liên quan đến giao dịch và tài khoản Cuối cùng,quan trọng nhất đó là tính bảo mật, thông tin đảm bảo được bảo mật bởi các đối tượng không liênquan khác và phải có cơ chế giải quyết tranh chấp và xử lý khiếu nại của người dùng nhanhchóng và hiệu quả
III CƠ HỘI - HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC
1 Cơ hội của P2P Payment tại Việt Nam
Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán P2P cũng thúc đẩy sự phát triển của P2P payment tại Việt Nam, cả về quy mô lẫn công nghệ
● Cơ hội phát triển tới người dùng cá nhân từ ảnh hưởng của xã hội:
Phân khúc người dùng cuối của thanh toán P2P gồm 2 phân khúc: Cá nhân và doanh nghiệp Trong đó, phân khúc cá nhân được đánh giá là đóng vai trò quan trọng nhất trong thị trường này.Tính dễ bị ảnh hưởng giữa các cá nhân và các chuẩn mực nhóm gây ra sự sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu của mọi người xung quanh Đây là một ví dụ về ảnh hưởng xã hội, trong đó cá nhân chấp nhận những ảnh hưởng đó để thu về lợi ích phù hợp với giá trị của họ hay để duy trì mối quan hệ tự xác định với một nhóm người Chính vì vậy, khi mà thị trường thanh toán điện tử nói chung và thanh toán P2P nói riêng ngày một phát triển, mức độ phổ biến của thanh toán P2P sẽ không ngừng tăng lên theo cấp số nhân
Trang 7Người tiêu dùng đánh giá các dịch vụ dựa trên sự đóng góp của chúng vào việc nâng cao giá trị xã hội hay tiện ích cho cá nhân họ, điều này là cơ hội lớn cho thanh toán P2P phát triển dựa trên sự tiện lợi, nhanh chóng mà nó đem lại cho họ.
Trong bối cảnh mạng Internet phát triển phủ sóng hầu khắp thế giới, việc sử dụng mạng xã hội và eWOM (truyền miệng điện tử) có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua hàng và niềm tin trực tuyến đóng vai trò trung gian rất quan trọng (Shantanu Prasad et al., 2017) Những nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng eWOM giúp tăng số lượng thành viên trên trang mạng xã hội Internet, các thành viên liên tục được kết nối với nhau và làm phạm vi tiếp cận của eWOM rộng hơn, từ đó làm tăng khả năng thu hút khách hàng mới Điều này hoàn toàn xảy ra tương tự với các ứng dụng thanh toán P2P khi các hội nhóm, bạn bè thường xuyên tương tác, chia sẻ với nhau
● Cơ hội mở rộng thị trường từ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Thị trường thanh toán P2P dành cho 2 đối tượng người dùng cuối đó là cá nhân và doanh nghiệp Trong đó, phân khúc doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng đáng kể trên thị trường Việt Nam trong vài năm tới Sự mở rộng này một phần là do Việt Nam là một nước đang phát triển, các công ty vừa và nhỏ gia tăng, chiếm trên 98% tổng số (Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừaViệt Nam, cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN SME) chiếm trên 98%.)
Thanh toán P2P phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp hoặc kinh doanh cá nhân, hộ gia đình Bởi họ thường gặp khó khăn khi phải đáp ứng các yêu cầu và các chi phí liên quan để sử dụng các dịch vụ thanh toán của các tổ chức tài chính lớn Thanh toán P2P giúp giảm thiểu chi phí và đơn giản hóa quá trình thanh toán Thêm một lý do để khẳng định rằng thanh toán P2P phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn các doanh nghiệp lớn là phương thức thanh toán P2P cũng có một số hạn chế đối với các doanh nghiệp lớn và hoạt động quốc tế, như yêu cầu sự đồng nhất tiền tệ khi giao dịch, không hỗtrợ việc chuyển khoản lớn, không đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong quá trình giao dịch
● Cơ hội mở rộng thị trường từ chuyển đổi số
Cùng với sự gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi số ở các doanh nghiệphiện tại đã là xu thế và tất yếu ở thị trường Việt Nam Do những lợi ích liên quan đến các khoản thanh toán này, chẳng hạn như tốc độ, khả năng tiếp cận, hiệu quả và cách sử dụng đơn giản, dẫndắt tổ chức và cho phép nhiều phương thức mở rộng sự hiện diện của chúng, thị trường thanh toán P2P sẽ có nhiều cơ hội phát triển Hơn nữa, các công ty quản lý một lượng tiền lớn trong một ngày, các dịch vụ thanh toán P2P được xử lý chỉ bằng một nút bấm cực kì nhanh chóng Do những yếu tố này, nhu cầu thanh toán P2P dự kiến sẽ tăng lên
Trang 82 Hạn chế và thách thức
Mặc dù P2P payment đang phát triển tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua để người dân có thể sử dụng dịch vụ này một cách phổ biến và tiện lợi Một số thách thức của P2P payment tại Việt Nam hiện nay bao gồm:
1.1 Vấn đề bảo mật:
Việc bảo mật thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của người dùng là vấn đề rất quan trọng trong P2P payment Hiện nay, vẫn còn nhiều người dùng lo ngại về việc rò rỉ thông tin cá nhân và giao dịch của mình
Có 3 đối thủ cần được xem xét:
- Người nghe lén: nghe tin nhắn và cố gắng tìm hiểu các bí mật (ví dụ: số tài khoản ngân hàng, mật khẩu, ID…
- Kẻ tấn công chủ động: chúng giới thiệu các thông báo giả mạo nhằm cố gắng khiến hệ thống hoạt động sai
- Người trong cuộc: là một bên hợp pháp hoặc là người biết được những bí mật của bên khác (Ví dụ là một người bán hàng không trung thực cố gắng được trả tiền mà không có
sự cho phép của khách hàng)
1.2 Hạn chế về định danh và xác thực:
Để sử dụng dịch vụ P2P payment, người dùng phải xác thực thông tin định danh của mình Tuy nhiên, hiện nay, quá trình xác thực chưa được thực hiện chặt chẽ và minh bạch tại Việt Nam.Người dùng sử dụng ứng dụng ví điện tử như MoMo, ZaloPay hoặc các dịch vụ P2P paymentkhác chỉ cần đăng ký thông tin cơ bản như số điện thoại và tên của mình để sử dụng các tính năng thanh toán Điều này đôi khi dẫn đến việc các tài khoản ngân hàng và thông tin cá nhân củangười dùng không được xác thực đầy đủ trong quá trình đăng ký và sử dụng dịch vụ
Việc xác thực tài khoản ngân hàng thường chỉ được yêu cầu khi người dùng muốn liên kết tàikhoản ngân hàng để nạp tiền vào ví điện tử Nhưng trong một số trường hợp, các quy trình xác thực này không được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ Ví dụ, người dùng có thể dễ dàng đăng ký một tài khoản ví điện tử và chỉ cần nhập thông tin tên và số điện thoại của mình mà không cần xác thực bằng CMND hoặc thông tin khác Điều này có nghĩa là ai cũng có thể đăng ký một tài khoản và rủi ro về an ninh mạng và tin tặc tài khoản sẽ tăng lên
Trang 9Ngoài ra, trong quá trình thanh toán P2P, người dùng cũng không được yêu cầu xác thực danh tính của người nhận Do đó, có thể xảy ra trường hợp người nhận rủi ro liên quan đến việc truy cập vào tài khoản và thông tin cá nhân của người dùng.
1.3 Hạn chế về phân phối điểm chấp nhận:
Để sử dụng dịch vụ P2P payment, người dùng cần có nơi chấp nhận sử dụng dịch vụ này Tuynhiên, hiện nay, phân phối điểm chấp nhận của P2P payment tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưađáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng Cụ thể, trong các trường hợp người dùng muốn chuyển tiền hoặc sử dụng ứng dụng thanh toán để mua hàng tại những nơi không tích hợp hệ thống P2P payment, họ sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng dịch vụ này
Ví dụ, trong các quán cà phê, quán ăn hoặc cửa hàng tạp hóa nhỏ, hầu hết các tiền thừa đều được trả bằng cách trả bằng tiền mặt Những nơi này chưa có điều kiện kết nối với các ứng dụng thanh toán điện tử P2P như ZaloPay, grabPay hay MOMO để thanh toán bằng ví Điều này khiếnngười dùng vô cùng khó khăn và tiêu tốn thời gian cho việc chuyển khoản ngân hàng hay tìm đến các điểm tiếp nhận mà không có sự hỗ trợ từ phía các nhà cung cấp dịch vụ P2P payment
1.4 Hạn chế về độ phổ biến và tiếp cận:
Hiện nay, P2P payment vẫn chưa được phổ biến và tiếp cận rộng rãi tại Việt Nam đặc biệt là
ở các vùng ven nông thôn Các nguyên nhân chính bao gồm:
- Ít người sử dụng smartphone và internet tại các vùng ven nông thôn, do đó họ khó tiếp cận được với các dịch vụ thanh toán trực tuyến
- Thị trường thanh toán trực tuyến P2P payment đang ở giai đoạn phát triển tại Việt Nam,
và các cổng thanh toán như ZaloPay, ViettelPay, GrabPay và MOMO chỉ mới được phổ biến trong các đô thị lớn
- Quy trình xác thực thông tin tài khoản ngân hàng vẫn còn chưa được rõ ràng và khó khănđối với một số người dùng, đặc biệt là ở các vùng ven nông thôn vì đại đa số người dân vẫn chưa được đào tạo về các dịch vụ thanh toán trực tuyến này
- Ngoài ra, một số người dùng còn lo lắng về vấn đề an ninh mạng và cảm thấy không an toàn khi sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến
Việc nâng cao độ phổ biến và tiếp cận của P2P payment với người dân sẽ là một thách thức lớn trong tương lai Tuy nhiên, các cổng thanh toán P2P payment đang phát triển và mở rộng để đáp ứng nhu cầu của người dùng, bao gồm cả các vùng ven nông thôn Chính phủ cũng đang tăng cường nỗ lực để khuyến khích các hộ gia đình trang bị hệ thống thanh toán trực tuyến P2P
và đồng thời triển khai các chương trình giáo dục để nâng cao ý thức cho người dân về vấn đề anninh mạng
Trang 10IV VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT CỦA P2P PAYMENT
1 Những tính năng an toàn và bảo mật P2P payment đã đạt đc
- Xác thực thông tin cá nhân: Người dùng cần phải cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết
để đăng ký tài khoản trên nền tảng P2P payment Thông tin này sau đó được xác thực bằng các tài liệu chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, giấy phép lái xe, hộ chiếu,
- Xác thực thông tin tài khoản ngân hàng: Người dùng sẽ cần phải liên kết tài khoản ngân hàng với tài khoản P2P payment, thông qua các thao tác xác thực tài khoản ngân hàng
- Xác thực bằng email: Người dùng cần đăng nhập tài khoản email của mình và mã xác thực được gửi về email đó để xác nhận
- Xác thực bằng mật khẩu: Người dùng cần nhập mật khẩu của mình để xác nhận danh tính
- Xác thực số điện thoại: Hệ thống P2P payment sử dụng các mã xác thực qua tin nhắn SMS hoặc ứng dụng OTP để đảm bảo rằng số điện thoại đăng ký là chính xác và thuộc quyền sở hữu của người dùng
- Xác thực khuôn mặt và vân tay: Đây là các tính năng mới được triển khai nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây Phương pháp này giúp tăng cường an ninh và giảm thiểu khả năng lừa đảo từ các tình tiết khác nhau
Các tính năng xác thực người dùng được triển khai để giảm thiểu tối đa các rủi ro và đảm bảo
an toàn cho giao dịch thanh toán của người dùng Nhưng, để có được bảo mật tốt nhất, người dùng cần tuân thủ các hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ và thực hiện đầy đủ các quá trình xácthực theo đúng cách để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình
b Mã hóa dữ liệu:
P2P payment sử dụng mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin cá nhân và tài khoản của người dùng trên các kênh truyền thông Mã hóa dữ liệu giúp mã hóa các thông tin cá nhân và tài khoản