TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --- LÊ THỊ HIỀN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh M
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-
LÊ THỊ HIỀN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM
Luận án tiến sĩ kinh tế
Hà Nội, Năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-
LÊ THỊ HIỀN
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 934.01.01
Luận án tiến sĩ kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Phạm Công Đoàn
2 TS Trần Thị Hoàng Hà
Hà Nội, Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các thông tin, dữ liệu, số liệu, các luận
cứ sử dụng trong luận án có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tiến hành nghiên cứu một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì cam đoan ở trên
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Hiền
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1
2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 6
5 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu các công trình, đề tài liên quan đến đề tài luận án 8
1.1.1 Các nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao 8
1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 11
1.1.3 Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 14
1.1.4 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 16
1.1.5 Kết luận và khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án 20
1.2 Phương pháp nghiên cứu 22
1.2.1 Tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận án 22
1.2.2 Khung phân tích của đề tài luận án 22
1.2.3 Quy trình nghiên cứu 24
1.2.4 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 25
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO 32
2.1 Một số khái niệm cơ bản 32
2.1.1 Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 32
2.1.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 35
2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 38
2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 41
2.3 Nội dung, hoạt động và tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 43
2.3.1 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 43
2.3.2 Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 46
Trang 52.3.3 Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các
doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 51
2.4 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 51
2.4.1 Một số các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 51
2.4.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM 60
3.1 Khái quát về các doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 60
3.1.1 Khái quát về doanh nghiệp nông nghiệp 60
3.1.2 Khái quát về doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 62
3.1.3 Căn cứ xác định nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 69
3.2 Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 70
3.2.1 Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 70
3.2.2 Hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 79
3.2.3 Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 99
3.3 Kết quả nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 104
3.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 104
3.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 105
3.3.3 Kết quả phân tích tương quan và hồi quy đa biến 107
3.3.4 Kiểm định sự khác biệt mô hình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo lĩnh vực ngành nghề 110
3.4 Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 111
3.4.1 Những kết quả đạt được 111
3.4.2 Những hạn chế tồn tại 113
Trang 63.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 114
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 116
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM 117
4.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 117
4.1.1 Căn cứ xác định phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 117
4.1.2 Phương hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 123
4.1.3 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 124
4.2 Một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 126
4.2.1 Giải pháp về tiêu chuẩn đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao 126
4.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho bản thân người lao động 128
4.2.3 Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 129
4.2.4 Giải pháp về thu hút, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao 133
4.2.5 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 137
4.2.6 Giải pháp về đánh giá, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao 147
4.2.7 Một số giải pháp khác 153
4.3 Một số kiến nghị 154
4.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ 154
4.3.2 Kiến nghị đối với các địa phương 155
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 156
KẾT LUẬN 157
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 ATE Association of Advanced Technology Enterprise in
Agriculture/ Hiệp hội doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
2 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3 Bộ GDĐT Bộ Giáo dục đào tạo
4 Bộ LĐTBXH Bộ Lao động thương binh và xã hội
5 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
6 BHYT Bảo hiểm y tế
7 BHXH Bảo hiểm xã hội
8 CBNV Cán bộ nhân viên
9 CN Công nhân
10 CNC Công nghệ cao
11 CMCN 4.0 Cách mạng công nghiệp 4.0
12 CMKT Chuyên môn kỹ thuật
13 CNTT Công nghệ thông tin
14 DN Doanh nghiệp
15 EVFTA European-Vietnam Free Trade Agreement/ Hiệp định
thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam
16 HTX Hợp tác xã
17 KHCN Khoa học công nghệ
18 KSNN Kỹ sư nông nghiệp
19 KTNN Kỹ thuật nông nghiệp
20 LĐQL Lãnh đạo, quản lý
21 NCS Nghiên cứu sinh
22 NLĐ Người lao động
23 NNL Nguồn nhân lực
24 NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao
25 NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
26 PTNNL Phát triển nguồn nhân lực
27 PTNNLCLC Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
28 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
29 TPP Trans-Pacific Partnership Agreement/Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dương
30 UBND Uỷ ban nhân dân
31 VIDA Vietnam Digital Agriculture Association/ Hiệp hội nông
nghiệp số Việt Nam
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1 Bộ tiêu chí do Hồ Bá Thâm đề xuất 9
Bảng 1 2 Tiêu chí do Phùng Rân đề xuất 10
Bảng 1 3 Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NNLCLC của một số các tác giả 18
Bảng 1 4 Mẫu khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp 28
Bảng 2 1 Một số khái niệm về phát triển nguồn nhân lực 38
Bảng 3 1 Số lượng lao động trong các doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 61
Bảng 3 2 Số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo vị trí khu vực từ 2011- 2020 64
Bảng 3 3 Loại hình doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 65
Bảng 3 4 Số lượng lao động của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 68
Bảng 3 5 Lao động trình độ từ ĐH trở lên trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển 69
Bảng 3 6 Ý kiến đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 70
Bảng 3 7 Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 - 2020 71
Bảng 3 8 Mức độ phát triển thể lực 74
Bảng 3 9 Mức độ phát triển về kiến thức 76
Bảng 3 10 Mức độ phát triển về kỹ năng 77
Bảng 3 11 Mức độ phát triển về năng lực nghề nghiệp 78
Bảng 3 12 Mức độ phát triển về phẩm chất nghề nghiệp 79
Bảng 3 13 Thực trạng các hình thức kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao áp dụng cho các đối tượng lao động 81
Bảng 3 14 Nguồn tuyển dụng của các doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay 83
Bảng 3 15 Tình hình thực hiện các hình thức tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 86
Bảng 3 16 Kết quả điều tra về thu nhập trong doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 95
Bảng 3 17 Đánh giá mức độ tăng trưởng quy mô NNLCLC của doanh nghiệp NNUDCNC 99
Bảng 3 18 Đánh giá mức độ nâng cao thể lực, năng lực, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp của NNLCLC lao động trực tiếp 100
Bảng 3 19 Sự chuyển dịch cơ cấu bậc trình độ của NNLCLC lao động trực tiếp 101
Bảng 3 20 Sự chuyển dịch cơ cấu vị trí việc làm của NNLCLC 101
Trang 9Bảng 3 21 Mức tăng năng suất lao động của một số doanh nghiệp 102 Bảng 3 22 Tiêu chí đánh giá PTNNLCLC của doanh nghiệp NNUDCNC 104 Bảng 3 23 Tổng hợp đánh giá độ tin cậy của thang đo 105
Bảng 4 1 Mục tiêu số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 125 Bảng 4 2 Tiêu chuẩn về trí lực cho NNLCLC lao động trực tiếp của doanh nghiệp NNUDCNC 127 Bảng 4 3 Tiểu chuẩn về thể lực và tâm lực cho NNLCLC lao động trực tiếp của các doanh nghiệp NNUDCNC 128 Bảng 4 4 Tên giải pháp và căn cứ đề xuất giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 129 Bảng 4 5 Tên giải pháp và căn cứ đề xuất giải pháp về thu hút, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao 133 Bảng 4 6 Tên giải pháp và căn cứ đề xuất giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 138 Bảng 4 7 Kế hoạch đào tạo tổng thể hàng năm 142 Bảng 4 8 Tên giải pháp và căn cứ đề xuất giải pháp đánh giá, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao 147 Bảng 4 9 Đề xuất một số chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 150
Trang 10DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1 1 Khung phân tích đề tài luận án 23
Hình 1 2 Quy trình nghiên cứu 24
Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 56
Biểu đồ 3 1 Tổng số doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 60
Biểu đồ 3 2 Tổng số doanh nghiệp nông nghiệp theo quy mô lao động giai đoạn 2016-2020 60
Biểu đồ 3 3 Tổng doanh thu thuần của doanh nghiệp nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 62
Biểu đồ 3 4 Số lượng NNLCLC theo vị trí việc làm 72
Biểu đồ 3 5 Số lượng lao động chất lượng cao của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo trình độ 75
Biểu đồ 3 6 Chuyên môn đào tạo của NNLCLC tại doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 75
Biểu đồ 3 7 Kết quả đánh giá quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam 81
Biểu đồ 3 8 Nguồn tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Biểu đồ 3 9 Kết quả đánh giá hoạt động thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 84
Biểu đồ 3 10 Kết quả đánh giá của lãnh đạo trong bố trí sử dụng NNLCLC 87
Biểu đồ 3 11 Kết quả đánh giá của NNLCLC trong bố trí sử dụng 87
Biểu đồ 3 12 Kết quả đánh giá hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 89
Biểu đồ 3 13 Nguồn của hoạt động đào tạo nội bộ tại doanh nghiệp nông nghiệp 90
Biểu đồ 3 14 Kiến thức & kỹ năng được ưu tiên cho hoạt động đào tạo nội bộ 90
Biểu đồ 3 15 Đánh giá về trình độ lành nghề của NNLCLC sau đào tạo 92
Biểu đồ 3 16 Kết quả đánh giá hoạt động đánh giá NNLCLC của doanh nghiệp NNUDCNC 93
Biểu đồ 3 17 Tổng quan về thách thức NNL của doanh nghiệp nông nghiệp – theo tỷ lệ đồng ý với từng thách thức cụ thể 95
Biểu đồ 3 18 Kết quả đánh giá của nhà quản lý về hoạt động đãi ngộ NNLCLC 96
Biểu đồ 3 19 Kết quả đánh giá của NNLCLC về đãi ngộ tài chính của doanh nghiệp NNUDCNC 97
Biểu đồ 3 20 Kết quả đánh giá của NNLCLC về đãi ngộ phi tài chính của doanh nghiệp NNUDCNC 98
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Toàn cầu hoá đã và đang là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của thế giới Toàn cầu hoá tạo ra những quan hệ kinh tế gắn bó, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia; nó cũng đặt ra nhiều cơ hội, thách thức trong thu hút, sử dụng, trao đổi nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) Ở Việt Nam, từ khi đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước luôn xác định con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Do đó, việc phát huy nhân tố con người được coi là một nhiệm vụ trọng yếu Việc phát huy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC là một đột phá chiến lược, góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp, thích ứng hơn với cơ cấu kinh tế, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mỗi địa phương
Vai trò của NNLCLC được coi là yếu tố rất quan trọng và đóng vai trò nòng cốt để phát triển tổ chức, phát triển doanh nghiệp (DN) bền vững, tăng khả năng cạnh trạnh và phát triển lâu dài trong tương lai Thực tế cho thấy, các nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang từng bước chuyển dần sang nền kinh
tế tri thức, một nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ của con người để phát triển So với các nguồn lực khác, NNLCLC được quyết định hàng đầu bởi trí tuệ, chất xám
có ưu thế nổi bật không bị cạn kiệt nếu biết phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý Đây là một nguồn lực quý giá và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh bền vững cho các tổ chức Hay nói cách khác, nguồn lực trí tuệ đó có được nhờ sự nhận thức, khả năng tích lũy kiến thức, kĩ năng và năng lực để vận dụng trong cuộc sống, trong công việc, tạo ra năng suất lao động cao; được tích lũy và biến đổi không ngừng từ
lúc con người được sinh ra cho đến lúc mất đi
Nông nghiệp là ngành chủ lực của Việt Nam Lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, nhưng giá trị do ngành nông nghiệp tạo ra lại thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác Ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với ba thách thức lớn Một là, năng suất của nền kinh tế Việt Nam vẫn kém vì chủ yếu là nông nghiệp hộ nhỏ lẻ manh mún, để tiến lên nền nông nghiệp hiện đại còn rất nhiều khó khăn Hai là, Việt Nam chịu tổn thất lớn nhất từ biến đổi khí hậu Nó đã
và đang tác động mạnh mẽ đến ngành trồng trọt, rõ ràng nhất là giảm diện tích đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung Và ba là, khi bước vào cuộc chơi toàn cầu, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt (Nguyễn Xuân Cường, 2020) Chính vì điều đó, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn mới