1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh hưng yên

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái quát kết quả các công trình đã công bố có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài và khoảng trống nghiên cứu 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KI

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS NGÔ TUẤN NGHĨA

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, trích dẫn đầy đủ theo quy định

Tác giả

Tường Mạnh Dũng

Trang 4

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ

1.1 Các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến phạm vi

1.2 Khái quát kết quả các công trình đã công bố có liên quan đến phạm vi

nghiên cứu của đề tài và khoảng trống nghiên cứu 28

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG

2.1 Khái niệm và sự cần thiết phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái

cơ cấu nông nghiệp ở cấp tỉnh 30 2.2 Nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế vùng

chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở cấp tỉnh 39 2.3 Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế vùng chuyên

canh trong tái cơ cấu nông nghiệp 69

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HƯNG YÊN GIAI

3.1 Phân tích ma trận SWOT về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở

3.2 Tình hình phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông

nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 79 3.3 Đánh giá kết quả phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu

nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên 94

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG CHUYÊN CANH TRONG TÁI CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP

4.1 Dự báo và mục tiêu phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ

cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 121 4.2 Giải pháp phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp

ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 127

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC

Trang 5

bao gồm 28 nước thuộc Liên minh châu Âu

GlobalGAP Global Good Agricultural Practice - Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt của thế giới

sản xuất tốt

ISO International Organization for Standardization - Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa

Resources - Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

chức hợp tác và phát triển kinh tế

kinh tế toàn diện khu vực

hội); Threats (thách thức)

trường của Liên hợp quốc

VietGap Vietnamese Good Agricultural Practices - Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Trang

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp số trang trại thuộc các vùng chuyên canh

Biểu đồ 3.1: Quy mô vùng chuyên canh nhãn của tỉnh Hưng Yên tính

Biểu đồ 3.5: Tổng hợp kết quả điều tra về diện tích cây trồng theo mô hình

Biểu đồ 3.6: Tổng hợp kết quả điều tra về quy mô vốn đầu tư sản xuất theo mô hình chuyên canh của hộ sản xuất tính đến ngày

Biểu đồ 3.7: Tổng hợp kết quả điều tra thu nhập bình quân đầu người/năm

Biểu đồ 3.8: Tổng hợp kết quả điều tra về trình độ tay nghề của người

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu mang tính sống còn đối với Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng trong giai đoạn hiện nay Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có sự tham gia của nước ta được thực thi toàn diện và biến đổi khí hậu có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, có khả năng thích nghi tốt với những biết đổi về khí hậu và có năng lực canh tranh cao càng trở nên cấp thiết Quá trình tái cơ cấu nông nghiệp có nhiều cách thức thực hiện khác nhau phù hợp với từng địa phương Trong đó, việc hình thành các vùng chuyên canh là một trong những phương thức kỳ vọng đem lại lợi ích kinh tế - xã hội tổng thể lớn hơn cả

Nhận thức được tầm quan trọng của tái cơ cấu nông nghiệp đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII chỉ rõ: “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững” [18, tr.93] Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 10/6/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Trong đó nêu rõ: “Tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại,… đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, với chuỗi giá trị toàn cầu…” [5] Mục tiêu cơ bản của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp là: Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả quản

Trang 8

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, Ủy Ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã xây dựng Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Ban hành kèm theo Quyết định số 1854/QĐ-UBND, ngày 12/11/2014 Mục tiêu của Đề án chỉ rõ: “Tập trung khai thác và phát huy tốt lợi thế của tỉnh; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm”, đồng thời nêu rõ: “Áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong thâm canh cây ăn quả; trước mắt ưu tiên triển khai trên diện tích trồng nhãn, cây có múi…nhằm cấp giấy chứng nhận khi đưa ra thị trường” [65, tr.4] Với diện tích 10.495 ha cây ăn quả, trong đó có: 4.340 ha Nhãn; 1553 ha cây

Trang 9

3

có múi; 2.159 ha chuối; 950 ha vải… [65, tr.5], việc xác định mục tiêu tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả, đồng thời áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới và mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững của địa phương Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện Đề án vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra như: Chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong mô hình sản xuất kinh doanh tại các vùng chuyên canh; Việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, các quy trình sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chậm được áp dụng; Tính bền vững trong sản xuất hàng hóa còn thiếu ổn định, nông dân chưa chủ động trong việc chiếm lĩnh thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ; đặc biệt chưa hình thành các vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn để trở thành động lực thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp theo hướng tiến bộ mà Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Khóa XVIII đã đề ra

Từ thực tiễn nêu trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu cơ bản, có hệ thống lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, từ đó đề ra các giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn của địa phương trong quá trình phát triển các vùng chuyên canh để tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp Để góp phần giải quyết vấn đề này, nghiên cứu sinh

lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông

nghiệp ở tỉnh Hưng Yên” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học

tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh niên khóa 2016 - 2019

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018 dưới góc độ kinh tế chính trị nhằm hoàn thiện phương hướng, giải pháp đảm bảo phát huy tối

Trang 10

4

đa lợi thế so sánh của tỉnh kết hợp với các yếu tố đặc thù trong chuyên canh để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo sự phát triển cân đối bền vững ngành nông nghiệp đến năm 2025 và thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp mà tỉnh đã đề ra

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ:

Một là, xây dựng khung lý thuyết về phát triển kinh tế vùng chuyên canh

trong tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh của địa phương và ưu thế đặc thù của vùng chuyên canh, tạo nền tảng để tăng trưởng và phát triển bền vững vùng chuyên canh đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường trong điều kiện mới

Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển kinh tế vùng chuyên

canh trong tái cơ cấu nông nghiệp của một số tỉnh để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên trong quá trình phát triển kinh tế vùng chuyên canh để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo mục tiêu Đề án của tỉnh đã đề ra

Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh

trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014-2018

Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tối đa lợi thế

của địa phương và các yếu tố đặc thù cho phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Đảm bảo cho nền nông nghiệp của tỉnh phát triển cân đối, bền vững và đáp ứng được những điều kiện mới của nền kinh tế thị trường ở tỉnh Hưng Yên tới năm 2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nội dung phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp tiếp cận dưới góc độ cơ chế vận hành, quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế đặt trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Trang 11

5

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong phát triển

kinh tế vùng chuyên canh bao gồm: cơ chế chính sách cho phát triển vùng chuyên canh; quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và quan hệ phân phối gắn với các hình thức tổ chức sản xuất; xác định rõ sản phẩm đóng vai trò động lực chủ yếu của vùng chuyên canh để tập trung phát triển nhằm thực hiện thành công mục tiêu của tái cơ cấu nông nghiệp là nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường

- Phạm vi không gian: Đề tài tập chung nghiên cứu phát triển kinh tế vùng

chuyên canh cây nhãn, vùng chuyên canh cây vải, vùng chuyên canh cây có múi và vùng chuyên canh cây chuối trên phạm vi của các huyện Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên

- Phạm vi thời gian: Luận án phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh

tế vùng chuyên canh ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2014 - 2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét, đánh giá sự phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp Đồng thời luận án cũng vận dụng những lý thuyết kinh tế học hiện đại liên quan tới đề tài nghiên cứu như chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, vai trò của nhà nước địa phương, liên kết trong kinh doanh, quyền tự chủ của các chủ thể kinh tế, kinh doanh có trách nhiệm, phát triển bền vững…

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận của luận án:

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, làm rõ đối tượng là những nội dung của phát triển kinh tế vùng chuyên canh đặt trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cấp tỉnh

Trang 12

6

- Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:

+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế vùng, kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp dưới góc độ của kinh tế chính trị học

+ Tiếp cận từ thực tiễn, khảo cứu tài liệu liên quan đến đánh giá thực trạng sự phát triển kinh tế của vùng chuyên canh đặt trong điều kiện quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh đang được thực hiện Ngoài ra, việc phát triển kinh tế vùng chuyên canh còn phải theo hướng nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của nông sản để hướng tới mục tiêu nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững

+ Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Hưng Yên nói riêng, cả nước nói chung

- Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu kinh tế chính trị gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp logic kết hợp với lịch sử; phương pháp hệ thống; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp điều tra thực tiễn để thu thập số liệu, ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất tại các vùng chuyên canh làm cơ cở nghiên cứu luận án; phương pháp phỏng vấn chuyên gia; phương pháp thu thập tài liệu thông qua các kênh thông tin chính thức của địa phương; phương pháp dự báo và các kiến nghị, đề xuất Cụ thể như sau:

Chương 1: nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học Trong đó: phương pháp hệ thống và logic được áp dụng để sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án theo từng nội dung luận án tiếp cận đảm bảo tính logic và khoa học; phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp trừu tượng hóa khoa học được áp dụng để phân tích làm rõ các lĩnh vực đã được các công trình nghiên cứu làm rõ, đồng thời chỉ ra các vấn đề mới cần được tiếp tục nghiên cứu làm căn cứ lựa chọn hướng nghiên cứu của luận án

Trang 13

7

Chương 2: nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phỏng vấn chuyên gia Trong đó:

Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp logic, phương pháp phân tích được áp dụng để hệ thống, khái quát hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về phát triển kinh tế vùng, tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp đã được các nhà nghiên cứu đưa ra trong các công trình đã được công bố; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được áp dụng để xây dựng khái niệm phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, chỉ ra các đặc điểm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được áp dụng để lấy ý kiến đánh giá về sự cần thiết phát triển vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp, các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp và những nút thắt trong phát triển kinh tế vùng chuyên canh nói riêng và tái cơ cấu nông nghiệp nói chung Cụ thể nghiên cứu sinh đã trực tiếp phỏng vấn 03 chuyên gia: PGS.TS Nguyễn Đình Long, Nguyên Phó viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn; TS Nguyễn Từ, Nguyên giảng viên Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và 08 cá nhân là chủ tịch hội đồng quản trị các hợp tác xã nông nghiệp, tổ trưởng tổ sản xuất tại các vùng chuyên canh mà nghiên cứu sinh đã đi nghiên cứu thực tế để lấy ý kiến đánh giá về thực tiễn phát triển kinh tế vùng chuyên canh trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên

Chương 3: nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích ma trận SWOT, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa khoa học Trong đó:

Ngày đăng: 02/06/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w