MỤC LỤCDANH MỤC VIẾT TẮT...DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU...LỜI NÓI ĐẦU...1CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢNTRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH DO CÔ
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT – CN HÀ NỘI (AASCN) THỰC HIỆN 3
1.1 Đặc điểm của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương 3
1.1.2 Phương pháp tính lương 6
1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 7
1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương 9
1.2 Vai trò, mục tiêu và rủi ro thường gặp của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội thực hiện 9
1.2.1 Vai trò của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 9
1.2.2 Mục tiêu của kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 10
1.2.3 Rủi ro thưởng gặp của việc kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 12
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội thực hiện 12
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch 12
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 14
1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
Trang 2LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT – CN
HÀ NỘI (AASCN) THỰC HIỆN 19
2.1 Vận dụng quy trình kiểm toán và kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ phần Bất động sản MIPEC do Công ty AASCN thực hiện 19
2.1.1 Giới thiệu về khách hàng kiểm toán của Công ty AASCN 19
2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán 20
2.1.3 Thực hiện kiểm toán 25
2.1.4 Kết thúc kiểm toán 35
2.2 Vận dụng quy trình kiểm toán và kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ phần Alphanam E&C do Công ty AASCN – Chi nhánh Hà Nội thực hiện 36
2.2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Alphanam E&C 36
2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 38
2.2.3 Thực hiện kiểm toán 40
2.2.4 Kết thúc kiểm toán 55
2.3 So sánh việc vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty Cổ phần Bất động sản Mipec và Công ty Cổ phần Alphanam E&C do công ty AASCN thực hiện 55
2.3.1 Giống nhau 55
2.3.2 Khác nhau 57
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT – CN HÀ NỘI (AASCN) THỰC HIỆN 58
3.1 Nhận xét về thưc trạng vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASCN thực hiện 58
2 / 15
Trang 33.1.1 Ưu điểm trong thực tế 58
3.1.2 Những tồn tại 60
3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương 61
3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương trong kiểm toán BCTC 62
3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty AASCN 62
3.2.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty AASCN 64
3.3 Các giải pháp hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASCN thực hiện 65
3.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch 65
3.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 67
3.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 71
KẾT LUẬN 72
PHỤ LỤC
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
AASCN Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Nam Việt AEC Cộng đồng kinh tế ASIAN
BCĐKT Bảng cân đối kế toán
BCĐSPS Bảng cân đối số phát sinh
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCKT Báo cáo kiểm toán
BCTC Báo cáo tài chính
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CBCNV Cán bộ công nhân viên
KPCĐ Kinh phí công đoàn
KSNB Kiểm soát nội bộ
KTV Kiểm toán viên
LĐLĐ Liên đoàn lao động
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNCN Thu nhập cá nhân
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
4 / 15
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Mức lương tối thiếu vùng 4
Bảng 2.1 Thống kê số lượng lao động trong 12 tháng trong năm 2016 của Công ty Cổ phần Bất động sản MIPEC 21
Bảng 2.2 Bảng xác định mức trọng yếu đối với Công ty Mipecland 23
Bảng 2.3 Bảng cân đối số phát sinh Công ty Mipecland 27
Bảng 2.4 Phân tích biến động tiền lương/Nợ phải trả năm 2015 và 2016 28
Bảng 2.5 So sánh các khoản trích theo lương trong năm 2015 và 2016 29
Bảng 2.6 Chi phí lương theo từng tháng của từng bộ phận 30
Bảng 2.7 Kiểm tra đối ứng bất thường 31
Bảng 2.8 Đối chiếu số liệu trên bảng lương với số trên TK 642 32
Bảng 2.9 Đối chiếu bảng lương dự án trên bảng lương với trên sổ hạch toán 33
Bảng 2.10 Kiểm tra và thuyết minh tiền lương phải trả người lao động 34
Bảng 2.11 Các khoản trích theo lương 35
Bảng: 2.12 Đánh giá KSNB khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Alphanam E&C 40
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp số dư đầu kỳ tại Công ty Cổ phần E&C 41
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp số liệu tiền lương tại Công ty Cổ phần Alphanam E&C 42
Bảng 2.15: Phân tích số dư các tài khoản phải trả người lao động và các khoản trich theo lương tại Công ty Alphanam 43
Bảng 2.16: Phân tích biến động chi phí lương hàng tháng trong năm tại Công ty Alphanam 44
Bảng 2.17: Bảng lương chi tiết từng lao động tại Công ty Alphanam 45
Bảng 2.18: Kiểm tra số dư TK 334 năm 2016 tại Công ty Alphanam 47
Bảng 2.19: Tổng hợp đối ứng tài khoản tiền lương năm 2016 tại Công ty Alphanam E& C 48
Bảng 2.20 So sánh số liệu trên Bảng lương và sổ sách của Công ty Cổ phần Alphanam E&C 50
Bảng 2.21: Kiểm tra chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương của một số lao động năm 2016 tại Công ty Alphanam 51
Trang 6Bảng 2.22: Phân bổ chi phí tiền lương năm 2016 tại Công ty Alphanam 52 Bảng 2.23: Tổng hợp kiểm tra chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
QI/2016 tại Công ty Alphanam E&C 53 Bảng 2.24 Kiểm tra BH Công ty Alphanam E&C 54 Bảng 2.25: Đối chiếu tiền lương phải trả cuối năm với bảng lương đã được phê
duyệt hoặc chứng từ chi trả lương phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán năm 2016 tại Công ty Alphanam E&C 54 Bảng 3.1: Câu hỏi đối với chương trình kiểm toán khoản mục tiền lương 68
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương 8
6 / 15
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dịch vụ kiểm toán đã hình thành và phát triển ở Việt Nam trong hơn mười lăm năm qua, trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp Dịch vụ kiểm toán góp phần quan trọng trong việc cung cấp các bằng chứng
có độ tin cậy cao về thực trạng hoạt động của DN cho các bên quan tâm Đồng thời dịch vụ kiểm toán cũng tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậycủa các thông tin kinh tế tài chính, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt động đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước Dịch vụ kiểm toán đã khẳng định được vụ trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểm toán của cả chu trình nghiệp vụ kinh tế riêng biệt Trên cơ sở đó để đưa ra những kết luận về báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý không mắc sai sót nghiêm trọng trên khía cạnh trọng yếu.Việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính là cơ sở
để đưa ra ý kiến khách quan, trung thực về báo cáo tài chính, cung cấp cho các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, khách hàng cũng như tất cả những đối tượng quan tâm… Đặc biệt, khoản mục tiền lương là một chu trình vô cùng quan trọng trong nhiều đơn vị, nó vừa phản ánh đầu vào vừa là cơ sở để xác định chi phí đầu ra, đồng thời ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Chính vì vậy, nó rất quan trọng trong quá trình kiểm toán Nhận thấy điều đó nên trong quá trình thực tập tại Chi nhánh công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt (AASCN), em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội (AASCN) thực hiện”
Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương chính:
Chương 1: Đặc điểm khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội (AASCN) thực hiện.
Trang 8Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội (AASCN) thực hiện Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền lương
và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội (AASCN) thực hiện.
Công việc kiểm toán đòi hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp tốt, tuy nhiên bản thân em lại có quá ít kinh nghiệm làm việc thực tế và kiến thức chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, chính vì vậy sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình viết chuyên đề tốt nghiệp Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của giản viên – ThS Nguyễn Thị Lan Anh, cùng các anh chị KTV trong Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội (AASCN)
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên – ThS Nguyễn Thị Lan Anh, đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị trong Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Nam Việt – CN Hà Nội (AASCN) đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
2
Em xin chân thành cảm ơn
Nguyễn Tiến Hiệp
8 / 15
Trang 9CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN NAM VIỆT – CN HÀ NỘI (AASCN) THỰC HIỆN 1.1 Đặc điểm của khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương
Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất Trong ba yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố có vai trò quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì
tư liệu lao động và đối tượng lao động chỉ là những vật vô dụng
Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh trong DN tiến hành thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động Mác từng nói: “Lao động sáng tạo ra giá trị hàng hóa nhưng bản thân nó không phải
là hàng hóa và không có giá trị” Cái mà người ta gọi là “giá trị lao động” thực tế là
“giá trị sức lao động” Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương
Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết
mà DN phải trả cho nguời lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng, chất lượng công việc mà họ đã đóng góp cho DN
Nhận thức rõ vai trò của tiền lương trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Tiền lương gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển, đóng góp phần quan trọng làm lành mạnh, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảm bảo giá trị thực của tiền lương và từng bước cải thiện theo sự phát triển kinh tế - xã hội”
Tiền lương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nó mang ý nghĩa về mặt kinh tế,
đó là khoản chi phí sản xuất chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nhất là đối với cá đơn vị sản xuất và dịch vụ, DN cần quản lí tốt sao cho giảm chi phí tiền lương, hạ
Trang 10giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả lao động Bên cạnh đó, đây còn là khoản doanh nghiệp trả cho nguời lao động, là nguồn thu nhập chính của người lao động, do vậy
mà nó quyết định lũy tiến tới sự làm việc và cống hiến của người lao động đối với công việc Như vậy tiền lương mang cả ý nghĩa về mặt kinh tế và mặt xã hội Do vậy, các nhà quản lí luôn phải cân nhắc hai vấn đề: Thứ nhất, tiền lương phải đảm bảo nhu cầu của người lao động; Thứ hai, chi phí tiền lương phải phù hợp với chi phí sản xuất, đảm bảo đem lại lợi nhuận cho đơn vị
Theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng ban hành ngày 14/11/2015 có hiệu lực ngày 01/01/2016 là 2.400.000 Sắp tới thay thế cho Nghị định số 122/2015/NĐ-CP là Nghị định số 153/2016/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2016 quy định mức lương tối thiểu vùng là 2.580.000 VNĐ có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Bảng 1.1 Mức lương tối thiếu vùng
Đơn vị tính: VNĐ
Bên cạnh tiền lương còn có các khoản trích theo lương đó là: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Các khoản trích theo lương được hiểu như sau:
Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định
trên tiền lương cơ bản của người lao động thực tế phát sinh trong kỳ Tỷ lệ trích hiện hành tổng là 26% (Trong đó: 18% được tính vào chi phí của doanh nghiệp, 8% được tính trừ vào lương của nhân viên) Quỹ BHXH là khoản đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động, dùng để trợ cấp cho họ trong trường hợp mất khả năng lao động, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất Quỹ BHXH do cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý Tại DN, hàng tháng doanh
4
10 / 15
Trang 11nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho người lao động bị đau ốm, …trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp lệ như: phiếu nghỉ hưu BHXH và các chứng từ liên quan khác
Quỹ bảo hiểm y tế: một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ
được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh BHYT tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế BHYTlà hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm Y
tế (Trích khoản 1, điều 2, Luật Bảo hiểm Y tế số 25/2008/QH12) BHYT đươc tính
theo tỷ lệ 4,5% trên lương cơ bản (Trong đó: người sử dụng lao động chịu 3% tính vào chi phí, người lao động chịu 1,5%) Qũy BHYT được sử dụng để trợ cấp cho lao động tham gia đóng góp quỹ trong hoạt động khám chữa bệnh
Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn dùng để chi tiêu cho hoạt động
công đoàn ở đơn vị cấp trên và toàn bộ DN Theo quy định hiện hành, tại Thông tư liên tịch số 119/TTLT, ngày 08/12/2004 giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Tài chính thì tỷ lệ trích nộp kinh phí công đoàn bằng 2% theo lương thực tế tại đơn vị (Trong đó đơn vị đóng góp toàn bộ, người lao động không phải đóng góp) Khi trích KPCĐ thì tùy vào từng DN mà toàn bộ khoản này được sử dụng tại đơn vị hoặc một nửa đơn vị phải nộp cho cấp trên, một nửa sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất
nghiệp được quy định: người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm Nguồn hình thành Quỹ BHTN bao gồm: Các khoản đóng và hỗ trợ kể trên, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ và nguồn thu hợp pháp khác Quỹ BHTN được sử dụng để chi trả trợ cấp thất nghiệp;
hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho