mềm, bong gân, trật khớp đến những tổn thương như gãy xương ngón tay thìviệc điều trị không phù hợp cũng như chậm trễ trong quá trình tập vận động,vật lý trị liệu sau phẫu thuật cũng gây
NỘI DUNG
Cơ sở để xây dựng đề án
2.1.1.1 Xương vùng bàn-ngón tay
Khối xương bàn tay gồm có năm xương dài được gọi theo số thứ tự từ ngoài vào trong là từ một đến năm Mỗi thân xương có ba mặt: Trong, ngoài và sau, tương ứng với ba bờ: Bờ trong, bờ ngoài và bờ trước Đầu xương được gọi là nền, đầu dưới là chỏm [1].
Thân xương: Hơi cong ra trước, hình lăng trụ tam giác có mặt sau và hai mặt bên làm cho lòng bàn tay thích nghi với chức năng cầm nắm.
Nền: Có diện khớp với xương cổ tay Trừ xương đốt bàn 1, mỗi xương đều khớp với xương đốt bàn tay bên cạnh Các xương đều có đặc điểm riêng:
Xương đốt bàn I: Nền hình yên ngựa.
Xương đốt bàn II: Nền hình cái xiên hai răng.
Xương đốt bàn III: Nền hơi nhọn, có một chỏm trâm.
Xương đốt bàn IV: Nền hơi nông.
Xương đốt bàn V: Nền nhô lên một củ nhỏ.
Chỏm: Hình chỏm cầu để khớp với nền đốt gần của các ngón tay.
Hình 2.1: Các thành phần xương vùng bàn-ngón tay
“Nguồn: Frank H.Netter, 2013” 3 2.1.1.2 Xương vùng đốt ngón tay
Mỗi đốt ngón có ba đốt xương gồm: Đốt gần, đốt giữa, đốt xa theo tứ tự đi từ xương đốt bàn tay xuống.Trừ ngón cái có hai đốt Các đốt ngón, cũng như các xương bàn tay rất hay gãy do ở ngay dưới da phía mu bàn tay là nơi dùng để che đỡ; khi gãy, xương dễ bị gập góc, di lệch làm giảm hoặc mất cử động gấp duỗi các ngón và có thể làm ngón tay chồng lên nhau khi bàn tay nắm lại Đặc điểm của xương đốt bàn tay và ngón tay người Việt Nam (đo trên 70 bàn tay): Trung bình, xương đốt bàn tay đo được (tính bằng mm) đốt bàn I: 44,7; đốt bàn II: 65,8; đốt bàn III: 63,2mm; đốt bàn IV: 67,3; đốt bàn V: 50,3
Ngón I đo 51,6 (tính bằng mm)
Ngón II đo 81,7 (tính bằng mm)
Ngón III đo 87,1 (tính bằng mm)
Ngón IV đo 80,8 (tính bằng mm)
Ngón V đo 66,0 (tính bằng mm)
Đốt xa: 16,1 Đốt ngón gần:
Thân: Hơi cong ra trước, có hai mặt: mặt trước phẳng, mặt sau tròn hơn.
Nền: Hõm khớp tiếp khớp với chỏm xương đốt bàn tay.
Chỏm: Ở dưới, tiếp khớp với nền đốt giữa. Đốt ngón giữa:
Thân: Cong như đốt gần, có hai mặt.
Nền: Hình ròng rọc, có gờ ở giữa và hai sườn bên.
Chỏm: Ở đầu dưỡi tiếp khớp với nền của đốt xa. Đốt ngón xa:
Nền: Tiếp khớp với chỏm đốt ngón giữa.
Chỏm: Hình móng ngựa, mặt sau nhẵn, mặt trước gồ ghề.
2.1.1.3 Hệ thống gân cơ vùng bàn-ngón tay
Các gân cơ gấp các ngón nông và gấp các ngón sâu sau khi đi qua ống cổ tay thì xếp thành hai lớp: Bốn gân gấp các ngón nông ở lớp trước và bốn gân gấp các ngón sâu ở lớp sau Đến ngón tay:
Các gân cơ gấp các ngón nông tách đôi nên gọi là gân thủng và bám vào hai bên mặt trước đốt giữa Mỗi chỗ tách đôi của gân cơ gấp các ngón nông còn cho một trẽ cân đi về bên đối diện Hai trẽ này bắt chéo chữ thập ở phía trước khớp gian đốt gần tạo thành giao thoa gân.
Gần cơ gấp các ngón sâu chui qua chỗ tách đôi của gân gấp các ngón nông nên gọi là gân xuyên và bám vào mặt trước của nền xương đốt xa [1].
Hình 2.2: Sự phân bố của các gân cơ gấp nông-sâu
Các gân gấp được bao bọc bởi các bao hoạt dịch các ngón tay Bao gân gấp ngón cái dài ở ngoài, kéo dài đến đốt ngón cái và bao hoạt dịch chung của các cơ gấp bọc lấy các gân cơ gấp các ngón nông và sâu.
Trong phần lớn các trường hợp, bao hoạt dịch chung của các gân cơ gấp các ngón liên tục với bao hoạt dịch ngón tay út và bao gân cơ gấp ngón cái dài.
Do đó, nhiễm trùng bao hoạt dịch ngón út có thể lan đến ngón cái và ngược lại [1-2]. Ở phần cuối các gân gấp các ngón nông, gấp các ngón sâu và gấp ngón cái dài có các nếp hình tam giác gọi là dải ngắn Các gân cơ gấp nông và gấp sâu, phía trước các xương đốt gần và đốt giữa có các phần giống như sợi chỉ gọi là dải dài Các dải gân nối từ lá tạng đến lá thành của bao hoạt dịch và cung cấp máu cho các gân gấp [1-2].
Hình 2.3: Sự phân bố của bao hoạt dịch bàn-ngón tay
Các cơ giun: Có bốn cơ giun đánh số thứ tự từ ngón cái là 1, 2, 3, 4.
Nguyên ủy: Bám vào các gân cơ gấp các ngón sâu: Hai cơ giun 1 và 2 xuất phát từ bên ngoài gân ngón hai và ngón ba; hai cơ giun 3 và 4 xuất phát từ hai gân kế cận (ngón bốn và ngón năm).
Bám tận: Phần ngoài các gân duỗi các ngón.
Động tác: Gấp đốt 1, duỗi đốt 2 và 3.
Hình 2.4: Phân bố cơ giun, các nhóm gân gấp nông sâu ở bàn tay
Các gân cơ từ khu cẳng tay sau đi xuống như: Gân cơ dạng ngón cái dài, gân cơ duỗi ngón cái ngắn, gân duỗi ngón cái dài, gân duỗi ngón trỏ, gân duỗi các ngón tay, gân duỗi ngón út và gân duỗi cổ tay trụ.
Hình 2.5: Vị trí bám gân duỗi vùng bàn-ngón tay mặt lưng
Có tám cơ gian cốt nằm giữa các xương đốt bàn tay Cũng có thể tả các cơ này ở vùng gan tay vì các cơ gian cốt nằm ở các khoang gian cốt là ranh giới giữa vùng gan tay và vùng mu tay [1].
Bốn cơ gian cốt mu tay: Phát sinh từ các bờ của xương bàn tay lân cận.
Bốn cơ gian cốt gan tay: Phát sinh từ mặt trước các xương bàn tay
Cả tám cơ gian cốt đều bám vào xương đốt gần và gân duỗi của ngón II, III, IV và V: Hai cơ gian cốt mu tay I và II bám vào bên ngoài các ngón
II và III; hai cơ gian cốt mu tay III và IV bám vào bên trong ngón III và IV Cơ gian cốt gan tay I và II bám vào bên trong của hai ngón I và II; cơ gian cốt gan tay III và IV bám vào bên ngoài ngón IV và V [1].
Nội dung cơ bản của đề án
Nhiệm vụ cụ thể cho mục tiêu (1)
- Viết hoàn chỉnh bộ câu hỏi và bảng chấp thuận tham gia khảo sát dành cho học viên SĐH và bác sĩ khoa Chi trên Bv CTCH TPHCM.
Nhiệm vụ cụ thể cho mục tiêu (2)
- Tổng hợp, đưa ra các cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý cho quy trình.
- Tổng hợp, liệt kê danh sách trang thiết bị; vật tư dự trù, tiêu hao và giá thành tham khảo.
- Viết thành các mục: Thông tin bệnh nhân; nguyên tắc chẩn đoán và điều trị; quy trình nhận bệnh và xử trí; đánh giá vào quy trình và đánh giá quá trình tái khám sau phẫu thuật.
- Viết các bước chi tiết đặt cố định ngoài Suzuki.
Nhiệm vụ cụ thể cho mục tiêu (3)
- Trình lên Ban Giám đốc; Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bv CTCH TPHCM quy trình kỹ thuật đặt cố định ngoài Suzuki.
- Trình quy trình hoàn thiện lên Sở Y tế TPHCM.
- Trình quy trình đã được Sở Y tế xét duyệt lên Bộ Y tế.
2.2.2 Giải pháp để thực hiện đề án
2.2.2.1 Giải pháp cho nhiệm vụ cụ thể (1)
Mục tiêu chính: Nhằm khảo sát các chỉ định điều trị cho gãy nền đốt giữa ngón tay và những vấn đề hậu phẫu thường gặp.
Viết “Bảng thông tin dành cho người tham gia đề án và chấp thuận tham gia đề án” trình bày ở bảng Phụ lục 1 (trang PL1).
Viết các câu hỏi đóng một câu trả lời (khoanh tròn hoặc gạch chéo); câu hỏi mở (trả lời bằng lời văn) trình bày ở bảng Phụ lục 2 (trang PL5).
Hình ảnh thực tế một số chỉ định điều trị.
2.2.2.2 Giải pháp cho nhiệm vụ cụ thể (2)
Mục tiêu chính: Tổng hợp được cơ sở khoa học và pháp lý cho quy trình; các bước chi tiết thực hiện kỹ thuật và những vấn đề liên quan trước khi đưa quy trình vào áp dụng chính thức.
Mô tả giải phẫu khớp liên đốt gần và vùng bàn - ngón tay.
Trích dẫn các tài liệu nghiên cứu, bài viết hoặc báo cáo khoa học liên quan.
Trích dẫn các Thông tư, Công văn của Sở Y tế, Bộ Y tế và Bv CTCH TPHCM.
Tổng hợp, liệt kê một số hình ảnh, thông tin và đặc điểm chi tiết về trang thiết bị; vật tư dự trù và tiêu hao, giá thành tham khảo thực tế thu được tại Bv CTCH TPHCM và các nguồn liên quan.
Viết thành các sơ đồ, bảng với nội dung hướng dẫn về các mục: Thông tin bệnh nhân; nguyên tắc chẩn đoán và điều trị; quy trình nhận bệnh và xử trí; đánh giá vào quy trình và đánh giá quá trình tái khám sau phẫu thuật.
Viết các bước đặt cố định ngoài Suzuki chi tiết qua hình ảnh, hình vẽ trực quan đơn giản kèm theo các mục chú thích và diễn giải thành lời văn chi tiết cho từng bước cụ thể.
2.2.2.3 Giải pháp cho nhiệm vụ cụ thể (3)
Mục tiêu chính: Tiến tới áp dụng chính thức quy trình kỹ thuật đặt cố định ngoài Suzuki điều trị gãy phức tạp nền đốt giữa các ngón tay dài tại Bv CTCH TPHCM.
Tiếp nhận ý kiến chỉnh sửa, bổ sung các thiếu sót; tiến hành chỉnh sửa lại quy trình kỹ thuật hoàn thiện theo yêu cầu từ Ban Giám đốc và Hội đồng khoa học bệnh viện.
Trình quy trình đã chỉnh sửa hoàn thiện lên Sở Y tế theo hướng dẫn ở bảng Phụ lục 3 (trang PL10).
Tổng hợp, báo cáo bằng văn bản kèm danh sách thông tin bệnh nhân và những vấn đề liên quan sau khi hoàn thành đủ số trường hợp thí điểm theo đề nghị của Sở Y tế.
Trình lên Bộ Y tế theo hướng dẫn trình bày ở bảng Phụ lục 4 (trangPL13) sau khi được Sở Y tế đồng ý thông qua, tiến đến áp dụng chính thức quy trình kỹ thuật.
Tổ chức thực hiện đề án
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
Phương pháp sử dụng cho nhiệm vụ (1)
- In thành 30 bộ gồm: Câu hỏi đề án và Bảng thông tin chấp thuận trước khi tham gia trả lời câu hỏi.
- Thu thập thông tin bằng cách ghi nhận câu trả lời, giải đáp thắc mắc trực tiếp giữa nhóm thực hiện đề án và đối tượng tham gia.
- Tổng hợp, ghi nhận và phân tích các câu trả lời ra số liệu (%) bằng máy tính cầm tay Casio.
Phương pháp sử dụng cho nhiệm vụ (2) và nhiệm vụ (3)
- Hồi cứu các bài báo cáo, bài viết và công trình nghiên cứu thông qua một số nguồn tài liệu y văn từ sách báo, tổ chức y học hoặc các cổng thông tin qua mạng Internet.
- Thu thập, sử dụng hình ảnh giải phẫu từ sách ebook, chỉnh sửa lại trên ứng dụng Paint 3D.
- Sử dụng ứng dụng Paint 3D vẽ, chú thích chi tiết các bước trong quy trình đặt khung cố định ngoài Suzuki.
- Thu thập hình ảnh chụp thực tế các trang thiết bị, vật tư tại Bv CTCHTPHCM bằng thiết bị điện tử (Ipad), chỉnh sửa lại trên ứng dụng Paint 3D.
- Tổng hợp đầy đủ các văn bản, quyết định, danh sách báo cáo trình lên Ban Giám đốc, Hội đồng Khoa học Bệnh viện CTCH TPHCM; Sở Y tế và Bộ
2.3.2 Nguồn lực để thực hiện
- Các bác sĩ khoa Chi trên Bv CTCH TPHCM.
- Giảng viên hướng dẫn khoa học cho đề án.
2.3.2.2 Phương tiện, cơ sở hạ tầng
Khoa phòng tại Bv CTCH TPHCM
- Khoa Chi trên lưu bệnh nội trú.
- Phòng khám khoa Chi trên (phòng khám số 16).
- Khu vực phòng hậu phẫu - hồi tỉnh sau mổ.
- Hệ thống phòng mổ: Phòng, giường phẫu thuật, trang thiết bị liên quan.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật Chi trên.
- Một số vật tư tiêu hao khác.
Nguồn tài chính tự túc của tác giả thực hiện đề án
- In ấn 30 bộ câu hỏi và bảng chấp thuận.
- Một số phát sinh thêm trong quá trình thực hiện thu thập số liệu, thu thập hình ảnh thực tế.
- Dự trù kinh phí trong khoảng từ 1-2 triệu đồng.
Viết bộ câu hỏi khảo sát, bảng chấp thuận tham gia đề án
Tổng hợp cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý
Tổng hợp danh sách trang thiết bị, vật tư cần thiết và giá thành tham khảo
Viết các mục về quy trình tiếp nhận bệnh, nguyên tắc chẩn đoán, điều trị và đánh giá hậu phẫu
Viết các bước chi tiết đặt cố định ngoài Suzuki
Giám đốc; Hội đồng Khoa học và Công nghệ Bv CTCH TPHCM
Bảng 2.4: Phân công nhân sự thực hiện
Stt Nhân sự Hoạt động Kết quả cần đạt được
1 Tác giả đề án Viết bộ câu hỏi khảo sát và bảng chấp thuận tham gia đề án
Hoàn chỉnh bộ câu hỏi, bảng chấp thuận.
Tổng hợp các câu trả lời ra số liệu (%).
Tác giả đề án Chuẩn bị cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý
Kết quả từ các tài liệu, bài báo nước ngoài, báo cáo lâm sàng.
Căn cứ pháp lý từ Sở Y tế, Bộ Y tế và Bv CTCH. Tác giả đề án Lập được danh sách các trang thiết bị, vật tư cần thiết.
Hình ảnh, danh sách, tên gọi các trang thiết bị, vật tư.
Tác giả đề án Viết các mục quy trình nhận bệnh, chẩn đoán, điều trị và theo dõi hậu phẫu.
Viết thành sơ đồ, bảng về các quy trình.
Tác giả đề án Viết các bước thực hiện kỹ thuật đặt cố định ngoài Suzuki.
Hình ảnh trực quan, chú thích ngắn gọn, dễ hiểu.
Tác giả đề án Xin phép thông qua
Ban Giám đốc; Hội đồng khoa học và công
Viết quy trình các bước chẩn đoán, tiếp nhận và nghệ Bv CTCH TP HCM. kỹ thuật đặt khung cố định ngoài Suzuki.
Tác giả đề án Sau khi hoàn thành thực hiện thí điểm tiến hành xin xét duyệt áp dụng quy trình kỹ thuật lên Bộ Y tế.
Tiến hành tổng hợp, báo cáo các vấn đề liên quan đến quy trình kỹ thuật Suzuki lên Sở Y tế, xin xét duyệt lên Bộ Y tế.
Chi trên, khoa Cấp cứu
Tham gia hỗ trợ, tham vấn thực hiện đề án.
Thực hiện kỹ thuật đặt cố định ngoài Suzuki tại Bv CTCH TPHCM.
3 Giảng viên hướng dẫn khoa học
Tham gia hỗ trợ, hướng dẫn tác giả đề án
Hoàn thành, hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật đặt cố định ngoài Suzuki.
2.3.5 Dự trù các khó khăn
Khó khăn 1: Thiếu hụt dụng cụ, vật tư tiêu chuẩn theo yêu cầu đề án; gây khó khăn trong quá trình thực hiện khung Suzuki.
Khó khăn 2: Chưa thống nhất các bước thực hiện do có nhiều biến thể từ các tác giả trên thế giới nên có thể gây ra một số tranh cãi, vướng mắc trong quá trình tham vấn thực hiện.
Khó khăn 3: Lượng bệnh đến khám tại phòng khám Chi trên luôn trong tình trạng đông, quá tải nên không thăm khám, kiểm tra kỹ càng các vấn đề xoay quanh khung Suzuki và người bệnh.
Khó khăn 4: Bệnh nhân không thực hiện hướng dẫn, không tái khám đúng, đủ thời gian quy định gây khó khăn cho phẫu thuật viên theo dõi khi gặp các vấn đề hậu phẫu phát sinh của khung Suzuki.
Khó khăn 5: Không theo dõi đủ quá trình hoặc mất thông tin liên lạc với bệnh nhân nên không tổng hợp được những ưu, nhược điểm của phương pháp để tiến hành bổ sung cải thiện cho quy trình kỹ thuật.
2.4 Kết quả của đề án
2.4.1.1 Kết quả thu thập khảo sát
Thu thập khảo sát từ tổng số 30 phiếu trả lời trong đó gồm: 23 học viên sau đại học (76.7%) theo học bậc học CK1, 7 bác sĩ khoa chi trên (23.3%) trong đó bao gồm 2 bác sĩ CK2, 5 bác sĩ CK1.
Số năm kinh nghiệm: Trên 10 năm (13.3%), 5-10 năm (40%), dưới 5 năm (46.7%).
Số ca gãy nền đốt giữa trong 1 năm qua: Dưới 10 ca (46.7%), 10-20 ca (30%), trên 20 ca (23.3%).
Thời gian khám sau chấn thương: Dưới 1 tuần (76.7%), 1-2 tuần (20%), trên 3 tuần (3.3%).
Các lựa chọn phẫu thuật thường sử dụng (câu hỏi mở): Xuyên Kirschner khóa khớp (83.3%), bảo tồn hoặc nẹp bột isellin (50%), cố định ngoài (10%).
Vấn đề hậu phẫu thường gặp: Cứng khớp (76.7%), di lệch thứ phát (23.3%), nhiễm trùng (10%).
Hình ảnh về một số chỉ định điều trị gãy nền đốt giữa ngón tay tại Bv CTCH TPHCM:
Bảo tồn: Cố định bên ngoài bằng nẹp nhôm tạo hình kèm băng keo y tế.
Hình 2.16: Nẹp nhôm tạo hình ôm ngón tay và băng keo y tế
Cố định ngoài tĩnh gồm một số phương pháp o Cố định ngoài ngón tay bệnh viện. o Cố định ngoài bằng vỏ kim tiêm y tế và đinh Kirschner.
Xuyên Kirschner khóa khớp liên đốt gần
Hình 2.17: Cố định ngoài bằng ống tiêm y tế và đinh Kirschner
“Nguồn: Nhóm đề án thu thập tại Bv CTCH TPHCM”
Hình 2.18: Cố định ngoài chuyên dụng tại Bv CTCH TPHCM
“Nguồn: Nhóm đề án thu thập tại Bv CTCH TPHCM”
Gãy nền đốt giữa ngón tay sau khảo sát ta có thể thấy lượng bệnh ở mức vừa, thời gian vào viện sau chấn thương mặc dù khá sớm (thường trong vòng 1 tuần) nhưng cứng khớp liên đốt gần sau phẫu thuật gây ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi lại chức năng bình thường của bàn tay, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân vẫn là một vấn đề lớn rất thường hay gặp phải và được nhiều phẫu thuật viên quan tâm đến.
2.4.1.2 Cơ sở pháp lý của đề án
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh 23/11/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
Căn cứ Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y quy định chi tiết phân truyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh (gọi tắt là Thông tư số 43/2013/TT-BYT).
Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT.
Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-BYT ngày 03/04/2015 của Bộ Y tế quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh (gọi tắt là Thông tư số 07/2015/TT- BYT).
Căn cứ Quyết định số 4068/QĐ-BYT ngày 29 tháng 07 năm 2016 của
Bộ Y tế quy định về việc ban hành hướng dẫn biên soạn quy trình chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Căn cứ Quyết định Số 4484/QĐ-BYT ngày 18 tháng 08 năm 2016 vàQuyết định số 5728/QĐ-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế, về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
2.4.1.3 Tình hình hiện tại của khoa Chi trên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử hình thành khoa
Khoa chi trên Bv CTHCH TP HCM được thành lập năm 1985, có 32 giường nội trú Chức vụ trưởng khoa đầu tiên được đảm nhiệm bởi bác sĩ Trần Thanh Mỹ, phó khoa bởi bác sĩ Võ Văn Châu, điều dưỡng trưởng Đoàn Thị Vĩnh Nghiệp và Huỳnh Thị Mỹ.
Trải qua nhiều đời trưởng phó khoa đến nay, chức vụ trưởng khoa hiện tại được đảm nhiệm bởi Bác sĩ Lê Gia Ánh Thỳ từ 01/12/2018.
Tên khoa: Khoa Chi Trên thuộc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh Hình. Địa điểm, trụ sở chính: Lầu 3 khu điều trị nội trú, 929 Trần Hưng Đạo, phường 01, quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
Tình hình hiện tại của khoa
Trưởng khoa: Ths.Bs.CKII Lê Gia Ánh Thỳ.
Phó trưởng khoa: Bs.CKII Nguyễn Tấn Toàn, Điều dưỡng trưởng Lê Xuân Diệu.
Tổng số 38 viên chức bao gồm: 12 Bác sĩ, 22 Điều dưỡng, 04 Hộ lý Trình độ chuyên môn:
Phó giáo sư, Tiến sĩ: 03
Điều Dưỡng sơ cấp: 02 Hoạt động chuyên môn:
Đảm nhận điều trị cho tất cả các chấn thương và dị tật chi trên.
Chỉ đạo và hướng dẫn điều trị về các tổn thương chấn thương và chỉnh hình Chi trên cho tuyến dưới.