1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đánh giá khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật nội soi mũi xoang tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh từ 2022 2023

105 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật nội soi mũi xoang tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 2022-2023
Tác giả Lê Minh Hùng
Người hướng dẫn GS. TS. BS. Phạm Kiên Hữu, TS. BS. Lương Hữu Đăng
Trường học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tai - Mũi - Họng
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Theo thống kê của nhiều nghiên cứudịch tễ trên thế giới, ước tính khoảng 5 - 12% dân số bị viêm xoang.1,2 Theo điều tratại trung tâm nghiên cứu chi phí điều trị tại Mỹ, một năm Mỹ tiêu t

Trang 1

-oOo -LÊ MINH HÙNG

ĐÁNH GIÁ KHỨU GIÁC Ở BỆNH NHÂN

VIÊM MŨI XOANG MẠN TRƯỚC PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG

TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 2022-2023

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Trang 2

-oOo -LÊ MINH HÙNG

ĐÁNH GIÁ KHỨU GIÁC Ở BỆNH NHÂN

VIÊM MŨI XOANG MẠN TRƯỚC PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG

TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 2022-2023

CHUYÊN NGÀNH: TAI - MŨI - HỌNG

MÃ SỐ: NT 62 72 53 01

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS TS BS PHẠM KIÊN HỮU

2 TS BS LƯƠNG HỮU ĐĂNG

Trang 4

-oOo -LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được công

bố ở bất kỳ nơi nào

Tác giả luận văn

Lê Minh Hùng

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT iii

DANH MỤC BẢNG iv

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đại cương khứu giác 3

1.2 Đại cương rối loạn khứu giác 9

1.3 Đại cương về viêm mũi xoang mạn 19

1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước 21

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu 23

2.3 Giải trình về chi phí 37

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 38

3.1 Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu 39

3.2 Đặc điểm về các thang điểm đánh giá độ nặng viêm mũi xoang mạn 43

3.3 Đặc điểm về các phương pháp đánh giá khứu giác 44

3.4 Tương quan giữa đánh giá khứu giác khách quan với các thang điểm đánh giá độ nặng viêm mũi xoang mạn 50

3.5 Tương quan giữa đánh giá khứu giác khách quan với các đặc điểm đối tượng nghiên cứu 51

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 53

4.1 Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu 53

4.2 Đặc điểm về các thang điểm đánh giá độ nặng viêm mũi xoang mạn 57

4.3 Đặc điểm về các phương pháp đánh giá khứu giác 57

Trang 6

4.4 Tương quan giữa đánh giá khứu giác khách quan với các thang điểm đánh giá độ

nặng viêm mũi xoang mạn 63

4.5 Tương quan giữa đánh giá khứu giác khách quan với các đặc điểm đối tượng nghiên cứu 64

4.6 Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu 70

KẾT LUẬN 72

KIẾN NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….

Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU………

PHỤ LỤC 1……….

PHỤ LỤC 2……….

Trang 7

PPOD Position paper on olfactory dysfunction

PROMs Patient-reported outcome measures

PTNSMX Phẫu thuật nội soi mũi xoang

SIT-40 40-item smell identification test

Trang 8

SST Sniffin' Sticks test

Trang 9

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

Chronic rhinosinusitis Viêm mũi xoang mạn

Chronic rhinosinusitis with nasal

Chronic rhinosinusitis without nasal

Computed Tomography Scan Chụp cắt lớp vi tính

Magnetic resonance imaging Chụp cộng hưởng từ

Olfactory dysfunction Rối loạn khứu giác

Olfactory receptor neurons Tế bào thần kinh thụ thể khứu giác

Patient-reported outcome measures Đo lường kết cục do bệnh nhân báo cáo

Positron emission tomography Chụp cắt lớp phát xạ Positron

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các thuật ngữ mô tả chức năng khứu giác 9

Bảng 1.2: Phân loại rối loạn khứu giác theo vị trí giải phẫu 10

Bảng 1.3: Phân loại rối loạn khứu giác dựa theo nguyên nhân 10

Bảng 2.1 Ngưỡng chẩn đoán giảm khứu dựa theo nhóm tuổi 31

Bảng 2.2 Thang điểm CT-scan Lund-Mackay 32

Bảng 2.3 Thang điểm nội soi Lund-Kennedy 33

Bảng 2.4: Định nghĩa các biến số về hành chính 35

Bảng 2.5: Định nghĩa các biến số nền, phân loại viêm mũi xoang mạn 36

Bảng 2.6: Kết quả nội soi mũi Lund-Kennedy và CT-scan Lund-Mackay 37

Bảng 2.7 Định nghĩa các biến số về kết quả test khứu giác 37

Bảng 3.1 Kết quả điểm số Lund-Mackay CT-scan và Lund-Kennedy nội soi 43

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá test Sniffin’ Sticks 44

Bảng 3.3 Tần suất rối loạn khứu giác 44

Bảng 3.4 Tương quan các điểm thành phần trong test Sniffin’ Sticks 45

Bảng 3.5 Kết quả chồng lắp giữa các điểm thành phần 47

Bảng 3.6 Tỉ lệ quen thuộc với mùi trong test nhận diện 48

Bảng 3.7 Tương quan đánh giá khứu giác chủ quan và khách quan 50

Bảng 3.8 Tương quan giữa tổng điểm TDI, kết quả CT-scan và nội soi 50

Bảng 3.9 Tương quan giữa đánh giá khứu giác khách quan với đặc điểm nền 51

Bảng 3.10 So sánh kết quả đánh giá test mùi giữa CRSsNP và CRSwNP 52 Bảng 4.1 Độ tuổi trung bình của bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật

Trang 11

Bảng 4.2 Tiền căn bệnh nội khoa của các nghiên cứu 56

Bảng 4.3 Tỉ lệ chẩn đoán CRSwNP và CRSsNP của các nghiên cứu 56

Bảng 4.4 Điểm CT-scan và nội soi của các nghiên cứu 57

Bảng 4.5 Tần suất rối loạn khứu giác của các nghiên cứu 58

Bảng 4.6 Tần suất rối loạn khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn của các nghiên cứu (dựa trên điểm TDI) 59

Bảng 4.7 Khác biệt giữa đánh giá khứu giác chủ quan và khách quan 62

Bảng 4.8 Tương quan giữa điểm CT-scan Lund-Mackay và điểm TDI 63

Bảng 4.9 Tương quan giữa điểm nội soi Lund-Kennedy và điểm TDI 64

Bảng 4.10 Tương quan giữa tuổi và chức năng khứu giác của bệnh nhân viêm mũi xoang mạn của các nghiên cứu 66

Bảng 4.11 Tương quan hút thuốc và uống rượu với chức năng khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn của các nghiên cứu 68

Bảng 4.12 Tương quan hen, viêm mũi dị ứng, tiền căn PTNS mũi xoang với chức năng khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn của các nghiên cứu 69

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cấu trúc niêm mạc khứu giác 4

Hình 1.2 Giới hạn của khe khứu và phân bố niêm mạc khứu 5

Hình 1.3 Cấu trúc hành khứu và synap thần kinh của tế bào khứu giác 5

Hình 1.5: Khứu giác mũi trước và mũi sau 7

Hình 1.6: Cơ chế phân tử quá trình tương tác phân tử mùi – thụ thể khứu giác 8

Hình 1.7: Sniffin’ Sticks phiên bản nhận diện mùi 15

Hình 1.8: Sniffin’ Sticks test bản mở rộng 15

Hình 1.9: Cuốn 1 trong bộ 4 cuốn của UPSIT 16

Hình 1.10: Quick Smell Identification Test (Q-SIT) 17

Hình 2.1: Bộ test mùi Sniffin’ Sticks 24

Hình 2.2 Thực hiện test Sniffin’ Sticks 26

Hình 2.3: Test ngưỡng mùi 27

Hình 2.4 Bảng kết quả test ngưỡng trên 1 bệnh nhân 28

Hình 2.5: Bộ test phân biệt mùi 29

Hình 2.6 Bộ test nhận diện mùi 30

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới tính của mẫu nghiên cứu (n=40) 39

Biểu đồ 3.2 Phân bố nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu (n=40) 39

Biểu đồ 3.3 Phân nhóm chỉ số khối cơ thể của mẫu nghiên cứu (n=40) 40

Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ hút thuốc và uống rượu của mẫu nghiên cứu (n=40) 41

Biểu đồ 3.5 Tiền căn Covid-19 và khứu giác sau mắc Covid-19 của mẫu nghiên cứu (n=40) 41

Biểu đồ 3.6 Tiền căn bệnh nội khoa của dân số nghiên cứu (n=40) 42

Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ CRSsNP và CRSwNP của dân số nghiên cứu (n=40) 43

Biểu đồ 3.8 Phân tán đồ mô tả tương quan giữa các điểm thành phần và tổng TDI trong test Sniffin’ Sticks 46

Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ rối loạn khứu giác bằng phương pháp đánh giá chủ quan 49

Trang 14

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Các con đường chính của hệ khứu giác 6

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tóm tắt mẫu nghiên cứu 38

Trang 15

MỞ ĐẦU

Viêm mũi xoang mạn tính là một trong những bệnh thường gặp nhất củachuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, ảnh hưởngnhiều đến sức khỏe và khả năng học tập và lao động Viêm mũi xoang là tình trạngviêm xảy ra ở lớp niêm mạc vùng mũi xoang Theo thống kê của nhiều nghiên cứudịch tễ trên thế giới, ước tính khoảng 5 - 12% dân số bị viêm xoang.1,2 Theo điều tratại trung tâm nghiên cứu chi phí điều trị tại Mỹ, một năm Mỹ tiêu tốn 13 - 60 tỉ đô lacho điều trị viêm mũi xoang.3,4

Bệnh lí viêm mũi xoang mạn là một trong những nguyên nhân chính gây rốiloạn khứu giác.5 Rối loạn khứu giác ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, thông quacác vấn đề như lo âu, trầm cảm, rối loạn trong việc ăn uống và kiểm soát cân nặng.6

Vì vậy, rối loạn khứu giác cần được đánh giá và chữa trị sớm bởi các bác sĩ Tai mũihọng Trên thế giới, bệnh nhân viêm mũi xoang mạn được đánh giá khứu giác bằngcác phương pháp chủ quan (hỏi bệnh sử) và khách quan (test mùi).5 Trong đó nhữngtest mùi đã được thẩm định, có độ tin cậy cao, phản ánh đúng chức năng khứu giáccủa bệnh nhân.5

Tại Việt Nam, các nghiên cứu khảo sát tình trạng rối loạn khứu giác ở bệnhnhân viêm mũi xoang mạn chủ yếu dựa trên việc hỏi bệnh sử (chủ quan),7,8 chưa sửdụng các phương pháp đánh giá mùi khách quan Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu “Đánh giá khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 2022 - 2023” nhằm bổ sung dữ liệu về tình trạng rối loạn khứu giác bằng phương pháp đánh

giá mùi khách quan ở nhóm bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật nội soimũi xoang

Trang 16

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát

Khảo sát tình trạng khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫuthuật nội soi mũi xoang

Mục tiêu chuyên biệt

1 Khảo sát tình trạng khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫuthuật nội soi mũi xoang bằng phương pháp đánh giá chủ quan và khách quan

2 Khảo sát tương quan giữa phương pháp đánh giá khứu giác chủ quan vàkhách quan ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật nội soi mũi xoang

3 Khảo sát tương quan giữa phương pháp đánh giá khứu giác khách quan vớicác thang điểm đánh giá độ nặng viêm mũi xoang mạn (điểm CT-scan Lund-Mackay

và điểm nội soi Lund-Kennedy) ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuậtnội soi mũi xoang

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương khứu giác

1.1.1 Giải phẫu khứu giác

Nhận cảm mùi bắt đầu bằng sự kích hoạt dây thần kinh khứu giác (dây sọ I)bằng các hóa chất bay hơi trong mũi Dựa vào loại mùi, sự kích hoạt dây sọ I có thể

đi kèm với sự kích hoạt dây thần kinh sinh ba (dây sọ V).9 Tín hiệu truyền tới dây sọ

I sau đó sẽ đi tới hệ thần kinh trung ương, nơi diễn ra quá trình xử lí và tích hợp, saucùng tạo ra sự nhận cảm mùi

1.1.1.1 Biểu mô thần kinh khứu giác

Biểu mô thần kinh khứu giác (olfactory neuroepithelium) là biểu mô trụ giảtầng, chứa ba loại tế bào chính: tế bào nền, tế bào thần kinh thụ thể khứu giác(olfactory receptor neurons) và tế bào nâng đỡ Lớp lamina propria nằm sâu hơn vàngăn cách với lớp biểu mô bởi màng đáy, chứa một mạng lưới mạch máu dày đặccũng như các tuyến Bowman, mô liên kết và các tế bào bao bọc khứu giác (một dạngđặc biệt của tế bào thần kinh đệm) Kết hợp với nhau, lớp lamina propria và biểu môthần kinh khứu giác tạo thành niêm mạc khứu giác.10

Tế bào thần kinh thụ thể khứu giác là tế bào thần kinh hai cực đặc biệt Vớithân nằm ở biểu mô thần kinh khứu giác, tế bào này tạo ra một đuôi gai vươn về phía

bề mặt biểu mô Từ một đuôi gai này hình thành nhiều tua mao không di động đi vàolớp niêm mạc mũi Các tua mao này chứa các thụ thể khứu giác Tại cực đáy, tế bàothần kinh thụ thể khứu giác cho ra một sợi trục, không có bao myelin đi qua màngđáy và vào lớp đệm, nơi chúng kết hợp với nhau để tạo thành các bó (fila), được baoquanh bởi các tế bào bao bọc Các bó thần kinh này hợp với nhau tạo thành dây thầnkinh khứu giác, sau đó đi qua các lỗ của mảnh sàng, nơi chúng tiếp hợp với các tếbào thần kinh bậc hai trong hành khứu cùng bên.11 Tế bào thần kinh thụ thể khứu giác

là các tế bào thần kinh cảm giác bậc một duy nhất tiếp xúc đồng thời với môi trườngbên ngoài và hệ thần kinh trung ương.12

Trang 18

Hình 1.1 Cấu trúc niêm mạc khứu giác

“Nguồn: Pedro Escada (2009) The human olfactory mucosa” 10

Khe khứu (Hình 1.2) là một khu vực giải phẫu được giới hạn bởi mảnh sàng ởphía trên, cuốn mũi trên ở phía ngoài, và phần cao vách ngăn ở phía trong Vị trí củabiểu mô thần kinh khứu giác ở người trẻ không chỉ giới hạn trong cấu trúc giải phẫunày mà còn kéo dài ra phía trước Tế bào thần kinh thụ thể khứu giác có thể được tìmthấy ở phần trước chỗ bám cuốn mũi giữa ở người trưởng thành trẻ tuổi.13 Tuy nhiên

do quá trình lão hóa và chuyển sản, biểu mô thần kinh khứu giác chỉ nằm trong phầnniêm mạc ngay phía dưới mảnh sàng, theo kết quả phẫu tích xác ở người già.14 Trongquá trình sinh thiết biểu mô thần kinh khứu giác hoặc trong phẫu thuật nội soi mũixoang cần tránh làm tổn thương biểu mô thần kinh khứu giác, cần ghi nhớ sự thayđổi về vị trí biểu mô thần kinh khứu giác giữa những độ tuổi khác nhau (điều này đặcbiệt quan trọng vì biểu mô thần kinh khứu giác trên quan sát đại thể không khác biệt

so với biểu mô đường hô hấp)

Trang 19

Hình 1.2 Giới hạn của khe khứu và phân bố niêm mạc khứu

“Nguồn: Steven M Bromley (2000) Smell and Taste Disorders” 15

1.1.1.2 Hành khứu và các cấu trúc khứu giác cấp cao

Hành khứu là bộ phận chuyển tiếp đầu tiên trong hệ thống khứu giác và tạothành phần quan trọng nhất của mạng lưới khứu giác bậc một Hành khứu nằm ngayphía trên mảnh sàng và nằm phía dưới vỏ não trán - ổ mắt

Hình 1.3 Cấu trúc hành khứu và synap thần kinh của tế bào khứu giác

“Nguồn: Flint PW (2020) Olfactory Function and Dysfunction” 12

Trang 20

Các sợi trục từ tế bào thần kinh thụ thể khứu giác đi vào hành khứu và synapvới các tế bào thần kinh bậc hai, được gọi là tế bào mũ ni và tế bào chùm Các sợitrục từ các tế bào thần kinh bậc hai này sau đó đi đến các vùng của mạng lưới khứugiác bậc một, bao gồm nhân khứu giác trước, vỏ não hình quả lê, nhân vỏ trước củahạch hạnh nhân, Những cấu trúc này tạo nên mạng lưới khứu giác bậc một.12

Sơ đồ 1.1 Các con đường chính của hệ khứu giác

“Nguồn: Flint PW (2020) Olfactory Function and Dysfunction” 12

1.1.2 Sinh lí khứu giác

1.1.2.1 Khí động học

Mặc dù các chất mùi có thể đến được biểu mô thần kinh khứu giác chỉ thôngqua sự khuếch tán, nhưng trên thực tế, chúng đi theo con đường của dòng khí mũi.Dòng khí này có thể theo hướng xuôi chiều (orthonasal olfaction) hoặc ngược chiều(retronasal olfaction) Trong quá trình hít thở bình thường, dưới 15% tổng lượng khíqua mũi được đưa tới khe khứu.16

Khứu giác mũi sau có thể xảy ra trong quá trình thở ra bình thường nhưngthường nổi bật hơn khi ăn và uống Trong quá trình nuốt bình thường, giai đoạn miệng

và họng tạo ra luồng khí ngược dòng Dòng khí này đưa các chất mùi từ thức ăn hoặc

đồ uống trong khoang miệng và hầu họng qua vòm họng tới khe khứu

Trang 21

Hình 1.4: Khứu giác mũi trước và mũi sau

“Nguồn: Flint PW (2020) Olfactory Function and Dysfunction” 12

1.1.2.2 Lớp nhầy niêm mạc khứu giác

Một lớp chất nhầy mỏng (dày khoảng 50 µm) nằm ở phía trên biểu mô thầnkinh khứu giác, nơi các chất mùi phải khuếch tán qua trước khi kích hoạt thụ thể khứugiác Lớp chất nhầy có nguồn gốc các tuyến Bowman trong lớp đệm niêm mạc khứugiác, trộn lẫn với chất nhầy từ các tế bào đài ở niêm mạc đường hô hấp lân cận

Khi các phân tử mùi đến vùng khứu, chúng tương tác với lớp nhầy phủ bêntrên các tế bào khứu giác Ngoài ra, độ dày của lớp nhầy cũng như thành phần dịchnhầy cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi của vùng khứu Ngoài ra, lớp nhầycòn có vai trò trong việc dọn dẹp các chất oxy hóa và cung cấp vi môi trường ion hóathích hợp cho việc truyền tín hiệu xuôi dòng

1.1.2.3 Thụ thể mùi và con đường dẫn truyền tín hiệu

Tương tác chuyên biệt giữa phân tử mùi và protein thụ thể trên bề mặt nhungmao khứu giác tạo nên sự chuyển từ tín hiệu hóa học của phân tử mùi sang tín hiệuđiện thế Quá trình này được tiến hành qua trung gian một tập hợp gene gồm 297pseudogenens và 339 genes thụ thể, mã hóa một protein xuyên màng Quá trình tảinạp khứu giác tiến hành thông qua thụ thể màng tế bào, với sự trợ giúp của các chất

Trang 22

truyền tin thứ hai, trong đó cAMP và IP3 là những con đường tín hiệu chủ yếu Ởđộng vật có vú, thụ thể khứu giác thuộc nhóm thụ thể liên kết protein G, gọi là Golf.

Khi phân tử mùi tiếp xúc với thụ thể Golf, adenylate cyclase được hoạt hóa,chuyển ATP thành cAMP Phân tử cAMP này gắn với kệnh ion Na+, Ca++ để khử cực

tế bào, tạo ra điện năng hoạt hóa Những bệnh nhân suy tuyến cận giáp giả(pseudohypoparathyroidism) type 1a, thiếu protein Golf, đã được ghi nhận có triệuchứng mất khứu giác do thiếu con đường tải nạp khứu giáp thông qua protein G

Khi chất mùi có nồng độ lớn, ngoài con đường tải nạp đã nêu trên, đã ghi nhận

có sự tham gia của chất truyền tin khác như NO, cGMP

Hình 1.5: Cơ chế phân tử quá trình tương tác phân tử mùi – thụ thể khứu giác

Dòng thác hoạt động của các men biến sự liên kết của phân tử mùi với thụ thể (R) thành tín hiệu điện dẫn truyền tới não AC, adenylyl cyclase; AMP, adenosine monophosphate; ATP, adenosine triphosphate; CaBP, calmodulin-binding protein; cAMP, adenosine monophosphate vòng; Kênh CNG, kênh cyclic nucleotide-gated; GDP, guanosine diphosphate; GTP, guanosine triphosphate; ORK, olfactory receptor kinase; P, phosphate; PDE, phosphodiesterase; PKA, protein kinase A;

RGS, chất điều hòa G proteins.

“Nguồn: Flint PW (2020) Olfactory Function and Dysfunction” 12

Trang 23

1.2 Đại cương rối loạn khứu giác

1.2.1 Định nghĩa rối loạn khứu giác

Rối loạn khứu giác có thể được phân loại thành rối loạn về lượng hoặc rối loạn

về chất Rối loạn về lượng liên quan đến sự thay đổi độ mạnh của mùi cảm nhậnđược, trong khi rối loạn về chất liên quan đến sự thay đổi chất lượng của mùi Rốiloạn về chất thường đi kèm rối loạn về lượng, ít khi nào đơn độc.5 Định nghĩa củacác thuật ngữ mô tả chức năng và rối loạn khứu giác được liệt kê trong bảng dướiđây

Bảng 1.1: Các thuật ngữ mô tả chức năng khứu giác

THUẬT NGỮ

ĐỊNH NGHĨA

TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH

Bình khứu Normosmia Chức năng ngửi bình thường

Giảm khứu Hyposmia Chức năng ngửi giảm về lượng

Mất khứu

chức năng

FunctionalAnosmia

Giảm khứu về lượng nhiều tới mức khứu giáckhông còn chức năng trong cuộc sống hằng ngàyMất khứu Anosmia Mất hoàn toàn chức năng khứu giác

Loạn khứu Parosmia Ngửi một mùi nhưng nhận thức ra mùi khác

Ảo khứu Phantosmia Nhận thức được một mùi nhưng không có hiện

diện mùi đó

Khứu giác

mũi trước

Orthonasalolfaction

Nhận thức được mùi phía trước do dòng không khí

từ tiền đình mũi đến khe khứu

Khứu giác

mũi sau

Retronasalolfaction

Nhận thức được mùi trong họng miệng, bởi luồngkhí đến khe khứu qua mũi họng khi nuốt hoặc thở

ra qua mũi

“Nguồn: T Hummel (2017) Position paper on olfactory dysfunction” 5

Trang 24

1.2.2 Nguyên nhân và phân loại rối loạn khứu giác

Rối loạn chức năng khứu giác trước đây đã được phân loại theo vị trí giải phẫu.Theo đó, các rối loạn được phân loại như trong Bảng 1.2; tuy nhiên, hệ thống phânloại này hiện tại không được khuyến khích sử dụng5 vì nó cung cấp một cách tiếp cậnquá đơn giản và hạn chế đối với sinh lí bệnh Ví dụ, giảm ngửi và mất ngửi thứ phátsau viêm mũi xoang mạn có thể một phần do rối loạn chức năng dẫn truyền, thần kinhthụ cảm và/hoặc trung tâm Rối loạn chức năng dẫn truyền có do phù nề niêm mạchoặc polyp dẫn đến cản trở cơ học dẫn truyền chất tạo mùi đến khe khứu

Bảng 1.2: Phân loại rối loạn khứu giác theo vị trí giải phẫu

Dẫn truyền Tắc nghẽn vận chuyển chất mùi tới tế bào thần kinh thụ

thể khứu giác

Thần kinh thụ cảm Tổn thương tế bào thần kinh thụ thể khứu giác

Trung ương Tổn thương thần kinh trung ương liên quan tới xử lí khứu

giác

“Nguồn: Flint PW (2020) Olfactory Function and Dysfunction” 12

Do những hạn chế của các phân loại này, các nghiên cứu về khứu giác đã sửdụng các nhóm nguyên nhân để phân loại rối loạn khứu giác thay cho bảng phânloại về giải phẫu

Bảng 1.3: Phân loại rối loạn khứu giác dựa theo nguyên nhân

Rối loạn khứu giác do mũi xoang

Rối loạn khứu giác sau nhiễm trùng

Rối loạn khứu giác sau chấn thương

Rối loạn khứu giác do thần kinh/thoái hóa thần kinh

Rối loạn khứu giác liên quan đến nội tiết

Rối loạn khứu giác do tuổi tác

Rối loạn khứu giác do các lí do khác

Trang 25

1.2.3 Đánh giá khứu giác

Các phương pháp đánh giá khứu giác đóng vai trò quan trọng trong việc chẩnđoán xác định, báo cáo kết quả và theo dõi những thay đổi về khứu giác trong quátrình điều trị bệnh Một hạn chế của y văn hiện tại là các kỹ thuật đánh giá khứu giáckhông có sự thống nhất, ảnh hưởng đến việc thiết lập định nghĩa về suy giảm khứugiác và cải thiện khứu giác Thêm vào đó, sự không thống nhất này có thể dẫn đếnnhững khác biệt khi ước tính tỉ lệ hiện mắc giữa các nghiên cứu khác nhau.5

Nhìn chung, có 3 hình thức đánh giá khứu giác5:

1 Đánh giá chủ quan (bệnh nhân tự đánh giá)

2 Đánh giá tâm sinh lí

3 Đánh giá bằng các test điện sinh lí hoặc cộng hưởng từ

1.2.3.1 Đánh giá khứu giác chủ quan

Chức năng khứu giác chủ quan do bệnh nhân tự báo cáo là một đánh giá quantrọng cần thiết để xác định tác động của tình trạng suy giảm khứu giác đối với bệnhnhân hoặc người tham gia nghiên cứu Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng để đánhgiá hiệu quả của biện pháp can thiệp đối với bệnh nhân, và do đó, nên được thực hiện

cả trong quá trình chẩn đoán và theo dõi bệnh Đánh giá khứu giác chủ quan đượcthực hiện bằng thang điểm Visual analogue scales, câu hỏi dạng Likert hoặc câu trảlời do bệnh nhân tự viết ra Một số phương pháp “Đo lường kết cục do bệnh nhân báocáo” (patient-reported outcome measures) cũng bao gồm các câu hỏi về khứu giác

Ví dụ, Bảng câu hỏi Sino-Nasal Outcome Test (SNOT-22) là công cụ đã được xácthực để sử dụng để đánh giá bệnh nhân Viêm mũi xoang mạn Tuy nhiên, chỉ có mộtcâu hỏi về rối loạn khứu giác trong SNOT-22.17 Tương tự, Rhinosinusitis DisabilityIndex là một bảng kiểm gồm 16 mục, trong đó có một câu hỏi về "ngửi mùi hoặc nếm

vị bất thường." Do sự hạn chế khi đề cập về khứu giác của những bảng câu hỏi này,hiển nhiên là những PROMs tập trung chủ yếu về khứu giác, ví dụ như Questionnaire

Trang 26

of Olfactory Disorders, có khả năng phân biệt tốt những người suy giảm chức năngkhứu giác với những người khứu giác bình thường.18

Hướng dẫn Position paper on olfactory dysfunction (PPOD) khuyến cáo khôngnên sử dụng đơn độc các đánh giá khứu giác chủ quan do nghiên cứu cho thấy rằngđánh giá chủ quan có mối tương quan kém với kết quả đánh giá tâm sinh lí ở cả ngườikhỏe mạnh và bệnh nhân.19,20 Ví dụ, một nghiên cứu tại Vương quốc Anh cho thấychỉ 27,5% người tham gia đánh giá chính xác khứu giác của họ.20 Một nghiên cứukhác của Delank và cộng sự chỉ ra rằng 30-40% bệnh nhân viêm mũi xoang mạn bịrối loạn chức năng khứu giác tự đánh giá là khứu giác bình thường.21

1.2.3.2 Đánh giá tâm sinh lí

Với mục đích tăng độ chính xác và độ tin cậy của việc đánh giá khứu giác,hướng dẫn PPOD khuyến cáo sử dụng test khứu giác tâm sinh lí, bổ sung thêm chođánh giá chủ quan của bệnh nhân.5 Các test khứu giác tâm sinh lí được thực hiện bằngcách cho bệnh nhân ngửi các chất mùi, và kết quả test phụ thuộc vào phản hồi củabệnh nhân, vì vậy họ cần phải hiểu và hợp tác với người thực hiện Các test khứu giáctâm sinh lí có thể được sử dụng để đánh giá khứu giác mũi trước hoặc mũi sau, cũngnhư để đánh giá vị giác (sử dụng chất tạo vị thay vì chất tạo mùi)

Đánh giá khứu giác mũi trước

Test khứu giác mũi trước có thể được chia ra thành test ngưỡng (threshold) vàtest trên ngưỡng (suprathreshold)

Ngưỡng mùi là nồng độ mùi tối thiểu có thể được phát hiện Trên thực tế, địnhnghĩa ngưỡng mùi tương ứng với nồng độ mùi mà người tham gia có thể phát hiệnđược trong 50% số lần thử nghiệm (tức là họ sẽ ngửi thấy mùi ở nồng độ đó trongmột nửa số lần thử nghiệm) Các test ngưỡng đánh giá sự suy giảm khứu giác mộtcách định lượng, người tham gia không cần phải quen thuộc hoặc xác định được tácnhân kích thích Người tham gia phải chọn một tập hợp các lọ có mùi, bỏ qua các lọkhông mùi Do đó, người tham gia cần phải có trí nhớ ngắn hạn ở một mức độ nào

Trang 27

đó để hoàn thành được nhiệm vụ, tuy nhiên, test này không yêu cầu mức độ nhậnthức cao so với các loại test khác.22

Các test khứu giác trên ngưỡng đánh giá khả năng phân biệt mùi dựa trên đặctính của mùi Test trên ngưỡng sử dụng các mùi có nồng độ vừa đủ để một ngườikhông bị rối loạn chức năng khứu giác có thể phát hiện được (trên ngưỡng mùi), nhằmmục đích đánh giá định tính các rối loạn chức năng khứu giác Các test trên ngưỡng

có thể kiểm tra khả năng phân biệt mùi (khả năng phi ngôn ngữ để phân biệt các mùikhác nhau) và nhận diện mùi (khả năng gọi tên một mùi) Việc xác định mùi khôngkèm theo gợi ý rất khó thực hiện, vì vậy các test này thường đưa ra những gợi ý vềlời nói và/hoặc hình ảnh.23,24

Test phân biệt mùi và nhận diện mùi yêu cầu khả năng nhận thức cao hơn testngưỡng mùi: khả năng thực hiện các test trên ngưỡng này tương quan đáng kể với trínhớ ngữ nghĩa (semantic memory) và chức năng điều hành (executive function) củanão bộ.22 Các test nhận diện mùi đòi hỏi người tham gia phải tiếp xúc trước đó vớichất mùi, và do đó mang những đặc trưng riêng về văn hóa và độ tuổi Vì lí do này,các test mùi phải được đánh giá bởi cộng đồng dân cư địa phương và đi kèm với dữliệu bình thường trước khi sử dụng.25

Hướng dẫn PPOD khuyến cáo sử dụng kết hợp các test tâm sinh lí.5 Có 2 lí docho khuyến cáo này Đầu tiên, độ nhạy chẩn đoán của các test tâm sinh lí tăng lên khinhiều thành phần được kiểm tra Ví dụ, trong một nghiên cứu lớn trên 2178 bệnhnhân, việc sử dụng riêng biệt ngưỡng mùi (threshold - T), phân biệt (discrimination -D) hoặc nhận dạng (identification - I) để chẩn đoán rối loạn chức năng kém nhạy hơn

so với sử dụng TDI tổng hợp (64%, 56% và 47% tương ứng với T, D và I) Độ nhạychẩn đoán tăng lên khi các cặp thành phần được sử dụng (ví dụ: T + I, T + D và I +D), nhưng vẫn không đạt được điểm của TDI tổng hợp Thứ hai, người ta cho rằngtest ngưỡng mùi có thể phản ánh tốt nhất các rối loạn của hệ thống khứu giác ngoại

vi (ở mức hành khứu), trong khi các test trên ngưỡng phản ánh chủ yếu các rối loạncủa quá trình xử lí khứu giác trung ương Các nghiên cứu hành cũng vi cho thấy mối

Trang 28

tương quan giữa test trên ngưỡng (phân biệt/nhận diện mùi) với kết quả của cácphương pháp đánh giá nhận thức Trong một nghiên cứu, kết quả các test của 1.226bệnh nhân bị giảm khứu được phân tích: bệnh nhân rối loạn chức năng khứu giác donguyên nhân mũi xoang có điểm số của test ngưỡng thấp, trong khi những người bịbệnh Parkinson có kết quả kém đặc biệt với các test trên ngưỡng.26 Do đó, GuidelinePPOD khuyến cáo rằng, nên thực hiện kiểm tra tâm sinh lí nhiều thành phần, với testngưỡng và ít nhất một test trên ngưỡng.

Nhiều test khứu giác tâm sinh lí đã được phát triển để sử dụng trong nghiêncứu và lâm sàng Hai test thường được sử dụng, có sẵn trên thị trường là University

of Pennsylvania Smell Identification Test (UPSIT) và Sniffin' Sticks

The Sniffin' Sticks là một loại test rất phổ biến để đánh giá khứu giác.27 Công

cụ này sử dụng "bút" tạo mùi, có thể tái sử dụng Phiên bản nhận dạng mùi có 16 que(12 que mùi và 4 que không mùi) Độ tin cậy của phiên bản này kém hơn của UPSIT

40 mùi SST phiên bản mở rộng đánh giá ngưỡng + phân biệt + nhận diện mùi, thuđược chỉ số TDI Dựa vào dữ liệu dân số bình thường thu thập trong một nghiên cứuvới hàng nghìn đối tượng khỏe mạnh, khứu giác được xem là bình thường khi điểmTDI lớn hơn bách phân vị thứ 10 của phân phối các giá trị thu được từ dân số nghiêncứu, dựa theo tuổi và giới Các kiểu kết quả TDI được trả về có thể phản ánh cănnguyên của rối loạn khứu giác Sniffin ’Sticks là một test đáng tin cậy, đã được xácnhận ở các quốc gia khác nhau, và sử dụng được cho ở trẻ em Test này cũng được

sử dụng rộng rãi cho các mục đích nghiên cứu và lâm sàng.28,29 Người tham gia cóthể tự sử dụng Sniffin ’Sticks 12 mùi, tuy nhiên phiên bản mở rộng tốn nhiều thờigian và cần nhân lực được đào tạo

Trang 29

Hình 1.6: Sniffin’ Sticks phiên bản nhận diện mùi

Phiên bản nhận dạng mùi bao gồm 16 que, trong đó 12 que chứa mùi và 4 que rỗng Người tham gia ngửi và xác định tên mùi bằng chọn 1 trong 4 đáp án

“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”

Hình 1.7: Sniffin’ Sticks test bản mở rộng

“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”

Trang 30

Nhìn chung, khi muốn xác định rối loạn và mức độ cải thiện khứu giác, kếtquả của test tâm sinh lí cần được so sánh với kết quả của dân số bình thường Ngoài

ra, việc đánh giá thay đổi trên điểm số các test trong quá trình điều trị một cách đơnthuần mà không kèm với thay đổi tương ứng về mặt lâm sàng không đem lại nhiềugiá trị.5

UPSIT là một test nhận diện mùi khác đã được chuẩn hóa, bao gồm 40 mùi.Người tham gia ngửi mùi, sau đó xác định mùi dựa vào câu hỏi trắc nghiệm 4 chọn

1 Số câu trả lời đúng của người tham gia sẽ được so sánh với kết quả của dân số bìnhthường và được xếp thứ hạng bách phân vị, dựa vào tuổi và giới của đối tượng Ngườitham gia có thể tự sử dụng test, tiện lợi trong môi trường lâm sàng bận rộn; ngoài ratest còn có độ tin cậy test–retest cao, có khả năng phát hiện các đối tượng giả bệnhdựa trên những phản hồi không có khả năng xảy ra ở bệnh nhân bình thường Testnày đã được điều chỉnh để sử dụng ở một số quốc gia (có phiên bản dành cho ChâuÁ), và có thể được sử dụng ở trẻ em UPSIT đã được sử dụng rộng rãi trong các cơ

sở y tế cũng như trong nghiên cứu.30,31 Các phiên bản rút gọn của UPSIT đang có mặttrên thị trường, giúp cho việc tầm soát nhanh chóng hơn Nếu những test tầm soát nàybất thường, cần tiến hành những khảo sát chuyên sâu hơn

Hình 1.8: Cuốn 1 trong bộ 4 cuốn của UPSIT.

“Nguồn: Sensonics International, Haddon Heights, NJ, USA.Copyright ©

2017 Sensonics International”

Trang 31

Hình 1.9: Quick Smell Identification Test (Q-SIT)

Q-SIT phiên bản rút gọn của UPSIT, chứa 20 mùi.

Nguyên lí hoạt động của QSIT tương tự UPSIT

“Nguồn: Sensonics International, Haddon Heights, NJ, USA.Copyright © 2017”

Đánh giá khứu giác mũi sau và sàng lọc chức năng vị giác

Sự hình thành cảm nhận về hương vị phụ thuộc rất nhiều vào khứu giác mũisau Các rối loạn về khứu giác phổ biến hơn nhiều so với rối loạn về vị giác Khi bệnhnhân phàn nàn về "vị giác bất thường", nhiều khả năng họ đang bị suy giảm khứugiác mũi sau.32

Trong trường hợp không chắc chắn về chẩn đoán rối loạn khứu giác mũi sauhay rối loạn vị giác, có thể kiểm tra khứu giác mũi sau Test được thực hiện bằngcách đưa các loại bột có hương vị (táo, chuối, cà phê, dừa, tỏi, hành, cam, dâu, ) vàogiữa lưỡi và yêu cầu người tham gia nếm Người tham gia sẽ xác định hương vị mìnhnếm được qua câu hỏi trắc nghiệm 4 chọn 1

Trên thực tế, rối loạn khứu giác có thể làm suy giảm cả khứu giác mũi trước

và khứu giác mũi sau, tuy nhiên những tiến bộ của test khứu giác mũi trước vẫn vượt

xa test khứu giác mũi sau Test khứu giác mũi sau bị giới hạn bởi nhiều yếu tố: Đápứng với cùng một chất mùi có thể khác nhau ở nhiều vùng địa phương; chưa xác định

Trang 32

được nồng độ chất tối ưu; chưa xác định được ngưỡng khứu giác mũi sau; nồng độcác chất mùi sử dụng trong các nghiên cứu đều nằm ở khoảng trên ngưỡng Sự thiếuhụt quy trình chuẩn hóa khiến cho test khứu giác mũi sau ít được sử dụng trên lâmsàng và thiếu nền móng vững chắc để phát triển.33

Trong trường hợp rối loạn chức năng khứu giác khởi phát đột ngột, ví dụ, sauchấn thương đầu, cả khứu giác mũi trước và mũi sau đều suy giảm đồng thời Tuynhiên, các rối loạn chức năng tiến triển từ từ, chẳng hạn như trong bệnh lí mũi xoang,

có thể ảnh hưởng chủ yếu đến khứu giác mũi trước, và khứu giác mũi sau được bảotồn.34

Muốn đánh giá khứu giác đầy đủ cần tiến hành sàng lọc chức năng vị giác.Đánh giá chức năng vị giác bằng cách thoa các chất có vị ngọt, mặn, chua hoặc đắnglên lưỡi Vị umami thường không được sử dụng vì bệnh nhân thường không xác địnhtốt vị này Nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào trong quá trình sàng lọc, nên thựchiện đánh giá vị giác đầy đủ

Điện sinh lí và hình ảnh học chức năng

Đánh giá chức năng khứu giác bằng điện sinh lí hoặc hình ảnh chức năng đòihỏi thiết bị chuyên dụng, nhân lực được đào tạo và thời gian đánh giá kéo dài Do đó,các kỹ thuật này thường được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu hoặc các vấn đềliên quan pháp lí - y tế

Đánh giá điện sinh lí về chức năng khứu giác có thể được thực hiện bằngphương pháp đo điện khứu giác (electro-olfactography) hoặc điện não đồ(electroencephalography).35,36 Cả điện não đồ và điện khứu giác đều có thể giúp phânbiệt khứu giác bình thường, giảm khứu, và mất khứu Tuy nhiên các test này nên được

sử dụng kết hợp với đánh giá lâm sàng và test tâm sinh lí vì kết quả có thể bị dươngtính giả và âm tính giả.37

Hình ảnh học chức năng chỉ được sử dụng trong môi trường nghiên cứu đểđánh giá quá trình xử lí khứu giác trung ương Có 2 phương pháp hình ảnh học chức

Trang 33

năng (functional MRI), cho phép xác định hoạt động của não đáp ứng với các kíchthích mùi Cả hai kỹ thuật đều sử dụng những thay đổi trong lưu lượng máu não đểlập bản đồ hoạt động của não khi đáp ứng với các kích thích Tuy nhiên, việc sử dụngđồng vị phóng xạ khiến PET dần bị thay thế bởi fMRI.

1.3 Đại cương về viêm mũi xoang mạn

1.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang mạn theo EPOS 2020

Bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn khi thỏa tiêu chuẩn EPOS2020:

‒ Thời gian: Các triệu chứng kéo dài > 12 tuần

‒ Có ít nhất 2 triệu chứng cơ năng, trong đó phải có một triệu chứng là nghẹtmũi hoặc chảy mũi (chảy mũi trước hoặc sau), kèm theo đau nặng mặt hoặc giảm/mất khứu giác

1.3.2 Rối loạn khứu giác và viêm mũi xoang mạn

Viêm mũi xoang mạn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạnchức năng khứu giác trong dân số nói chung Các nghiên cứu ước tính rằng từ 60%đến 80% bệnh nhân mắc VMXM bị rối loạn ngửi, và rối loạn ngửi cũng là 1 trong 4triệu chứng chính của VMXM.38

Trang 34

(quantitative), bao gồm giảm khứu và mất khứu, thường gặp hơn ở BN VMXM, với

60 – 80% BN VMXM bị giảm hoặc mất khứu.39 Trong một phân tích tổng hợp gầnđây xem xét các biện pháp đánh giá khứu giác khách quan trong dân số VMXM, tỉ lệcủa rối loạn chức năng khứu giác là 67% khi sử dụng test SIT-40 và 78% khi sử dụngtest Sniffin' Sticks.40 Điều thú vị là có tới 1/4 số bệnh nhân bị mất khứu giác có thểkhông nhận ra tình trạng ngửi mùi của mình, với giả thuyết được đưa ra là do quátrình giảm khứu kéo dài một cách từ từ.21

Ở bệnh nhân mắc CRSsNP cũng có biểu hiện rối loạn chức năng khứu giác,mặc dù tần suất và độ nặng của rối loạn khứu giác ở những bệnh nhân này có thể íthơn so với bệnh nhân mắc CRSwNP.41 Tỉ lệ rối loạn khứu giác thấp hơn ở nhữngbệnh nhân mắc CRSsNP có thể do phản ứng viêm yếu hơn và không có polyp gâycản trở cơ học khe khứu Mặc dù hầu hết bệnh nhân CRSsNP đều có rối loạn chứcnăng khứu giác chủ quan, nhưng chỉ có 17% được phát hiện có rối loạn chức năngkhứu giác khách quan.38 Những bệnh nhân này thường ít đáp ứng với điều trị nộikhoa và phẫu thuật.42

1.3.2.3 Đánh giá khứu giác chủ quan ở bệnh nhân VMXM

Bước đầu tiên trong việc đo lường rối loạn chức năng khứu giác ở bệnh nhânVMXM là đánh giá chủ quan Các biện pháp chủ quan về mất khứu giác có thể baogồm các đánh giá riêng lẻ về khứu giác trong bảng câu hỏi SNOT-22 và

Trang 35

chẳng hạn như bảng câu hỏi về rối loạn khứu giác (Questionnaire of olfactorydisorders).

Mặc dù đánh giá khứu giác chủ quan đối với bệnh nhân VMXM rất quan trọng,nên thận trọng khi chỉ sử dụng các thước đo khứu giác chủ quan vì các đánh giá chủquan có thể có mối tương quan kém với các phương pháp đánh giá khách quan

1.3.2.4 Đánh giá khứu giác khách quan ở bệnh nhân VMXM

Ở bệnh nhân VMXM, thường sử dụng phương pháp tâm sinh lí (test mùi) đểđánh giá khứu giác Có hơn 20 test đánh giá mùi được mô tả trong y văn.5 Test UPSITthường được sử dụng nhất ở Mỹ, bao gồm một tập sách gồm 40 mùi dùng để ngửi,

và bệnh nhân phải chọn 1 trong 4 mùi được đề xuất ở dạng trắc nghiệm Điểm cuốicùng này được chuẩn hóa theo độ tuổi.38 Ở Châu Âu, test Sniffin’ Sticks được sửdụng phổ biến hơn Test này đánh giá ngưỡng mùi (T), khả năng phân biệt mùi (D)

và nhận diện mùi (I), cũng như điểm tổng hợp “ngưỡng-phân biệt-nhận dạng” (TDI).Test này cũng được chuẩn hóa theo giới tính và độ tuổi để đưa ra đánh giá chính xác

về khứu giác.43

1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước

1.4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Năm 1997, Thomas Hummel và cộng sự27 giới thiệu lần đầu test Sniffin’Sticks, cho thấy test này có thể thích hợp cho đánh giá khứu giác lâm sàng

Năm 2019, Oleszkiewicz và cộng sự43 cập nhật dữ liệu bình thường của bộtest dựa trên 9139 đối tượng tham gia nghiên cứu

Năm 2016, Soler và cộng sự44 đánh giá rối loạn khứu giác ở nhóm bệnh nhânviêm mũi xoang mạn, phát hiện tỉ lệ có giảm/mất khứu là 58,2 – 79,1%, tùy thuộcvào cách chọn ngưỡng khác nhau

Năm 2017, Kohli và cộng sự40 thực hiện một tổng quan hệ thống, báo cáo tỉ lệrối loạn khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn sử dụng test Sniffin' Sticks là78,2%

Trang 36

1.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Năm 2007, Phạm Kiên Hữu và cộng sự7 đánh giá chỉ định phẫu thuật nội soimũi xoang trước mổ, ghi nhận 19,6% bệnh nhân giảm ngửi, sử dụng phương pháp tựđánh giá

Năm 2019, Lê Hải Nam và cộng sự45 đánh giá khứu giác ở nhóm bệnh nhânviêm mũi xoang mạn điều trị nội trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, ghinhận 81% bệnh nhân giảm ngửi, sử dụng phương pháp tự đánh giá

Năm 2023, Hoàng Đình Âu và cộng sự8 đánh giá CT-scan trước phẫu thuậtnội soi mũi xoang tại Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội, phát hiện 15% bệnh nhân có rốiloạn ngửi, sử dụng phương pháp tự đánh giá

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

‒ Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

‒ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh tự miễn, bị u não

‒ Bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần kinh, không hợp tác khi thực hiện test

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện

2.2.3 Phương tiện nghiên cứu

‒ Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu của bệnh nhân

‒ Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu

‒ Máy nội soi tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

‒ Hình ảnh CT-scan mũi xoang trước mổ

Trang 38

‒ Bộ test mùi Sniffin’ Stick

• Hãng sản xuất: Burghardt®, Wedel, Đức

• Được phát triển bởi Thomas Hummel vào năm 1997

• Mỗi bộ test được sử dụng trong vòng 1,5 năm

• Bộ test này gồm 3 test, bao gồm test ngưỡng (threshold test), test phân biệt(discrimination test), và test nhận diện (identification test) Mỗi test baogồm các bút nhỏ có chứa 4 ml dung dịch mùi và chất kháng khuẩn

Hình 2.1: Bộ test mùi Sniffin’ Sticks

“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”

‒ Phần mềm SPSS 20

‒ Phần mềm Microsoft Excel Office 365

Trang 39

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chọn mẫu các bệnh nhân được bác sĩ lâm sàng chẩn đoán viêm mũi

xoang mạn có chỉ định phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa Tai Mũi Họng Bệnhviện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng12/2022 đến tháng 8/2023

Bước 2: Nghiên cứu viên sẽ tiến hành giải thích cho bệnh nhân về mục tiêu

và cách thức tiến hành nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia nghiên cứu, bệnh nhân được

ký tên vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu

Bước 3: Nghiên cứu viên sẽ tiến hành thăm hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng.

Bệnh nhân thoả tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được tiến hành thu thập số liệu bao gồm:thông tin cá nhân, các đặc điểm nền, các yếu tố giúp chẩn đoán viêm mũi xoang mạn(nghẹt mũi, chảy nước mũi, nặng mặt, mất mùi) theo tiêu chuẩn EPOS 2020, tìnhtrạng ngửi mùi hiện tại, tiền căn bệnh lí nội khoa và tiền căn PTNS mũi xoang, tiềncăn hút thuốc, uống rượu bia,… và ghi nhận đầy đủ các thông tin chi tiết vào phiếuthu thập số liệu Bệnh nhân có các tiêu chuẩn loại trừ sẽ được đưa ra khỏi nghiên cứu

Bước 4: Nghiên cứu viên thực hiện test Sniffin’ Sticks cho bệnh nhân, ghi

nhận kết quả test vào phiếu thu thập kết quả Chi phí thực hiện test được nghiên cứuviên chi trả

Bước 5: Bệnh nhân sẽ được nghiên cứu viên nội soi Tai Mũi Họng và ghi lại

kết quả theo Bảng điểm đánh giá hốc mũi qua nội soi Lund-Kennedy

Bước 6: Nghiên cứu viên thu thập kết quả CT-scan mũi xoang trước mổ của

bệnh nhân và ghi nhận kết quả dựa trên thang điểm Lund-Mackay CT Score

Bước 5: Mã hoá và lưu trữ số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel Office

365 Nhập toàn bộ số liệu 1 lần, sau đó sẽ được kiểm tra bởi một cộng tác viên khácvới bảng số liệu gốc

Bước 6: Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.

Trang 40

2.2.5 Quy trình thực hiện và tiêu chuẩn chẩn đoán RLKG của test Sniffin’ Sticks

2.2.5.1 Quy trình thực hiện

Nguyên tắc chung: Test được thực hiện tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại

học Y Dược TP.HCM, ở phòng yên tĩnh, thoáng khí Bệnh nhân không được hútthuốc, ăn, uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước lọc 15 phút trước khi thực hiện test.Người kiểm tra mở nắp bút đựng mùi và đưa ra cho bệnh nhân một lần trong vòng 3– 4 giây, ở chính giữa hai lỗ mũi, cách mũi 2 cm Bệnh nhân được yêu cầu hít khôngquá 2 lần, sau đó bút đựng mùi được đóng nắp lại Test được thực hiện với hai lỗ mũicùng một lúc Mỗi test được thực hiện cách nhau 3 – 5 phút

Hình 2.2 Thực hiện test Sniffin’ Sticks

“Nguồn: Tư liệu nghiên cứu”

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Fokkens WJ, Lund VJ, Hopkins C, et al. European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020. Rhinology. 2020;58(Suppl S29):1-464.doi:10.4193/Rhin20.600 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rhinology
2. Dietz de Loos D, Lourijsen ES, Wildeman MAM, et al. Prevalence of chronic rhinosinusitis in the general population based on sinus radiology and symptomatology. J Allergy Clin Immunol. 2019;143(3):1207-1214.doi:10.1016/j.jaci.2018.12.986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Allergy Clin Immunol
3. DeConde AS, Soler ZM. Chronic rhinosinusitis: Epidemiology and burden of disease. Am J Rhinol Allergy. 2016;30(2):134-139.doi:10.2500/ajra.2016.30.4297 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am J Rhinol Allergy
4. Caulley L, Thavorn K, Rudmik L, Cameron C, Kilty SJ. Direct costs of adult chronic rhinosinusitis by using 4 methods of estimation: Results of the US Medical Expenditure Panel Survey. J Allergy Clin Immunol. 2015;136(6):1517- 1522. doi:10.1016/j.jaci.2015.08.037 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Allergy Clin Immunol
5. Hummel T, Whitcroft KL, Andrews P, et al. Position paper on olfactory dysfunction. Rhinol J. 2017;54(26):1-30. doi:10.4193/Rhino16.248 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rhinol J
6. Croy I, Nordin S, Hummel T. Olfactory Disorders and Quality of Life--An Updated Review. Chem Senses. 2014;39(3):185-194. doi:10.1093/chemse/bjt072 7. Phạm Kiên Hữu NPTN. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHỈ ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG. Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí Minh. Published online 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chem Senses". 2014;39(3):185-194. doi:10.1093/chemse/bjt072 7. Phạm Kiên Hữu NPTN. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CHỈ ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG. "Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí Minh
8. Âu HĐ, Cảnh MT. VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘ PHÂN GIẢI CAO TRONG PHÂN TÍCH TẾ BÀO ONODI ĐỐI VỚI ĐÁNH GIÁ TRƯỚC PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG Ở BỆNH NHÂN VIÊM XOANG MẠN TÍNH. Tạp Chí Học Việt Nam. 2023;526(1A). doi:10.51298/vmj.v526i1A.5350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Học Việt Nam
9. Hummel T, Kaehling C, Grosse F. Automated assessment of intranasal trigeminal function. Rhinology. 2016;54(1):27-31. doi:10.4193/Rhino15.002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rhinology
10. Escada PA, Lima C, da Silva JM. The human olfactory mucosa. Eur Arch Oto- Rhino-Laryngol Off J Eur Fed Oto-Rhino-Laryngol Soc EUFOS Affil Ger Soc Oto-Rhino-Laryngol - Head Neck Surg. 2009;266(11):1675-1680.doi:10.1007/s00405-009-1073-x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur Arch Oto-Rhino-Laryngol Off J Eur Fed Oto-Rhino-Laryngol Soc EUFOS Affil Ger Soc Oto-Rhino-Laryngol - Head Neck Surg
11. Morrison EE, Costanzo RM. Morphology of the human olfactory epithelium. J Comp Neurol. 1990;297(1):1-13. doi:10.1002/cne.902970102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Comp Neurol
12. Flint PW, Haughey BH, Lund VJ, et al. Olfactory Function and Dysfunction. In: Cummings Otolaryngology: Head and Neck Surgery. Elsevier; 2020:586-602.https://books.google.com.vn/books?id=tTqgzAEACAAJ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cummings Otolaryngology: Head and Neck Surgery
13. Leopold DA, Hummel T, Schwob JE, Hong SC, Knecht M, Kobal G. Anterior distribution of human olfactory epithelium. The Laryngoscope. 2000;110(3 Pt 1):417-421. doi:10.1097/00005537-200003000-00016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Laryngoscope
14. Holbrook EH, Wu E, Curry WT, Lin DT, Schwob JE. Immunohistochemical characterization of human olfactory tissue. The Laryngoscope.2011;121(8):1687-1701. doi:10.1002/lary.21856 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Laryngoscope
15. Bromley SM. Smell and Taste Disorders: A Primary Care Approach. Am Fam Physician. 2000;61(2):427-436 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Am Fam Physician
16. Kelly JT, Prasad AK, Wexler AS. Detailed flow patterns in the nasal cavity. J Appl Physiol Bethesda Md 1985. 2000;89(1):323-337.doi:10.1152/jappl.2000.89.1.323 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Appl Physiol Bethesda Md 1985
17. Hopkins C, Gillett S, Slack R, Lund VJ, Browne JP. Psychometric validity of the 22-item Sinonasal Outcome Test. Clin Otolaryngol Off J ENT-UK Off J Neth Soc Oto-Rhino-Laryngol Cervico-Facial Surg. 2009;34(5):447-454.doi:10.1111/j.1749-4486.2009.01995.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clin Otolaryngol Off J ENT-UK Off J Neth Soc Oto-Rhino-Laryngol Cervico-Facial Surg
18. Soler ZM, Smith TL, Alt JA, Ramakrishnan VR, Mace JC, Schlosser RJ. Olfactory-specific quality of life outcomes after endoscopic sinus surgery. Int Forum Allergy Rhinol. 2016;6(4):407-413. doi:10.1002/alr.21679 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Int Forum Allergy Rhinol
19. Landis BN, Hummel T, Hugentobler M, Giger R, Lacroix JS. Ratings of overall olfactory function. Chem Senses. 2003;28(8):691-694.doi:10.1093/chemse/bjg061 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chem Senses
20. Philpott CM, Rimal D, Tassone P, Prinsley PR, Premachandra DJ. A study of olfactory testing in patients with rhinological pathology in the ENT clinic.Rhinology. 2008;46(1):34-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rhinology
69. Oniz A, Erdoğan İ, Ikiz A, Evirgen N, Ozgoren M. The Modified Sniffin ’ Sticks Test in Turkish Population Based on Odor Familiarity Survey. In: ; 2013.Accessed October 9, 2023. https://www.semanticscholar.org/paper/The-Modified-Sniffin-%27-Sticks-Test-in-Turkish-Based-Oniz-Erdo%C4%9Fan/b7b57844648a034751fb8f678a6fc73a310431b4 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Các con đường chính của hệ khứu giác - đánh giá khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật nội soi mũi xoang tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh từ 2022 2023
Sơ đồ 1.1. Các con đường chính của hệ khứu giác (Trang 20)
Sơ đồ 3.1  Sơ đồ tóm tắt mẫu nghiên cứu - đánh giá khứu giác ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn trước phẫu thuật nội soi mũi xoang tại bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh từ 2022 2023
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tóm tắt mẫu nghiên cứu (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN