Báo cáo tài chính - Khái niệm báo cáo tài chính: “Báo cáo tài chính BCTC là hệ thống báo cáo được lập theochuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành dùng để tổng hợp và thuyết minh về
Bản chất, mục tiêu và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
- Khái niệm báo cáo tài chính: “Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, hay nói cách khác BCTC là hệ thống các bảng biểu, mô tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp ”
- Trong báo cáo tài chính, khi thực hiện phân tích nó thì chúng ta không thể bỏ qua một số nội dung chính sau:
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính
+ Phân tích cấu trúc tài chính
+ Phân tích tình hình thanh toán
+ Phân tích rủi ro tài chính
+ Phân tích cân bằng tài chính
+ Phân tích kết quả kinh doanh
+ Phân tích khả năng sinh lợi
+ Dự báo các chỉ tiêu tài chính
- Vai trò của báo cáo tài chính:
(1) Cung cấp chỉ tiêu KT- TC cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình SX, KD, tình hình thực hiện các chỉ tiêu KT-TC chủ yếu, tình hình chấp hành các chế độ KT-TC của DN…
(2) Là nguồn số liệu quan trọng để phân tích hoạt động KT - TC, qua đó cung cấp thông tin về thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động SXKD, tình hình công nợ, rủi ro tài chính…
(3) Cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh; kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi hoạt động của doanh nghiệp b Phân tích báo cáo tài chính
- Khái niệm: “Phân tích BCTC DN là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân tích khoa học để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các BCTC giúp cho các chủ thể có lợi ích gắn với DN nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của DN, dự đoán được các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà DN có thể gặp phải; qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ
- Vai trò của phân tích báo cáo tài chính: Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục đích khác nhau Vì vậy, phân tích báo cáo tài chính đối với mỗi đối tượng sẽ đáp ứng các mục đích và vai trò khác nhau
- Mục đích của phân tích báo cáo tài chính:
+ Phân tích báo cáo tài chính đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Là người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp, nhà quản lý cần hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp mình, họ có nhiều thông tin phục vụ cho việc phân tích Đối với nhà quản lý phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đáp ứng những mục đích sau:
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp ;
Đảm bảo cho các quyết định của Ban giám đốc về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp;
Cung cấp thông tin cần thiết cho những dự đoán tài chính;
Cung cấp các căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp. + Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư:
Các nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi và cũng chịu rủi ro Đó là những cổ đông, các cá nhân, các đơn vị, doanh nghiệp khác Các đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp Thu nhập của các nhà đầu tư là cổ tức được chia và thặng dư giá trị của vốn Hai yếu tố này phần lớn chịu ảnh hưởng của lợi nhuận thu được của doanh nghiệp Trong thực tế, các nhà đầu tư thường quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Điều mà họ quan tâm là: Sức sinh lời của vốn kinh doanh, sức sinh lời của vốn cổ phần của doanh nghiệp là bao nhiêu? Giá của cổ phiếu trên thị trường so với mệnh giá, so với giá trị ghi sổ như thế nào? Các dự án đầu tư dài hạn của doanh nghiệp dựa trên cơ sở nào? Tính trung thực, khách quan của các báo cáo tài chính đã công khai Nếu họ không có kiến thức chuyên sâu để đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp thì nhà đầu tư phải dựa vào những nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp cung cấp thông tin cần thiết cho các quyết định của họ.
Như vậy, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, nghiên cứu các thông tin kinh tế, tài chính, những cuộc tiếp xúc trực tiếp với ban quản lý doanh nghiệp, đặt hàng các nhà phân tích tài chính doanh nghiệp để làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp và đánh giá các cổ phiếu trên thị trường tài chính nhằm ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
+ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp tín dụng:
Các nhà cung cấp tín dụng là những người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Khi cho vay, họ phải biết chắc được khả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suất tiền cho vay Do đó, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Tuy nhiên, phân tích đối với những khoản cho vay dài hạn và những khoản cho vay ngắn hạn có những điểm khác nhau. Đối với những khoản cho vay ngắn hạn, nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp hay khả năng ứng phó của doanh nghiệp khi nợ vay đến hạn trả Đối với các khoản cho vay dài hạn, nhà cung cấp tín dụng dài hạn phải thẩm định tài chính các dự án đầu tư, quản lý được quá trình giải ngân sử dụng vốn cho từng dự án đầu tư để đảm bảo khả năng hoàn trả nợ thông qua thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như kiểm soát dòng tiền của các dự án đầu tư của doanh nghiệp. + Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp:
Người hưởng lương trong doanh nghiệp là người lao động của doanh nghiệp, có nguồn thu nhập chính từ tiền lương được trả Bên cạnh thu nhập từ tiền lương, một số lao động còn có một phần vốn góp nhất định trong doanh nghiệp Vì vậy, ngoài phần thu nhập từ tiền lương được trả họ còn có tiền lời được chia Cả hai khoản thu nhập này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chính sách đãi ngộ, cơ hội thăng tiến trong sử dụng lao động của doanh nghiệp Do vậy, phân tích tình hình tài chính giúp họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp theo công việc được phân công.
+ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý chức năng nhà nước: Đây là các cơ quan đại diện cho quyền lực và lợi ích của nhân dân như: Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp, cơ quan Thuế, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan Hải quan), Quản lý thị trường thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát nền kinh tế, doanh nghiệp là đối tượng quản lý, mọi diễn biến, hoạt động của doanh nghiệp đều được phản ánh qua các dòng di chuyển của các nguồn lực tài chính từ bên ngoài vào doanh nghiệp và từ doanh nghiệp ra thị trường nên phân tích tài chính doanh nghiệp cần cung cấp thông tin về tình hình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, kiểm tra việc chấp hành luật pháp của doanh nghiệp nhằm giúp các nhà quản lý của các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao một cách hiệu quả hơn.
+ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đối với các bên có liên quan khác:
Thuộc nhóm này có các nhà cung cấp, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các cơ quan truyền thông đại chúng cũng rất quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cụ thể.
Nguồn thông tin sử dụng cho phân tích báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
- Khái niệm: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
+ Đánh giá “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp:
Bảng cân đối kế toán như tấm “ảnh chụp nhanh” về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
Cùng với báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, BCĐKT có thể giúp chủ doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính của công ty Ví dụ: Khi tài sản hiện tại của doanh nghiệp lớn hơn nợ ngắn hạn, nghĩa là doanh nghiệp ở vị thế tốt để trang trải mọi nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
Một số yếu tố được thể hiện trong BCĐKT:
Thanh khoản: Số tiền mặt và tài sản dễ chuyển đổi thành tiền mặt mà doanh nghiệp có để thực hiện các nghĩa vụ ngắn hạn
Hiệu quả: Mức độ hiệu quả mà doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình để tạo ra doanh thu và lợi nhuận
Đòn bẩy: Mức độ rủi ro tài chính có thể gặp phải mà không gây nguy hiểm cho doanh nghiệp
Lịch sử tài chính: Thông tin về dòng tiền và tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định
Bên cạnh đó, khi so sánh với BCĐKT của kỳ trước, doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo thời gian, tài sản của công ty đã tăng lên hay công ty đã tích lũy nhiều nợ hơn.
+ So sánh doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh
Không chỉ giúp doanh nghiệp tự đánh giá tài chính của mình, BCĐKT còn cung cấp cơ sở để so sánh với đối thủ cạnh tranh Báo cáo này giúp xác định khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp so với đối thủ.
Bằng cách so sánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn, có thể hiểu được sự khác biệt trong việc sử dụng và quản lý tài chính giữa các doanh nghiệp Điều này có thể tiết lộ các điểm mạnh và yếu của mỗi công ty trong việc tạo ra và sử dụng vốn.
Ngoài ra, có thể so sánh doanh nghiệp của mình với doanh nghiệp khác bằng cách sử dụng các chỉ số được tính toán từ dữ liệu trên BCĐKT, ví dụ như Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hoặc Tỷ số thanh toán nhanh – sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau bài viết.
+ Tạo niềm tin với các bên liên quan:
BCĐKT cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư, ngân hàng và cổ đông để đưa ra quyết định về việc đầu tư, cấp vốn và hợp tác kinh doanh
Các nhà đầu tư sử dụng BCĐKT để quyết định xem doanh nghiệp có đảm bảo khoản đầu tư của họ hay không Cơ quan quản lý sẽ so sánh BCĐKT với các biểu mẫu thuế và các tài liệu tài chính khác.
Từ việc nhìn nhận các yếu tố quan trọng như khả năng thanh toán, cấu trúc vốn, và hiệu quả hoạt động sẽ giúp các bên liên quan đánh giá lợi nhuận tiềm năng và định giá công ty.
- Nội dung và kết cấu:
Nội dung mà bảng cân đối kế toán phản ánh đó là tình hình tài sản của một đơn vị, tuy nhiên giá trị của những tài sản này không bao gồm quá trình vận động của các loại tài sản mà chỉ phản ánh chúng tại một thời điểm, ví dụ tại thời điểm cuối năm khi kế toán lập bảng cân đối kế toán, thì giá trị các chỉ tiêu cho biết tại thời điểm này đơn vị có những tài sản nào và giá trị của chúng là bao nhiêu.
Bảng cân đối kế toán được coi là một trong những biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối bởi cơ sở thiết lập báo cáo này cũng dựa trên tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, ta có đẳng thức kế toán phản ánh mối liên hệ giữa tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm hai bộ phận: Phần chính và phần phụ
Phần chính còn được gọi là các chỉ tiêu trong bản, phần này phản ánh giá trị tài sản của đơn vị theo hai góc độ kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Phần chính được chia thành hai phần.
Phần 1: Tài sản phần này phản ánh tài sản theo kết cấu vốn kinh doanh
Phần 2: Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu, phần này phản ánh tài sản theo nguồn hình thành vốn kinh doanh
Về hình thức thể hiện của phần chính, cách bố trí hai phần có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang.
Bảng cân đối kế toán theo chiều dọc
Phần I: TÀI SẢN Giá trị
Phần II: NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU Giá trị
Tổng cộng: Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Bảng cân đối kế toán theo chiều ngang
Phần I: TÀI SẢN Giá trị Phần II: NỢP PHẢI TRẢ+ VỐN CHỦ SỞ HỮU Giá trị
Tổng cộng tài sản … Tổng cộng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu …
Ngoài nội dung phản ánh các tài sản thuộc sở hữu và quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị, bảng cân đối kế toán còn một nội dung nữa được gọi là phần phụ được trình bày dưới phần chính, phần phụ này không nằm trong bảng trình bày nên còn được gọi là phần chỉ tiêu ngoại bản.
Các chỉ tiêu ngoại bảng nhằm phản ánh những tài sản đơn vị đang nắm giữ, sử dụng nhưng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc những tài sản đơn vị có nhu cầu quản lý riêng: Ví dụ như chỉ tiêu tài sản thuê ngoài, tài sản giữ hộ…
Báo cáo kết quả kinh doanh
- Khái niệm: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQ HĐKD) là một BCTC phản ánh tổng hợp doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho người đọc thông tin tài chính nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong năm của doanh nghiệp là bao nhiêu, đồng thời so sánh được với số liệu cùng kỳ năm trước, từ đó nắm được Doanh nghiệp đang gia tăng được doanh thu hay không?
+ Tương tự, Người đọc thông tin tài chính cũng sẽ nắm bắt được các chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là bao nhiêu như: Giá vốn hàng bán, Chi phí tài chính, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp là bao nhiêu, biến động so với cùng kỳ có phù hợp với mức tăng/giảm của doanh thu hay không?
+ Bên cạnh việc xem xét đến kết quả kinh doanh của hoạt động chính, người đọc thông tin tài chính cũng cần nắm được Thu nhập khác, Chi phí khác của doanh nghiệp có chiếm tỷ trọng lớn trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay không? Từ đó sẽ nhận định được Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đến từ hoạt động cốt lõi hay từ hoạt động khác Nếu Lợi nhuận đến chủ yếu từ hoạt động chính (hoạt động cốt lõi), đây là một điều tốt, vì hiện nay, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ đều chỉ tập trung vào một sản phẩm chính, một sản phẩm thế mạnh từ đó dễ dàng trong việc xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.
- Nội dung và kết cấu:
Là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán nên cơ sở để lập báo cáo này cũng phải dựa trên tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, cụ thể áp dụng cho báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là đẳng thức kế toán:
KẾT QUẢ (LÃI, LỖ) = DOANH THU (THU NHẬP) – CHI PHÍ
Từ phương trình trên cho thấy nội dung chính phản ánh của báo cáo này đó là cho biết hoạt động của các đơn vị cho kết quả như thế nào sau một thời kỳ hoạt động Kết cấu của Báo cáo kết quả kinh doanh có thể theo hai hình thức: Kết cấu nhiều bước và kết cấu một bước học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu
Kết cấu nhiều bước: là hình thức trong đó kết quả của từng hoạt động sẽ được theo dõi riêng và được sắp xếp theo trình tự nhất định Những kết quả trung gian này sẽ được tổng hợp lại để có chỉ tiêu kết quả cuối cùng.
STT CHỈ TIÊU SỐ TIỀN
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp
8 Doanh thu hoạt động tài chính
9 Chi phí hoạt động tài chính
10 Lãi (lỗ) từ hoạt động tài chính (10)=(8)-(9)
11 Lãi (lỗ) từ hoạt động kinh doanh (11)=(5)-(6)-(7)+(10)
12 Thu nhập hoạt động khác
13 Chi phí hoạt động khác
14 Lãi (lỗ) từ hoạt động khác (14)=(12)-(13)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Thông tin về các luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính của doanh nghiệp trên Báo cáo LCTT giúp cho người sử dụng hiểu rõ hơn về tình trạng tài sản, cấu trúc tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo cũng như những dự đoán về tương lai của doanh nghiệp Bằng việc so sánh thông tin trên các báo cáo, có thể thấy rằng lượng tiền lưu chuyển trong một đơn vị không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đơn vị đó Mặt khác, khi lập báo cáo LCTT, ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một loại nghiệp vụ kinh tế đã được loại trừ, do đó Báo cáo LCTT giúp nâng cao khả năng so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau trên các báo cáo KQHĐKD Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin trợ giúp cho người sử dụng trong việc xác định nguyên nhân những thay đổi về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
3.3 Nội dung của Báo cáo LCTT
Theo quy định, nội dung báo cáo LCTT phản ánh quá trình lưu chuyển tiền theo 3 loại hoạt động của DN:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: là lưu chuyển của các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính, gồm:
+ Các dòng thu tiền, gồm tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, thu khác từ hoạt động kinh doanh ( được phạt, được hoàn thuế, bán chứng khoán vì mục đích thương mại, nhận ký quỹ, thu hồi tiền ký quỹ )
+ Các dòng chi tiền, gồm tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ; chi trả cho người lao động; chi trả lãi vay; chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: là lưu chuyển của các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bản các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền (đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán không phân biệt ngắn hạn, dài hạn ), gồm:
+ Các dòng tiền thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác, thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia…
+ Các dòng tiền chỉ để mua sắm, xây dựng TSCĐ, chi để đầu tư vào đơn vị khác
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: là lưu chuyển của các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp, gồm:
+ Các dòng tiền thu từ các khoản đi vay, nhận vốn góp của đơn vị khác, do phát hành cổ phiếu, trái phiếu…
+ Các dòng tiền chi trả nợ gốc vay, chi trả nợ thuê tài chính, chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu…
3.4 Kết cấu Báo cáo LCTT
Báo cáo LCTT được kết cấu theo dạng bảng, chia thành 5 cột: Cột 1 - Mục tiêu; Cột 2 - Mã số; Cột 3 - Thuyết minh; Cột 4 - Năm nay; Cột 5 - Năm trước Cột chỉ tiêu gồm 5 phần chính:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
- Tổng hợp các kết quả lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của 3 loại hoạt động
- Tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ
Riêng phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, kết cấu các chỉ tiêu có sự khác nhau tùy thuộc vào phương pháp lập trực tiếp hay gián tiếp.
(Kết cấu cụ thể của Báo cáo LCTT được thể hiện ở mẫu sau) Đơn vị báo cáo: Địa chỉ:
Mẫu số B 03 - DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) (*)
0 Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1 Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và và doanh thu khác
2 Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
3 Tiền chi trả cho người lao động
4 Tiền chi trả lãi vay
5 Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
6 Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
7 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác
3 Tiền chỉ cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
4 Tiền thu hồi hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác
5 Tiền chỉ đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
6 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1 Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp
2 Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại
34 35 Tiền và tương đương tiền cuối cuối kỳ (70P+60+61) 3670
Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
Giám đốc(Ký, họ tên, đóng dấu)
Thuyết minh báo cáo tài chính
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tài chính kế toán tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa được trình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của Báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập cùng với bảng CĐKT và BCKQKD, khi trình bày và lập Thuyết minh báo cáo tài chính phải trình bày bằng lời văn ngắn gọn dể hiểu, phần số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo kế toán khác.
Thuyết minh cáo tài chính có nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
- Kỳ kế toán, tổ chức tiền tệ sử dụng trong kế toán.
- Các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán đang áp dụng.
- Các chính sách kế toán áp dụng.
- Thông tin bổ sung cho những khoản mục được trình bày trong bảng cân đối kế toán.
- Thông tin bổ sung cho các khoản mục được trình bày trong báo cáo kết quả HĐKD.
- Thông tin bổ sung cho khoản mục được trình trong BCTC lưu chuyển tiền tệ.
Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính kế toán như: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố; Tình hình tăng giảm theo từng nhóm tài sản cố định, từng loại tài sản cố định; Tình hình thu nhập của công nhân viên; Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu; Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào các đơn vị khác; Các khoản phải thu và nợ phải trả; Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp như chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn, tỷ suất lợi nhuận, tình hình tài chính; Phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới; Các kiến nghị,…
Các phương pháp sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp nghiên cứu để nhận biết các sự vật, hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
Mục đích của so sánh là làm rõ sự giống nhau, sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có và tìm ra xu hướng, quy luật biến động của đối tượng nghiên cứu
Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số điều kiện sau:
- Thống nhất về nội dung kinh tế
- Thống nhất về phương pháp tính toán
- Thống nhất về thời gian thu thập số liệu
- Thống nhất và đơn vị đo lường
Gốc so sánh và nội dung so sánh:
Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh là trị số của chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước).
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích.
- Khi đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh thường so sánh chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của ngành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh, với chỉ tiêu điển hình tiên tiến
- Khi so sánh bộ phận với tổng thể để thấy được vai trò của bộ phận trong tổng thể thì gốc so sánh sẽ là trị số tổng thể.
- Khi so sánh một chỉ tiêu này với một chỉ tiêu khác có mối quan hệ mật thiết với nhau để hình thành nên một chỉ tiêu mới thì gốc so sánh sẽ là một trong hai chỉ tiêu đó.
Các hình thức so sánh:
So sánh trực tiếp là kết quả của phép trừ trị số của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc:
So sánh tuyệt đối có tính đến hệ số điều chỉnh là kết quả so sánh giữa số phân tích với số gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích
Tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành (đánh giá mức độ hoàn thành)
Tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành có điều chỉnh (đánh giá mức độ hợp lý của chỉ tiêu phân tích)
Tỷ lệ phần trăm (%) tăng giảm (đánh giá mức độ tăng giảm)
Số tương đối kết cấu (tỷ trọng) là tỷ lệ so sánh giữa số tuyệt đối của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể với số tuyệt đối của tổng thể hiện tượng nghiên cứu nhằm nghiên cứu cấu thành của hiện tượng.
Các chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính nhằm nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế- tài chính qua một thời kỳ qua đó thấy được xu thế và quy luật phát triển của các hiện tượng kinh tế - tài chính
Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp được sử dụng để nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích trong trường hợp các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số, thương số hoặc kết hợp cả tích số và thương số với chỉ tiêu kinh tế hay nói cách khác các nhân tố ảnh hưởng có mối quan hệ hàm số đối với chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp loại trừ có hai dạng:
- Phương pháp thay thế liên hoàn
Bước 1: Xây dựng công thức phản ánh mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và nhân tố ảnh hưởng.
Ví dụ: (1) Doanh thu (M) = Số lượng (q) x Giá bán (p)
(2) TS LN sau thuế trên VCSH (ROE) VCSH bình quân
Bước 2: Tiến hành thay thế theo trình tự nói trên Khi thay thế, ta cho nhân tố đang nghiên cứu biến động từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, cố định nhân tố đứng sau nó ở kỳ gốc, nhân tố đứng trước nó ở kỳ phân tích Thay thế xong một nhân tố tính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó Ảnh hưởng của mỗi nhân tố sẽ bằng giá trị lần thay thế của nhân tố đó trừ đi giá trị lần thay thế trước
Bước 3: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, đối chiếu với số chênh lệch của chỉ tiêu phân tích và nhận xét đánh giá.
F= x.y.z là hàm số biểu hiện chỉ tiêu phân tích là F; các nhân tố ảnh hưởng là x, y, z
Chênh lệch giữa hai kỳ:
Ảnh hưởng của nhân tố x:
Ảnh hưởng của nhân tố y:
Ảnh hưởng của nhân tố z:
+ Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
“Tổng ảnh hưởng của các nhân tố luôn luôn bằng số chênh lệch chung của chỉ tiêu phân tích”
- Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp cũng được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Điều kiện, nội dung và trình tự vận dụng của phương pháp số chênh lệch cũng giống như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó (thực chất là thay thế liên hoàn rút gọn áp dụng trong trường hợp chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ tích số với các nhân tố ảnh hưởng)
Dạng tổng quát của số chênh lệch như sau:
Ảnh hưởng của nhân tố x:
Ảnh hưởng của nhân tố y:
Ảnh hưởng của nhân tố z:
Phương pháp liên hệ cân đối
Khác với phương pháp loại trừ phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố có quan hệ tổng hoặc hiệu với chỉ tiêu phân tích. Để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó ta chỉ việc tính số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc của nhân tố đó mà không quan tâm đến nhân tố khác.
Giả sử chỉ tiêu phân tích là F có các nhân tố ảnh hưởng quan hệ dưới dạng tổng là a, b, c qua công thức:
Chênh lệch giữa hai kỳ của chỉ tiêu phân tích: Ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ là:
Ảnh hưởng của nhân tố a:
Ảnh hưởng của nhân tố b:
Ảnh hưởng của nhân tố c:
Vận dụng mô hình tài chính Dupont
Bản chất của phương pháp này là tách một tỉ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (Return on Assets - ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) thành tích số của chuỗi các tỉ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỉ số đó đối với tỉ số tổng hợp.
LN ROA TS bình quân
ROA = ROS x Sức sản xuất của TS
TS bình quân VCSH bình quân
ROE = ROA x Hệ số nhân vốn
ROA = ROS x Sức sản xuất của TS.
ROE = ROS x Sức sản xuất của TS x Hệ số nhân vốn
Phần B: NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản
Bảng 1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
- Về cơ cấu tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp thời điểm cuối năm 2022 và 2023 và có xu hướng tăng nhẹ (lần lượt là 40,13% và 42,23%) Các khoản tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác đều chiếm tỷ trọng khá thấp dưới 5% trong tổng tài sản.
- Về cơ cấu tài sản dài hạn, tỷ trọng phải thu dài hạn là 0,18% và 0,28% - chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp thời điểm cuối năm 2022 và 2023 Tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp, 33,16% cuối năm
2022 và 39,57% cuối năm 2023 Tỷ trọng tài sản dở dang dài hạn cuối năm 2022 là 10,77% có xu hướng giảm mạnh vào cuối năm 2023 với tỷ trọng 3,66% Đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng khá thấp thời điểm cuối năm 2022 và 2023, cụ thể là đều từ 1% trở xuống.
Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Bảng 1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%)
Tổng nguồn vốn 12,974,103,921,350 100.00% 13,011,704,257,872 100.00% 37,600,336,522 0.00 0.29 Đơn vị tính: VNĐ
Các chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2023 So sánh
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thời điểm cuối năm 2022 và 2023 (lần lượt là 64,23% và 64,14%), trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 55,6% và 54,89%; nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (8,63% và 9,25%) Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn và xấp xỉ bằng ẵ so với nợ phải trả Cụ thể cuối năm 2022 là 35,77% và cuối năm 2023 là 35,86% Cơ cấu này cho thấy doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn và chủ yếu là vốn vay ngắn hạn.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 1.3 Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản
1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 7,065,129,967,455 7,101,240,626,454 36,110,658,999 0.51
2 Tài sản dài hạn VNĐ 5,908,973,953,895 5,910,463,631,418 1,489,677,523 0.03
3 Nợ phải trả VNĐ 8,332,876,258,119 8,345,469,400,426 12,593,142,307 0.15 3.1 Nợ ngắn hạn VNĐ 7,213,028,754,790 7,141,605,465,752 (71,423,289,038) (0.99) 3.2 Nợ dài hạn VNĐ 1,119,847,503,329 1,203,863,934,674 84,016,431,345 7.50
4 Vốn chủ sở hữu VNĐ 4,641,227,663,231 4,666,234,857,446 25,007,194,215 0.54
6 Nguồn vốn thường xuyên VNĐ 5,761,075,166,560 5,870,098,792,120 109,023,625,560 1.89
7 Hệ số tự tài trợ lần 0.358 0.359 0.001 0.25
8 Hệ số nợ phải trả trên tài sản lần 0.642 0.641 (0.001) (0.14)
9.Hệ số tài sản trên nợ phải trả lần 1.557 1.559 0.002 0.14
10 Hệ số tài sản trên vốn chủ lần 2.795 2.788 (0.007) (0.25)
11 Hệ số tài trợ thường xuyên lần 0.975 0.993 0.018 1.87
- Trị số của chỉ tiêu hệ số tự tài trợ thấp hơn trị số của chỉ tiêu hệ số nợ Cụ thể lần lượt là 0,358 lần và 0,642 lần vào cuối năm 2022; 0,359 lần và 0,641 lần vào cuối năm 2023. Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp và tình trạng công nợ cao
- Hệ số tài sản trên nợ phải trả năm 2023 (1,559 lần) tăng nhẹ so với năm 2022 (1,557 lần) và hệ số này lớn hơn 1 cho thấy toàn bộ tài sản của doanh nghiệp một phần được tài trợ bởi vốn vay, còn lại được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu
- Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm nhẹ và khá cao ở cả hai năm Cụ thể, cuối năm 2022 là 2,795 lần và cuối năm 2023 là 2,788 lần Điều này cho thấy mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ cho tài sản là khá cao
- Hệ số tài trợ thường xuyên cuối năm 2022 là 0,975 lần nhỏ hơn 1, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn Đến cuối năm 2023 hệ số tài trợ thường xuyên tăng nhẹ cho thấy doanh nghiệp đã cố gắng dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nhưng sự chi trả là chưa đủ (hệ số vẫn nhỏ hơn 1).
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ
Bảng 1.4 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo mức độ an toàn của nguồn tài trợ Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ
II Tài sản đầu tư 10,986,997,174,125 12,074,857,900,706
1 Tài sản ngắn hạn đầu tư 6,499,103,434,651 6,676,945,933,804
Tiền và các khoản tương đương tiền 627,011,780,110 592,137,027,608 Đầu tư tài chính ngắn hạn 504,883,327,067 489,883,400,931
2 Tài sản dài hạn đầu tư 4,487,893,739,474 5,397,911,966,902
Tài sản cố định 4,301,764,720,167 5,148,429,144,344 Đầu tư tài chính dài hạn 114,326,245,295 119,560,794,629
* Nhận xét: Đầu năm 2023, số vốn chủ sở hữu là 4,641,227,663,231 VNĐ, trong khi đó tổng tài sản đầu tư là 10,986,997,174,125 VNĐ Điều này cho thấy lượng tài sản ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh lớn hơn số vốn chủ hiện có rất nhiều Do vậy để có đủ tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn trong thanh toán Số vốn mà doanh nghiệp phải đi chiếm dụng khá lớn, cụ thể số vốn vay tối thiểu đầu năm là6,345,769,510,894 VNĐ và cuối năm là 7,408,623,043,260 VNĐ.
Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo tính ổn định của nguồn tài trợ
Bảng 1.5 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo tính ổn định của nguồn tài trợ
1 Tài sản ngắn hạn VNĐ 7,065,129,967,455 7,101,240,626,454 36,110,658,999 0.51
2 Tài sản dài hạn VNĐ 5,908,973,953,895 5,910,463,631,418 1,489,677,523 0.03
5 Vốn chủ sở hữu VNĐ 4,641,227,663,231 4,666,234,857,446 25,007,194,215 0.54
6 Hệ số đảm bảo NVDH cho TSDH lần 0.975 0.993 0.018 1.87
7 Hệ số đảm bảo NVNH cho TSNH lần 1.021 1.006 (0.015) (1.49)
Các chỉ tiêu ĐVT 31/12/2022 31/12/2023 So sánh
Hệ số đảm bảo nguồn vốn dài hạn cho tài sản dài hạn năm 2023 (0,975 lần) tăng nhẹ so với năm 2022 (0,993 lần) nhưng cả hai năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy nguồn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn và cần một phần nguồn vốn ngắn hạn bù đắp cho phần thiếu hụt đó.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ, TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Phân tích công nợ phải thu – phải trả của doanh nghiệp
Bảng 2.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải thu
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%)
I Các khoản phải thu NH 566,026,532,804 96.03% 424,294,692,650 92.01% (141,731,840,154) (4.02) (25.04)
2 Trả trước cho người bán NH 235,352,234,346 39.93% 140,399,580,900 30.45% (94,952,653,446) (9.48) (40.34)
3 Phải thu nội bộ NH - - - - - - -
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng - - - - - - -
5 Phải thu về cho vay NH - - - - - - -
7 Dự phòng phải thu NH khó đòi - - - - - - -
8 TS thiếu chờ xử lý - - - - - - -
II Các khoản phải thu DH 23,415,682,390 3.97% 36,857,580,999 7.99% 13,441,898,609 4.02 57.41
2 Trả trước cho người bán DH - - - - - - -
3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - - - - - - -
4 Phải thu nội bộ DH - - - - - - -
5 Phải thu về cho vay DH - - - - - - -
7 Dự phòng phải thu DH khó đòi - - - - - - -
Các chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2023 So sánh Đơn vị tính: VNĐ
- Về cơ cấu các khoản phải thu, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 96,03% và 92,01% trong tổng số các khoản phải thu của công ty ở thời điểm cuối năm 2022 và 2023;các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (3,97% và 7,99%) Cơ cấu này cho thấy công ty bị chiếm dụng ngắn hạn là chủ yếu, điều đó giúp cho công ty giảm thiểu rủi ro do thời gian bị chiếm dụng ngắn.
- Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty đến từ phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (42,58% cuối năm 2022 và 48,25% cuối năm 2023) Trả trước cho người bán chiếm tỷ lệ thấp hơn, với tỷ trọng 39,93% vào cuối năm 2022 và 30,45% vào cuối năm 2023 Phải thu ngắn hạn khác chiếm tỷ lệ 13,52% cuối năm 2022 và 13,31% cuối năm
- Các khoản phải thu dài hạn của công ty chủ yếu đến từ phải thu dài hạn khác chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng các khoản các khoản phải thu (3,97% vào cuối năm 2022 và 4,02% vào cuối năm 2023).
- Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu là phù hợp vì nó gắn với việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của công ty Bên cạnh đó, trả trước cho người bán chiếm tỷ trọng khá cao phản ánh việc công ty bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên đều là phần trả trước cho người bán ngắn hạn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do bị chiếm dụng vốn trong thời gian ngắn.
Bảng 2.2 Phân tích tình hình thu hồi công nợ phải thu
1 Doanh thu thuần BH&CCDV VNĐ 11,557,594,666,247 11,110,000,756,812 (447,593,909,435) (3.87)
2 Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân VNĐ 574,872,348,599.5 495,160,612,727 (79,711,735,873) (13.87)
3 Thời gian kỳ thanh toán ngày 360 360 - 0.00
4 Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn vòng 20.10 22.44 2.33 11.60
5 Thời gian thu tiền bình quân ngày 17.91 16.04 (1.86) (10.40)
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 So sánh
Tốc độ thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn năm 2023 tăng so với năm 2022 Cụ thể: Năm 2022, các khoản phải thu quay được 20,1 vòng, năm 2023 tăng lên 22,44 vòng Thời gian thu tiền 17.91 ngày/vòng trong năm 2022 nhưng đến năm 2023 giảm xuống còn 16,04 ngày/vòng Như vậy, năm 2023 công ty thu hồi vốn ngắn hạn nhanh hơn, tình hình thu hồi vốn tốt hơn, công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn so với năm 2022.
Bảng 2.3 Phân tích cơ cấu và sự biến động công nợ phải trả
Các chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 So sánh
I Nợ phải trả ngắn hạn 7.213.028.754.790 86,56 7.141.605.465.752 85,57 (71.423.289.038) (0,99) (0,99)
1 Phải trả người bán ngắn hạn 2.129.218.054.781 25,55 795.600.820.770 9,53 (1.333.617.234.011) (62,63) (16,02)
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 887.480.636.510 10,65 221.365.130.349 2,65 (666.115.506.161) (75,06) (8,00)
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 45.386.464.898 0,54 32.466.081.244 0,39 (12.920.383.654) (28,47) (0,16)
4 Phải trả người lao động 64.869.734.832 0,78 76.318.847.292 0,91 11.449.112.460 17,65 0,14
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 64.513.700.484 0,77 104.358.924.479 1,25 39.845.223.995 61,76 0,48
6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 0 0 0
7 Phải trả theo tiến độ kể hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0
8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 0 0 0
9 Phải trả ngắn hạn khác 221.417.270.657 2,66 1.037.387.546.457 12,43 815.970.275.800 368,52 9,77
10 Vay và nợ thuê tài chính ngân hạn 3.704.610.246.721 44,46 4.840.720.809.254 58,00 1.136.110.562.533 30,67 13,55
11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0
12 Quý khen thưởng, phúc lợi 95.532.645.907 1,15 33.387.305.907 0,40 (62.145.340.000) (65,05) (0,75)
14 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 0 0 0
II Nợ phải trả dài hạn 1.119.847.503.329 13,44 1.203.863.934.674 14,43 84.016.431.345 7,50 0,99
1 Phải trả người bán dài hạn 0 0 0
2 Người mua trả tiền trước dài hạn 0 0 0
3 Chi phí phải trả dài hạn 0 0 0
4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 0 0 0
5 Phải trả nội bộ dài hạn 0 0 0
6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 0 0 0
7 Phải trả dài hạn khác 233.598.919.978 2,80 177.449.382.418 2,13 (56.149.537.560) (24,04) (0,68)
8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 886.248.583.351 10,64 1.026.414.55
- Xét về mặt cơ cấu, nợ phải trả ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng công nợ phải trả (86,56% và 85,57% ở thời điểm cuối năm 2022 và cuối năm 2023) Nợ phải trả dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ (13,44% và 14,43%), cho thấy công ty chủ yếu chiếm dụng vốn trong ngắn hạn, công ty chịu áp lực vì cần phải thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn.
+ Nợ phải trả ngắn hạn của công ty chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, chiếm
44,46% cuối năm 2022 và tăng lên 58% vào cuối năm 2023 Điều này là do công ty tăng cường vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để bổ sung cho tài sản ngắn hạn Khoản này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả ngắn hạn, vì thế công ty cần phải theo dõi chặt chẽ để có biện pháp trả nợ kịp thời.
+ Nợ phải trả người bán ngắn hạn chiếm tỷ trọng 25,55% và 9,53% ở thời điểm cuối năm
2022 và cuối năm 2023 Khoản này gắn liền với việc mua chịu hàng, công ty cũng cần theo dõi chặt chẽ khoản phải trả này để có kế hoạch trả nợ đúng hạn cho người bán Công ty
Dabaco cũng nhận tiền ứng trước từ người mua hàng và khoản này chiếm tỷ trọng lần lượt là
10,65% và 2,65% ở thời điểm cuối năm 2022 và cuối năm 2023, giảm 8%.
+ Phải trả người lao động ngắn hạn chiếm tỷ trọng 0,78% cuối năm 2022 và có sự tăng nhẹ lên 0,91% ở thời điểm cuối năm 2023 Các khoản phải trả khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nợ phải trả Mặc dù vậy, đối với từng khoản nợ cũng cần phải theo dõi chi tiết để thực hiện đúng thời hạn thanh toán Khi phân tích cần xem xét chi tiết các khoản công nợ theo tuổi nợ (các khoản phải trả chưa đến hạn, các khoản phải trả đến hạn, các khoản phải trả quá hạn - nếu có) để từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá chính xác.
- Xét về giá trị, tổng công nợ phải trả cuối năm 2023 đã tăng nhẹ lên 12 593 142 307 VNĐ so với cuối năm 2022 với tỷ lệ tăng là 0,15% Các khoản nợ phải trả tăng nhẹ là do các khoản nợ dài hạn tăng 84.016.431.345 VNĐ với tỷ lệ tăng là 7,5% Trong khi đó, nợ phải trả ngắn hạn giảm 71 423 289 038 VNĐ với tỷ lệ giảm là 0,99% Mặc dù các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng mạnh (815 970 275 800 VNĐ ) với tỷ lệ tăng là 368,52% và vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cũng tăng với tỷ lệ tăng là 30,67 nhưng tổng nợ phải trả ngắn hạn vẫn giảm đi Đó là việc giảm đáng kể của khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn với tỷ lệ giảm là 75,06%, nợ phải trả người bán ngắn hạn giảm với tỷ lệ là 62,63% Trái lại, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng đáng kể cuối năm 2023 so với năm 2022 với tỷ lệ tăng 15,82%.
Bảng 2.4 Phân tích tình hình thanh toán công nợ phải trả
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 So sánh
1 Tổng số tiền mua chịu (giá vốn hàng bán)
2 Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân VNĐ 7.213.028.754.790 7.141.605.465.752 (71.423.289.038) (0,99)
3 Thời gian kỳ thanh toán Ngày 360 360 0 0
4 Số vòng quay các khoản phải trả ngắn hạn
5 Thời gian thanh toán bình quân Ngày 245,016 257,207 12,191 4,98
Tốc độ thanh toán các khoản phải trả năm 2023 giảm so với năm 2022 với số vòng quay giảm 0,07 vòng và thời gian thanh toán bình quân tăng 12,19 ngày Cụ thể, năm 2022, các khoản phải trả ngắn hạn quay vòng được 1,469 lần với thời gian thanh toán các khoản phải trả 245,016 ngày/vòng Năm 2023, các khoản phải trả người bán ngắn hạn quay được
1,4 vòng với thời gian thanh toán 257,207 ngày/vòng Như vậy, tình hình thanh toán các khoản công nợ phải trả ngắn hạn của công ty Dabaco đã bị chậm lại.
Phân tích mối quan hệ giữa nợ phải trả, phải thu
Bảng 2.5 Phân tích mối quan hệ công nợ phải thu, công nợ phải trả
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 So sánh
1 Tổng nợ phải thu VNĐ 589.442.215.194 461.152.273.649 (128.289.941.545) (21,76)
2 Tổng nợ phải trả VNĐ 8.332.876.258.119 8.345.469.400.426 12.593.142.307 0,15
3 Tỷ lệ tổng nợ phải thu so với tổng nợ phải trả
Qua số liệu tính toán tại bảng cho thấy, tỷ lệ nợ phải thu so với tổng nợ phải trả cuối năm 2022 là 7,07%, có nghĩa là cứ 100 đồng nợ phải trả thì chỉ có 7,07 đồng nợ phải thu; trong khi đó , ở cuối năm 2023 là 5,53 đồng nợ phải thu Mặc dù tỷ lệ này có giảm không đáng kể nhưng có ảnh hưởng không nhỏ Điều này cho thấy mức độ đi chiếm dụng vốn của công ty với các cá nhân, đơn vị khác rất cao so với mức vốn bị chiếm dụng.
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Bảng 2.6 Phân tích khả năng thanh toán + hệ số khả năng thanh toán lãi vay + hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán
VN Đ 7.065.129.967.455 7.101.240.626.454 36.110.658.999 0,51 1.1 Tiền và các khoản tương đương tiền
1.2 Đầu tư tài chính ngắn hạn
1.3 Các khoản phải thu ngắn hạn
1.5 Tài sản ngắn hạn khác
VN Đ 5.908.973.953.895 5.910.463.631.418 1.489.677.523 0,03 Trong đó: Tài sản cố định
7 Hệ số KNTT tổng quát Lần 1,557 1,559 0,002
8 Hệ số KNTT nợ ngắn hạn Lần 0,979 0,994 0,015
9 Hệ số KNTT nhanh Lần 0,258 0,225 (0,033)
10 Hệ số KNTT nợ dài hạn Lần 3,841 4,277 0,435
11 Hệ số KNTT lãi vay Lần 1,184 1,404 0,220
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty Dabaco cuối năm 2022 là 1,557 lần và tăng lên 1,559 lần ở cuối năm 2023 Hệ số này đều nhỏ hơn 2 ở cả hai thời điểm chứng tỏ Công ty về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn Khả năng thanh toán của Công ty Dabaco tương đối ổn, khả năng thanh toán tổng quát ở cuối năm 2023 tăng nhẹ so với cuối năm 2022.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty Dabaco cuối nặm 2022 và cuối năm 2023 lần lượt là 0,979 và 0,994, đều nhỏ hơn 1 và có sự tăng nhẹ Điều đó chứng tỏ công ty có khả năng trả nợ yếu, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay hệ số khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán) của Công ty Dabaco cuối năm 2022 và cuối năm 2023 lần lượt là 0,258 và 0,225 Điều này cho thấy, khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn ở mức thấp và giảm vào thời điểm cuối năm 2023 Hệ số này đều nhỏ hơn 0,5 ở cả 2 thời điểm phản ánh công ty không sẵn sàng trong việc chi trả, thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Công ty Dabaco khá tốt đều lớn hơn 1 (3,841 lần cuối năm 2022 và 4,277 lần vào cuôi năm 2023) Điều này cho thấy, các khoản nợ dài hạn của Công ty luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định và doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt đối với các khoản nợ dài hạn đến hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong cuối năm 2023 có tăng nhẹ (0,22%) so với năm 2022 nhưng vẫn còn thấp cho thấy công ty có thể đang gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi vay.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận
Các chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 So sánh Ảnh hưởng
3 Trị giá vốn hàng ban đầu 10.598.058.965.427 9.995.759.533.961 (602.299.431.466) 602.299.431.466
4 Doanh thu hoạt động tài chính 28.797.705.334 35.776.736.369 6.979.031.035 6.979.031.035
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 343.520.530.816 356.355.906.770 12.835.375.954 (12.835.375.954)
10 Lợi nhuận kế toán trước thuế 78.978.068.397 97.749.211.352 18.771.142.955 18.771.142.955
Sự biến động của lợi nhuận kế toán trước thuế trong giai đoạn này chịu ảnh hưởng bởi sự giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm thu nhập khác và tăng chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán trước thuế vẫn tăng, chủ yếu do sự giảm trị vốn hàng bán và chi phí khác trong năm 2023 so với năm 2022 lần lượt 602.299.431.466VNĐ và 4.741.267.362 VNĐ.
Bảng 3.4 Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với doanh thu và lợi nhuận
Số liệu bảng trên cho thấy, trong cả hai năm, biểu hiện lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều mang dấu dương Hệ số tạo tiền của doanh thu thuần trong năm 2022 là 0,03, năm 2023 là 0,09, tăng 0,06 lần Hệ số tạo tiền giữa 2 năm có sự giảm mạnh, từ 60,02 xuống còn 38,68.
Bảng 3.5 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị các khoản giảm trừ doanh thu, quản trị chi phí và hiệu quả hoạt động
Hệ số giảm giá hàng bán/ Doanh thu BH&CCDV - - -
Hệ số hàng bán bị trả lại/ Doanh thu BH&CCDV - - -
Hệ số chiết khấu thương mại/ Doanh thu BH&CCDV - - -
Hệ số GVHB/ Doanh thu thuần BH&CCDV 0.917 0.900 -0.017
Hệ số CPTC/ Doanh thu HĐTC 6.970 7.847 0.876
Hệ số CPBH/ Doanh thu thuần BH&CCDV 0.035 0.039 0.004
Hệ số CPQLDN/ Doanh thu thuần HĐKD 0.030 0.032 0.002
Hệ số lợi nhuận gộp BH&CCDV/ Doanh thu thuần BH&CCDV 0.083 0.100 0.017
Hệ số lợi nhuận thuần HĐKD/ Doanh thu thuần HĐKD 0.004 0.007 0.003
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 So sánh a Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị các khoản giảm trừ doanh thu b Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí c Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động ổng lợi nhuận kế toán trước thuế/ tổng luân chuyển thuần 0.007 0.009 0.002
Hệ số tổng lợi nhuận sau thuế/ Tổng luân chuyển thuần 0.000 0.002 0.002
Phân tích khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
Bảng 3.6 Phân tích khả năng tạo tiền
Các chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 So sánh
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)
Luồng tiền thu từ HĐKD - - - - - - -
Luồng tiền thu từ HĐĐT 443,587,941,578.00 - 233,935,433,588.00 - (209,652,507,990) - - Luồng tiền thu từ HĐTC 12,273,807,180,542.00 - 9,599,108,520,932.00 - (2,674,698,659,610) - -
Tổng luồng tiền thu vào - - - - - - -
Phân tích tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp
Bảng 3.7 Phân tích tình hình sử dụng tiền
Các chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 So sánh
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%)
Luồng tiền chi từ HĐKD 392,900,741,861.00 3.80701699 313,489,192,957.00 2.64 - 79,411,548,904.00 -20.21 -5.06 Luồng tiền chi từ HĐĐT 1,261,271,724,998.00 12.2211092 491,768,990,769.00 4.14 - 769,502,734,229.00 -61.01 -49.06 Luồng tiền chi từ HĐTC 8,666,263,275,442.00 83.97 11,083,636,150,841.00 93.23 2,417,372,875,399.00 27.89 154.12 Tổng luồng tiền chi ra 10,320,435,742,301.00 46.47 11,888,894,334,567.00 53.53 1,568,458,592,266.00 15.20
Tỷ trọng luồng tìền chi ra từ HĐTC là lớn nhất và chi chủ yếu để trả nợ gốc vay và nợ gốc thuê tài chính Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện tốt nghĩa vụ thanh toán với chủ nợ và các cổ đông.
Phân tích BCLCTT dự báo khó khăn tài chính của doanh nghiệp
Bảng 3.8 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023 So sánh
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 311,757,100,659.00 - 967,300,258,383.00 - 1,279,057,359,042.00 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT - 817,683,783,384.00 - 257,833,557,181.00 559,850,226,203.00 Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC 932,845,245,499.00 1,190,171,029,701.00 257,325,784,202.00 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 426,918,562,774.00 - 34,962,785,863.00 - 461,881,348,637.00
Qua số liệu tại bảng 3.8 cho thấy, tổng lưu chuyển tiền thuần trong năm 2022 là +426918562774 VNĐ, trong đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh +311757100659 VNĐ cho thấy, hoạt động kinh doanh tốt, lưu chuyển tiền thuần của hoạt động kinh doanh dương giúp cho tình hình chi trả các khoản nợ của công ty được đảm bảo. Năm 2023, tình hình lưu chuyển tiền của công ty kém hơn, tổng mức lưu chuyển thuần trong năm là (34962785863) VNĐ, có nghĩa là luồng tiền thu vào nhỏ hơn luồng tiền chi ra, cho thấy dấu hiệu bất ổn về luồng tiền Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu của công ty, tuy nhiên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động này âm cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn, sẽ không đảm bảo cho khả năng thanh toán của công ty
Bảng 3.9 Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với khả năng thanh toán
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vnđ 311,757,100,659.00 - 967,300,258,383.00 -1,279,057,359,042.00
Tổng NPT bình quân vnđ 7,254,753,715,070.00 8,339,172,829,272.50 1,084,419,114,202.50 14.948 NNH bình quân vnđ 6,192,363,778,703.00 7,177,317,110,271.00 984,953,331,568.00 15.906 NDH bình quân vnđ 1,062,389,936,367.00 1,161,855,719,001.50 99,465,782,634.50 9.362 Tổng chi phí lãi vay vnđ 179,749,859,502.00 261,799,262,786.00 82,049,403,284.00 45.646
Cổ tức phải trả (phải có thuyết minh BCTC) vnđ
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT và HĐTC vnđ 115,161,462,115.00 932,337,472,520.00 817,176,010,405.00
Hệ số khả năng thanh toán NNH của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vnđ 0.05 - 0.13 - 0.19
Hệ số chi trả lãi vay của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vnđ 2.73 - 2.69 - 5.43
Hệ số khả năng thanh toán NDH của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vnđ 0.29 - 0.83 - 1.13
Hệ số khả năng chi trả cổ tức của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vnđ
Hệ số khả năng chi trả cho HĐĐT và HĐ
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 So sánh
TC của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vnđ 2.71 - 1.04 - 3.74
Trong năm 2022, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương cho nên công ty đảm bảo khả năng thanh toán của lưu chuyển tiền thuần, thể hiện các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của lưu chuyển tiền thuần đều mang dấu dương (+) Tuy nhiên, các chỉ tiêu này còn ở mức thấp, ngoại trừ 2 chỉ tiêu hệ số chi trả lãi vay của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hệ số khả năng chi trả cho HĐĐT và HĐTC của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD Năm 2023, tình hình biến chuyển theo chiều hướng xấu đi, biểu hiện lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh âm cho nên công ty không đảm bảo khả năng thanh toán của lưu chuyển tiền thuần, thể hiện các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của lưu chuyển tiền thuần đều mang dấu âm Tuy nhiên, các chỉ tiêu này còn ở mức thấp, ngoại trừ 2 chỉ tiêu hệ số chi trả lãi vay của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.10 Phân tích mối liên hệ giữa lưu chuyển tiền thuần với năng lực hoạt động
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD vnđ 311,757,100,659.00 - 967,300,258,383.00 -1,279,057,359,042.00
Tổng tài sản bình quân vnđ 11,918,329,106,752.50 12,992,904,089,611.00 1,074,574,982,858.50 9.016 Tổng tài sản cố định bình quân vnđ
VCSH bình quân vnđ 4,663,575,391,682.50 4,653,731,260,338.50 - 9,844,131,344.00 -0.211 Vốn cổ phần phổ thông bình quân vnđ 1,786,206,445,000.00 2,420,018,590,000.00 633,812,145,000.00 35.484
Số cổ phiếu phổ thông bình quân vnđ 242001859
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ ãi vnđ
Hệ số khả năng tạo tiền của tài sản vnđ 0.026 -0.074 - 0.10
Hệ số khả năng tạo tiền của TSCĐ vnđ
Hệ số khả năng tạo tiền của VCSH vnđ 0.067 -0.208 - 0.27
Hệ số khả năng tạo tiền của vốn cổ phần vnđ
Hệ số khả năng tạo tiền của cổ phiếu vnđ
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
Bảng 4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 So sánh
1 Tổng tài sản bình quân VND 11.918.329.106.753 12.992.904.089.611 1.074.574.982.85
2 Chi phí lãi vay VND 179.749.859.502 261.799.262.786 82.049.403.284 45,65
4 Lợi nhuận kế toán trước thuế VND 78.978.068.397 97.749.211.352 18.771.142.955 23,77
5 Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 5.194.587.097 25.007.194.215 19.812.607.118 381,41
6 Hệ số doanh thu thuần BH&CCDV/ toàn bộ tài sản
7 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế
TNDN/toàn bộ tài sản
8 Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ toàn bộ tài sản
9 Hệ số toàn bộ tài sản/ lợi nhuận sau
Năm 2022 một đồng tài sản công ty đầu tư thì thu được 0,97 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2023 thu được 0,86 đồng, giảm 0,11 đồng Như vậy, sức sản xuất của toàn bộ tài sản giảm đi Bên cạnh đó, một đồng tài sản công ty đầu tư tạo ra lợi nhuận trước thuế năm 2022 không có sự thay đổi so với năm 2023 và một đồng tài sản tạo ra lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 0,01 đồng Số hao phí toàn bộ tài sản để thu được một đồng lợi nhuận sau thuế giảm đi 1.774,81 đồng Như vậy, suất hao phí của toàn bộ tài sản giảm đi.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 So sánh
1 Tài sản ngắn hạn bình quân VND 6.351.298.692.771 7.083.185.296.955 731.886.604.184 11,52
3 Lợi nhuận kế toán trước thuế VND 78.978.068.397 97.749.211.352 18.771.142.955 23,77
4 Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 5.194.587.097 25.007.194.215 19.812.607.118 381,41
5 Hệ số doanh thu thuần BH&CCDV/ tài sản ngắn hạn
6 Thời gian của một vòng luân chuyển/ tài sản ngắn hạn
7 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/ tài sản ngắn hạn
8 Hệ số tài sản ngắn hạn/ lợi nhuận sau thuế
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Bảng 4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 So sánh
1 Tài sản dài hạn bình quân VND 5.567.030.413.982 5.909.718.792.657 342.688.378.675 6,16
2 Tài sản cố định bình quân VND 4.441.872.772.937 4.725.096.932.256 283.224.159.319 6,38
4 Lợi nhuận kế toán trước thuế VND 78.978.068.397 97.749.211.352 18.771.142.955 23,77
5 Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 5.194.587.097 25.007.194.215 19.812.607.118 381,41
6 Hệ số doanh thu thuần BH&CCDV/ tài sản dài hạn
7 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/ tài sản dài hạn
8 Hệ số tài sản dài hạn/ lợi nhuận sau thuế TNDN
- Sức sản xuất của tài sản dài hạn giảm đi vì năm 2022, một đồng đầu tư cho tài sản dài hạn tạo ra 2,08 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2023 tạo ra 1,88 đồng, giảm 0,20 đồng
- Sức sinh lời của tài sản dài hạn tăng lên vì năm 2022, một đồng đầu tư cho tài sản dài hạn thu được 0,01 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, năm 2023 thu được 0,02 đồng, tăng
- Suất hao phí của tài sản dài hạn giảm đi vì để thu được một đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, năm 2022 công ty hao phí 1.071,70 đồng tài sản dài hạn và năm 2023 công ty hao phí 236,32 đồng, giảm 835,38 đồng.
Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Bảng 4.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 So sánh
1 Vốn chủ sở hữu bình quân VND 4.663.575.391.683 4.653.731.260.339 (9.844.131.344) (0,21)
3 Lợi nhuận kế toán trước thuế VND 78.978.068.397 97.749.211.352 18.771.142.955 23,77
4 Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 5.194.587.097 25.007.194.215 19.812.607.118 381,41
5 Hệ số doanh thu thuần BH&CCDV/
6 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/
7 Hệ số VCSH/ lợi nhuận sau thuế
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2023 giảm so với năm 2022 Cụ thể:
- Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu giảm, năm 2022, một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 2,48 đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2023 tạo ra 2,39 đồng, giảm 0,09 đồng
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu không có sự thay đổi.
- Suất hao phí của vốn chủ sở hữu giảm, năm 2022 công ty hao phí 897,78 đồng vốn chủ sở hữu và năm 2023 công ty hao phí 186,10 đồng, giảm 711,68 đồng.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Bảng 4.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 So sánh
1 Chi phí lãi vay VND 179.749.859.502 261.799.262.786 82.049.403.284 45,65
2 Lợi nhuận kế toán trước thuế VND 78.978.068.397 97.749.211.352 18.771.142.955 23,77
3 Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 5.194.587.097 25.007.194.215 19.812.607.118 381,41
4 Hệ số lợi nhuận sau thuế TNDN/ tiền vay
5 Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ lãi vay
Hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty Dabaco năm 2023 tăng so với năm 2022 Cụ thể:
- Sức sinh lời của tiền vay tăng, năm 2022, một đồng tiền vay đầu tư cho kinh doanh thu được 0,002 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2023 tạo ra 0,006 đồng, tăng 0,004 đồng
- Sức sinh lời của lãi vay giảm vì năm 2022, một đồng chi phí lãi vay tạo ra 1,44 đồng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay, năm 2023 tạo ra 1,37 đồng, giảm 0,07 đồng.
Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 4.6 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Chỉ tiêu ĐVT 2022 2023 So sánh
2 Lợi nhuận kế toán trước thuế VND 78.978.068.397 97.749.211.352 18.771.142.955 23,77
3 Giá vốn hàng bán VND 10.598.058.965.427 9.995.759.533.961 (602.299.431.466) (5,68)
4 Chi phí bán hàng VND 403.169.934.750 432.440.161.015 29.270.226.265 7,26
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp VND 343.520.530.816 356.355.906.770 12.835.375.954 3,74
6 Chi phí tài chính VND 200.733.624.698 280.735.411.591 80.001.786.893 39,85
7 Tổng chi phí VND 11.545.483.055.691 11.065.291.013.33 (480.192.042.354) (4,16) kinh doanh 7
8 Chi phí lãi vay VND 179.749.859.502 261.799.262.786 82.049.403.284,00 45,65
9 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/ giá vốn hàng bán
10 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/ chi phí bán hàng
11 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/ chi phí quản lý DN
12 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/ chi phí tài chính
13 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay trên lãi vay
14 Hệ số lợi nhuận kế toán trước thuế/ tổng chi phí kinh doanh
15 Hệ số chi phí kinh doanh/ doanh thu thuần
Qua số liệu cho thấy, năm 2023 so với năm 2022 hiệu quả sử dụng chi phí tăng lên, thể hiện thông qua các chỉ tiêu sức sinh lời đều tăng, ngoại trừ sức sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên lãi vay có sự giảm nhẹ.
Phân tích đòn bẩy tài chính
Bảng 4.7 Phân tích đòn bẩy tài chính
1 Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay VND 78,978,068,397 97,749,211,352 18,771,142,955 23.77
2 Lợi nhuận sau thuế VND 5,194,587,097 25,007,194,215 19,812,607,118 381.41
3 Tài sản bình quân VND 11,918,329,106,752.5 12,992,904,089,611 1,074,574,982,858.5 9.02
4 Vốn chủ sở hữu bình quân VND 4,663,575,391,682.5 4,653,731,260,338.5 (0.21)
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) ợi nhuận sau thuế trên vốn CSH Lần 0.001 0.005 0.004 -
6 Hệ số tài sản/ vốn CSH Lần 2.556 2.792 0.236 -
7 Độ lớn đòn bẩy tài chính 16.09
(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính công ty Dabaco)
Qua số liệu tính toán tại bảng 5.13 cho thấy, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty Dabaco năm 2023 tăng so với năm 2022, thể hiện hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2023 là 2,792 lần, tăng 0,236 lần so với năm 2022 Độ lớn đòn bẩy tài chính của Công ty Dabaco cho biết khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng lên 1% thì hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng 16,9% Như vậy, trong trường hợp này, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả.
Bảng 4.8 Phân tích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
1 Vốn chủ sở hữu bình quân VND 4,663,575,391,682.5 4,653,731,260,338.5
2 Tài sản bình quân VND 11,918,329,106,752.5 12,992,904,089,611 1,074,574,982,858.5 9.02
3 Lợi nhuận sau thuế TNDN VND 5,194,587,097 25,007,194,215 19,812,607,118 381.41
4 Hệ số lợi nhuận sau thuế TNDN/ tài sản Lần 0.0004 0.0019 0.0015 -
5 Hệ số tài sản/ vốn CSH Lần 2.556 2.792 0.236 -
6 Hệ số lợi nhuận sau thuế TNDN/ vốn CSH Lần
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính công ty Dabaco)
Qua số liệu tính toán được tại bảng 5.15 cho thấy, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu phụ thuộc bởi hai nhân tố là sức sinh lời của tài sản và đòn bẩy tài chính Số liệu của công ty cho thấy, đòn bẩy tài chính tăng 0,236 lần, cùng với sức sinh lời của tài sản tăng nhẹ 0.0015 lần làm cho sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng 0,004 lần Như vậy, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả.
PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Phân tích rủi ro tài chính
Bảng 5.1 Phân tích rủi ro tài chính thông qua một số chỉ tiêu cơ bản
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2022 Năm 2023 So sánh
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0.979 0.994 0.015
Hệ số khả năng thanh toán tức thời Lần 0.258 0.225 (0.003)
Tài sản bình quân/ Vốn
Nợ phải trả/ Vốn CSH Lần 1.795 1.788 (0.007)
Bảng 5.2: Nhận diện rủi ro tài chính theo các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Các chỉ tiêu Dấu hiệu rủi ro tài chính 4)Khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1, phần lớn tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ phải trả, rủi ro tài chính là nghiêm trọng.
Dự báo các chỉ tiêu trên BCTC
5.2.1 Dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD với doanh thu thuần:
Bảng 5.3 Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD với doanh thu thuần Đơn vị tính: VND
2 Các khoản giảm trừ doanh thu (113,174,016,215) (167,483,513,799) (149,135,106,950) (130,232,486,099) (131,163,393,499) 3
5 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 1,166,549,088,523 2,557,685,672,544 1,852,959,029,426 959,535,700,820 1,114,241,222,851 3
6 Doanh thu hoạt động tài chính 27,480,285,000 29,935,190,655 25,013,151,689 28,797,705,334 35,776,736,369 1 hoặc 2
7 Chi phí tài chính (294,872,857,938) (319,611,291,711) (199,009,893,014) (200,733,624,698) (280,735,411,591) 1 hoặc 2 Trong đó: chi phí lãi vay (281,784,606,072) (309,819,328,258) (183,283,276,266) (179,749,859,502) (261,799,262,786) 1 hoặc 2
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp (293,922,671,278) (339,149,837,912) (344,480,753,443) (343,520,530,816) (356,355,906,770) 1 hoặc 2
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 338,937,269,596 1,549,363,667,961 934,149,863,644 40,918,137,191 77,721,029,178 3
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 345,051,446,557 1,553,973,334,303 979,684,614,453 78,978,068,397 97,749,211,352 3
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành (39,921,204,333) (153,677,301,975) (150,126,680,007) (73,783,481,300) (72,742,017,137) 3
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - 3
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 305,130,242,224 1,400,296,032,328 829,557,934,446
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCKQHĐKD với doanh thu thuần (Nhóm)
3 Doanh thu thuần về BH&CCDV 7,186,757,173,749 10,021,583,505,683 10,812,794,593,141 11,557,594,666,247 11,110,000,756,812
Chỉ tiêu làm căn cứ dự báo
Hình 5.1 Sự biến động của một số chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính so với doanh thu thuần
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Dabaco)
Quan sát số liệu của Công ty Dabaco qua 5 năm tại hình 6.1 có thể xếp các chỉ tiêu vào các nhóm như sau: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng thuộc nhóm 1; doanh thu hoạt động tài chính, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập khác, chi phí khác thuộc nhóm 2; các chỉ tiêu còn lại thuộc nhóm 3.
- Xác định trị số dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 5.4 Số liệu doanh thu thuần BH&CCDV từ năm 2019 đến năm 2023 Đơn vị tính: VND
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Dabaco)
Có phương trình hồi quy đơn biểu hiện mối quan hệ giữa tiêu thức thời gian và chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung ấp dịch vụ như sau:
Bảng 5.5 Dữ liệu xác định hàm xu thế Đơn vị tính: VND
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Dabaco)
Thay số vào hệ phương trình, xác định được a = 7,322,996,641,000 và b = 938,249,832,700
Dự báo Doanh thu thuần BH&CCDV năm 2024 (t=6): 12,952,495,637,200
Dự báo Doanh thu thuần BH&CCDV năm 2025 (t=7): 13,890,745,469,900
Bảng 5.6 Dự báo chỉ tiêu hoạt động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Nhóm Năm trước
Tỷ lệ của chỉ tiêu nhóm
1 so với doanh thu thuần BH&CCDV
Giá trị dự báo Chênh lệch
3 Doanh thu thuần về BH&CCDV 11,110,000,756,812 12,952,495,637,200
Bảng 5.7 Dự báo chỉ tiêu hoạt động trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: VND
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 131,163,393,499 152,915,676,537.15 21,752,283,038.15
5 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 3 1,114,241,222,851 1,299,028,226,341 184,787,003,489.76
6 Doanh thu hoạt động tài chính 2 35,776,736,369 35,776,736,369 0
Trong đó: chi phí lãi vay 2 261,799,262,786 261,799,262,786 0
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2 356,355,906,770 356,355,906,770 0
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3 77,721,029,178 190,791,675,470 113,070,646,291.87
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3 97,749,211,352 170,763,493,296 73,014,281,943.87
Chỉ tiêu Nhóm Năm trước Giá trị dự báo So sánh
3 Doanh thu thuần về BH&CCDV 11,110,000,756,812 12,952,495,637,200
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 3 72,742,017,137 127,077,045,266 54,335,028,129.09
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 3 - - -
17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3 25,007,194,215 43,686,448,030 18,679,253,814.79
Tỷ lệ giữa doanh thu thuần dự báo so với doanh thu thuần năm trước:
5.2.2 Dự báo doanh thu trên bảng cân đối kế toán
- Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCĐKT với doanh thu thuần
Bảng 5.8 Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCĐKT với doanh thu thuần Đơn vị tính: VND
I Tiền và các khoản tương đương tiền 165,286,575,787 232,603,906,243 200,057,089,304 627,011,780,110 592,137,027,608 1
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 484,800,574,115 537,359,256,478 577,082,813,041 504,883,327,067 489,883,400,931 1 hoặc 2 III Các khoản phải thu ngắn hạn 410,975,729,367 450,942,177,264 583,718,164,395 566,026,532,804 424,294,692,650 1
V Tài sản ngắn hạn khác 188,560,493,419 83,292,248,176 73,166,499,123 160,104,990,388 100,494,026,342 1 hoặc
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCĐKT với doanh thu thuần (nhóm)
Doanh thu thuần BH&CCDV 7,186,757,173,749 10,021,583,505,683 10,812,794,593,141 11,557,594,666,247 11,110,000,756,812
Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
I Các khoản phải thu dài hạn 13,866,650,588 14,103,866,468 16,136,866,468 23,415,682,390 36,857,580,999 1 hoặc 2
II Tài sản cố định 4,560,876,876,636 4,455,469,171,562 4,581,980,825,706 4,301,764,720,167 5,148,429,144,344 2
III Bất động sản đầu tư - - - - - 1 hoặc 2
IV Tài sản dở dang dài hạn 499,933,115,323 778,930,712,642 467,927,575,923 1,397,664,532,031 475,694,083,517 1 hoặc 2
V Đầu tư tài chính dài hạn 86,483,458,082 102,412,820,589 105,317,423,994 114,326,245,295 119,560,794,629 1 hoặc 2
VI Tài sản dài hạn khác 52,901,669,763 97,264,415,268 53,724,181,978 71,802,774,012 129,922,027,929 1 hoặc 2
II Nợ dài hạn 1,746,289,833,573 1,639,725,577,869 1,004,932,369,405 1,119,847,503,329 1,203,863,934,674 1 hoặc 2
II Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - 1 hoặc 2
Bảng 5.9 Dự báo giá trị của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
1 Doanh thu thuần BH&CCDV 1 11,110,000,756,812 12,952,495,637,200
2 Tỷ lệ giữa doanh thu thuần dự báo so với doanh thu thuần năm trước 1.17
3 Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán
I Tiền và các khoản tương đương tiền 1 571,879,101,899 666,720,168,116.19 94,841,066,217.19
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2 489,883,400,931 489,883,400,931 - III Các khoản phải thu ngắn hạn 1 424,294,692,650 494,660,196,316.06 70,365,503,666.06
V Tài sản ngắn hạn khác 1 100,494,026,342 117,160,067,424.96 16,666,041,082.96
I Các khoản phải thu dài hạn 2 36,857,580,999 36,857,580,999 -
II Tài sản cố định 2 5,148,429,144,344 5,148,429,144,344 -
III Bất động sản đầu tư 2 - - -
IV Tài sản dở dang dài hạn 2 475,694,083,517 475,694,083,517 -
V Đầu tư tài chính dài hạn 2 119,560,794,629 119,560,794,629 -
VI Tài sản dài hạn khác 2 129,922,027,929 129,922,027,929 -
Chỉ tiêu Nhóm Cuối năm trước
Giá trị dự báo So sánh
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 2 - - -
Số vốn thừa ứng với mức doanh thu mới là: 768,247,990,879.82
Nhận xét: Như vậy, với mỗi đồng doanh thu thuần tăng lên, doanh nghiệp cần phải có lượng vốn bổ sung tương ứng là 768,247,990,879.82
Bảng 5.10 Dự báo giá trị của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán (chi tiết)
1 Doanh thu thuần BH&CCDV 11,110,000,756,812 12,952,495,637,200
2 Tỷ lệ giữa doanh thu thuần dự báo so với doanh thu thuần năm trước 1.17
2 Các khoản tương đương tiền 1 20,257,925,709 23,617,522,636.41 3,359,596,927.41
2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 2 - - -
3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 2 489,883,400,931 489,883,400,931 -
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 1 222,495,622,121 259,394,543,519.84 36,898,921,398.84
2 Trả trước cho người bán hàng ngắn hạn 1 140,399,580,900 163,683,603,527.84 23,284,022,627.83
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 1 - - -
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 1 - - -
5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 1 - - -
6 Phải thu ngắn hạn khác 1 61,399,489,629 71,582,049,268.39 10,182,559,639.39
Chỉ tiêu Nhóm Tại ngày 31/12/2023 Giá trị dự báo So sánh
I Tiền và các khoản tương đương tiền
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn
7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 1 - - -
8 Tài sản thiếu chờ xử lý 1 - - -
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1 (5,566,521,832) (6,489,680,002.87) (923,158,170.87)
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 1 31,292,143,982 36,481,667,938.41 5,189,523,956.41
2 Thuế GTGT được khấu trừ 1 44,682,806,829 52,093,053,203.04 7,410,246,374.04
3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 1 4,567,794,967 5,325,323,163.94 757,528,196.94
4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 1 - - -
5 Tài sản ngắn hạn khác 1 19,951,280,564 23,260,023,119.56 3,308,742,555.56
1 Phải thu dài hạn của khách hàng 2 - - -
2 Trả trước cho người bán hàng dài hạn 2 - - -
3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 2 - - -
V Tài sản ngắn hạn khác
I Các khoản phải thu dài hạn dài hạn 2 - - -
5 Phải thu về cho vay dài hạn 2 - - -
6 Phải thu dài hạn khác 2 36,857,580,999 36,857,580,999 -
7 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 2 - - -
1 Tài sản cố định hữu hình 4,533,770,857,929 7,453,231,013,002.00 2,919,460,155,073.00
2 Tài sản cố định thuê tài chính 614,658,286,415 589,937,033,749.98 (24,721,252,665.02)
3 Tài sản cố định vô hình - - -
1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 2 - - -
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2 475,694,083,517 475,694,083,517 -
1 Đầu tư vào công ty con 2 - - -
2 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 2 109,560,794,629 109,560,794,629 -
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 2 - - -
4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn 2 - - -
5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 2 10,000,000,000 10,000,000,000 -
1 Chi phí trả trước dài hạn 2 129,922,027,929 129,922,027,929 -
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 2 - - -
3 Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 2 - - -
4 Tài sản dài hạn khác 2 - - -
II Tài sản cố định
III Bất động sản đầu tư
IV Tài sản dở dang dài hạn
V Đầu tư tài chính dài hạn
VI Tài sản dài hạn khác
Giá trị hao mòn lũy kế
Giá trị hao mòn lũy kế
Giá trị hao mòn lũy kế
Giá trị hao mòn lũy kế
1 Phải trả người bán ngắn hạn 1 795,600,820,770 927,544,145,634.53 131,943,324,864.53
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 1 221,365,130,349 258,076,569,735.21 36,711,439,386.21
3 Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 1 32,466,081,244 37,850,292,261 5,384,211,017.42
4 Phải trả người lao động 1 76,318,847,292 88,975,649,797.29 12,656,802,505.29
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 1 104,358,924,479 121,665,924,566.96 17,307,000,087.96
6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 1 - - -
7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 1 - - -
8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 1 - - -
9 Phải trả ngắn hạn khác 1 1,037,387,546,457 1,209,429,050,788.43 172,041,504,331.43
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 1 4,840,720,809,254 5,643,511,331,385.11 802,790,522,131.11
11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 1 - - -
12 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 1 33,387,305,907 38,924,293,846.98 5,536,987,939.98
14 Giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ 1 - - -
1 Phải trả người bán dài hạn 2 177,449,382,418 177,449,382,418 -
2 Người mua trả tiền trước dài hạn 2 - - -
3 Chi phí phải trả dài hạn 2 - - -
4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 2 - - -
5 Phải trả nội bộ dài hạn 2 - - -
6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 2 - - -
7 Phải trả dài hạn khác 2 - - -
8 Vay và nợ thuê tài ch
II Nợ dài hạn ính dài hạn 2 1,026,414,552,256 1,026,414,552,256 -
11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 2 - - -
12 Dự phòng phải trả dài hạn 2 - - -
13 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 2 - - -
1 Vốn góp của chủ sở hữu - Vốn cổ phần 2 2,420,018,590,000 2,420,018,590,000 -
2 Thặng dư vốn cổ phần 2 418,432,992,221 418,432,992,221 -
3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 2 - - -
4 Vốn khác của chủ sở hữu 2 - - -
6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 2 - - -
7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 2 - - -
8 Quỹ đầu tư phát triển 2 1,799,871,477,604 1,799,871,477,604 -
9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 2 - - -
II Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN thuộc vốn chủ sở hữu 2 - - -
11 Lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối 1 27,911,797,621 32,540,721,177.79 4,628,923,556.79
12 Nguồn vốn đầu tư XDCB 1 - - -
13 Lợi ích cổ đông không kiểm soát 1 - - -
2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 2 - - -
Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết
LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kì trước
LNST chưa phân phối kỳ này
Bảng 5.11 Xác định các chỉ tiêu dự báo luồng tiền lưu chuyển thành tiền
4 Đầu tư tài chính ngắn hạn - -
7 Tài sản ngắn hạn khác 16,666,041,082.96
Các chỉ tiêu So sánh giữa dự báo và năm trước Ảnh hưởng đến tiền và tương đương tiền Ảnh hưởng giảm đến tiền và tương đương tiền
Tiền và tương đương tiền
Lưu chuyển luồng tiền thuần dự báo: (2,703,972,357,884.37)
Nhận xét: Như vậy, lượng lưu chuyển tiền thuần âm cho thấy doanh nghiệp cần phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài và số tiền cần huy động là: 2,703,972,357,884.37
Phần C: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Những kết quả đạt được (ưu điểm)
Thứ nhất, các khoản phải thu
Về cơ cấu các khoản phải thu, công ty bị chiếm dụng ngắn hạn là chủ yếu, điều đó giúp cho công ty giảm thiểu rủi ro do thời gian bị chiếm dụng ngắn Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty đến từ phải thu ngắn hạn của khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất, điều đó là phù hợp vì nó gắn với việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của công ty Bên cạnh đó, tốc độ thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn năm 2023 tăng so với năm 2022 Tình hình thu hồi vốn tốt hơn, công ty sử dụng vốn hiệu quả hơn so với năm 2022.
Thứ hai, khả năng thanh toán nợ dài hạn
Về cơ bản, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn Khả năng thanh toán của Công ty Dabaco tương đối ổn, khả năng thanh toán tổng quát ở cuối năm 2023 tăng nhẹ so với cuối năm 2022 Các khoản nợ dài hạn của Công ty luôn được đảm bảo bằng tài sản cố định và doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt đối với các khoản nợ dài hạn đến hạn.
Thứ ba, kết quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, công ty Dabaco đã có sự tăng trưởng trong doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Ngoài ra, lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng đáng kể Lợi nhuận sau thuế tăng so với năm trước, cho thấy công ty đang quản lý tốt chi phí thuế và đạt được tăng trưởng lợi nhuận.
Những tồn tại (nhược điểm)
Thứ nhất, về cơ cấu tài sản và hiệu quả sử dụng tài sản