1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT LÝ VỀ CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC GIA NÓI CHUNG, NGÀNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM NÓI RIÊNG

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết lý về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng phát triển nguồn nhân lực quốc gia nói chung, ngành Tài chính Việt Nam nói riêng
Người hướng dẫn Lại Văn Nam
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 258,5 KB

Nội dung

Thế giới khâm phục và tôn vinh Hồ Chí Minh không chỉ vì Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất - một nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt Nam, mà còn thừa nhận Người là một nhà lãnh đạo, nhà tổ chức thiên tài với phương pháp cách mạng đặc biệt hiệu quả, phương châm xử thế đặc biệt nhạy cảm. Đó là cách làm, cách tư duy và việc làm để đạt được mục tiêu một cách tốt nhất, mục tiêu là làm sao cho đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc và ai cũng được học hành, mục tiêu giải phóng dân tộc mình và góp phần giải phóng các dân tộc khác khỏi ách áp bức, nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Cả cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người là vì nước, vì dân. Đến nay, Người đã đi xa nhưng Người đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý giá, đó là hệ thống tư tưởng của Người. Khi nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở Hồ Chí Minh đã hình thành một hệ thống phong cách, trong đó có phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phong cách tư duy Hồ Chí Minh không thể tách rời tư tưởng cũng như phương pháp tư duy của Người, càng không thể tách rời đạo đức, lối sống và nhân cách của Người. Hội tụ mọi giá trị từ các phương diện ấy mới tạo nên phong cách tư duy Hồ Chí Minh. Khi nghiên cứu hệ thống phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà khoa học Việt Nam đã khẳng định ở Hồ Chí Minh có một phong cách tư duy riêng biệt, mang tính cách mạng và khoa học, đặc biệt khi nghiên cứu hệ thống tư tưởng của Người, các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã khẳng định có hệ thống tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Khi khẳng định tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tức là Hồ Chí Minh đã nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của triết học bằng cách nào. Cách tư duy đó dần dần thành thói quen, thành lề lối, tức là thành phong cách. Chính vì vậy, cần phải khẳng định có phong cách tư duy triết học Hồ Chí Minh. Phong cách tư duy Hồ Chí Minh, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh đến nay đã có tương đối nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiều công trình đã được công bố, tôi xin chọn một khía cạnh nhỏ để làm đề tài tiểu luận: Vấn đề con người trong tư duy triết học của Hồ Chí Minh và ứng dụng của nó vào việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia nói chung, ngành thuế nói riêng.

Trang 1

Tiểu luận Môn học: Triết học Giảng viên: Lại Văn Nam

Đề tài:

TRIẾT LÝ VỀ CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC GIA NÓI CHUNG, NGÀNH TÀI

CHÍNH VIỆT NAM NÓI RIÊNG

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu tiểu luận 3

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHONG CÁCH TƯ DUY TRIẾT HỌC HỒ CHÍ MINH 4

1 Các quan điểm triết học về “con người” 4

1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông 4

1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây 5

1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người 6

2 Cách tiếp cận và quan điểm của Hồ Chí Minh về con người 10

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC GIA NÓI CHUNG VÀ TRONG CÔNG TÁC CON NGƯỜI NGÀNH TÀI CHÍNH VIỆT NAM NÓI RIÊNG 17

1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nguồn nhân lực quốc gia 17

1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 17

1.2 Vai trò của việc xây dựng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay 17

1.3 Thực trạng của nguồn lực con người ở nước ta hiện nay 18

1.4 Phương hướng chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam 20

2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhìn lại quá trình phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011-2020 22

2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011-2020 22

2.2 Phương hướng phát triển nhân lực ngành Tài chính 23

KẾT LUẬN 26

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới khâm phục và tôn vinh Hồ Chí Minh không chỉ vì Người là anh hùng giảiphóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất - một nhà tư tưởng lớn của cách mạng ViệtNam, mà còn thừa nhận Người là một nhà lãnh đạo, nhà tổ chức thiên tài với phươngpháp cách mạng đặc biệt hiệu quả, phương châm xử thế đặc biệt nhạy cảm Đó là cáchlàm, cách tư duy và việc làm để đạt được mục tiêu một cách tốt nhất, mục tiêu là làm saocho đất nước được hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,

áo mặc và ai cũng được học hành, mục tiêu giải phóng dân tộc mình và góp phần giảiphóng các dân tộc khác khỏi ách áp bức, nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, thực dân Cả cuộcđời, sự nghiệp và tư tưởng của Người là vì nước, vì dân Đến nay, Người đã đi xa nhưngNgười đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý giá, đó là hệ thống tư tưởng củaNgười

Khi nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở Hồ Chí Minh đãhình thành một hệ thống phong cách, trong đó có phong cách tư duy Hồ Chí Minh.Nghiên cứu phong cách tư duy Hồ Chí Minh không thể tách rời tư tưởng cũng nhưphương pháp tư duy của Người, càng không thể tách rời đạo đức, lối sống và nhân cáchcủa Người Hội tụ mọi giá trị từ các phương diện ấy mới tạo nên phong cách tư duy HồChí Minh

Khi nghiên cứu hệ thống phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà khoa họcViệt Nam đã khẳng định ở Hồ Chí Minh có một phong cách tư duy riêng biệt, mang tínhcách mạng và khoa học, đặc biệt khi nghiên cứu hệ thống tư tưởng của Người, các nhàkhoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã khẳng định có hệ thống tư tưởng triếthọc Hồ Chí Minh

Khi khẳng định tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tức là Hồ Chí Minh đã nghiên

cứu một số vấn đề cơ bản của triết học bằng cách nào Cách tư duy đó dần dần thành thóiquen, thành lề lối, tức là thành phong cách Chính vì vậy, cần phải khẳng định có phongcách tư duy triết học Hồ Chí Minh

Trang 4

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh đến nay đã cótương đối nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiều công trình đã được công bố, tôi xin

chọn một khía cạnh nhỏ để làm đề tài tiểu luận: Vấn đề con người trong tư duy triết

học của Hồ Chí Minh và ứng dụng của nó vào việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia nói chung, ngành thuế nói riêng.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài này, tác giả cần thực hiện những nhiệm

vụ cơ bản sau:

- Tham khảo và chọn lọc tài liệu từ nhiều nguồn

- Nghiên cứu lý luận về vấn đề con người trong các học thuyết triết học và tư tưởng

Hồ Chí Minh

- Vận dụng lý luận về con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận quá trìnhphát triển nguồn nhân lực quốc gia trong thời đại mới cũng như đối với ngành Tài chínhViệt Nam giai đoạn 2011-2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài tiểu luận triết học này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp suy luận vấn đề

Trang 5

- Phương pháp tư duy biện chứng.

- Phương pháp tư duy logic

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được trình bày thành 02 chương:

- Chương 1: Vấn đề con người trong phong cách tư duy triết học Hồ Chí Minh

- Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển nguồn nhân lực quốcgia và ngành Tài chính Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Trang 6

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG PHONG CÁCH TƯ DUY TRIẾT

HỌC HỒ CHÍ MINH

1 Các quan điểm triết học về “con người”

Vấn đề con người luôn là chủ đề trọng tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến hiệnđại Triết học Mác - Lênin nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến con người như:Bản chất con người là gì?; vị trí, vai trò của con người đối với thế giới như thế nào?; mốiquan hệ giữa cá nhân và xã hội trong đời sống của con người ra sao? Tất cả những vấn

đề trên, thực chất là học thuyết về giải phóng con người, hướng tới mục đích vì con người

chủ thể của lịch sử, xã hội, thể hiện bản chất cách mạng, khoa học của triết học Mác Lênin

-1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông

Có thể khẳng định rằng, lịch sử các khoa học nói chung, triết học nói riêng là lịch sửnghiên cứu về con người Tuy nhiên, mỗi khoa học tiếp cận vấn đề con người theo mộtphương pháp khác nhau Các ngành khoa học khác nghiên cứu về con người bằng cáchchia hệ thống thành yếu tố, còn triết học nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp cácyếu tố thành hệ thống Vì vậy, quan hệ giữa triết học và các ngành khoa học khác là quan

hệ giữa cái chung và cái riêng

Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo đều nhận thức bảnchất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận Trong triếthọc Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (giữa vật chất và tinh thần) Đờicống con người hiện thực chỉ là ảo giác, chỉ là hư vô Cho nên, cuộc sống thực tại của conngười chỉ là sống gửi, tạm bợ Cuộc sống vĩnh cửu của con người phải là cõi Niết bàn, nơitinh thần của con người được giải thoát để trở thành bất diệt Như vậy, triết học phươngĐông đã phản ánh sai lầm về bản chất của con người

Còn trong triết học của Nho giáo, Lão giáo đã quan niệm về bản chất của con ngườikhá phong phú Khổng Tử cho rằng: bản chất của con người là do “thiên mệnh” chi phối

và quyết định, Khổng Tử khẳng định đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người,ông nhấn mạnh ở người quân tử Mạnh Tử lại quy bản chất của con người vào năng lực

Trang 7

bẩm sinh, do phong tục tập quán chi phối mà bản chất con người tốt hay xấu Cho nên,con người phải qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình

Trong triết học của Tuân Tử cho rằng: bản chất của con người sinh ra là ác, nhưng

có thể cải biến được, phải chống lại cái ác thì con người mới tốt được…

Nhìn chung, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểuhiện tính đa dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị,đạo đức Con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộntính chất triết học duy vật ngây thơ, chất phác trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội

1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây

Triết học phương Tây trước Mác có nhiều quan niệm khác nhau về con người Cáctrường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo, họ nhận thức vấn đề conngười trên cơ sở thế giới quan duy tâm, họ cho rằng: con người là kẻ có thể xác, thể xác

sẽ mất đi còn linh hồn thì bất diệt, tồn tại vĩnh cửu vì vây, phải luôn chăm sóc phần hồnnhằm hướng tới thiên đường vĩnh cửu

Trong triết học Hy Lạp cổ đại, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duytriết học Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau Con người

à một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la Arixtot cho rằng: con người chỉ có linh hồn, tư duy,trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con người là bậcthang cao nhất của vũ trụ Như vậy, triết học Hy lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệtcon người với tự nhiên, nhưng chỉ là những hiểu biết về bên ngoài về tồn tại của conngười

Triết học Tây Âu thời trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế, mọi sựbuồn, vui, lý trí, tình cảm đều do Thượng đế sắp đặt Trí tuệ của con người thấp hơn lý tríanh minh, sáng suốt của Thượng đế, con người cần bằng lòng với cuộc sống hiện tại, vìhạnh phức vĩnh cửu là ở thế giới bên kia

Triết học thời kỳ phục hưng - cận đại lại đề cao vai trò của trí tuệ, lý tính của conngười, xem con người là một thực thể có trí tuệ, đó là một yếu tố quan trọng để con người

tự giải phóng khỏi gông cùm của thần học thời trung cổ đã áp đặt cho con người

Trang 8

Triết học cổ điển Đức, tiêu biểu như Cantơ, Hêghen đã quan niệm về con người theokhuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm Hêghen, với quan niệm duy tâm khách quan đãcho rằng: con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, con ngươi là do sự vận động của

“ý niệm tuyệt đối” mà thành Nhà triết học duy vật Phoiơbắc đã phê phán tính chất siêu tựnhiên, phi vật chất, phi thể xác về bản chất con người trong triết học của Hêghen, đồngthời khẳng định: con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên Con người là kếtquả của sự phát triển của giới tự nhiên Con người và tự nhiên là thống nhất, không thểtách rời Ông đề cao vai trò trí tuệ của con người Tuy nhiên, Phoiơbắc đã không thấyđược bản chất xã hội trong đời sống của con người

1.3 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người

Theo triết học Mác - Lênin, con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật

và mặt xã hội.

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thờikhẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên.Con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài Yếu tố sinh họctrong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người Vì vậy, giới tựnhiên là “thân thể vô cơ của con người” Con người là một bộ phận của tự nhiên Là độngvật cao cấp nhất, tinh hoa của muôn loài, con người là sản phẩm của quá trình phát triểnhết sức lâu dài của thế giới tự nhiên Con người phải tìm kiếm mọi điều kiện cần thiết cho

sự tồn tại trong đời sống tự nhiên như thức ăn, nước uống, hang động để ở Đó là quátrình con người đấu tranh với tự nhiên, với thú dữ để sinh tồn

Trải qua hàng chục vạn năm, con người đã thay đổi từ vượn thành người, điều đó đãchứng minh trong các công trình nghiên cứu của Đác-uyn Các giai đoạn mang tính sinhhọc mà con người trải qua từ sinh thành, phát triển đến mất đi quy định bản tính sinh họctrong đời sống con người Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiệntrong những cá nhân con người sống, là tổ chức cơ thể của con người và mối quan hệ của

nó đối với tự nhiên Những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm - sinh lý,các giai đoạn phát triển khác nhau nói lên bản chất sinh học của cá nhân con người

Trang 9

Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhấtquy định bản chất con người Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giớiloài vật là mặt xã hội Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau phân biệt conngười với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động Là “một độngvật có tính xã hội”, hoặc con người động vật có tư duy Những quan niệm nêu trên đềuphiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người

mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy Với phương pháp biện chứngduy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn

bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là vấn đề lao động sản xuất ra của cải vậtchất C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người: “Có thểphân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gìcũng được Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi conngười bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổchức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, nhưthế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình” [C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, (1995), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, tr.29]

Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộgiới tự nhiên : “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản suất ratoàn bộ giới tự nhiên” Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vậtchất Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất vàtinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ tư duy; xác lậpquan hệ xã hội Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của conngười, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội Là sản phẩm của

tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn bị quy địnhbởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau Hệ thống các quy luật tựnhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về

di truyền, biến dị, tiến hoá quy định phương diện sinh học của con người Hệ thống cácquy luật tâm lý - ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như

Trang 10

hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí Hệ thống các quy luật xã hội quy địnhquan hệ xã hội giữa người với người

Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đờisống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội Mối quan hệ sinh học và xã hội là

cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống conngười như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản suất xã hội; nhu cầu tình cảm; nhu cầuthẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinhhọc và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người làthống nhất Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặctrưng bản chất để phân biệt con người với loài vật Nhu cầu sinh học phải được nhân hoá

để mang giá trị văn minh của con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát lykhỏi tiền đề của nhu cầu sinh học Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau

để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên - xã hội

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.

Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thếgiới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội

và quan hệ với chính bản thân con người Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đều mangtính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùmtất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề nổi tiếngtrong Luận cương về Phoiơbắc :“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cốhữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoànhững quan hệ xã hội” [C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, (1995), tập 3, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà nội, tr.11] Luận đề trên khẳng định rằng, không có con người trừu tượng

thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Con người luôn luôn cụ thể, xác địnhsống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định Trong điều kiệnlịch sử đó, bằng mọi hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất

và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ Chỉ trong toàn bộ các mối

Trang 11

quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan

hệ cá nhân, gia đình, xã hội ) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt

tự nhiên trong đời sống con người; trái lại, điều đó muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữacon người và thế giới động vật trước hết là ở bản chất xã hội và đấy cũng là để khắc phục

sự thiếu sót của các nhà triết học trước Mác không thấy được bản chất xã hội của conngười Mặt khác, cái bản chất với ý nghĩa là cái phổ biến, cái mang tính quy luật chứkhông thể là duy cái duy nhất Do đó cần phải thấy được các biểu hiện riêng biệt, phongphú và đa dạng của mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích trong cộng đồng xãhội

Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Bởivậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh Song,điều quan trọng hơn cả là: con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội C.Mác đãkhẳng định “ Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của nhữnghoàn cảnh và giáo dục cái học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổihoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” Trong tác phẩm Biệnchứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng cho rằng : “ thú vật cũng có một lịch sử phát triểndần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải dochúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều

đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, conngười càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lạicàng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào

tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xãhội Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên Con người thì trái lại,thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạolại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình

Trang 12

Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Conngười là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thâncon người Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người,vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt quyluật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xãhội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó,không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người

Không có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn pháttriển nhất định của xã hội Do vậy, bản chất con người trong mối quan hệ với điều kiệnlịch sử xã hội luôn luôn vận động, biến đổi cũng không phải thay đổi cho phù hợp Bảnchất con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng vớiđiều kiện tồn tại của con người Mặc dù là “tổng hoà các quan hệ xã hội”, con người cóvai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo Thông qua đó, bảnchất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp Có thể nói rằng, mỗi sự vận động vàtiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng ( mặc dù không trùng khắp) với sự vận động vàbiến đổi của bản chất con người

Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hoàncảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn Hoàn cảnh đó chính là toàn bộ môi trường tựnhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt tới cácgiá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục Thông qua đó, conngười tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiềuphương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ ứng xử, hành vi con người, sự pháttriển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người tớihoạt động vật chất Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trongbất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người

2 Cách tiếp cận và quan điểm của Hồ Chí Minh về con người

Các nhà triết học Mác - Lênin nghiên cứu về con người về: Bản chất con người làgì?; vị trí, vai trò của con người đối với thế giới như thế nào?; mối quan hệ giữa cá nhân

Trang 13

và xã hội trong đời sống của con người ra sao? Khác với các nhà triết học Mác - Lênin,

Hồ Chí Minh tiếp cận vấn đề con người từ khi Người lớn lên, khi Người chứng kiến baocảnh lầm than, khổ cực của người dân mất nước, khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước,

Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với đủ đối tượng, mọi giai tầng trong xã hội và Người đã thấycảnh áp bức, bóc lột nhân dân lao động không những ở thuộc địa mà ngay ở chính quốccủa chủ nghĩa đế quốc, thực dân, từ đó, Người kết luận: “Vậy là, dù màu da có khác nhau,trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”[t1,tr.266]

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh cục diện chính trị Việt Nam

và thế giới có nhiều biến động hết sức phức tạp, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước

đế quốc chủ nghĩa, về cơ bản đã hoàn thành việc phân chia thị trường thế giới, chúng rasức khai thác thuộc địa, bóc lột, đàn áp đẫm máu những phong trào yêu nước của côngnhân và nhân dân lao động thuộc địa Đặc biệt là các quốc gia ở phương Đông, châu Phi,châu Mỹ - latinh Tại các quốc gia trên, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân laođộng với các giai cấp bóc lột ở thuộc địa ngày một dâng cao; mâu thuẫn giữa giai cấp vôsản ở các thuộc địa với giai cấp tư sản ở chính quốc; mâu thuẫn giữa các nước đế quốcvới nhau Những mâu thuẫn đó đã tích tụ và chính nó đã tạo nên cơn bão táp cách mạngcủa các nước thuộc địa vùng lên chống mọi áp bức, cường quyền, đánh đuổi bọn thựcdân, đế quốc, lật đổ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng ngàn năm nhằm giành lại độc lập,

tự do cho Tổ quốc

- Trước hết: Hồ Chí Minh kế thừa tư tưởng triết học của dân tộc và phương Đông

về vấn đề con người Con người Việt nam theo quan niệm của cha ông ta là những conngười có khả năng “đội đá, vá trời”, là “dời núi, lấp sông, lấn biển”, sẵn sàng chống lạimọi thiên tai, địch họa Để chiến thắng mọi trở lực, con người Việt đã luôn gắn kết, cố kếtvới nhau, Hồ Chí Minh đã gắn con người cụ thể với gia đình, dòng họ, quê hương, đấtnước Người cho rằng: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn.Nghĩa rộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người”[t5, tr.644] Chính nhận định

đó của Người đã trở thành nhân tố nội sinh trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh

Trang 14

Hồ Chí Minh kế thừa những quan điểm về con người trong triết học Mác - Lênin.Quan niệm mácxít về con người là vấn đề cơ bản nhất trong cuộc đấu tranh giữa chủnghĩa nhân văn tư sản và chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa C.Mác viết: “Sự thay thế

xã hội tư bản với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó xuất hiện một liên hợptrong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cảmọi người” [C.Mác – Ph.Ăngghen: tuyển tập, Nxb Sự Thật, Hn, 1981, tập II, tr 596].Luận điểm bất hủ của Mác về con người đã chỉ ra rằng: Việc giải phóng xã hội phảiđược bắt đầu từ việc giải phóng cho mỗi cá nhân Với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, lý tưởng nhân đạo giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột không tồn tạitrừu tượng, chung chung Muốn hiểu rõ quan niệm về con người trong phong cách tư duytriết học của Hồ Chí Minh về con người, chúng ta cần nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, môitrường xã hội tức là những điều kiện khách quan đương thời khi Người được sinh ra, lớnlên, ra đi tìm đường cứu nước và quá trình Người chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, vì

ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân

- Thứ hai: Khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, Người đi nhiều nơi,

làm thuê nhiều việc, hòa mình trong phong trào công nhân ở các nước khác nhau, Người

đã có những khái quát triết học mới về con người Con người trong phong cách tư duytriết học Hồ Chí Minh là con người cụ thể, lịch sử, con người bị áp bức, bóc lột Hồ ChíMinh cho rằng: con người là chủ thể của lịch sử, là động lực của cách mạng xã hội, vậy,muốn giải phóng con người thì phải làm cách mạng

Với thế giới quan mácxít, tuân thủ quyết định luận duy vật, Hồ Chí Minh ý thức sâusắc về sự tương tác biện chứng giữa con người và hoàn cảnh sống của chính bản thân conngười tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử, Người đã quan niệm sự tự giải phóng nàykhông phải là một hành vi duy ý chí, hành động bất chấp quy luật khách quan mà là sứcmạnh cải tạo thế giới của con người, cụ thể là cải tạo hoàn cảnh sống của mình ở mỗikhông gian và thời gian nhất định, nhằm nâng cao chất lượng sống, trên cơ sở nhận thức

và hành động phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với tính tất yếu của lịch sử.Trong cách tư duy triết học Hồ Chí Minh về vấn đề con người, nhân tố con ngườitrong đặc thù triết lý truyền thống dân tộc Việt Nam trở thành chủ thể lịch sử, có nội lực

Ngày đăng: 03/06/2024, 12:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w