1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phát triển nghề nghiệp chương 1 phát triển sự tự chủ

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Sự Tự Chủ
Tác giả Nguyễn Thị Kim Hồng, Trần Thị Minh Thư, Lê Hân Bình, Đoàn Nguyễn Tố Uyên, Hồ Thị Mai Ly, Hồ Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị An Giang, Nguyễn Thị Như Ngọc, Trần Lê Thanh Hiền
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Bích Thu
Trường học Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Phát Triển Nghề Nghiệp
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,6 MB

Cấu trúc

  • I. Sức mạnh của sự tự tin (4)
    • 1. Khái niệm thành công (4)
      • 1.1. Định nghĩa (0)
      • 1.2. Làm thế nào để đánh giá thành công theo đúng nghĩa? (0)
      • 1.3. Ý nghĩa của thành công trong cuộc sống (0)
      • 1.4. Muốn thành công phải làm gì? (0)
    • 2. Giá trị (6)
      • 2.1. Định nghĩa giá trị (6)
      • 2.2. Các hướng phát triển của loại hình giá trị (6)
      • 2.3. Giá trị (7)
      • 2.4. Giá trị đến từ đâu? (7)
      • 2.5. Thay đổi giá trị (9)
    • 3. Niềm tin (9)
      • 3.1. Khái niệm (9)
      • 3.2. Niềm tin xuất phát từ đâu? (10)
      • 3.3. Khơi dậy niềm tin bên trong (10)
      • 3.4. Ý nghĩa của niềm tin (11)
    • 4. Tâm lý tích cực (11)
      • 4.1. Khái niệm (11)
      • 4.2. Đặc điểm (11)
      • 4.3. Một số tình huống minh hoạ về tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng (12)
      • 4.4. Một số lợi ích tâm lý tích cực mang lại (12)
      • 4.5. Những thói quen giúp bản thân có được tâm lý tích cực (13)
    • 5. Tự tin (13)
      • 5.1. Sự tự tin vào bản thân (13)
      • 5.2. Nâng cao sự tự tin bản thân (13)
      • 5.3. Nền tảng của thành công (14)
  • II. Thiết lập mục tiêu và quản trị thời gian (16)
    • 1. Xác lập mục tiêu của bản thân (16)
      • 1.1. Các loại mục tiêu (16)
      • 1.2. Khoảng thời gian đạt được các mục tiêu (17)
      • 1.4. Xác lập mục tiêu bằng phương pháp SMART (18)
    • 2. Thiết lập kế hoạch hành động (20)
      • 2.1. Bắt đầu mục tiêu dài hạn (0)
      • 2.2. Chia nhỏ mục tiêu (0)
      • 2.3. Chỉ rõ kết quả (0)
      • 2.4. Đặt thời hạn cho mục tiêu ngắn hạn (0)
    • 3. Quản trị thời gian (21)
      • 3.1. Thực hiện bước đầu tiên (21)
      • 3.2. Tránh lãng phí và lạm dụng thời gian (23)
      • 3.3. Tổ chức (23)
      • 3.4. Sử dụng công cụ quản lý thời gian (25)
    • 4. Đạt được mục tiêu (25)
      • 4.1. Sử dụng phương pháp làm chủ bản thân (25)
      • 4.2. Tạo động lực cho bản thân (26)
      • 4.3. Sử dụng hình ảnh hóa (26)
      • 4.4. Vượt qua nỗi sợ hãi (26)
      • 4.5. Đặt mục tiêu và tin tưởng vào bản thân (27)
  • III. Phát triển thể lực (28)
    • 1. Khái niệm (28)
    • 2. Vai trò của phát triển thể lực (28)
    • 3. Chất dinh dưỡng (28)
    • 4. Lời khuyên (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................28 (30)

Nội dung

Điều này tạonên một sự công nhận về bản thân, công nhận rằng bản thân không thua kémbất kỳ ai về một lĩnh vực nào đó.- Thành công tạo nên động lực: Trải qua cảm giác hạnh phúc và tự hào

Sức mạnh của sự tự tin

Khái niệm thành công

- Tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người sẽ có một định nghĩa về thành công khác nhau Nhưng chung quy rằng một người có cuộc sống được xem là thành công khi có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và khả năng cảm nhận giá trị của bản thân để rồi phát huy hết tiềm năng của mình Ai đã từng cố gắng để chạm đến tiềm năng bên trong mình cũng biết rằng quá trình theo đuổi thành công là một quá trình suốt đời.

- Cũng có thể hiểu thành công là hoàn thành mục tiêu đã đề ra dù nhỏ bé hay vĩ đại Thành công không bao giờ là chạy theo những tiêu chuẩn của thời đại hay của bất kỳ ai khác để rồi chạy theo những hư danh không đáng có, chỉ đơn giản là chinh phục những điều khiến chúng ta hạnh phúc hơn mà thôi.

I.2 Làm thế nào để đánh giá thành công theo đúng nghĩa?

- Thành công là tìm được hạnh phúc cho chính mình: Đôi khi hạnh phúc chỉ là đạt được những mong muốn giản đơn, được trải qua một cuộc đời bình dị. Thành công chưa chắc khiến chúng ta hạnh phúc nhưng hạnh phúc chắc chắn là một thành công lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người.

- Thành công là mang lại những giá trị tích cực cho cộng đồng: Mỗi con người chúng ta đều là một phần trong xã hội rộng lớn này Thế nên, bên cạnh việc tìm hạnh phúc cho bản thân thì mang lại hạnh phúc cho cả xã hội bằng cách trở thành một người có giá trị cũng được xem là thành công Bởi vậy mới có một câu nói rất hay “Người thành công là người giúp đỡ được nhiều người khác thành công”.

I.3 Ý nghĩa của thành công trong cuộc sống

- Thành công tạo ra hạnh phúc: Cũng không xa lạ với kết quả này, khi chúng ta thành công đạt được một điều gì đó, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy cực kỳ hạnh phúc.

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

- Thành công tạo nên sự công nhận: Thành công đến giúp chúng ta trở nên tự hào với kết quả đạt được, từ đó tự hào với chính bản thân mình Điều này tạo nên một sự công nhận về bản thân, công nhận rằng bản thân không thua kém bất kỳ ai về một lĩnh vực nào đó.

- Thành công tạo nên động lực: Trải qua cảm giác hạnh phúc và tự hào thì tiếp đó chúng ta sẽ có thêm động lực để cố gắng đạt được những thành tựu to lớn hơn, phát huy hết tiềm năng của bản thân hơn.

I.4 Muốn thành công phải làm gì?

- Hành động nhiều hơn lời nói: Hầu hết những người đạt được thành công thường ưa nói ít và hành động nhiều Đặc điểm chung của họ thường là sự khiêm tốn, tôn trọng đối với người khác, và họ không thích khoe khoang quá mức Họ nhận thức rõ rằng khi một dự án được đưa ra và họ tự hào, việc quá mức khoe khoang có thể mang lại những hậu quả tiêu cực Khi mục tiêu không đạt được như kỳ vọng, điều này có thể dẫn đến sự chế giễu hoặc đánh giá tiêu cực từ người khác.

- Đấu tranh vượt qua mọi khó khăn: Một thách thức mà bất kỳ người nào hướng tới thành công cũng phải đối mặt là những khó khăn Những khó khăn này thường đáng sợ hơn nhiều so với những suy nghĩ của bạn Một quyết định sai lầm có thể đưa bạn đến thất bại ngay lập tức, khiến cho áp lực và khó khăn bao trùm bạn, đặt ra nguy cơ thất bại trong cuộc hành trình chinh phục thành công.

- Khả năng giao tiếp tốt: Khả năng giao tiếp đóng một vai trò quan trọng và hữu ích đối với sự thành công của mọi người Trong thế giới của những người đạt được thành công, có vẻ như mạng lưới quan hệ của họ luôn rất phong phú, với sự cân bằng giữa mối quan hệ cá nhân và môi trường công việc Với một mạng lưới quan hệ đa dạng và mở rộ, họ có thể dễ dàng tạo ra nhiều cơ hội để đáp ứng những yêu cầu công việc của họ.

- Luôn nung nấu ước mơ trong đầu: Người thành công, khác với người bình thường, thường sở hữu một bộ não lý trí vô cùng phát triển, giúp họ tư duy và đưa ra những ý tưởng, kế hoạch một cách sáng tạo nhằm di chuyển mình trên con đường thành công Những ý tưởng này thường luôn là một phần không thể thiếu trong tư duy của họ, vì bên ngoài có nhiều đối thủ cạnh tranh luôn đang chờ sẵn để chiếm đoạt những ý tưởng độc đáo Vì vậy, người thành công thường phải tỉ mỉ lên kế hoạch và biến những ý định đã lâu thành hiện thực để không bị mất mát cơ hội.

Giá trị

- Là nhận thức cơ bản về một cách ứng xử cụ thể hoặc trạng thái kết thúc một sự tồn tại được cá nhân hay xã hội ưa thích hơn so với một cách ứng xử hay một trạng thái kết thúc ngược lại (Theo Giáo trình môn Hành vi tổ chức - Chương 3)

2.2 Các hướng phát triển của loại hình giá trị

- Giá trị tới hạn là những mục tiêu một người muốn đạt được trong suốt cả cuộc đời

- Giá trị phương tiện nhắc đến những cách ứng xử được ưa thích hoặc phương tiện đạt đến các giá trị tới hạn

- Các giá trị có ba phần:

 Bạn cảm thấy thế nào?

 Cách bạn hành động, dựa trên những gì bạn nghĩ và cảm nhận

Các giá trị của một người bao gồm niềm tin, suy nghĩ và hành động Chẳng hạn, bạn tin rằng sự trung thực là quan trọng (niềm tin), do đó bạn cảm thấy phản bội khi bị lừa dối (cảm xúc) Khi mắc lỗi, bạn sẽ chủ động nhận trách nhiệm thay vì che đậy hoặc đổ lỗi (hành động).

- Ba khía cạnh của các giá trị không phải lúc nào cũng hoạt động hài hòa

2.4 Giá trị đến từ đâu?

- Giá trị không có sẵn ngay khi mình sinh ra Mà hình thành trong quá trình lớn lên của bạn Đó là sự ảnh hưởng bởi gia đình, môi trường, văn hóa, trường học hay xã hội.

- Các giá trị thường gặp trong xã hội: Năng lực (khả năng), Tự chủ, Tham vọng, Cởi mở, Trung thực, Gọn gàng, Khoan dung, Tình cảm, Vui vẻ, Lịch sự, Trách nhiệm, Dũng cảm, Tôn trọng, Hợp lý,…

GIÁ TRỊ CỦA BENJAMIN FRANIKLINE

Benjamin Franklin, một nhà sáng lập Hoa Kỳ, đã chia sẻ cách thức ông sử dụng "đức tính" để cải thiện bản thân "Đức tính" của ông bao gồm lòng tiết chế, im lặng, trật tự, quyết đoán, tiết kiệm, siêng năng, chân thành, công bằng, sạch sẽ và bình tĩnh Ngày nay, các giá trị này vẫn được áp dụng rộng rãi như các nguyên tắc sống nền tảng, giúp cá nhân phát triển character và thành công trong cuộc sống.

1 Chừng mực: Không ăn đến chán, không uống quá nhiều.

2 Yên lặng: Chỉ nói những gì có lợi cho người khác hoặc bản thân, tránh những chuyện vặt vãnh không đâu.

3 Trật tự: Sắp xếp mọi thứ theo trật tự và phân chia công việc theo thời gian dành riêng.

4 Kiên định: Quyết tâm làm điều phải làm và đã làm thì làm cho bằng được.

5 Tiết kiệm: Không tiêu pha gì khác ngoài những thứ tốt cho bản thân hoặc kẻ khác, chẳng hạn như không hoang phí bất cứ thứ gì.

6 Chăm chỉ: Không phí hoài thời gian vô ích, luôn sử dụng thời gian vào những việc có ích và loại bỏ những việc làm không cần thiết.

7 Thành thật: Không sử dụng mánh khóe để hại người, suy nghĩ ngay thẳng, công bằng và nói đúng những gì nghĩ trong đầu.

8 Công bằng: Không làm điều xấu với bất cứ ai hay gạt bỏ bổn phận của bản thân phải mang lại lợi ích cho người khác.

9 Điều độ: Tránh sự thái quá, hãy chịu đựng những tổn hại chừng nào vẫn nghĩa rằng chúng xứng đáng.

10 Sạch sẽ: Giữ gìn sạch sẽ bản thân, trang phục và nơi ở.

11 Thanh tịnh: Không bị phân tâm bởi những điều vặt vãnh hoặc những rủi ro thông thường hoặc bất khả kháng.

12 Thủy chung: Điều tiết sinh dục, chỉ để duy trì sức khỏe và nòi giống, không vì chán nản, yếu đuối hoặc làm tổn hại đến sự yên bình và thanh danh của bản thân và kẻ khác.

13 Khiêm nhường: Noi gương Chúa Trời và Socrates Khiêm nhường không phải là yếu đuối, dễ phục tùng hay nhu nhược.

Số (2) có tầm quan trọng lớn nhất Họ tin rằng năng lực và cam kết là cần thiết cho một cuộc sống thành công Nghiên cứu đã hỗ trợ kết luận của những sinh viên tốt nghiệp Một nghiên cứu kéo dài 5 năm để xác định 120 nghệ sĩ, vận động viên và học giả hàng đầu của quốc gia đã đưa ra những kết quả đáng ngạc nhiên nào Nhà nghiên cứu Benjamin Bloom, giáo sư giáo dục tại Đại học Chicago, nói: "Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy những câu chuyện về những món quà tự nhiên tuyệt vời Chúng tôi không tìm thấy điều đó Các bà mẹ của họ thường nói rằng đó là đứa con khác của họ có món quà lớn hơn" Nghiên cứu kết luận rằng yếu tố quan trọng phổ biến đối với những người thành công này không phải là tài năng mà là sự cam kết

Có thể thay đổi như là kết quả của kinh nghiệm.

Niềm tin

- Giá trị là những suy nghĩ, cảm xúc chung sâu sắc.

- Niềm tin là suy nghĩ của con người, thể hiện sự tin tưởng, tin cậy vào một điều nào đó Sự tin tưởng ấy có thể là một điều không có bằng chứng hoặc không thể chứng minh được Niềm tin có thể xuất phát từ tâm lý, hành động hay cảm xúc của con người Niềm tin của con người có thể đúng, có thể sai, có thể xấu,

- Chúng ta thường loại bỏ những thông tin không đúng với những gì chúng ta tin tưởng mà không suy xét về nhiều khía cạnh của sự vật, hiện tượng.

niềm tin có thể được xây dựng thông qua nguyên tắc tự kỷ ám thị Khi lặp đi lặp lại một suy nghĩ nào đó thường xuyên, bạn sẽ cuối cùng tin vào suy nghĩ đó, bất kể nó có đúng hay không Quá trình này giống như gieo một hạt giống vào tâm trí của bạn Nếu hạt giống được tưới nước và chăm sóc thường xuyên, nó sẽ nảy mầm và phát triển thành một niềm tin vững chắc.

- Niềm tin được chia thành nhiều loại:

 Niềm tin tích cực: đây là loại niềm tin sẽ tạo động lực, thúc đẩy bạn thực hiện những mong ước Niềm tin tích cực là sự tin tưởng, hy vọng vào những điều tích cực sẽ xảy ra trong tương lai Nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn lan tỏa sự tích cực đến cộng đồng xung quanh Ví dụ: bạn tin rằng mình sẽ đạt được điểm A+ và bạn đang học hành chăm chỉ để đạt được điều đó.

 Niềm tin tiêu cực: đây là sự tin tưởng vào những điều tiêu cực, những tình huống xấu sẽ xảy ra Sự tiêu cực này có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, thái độ và hành động của con người.

Niềm tin giới hạn là những niềm tin sai lầm kìm hãm sự tự tin và làm chậm tiến độ đạt mục tiêu Mặc dù chúng có thể giúp tránh sai lầm, nhưng chúng cũng ngăn cản cá nhân không dám thử thách những điều mới và vượt qua những giới hạn của mình Việc thách thức những niềm tin giới hạn là điều cần thiết để phát triển cá nhân và đạt được mục tiêu.

3.2 Niềm tin xuất phát từ đâu?

- Xuất phát từ những điều bản thân ta khẳng định là đúng: một cách tạo ra niềm tin đó là tưởng tượng về sự thành công của nó Đó sẽ là động lực để bản thân cố gắng nỗ lực đạt được.

- Xuất phát từ môi trường xung quanh: nếu xung quanh bạn là những người tự tin, đấy quyết tâm, bạn sẽ cảm thấy cơ hội thành công của mình sẽ cao hơn so với bình thường Khi một người cảm nhận được sự ủng hộ, khích lệ và tin tưởng từ những người xung quanh, họ có thể phát triển niềm tin vào bản thân mình.

- Xuất phát từ sự thành công của quá khứ: nếu một người đã có những thành tựu trong quá khứ, họ sẽ thường cảm thấy tự tin và tin tưởng vào bản thân mình hơn.

3.3 Khơi dậy niềm tin bên trong

Hiểu rõ về bản thân là điều hết sức quan trọng trong quá trình phát triển sự tự tin và lòng tự trọng Thay vì tập trung vào những điểm yếu và khuyết điểm của mình, hãy dành thời gian khám phá và phát triển những điểm mạnh và ưu điểm của bản thân Bằng cách tập trung vào những khía cạnh tích cực của mình, bạn sẽ dần xóa bỏ các suy nghĩ tiêu cực và xây dựng một hình ảnh bản thân tích cực, mạnh mẽ và tự tin hơn.

- Suy nghĩ theo hướng tích cực: thay vì đâm đầu vào những suy nghĩ tiêu cực khiến tâm trạng và trạng thái chúng ta xấu đi, hãy thử cố gắng tập trung vào những điều tích cực, luôn tự cổ vũ, khích lệ bản thân

- Đặt ra mục tiêu, chia nhỏ mục tiêu và hoàn thành nó: giúp chúng ta có thêm động lực để hoàn thành chúng Khi hoàn thành được mục tiêu đặt ra cho ta cảm giác chinh phục được cái khó, từ đó làm ta tự tin vào bản thân hơn.

- Niềm tin tạo nên động lực: chính niềm tin vào bản thân, vào đồng đội, vào cuộc sống sẽ tạo cho ta nguồn động lực to lớn để có thể thành công

Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên năng lực tích cực Khi chúng ta tin vào khả năng của mình, chúng ta sẽ tự tin hơn trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu Niềm tin này sẽ thúc đẩy sự tự tin và tin tưởng vào bản thân, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và thử thách, đồng thời cho chúng ta động lực để phấn đấu và đạt được thành công.

- Niềm tin sẽ giúp bạn theo đuổi lý tưởng của mình: ta cần có lòng nhiệt huyết và sự ham học hỏi, niềm tin chính là điều có thể giúp bạn theo đuổi đến cùng những gì mà bạn mong muốn trở thành.

Tâm lý tích cực

Tâm lý tích cực là một phần của tâm lý học mà nó nghiên cứu về khía cạnh tích cực từ trải nghiệm của con người bao gồm nhiều khía cạnh sinh học, cá nhân, quan hệ, thể chất, văn hoá và khía cạnh toàn cầu của cuộc sống Nó tập trung vào điểm mạnh của con người thay vì điểm yếu của họ

- Theo các cấp độ của mỗi cá nhân, tâm lý tích cực có đặc điểm: lạc quan, tự tin, tham gia cộng đồng, biết cảm ơn và xin lỗi, khả năng yêu và làm việc, sự tư duy về tương lai, tài năng, sự khôn ngoan, lòng bao dung, sống cho hiện tại, sự kiên trì, chăm sóc sắc đẹp, làm những việc khiến bạn hạnh phúc, cải thiện sức khỏe.

Họ biết trân trọng những gì mình đang sở hữu thay vì chỉ chăm chăm vào những thứ chưa có Nhận thức này sẽ giúp họ cảm thấy cuộc sống dễ chịu và bình yên hơn rất nhiều.

- Ở cấp độ cộng đồng, tâm lý học tích cực nói về dân sự và quyền công dân: giúp đỡ người khác, trách nhiệm với nhóm, rộng lượng, biết tha thứ, lịch sự và chừng mực, khoan dung.

Ví dụ: Giúp đỡ người khác là một cách tốt để mang lại niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống

4.3 Một số tình huống minh hoạ về tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta

Trong cuộc sống của mỗi người đều có gánh nặng về công việc, tài chính Có rất nhiều trường hợp chúng ta đã nỗ lực và hy sinh rất nhiều thời gian vào dự án của công ty Tuy nhiên, dự án đó không đạt được kết quả như mong đợi và bị đánh giá thấp trong công ty Việc này làm chúng ta thất vọng, chỉ trích bản thân mình chưa đủ tốt. Nhưng theo tâm lý tích cực, họ có thể nhìn nhận việc này như một trải nghiệm để cải thiện bản thân hơn trong tương lai, việc này giúp họ duy trì lòng tin vào khả năng của bản thân và sẵn sàng đối mặt với thách thức mới Và đương nhiên vẫn có những người mang tâm lý tiêu cực Sự thất bại này có thể tạo ra cảm giác mặc cảm, tự ti bên trong họ Họ tự đặt nhiều áp lực lên bản thân và cảm thấy không đủ giỏi làm dẫn đến mất hứng thú trong công việc mình đã từng yêu thích, tự giác giảm sút và tăng căng thẳng cho chính bản thân chúng ta Từ đó họ không dám nói ra những ý kiến, quan điểm của mình nữa

4.4 Một số lợi ích tâm lý tích cực mang lại

- Khiến bản thân và người xung quanh luôn vui vẻ, lạc quan tận hưởng niềm vui hạnh phúc.

- Xây dựng khả năng giao tiếp tốt, thích ứng nhanh hơn trong mọi việc. Tâm lý tích cực giúp cho sức khỏe của bạn thoải mái hơn, chống trầm cảm, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

- Ngoài ra, tâm lý tích cực có thể giúp thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong suy nghĩ, tư duy, cách làm việc

- Người có tâm lý tích cực thường thành công hơn trong học tập, công việc và các mối quan hệ

4.5 Những thói quen giúp bản thân có được tâm lý tích cực

- Làm những điều bản thân cảm thấy hạnh phúc, cho đi và không mong đợi nhận lại.

- Giúp đỡ những người khó khăn hoặc những người đang cần sự giúp đỡ.

- Biết ơn những gì mình đang có giúp bạn thấy hạnh phúc hơn và hài lòng hơn trong cuộc sống của bản thân

- Cố gắng suy nghĩ lạc quan hơn trong mọi tình huống hoặc tìm kiếm những điều tích cực để bản thân không phiền não với tiêu cực.

- Tập thiền, yoga hoặc các môn thể thao khác để giúp bản thân mình cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thản hơn trong mọi việc

- Không so sánh bản thân mình với người khác.

Tự tin

5.1 Sự tự tin vào bản thân

Sự tự tin vào bản thân là tin tưởng và tôn trọng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của chính bản thân mình Nói một cách dễ hiểu, “tự” là chính bản thân mình, còn “tin” chính là niềm tin, sự tin tưởng.

Sự tự tin vào bản thân là một phần giúp chúng ta kiên cường khi đối mặt với khó khăn Những khó khăn có thể xảy ra và làm tổn thương bản thân chúng ta về thể xác, tình cảm hoặc tiền bạc nhưng sự tự tin vào bản thân rằng hoàn cảnh bên ngoài không làm thay đổi sự tự tin này.

Tự tin khơi mở nguồn sức mạnh của trí tuệ và cơ thể, giúp con người tin tưởng ở bản thân, công việc và cuộc sống, quyết liệt hành động để hoàn thành công việc, xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

“Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.”

(Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không phải là tai hại: lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng.)

WISTON CHURCHELL (3874-1965), thủ tướng Bridish

5.2 Nâng cao sự tự tin bản thân

Bạn có bao giờ quyết định rằng niềm tin của bạn không phải là tất cả những gì nó có thể? Sau đây là một số cách để bạn cải thiện sự tự tin bản thân:

- Chấp nhận bản thân: Nhận ra được những giá trị tốt của bản thân và đừng mong đợi sự hoàn hảo Mỗi người đều có tài năng đặc biệt vào khả năng riêng của mình Hãy làm việc để khám phá và phát triển tài năng và khả năng của bạn.

- Chú ý đến bản thân: Có khám phá xem điều gì làm thoả mãn nhu cầu bên trong bạn, và làm những thứ khiến bạn hài lòng Những người thành công làm những gì họ thích.

Tự nhủ với bản thân theo hướng tích cực là việc khuyến khích bản thân phát huy tối đa tiềm năng Người thành công thường tự nhủ rằng họ sẽ đạt được thành công Bằng cách phát triển một suy nghĩ tích cực, bạn có thể khai thác tối đa khả năng của mình và đạt được kết quả tốt hơn.

- Đừng sợ hãi để thử những điều mới lạ: Hãy nhớ rằng không có thứ gì gọi là thất bại - chỉ duy nhất kết quả Nếu bạn không thử những thứ mới lạ, bạn sẽ không với tới được tiềm năng của mình.

- Hãy nhớ rằng bạn luôn đặc biệt: Không một ai có thể có được tập hợp các năng lực và tài năng của bạn Giá trị, niềm tin và cảm xúc của bạn, và cách bạn hành động sẽ tạo nên cá tính độc đáo của bạn.

“If you want a quality, act as if you already had it.”

(Nếu bạn muốn có chất lượng, hãy hành động như thể bạn đã có nó.)

WILLIAM JAMES (1842-1910), nhà tâm lý học và triết học.

5.3 Nền tảng của thành công

Sự tự tin vào bản thân tích cực là một nền tảng của thành công Khi bạn tin vào bản thân mình, bạn có thể đạt được những thứ mình muốn Tự tin bản thân cho phép bạn sử dụng tiềm năng cảm xúc, trí thức, xã hội và vật lý để hành động Hành động có nghĩa là thực hiện quá trình hướng tới mục đích và giấc mơ của bạn Khi bạn làm, bạn sẽ có kết quả Khi bạn có kết quả, sự tự tin bản thân sẽ được nâng cao bởi vì bạn vừa thành công một cái gì đó Cải thiện sự tự tin bản thân sẽ cho bạn sự tự tin để tiến xa hơn Quá trình xây dựng sự tự tin bản thân như là một chu kỳ Bạn càng cố gắng, bạn càng đạt được nhiều hơn và niềm tin vào bản thân của bạn càng mạnh hơn Niềm tin bản thân kèm theo lời cam kết sẽ tạo ra những điều kì diệu.

Tự tin được thể hiện trong học tập, nếu tin vào khả năng của mình thì sẽ có được bình tĩnh sau đó tìm cách giải theo những gì minh đã được học Tự tin trong công việc thường ngày là khi giao tiếp, ta không mất đi tự tin của minh Những ngành nghề như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên mà thiếu đi sự tự tin thì không bao giờ họ làm được việc hoặc có làm được thì kết quả cũng không ra sao Một ca sĩ lên sân khấu trước hàng nghìn khán giả hàng trăm ánh nhìn đổ dồn vào ca sĩ đó nếu có tự tin, làm chủ được sân khấu thì sẽ thành công Giáo viên mà không nói được thì làm sao có thể truyền đạt được những trí thức của minh cho học sinh Kẻ cả trong vấn đề tình cảm, người ta tự tin về những gì mình có, bỏ qua những tự ái thì sẽ có được tình cảm chân thành nhất Còn một khi đã tự ti, nhút nhát kể cả khi không có điềm xấu gì thì vẫn cứ không thể nào có được tình yêu.

-> Chính vì thế tự tin rất quan trọng đối với mỗi người Nó quyết định tất cả những thành công trong cuộc sống này Sự tự tin giúp cho con người phát triển, học hỏi nhiều hơn trong công việc lẫn cuộc sống.

Ví dụ: Mahatma Gandhi, một người đàn ông với những điểm đặc biệt, mà một trong số đó là một niềm tin mãnh liệt vào bản thân và khả năng của ông ấy Trong khi tầng lớp quyền lực Ấn Độ đang cố gắng để phá bỏ các nguyên tắc thuộc địa của Anh với các bài phát ngôn dân tộc và đấu đá nội bộ Gandhi lúc bây giờ đang làm việc với những người nghèo ở vùng nông thôn Ấn Độ Dần dần ông ấy tập hợp được sự trợ giúp và sự tin tưởng hùng hậu của người dân Ấn Độ Không có văn phòng chính trị và khả năng quân sự, ông ấy và những người đồng minh cuối cùng cũng đánh bại được đế quốc Anh Ấn Độ đã giành được sự độc lập dân tộc. Mặc dù Gandhi là một người phi thường, một số người thành công chia sẻ vào điều về đặc điểm của ông Họ mong muốn làm bất cứ điều gì để đạt được tiềm năng của họ mà không hãm hại ai Họ không nhất thiết phải trở thành người giỏi nhất, nhưng họ có niềm tin tích cực vào bản thân và lời cam kết chắc chắn vào mục tiêu của họ Bạn có thể trở thành một người trong số họ.

“If you want to succeed in life you need to know what you believe in Then you have to have the courage to act on those beliefs.”

(Muốn thành công trong cuộc sống cần phải biết mình tin vào điều gì Thì bạn phải có dũng khí để hành động theo những niềm tin đó )

RUDOLPH GIULIANI, cựu thị trưởng thành phố New York

Thiết lập mục tiêu và quản trị thời gian

Xác lập mục tiêu của bản thân

- Cách tốt nhất để bắt đầu xác định mục tiêu là nghĩ về những mong muốn và nỗi buồn sâu sắc nhất của bản thân.

- Mục tiêu phải mang tính thử thách và thực tế:

 Những nỗi sợ hãi của bạn có thể là nguồn gốc của nhiều mục tiêu Những người có thành tích phi thường thường bắt đầu với những ước mơ dường như nằm ngoài tầm với của họ Bằng cách tập trung vào ước mơ của mình, họ có thể tập trung sức lực để đạt được chúng, từng bước một.

 Mục tiêu của bạn phải thực tế, phải phù hợp với tài năng và khả năng của bạn Thực tế không nhất thiết phải từ bỏ những ước mơ dường như là khó thực hiện.

 Tuy nhiên, mục tiêu cũng nên thử thách và đòi hỏi nỗ lực để đạt được Nếu mục tiêu của bạn quá dễ dàng để đạt được, bạn sẽ không phát huy hết tiềm tiềm năng của mình.

- Mục tiêu cá nhân: Mục tiêu cá nhân liên quan đến cuộc sống gia đình hoặc đời sống riêng tư của bạn.

Ví dụ: bạn có thể muốn cải thiện sức khỏe, giảm 10kg hoặc học chơi guitar điện Cải thiện mối quan hệ của bản thân với gia đình, bạn bè và phát triển bản thân theo cách riêng.

- Mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục liên quan đến nỗ lực học tập để tìm hiểu thêm và tiếp thu kiến thức học tập.

Ví dụ: học cách sử dụng chương trình bảng tính Hoặc các mục tiêu có thể liên quan đến chứng chỉ, văn bằng và bằng cấp mà bạn muốn kiếm được.

- Mục tiêu nghề nghiệp: Mục tiêu cho sự nghiệp của bạn là mục tiêu nghề nghiệp Mục tiêu nghề nghiệp có thể khái quát hoặc cụ thể hơn.

Ví dụ: Trở thành nhân viên hành chính nhân sự hoặc kiếm được 30 triệu mỗi tháng

Nhiệm vụ phục vụ cộng đồng bao gồm các hoạt động cải thiện điều kiện sống tại các khu phố, thị trấn hoặc thành phố Hoàn thành những mục tiêu này không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng mà còn giúp cá nhân cảm thấy thỏa mãn khi tự mình giải quyết được vấn đề.

Ví dụ: giúp đỡ những người vô gia cư, tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia các hoạt động thể thao…

1.2 Khoảng thời gian đạt được các mục tiêu

Một số mục tiêu cá nhân, giáo dục, nghề nghiệp và cộng đồng có thể đạt được trong một tháng Những người khác có thể mất một thập kỷ Khi bạn đang đặt mục tiêu, sẽ rất hữu ích khi nghĩ về việc bạn sẽ cần bao nhiêu thời gian để đạt được chúng.

- Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu có thể đạt được trong một khoảng thời gian tương đối ngắn - 1 năm hoặc ít hơn.

- Các mục tiêu trung hạn có thể đạt được trong 1 đến 5 năm.

- Các mục tiêu dài hạn phải mất ít nhất 5 năm để hoàn thành.

“Nếu bạn dự định một năm, hãy gieo lúa; nếu bạn dự định cho một thập kỷ, hãy trồng cây; nếu bạn đang lập kế hoạch cho cuộc đời, hãy giáo dục mọi người.”

Lưu ý: Các mục tiêu dài hạn và trung hạn thường có thể được coi là một loạt các mục tiêu ngắn hạn.

Ví dụ: Một trong những mục tiêu ngắn hạn của chúng ta là có thể hoàn thành một khóa học cụ thể nào đó, chỉ mất một vài tháng Bằng tốt nghiệp Đại học là mục tiêu trung hạn hoặc dài hạn của sinh viên.

1.3 6 quy tắc xác định mục tiêu

Suy nghĩ về mục tiêu của bạn là không đủ Điều quan trọng là viết chúng ra Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người viết ra mục tiêu của mình có khả năng đạt được mục tiêu cao hơn những người không viết ra.

Khi bạn xác định mục tiêu của mình, bạn nên ghi nhớ 6 quy tắc sau:

 Thể hiện mục tiêu của bạn bằng ngôn ngữ tích cực

Ví dụ: “Tôi sẽ có ít nhất một điểm C bằng tiếng Anh” thay vì “tôi sẽ không có điểm D hoặc F bằng tiếng Anh”.

Trong cách viết mục tiêu, ngôn ngữ tích cực giống như việc nói chuyện tích cực.

 Hãy đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt

Tránh mơ hồ, nói chung chung như “Tôi muốn đi du lịch” thay vào đó hãy cụ thể hóa và nói điều gì đó như “Tôi sẽ đi nghỉ ở Anh”

Làm cho các mục tiêu cụ thể giúp bạn tập trung vào việc đạt được chúng.

 Làm cho mục tiêu của bạn có thể đo lường được

Khi bạn nêu ra một mục tiêu, hãy tự hỏi: “Tôi muốn đạt được điều gì? Làm sao tôi biết rằng tôi đã hoàn thành nó hay chưa và nếu chưa thì nó đang ở mức độ nào? Mục tiêu của bạn sẽ có thể đo lường được nếu bạn có thể trả lời những câu hỏi trên.

Để theo dõi hiệu quả tiết kiệm, điều quan trọng là phải xác định một mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được Bằng cách thiết lập một con số mục tiêu rõ ràng, bạn có thể theo dõi tiến trình và đánh giá mức độ thành công của mình trong việc đạt được mục đích tiết kiệm.

 Đặt thời hạn cho mục tiêu

Khi nào bạn muốn đạt được mục tiêu này? Trong hai tháng? Trong hai năm? Dù câu trả lời là gì, hãy cam kết với khung thời gian Quyết định khi nào bạn sẽ bắt đầu và khi nào bạn sẽ hoàn thành.

 Có nhiều mục tiêu Điều quan trọng là không hướng những nỗ lực của bạn vào chỉ một mục tiêu hoặc một loại mục tiêu Cố gắng đạt được sự cân bằng của các mục tiêu cá nhân, giáo dục, nghề nghiệp, dịch vụ cộng đồng, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

 Mục tiêu là của riêng bạn

Thiết lập kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động là một lộ trình hành động cần được thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra Các kế hoạch hành động được vạch ra cho từng cá nhân và bộ phận Sau khi thiết lập được mục tiêu, chúng ta cần thiết lập một kế hoạch hành động cụ thể bằng văn bản để tối ưu hóa sự tập trung để hoàn toàn nỗ lực đạt được mục tiêu đề ra mà không bị lạc lối, phân tâm.

II.1 Bắt đầu mục tiêu dài hạn

- Biết rõ điều mình mong muốn là gì: Bởi vì mục tiêu dài hạn là một mục tiêu lớn và có thể được thực hiện bởi nhiều năm để đạt được Việc biết được mục tiêu dài hạn sẽ giúp công việc trở nên rõ ràng và sáng tỏ, biết được những nguồn lực, chi phí cần bỏ ra để đạt được mục tiêu trong lâu dài và tạo nguồn động lực, trách nhiệm, phong độ làm việc tối ưu nhất.

- Suy nghĩ cụ thể và thực tế: Mục tiêu dài hạn cần phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình Nhờ có suy nghĩ cụ thể và thực tế, có thể tránh được những điều rủi ro do mong ước viễn vông đem lại Thay vào đó là sự quyết định sáng suốt, tìm hiểu nhiều giải pháp làm việc, tham khảo thông tin nhiều nguồn để đạt được mục tiêu.

- Đặt ra cột mốc hợp lý: Cột mốc đánh dấu sự hoàn thành của một giai đoạn hoặc một phần của mục tiêu Việc đặt ra cột mốc giúp bạn theo dõi tiến độ của mình, biết được mình đã đi được bao xa và còn bao nhiêu việc cần làm Việc đặt ra cột mốc sẽ giúp bạn nhận ra sớm những vấn đề tiềm ẩn và có biện pháp xử lý kịp thời, để điều chỉnh kế hoạch ngay lập tức Cột mốc hợp lý ở đây có thể hiểu như cột mốc cụ thể, thực tế và có tính liên kết với nhau.

II.2 Chia nhỏ mục tiêu

- Chia nhiệm vụ lớn thành các phần nhỏ: Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ Điều này sẽ giúp bạn duy trì động lực và tránh bị nản lòng khi gặp khó khăn.

- Lập lịch trình: Giúp bạn quản lý thời gian hiệu quả và đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng và hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn

II.3 Chỉ rõ kết quả

Cần chỉ ra kết quả cụ thể của mục tiêu ngắn hạn để theo dõi tiến độ Có thể gạch bỏ đi những mục tiêu đã hoàn thành giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn, thêm chú tâm vào những mục tiêu chưa đạt được.

II.4 Đặt thời hạn cho mục tiêu ngắn hạn

Thay đổi thời gian nếu cần thiết nhưng không từ bỏ mục tiêu Việc đặt ra cột mốc là cần thiết tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, có thể có những yếu tố khiến bạn cần thay đổi thời hạn cho mục tiêu Ví dụ, bạn có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, hoặc có những sự kiện bất ngờ xảy ra, những rủi ro xuất hiện không mong muốn Trong những trường hợp này, bạn nên linh hoạt thay đổi thời hạn cho mục tiêu, nhưng không nên từ bỏ mục tiêu.

Quản trị thời gian

Kế hoạch hành động cho các mục tiêu trung hạn và dài hạn là những kế hoạch có tầm nhìn tổng thể Việc bạn có làm theo kế hoạch và đạt được mục tiêu hay không sẽ phụ thuộc vào việc quản lý tốt thời gian của bạn hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng Nếu không, thời gian có thể dễ dàng trôi đi Trì hoãn, không có đủ thời gian, lãng phí thời gian và lạm dụng thời gian có thể khiến cuộc sống của bạn trôi qua mà không đạt được mục tiêu và tiềm năng của mình Nếu bạn muốn kiểm soát cuộc sống của mình và đạt được mục tiêu, bạn sẽ chịu trách nhiệm về thời gian của mình.

3.1 Thực hiện bước đầu tiên

“Cách tốt để hoàn thành một việc gì đó là hãy bắt đầu”

Thực hiện bước đầu tiên hướng tới một mục tiêu lớn có thể khó khăn Nhưng trì hoãn hoặc trì hoãn một nhiệm vụ đáng lẽ phải được thực hiện ngay bây giờ là con đường chắc chắn nhất để không đạt được mục tiêu.

Trì hoãn một nhiệm vụ sẽ không làm cho nó dễ dàng hơn Đúng hơn khi bạn muốn trì hoãn một việc quan trọng nào đó, bạn nên suy nghĩ cẩn thận về điều gì đang cản trở bạn Bạn có thể cảm thấy nhút nhát, thiếu quyết đoán, sợ hãi, tiêu cực hoặc tồi tệ về bản thân Bạn cảm thấy mình không thể làm được việc gì đó nên không làm Kết quả là không hành động.

Tại sao con người lại có thói quen trì hoãn trong công việc?

- Phần lớn, trì hoãn hình thành từ thói quen lười biếng, không tạo động lực cho bản thân thực hiện công việc của cá nhân mình ngay lập tức, kéo theo một tập thể trì trệ công việc Một số người thấy công việc chán, hoặc khó, ngại không muốn bắt tay vào Còn một số người không thích làm việc do chưa cảm thấy hứng thú.

- Đôi khi, sự trì hoãn xuất phát từ nỗi sợ hãi và lo âu Trì hoãn được xem là một cơ chế để đối phó với sự lo lắng, khi bắt đầu thực hiện một công việc hoặc một nhiệm vụ được giao, một số người lo ngại khó khăn, thất bại hay nghi ngờ năng lực của bản thân không đủ.

- Trì hoãn cũng có thể bắt nguồn từ việc đánh giá không đúng về số lượng công việc, độ khó và thời gian hoàn thành Khi thời gian hoàn thành quá dư dả, hay công việc có thể xử lý một cách đơn giản, con người dễ dàng chủ quan với nhiệm vụ được giao Lâu dần để hình thành thói quen trì hoãn.

- Khi bạn không yêu thích công việc hoặc thấy công việc đó không mang đến cảm giác thú vị, công việc lặp đi lặp lại, dễ khiến bạn có xu hướng hoãn công việc nhàm chán đó.

Giải pháp cho những người hay trì hoãn công việc:

- Đặt thời hạn để bắt đầu: Bằng cách tập trung vào ngày bắt đầu, bạn sẽ tìm thấy năng lượng để bắt đầu vì bạn đã cam kết với chính mình.

- Liệt kê những nhiệm vụ nhỏ chỉ mất một hoặc hai phút - có thể giúp bạn bắt đầu Sau đó làm cái đầu tiên.

- Làm bất cứ điều gì liên quan đến mục tiêu.

- Chỉ định một khoảng thời gian ngắn trong đó bạn sẽ thực hiện mục tiêu.

- Hãy làm điều tồi tệ nhất trước tiên Đôi khi giải quyết được phần khó nhất và hoàn thành nó sẽ mở ra con đường đạt được mục tiêu.

3.2 Tránh lãng phí và lạm dụng thời gian

“Những người sử dụng thời gian của mình một cách tồi tệ nhất là những người đầu tiên phàn nàn về sự ngắn ngủi của nó”

Jean De La Bruyenre (1645 – 1696). Lãng phí thời gian là khi bạn mất nhiều thời gian hơn mức cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc không làm gì cả Lạm dụng thời gian là bạn đang dành quá nhiều thời gian cho những việc không quan trọng và ít thời gian cho những việc quan trọng. Một cách khác để lạm dụng thời gian là để tâm trí bạn trôi đi và mất tập trung Điều quan trọng là bạn phải tập trung vào thời điểm hiện tại và đảm bảo rằng sự chú ý của bạn không bị lang thang Như người ta vẫn nói, “Hãy chú ý đến sự chú ý của bạn”.

Sau đây, là những nguyên nhân gây lãng phí và lạm dụng thời gian trong quá trình làm việc:

- Không có kế hoạch và quy trình làm việc rõ ràng.

- Lạm dụng mạng xã hội, internet, điện thoại.

- Thói quen làm việc đa nhiệm vụ.

- Phân bổ môi trường làm việc thiếu tập trung.

- Không hệ thống hóa quy trình phân công và giao việc.

“Thời gian là nguồn tài nguyên khan hiếm nhất và trừ khi nó được quản lý thì không thể quản lý được thứ gì khác.”

Peter Drucker (1909 – 2005). Chìa khóa để sử dụng thời gian của bạn một cách khôn ngoan là được tổ chức Điều này có nghĩa là bạn phải ghi nhớ các mục tiêu và nhiệm vụ của mình và học cách lên kế hoạch trước.

- Giữ mục tiêu của bạn trong tâm trí: hãy chắc chắn rằng bạn không quên bất kỳ mục tiêu nào.

- Lập kế hoạch: lập kế hoạch hành động cho những mục tiêu quan trọng nhất của mình.

- Thiết lập mức độ ưu tiên.

Một phần của việc lập kế hoạch là đặt ra các ưu tiên - nghĩa là quyết định nhiệm vụ nào là quan trọng nhất và phải được thực hiện trước Việc đặt mức độ ưu tiên giúp bạn quyết định nhiệm vụ nào là cấp bách nhất Bạn sẽ thấy rằng bạn có thể phải trì hoãn một hoặc nhiều nhiệm vụ để hoàn thành những nhiệm vụ khác.

Khi bạn đặt ra các ưu tiên, bạn xem lại mọi việc bạn cần làm và hỏi bản thân bạn:

1 Những nhiệm vụ nào phải được thực hiện ngay lập tức?

2 Nhiệm vụ nào quan trọng cần làm sớm?

3 Những nhiệm vụ nào có thể được trì hoãn một cách an toàn trong thời gian ngắn?

4 Những nhiệm vụ nào có thể bị trì hoãn trong một tuần, một tháng hoặc lâu hơn?

Hãy chỉ định mỗi vấn đề bạn phải giải quyết vào một trong bốn loại này Điều đó sẽ thiết lập các ưu tiên của bạn Nhiệm vụ trong hai danh mục đầu tiên có mức độ ưu tiên cao nhất và đáng được bạn quan tâm ngay lập tức.

Lập kế hoạch khi bạn đã đặt ra các ưu tiên của mình, bạn có thể lên lịch cho các nhiệm vụ bạn cần hoàn thành Khi bạn đi vào chi tiết cụ thể về lịch trình của mình, hãy nhớ những lời khuyên sau:

- Hãy thực tế về thời gian thực hiện các hoạt động Một số người thường xuyên đánh giá thấp thời gian cần thiết cho một nhiệm vụ cụ thể.

- Hãy nhớ rằng một số nhiệm vụ phải được hoàn thành để những nhiệm vụ khác có thể bắt đầu.

- Tính thời gian bạn dành cho các hoạt động cố định hàng ngày Sau đó, bạn có thể phân bổ thời gian còn lại cho các nhiệm vụ có mức độ ưu tiên cao nhất.

- Hãy nhớ rằng bạn có mức năng lượng cao nhất vào những thời điểm nhất định trong ngày Cố gắng sắp xếp các nhiệm vụ khó khăn hoặc quan trọng vào những thời điểm đó.

Đạt được mục tiêu

(Tham khảo Sách “Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh” của Adam Khoo)

4.1 Sử dụng phương pháp làm chủ bản thân

Phương pháp này không phải lúc nào chúng ta cũng tiến bộ và phát triển mà ở phương pháp này đôi lúc chúng ta phải kỳ vọng và chấp nhận rằng bạn sẽ chạm phải những khoảng lặng và dậm chân tại chỗ Đừng bỏ cuộc, thay vào đó hãy kiên trì, hãy hiểu rằng đứng vững và trượt dài là điều tự nhiên.

Tuy nhiên, khi chúng ta tự biện hộ, đổ lỗi cho người khác hoặc than phiền, chúng ta tước mất quyền tự kiểm soát của mình, và tự biến mình thành một nạn nhân Nhiều người thích trở thành “nạn nhân” vì đó là cách tốt nhất để né tránh rắc rối Tuy nhiên, việc đó lại khiến họ phải trả giá đắt hơn về lâu dài.

Bạn cần phải dám gánh vác trách nhiệm về những kết quả bạn thu được qua hành động của mình, về cảm xúc của bạn và cách bạn giao tiếp với mọi người.

Bộ não và cơ thể là hai công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn được ban tặng khi sinh ra Khi được sử dụng và vận hành đúng cách, những khả năng tiềm ẩn bên trong bạn sẽ cung cấp nền tảng cần thiết để đạt được bất kỳ thành công nào bạn mong muốn.

4.2 Tạo động lực cho bản thân Động lực là có năng lượng để làm việc hướng đến một mục tiêu Nó được tạo thành từ các nhu cầu và khuyến khích chúng ta hành động theo những cách cụ thể.

- Động lực nội tại (intrinsic) đến từ bên trong, là loại động lực bắt nguồn từ sự hài lòng và thỏa mãn của bản thân trong công việc Khi bạn thực sự có động cơ theo đuổi, bạn làm vì bạn muốn và thực sự thích thú với nó.

- Động lực bên ngoài (extrinsic) là phần thưởng bên ngoài cho hành vi Tuy nhiên, theo thời gian, giá trị động lực bên ngoài giảm dần.

Hầu hết mọi người đều có sự kết hợp của cả động lực bên trong và bên ngoài. Hình thức tốt nhất của động lực bên ngoài là lời khen Lời khen có xu hướng làm tăng động lực bên trong của một người, khiến họ làm tốt hơn Và nếu động lực nội tại của bạn cần được thúc đẩy, bạn có thể sử dụng cách tự cổ vũ bản thân để giữ cho năng lượng của bạn luôn tràn đầy

4.3 Sử dụng hình ảnh hóa

Một kỹ thuật khác mà bạn có thể sử dụng để đạt được mục tiêu của mình là hình dung ra một tương lai hấp dẫn Một tương lai mà bạn mơ ước Tưởng tượng mọi thứ sẽ như thế nào nếu bạn đạt được mục tiêu và chạm bước đến thành công.

Hình dung về thành công của bạn đem đến cho bạn một tinh thần mạnh mẽ để thúc ép bạn làm việc, bắt đầu dấn thân và kiên trì đến cùng

4.4 Vượt qua nỗi sợ hãi

Nỗi sợ hãi thường cản đường chúng ta tiến bước đến thành công Hai nỗi sợ lớn nhất cản trở chúng ta đạt được mục tiêu đó chính là sợ thất bại và sợ thành công

- Nhiều người mắc chứng sợ thất bại vì họ chưa bao giờ được dạy cách xử lý thất bại theo cách xây dựng về mặt cảm xúc Những người không được trang bị khả năng vượt qua thất bại có thể đả kích, từ chối trách nhiệm giải trình, đổ lỗi cho người khác, trở nên thiếu quyết đoán hoặc tự cô lập mình Không có tác dụng nào trong số này thúc đẩy sự đổi mới hoặc thái độ thích ứng cần thiết cho sự thành công trong kinh doanh lâu dài.

- Tuy nhiên, phản ứng với thất bại bằng một tư duy phát triển hoàn toàn có thể thay đổi tiến trình kết quả của một bước lùi Những người coi thất bại là cơ hội học tập và là phương tiện để cải thiện sẽ vươn lên với sự kiên cường, chính trực và quyết tâm phủi bụi với sự hiểu biết mới và quay trở lại làm việc.

- Nỗi sợ thành công liên quan đến việc sợ sẽ đạt được thành tích, thường đến mức người đó sẽ tự phá hoại bản thân mình Mặc dù thành công được xem là khao khát của mọi người, vẫn có lý do khiến nhiều người mang trong mình nỗi sợ sẽ làm quá tốt.

Điểm quan trọng cần nhận ra ở đây là nỗi sợ không phải bắt nguồn từ thành công, mà là nỗi sợ hãi trước những hậu quả tiềm ẩn có thể đi kèm với thành công.

- Một số người có thể tin rằng họ không xứng đáng để đạt được thành công. Trên thực tế, họ có thể đạt được thành công Hầu hết mọi người có xu hướng đánh giá thấp khả năng của mình.

4.5 Đặt mục tiêu và tin tưởng vào bản thân

Chúng ta hoàn toàn có thể kích thích não để tạo ra thành công bằng cách sử dụng các

Phát triển thể lực

Khái niệm

Phát triển thể lực: là quá trình hình thành biến đổi tuần tự về hình thái chức năng các tố chất thể lực và năng lực thể chất.

Vai trò của phát triển thể lực

- Là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của con người.

- Tố chất thể lực được chia thành những loại cơ bản:

 Sức mạnh: đảm bảo khả năng phát huy sức mạnh trong các hình thức vận động khác nhau giúp phát triển toàn diện.

 Sức nhanh: quy định được tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.

 Sức bền: là khả năng duy trì vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu được.

 Khả năng phối hợp: là cơ sở cho việc tiếp thu nhanh chóng và thực hiện một cách hiệu quả các hành động vận động phức tạp.

Chất dinh dưỡng

Tất cả các loại thực phẩm đều chứa một hoặc nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định.

- Protein giúp tăng trưởng và duy trì các mô, có trong các thực phẩm đạm như thịt, cá, gia cầm…hay các loại hạt và đậu.

- Carbohydrate có trong các loại đường, đồ ngọt, tinh bột, ngũ cốc…

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp hấp thụ một số loại vitamin Chất béo có mặt trong cả thực phẩm từ động vật như thịt, bơ, sữa, trứng và cả thực phẩm nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành, bơ hạt dẻ.

- Nước có trong mọi tế bào cơ thể, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất cặn bã.

Vitamin và khoáng chất là những vi chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm xây dựng tế bào và chuyển hóa năng lượng Các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất bao gồm hoa quả, rau xanh và iốt.

Lời khuyên

- Bổ sung nhiều loại thực phẩm lành mạnh.

- Ăn nhiều trái cây, rau và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt.

- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo

- Không uống quá nhiều các đồ uống có cồn như bia, rượu…

- Tăng cường tham gia các hoạt động thể chất kết hợp ăn uống điều độ.

- Tính toán cân nặng, kiểm soát lượng calo nạp vào và thay đổi thói quen ăn uống.

- Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để có tinh thần thoải mái.

- Tránh lạm dụng chất kích thích và lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w