1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế cải cách hệ thống ngân hàng nhật bản giai đoạn 1990 2005 và một số hàm ý cho việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

100Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG .... Nhật Bản với các đặc điểm nổi bật

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU HIỀN

CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO

VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU HIỀN

CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2005 VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO

VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS TS Lê Hoàng Nga 2 TS Phạm Thị Nguyệt

HÀ NỘI, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tác giả luận án

Phan Thị Thu Hiền

Trang 4

MỤCLỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án 3

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án 4

4.1 Phương pháp luận 4

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 5

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6

7 Kết cấu của luận án 6

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1 Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng 7

1.2 Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Nhật Bản 15

1.3 Tình hình nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng tại Việt Nam 20

1.4 Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 25

1.4.1 Một số nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu 25

1.4.2 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án 25

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 28

2.3.4 Nguồn lực tài chính để thực hiện cải cách 39

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến cải cách hệ thống ngân hàng của một quốc gia 40 2.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả quá trình cải cách 42

2.6 Nội dung, các bước thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng 44

2.6.1 Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, hệ thống 45

2.6.2 Sáp nhập và giải thể ngân hàng yếu kém 46

Trang 5

2.6.3 Cơ cấu lại vốn chủ sở hữu 47

2.6.4 Xử lý nợ xấu 48

2.6.5 Thành lập cơ quan đặc trách xử lý nợ xấu 51

2.6.6 Nâng cao công tác quản trị ngân hàng và trao quyền độc lập 52

2.6.7 Cải cách hoạt động của cơ quan giám sát 54

Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 - 2005 58

3.1 Tổng quan hệ thống ngân hàng Nhật Bản và những nhân tố tác động đến cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005 58

3.1.1 Khái quát kinh tế vĩ mô và hệ thống ngân hàng Nhật Bản 58

3.1.2 Những nhân tố tác động đến cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản 65

3.2 Các biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản 76

3.2.1 Ổn định hệ thống ngân hàng 77

3.2.2 Tái cấu trúc ngành ngân hàng: Tái cấp vốn công và xử lý nợ xấu 79

3.2.3 Loại bỏ ngân hàng yếu kém 83

3.2.4 Cải cách hệ thống ngân hàng gắn với tái cấu trúc khu vực doanh nghiệp 87

3.2.5 Thiết lập một khuôn khổ giám sát và điều tiết dựa trên thị trường 90

3.3 Đánh giá về quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2005 93

3.3.1 Những kết quả đạt được 93

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế 99

3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 100

Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM TRONG CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 104

4.1 Những bài học kinh nghiệm từ cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản 104

4.1.1 Bài học về cách thức điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách tiền tệ 104

4.1.2 Bài học về ứng phó khi có khủng hoảng xảy ra 107

4.2.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam trước yêu cầu cải cách 113

4.2.2 Những thành tựu, hạn chế của quá trình cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 119

4.3 Khuyến nghị giải pháp cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam từ góc độ kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản 131

4.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực điều tiết nền kinh tế thông qua các công cụ chính sách 131

4.3.2 Giải pháp nâng cao khả năng ứng phó của hệ thống ngân hàng khi có khủng hoảng xảy ra 132

Trang 6

4.3.3 Giải pháp về xử lý nợ xấu 1364.3.4 Một số giải pháp khác 139

KẾT LUẬN 145 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 161

Trang 7

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh (nếu có) Tiếng Việt

Bank

Ngân hàng Thương mại Á Châu

Approach

Phương pháp Đo lường hiện đại

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

Trang 8

International Federation of Insolvency Professionals

Liên đoàn Quốc tế về các chuyên gia phá sản

Corporation of Japan

Công ty Phục Hồi Công nghiệp Nhật Bản

Institution

Tổ chức tài chính phi ngân hàng

nhà nước

xấu)

Corporation

Công ty Thu hồi và xử lý nợ

Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh quá trình mua lại, hợp nhất, sáp nhập của một số nước

Bảng 2.2 Thay đổi số lượng ngân hàng trước và sau khủng hoảng tài

Bảng 2.3: Cơ chế xử lý nợ xấu của một số nền kinh tế Đông Á trong

Bảng 2.5: Tỷ lệ vốn rủi ro hoạt động/Tổng thu nhập tại các khu vực

Bảng 3.3 Bơm vốn công vào hệ thống ngân hàng, tháng 3 năm 1998

Bảng 3.5 Những thay đổi về thể chế và pháp lý để tạo điều kiện tái

Bảng Phụ lục 1 Niên đại các sự kiện liên quan đến ngành ngân hàng

Bảng Phụ lục 2 Tiêu chuẩn phân loại tài sản và khách hàng vay trên

Trang 10

Hộp 3.1: Các Luật liên quan quy định về hoạt động mua lại cổ phiếu

Trang 11

MỞĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua hơn 30 năm đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, luôn giữ vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế, là hơi thở trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để tập trung nguồn lực vốn cho phát triển đất nước Những thành tựu kinh tế xã hội rực rỡ mà Việt Nam đạt được trong công cuộc đổi mới, vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế là có sự đóng góp rất lớn của ngành ngân hàng Cũng vì lẽ đó mà hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm, nếu không đảm bảo an toàn thì dễ gây tổn thương nặng nề cho nền kinh tế

Việc mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho hệ thống NHTM Việt Nam Các NHTM Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, và chịu tác động của những biến động trên thị trường tài chính quốc tế nhiều hơn Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2008 và đến nay vẫn còn để lại hậu qua nặng nề ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ mà nguyên nhân chính là sự yếu kém của hệ thống NHTM Điều đó buộc các quốc gia phải quan tâm, đánh giá lại toàn bộ hoạt động của các NHTM để đảm bảo cho các NHTM thích nghi được với nhu cầu phát triển mới trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đầy biến động Ở Việt Nam, khi mà thị trường chứng khoán chưa phát triển, gánh nặng về vốn còn dồn lên vai các NHTM thì việc giữ cho hệ thống NHTM ổn định và lành mạnh càng cần phải đặc biệt quan tâm Do đó, việc tiếp tục đổi mới, cải cách hệ thống ngân hàng, xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh là yêu cầu cần thiết Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trong điều kiện hệ thống ngân hàng yếu kém và gặp nhiều khó khăn về ngân sách; trong quá trình hội nhập, tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng Những khó khăn trong cải cách hệ thống ngân hàng đòi hỏi Việt Nam phải tham khảo kinh nghiệm các nước đi trước để điều chỉnh các cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu của mình

Nhật Bản có những thành công và thất bại trong cải cách hệ thống ngân hàng mà Việt Nam có thể tham khảo do nước này có nhiều điểm tương đồng về cấu trúc

Trang 12

hệ thống tài chính và các nguyên nhân gây nợ xấu, khủng hoảng hệ thống ngân hàng Nhật Bản với các đặc điểm nổi bật của hệ thống ngân hàng như: Ngân hàng là cơ sở của toàn bộ hệ thống tài chính, các ngân hàng hay thị trường vốn gián tiếp là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các công ty và cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản; hệ thống ngân hàng mang tính khép kín và hướng nội; sự can thiệp mang tính bảo hộ của chính phủ đối với hệ thống ngân hàng cộng với việc coi trọng những ràng buộc nhóm và các quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, quan hệ gia đình, quan hệ “cánh hẩu”… trong nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho các quyết định cho vay của các ngân hàng không phải lúc nào cũng được dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro một cách cẩn trọng Ngành ngân hàng Nhật Bản hiện đã và đang trải qua quá trình tái cấu trúc, tái tổ chức và củng cố lớn trên quy mô chưa từng có trong lịch sử, tất cả đều diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngày càng được điều chỉnh theo định hướng thị trường Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản được khởi động và thúc đẩy bởi những khó khăn kinh tế từ việc đổ vỡ tài sản và đình trệ kinh tế bắt đầu vào đầu những năm 1990 và dẫn đến cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng năm 1997 - 1998; tiếp sau đó là những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế của Nhật Bản trong việc cải cách hệ thống ngân hàng, có thể rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng một cách hợp lý Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng linh hoạt bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cải cách ngân hàng của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005 là hết sức cần thiết, nhằm góp phần xây dựng, điều chỉnh chính sách và biện pháp trong quá trình tái cơ cấu, tiếp tục đổi mới hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Do vậy, NCS đã lựa chọn đề tài “Cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản

giai đoạn 1990 – 2005 và một số hàm ý cho Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho

luận án Tiến sỹ Kinh tế của mình

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện, khách quan về tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2005; rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy tiến trình

Trang 13

cải cách hệ thống ngân hàng ở Việt Nam có hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ngày nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn tiến hành cải cách hệ thống

Ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005, cũng như sự cần thiết phải tiến hành cải tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn cải cách hệ thống Ngân hàng Nhật Bản giai đoạn

1990 - 2005 Những thành tích mà Nhật Bản đã đạt được cùng những tồn tại Nhật Bản phải đối mặt, và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ ba, nghiên cứu thực tế cải cách hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt

giai đoạn từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ (2008) đến 2019;

Thứ tư, trên cơ sở nghiên cứu thực tế ở Nhật Bản và Việt Nam, đề xuất một số

giải pháp cho cải cách hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về một quốc gia và bài học kinh nghiệm

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động cải cách hệ thống

Ngân hàng ở Nhật Bản, và những tác động của việc cải cách đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Nhật Bản Trên cơ sở đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong việc thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2020 – 2030 Phạm vi nghiên cứu đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam tập trung chủ yếu và hệ thống ngân hàng thương mại

- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống ngân hàng Nhật

Bản và Việt Nam

- Phạm vi thời gian: Những nghiên cứu về cải cách hệ thống ngân hàng Nhật

Bản của luận án chủ yếu tập trung vào thời gian trong giai đoạn 1990 - 2005, khi

Nhật Bản phải trải qua bốn giai đoạn khủng hoảng với các mốc 1992-1993 (giai đoạn I); 1995 (giai đoạn II); 1997-1999 (giai đoạn III) và 2001-2002 (giai đoạn IV) Thời

Trang 14

kỳ này thường được biết đến với tên gọi “Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, trong đó

ở hai giai đoạn đầu, mức tăng trưởng GDP của Nhật sụt giảm mạnh và đến hai giai đoạn sau thì mức tăng trưởng GDP âm, việc vực dậy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn và các chính sách cải cách hệ thống ngân hàng được áp dụng mạnh mẽ, rõ nét Đối với Việt Nam, nghiên cứu tập trung vào thực trạng cải cách hệ thống ngân hàng giai đoạn từ năm 2011 đến 2019, do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, 2009 làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào khó khăn, suy thoái, và hệ thống tài chính ngân hàng bộc lộ những yếu kém một cách rõ nét với yêu cầu cấp bách phải tiến hành cải cách Những giải pháp được đưa ra cho giai đoạn 2020 – 2030

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội, lấy định hướng phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng để làm cơ sở và định hướng nghiên cứu

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Thu thập tài liệu thứ cấp

Luận án nghiên cứu, hệ thống hóa và vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ sách giáo trình, sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu các cấp, bài báo khoa học Nguồn dữ liệu trên được khai thác từ: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, website của NHNN, Cục Thống kê, trang Thông tin tín dụng của Cục Công nghệ Thông tin, Bộ ngành liên quan…; số liệu thứ cấp từ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tiêu chuẩn của Ủy ban Basel, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam; Tài liệu dịch, tài liệu hội thảo khoa học về hệ thống ngân hàng, cải cách hệ thống ngân hàng của Nhật Bản và Việt Nam; một số cơ sở dữ liệu khoa học: Ebscohosts; lhtv.vista,vn; Portal.igpublish.com; Pro Quest; Science Direct; Bankscope Do đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cải cách hệ thống ngân hàng Nhật Bản nên luận án chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, để có được nguồn số liệu đầy đủ và

đáng tin cậy, luận án sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu, đặc

biệt là các tài liệu tham khảo quốc tế

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w