1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tình hình kinh tế nhật bản trong thời kỳ covid 19 và hậu covid 19

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ Covid – 19 và hậu Covid – 19
Tác giả Phan Thị Diệu Vi, Cao Thanh Trà, Lê Thị Thịnh Trường, Hoàng Lê Trúc Quỳnh, Nguyễn Phương Nhi, Đậu Xuân Quang
Người hướng dẫn Nguyễn Sơn Tùng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Nhập môn kinh doanh
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế kể từnăm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản khiến người ta phải gọi đây làkỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến.Mặc dù Nhậ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM Môn: Nhập môn kinh doanh

TÌNH HÌNH KINH TẾ NHẬT BẢN

TRONG THỜI KỲ COVID – 19 VÀ HẬU COVID – 19

Giáo viên: Nguyễn Sơn Tùng

Lớp tín chỉ: GMT2002_48K01.4

Thành viên nhóm:

1.Phan Thị Diệu Vi 2.Cao Thanh Trà 3.Lê Thị Thịnh Trường 4.Hoàng Lê Trúc Quỳnh 5.Nguyễn Phương Nhi 6.Đậu Xuân Quang

Trang 2

Đà Nẵng, ngày 30 tháng 03 năm 2023.

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nhật Bản là đảo quốc nằm ở phía Đông của Châu Á, được biết đến là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế giới Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế kể từ năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản khiến người ta phải gọi đây là

kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến

Mặc dù Nhật Bản vừa trải qua giai đoạn tăng trưởng tồi tệ nhất lịch sử trong các tháng 4 -6/2020, giới quan sát nước này đã đưa ra dự đoán lạc quan rằng sau khi rơi xuống đáy, nền kinh

tế sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi Tuy nhiên, trong bối cảnh các nền tảng tiêu dùng tư nhân

và xuất khẩu, hai động lực tăng trưởng chính của quốc gia Đông Á, chưa thể khởi sắc vì đại dịch COVID-19, Nhật Bản vẫn đối diện nguy cơ rơi vào suy thoái kép ngay cả khi nền kinh tế có thể phục hồi nhanh Trong nội dung của bài báo cáo này, chúng em xin phép được thảo luận về nền kinh tế của Nhật Bản trong thời kì Covid-19 và hậu Covid-19

Trang 4

MỤC LỤC

I THU NHẬP QUỐC GIA VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA: 2

II.TỈ LỆ THẤT NGHIỆP & LÃI SUẤT CƠ BẢN: 4

1/ Tỉ lệ thất nghiệp: 4

2/ Lãi suất cơ bản: 6

lII GDP – CPI: 8

1.Tình hình GDP của Nhật Bản qua các năm gần đây: 8

2.CPI 9

IV CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 11

V LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP VÀ TỈ LỆ LẠM PHÁT: 14

1 Lợi nhuận doanh nghiệp: 14

2 Tỷ lệ lạm phát: 15

VI TỔNG KẾT 16

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I THU NHẬP QUỐC GIA VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA:

Thu nhập quốc gia là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố

sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm

Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là chỉ tiêu cân đối của tài khoản phân phối thu nhập lần

đầu Do vậy, để tính chỉ tiêu này cần phải lập các tài khoản sản xuất và tài khoản tạo thành thu nhập hoặc phải xuất phát từ chỉ tiêu GDP và các chỉ tiêu có liên quan

- Chỉ số GNI bao gồm: tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư, bao gồm người lao động, hộ kinh doanh, các công ty và các loại thu nhập khác

- GNI bình quân đầu người là giá trị thu nhập cuối cùng của một quốc gia trong một năm chia cho dân số của quốc gia đó Nó phải phản ánh thu nhập trung bình trước thuế của công dân một quốc gia

* Số liệu từ ngân hàng thế giới:

1 Trước COVID:

-Năm 2018:

GNI (PPP) theo đầu người: 41,670 USD

Tổng thu nhập quốc gia: 4,971 tỷ USD

Trang 6

-Năm 2019:

GNI (PPP) theo đầu người: 40,247 USD, tăng 1.423 USD so với năm trước Tổng thu nhập quốc gia: 5,147 tỷ USD, tăng 176 tỷ USD so với năm trước -Năm 2020:

GNI (PPP) theo đầu người:42,080 USD giảm 1.833 USD so với năm trước

Tổng thu nhập quốc gia:5,15 tỷ USD, tăng 4 tỷ USD so với năm trước

2 Sau COVID:

-Năm 2021:

GNI (PPP) theo đầu người: 42,790 USD, tăng 710 USD so với năm trước

Tổng thu nhập quốc gia: 5,15 tỷ USD nghìn tỷ USD, không tăng so với năm trước -Năm 2022:

Theo dữ liệu của IMF, GNI (PPP) trên đầu người của Nhật Bản vào năm 2022 là khoảng 43,535 đô la Mỹ Tổng thu nhập quốc gia của Nhật Bản trong năm 2022 được dự báo là khoảng 5,2 nghìn tỷ đô la Mỹ Tuy nhiên, các số liệu này có thể thay đổi trong tương lai do ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế và chính trị

Nhìn chung, tổng thu nhập quốc dân của Nhật Bản trong thời kỳ 2018 đến 2022 có khả năng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như là tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và chính sách của chính phủ Khó cung cấp chính xác bình luận về xu hướng tương lai của thu nhập quốc dân của Nhật Bản Tuy nhiên, nền kinh tế của Nhật Bản đã và đang tăng trưởng ở mức bước

đi khiêm tốn trong mấy năm gần đây, và chính phủ đã và đang triển khai biện pháp khác nhau để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, như tiền tệ làm dịu đi và kích thích tài chính Hơn nữa, Nhật Bản nổi tiếng về xuất khẩu mạnh của nó - hướng nền kinh tế, đã góp đáng kể cho thu nhập quốc dân của nó Nhìn chung, có thể nói rằng tổng thu nhập quốc dân của Nhật Bản trong thời kỳ của 2018 đến 2022 có khả năng chịu ảnh hưởng của khác nhau nội bộ và ngoài yếu tố, và khó cung cấp rõ ràng bình luận về xu hướng tương lai của nó không xem xét yếu tố này tỉ mỉ

Trang 7

II.TỈ LỆ THẤT NGHIỆP & LÃI SUẤT CƠ BẢN:

1/ Tỉ lệ thất nghiệp:

-Khi covid bùng nổ:

+Năm 2018(2,4%): Theo số liệu chính thức do Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố:

● Ngày 2/3/2018, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tháng 1 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm ở mức 2,4% và số lượng việc làm đang ở mức cao nhất trong hai thập niên qua, cho thấy sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này

● Tỷ lệ trên giảm so với tháng trước đó và là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất của Nhật Bản Giới phân tích nhận định điều này cho thấy thị trường lao động nước này đang trong trạng thái “hầu hết mọi người đều có việc làm”.[ CITATION Vie18 \l 1066 ]

+Năm 2019(2,4%)

● Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cho biết: Ngày 1/11/2019 tỷ lệ thất nghiệp ở

nước này đã tăng từ 2,2% trong tháng 8/2019 lên 2,4% trong tháng 9/2019 Như vậy, sau nhiều tháng giảm hoặc đi ngang, tỷ lệ thất nghiệp ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã tăng trở lại

●Cùng ngày, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) cho hay trong tháng 9/2019, tỷ lệ việc làm có sẵn ở Nhật Bản đã giảm từ 1,59 trong tháng trước đó xuống còn 1,57

Số liệu đã cho thấy, khi đại dich covid chưa bùng nổ tại Nhật Bản thì tỉ lệ thất nghiệp tại Nhật Bản thấp.[ CITATION Thờ19 \l 1066 ]

-Khi covid bùng nổ:

+Năm 2020 (2,9%)

● 4/2020: tỉ lệ thất nghiệp của Nhật Bản là 2,6% đến tháng 8/2020 tăng lên 3% Đây là tỷ lệ thất

nghiệp ở Nhật tăng mức cao nhất trong 3 năm

● Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2020 của Nhật Bản đã lên mức cao kỷ lục trong 11 năm qua

do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19: tháng 12/2020 là 2,9% Tổng số lao động thất nghiệp của Nhật Bản là 2,04 triệu người, tăng 60.000 người so với tháng trước đó

●Một quan chức Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản cho biết, tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn của Nhật Bản trong tháng 12/2020 ổn định so với tháng trước Tuy nhiên, thị trường lao

Trang 8

động của nước này vẫn diễn biến tiêu cực khi số lượng lao động giảm và tỷ lệ tuyển dụng không cải thiện

●Ngày 29/1, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng cho biết nhu cầu tuyển dụng của nước này trong năm 2020 đã giảm mạnh do tác động của dịch COVID-19.[ CITATION

-Sau dich covid 19:

+ Năm 2021(2,8%):

● Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 7/2021 đã giảm từ 2,9% xuống còn 2,8%

●Bên cạnh đó, theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), tỷ lệ việc làm sẵn có trên

số người tìm việc trong tháng 7/2021 tiếp tục tăng nhẹ từ 1,13 trong tháng 6/2021 lên 1,15 Thị trường việc làm ở Nhật Bản tiếp tục cải thiện, bất chấp dịch COVID-19 đang bùng phát

dữ dội Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể là: tháng 7/2021, tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 mới chỉ có hiệu lực ở thủ đô Tokyo và tỉnh Okinawa nên chưa ảnh hưởng nhiều tới thị trường lao động Tuy nhiên, dự báo tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng trở lại trong tháng 8 chính phủ Nhật Bản

đã liên tục mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp [ CITATION Đào21 \l 1066 ]

Từ 2020-2021 đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến việc làm tại Nhật Bản, làm gia tăng tỷ

lệ thất nghiệp của người lao động Khi đại dịch diễn ra, các vị trí việc làm kém ổn định dễ

bị tổn thương và mất việc Do đó, chính phủ có thể cần tăng cường chính sách hỗ trợ về thuế cho

Trang 9

các loại hình doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch và đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp

+Năm 2022(2,6%):

● Số lượng việc làm trung bình của Nhật Bản trong năm 2022 được cải thiện lần đầu tiên sau 4 năm khi các hoạt động kinh tế và xã hội phục hồi sau khi các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 được nới lỏng

●Dữ liệu riêng do Bộ Nội vụ và Truyền thông công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong năm 2022 giảm xuống 2,6% Số người thất nghiệp ở mức 1,79 triệu vào năm 2022 Dữ liệu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của tháng 12/2022 không thay đổi so với tháng trước đó ở mức 2,5% Sau đại dịch Covid tỉ lệ thất nghiệp của Nhật Bản đã có xu hướng giảm xuống, kinh tế dần được phục hồi [ CITATION Thị23 \l 1066 ]

2/ Lãi suất cơ bản:

a Ngắn hạn

-Lãi suất ngắn hạn không thay đổi trong 10 năm từ 2013-2022

b Dài hạn

-Từ 2018-2021 hầu như không thay đổi (1%), chỉ có năm 2019 lãi suất dài hạn xuống 0,95% nhưng sau đó cũng quay trở lại mốc 1%

-Tuy nhiên, năm 2022 lãi suất tăng lên đến 1,25% để kiềm chế lạm phát và thắt chặt tiền tệ.Vì trong dịch Covid từ 2019-2021 chính phủ đã in ra qua nhiều tiền khiến đồng tiền mất giá, giá hàng hóa tăng cao

Trang 10

lII GDP – CPI:

1.Tình hình GDP của Nhật Bản qua các năm gần đây:

Nguồn: Ngân hàng thế giới

● Khi covid bùng nổ:

Từ năm 2018 đến năm 2022, GDP của Nhật Bản đã trải qua một số biến động Năm 2018, GDP của Nhật Bản đạt mức 5.04 nghìn tỷ USD, tăng 0,8% so với năm trước đó Trong năm 2019, tình hình kinh tế của Nhật Bản gặp khó khăn khi thương chiến Mỹ-Trung đẩy giá của hàng hóa bị tác động, cùng với đó là sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, một trong những đối tác thương mại quan trọng của Nhật Bản GDP của Nhật Bản năm 2019 tăng 0,7% so với năm 2018, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế trong quý 4 năm đó đã giảm mạnh

Năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, và Nhật Bản không phải là ngoại lệ GDP của Nhật Bản trong năm 2020 giảm 4,8% so với năm trước đó, là mức giảm lớn nhất trong 11 năm qua

● Sau khi covid bùng nổ:

Tuy nhiên, trong năm 2021 và 2022, Nhật Bản đang trải qua một quá trình phục hồi kinh

tế Nước này đã đưa ra một gói kích thích kinh tế trị giá 1,1 nghìn tỷ USD, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 GDP của Nhật Bản dự kiến tăng trưởng 3,3% trong năm 2021 và 2,5% trong năm 2022, nhờ vào việc phục hồi sản xuất và tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu hàng hóa tăng trở lại

Hiện tại, chưa có dữ liệu chính thức về GDP của Nhật Bản năm 2022 Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế dự báo rằng GDP của Nhật Bản trong năm 2022 có thể tăng trưởng từ 2% đến 3% Sự phục hồi kinh tế toàn cầu và các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ Nhật Bản được cho là các yếu tố chính đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước này trong năm tới

Trang 11

Tóm lại, GDP của Nhật Bản đã trải qua nhiều biến động trong những năm gần đây, nhưng năm 2021 và 2022 dự kiến sẽ đánh dấu sự phục hồi kinh tế của đất nước này

2.CPI

(https://solieukinhte.com/chi-so-gia-tieu-dung-cpi-nhat-ban/)

● Thời kỳ trước và trong Covid-19:

-Trước Covid-19:

Nhìn chung, các số liệu về thương mại trong năm 2018 đã cho thấy một sự tụt giảm trong các hoạt động thương mại quốc tế của Nhật Bản so với sự khởi sắc của năm 2017 Tuy nhiên, xét trong trung hạn, nhiều chuyên gia đã dự báo sự cải thiện trong cán cân thương mại của Nhật Bản

sẽ không bền vững bởi vì năng lực sản xuất tại nước này không tăng nhiều do thiếu lao động trẻ

-Trong thời kỳ Covid-19:

Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, Chỉ số CPI (không tính các mặt hàng thực phẩm tươi sống dễ biến động) trong tháng 4/2019 đã tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo của thị trường và tăng nhẹ so với mức tăng 0,8% trong tháng trước đó

Trong giai đoạn từ tháng 1 đến 6/2019, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm 4,7%

so với cùng kỳ năm trước xuống 38.240 tỷ Yên và kim ngạch nhập khẩu giảm 1,1% xuống 39.130 tỷ Yên Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm lần đầu tiên trong 30 tháng Số liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản cũng cho thấy, nước này thâm hụt thương mại 1.800 tỷ Yên trong

6 tháng cuối năm 2018 Riêng trong tháng 6/2019, Nhật Bản thặng dư thương mại 589,5 tỷ Yên sau hai tháng thâm hụt do kim ngạch xuất khẩu giảm 6,7% và kim ngạch nhập khẩu giảm 5,2%

so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước mức thặng dư này đã giảm tới 19% Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc trong tháng 6/2019 giảm tới 10,1%,

Trang 12

ghi dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp Trong 6 tháng cuối năm, cán cân thương mại của Nhật Bản được đánh giá không khả quan, do ngoài ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc

và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, còn là tác động bởi các xung đột thương mại đang diễn ra với Hàn Quốc liên quan tới quy chế kiểm soát xuất khẩu vật liệu bán dẫn của Tokyo đối với Seoul

● Sau Covid-19:

-Năm 2020:

CPI của Nhật Bản trong năm 2020 đã trải qua nhiều biến động do đại dịch COVID-19 gây

ra Theo số liệu của Chính phủ Nhật Bản, CPI trung bình của năm 2020 tăng chỉ 0,3%, giảm so với mức tăng 0,5% của năm 2019

CPI tại Nhật Bản đã giảm trong một số tháng trong năm 2020, đặc biệt trong tháng 5 và 6 khi đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản đạt đỉnh điểm Tuy nhiên, CPI đã tăng trở lại trong những tháng sau đó nhờ vào các biện pháp kích thích kinh tế và ủng hộ tiêu dùng của Chính phủ NHật Bản

Vì vậy, tình hình CPI của Nhật Bản trong năm 2020 có thể được xem là ổn định, nhưng vẫn cần đối mặt với những rủi ro và thách thức từ đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế toàn cầu

-Năm 2021:

Tình hình CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) của Nhật Bản năm 2021 đang gặp một số thách thức

do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và các biến động trong thị trường kinh tế thế giới Tuy nhiên, chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình hình lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế Theo số liệu tháng 6/2021, CPI của Nhật Bản đã tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước

Tuy nhiên, giá cả của nhiều mặt hàng như thực phẩm, nhiên liệu và điện năng vẫn tiếp tục tăng cao Để khống chế tình hình này, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất

và phát triển năng lượng tái tạo để giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đã áp dụng chính sách tài khóa linh hoạt, đưa ra các gói kích thích kinh tế và tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế

Trang 13

Tóm lại, tình hình CPI của Nhật Bản trong năm 2021 đang gặp nhiều thách thức, tuy nhiên, chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đang đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát tình hình lạm phát

-Năm 2022:

IV CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

● Trước COVID-19:

Mức thặng dư thương mại cao nhất trong năm 2018 được ghi nhận là 793,322 tỷ yên vào tháng 3/2018, tăng vọt từ mức thâm hụt 948,269 tỷ yên trong tháng 1/2018 và 102 tỷ yên trong tháng 2/2018 (Biểu đồ 1) Tuy nhiên mức thặng dư chỉ duy trì đến hết tháng 6/2018 còn hầu như tất cả các tháng đều có mức thâm hụt đáng kể Đặc biệt là mức thâm hụt mạnh nhất là 948,269 tỷ yên trong tháng 1/2018

Đến cuối năm 2018, cán cân thương mại Nhật Bản đã chuyển sang thâm hụt 737,3 tỷ JPY vào tháng 11/2018 từ thặng dư 105,2 tỷ JPY trong cùng tháng năm trước và tồi tệ hơn so với ước tính của thị trường về sự thiếu hụt 450 tỷ yên Đó là khoảng cách thương mại lớn nhất kể từ tháng

1, khi nhập khẩu tăng 12,5% so với cùng kỳ lên 7,67 nghìn tỷ yên và xuất khẩu tăng nhẹ hơn 0,1% lên 6,93 nghìn tỷ yên Trong mười một tháng đầu năm 2018, Nhật Bản đã thâm hụt thương mại 1,14 nghìn tỷ yên, so với thặng dư 2,5 nghìn tỷ JPY trong cùng kỳ năm trước Cán cân thương mại tại Nhật Bản trung bình đạt 359,82 tỷ JPY từ năm 1963 đến năm 2018

Biểu đồ 1: Cán cân thương mại Nhật Bản năm 2018

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w