1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luân nhập môn kinh doanh bài tập nhóm tình hình kinh tế vn trong vòng 5 năm vừa qua

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Kinh Tế VN Trong Vòng 5 Năm Vừa Qua
Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hà, Trần Ngọc Minh Châu, Trần Thị Hồng Nga, Phạm Ngọc Phú, Nguyễn Phan Uyên Nhi
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Nhập môn kinh doanh
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 231,42 KB

Nội dung

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG QUỐC GIATrong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



NHẬP MÔN KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM:

TÌNH HÌNH KINH TẾ VN TRONG VÒNG 5 NĂM VỪA QUA

Lớp học phần: MGT2002_ 47K01.6

Danh sách nhóm 4:

1 Nguyễn Thị Ngân Hà 47K01.6

2 Trần Ngọc Minh Châu 47K01.6

3 Trần Thị Hồng Nga 47K01.6

5 Nguyễn Phan Uyên Nhi 47K01.6

Trang 2

Đà Nẵng, 09/2022.

I TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP)

Ảnh 1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2017-2021

Giai đoạn 2017-2019: Tốc độ tăng GDP giai đoạn này khá cao, liên tục đạt được các kết

quả và thành tích ấn tượng, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra, cho thấy chất lượng kinh tế được cải thiện

Năm 2017: GDP đạt 223,8 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam đã vượt mục tiêu tăng trưởng

GDP (6,7%) và ghi nhận nhiều kỷ lục mới so với các năm trước Động lực khiến GDP đạt mức tăng vượt kế hoạch là do khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với mức tăng 2,90% (0,44 điểm phần trăm); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8% (2,77 điểm phần trăm), khu vực dịch vụ tăng 7,44%, (2,87 điểm phần trăm)

Trang 3

Năm 2018: GDP cả năm đạt 245,2 tỷ USD, tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm

2011 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76% (0,87 điểm phần trăm), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85% (4,86 điểm phần trăm), khu vực dịch vụ tăng 7,03% (4,27 điểm phần trăm)

Năm 2019: GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, đạt 261,9 tỷ USD với tốc độ tăng

7,02%, tuy thấp hơn mức tăng năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm

2011-2017 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01% (0,46 điểm phần trăm), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,90% (5,04 điểm phần trăm) khu vực dịch vụ tăng 7,3% (4,5 điểm phần trăm)

Giai đoạn 2020-2021: Đây là giai đoạn khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới

nói chung, trong đó có Việt Nam, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Năm 2020, tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 (tăng

2,91%) đạt 271,2 tỷ USD nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch thì đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68% (1,35 điểm phần trăm), khu vực công nghiệp

và xây dựng tăng 3,98% (5,3 điểm phần trăm), khu vực dịch vụ tăng 2,34% (3,35 điểm phần trăm)

Trang 4

Năm 2021, GDP năm 2021 chỉ tăng 2,58% so với năm trước, Khu vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản tăng 2,9% (1,397 điểm phần trăm) khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05% (6,38 điểm phần trăm), khu vực dịch vụ tăng 1,22% (2,223 điểm phần trăm)

II NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG QUỐC GIA

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam

Năm 2017: Năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2017 ước tính đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động) Tính theo giá so

sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,7%/năm

Trang 5

Năm 2018: Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346 USD so với năm

2017); Năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 và xấp xỉ mức tăng 6,02% của năm 2017 do lực lượng lao động được

bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng cao

Năm 2019: NSLĐ Việt Nam theo giá hiện hành năm 2019 đạt 110,5 triệu đồng/lao động

(tương đương 4.792 USD/lao động), theo giá so sánh (năm 2010) tăng 6,28%, giúp duy trì mức tăng NSLĐ toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 5,8%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,3%/năm của giai đoạn 2011-2015

Năm 2020: Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với

năm 2019); Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động

Trang 6

ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019)

Năm 2021: Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với

năm 2020) Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020)

 Tổng quan về năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021: Năng suất lao động theo giá so sánh tăng bình quân 7,7%/năm; năm 2021 ước đạt trên 87 triệu đồng/lao động/năm gấp 1,5 lần năm 2017

III CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CPI:

2.79

3.23

1.84 Tốc độ tăng CPI các năm giai đoạn 2017 - 2021

Giai đoạn 2017 – 2019: Mức tăng CPI hàng năm nhìn chung có xu hướng giảm

Trang 7

CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53 lần so với năm 2016

CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54 lần so với năm 2017

CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79 lần so với năm 2018

Do:

o Năm 2019: Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm; giá gas sinh hoạt giảm:

Tính chung năm 2019 chỉ số giá xăng dầu giảm 3,14% so với năm 2018, làm CPI chung giảm 0,15% Cùng với đó, giá gas sinh hoạt trong nước được điều chỉnh theo giá gas thế giới, năm 2019 giảm 5,97% so với năm trước Giá đường trong nước giảm mạnh theo giá đường thế giới, năm 2019 giảm 3,17% so với năm 2018.Điều chỉnh giảm mức thu học phí theo Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND ngày 7/12/2018 làm chỉ số giáo dục chung cả nước giảm 0,55% Ngoài ra các cấp, các ngành tích cực triển khai các biện pháp bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu, điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát

 Như vậy CPI năm 2019 đã được kiểm soát thành công, đạt mức thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra (dưới 4%) và cũng là mức tăng thấp nhất trong 3 năm qua.

Giai đoạn 2020 – 2021: Mức tăng CPI giai đoạn này giảm mạnh

Trang 8

CPI năm 2021 tăng 1,84% so với bình quân năm 2020, mức tăng bình quân năm thấp

nhất kể từ năm 2016

CPI tháng 12 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do:

o Giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học

2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020

o Giá dịch vụ du lịch trọn gói giảm, giá các loại hoa và cây cảnh giảm, giá vé máy bay giảm do tình hình dịch Covid-19 trong nước bùng phát trở lại nên cũng góp phần kiềm chế mức tăng CPI trong năm 2021

Trang 9

IV CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

Cán cân thương mại là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu với tổng giá trị nhập

khẩu của một quốc gia tại một giai đoạn nhất định Trong trường hợp giá trị sản phẩm xuất

khẩu lớn hơn thì gọi là nhập siêu, giá trị sản phẩm xuất khẩu lớn hơn thì gọi là xuất siêu

0

50

100

150

200

250

300

350

400

0 5 10 15 20 25

214.02

282.66

336.3

332.2

TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

Đơn vị: tỷ USD

Xuất khẩu hàng hóa Nhập khẩu hàng hóa Cán cân thương mại

Giai đoạn 2017 – 2020: Trong giai đoạn 4 năm đầu, Việt Nam luôn là nước xuất siêu với

cán cân thương mại liên tiếp đạt mức kỷ lục nhờ vào sự quyết liệt trong công tác điều hành của Chính phủ cũng như đưa ra các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp Bên cạnh đó, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn là điểm sáng và là tiền đề quan trọng góp phần xây dựng một nền kinh tế vững chắc

Trang 10

Cán cân thương mại năm 2017 đạt thặng dư 2,92 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu

là 214,02 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 211,1 tỷ USD

Cán cân thương mại năm 2018 đạt thặng dư 6,79 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu

là 243,48 tỷ USD (tăng 13,2%) và kim ngạch nhập khẩu là 236,69 tỷ USD (tăng 12,94%)

Cán cân thương mại năm 2019 đạt thặng dư 11,12 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất

khẩu là 264,19 tỷ USD (tăng 8,4%) và kim ngạch nhập khẩu là 253,07 tỷ USD (tăng 6,8%)

Cán cân thương mại năm 2020 đạt thặng dư 19,96 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất

khẩu là 282,66 tỷ USD (tăng 7%) và kim ngạch nhập khẩu là 262,7 tỷ USD (tăng 3,7%)

Giai đoạn 2020 – 2021: Thời điểm đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu hàng hóa ở Việt

Nam mặc dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một đợt dịch Covid-19 nhưng kết quả vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng so với năm 2020 Đến cuối quý III, kim ngạch kim ngạch xuất khẩu là 336,3 tỷ USD (tăng 18,98%) và kim ngạch nhập khẩu là 332,2 tỷ USD (tăng 26,46%) Cán cân xuất nhập khẩu giảm 79,46% so với cùng kỳ năm trước và dừng ở mức

4,1 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng cao vì các doanh nghiệp ở Việt Nam đã

tăng lượng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và phục hồi kinh tế hậu làn sóng Covid-19

Trang 11

V LÃI SUẤT CƠ BẢN

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam trong ngắn hạn Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng

cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị

trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy

động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn Theo Luật Dân sự,

các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao hơn 1.5 lần lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản năm 2017 được quy định tại Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày

29/11/2010 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/12/2010

Năm 2008: 8.5% - 14%

Năm 2009: 7% - 9%

Năm 2010: 8% - 9%

Năm 2017 – 2021: 8% - 9%

Tổng quan: Kinh tế Việt Nam phát triển theo thời gian Dến 2020- 2021 có gặp

khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu Xong điều này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường liên ngân hàng cũng như xu

Trang 12

hướng biến động cung cầu vốn nên sau khoảng thời gian điều chỉnh liên tục từ các năm trước 2010 thì sau đó đã có một sự bình ổn về lãi suất cơ bản ( 9%) từ

2010 đến nay nói chung và 2017 – 2021 nói riêng

2008 2009 2010 2017 2018 2019 2020 2021 0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

8.5

7

lãi suất cơ bản

lãi suất cơ bản

Ảnh 2 Biểu đồ lãi suất cơ bản từ 2017 – 2021

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bank, The World n.d "Inflation, consumer prices (annual %) - Vietnam."

https://data.worldbank.org/indicator/FP.CPI.TOTL.ZG?

end=2021&locations=VN&start=2017

Duyen, Duyen 2019 "CPI năm 2019 tăng thấp nhất trong 3 năm." VnEconomy

https://vneconomy.vn/cpi-nam-2019-tang-thap-nhat-trong-3-nam.htm

Trang 13

Duyen, Duyen 2018 "CPI Việt Nam 2018 tăng 3,54%." VnEconomy

https://vneconomy.vn/cpi-viet-nam-2018-tang-354.htm

Ha, Ngoc 2021 "Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất kể từ 2016." NĐH

https://ndh.vn/vi-mo/chi-so-gia-tieu-dung-tang-thap-nhat-ke-tu-2016-1306805.html

kê, Tổng cục thống n.d "BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2017."

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/10/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2017/

kê, Tổng cục thống không ngày tháng “BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV

VÀ NĂM 2018.” https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/04/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018/

kê, Tổng cục thống n.d "BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2019."

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2019/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2019/

kê, Tổng cục thống n.d "BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI QUÝ IV VÀ NĂM 2021."

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/12/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2021/

Trang 14

kê, Tổng cục thống n.d "KINH TẾ VIỆT NAM 2020: MỘT NĂM TĂNG TRƯỞNG ĐẦY BẢN

LĨNH." https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang-truong-day-ban-linh/

Thương, Bộ Công n.d "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2017."

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/11006-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2017 Thương, Bộ Công n.d "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018."

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12975-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2018 Thương, Bộ Công n.d "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2019."

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/15297-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2019 Thương, Bộ Công n.d "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2020."

https://trungtamwto.vn/thong-ke/17521-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2020 Thương, Bộ Công n.d "Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021."

https://trungtamwto.vn/an-pham/20572-bao-cao-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2021

Ngày đăng: 20/04/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w