1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận tìm hiểu phong tục tập quán vùng tây bắc

20 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo Luận Tìm Hiểu Phong Tục Tập Quán Vùng Tây Bắc
Tác giả Nguyễn Thị Năm, Dương Thị Quỳnh Nga, Lê Mai Ngân, Nguyễn Mai Ngân, Nguyễn Thị Ngân, Đỗ Đức Nguyên, Đoàn Hạnh Nguyên, Vũ Thảo Nguyên, Lê Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Kiều Oanh
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Huyền Ngân
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài Thảo Luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 76,48 KB

Nội dung

Tuy nhiên tình trạng lạc hậu và nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người5.2 Phân bố dân cư:- Dân cư phân bố không đồng đều- Phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt- Chủ yếu là các thành

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI THẢO LUẬN TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN VÙNG TÂY BẮC

Giáo viên giảng dạy: Cô Nguyễn Thị Huyền Ngân

Nhóm: 7

Mã lớp HP: 2243ENTI0111

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ ST

T

73 Nguyễn Thị Năm Nội dung: Phong tục tập quán là gì?

Kết luận Làm Powerpoint

74 Dương Thị Quỳnh Nga Nội dung: Đặc điểm xã hội

Làm Powerpoint

75 Lê Mai Ngân Nội dung: Tài nguyên thiên nhiên, Phong

tục tập quán về lối sống Làm Powerpoint

76 Nguyễn Mai Ngân Nội dung: Khái quát chung, vị trí địa lí và

khí hậu Làm Powerpoint

77 Nguyễn Thị Ngân Nội dung: Phong tục ngày Tết truyền thống

Làm Powerpoint

78 Đỗ Đức Nguyên Nội dung: Phong tục tập quán về lối sống

Làm Powerpoint

79 Đoàn Hạnh Nguyên (thư kí) Tổng hợp bản word

Thuyết trình

80 Vũ Thảo Nguyên Nội dung: Phong tục tập quán về lối sống

Thuyết trình

81 Lê Thị Ánh Nguyệt Nội dung: Phong tục tập quán tang lễ;

Phong tục tập quán vía trâu Thuyết trình

82 Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Nội dung: Phong tục tập quán về hôn nhân

Làm Powerpoint

83 Lê Thị Hồng Nhung Nội dung: Ý nghĩa và vai trò của phong tục

tập quán đối với vùng Tây Bắc Làm Powerpoint

84 Nguyễn Thị Kiều Oanh (nhóm

trưởng) Làm powerpoint Lên đề cương

Tổng hợp nội dung sơ bộ

Trang 3

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VÙNG TÂY BẮC 3

5 Khái quát chung 3

6 Vị trí địa lý 3

7 Khí hậu 4

8 Tài nguyên thiên nhiên 4

9 Đặc điểm xã hội 4

II Phong tục tập quán vùng Tây Bắc 5

1 Phong tục tập quán là gì? 5

2 Phong tục tập quán hôn nhân 6

3 Phong tục tập quán ngày Tết truyền thống 7

4 Phong tục tập quán tang lễ 8

5 Phong tục tập quán về lối sống 10

6 Phong tục tập quán vía trâu 16

III Ý nghĩa và vai trò của Phong tục tập quán vùng Tây Bắc 16

1 Ý nghĩa văn hóa 16

2 Ý nghĩa du lịch 18

IV Kết luận 19

Trang 4

PHONG TỤC TẬP QUÁN Ở VÙNG TÂY BẮC

1 Khái quát chung

Vùng núi Tây Bắc trực thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ – đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 12 triệu người chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước

2 Vị trí địa lý

- Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung

đường biên giới với Lào và Trung Quốc Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng)

- Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng Một số ý kiến lại cho

rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng

Liên Sơn và ở phía tây là dãy núi Sông Mã

3 Khí hậu

- Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam đóng vai trò của một bức tường thành ngăn không cho gió mùa

đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không

bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của

độ cao, nền khí hậu Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3oC

- Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ

nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được

hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc

- Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét;

Trang 5

hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối

4 Tài nguyên thiên nhiên

- Vùng Tây Bắc:

+ Phát triển thủy điện (Hòa Bình, Sơn La)

+ Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm (cây chè)

+ Chăn nuôi gia súc lớn

5 Đặc điểm xã hội

.1 Dân cư

- Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái Mường là

dân tộc có dân số lớn nhất vùng Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như

H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,

- Tây Bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao (đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng

Miến, với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa (sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất

chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ

Việt - Mường, Thái - Kadai, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác Sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn Mặc dù văn

hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường

- Vùng núi Tây Bắc là một vùng thưa dân, mật độ dân số là 50 – 100 người/km2

Vì vậy, có sự hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động, nhất là lao động

lành nghề Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người; đồng bào có kinh nghiệm

trong sản xuất và chinh phục tự nhiên Tuy nhiên tình trạng lạc hậu và nạn du canh du cư … còn ở một số tộc người

5.2 Phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đồng đều

- Phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt

- Chủ yếu là các thành phần dân tộc ít người

- Mật độ dân số thấp nhất cả nước

- Có sự phân bố lại dân cư vùng thủy điện

5.3 Tổ chức xã hội:

- Vùng Tây Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số

- Trong gia đình, trong bản không bao giờ thấy mọi người to tiếng với nhau

Trang 6

- Trẻ con không bao giờ bị mắng mỏ nặng lời, không bao giờ bị đánh đòn

Chúng rất hiểu chuyện và rất tự giác, nếu có sai sót gì cũng chỉ bị người lớn

nhắc nhở nhẹ và chúng rất ngoan, chúng chơi đùa với nhau rất thân ái

- Người Tây Bắc có nếp sống hòa thuận, tôn trọng người già, thương yêu trẻ nhỏ, giúp đỡ nhau vô tư là đặc điểm chung của các dân tộc trong vùng Rất hiếm có việc người lao động Tây Bắc kì thị lẫn nhau

II Phong tục tập quán vùng Tây Bắc

1 Phong tục tập quán là gì?

- Phong tục là một bộ phận của văn hoá, đóng vai trò trong việc hình thành nên truyền thống của một địa phương cụ thể hay một quốc gia nói chung, của một dân tộc nhằm mục đích đích để điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể là

những cá nhân trong các quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân của các chủ thể đó Trên thực tế thì không phải mọi phong tục đều sẽ có thể tồn tại mãi mãi với thời gian và khi nó xuất hiện thì sẽ cần phải có sự phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của các thời kỳ kế tiếp Thời gian trôi qua dần và chính con

người cũng sẽ đào thải những phong tục không còn phù hợp với các quan niệm mới, nền sản xuất mới của địa phương mình

- Hiểu một cách đơn giản thì tập quán được định nghĩa dựa trên những nét cơ

bản như là: những phương thức ứng xử giữa người với người mà nó đã được định hình và được xem giống như là một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của các chủ thể là những cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó Tập quán sẽ có đặc điểm là bất

biến, bền vững, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, tập quán khi đã xuất hiện thì sẽ rất khó thay đổi

→ Từ hai khái niệm được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Phong tục tập quán chính là toàn bộ thói quen mà những thói quen đó thuộc về đời sống của con người, các thói quen này được hình thành từ lâu đời và được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và họ đều coi đó giống như một nếp sống được

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo mỗi địa phương và tín ngưỡng

khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi một cộng đồng, quần thể cũng đều sẽ có

những sự khác biệt với nhau

2 Phong tục tập quán hôn nhân ở Tây Bắc

Như chúng ta đã biết, gia đình là “ tế bào” của xã hội, một xã hội muốn phát triển

thịnh vượng thì cuộc sống phải ấm no, hạnh phúc, phải có những” gia đình văn hóa”

Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, yên bề gia thất, duy trì nòi giống cho thế hệ mai sau thì phải bắt đầu từ một cuộc hôn nhân lành mạnh Hôn nhân của các đồng bào dân tộc phía Tây Bắc cũng không nằm ngoài mục đích đó Ở đây, họ có những nét độc đáo , tục hôn nhân của từng dân tộc tiêu biểu như

Trang 7

2.1 Tục kéo vợ của người Dao đỏ

Thường vào mùa xuân là lúc những chàng trai người Dao đỏ đi kéo vợ Những chàng trai bản người Dao thường kéo vợ rầm rộ nhất bắt đầu từ ngày 1 Tết âm lịch đến hết rằm tháng Giêng, bởi những thủ tục vào ngày Tết cũng thường đơn giản, không bị bắt

vạ Theo phong tục, khi được kéo, cô gái càng tỏ ra chống đối quyết liệt thì sau này gia đình sẽ con cái đầy nhà, vợ chồng thuận hòa hạnh phúc Khi đám kéo chỉ cần một người trong bản nhìn thấy sẽ loan tin cho cả bản biết, lúc đó đôi trai gái đó đã nên vợ nên chồng

2.2 Vỗ mông kén vợ của chàng trai Mông

Vào những ngày xuân, trai thanh nữ tú ở khắp các bản làng thường tụ tập nơi bãi đất trống, dưới chân đồi để tổ chức chơi các trò chơi dân gian như tung còn, đẩy gậy, kéo

co, hát giao duyên hay thổi khèn Người ta mời nhau uống rượu, chúc tụng nhau một năm gà lợn đầy nhà, thóc đầy sân.Chàng trai lúc này lập tức đi theo tiếng gọi mời.Họ nhanh chóng tiếp cận, vỗ nhẹ vào mông cô gái và trao nhau lời ngọt ngào Thiếu nữ lúc này cũng thẹn thùng vỗ lại vào mông chàng trai, coi như một lời đồng ý Nếu

trong cuộc vui, hai bên chưa thực lòng ưng thuận, chưa vỗ đủ chín cặp, họ sẽ hẹn nhau chờ đến ngày hôm sau, gặp nhau tâm sự và vỗ tiếp cho đủ

2.3 Tục “ngủ thăm” của người Mường

Ngủ thăm là một tục lệ lâu đời của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc như Thái, Dao, Mương, Mông Các chàng trai đến tuổi trưởng thành đều nắm rõ nhà nào trong bản có con gái lớn, đến tuổi cập kê Các thiếu nữ ở độ tuổi trăng tròn cũng thường đốt nến, mắc màn vào mỗi đêm, chờ đợi chàng trai đến ngủ thăm Nếu cô gái ưng thuận sẽ

tự tay vặn nhỏ đèn, để các chàng trai khác biết đã có người «ngủ thăm» Tuy nhiên,

hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau Sau vài đêm ngủ thăm tìm hiểu, nếu cô gái đồng ý, chàng trai

sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang nhà cô gái thưa chuyện

2.4 Tục chọc sàn của người Thái

Sau những buổi gặp gỡ trên nương, trong các phiên chợ, nếu cô gái ưng thuận chàng trai nào thì gợi ý bằng ánh mắt, để chàng trai đến chọc sàn Vì vậy thường khi mùa vụ xong xuôi, thóc ngô đầy nhà, vào ban đêm, ở những nhà có con gái đến tuổi cập kê

đều vang lên những tiếng lộc cộc

Chàng trai sẽ thổi sáo, đánh đàn gửi gắm tình yêu, lời tỏ tình qua những câu hát da

diết, yêu thương Khi đến gần sàn, chàng trai lấy một đoạn gỗ nhỏ chọc lên đúng chỗ nàng nằm Sau vài đêm chuyện trò như vậy, chàng trai thổ lộ chuyện muốn cưới cô

gái về làm vợ Nếu cô gái đồng ý, chàng trai về thưa chuyện với bố mẹ và đưa bố mẹ đến hỏi cưới.Sau đó, chàng trai phải ở rể nhà cô gái, trở thành một người trụ cột chính trong gia đình

Trang 8

3 Phong tục tập quán ngày Tết truyền thống

Miền Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với núi rừng hoang sơ, hùng vĩ mà còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc ít người với những nét văn hóa đặc sắc Cùng đón tết

Nguyên Đán, song mỗi dân tộc miền Tây Bắc lại có một phong tục riêng rất độc đáo Tuy nhiên, dù mang những nét độc đáo đến kỳ lạ, thì các phong tục này đều hướng tới

ý nghĩa tốt đẹp là mong cầu một năm mới hạnh phúc, thịnh vượng và gặp nhiều may mắn

3.1 Tục gội đầu bằng nước gạo chua của người Thái trắng

Vào chiều 30 Tết Nguyên đán, người Thái trắng ở Sơn La có tục gội đầu để xua đi tất

cả những gì không may mắn trong năm qua - quả là một phong tục đón Tết kỳ lạ ở Tây Bắc Họ chuẩn bị những bát nước gạo đã được ngâm cho chua rồi xối từ từ lên tóc Tập tục này mang ý nghĩa gợi lên những điều tốt đẹp cho ngày mai bước vào năm mới thật tinh khôi Lễ gội đầu kết thúc là đến cuộc vui đua thuyền giữa nam và nữ

3.2 Tục gọi vía trâu về ăn Tết của người Mường

Coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, trong những ngày Tết, người Mường cũng không

quên để cho con vật nuôi quan trọng này cùng ăn Tết với gia đình mình - Đây được

xem là phong tục đón Tết độc đáo ở Tây Bắc đã truyền đời từ rất lâu

Trước ngày Tết vài bận, người dân sẽ chuẩn bị một chiếc mõ, qua giao thừa thì đốt đi

để gọi vía trâu về Không chỉ vậy, người Mường còn treo những xâu bánh ống lên các công cụ lao động thường ngày như cày, bừa, đòn gánh… để mời những “người bạn

thân thiết” này ăn Tết

Phong tục đón Tết hay ho của người dân tộc Mường này có ý nghĩa rất nhân văn, thể hiện lòng biết ơn của con người đối với con vật nuôi trung thành đã giúp đỡ gia chủ việc đồng áng quanh năm Người Mường quan niệm, sau một năm làm lụng vất vả,

con trâu hay cái cày cũng đều xứng đáng được nghỉ ngơi

3.3 Tục hát thi cùng gà trống của người Pu Péo

Đây là một phong tục đón tết kỳ lạ của người dân Pu Péo, thuộc tỉnh Hà Giang Trong đêm giao thừa, người Pu Péo sẽ thức để canh chừng chú gà trống nhà mình Khi chú

gà vỗ cánh chuẩn bị cất tiếng gáy, họ sẽ đốt một quả pháo ném vào chuồng để khiến những chú gà trong chuồng thi nhau nhảy lên và gáy vang Khi những tiếng gà gáy bắt đầu vang vọng, người Pu Péo cũng theo đó mà hò hát vang trời Đối với người Pu

Péo, tiếng gà gáy là dấu hiệu để đánh thức mặt trời, khởi đầu một ngày mới tốt lành

Do đó, ai hát to, hát khỏe làm át được tiếng gáy thiêng liêng đó thì năm mới ắt sẽ gặp nhiều điều may mắn, hạnh phúc

3.4 Tục xem bói gan lợn thiến của người Hà Nhì

Lợn là gia súc quan trọng của đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, không chỉ mang giá trị kinh tế, con vật này còn mang một số ý nghĩa quan trọng với một số tộc người, như người Hà Nhì ở Lai Châu

Theo phong tục lễ tết truyền thống của người dân tộc Hà Nhì, mỗi gia đình đều nuôi một con lợn đực, vào ngày đầu năm, họ sẽ đem con lợn đi thiến, để dành tết năm sau

Trang 9

thì mổ con lợn đó để làm lễ cúng gia tiên Thịt lợn là món ăn không thể thiếu trong

mâm cỗ Tết của đồng bào Hà Nhì, dù gia đình đó khá giả hay nghèo túng

Khi mổ lợn để làm cỗ đón năm mới, người Hà Nhì đặc biệt chú ý đến lá gan Nếu lá gan lợn lành lặn, màu sắc tươi đỏ, túi mật căng đầy thì năm đó việc chăn nuôi, làm ăn

sẽ phát triển, thời tiết thuận hòa, gia đình hạnh phúc

4 Phong tục tập quán tang lễ

5.3 Tang lễ của người H’Mông

- Người Mông coi trọng nghi lễ thờ cúng đồng thời họ phải tổ chức ma chay thật

chu đáo và cẩn thận như một nét văn hóa được giữ gìn từ đời này qua đời khác

Mỗi dòng họ của người Mông họ lại tổ chức tang lễ khác nhau tuy nhiên vẫn có điểm chung Người mất sẽ được treo xác trong nhà, là thủ tục truyền thống của họ trước khi đưa đi chôn, thời gian treo xác trong nhà là theo số lượng con cháu của người mất và cũng để người khác thăm viếng

- Người mất không được đưa vào quan tài ngay mà chỉ tắm rửa, thay quần áo mới rồi được đưa lên cáng đan bằng tre, treo lên giữa trần nhà, độ cao ngang chừng 1 mét Họ không đưa người chết vào quan tài là vì đó được cho là trái với đạo lý,

người mất sẽ về quấy nhiễu, mang tai họa, chứ không đem lại may mắn cho con cháu

- Để khử mùi trong những ngày treo xác trong nhà họ dùng các loại lá xông khói

hoặc thuốc xịt khử mùi có bán ngoài chợ để về xịt trong thời gian treo xác trong nhà Thủ tục tiếp theo là đem xác ra ngoài phơi nắng, ở sườn dốc của đồi núi Họ chia sẻ rằng người mất là “con ma” và sẽ được phơi ở ngoài đó đến chiều Phía

bên dưới chân núi là một con suối chảy ngang, những người đàn ông trong làng sẽ

mở một con trâu, đó là con trâu của chính gia đình người mất Thủ tục này là để chia thịt cho xóm làng, bà con thân thuộc của dòng họ của “con ma” cũng như

mong muốn là người chết ấm no sung túc khi qua thế giới bên kia, có bò trâu và nương rẫy để sinh sống

- Hầu hết những người trong xóm làng sẽ ra ngoài trời viếng thăm và sự buổi lễ

phơi “con ma” cuối cùng trước khi đưa lên đỉnh núi chôn cất Dân làng đứng ngồi xung quanh rất trật tự, cùng nhau uống rượu, trò chuyện, rồi cùng chia thịt trâu

chờ đến khi gần tắt nắng trong ngày, họ mới đưa người chết đi chôn

→ Người H’Mông luôn giữ gìn giá trị văn hóa tâm linh tuy nhiên việc tổ chức tang lễ theo nghi thức truyền thống của họ để người chết lâu ngày trong nhà không cho vào quan tài là không phù hợp với nếp sống văn minh và an toàn vệ sinh môi trường, phòng tránh những căn bệnh lây lan sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

và phát tán dịch bệnh

5.4 Nghi lễ tang lễ của người Thái đen

Trang 10

- Nghi lễ ma chay và các tập tục liên quan đến ma chay của người Thái đen ở Tuần Giáo - Điện Biên là một trong những nét văn hóa của dân tộc phản ánh quan niệm

về tôn giáo tín ngưỡng, tập quán địa phương và mối quan hệ giữa con người với

con người

- Một đám ma thông thường sẽ diễn ra theo trình tự các bước:

+ Khi trong nhà có người tắt thở, người nhà phải tắm rửa bằng nước thơm và thay quần áo cho người mất Nước thơm dùng để tắm cho người mất thường được đun lên và cho một ít hoa thơm có trong gia đình như hoa bưởi, hoa ban, Người thái cho rằng dùng nước có ướp các loại hoa trên sẽ có mùi thơm dịu và có tác dụng

khử các mùi hôi tanh Người ta gội đầu, chải, búi tóc và thay quần áo cho người

quá cố Đối với các gia đình khó khăn, đồ thay được chuẩn bị từ trước Thông

thường, người ta sẽ mặc theo thứ tự áo trắng ở trong, áo đen ở ngoài Tiếp đó

người ta đặt người quá cố xuống đệm và lấy vải trắng quấn quanh người, vải đỏ

phủ lên trên Lấy một ít đồng bạc trắng cho vào tay người chết, làm như vậy khi

lên trời họ sẽ có tiền để chi tiêu

+ Sau đó người nhà sẽ mổ một con vịt, chặt đầu, hai cánh và chân buộc lại rồi để cạnh người chết, nếu để lâu họ thường treo gác bếp Với quan niệm khi người chết lên trời sẽ phải đi qua sông và tiếng kêu của con vịt sẽ giúp đưa đường cho người chết qua sông để mau lên trời về trời tổ tiên

+ Sau khi làm xong các thủ tục trên, người nhà sẽ gọi người chết một lần nữa xem còn sống không Nếu không thưa thì họ ra sân trước nhà, kêu thật to: “Trời ơi! Bố/

mẹ tôi chết rồi”, khi đó những người trong gia đình mới được khóc

 Trong đám ma, người Thái đen quan niệm: họ hàng với tang chủ được chia làm 2

loại gần và xa để còn chuẩn bị khăn tang, bởi trong số họ hàng với người chết sẽ có 1 loại được mang khăn tang (Bả Hua Đón) và 1 loại không được mang khăn tang (Bả

Hua Đăm) Trong đó “Bả Hua Đón”, người ta cử ra 3 người làm “po pả” (chủ đám

tang) Hiện nay, chủ đám tang thường là Trưởng bản “Po pả” sẽ phân công công việc cho mọi người Một số đi bắt rể gốc (khươi cốc), rể thứ về chịu tang

5 Phong tục tập quán về lối sống (ẩm thực, nhà ở, trang phục, )

5.1 Văn hóa nông nghiệp

Tuy nông nghiệp không phải là một khía cạnh văn hóa phổ biến trong mỗi tiểu vùng

nhưng riêng với vùng văn hóa Tây Bắc, đây có thể coi là một yếu tố làm nên nét văn

hóa độc đáo của vùng

Văn hóa nông nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói gọn

trong 4 từ văn vần: " Mường - Phai - Lái –Lịn", lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc

của, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái "phai" Phía trên "phai" xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là "mương" Từ "mương" xẻ những rãnh

chảy vào ruộng, đó là "lái" Còn "lịn" là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về

ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w