1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam
Tác giả Trần Minh Nguyệt
Người hướng dẫn PGS, TS Từ Thúy Anh
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---***--- LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế TRẦN MINH NGUYỆT Hà Nội - 2

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-*** -

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế Quốc tế

TRẦN MINH NGUYỆT

Hà Nội - 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

-*** -

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế Quốc tế

Mã số: 9310106

TRẦN MINH NGUYỆT Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Từ Thúy Anh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc người hướng dẫn khoa học PGS, TS Từ Thúy Anh vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, quý báu trong thời gian nghiên cứu sinh thực hiện Luận án

Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, cơ quan chủ quản của nghiên cứu sinh, đã tạo điều kiện về tài chính, về tinh thần và về thời gian cho nghiên cứu sinh; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho nghiên cứu sinh trong thời gian thực hiện Luận án

Thứ ba, Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh

tế Quốc tế vì đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho nghiên cứu sinh, các giảng viên khoa Kinh tế Quốc tế, đặc biệt là TS Chu Thị Mai Phương vì đã có những góp

ý bổ ích khi nghiên cứu sinh thực hiện Luận án

Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để Nghiên cứu sinh thực hiện luận án

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, và chưa từng được công bố ở Việt Nam và trên thế giới Các số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu chính thức của các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế và thông qua trực tiếp điều tra thực địa Mô hình nghiên cứu trong Luận án được thực hiện hoàn toàn mới Nếu sai, nghiên cứu sinh xin chịu mọi trách nhiệm

Nghiên cứu sinh

Trần Minh Nguyệt

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU 32

1.1 Biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nông nghiệp 32 1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu 32

1.1.2 Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nông nghiệp 34

1.2 Nông nghiệp thông minh với khí hậu 38

1.2.1 Khái niệmnông nghiệp thông minh với khí hậu 38

1.2.2 Nội dung của nông nghiệp thông minh với khí hậu 39

1.2.3 Các tiêu chí của nông nghiệp thông minh với khí hậu 47

1.3 Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu 51

1.3.1: Khái niệm phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu 51

1.3.2: Chủ thể phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu 53

1.4 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu 54

1.4.1 Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững 54

1.4.2 Khung sinh kế bền vững 55

1.4.3 Ứng dụng khung sinh kế bền vững trong phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu 57

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI 64

2.1 Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Israel 64

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Israel 64

2.1.2 Một số thành tựu nông nghiệp thông minh với khí hậu của Israel 64 2.1.3 Bài học phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu của Israel 66 2.2 Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Thái Lan 71

Trang 6

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Lan 71

2.2.2 Một số thành tựu nông nghiệp thông minh với khí hậu của Thái Lan 73 2.2.3 Bài học phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu của Thái Lan76 2.3 Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Bangladesh 79

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Bangladesh 79

2.3.2 Một số kết quả hoạt động nông nghiệp thông minh với khí hậu của Bangladesh 81

2.3.3 Bài học phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu của Bangladesh 83

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM 87

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam 87

3.2 Thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh BĐKH toàn cầu 90 3.2.1 Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu ở Việt Nam 90

3.2.2 Thách thức của nông nghiệp Việt Nam trước biến đổi khí hậu 92

3.3 Thực trạng phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam 94

3.3.1 Các chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam 94

3.3.2 Thực trạng vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam 98

3.3.3 Thực trạng phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam 100

3.3.4 Các biện pháp và mô hình CSA tại Việt Nam 103

3.4 Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam 109

CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP DỤNG NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM 112

4.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng phương thức nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam 112

4.2 Khu vực điều tra và đối tượng điều tra 116

4.2.1 Khu vực điều tra và đặc điểm khu vực điều tra 116

Trang 7

4.2.2 Đối tượng điều tra: 119

4.3 Mô tả thống kê biến số 120

4.3.1 Biến phụ thuộc 120

4.3.2 Biến độc lập 126

4.4 Kết quả ước lượng mô hình và thảo luận 137

4.4.1 Kết quả ước lượng và thảo luận cho Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 137

4.4.2 Kết quả ước lượng và kiểm định cho mô hình hồi quy Logit 141

4.5 Đánh giá sự phù hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính sách nông nghiệp hiện hành với kết quả điều tra và ước lượng mô hình 144

CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM 149

5.1 Dự báo về biến đổi khí hậu của việt nam trong thời gian tới 149

5.2 Định hướng phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam 150

5.3 Giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu 153

5.3.1 Giải pháp dành cho nhà nước 153

5.3.2 Giải pháp dành cho chính quyền địa phương 158

5.3.3 Giải pháp dành cho các cơ sở nông nghiệp và người nông dân 162

KẾT LUẬN 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

CCAFS

Climate Change, Agriculture, and Food Security

Văn phòng Đông Nam Á Chương trình Biến đối khí hậu, Nông nghiệp và An ninh lương thực

CSA Climaste-smart Agriculture Nông nghiệp thông minh với khí

hậu

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

EU European Union Khối liên minh châu Âu

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc/ Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc

IPCC The Intergovernmental Panel on

Climate Change Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn

OECD The Organisation for Economic

Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

UNFCCC The United Nations Framework

Convention on Climate Change

Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH

USD United State Dollar Đô la Mỹ

WTO The World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng

Bảng 1.1: Tiêu chí liên quan đến CSA 49

Bảng 3.1 Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trong 50 năm qua 91

Bảng 4.1: Độ tuổi và giới tính đối tượng điều tra 119

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Lượng khí thải nhà kính theo lĩnh vực tại Israel 66

Biểu đồ 2.2: So sánh chi tiêu công cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ở một số quốc gia Châu Á (nhóm nước có thu nhập trung bình) 72

Biểu đồ 2.3: Sản lượng gạo của Thái Lan 2010-2019 73

Biểu đồ 2.4: Mức khí thải nhà kính phân theo khu vực của Thái Lan 75

Biểu đồ 2.5: So sánh sản lượng nông sản Bangladesh và Nam Á năm 2014 81

Biểu đồ 2.6: Khí nhà kính theo khu vực năm 2013 (%) 82

Biểu đồ 3.1: Đặc trưng việc làm theo độ tuổi lao động 2014 89

Biểu đồ 3.2: Phát thải khí nhà kính Việt Nam 2010 101

Biểu đồ 3.3: Nguồn khí nhà kính trong nông nghiệp tại Việt Nam 101

Biểu đồ 4.1 miêu tả tỉ lệ nông dân lựa chọn các biện pháp thích ứng BĐKH tại ĐBSH 121

Biểu đồ 4.2: Số lượng những biện pháp CSA của các hộ nông dân trước BĐKH 122 Biểu đồ 4.3: Các cách thức tưới nước 123

Biểu đồ 4.4: Thu nhập trung bình của hộ gia đình 127

Biều đồ 4.5: Hình thức kinh tế hộ nông dân tham gia điều tra 127

Biểu đồ 4.6: Đánh giá về mức độ nắng nóng (0-4) 128

Biểu đồ 4.7: Đánh giá về mức độ hạn hán (0-4) 129

Biểu đồ 4.8: Đánh giá về mức độ bão (0-4) 130

Biểu đồ 4.9: Đánh giá về mức độ Rét đậm rét hại (0-4) 130

Biểu đồ 4.10:Đánh giá về mức độ xâm nhập mặn (0-4) 131

Biểu đồ 4.11: Hiểu biết về CSA 132

Biểu đồ 4.12: Phân bổ đất trồng cây lương thực 133

Biểu đồ 4.13: Mức độ thuận tiện cho việc sử dụng máy móc cơ giới 134

Trang 10

Biểu đồ 4.14: Khả năng tiếp cận nguồn nước 134

Biểu đồ 4.15: Khả năng vay vốn Khả năng vay vốn chính sách 135

Biểu đồ 4.16: Các cách xử lý rác thải nông nghiệp hiện nay 136

Danh mục hình Hình 0.1: Khung phân tích của luận án 26

Hình 1.1: Nông nghiệp thông minh với khí hậu 40

Hình 1.2 Khung sinh kế bền vững 55

Hình 1.3: Các điều kiện phát triển nông nghiệp 58

Hình 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp 61

Hình 3.1: Phân bổ đất đai tại Việt Nam 87

Hình 3.2: Diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu từ hệ thống thủy lợi của nhà nước 88

Hình 3.3: Chỉ số an ninh lương thực Việt Nam 99

Trang 11

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng trong những năm gần đây đã trở thành thách thức to lớn với mọi ngành nghề trong nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp BĐKH tác động đến nông nghiệp qua các biểu hiện thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, rét hại, các cơn bão thất thường gây sâu bệnh, giảm năng suất, mất mùa, xâm nhập mặn làm giảm diện tích đất trồng trọt nông nghiệp, từ đó làm thiếu hụt lương thực trầm trọng trên toàn thế giới Theo đánh giá của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) và Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH ở cả hiện tại và trong tương lai (WMO, 2020) Dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng trong những năm qua, gây nhiều tổn thất to lớn

Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng như ngũ cốc, trái cây, điều, cà phê, rau củ quả v.v Theo thống kê, xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây nằm trong khoảng từ 6,4 – 7,0 triệu tấn gạo tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với kim ngạch trên 2,8 tỷ

gạo, đặc biệt đứng đầu về xuất khẩu tiêu, điều cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu khác, Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới BĐKH hiện nay được dự báo tiếp tục là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới và sự phát triển bền vững của quốc gia Bên cạnh đó, dân số gia tăng, dịch bệnh Covid 19 diễn

ra từ cuối năm 2019 làm trầm trọng thêm thực trạng vốn đã khó khăn của nền nông nghiệp và tạo nên áp lực trong việc đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại Việt Nam và trên thế giới Theo dự báo của Mạng lưới Thông tin An ninh Lương thực năm 2020 trên thế giới có tới 265 triệu người (gấp đôi so với năm 2019) đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng (FSIN, 2020) An ninh lương thực nổi lên như một mối quan ngại không chỉ với những nước nghèo mà với toàn bộ nền kinh tế toàn cầu Nông nghiệp là ngành duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm và có

Trang 12

vai trò then chốt để giải quyết mục tiêu này

Nông nghiệp cũng là tác nhân gây ra lượng lớn phát thải khí nhà kính từ đó làm gia tăng BĐKH Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và nước tưới với mục đích gia tăng năng suất đã khiến nông nghiệp trở thành nguồn phát thải khí nhà kính (KNK) lớn thứ hai đóng góp tới 24% lượng khí thải nhà kính sau ngành năng lượng (25%) (IPCC, 2014)1 Mục tiêu giảm khí thải nhà kính đã trở thành mục tiêu toàn cầu được các nước trên thế giới quan tâm thể hiện qua các cuộc họp thượng đỉnh, chương trình, chính sách liên quan đến giảm khí nhà kính của các quốc gia và liên quốc gia Nông nghiệp cũng là một trong những ngành quan trọng trọng cam kết cắt giảm khí nhà kính của Việt Nam trong cuộc họp thượng đỉnh G20 diễn ra tại Pháp về BĐKH năm 2015

Phương thức nông nghiệp thông minh với khí hậu (CSA) ra đời mở ra hướng giải quyết cho những khó khăn thách thức ngành nông nghiệp đang đối mặt Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam sẽ giúp cải thiện khả năng thích ứng, ứng phó và giảm nhẹ BĐKH của các hệ thống nông nghiệp nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học và thay đổi phương thức sản xuất Toàn cầu hóa cùng với các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những thay đổi mang tính đột phá trong nông nghiệp Hơn nữa việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh với khí hậu thông qua việc lồng ghép mục tiêu thích ứng và giảm thiểu BĐKH, sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đảm bảo tăng năng suất và sản lượng một cách bền vững, đồng thời giữ vững vai trò là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu, góp phần ổn định an ninh lương thực trên thế giới Mặt khác, cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp thông minh với khí hậu cũng sẽ đem lại cơ hội giảm lượng khí thải nhà kính trong bầu khí quyển, từ đó góp phần giảm nhẹ BĐKH toàn cầu

Mặc dù việc áp dụng biện pháp nông nghiệp thông minh với khí hậu chứng minh đem lại hiệu quả cao, là mở ra hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp Việt Nam nói riêng và đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới trong bối cảnh BĐKH, nhưng việc áp dụng nông nghiệp thông minh với khí hậu ở Việt Nam còn ở

Trang 13

mức thấp Việt Nam có rất nhiều ưu thế lẫn cả các yếu tố trở ngại trong việc phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu Tuy nhiên, đến nay còn rất ít các nghiên cứu về việc phát triển nông nghiệp thông minh, từ đó tìm ra các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam Thấy được sự cấp thiết

đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam” nhằm góp phần tìm ra giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam, đưa nền nông nghiệp Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững, tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tác động của BĐKH và giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trước đó

2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nông nghiệp

Thời kỳ thế giới phát triển công nghiệp, trước cảnh báo nguy cơ trái đất ấm dần lên, một số các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về BĐKH Điều này thể hiện ở việc ngay từ năm 1988, tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng Chương trình Môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) đồng thành lập Ủy ban liên chính phủ về BĐKH IPCC Tuy nhiên tại thời điểm này, các bài báo, nghiên cứu độc lập về BĐKH còn chưa nhiều, các nghiên cứu chủ yếu do các tổ chức lớn kết hợp nghiên cứu Từ những năm 2000, trước tình hình BĐKH diễn ra ngày càng rõ nét gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ các ngành nghề trong nền kinh tế của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu chuyên sâu hơn về BĐKH Nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây khẳng định BĐKH đã diễn ra ngày một trầm trọng và tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển

và sự BĐKH (Stern (2007), Smith, Joel B., Hans Joachim Schellnhuber, và M Monirul Qader Mirza (2001), Rohitashw Kumar, (2014)) Kết quả nghiên cứu của LHQ cho thấy, tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ đáng báo động, gấp đôi so với những năm 1970 Theo tính toán đến năm 2025, sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở Châu Phi, 1/3 ở Châu Á, 1/5 ở Nam Mỹ không còn sử dụng được nữa (UNDP, 2007).Nhiều tác giả đã nghiên cứu về tác động của BĐKH tới sản lượng nông nghiệp và an ninh lương thực như bài báo “Ưu tiên nhu cầu thích ứng BĐKH

để đảm bảo an ninh lương thực năm 2030 (Lobell D và CS (2008), bài báo “An ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp và BĐKH năm 2050: Bối cảnh và Kết quả

Ngày đăng: 02/06/2024, 13:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN