1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt nội dung vụ án khoảng 22 giờ 30 phút ngày 08102017 tổ công tác y13kh141pv11 công an thành phố hà nội do đồng chí vũ mạnh nam

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tóm Tắt Nội Dung Vụ Án
Người hướng dẫn Đồng Chí Vũ Mạnh Nam
Trường học Công An Thành Phố Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 251,84 KB

Nội dung

BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày … tháng … năm …… BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA “Bị cáo Ngô Đình Hoàng bị Viện kiểm sát

Trang 1

MỤC LỤC

I TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN 1

1 Một số người tham gia tố tụng: 1

2 Tóm tắt nội dung vụ án: 1

II KẾ HOẠCH HỎI CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TOÀ 2

1 Hỏi Bị cáo Ngô Đình Hoàng: 2

2 Hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Nam: 3

3 Hỏi ông Trần Hoài Phương: 3

4 Hỏi ông Phạm Hoàng Long 3

5 Hỏi ông Vũ Mạnh Nam: 3

III BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO 4

IV NHẬN XÉT DIỄN ÁN 7

Trang 2

I TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

1 Một số người tham gia tố tụng:

1.1 Bị cáo: Ông Ngô Đình Hoàng

Sinh ngày: 28/12/1990 Quốc tịch: Việt Nam

Nơi cư trú: Thôn Vân Thu, Hà Vân, Hà Trung, Thanh Hóa

Trình độ học vấn: 12/12

Tiền án, tiền sự: Không

1.2 Người bị hại:

- Ông Trần Hoài Phương, sinh năm 1988, Nghề nghiệp: Công an

1.3 Người làm chứng:

- Ông Nguyễn Văn Nam, sinh năm 1988, trú tại Số 5 ngõ 99 Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

- Ông Vũ Mạnh Nam, sinh năm 1975, Nghề nghiệp: Công an

- Ông Phạm Hoàng Long, sinh năm 1991, Nghề nghiệp: Công an

- Ông Nguyễn Lê Linh, sinh năm 1988, trú tại P104, C3, Tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

1.4 Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

- Bà Cao Thị Phương Lan, sinh năm 1982, trú tại số 148 Tổ 15, phố Yên Hòa, Yên Hòa, Cầu

Giấy, Hà Nội

- Ông Nguyễn Ngọc Tú, sinh năm 1975, trú tại số 148 Tổ 15, phố Yên Hòa, Yên Hòa, Cầu Giấy,

Hà Nội

- Ông Ngô Văn Lâm, sinh năm 1984, trú tại P1103 H2, Chung cư H403, 60 Nguyễn Đức Cảnh,

Hà Nội

2 Tóm tắt nội dung vụ án:

Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 08/10/2017, Tổ công tác Y13/KH141/PV11 Công an thành phố Hà Nội do đồng chí Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng đội CSGT số 7) làm tổ trưởng cùng đồng chí Trần Hoài Phương (cán bộ PC45), đồng chí Nguyễn Văn Chính (cán bộ đội CSGT số 7) và một số đồng chí khác làm nhiệm vụ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại ngã ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội thì phát hiện Ngô Đình Hoàng -

1990 điều khiển xe máy Honda Wave, màu trắng xám BKS: 29E1-561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng Do phía sau chở hai người nên đồng chí Chính đã ra hiệu lệnh yêu cầu Hoàng dừng xe và hướng dẫn dắt xe vào trong khu vực làm việc của tổ công tác Lợi dụng sơ hở, hai người do Hoàng chở cùng trên xe đã bỏ đi

Sau đó, đồng chí Phương, mặc thường phục, tay đeo băng đỏ có chữ 141-Công an Hà Nộik, đến tiến hành kiểm tra hành chính, yêu cầu Hoàng xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá nhân và

tự bỏ các đồ vật trong người ra để đoàn kiểm tra Hoàng chấp hành lấy ví tiền và điện thoại để trên xe nhưng không mang giấy tờ nên đồng chí Phương cầm chìa khóa và hướng dẫn Hoàng đến gặp đồng chí Nguyện để giải quyết Đồng chí Nguyện có giải thích lỗi vi phạm của Hoàng và vì Hoàng không mang giấy tờ xe nên phải tạm giữ xe Khi đó, vì không có công việc ổn định và

Trang 3

chiếc xe là công cụ duy nhất để kiểm ra thu nhập nuôi sống bản thân nên Hoàng có xin để không

bị tạm giữ xe nhưng không được Vì quá bức xúc cũng như lo lắng vì vì mất kế sinh nhai, Hoàng

có hỏi ngược lại về giấy tờ của nhừng người thi hành công vụ đồng thời quát to

Đồng chí Phương yêu cầu Hoàng không được chửi bới thì Hoàng rút tiền ra ném xuống đất trước mặt tổ công tác Đồng chí Nam tiếp tục giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm nhưng Hoàng vẫn cố ý chỉ tay về phía tổ công tác tiếp tục to tiếng Thấy vậy, anh Phương đi đến dùng tay kéo Hoàng ra khỏi khu vực đã căng dây phản quang để tổ công tác tiếp tục làm việc nhưng Hoàng dùng tay phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục xông vào, chỉ tay về phía tổ công tác để nói tiếp Thấy hành vi của Hoàng gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn nhiệm vụ của tổ công tác nên anh Phương cùng một số anh trong tổ công tác đã ra xông ra cùng bất ngờ khống chế Hoàng, quật ngã xuống đất Quá trình bị khống chế, Hoàng đã túm tóc anh Phương giật ra phía sau và túm cổ anh Phương đẩy ra Hành vi của Hoàng đã cản trở, làm gián đoạn việc thực thi nhiệm vụ của tổ công tác trong khoảng 15 phút Tổ công tác đã bắt giữ Hoàng và bàn giao cho Công an phường Mai Dịch để làm rõ

Ngày 31/10/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã chuyển hồ sơ vụ

án và Kết luận điều tra vụ án hình sự số 292/KLĐT đến Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy

và đề nghị truy tố bị can Ngô Đình Hoàng tội danh quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình

sự 2015

Ngày 14/11/2018, Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội đã ra Cáo trạng truy tố bị can Ngô Đình Hoàng về tội: “Chống người thi hành công vụ”, theo khoản1 Điều

330 Bộ luật hình sự 2015

II KẾ HOẠCH HỎI CỦA LUẬT SƯ BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TOÀ

1 Hỏi Bị cáo Ngô Đình Hoàng:

− Ai là người ra hiệu lệnh dừng xe bị cáo? Anh có chấp hành theo yêu cầu khi bị dừng xe hay không?

− Sau khi anh dừng xe, cán bộ đã yêu cầu bị cáo thực hiện những việc gì?

− Tổ công tác có thông báo cho anh lỗi vi phạm theo quy định và chế tài xử phạt không?

− Tổ công tác thông báo giữ xe của anh có nêu rõ lý do và quy định của pháp luật về việc tạm giữ xe của anh hay không? Ngoài việc to tiếng ra anh có hành vi đánh hay đoe dọa người nào trong tổ công tác hay không?

− Tại sao anh lại bức xúc và to tiếng với Tổ công tác khi sự việc tạm giữ phương tiện khi vi phạm giao thông rất phổ biến?

− Tổ công tác đã khống chế anh khi nào? Diễn biến cụ thể ra sao

− Khi bị cáo bị quật ngã và khống chế thì bị cáo đã làm gì? Có hành vi chống trả lại tổ công tác không?

Trang 4

− Trong suốt quá trình diễn ra sự việc, có bất kỳ thành viên nào của tổ công tác cho anh xem giấy tờ chứng minh họ là người thi hành công vụ không?

2 Hỏi người làm chứng Nguyễn Văn Nam:

− Anh cho biết anh có thấy Ngô Đình Hoàng có hành vi sử dụng vũ lực chống đối lại các cán bộ công an không?

− Anh có thấy bị cáo Ngô Đình Hoàng bị quật ngã không?

− Có bao nhiêu người khống chế bị cáo Hoàng?

− Khi bị khống chế, bị cáo Hoàng đã có hành vi chống trả lại tổ công tác như thế nào?

− Anh có thấy Ngô Đình Hoàng đã dùng tay túm tóc Phương và túm cổ anh Phương không? Nếu

có, lúc đó anh Ngô Đình Hoàng đang ở trong tư thế như thế nào, và hiện đang bị tác động bởi bao nhiêu người?

3 Hỏi ông Trần Hoài Phương:

− Khi làm việc với bị cáo Hoàng anh đã giải thích gì cho bị cáo về lỗi vi phạm của bị cáo?

− Anh cho biết, quá trình làm việc anh có cho anh Hoàng xem giấy tờ chứng minh anh là người thi hành công vụ không? Có ai khác trong tổ đã cho anh Hoàng xem giấy tờ chứng mình không?

− Trước khi bị khống chế Hoàng có hành vi dùng vũ lực tác động đến anh và các đồng chí khác trong tổ công tác không?

− Anh mô tả hành vi chống đối của Hoàng khi anh quật ngã và khống chế Hoàng?

− Sau khi bị quật ngã thì bị cáo Hoàng có chống cự lại không? (Nếu có) Chống cự như thế nào?

− Thời gian từ lúc anh Hoàng bắt đầu to tiếng cho đến khi hoàn toàn bị khống chế khoảng bao lâu?

4 Hỏi ông Phạm Hoàng Long

− Anh chứng kiến bị cáo có những hành vi chống đối nào đối với tổ công tác vào thời điểm xảy

ra vụ việc?

− Anh có thấy Anh Hoàng dùng tay, chân chống trả khi bị anh Phương quật ngã không?

− Khi anh Hoàng giật tóc và túm cổ anh Phương, thì anh Hoàng và anh Phương đang ở trong tư thế như thế nào? Sau khi bị anh Hoàng tác động như vậy thì anh Phương như thế nào, về tư thế,

vị trí?

5 Hỏi ông Vũ Mạnh Nam:

− Trong quá trình làm việc anh có thấy bị cáo Hoàng có dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực với các đồng chí trong Tổ công tác không?

− Trước khi bị tổ công tác khống chế anh nhìn thấy anh hoàng đã có những hành động gì?

Trang 5

III BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm ……

BẢN LUẬN CỨ BÀO CHỮA

“Bị cáo Ngô Đình Hoàng bị Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự”

Kính thưa: - Hội đồng xét xử;

- Thưa vị đại diện Viện kiểm sát;

- Các vị luật sư đồng nghiệp cùng toàn thể quý vị có mặt tại phiên toà hôm nay

Tôi là Luật sư Phan Thị Quỳnh Giang, thuộc Văn phòng Luật sư A, Đoàn luật sư Thành phố Đà Nẵng, theo lời mời của gia đình bị cáo Ngô Đình Hoàng, tôi có mặt tại phiên toà ngày hôm nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo - người bị Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản

1 Điều 330 Bộ luật hình sự

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu hồ sơ vụ án và tham gia phiên toà ngày hôm nay

Qua nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các chứng cứ đã được thẩm định tại phiên toà ngày hôm nay Sau khi nghe Vị đại diện Viện kiểm sát trình bày phần luận tội đối với thân chủ tôi – bị cáo Ngô Đình Hoàng, tôi xin trình bày một số quan điểm để bào chữa cho bị cáo như sau:

Tôi không đồng ý với quan điểm buộc tội của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội về việc truy tố thân chủ tôi về “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự Bởi lẽ:

Thứ nhất, về hành vi chống người thi hành công vụ của Ngô Đình Hoàng:

Khi được yêu cầu dừng phương tiện do chở quá số lượng người trên xe, anh Ngô Đình Hoàng đã chấp hành theo hiệu lệnh của cán bộ thi hành công vụ Chỉ đến khi bị yêu cầu tạm giữ phương tiện thì anh Hoàng mới bắt đầu có hành vi chửi bới Tuy nhiên, việc này xuất phát từ việc lo lắng vì không còn phương tiện kiếm cơm qua ngày nhiều hơn là tâm lý chống người thi hành công vụ Bởi lẽ, ban đầu Anh Hoàng đã rất hợp tác với cán bộ làm việc Chỉ vì quá lo lắng

và bức xúc khi bị thu phương tiện nên anh Hoàng đã không giữ được bình tĩnh

Theo lời khai của đồng chí Nam, đồng chí Phương, người làm chứng Long thì khi bị cáo thực hiện hành vi chỉ trỏ và chửi bới kéo dài khoảng 10-15 phút: Vị trí chốt A tạm dừng hoạt động đẻ xử lý, còn chốt C và B vẫn hoạt động bình thường

Trang 6

Hành vi quật ngã anh Hoàng của các cán bộ khác là hành vi bất ngờ đối với bị cáo, diễn ra trong khi bị cáo đang dồn sự tập trung vào các cán bộ đứng phía trong dây ngăn cách Vì vậy, bị cáo đã có động tác bám víu lấy đồng chí Phương là theo phản xạ tự nhiên theo bản năng, không làm xây xát, bị thương ai, không thực hiện hành vi dùng vũ lực chống đối lại tổ công tác Theo lời khai của những người liên quan tại phiên toàn ngày hôm nay về tư thế của anh Hoàng khi bị quật ngã và khi túm tóc và túm cổ anh Phương đã làm rõ điều này Như vậy, theo lời khai của các nhân chứng tại phiên tòa ngày hôm nay bị cáo không có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với các đồng chí của tổ công tác đang thực hiện nhiệm vụ vào tối ngày 8/10/2017

Tại Biên bản kiểm tra dấu vết thân thể ngày 9/10/2017 cũng nêu rõ Ngô Đình Hoàng có 1 vết xước dài 2cm ở mu bàn tay trái, 1 vết xước dài ở cổ tay trái Trong khi đó Biên bản kiểm tra dấu vết thân thể đối với cán bộ công an Trần Hòai Phương ngày 8/10/2017 thì hoàn toàn không

có dấu vết gì Vậy càng chứng bị cáo không có ý định hành hung anh Phương - người đang thực hiện công vụ nhằm cản trở việc thi hành công vụ theo kết luận mà cơ quan tiến hành tố tụng đã công bố

Có thể thấy, Anh Hoàng cũng nhận thức được việc chở quá số người quy định là hành vi vi phạm hành chính Khi được yêu cầu xử lý làm việc, anh Hoàng ngay lập tức nghiêm túc chấp hành yêu cầu xử lý hành chính Đồng thời, nhận thức pháp luật của bị cáo khá hạn chế Bị cáo nghĩ xe bị cáo mua là hợp pháp, mua bằng chính đồng tiền chân chính mà mình làm ra Bị cáo có giấy tờ xe đầy đủ nhưng chỉ là để quên ở nhà thì không bị giữ xe Bị cáo xin tổ công tác tạo điều kiện để bị cáo lấy giấy tờ Nhưng vì cán bộ khăng khăng việc giữ xe mà không viện dẫn xác đáng và đáng tin hơn ví dụ như viện dẫn quy định hoặc có thể cho anh Hoàng xem quy định, dễ gây cho anh Hoàng tâm lý rằng mình đang bị cán bộ làm khó vô cớ, cùng với tâm lý bức xúc, lo lắng sợ bị mất tài sản giá trị, anh Hoàng đã không giữ được bình tĩnh mà chửi bới

Ngoài việc bị cáo và anh Phương cãi bằng lời, Bị cáo chưa hề có hành vi dùng vũ lực mang tính chất nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng hoặc nguy hại đến lực lượng đang thực thi nhiệm vụ

Thứ hai, về thủ tục tố tụng của vụ án:

Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thời hạn kiểm tra, xác minh

và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 04 tháng Tuy nhiên, kể từ thời điểm xảy ra vụ việc đến ngày Cơ quan Điều tra Công an quận Cầu Giấy ra quyết định khởi

tố vụ án hình sự đã kéo dài 11 tháng 12 ngày

Tại tất cả Bản Kết luận điều tra vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra và Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đều kết tội chỉ dựa trên chứng cứ duy nhất là các Biên bản ghi lời khai

để kết tội bị cáo Hoàng về hành vi chống người thi hành công vụ Tuy nhiên, quá trình thu thập lời khai của cơ quan tiến hành tố tụng được thể hiện tại hồ sơ vụ án đang có nhiều điểm thiếu sót

và trái với quy định của pháp luật cụ thể như sau:

[1] Sự bất nhất trong thành phần lấy lời khai và thành phần ký tên xác nhận: Tại Biên bản ghi lời

Trang 7

khai (bút lục 58, 59): thành phần lấy lời khai chỉ có duy nhất ĐTV Mai Anh Tuấn nhưng phần ký tên tại Biên bản thì lại không có chữ ký của ĐTV Mai Anh Tuấn mà lại có chữ ký của cán bộ ghi lời khai Nguyễn Gia Vũ và rất nhiều điểm chưa đúng thủ tục lấy lời khai khác

[2] Cán bộ lấy lời khai không đúng thẩm quyền: Căn cứ theo Điều 37 và 38 Bộ luật tố tụng hình

sự, Điều tra viên mới có thẩm quyền lấy lời khai, hỏi cung bị can Các cán bộ điều tra chỉ có thẩm quyền ghi biên bản lấy lời khai và Biên bản hỏi cung bị can theo sự phân công của Điều tra viên Thế nhưng, tại Biên bản lời khai của Ngô Đình Hoàng (bút lục 55), Tại Biên bản ghi lời khai của anh Phương (bút lục 101, 102), Biên bản hỏi cung bị can (bút lục 61) và Biên bản ghi lời khai của Nguyễn Lê Linh (bút lục 135) người lấy lời khai ở đây lại không hề có sự tham gia của Điều tra viên mà chỉ có duy nhất tên của cán bộ điều tra ghi lời khai

Căn cứ vào Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự, chứng cứ chỉ được công nhận làm căn cứ xác định hành vi phạm tội khi chứng cứ đó phải được thu thập một cách hợp pháp đúng trình tự, thủ tục luật định Tuy nhiên, quá trình thu thập chứng cứ cụ thể ở đây là Biên bản hỏi cung và Biên bản ghi lời khai của cơ quan tiến hành tố tụng đang tồn tại nhiều thiếu sót, sai phạm nghiêm trọng trình tự thủ tục tố tụng Vì vậy, việc cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào các Biên bản lời khai và Biên bản hỏi cung được lập không đúng quy định để kết tội bị cáo là không có cơ sở Kính thưa Hội đồng xét xử, qua toàn bộ nội dung đã trình bày nêu trên, tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử thân chủ của tôi không phạm tội Chống người thi hành công vụ

Trên đây là toàn bộ quan điểm của tôi để bào chữa cho bị cáo Ngô Đình Hoàng, cảm ơn Hội đồng xét xử, Vị đại diện Viện kiểm sát, quý vị luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tại phiên toà ngày hôm nay đã chú ý lắng nghe

Trân trọng!

LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Phan Thị Quỳnh Giang

Trang 8

IV NHẬN XÉT DIỄN ÁN

Trang 9

Trang 10

Ngày đăng: 01/06/2024, 18:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w