1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài giảng luật môi trường el27 Đại học mở hà nội

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài giảng Luật Môi trường
Trường học Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Môi Trường
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 3,67 MB

Nội dung

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC MÔN HỌC MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG GIỚI THIỆU Chào các Anh/Chị đến với một môn học mới, môn Luật môi trường. Các Anh/Chị đều thấy rằng, không một ai có thể sống mà không hít thở không khí, không ăn uống. Tuy nhiên, như các Anh/Chị đều cảm nhận được, chất lượng không khí, nguồn nước nơi các Anh/Chị sinh sống như thế nào và nỗi sợ hãi đối với thực phẩm không an toàn khi chúng ta đi chợ, đi siêu thị. Do đó, Nhà nước từng bước xây dựng và hoàn thiện Luật môi trường nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho con người. Luật môi trường là một lĩnh vực mới xuất hiện nhưng nó bao trùm mọi mặt hoạt động của con người, xã hội. Đây là đặc thù của Luật môi trường so với các lĩnh vực pháp luật khác. Do đó, các vấn đề mà chúng ta nghiên cứu chỉ là những vấn đề quan trọng và cơ bản nhất của pháp luật môi trường Việt Nam. Để học tốt môn này, các Anh/Chị cần có ít nhất các tài liệu sau: 1. Giáo trình Luật môi trường Việt Nam, Viện Đại học mở Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013 2. Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành văn bản quy định về xử lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 3. Các văn bản luật về tài nguyên như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật Thủy sản…. Sau khi học học xong môn này, các Anh/Chị sẽ nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể giải quyết hoặc tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực môi trường bằng pháp luật. Anh/Chị cũng cần tham gia các buổi học trên lớp nhằm bảo đảm tính cập nhật các kiến thức chuyên môn, đặc biệt các văn bản pháp luật mới nhất so với giáo trình và

Trang 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC MÔN HỌC

MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

và hoàn thiện Luật môi trường nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cho con người Luật môi trường là một lĩnh vực mới xuất hiện nhưng nó bao trùm mọi mặt hoạt động của con người, xã hội Đây là đặc thù của Luật môi trường so với các lĩnh vực pháp luật khác Do đó, các vấn đề mà chúng ta nghiên cứu chỉ là những vấn đề quan trọng và cơ bản nhất của pháp luật môi trường Việt Nam

Để học tốt môn này, các Anh/Chị cần có ít nhất các tài liệu sau:

1 Giáo trình Luật môi trường Việt Nam, Viện Đại học mở Hà Nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2013

2 Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành văn bản quy định về xử lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

3 Các văn bản luật về tài nguyên như Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước, Luật Thủy sản…

Sau khi học học xong môn này, các Anh/Chị sẽ nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản để có thể giải quyết hoặc tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực môi trường bằng pháp luật

Anh/Chị cũng cần tham gia các buổi học trên lớp nhằm bảo đảm tính cập nhật các kiến thức chuyên môn, đặc biệt các văn bản pháp luật mới nhất so với giáo trình và

Trang 2

so với tài liệu hướng dẫn này Bên cạnh đó, việc đến lớp nghe giảng còn giúp Anh/Chị nắm bắt được những tình huống và có được kỹ năng giải quyết tình huống thực tế

Chúc các Anh/Chị mạnh khỏe, thành công trong cuộc sống và học tốt môn Luật môi trường

Trang 3

BÀI 1: LÝ LUẬN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

GIỚI THIỆU

Chào các Anh/Chị đến với bài học đầu tiên của môn Luật môi trường Trong bài học này, chúng ta có hai phần: Phần một: Lý luật về luật môi trường và phần hai: Quản lý nhà nước về môi trường

Trong phần một: Lý luật về luật môi trường, chúng ta sẽ nghiên cứu những nội dung chung nhất về môi trường, bảo vệ môi trường và luật môi trường, làm tiền đề để nghiên cứu những vấn đề tiếp theo của Luật môi trường

Trong phần hai: Quản lý nhà nước về môi trường, chúng ta sẽ nghiên cứu đặc trưng, nội dung quản lý nhà nước về môi trường và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Trang 4

PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNG

Giới thiệu:

Đây là những vấn mang tính lý luận mà hầu như chưa đề cập tới pháp luật hiện hành Có thể nói rằng, pháp luật thực định có thể sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo thời gian nhưng những nội dung kiến thức trong phần này hầu như sẽ không có sự thay đổi

Sau khi học xong phần này, các Anh/Chị sẽ hiểu được khái niệm môi trường, với tư cách là một thuật ngữ pháp lý, được hiểu như thế nào? Mối quan hệ hữu cơ giữa môi trường và phát triển và quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế,

xã hội và môi trường Từ đây, các Anh/Chị sẽ giải thích được tại sao con người phải

áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, trong đó có pháp luật môi trường và các nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường bằng pháp luật Cũng từ những kiến thức của phần này, các Anh/ Chị sẽ có kiến thức lý luận để giải quyết, đánh giá những quyết sách về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước

Để nắm được mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, các Anh/Chị cần hiểu được các chức năng cơ bản của môi trường đối với đời sống con người gồm:

- Bảo đảm điều kiện sống cho con người

- Là nơi cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho hoạt động kinh tế và đời sống con người

Trang 5

- Là nơi hấp thụ chất thải

- Cung cấp tiện nghi cho con người

Từ việc nghiên cứu các chức năng của môi trường đối với đời sống con người, các Anh/Chị cần rút ra kết luận: Khi một trong bốn chức năng được thực hiện thì khả năng thực hiện những chức năng còn lại sẽ yếu đi và từ đó sẽ xuất hiện xung đột chức năng môi trường

Tuy nhiên, có nhiều quan điểm giải quyết xung đột môi trường khác nhau Các Anh/ Chị đọc trang 11, 12 Giáo trình Luật môi trường để nắm được 3 quan điểm sau:

- Quan điểm Phát triển với bất cứ giá nào

- Quan điểm Đình chỉ phát triển hay Giới hạn tăng trưởng

- Quan điểm phát triển bền vững

Từ việc nghiên cứu các quan điểm này, các Anh/Chị cần rút ra kết luận là quan điểm phát triển bền vững là quan điểm duy nhất đúng trong việc giải quyết mối quan

hệ giữa môi trường và phát triển

Từ đây, theo quan điểm phát triển bền vững, để bảo đảm chất lượng môi trường sống và bảo đảm “Quyền được sống trong môi trường trong lành” thì bảo vệ môi trường, trong đó có Luật môi trường, là một nhu cầu mang tính quy luật, tất yếu và khách quan

II BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Mời các Anh/Chị tra cứu khái niệm bảo vệ môi trường được định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường và đọc những phân tích về khái niệm này trong trang 14 Giáo trình Luật môi trường

Các Anh/Chị đọc trang 14, 15, 16 Giáo trình Luật môi trường để từ đó hiểu và nắm được các đặc thù của hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm:

- Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của con người

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải mang tính hệ thống, thống nhất và mang

Trang 6

- Hoạt động bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước và của tất cả các chủ thể trong xã hội

- Hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau

Từ việc nghiên cứu các đặc thù của hoạt động bảo vệ môi trường, các Anh/Chị cần nắm được và phân tích được mối liên hệ và tác động của các đặc thù này tới các biện pháp bảo vệ môi trường, trong đó có Luật môi trường Đặc biệt, các Anh/Chị cũng cần hiểu được sự tác động của các đặc thù này tới các chế định cụ thể của Luật môi trường mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau

Ví dụ như đặc thù Hoạt động bảo vệ môi trường phải mang tính hệ thống, thống nhất và mang tính liên ngành, đa ngành cao sẽ ảnh hưởng như thế nào tới vấn đề tổ chức, chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường?

Nội dung tiếp theo mà các Anh/Chị cần nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường cụ thể, bao gồm:

- Biện pháp chính trị

- Biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và thái độ về môi trường

và bảo vệ môi trường

- Biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ

- Biện pháp tài chính, kinh tế

- Biện pháp pháp lý

Các Anh/Chị đọc các trang từ trang 17 đến trang 21 Giáo trình Luật môi trường

để nắm được đặc thù và hình thức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

III KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG

Các Anh/Chị đọc các trang từ trang 21 đến trang 26 Giáo trình Luật môi trường

để nắm được khái niệm Luật môi trường, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường Sau khi đọc xong, các Anh/Chị cần nắm được những nội dung cơ bản sau:

Trang 7

- Khái niệm: “Luật môi trường là lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lí điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người”

- Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường gồm:

1 Nhóm quan hệ xã hội giữa các quốc gia với nhau, giữa tổ chức, cá nhân thuộc quốc gia này với tổ chức, cá nhân thuộc quốc gia khác

2 Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong nội bộ một quốc gia

Từ việc nghiên cứu đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường, các Anh/ Chị cần nắm được các mối quan hệ xã hội cụ thể mà Luật môi trường điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường gồm:

o Phương pháp mệnh lệnh hành chính

o Phương pháp bình đẳngQua việc nghiên cứu các phương phát điều chỉnh của Luật môi trường, các Anh/Chị cần nắm được các vấn đề sau:

1 Hai phương pháp điều chỉnh nêu trên là hai phương pháp điều chỉnh

cơ bản của Luật môi trường

2 Việc thể hiện các phương pháp điều chỉnh nêu trên trong các chế định của Luật môi trường như thế nào?

Nội dung tiếp theo mà các Anh/Chị cần nghiên cứu là các nguyên tắc của Luật môi trường Đề nghị các Anh/Chị đọc các trang tiếp theo của Giáo trình Luật môi trường để nắm được nội dung các nguyên tắc sau:

1 Nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành

2 Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường

Trang 8

4 Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa

5 Nguyên tắc nghĩa vụ vật chất của tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng và tác động tới các thành phần môi trường

Sau khi nghiên cứu các nguyên tắc của Luật môi trường, các Anh/ Chị cần nắm được và phân biệt được các nội dung sau:

1 Các nguyên tắc của Luật môi trường mà chúng ta nghiên cứu là các nguyên tắc riêng của Luật môi trường hay nói một cách khác, đây là nguyên tắc ngành Các

nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật cũng được áp dụng trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật môi trường

2 Chúng ta tránh việc nhầm lẫn giữa nguyên tắc của Luật môi trường mà chúng ta nghiên cứu ở đây với các nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường

Anh/ Chị đọc thêm nội dung Nguồn của Luật môi trường được trình bày trong các trang 31đến trang 34 của Giáo trình Luật môi trường để nắm được các văn bản pháp luật cơ bản là nguồn của Luật môi trường Anh/ Chị cũng cần lưu ý là các văn bản pháp luật được liệt kê trong Giáo trình có thể thay đổi theo thời gian do quá trình sửa đổi, bổ sung, thay thế Do đó, Anh/Chị cần cập nhật những văn bản có hiệu lực tại thời điểm Anh/ Chị nghiên cứu môn học này

Trang 9

PHẦN 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Giới thiệu:

Nội dung của phần này giới thiệu với các Anh/Chị các vấn đề về các đặc thù liên quan đến khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước về môi trường và chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường

Sau khi học xong phần này, các Anh/Chị sẽ biết được hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường gồm những cơ quan nào, có thể xác định được chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này và khi có những công việc liên quan đến môi trường thì

có thể biết được cần đến cơ quan nhà nước nào để thực hiện việc đề nghị giải quyết

Tuy nhiên, các Anh/Chị cũng cần lưu ý đây là những quy định chung, một số nội dung liên quan đến thẩm quyền của cơ quan nhà nước, hồ sơ, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cụ thể liên quan đến vấn đề môi trường được trình bày ở những bài tiếp theo hoặc được trình bày trong Giáo trình Luật môi trường

Nội dung học tập:

I KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Nội dung đầu tiên mà các Anh/Chị cần nắm được là lý do mà Nhà nước phải thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường, khái niệm quản lý nhà nước về môi trường

II ĐẶC TRƯNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Anh/Chị cần đọc trang 37, trang 38 Giáo trình Luật môi trường để nắm được nội dung của các đặc trưng của quản lý nhà nước về môi trường, bao gồm:

- Quản lý nhà nước về môi trường có phạm vi rất rộng

- Có sự đan xen giữa hoạt động bảo vệ chất lượng môi trường và hoạt động khai thác các thành phần môi trường vì mục đích kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường

Trang 10

- Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý với tư cách đại diện chủ sở hữu các thành phần môi trường chủ yếu và với tư cách là cơ quan quyền lực quản lý

xã hội

- Nhà nước không trực tiếp thực hiện tất cả các hoạt động bảo vệ, khai thác,

sử dụng các thành phần môi trường mà hoạt động này có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân

III NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Những nội dung quản lý nhà nước là công cụ để Nhà nước thực hiện mục đích của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường là bảo đảm cho con người được sống trong môi trường trong lành, nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước, khai thác hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, bao gồm:

- Điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng môi trường, các nguồn tài nguyên

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch,

kế hoạch và pháp luật về môi trường

- Cho phép tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng hoặc tác động tới các thành phần môi trường

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật môi trường, xử lý vi phạm pháp luật môi trường

- Quan hệ quốc tế về môi trường

Để nắm chắc được những nội dung nêu trên Anh/Chị cần đọc trang 38 đến trang 49 Giáo trình luật môi trường và các điều khoản đã được đề cập trong giáo trình

IV HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Trong nội dung này, Anh/Chị cần đọc kỹ Giáo trình Luật môi trường để nắm được trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường của từng cơ quan quản lý nhà nước

về môi trường, từ Chính phủ đến UBND cấp xã, Bộ Tài nguyên và môi trường đến cán

bộ chuyên trách về môi trường cấp xã

Trang 11

PHẦN KẾT

Đến đây, Anh/Chị đã hoàn thành cơ bản phần tự học bài thứ nhất của môn Luật môi trường Với sự chăn chỉ của Anh/Chị, Anh/Chị đã có thể tự tin tham gia vào việc hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tại địa phương cũng như đánh giá được sự đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững của các chủ trương, chính sách của địa phương cũng như của đất nước Anh/ Chị cũng đã

có những kiến thức lý luận cơ bản để nghiên cứu những nội dung tiếp theo của môn học

Chúc anh chị học tập tốt!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Giáo trình Luật môi trường Việt Nam, Viện Đại học mở Hà Nội, Nxb Tư pháp,

- Trước hết, Anh /Chị trình bày 4 chức năng của môi trường

- Các chức năng con người không thể thực hiện đồng thời và dẫn đến xung đột môi trường

- Tiếp đó, Anh/ Chị trình bày một cách tổng quát 3 quan điểm sau:

o Quan điểm Phát triển với bất cứ giá nào

o Quan điểm Đình chỉ phát triển hay Giới hạn tăng trưởng

o Quan điểm phát triển bền vững

Trang 12

Từ việc trình bày các quan điểm này, các Anh/Chị cần rút ra kết luận là quan điểm phát triển bền vững là quan điểm duy nhất đúng trong việc giải quyết mối quan

hệ giữa môi trường và phát triển

2 Nêu 5 biện pháp bảo vệ môi trường

Anh/Chị trình bày những nội dung chính, hình thức thực hiện các biện pháp bảo

vệ môi trường cụ thể, bao gồm:

- Biện pháp chính trị

- Biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức và thái độ về môi trường và bảo vệ môi trường

- Biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ

- Biện pháp tài chính, kinh tế

- Biện pháp pháp lý

3 Trình bày nguyên tắc của luật môi trường

Anh/Chị trình bày những nội dung chính của 5 nguyên tắc của luật môi trường, bao gồm:

1 Nguyên tắc bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành

2 Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường

3 Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững

4 Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa

5 Nguyên tắc nghĩa vụ vật chất của tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng và tác động tới các thành phần môi trường

4 Phân tích đặc trưng của quản lý nhà nước về môi trường

Anh/Chị cần đọc trang 37, trang 38 Giáo trình Luật môi trường để nắm được nội dung của các đặc trưng của quản lý nhà nước về môi trường, bao gồm:

- Quản lý nhà nước về môi trường có phạm vi rất rộng

Trang 13

- Có sự đan xen giữa hoạt động bảo vệ chất lượng môi trường và hoạt động khai thác các thành phần môi trường vì mục đích kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường.

- Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý với tư cách đại diện chủ sở hữu các thành phần môi trường chủ yếu và với tư cách là cơ quan quyền lực quản lý

xã hội

- Nhà nước không trực tiếp thực hiện tất cả các hoạt động bảo vệ, khai thác,

sử dụng các thành phần môi trường mà hoạt động này có sự tham gia của các tổ chức, cá nhân

5 Đánh giá chức năng quản lý nhà nước về môi trường của UBND cấp xã

Anh/ Chị đọc và phân tích các Điều, khoản sau đây:

Khoản 3 Điều 143 Luật bảo vệ môi trường 2014 Trách nhiệm quản lý nhà

nước về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp

3 Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo

vệ môi trường tại địa phương theo quy định sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn; vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào đánh giá thôn, làng,

ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư và gia đình văn hóa;

b) Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;

c) Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;

d) Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải;

Trang 14

đ) Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và tổ chức

tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;

e) Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

g) Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư;

h) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn

Trang 15

BÀI 2: QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ KẾ

HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

GIỚI THIỆU

Nội dung của bài này giới thiệu với các Anh/Chị các vấn đề về khái niệm và các nội dung liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật môi trường và pháp luật đánh giá những tác động tới môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư tới môi trường

Sau khi học xong phần này, các Anh/Chị sẽ biết được các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, biết cánh áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường để đánh giá hành vi hoặc thực trạng môi trường và có thể xác định được các nghĩa vụ pháp lý trong đánh giá những tác động tới môi trường của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền trong quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư dự án phát triển

NỘI DUNG BÀI HỌC

Trang 16

PHẦN 1: QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giới thiệu khái quát

Phần 1 giới thiệu với Anh/Chị về khái niệm, mục đích, ý nghĩa, phân loại quy chuẩn kỹ thuật môi trường và trình bày với Anh/Chị quy định của pháp luật về xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường Qua việc nghiên cứu những nội dung trên, Anh/Chị sẽ nắm được nội dung pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật môi trường và từ đó Anh/Chị có thể áp dụng được quy chuẩn kỹ thuật môi trường để đánh giá được hành vi xả thải chất thải của tổ chức, cá nhân trên thực tế có phải là hành vi gây ô nhiễm môi trường hay không và chất lượng các thành phần môi trường

đã bị ô nhiễm hay chưa?

Nội dung học tập:

I KHÁI NIỆM QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Anh/Chị đọc trang 54, 55 Giáo trình Luật môi trường và Điều 3 khoản 5 Luật Bảo vệ môi trường 2014 để từ đó nắm được khái niệm quy chuẩn kỹ thuật môi trường

II MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Anh/Chị đọc trang 56, 57 Giáo trình Luật môi trường để nắm được mục đích, ý nghĩa của quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bao gồm:

Dùng làm căn cứ để quản lý môi trường

Là căn cứ để đánh giá hiện trạng môi trường

Là căn cứ để đánh giá hành vi và xác định trách nhiệm pháp lý của tổ chức,

cá nhân

Là căn cứ để con người chủ động thực hiện quyền được sống trong môi trường trong lành

- PHÂN LOẠI QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Phụ thuộc vào tiêu chí phân loại, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có thể được phân loại thành các nhóm khác nhau

- Theo mục đích của quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quy chuẩn kỹ thuật môi trường gồm:

Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

Trang 17

- Theo thẩm quyền ban hành và phạm vi áp dụng thì quy chuẩn kỹ thuật môi trường gồm:

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia Quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương

IV XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Khi nghiên cứu nội dung này, Anh/Chị sẽ nắm được các nội dung sau:

- Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bao gồm:

o Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và

sự cố môi trường

o Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế

- xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

o Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Thẩm quyền ban hành và công bố áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường

được quy định như sau:

o Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và quy định lộ trình, hệ số áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải theo khu vực, vùng, ngành

o Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất thải phù hợp với đặc thù của địa phương mình

- Trình tự ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia

1 Tham khảo các quy chuẩn quốc tế có liên quan, các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam

2 Đánh giá các yêu cầu cơ bản đối với quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia và

dự báo tác động của việc bắt buộc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Trang 18

3 Xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các thông số và giá trị giới hạn của từng thông số của quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia kèm theo các phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó

4 Tổ chức soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường

5 Tổ chức lấy ý kiến của các chủ thể có liên quan và hoàn thiện dự thảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia

6 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải được xây dựng trên những căn cứ sau:

o Căn cứ vào sự tác động của môi trường tới sức khoẻ con người

o Căn cứ vào sự tác động tới môi trường sinh thái

o Căn cứ vào tính khả thi của quy chuẩn kỹ thuật môi trường

V ÁP DỤNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Khi áp dụng quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động quản lý nhà nước hoặc đánh giá hành vi của tổ chức, cá nhân, Anh/Chị cần chú trọng những vấn đề sau:

- Cần áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng với vấn đề cần xem xét, giải quyết

- Cần xem xét tới việc có hay không áp dụng hệ số khu vực, vùng, ngành đối với vấn đề hoặc hành vi của chủ thể cụ thể Hệ số khu vực, vùng, ngành là số được nhân thêm với giá trị cho phép của từng thông số ô nhiễm trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải để xác định giá trị bắt buộc áp dụng đối với từng khu vực, vùng, ngành cụ thể phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường

- Trong trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải và quy chuẩn

kỹ thuật địa phương về chất thải thì áp dụng quy chuẩn địa phương

Trang 19

PHẦN 2: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

VÀ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Giới thiệu khái quát

Phần 2 giới thiệu với Anh/Chị về khái niệm, mục đích, ý nghĩa của đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

và trình bày với Anh/Chị quy định của pháp luật về chủ thể, nội dung, trình tự, thủ tục, hậu quả pháp lý của đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và

kế hoạch bảo vệ môi trường

Học xong phần này, Anh/Chị có thể tư vấn, tham gia, kiểm soát, đánh giá quá trình đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo

vệ môi trường trong thực tế cuộc sống

Nội dung học tập:

I KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (ĐMC, ĐTM, KBM)

Anh/Chị đọc trang 65 đến trang 69 Giáo trình Luật môi trường để nắm được quá trình hình thành và phát triển chế định ĐMC, ĐTM, KBM ở Việt Nam cũng như trên thế

giới và xác định được nội dung các khái niệm là:

“Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững”

“Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”

Bên cạnh đó Anh/ Chị cũng cần nắm được mục đích của ĐMC, ĐTM, KBM gồm:

1 Tạo ra sự phát triển bền vững

Trang 20

2 Góp thêm tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định hoạt động phát triển

3 Giúp cho cơ quan phê duyệt hoặc cơ quan xét duyệt và cho phép thực hiện

dự án phát triển có đủ điều kiện để đưa ra quyết định toàn diện hơn, đúng đắn hơn

4 Ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan lập chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phát triển và chủ dự án thực hiện phát triển

Anh/ Chị cũng cần nắm được yêu cầu của ĐMC, ĐTM, KBM gồm:

1 Phải thực sự là một công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định phát triển

2 Phải đề xuất được phương án phòng tránh, giảm bớt hoặc loại trừ các tác động tiêu cực, tăng cường các mặt có lợi cho môi trường mà vẫn đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu của phát triển

3 ĐMC và ĐTM phải là một hoạt động khoa học mang tính chất liên ngành

4 Báo cáo ĐMC và ĐTM phải rõ ràng, dễ hiểu

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải là căn cứ quan trọng để thực hiện đánh giá những tác động đến môi trường của hoạt động phát triển, đặc biệt là ĐTM và KBM

II NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐMC, ĐTM, KBM

Để xác định được chủ thể có trách nhiệm lập Báo cáo ĐMC và báo cáo ĐTM, Bản KBM, Anh/Chị cần đọc Điều 14, Điều 19 và Điều 31 Luật bảo vệ môi trường

2014

Để xác định được đối tượng lập Báo cáo ĐMC và báo cáo ĐTM, Bản KBM Anh/Chị tham khảo Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,

kế hoạch bảo vệ môi trường (Sau đây gọi tắt là Nghị định 18/2015/NĐ-CP)

Theo quy định tại Điều 13 và 18 Luật bảo vệ môi trường các đối tượng phải lập Báo cáo ĐMC, Báo cáo ĐTM Bản KBM bao gồm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và các chủ dự án đầu tư

Trang 21

Khi xem xét chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có phải ĐMC không, Anh/Chị xem Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2014

Khi xem xét một dự án đầu tư cụ thể phải thực hiện ĐTM hay phải KBM cần căn cứ vào Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Khi xem xét, nên thực hiện theo các bước và tiêu chí sau:

o Loại dự án đầu tư có thuộc mục 1 Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP không? Nếu thuộc nhóm này thì phải thực hiện ĐTM

o Dự án đầu tư đặt tại địa điểm nào? Nếu dự án có sử dụng đất tại các khu vực được liệt kê tại mục 2 Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì chủ dự

án phải không phụ thuộc vào diện tích đất sẽ sử dụng, mục đích và quy mô của dự án như thế nào

o Mục đích của dự án đầu tư là gì? Trong một dự án đầu tư, có thể có những mục đích khác nhau Cần xem xét tất cả những mục đích này và xem xét, so sánh quy mô của từng mục đích của dự án với quy mô được quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP Nếu một trong các quy mô của dự án bằng hoặc lớn hơn quy mô được quy định tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP thì chủ dự án phải ĐTM

- Thời điểm phải thực hiện ĐMC, ĐTM, KBM

Báo cáo ĐMC phải được thực hiện đồng thời với quá trình lập chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch Báo cáo ĐTM và Bản KBM được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án

Nội dung của Báo cáo ĐMC, Báo cáo ĐTM, Bản KBM: Nội dung của Báo cáo ĐMC, Báo cáo ĐTM, Bản KBM được quy định lần lượt tại Điều 15, Điều 22, Điều 30 Luật bảo vệ môi trường 2014

III CÁC QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH

Thẩm định là quá trình xem xét, thẩm tra về mặt pháp lý cũng như nội dung khoa học của các loại báo cáo đánh giá tác động đến môi trường Các cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải đưa ra các nhận xét về sự phù hợp pháp luật của báo cáo, đồng thời phải đánh giá tính chính xác, khách quan về mặt khoa học và thực tiễn của các đề

Trang 22

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐMC được quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 10 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

- Thẩm quyền xác nhận KBM được quy định tại Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2014 và Điều 19 Nghị định 18/2015/NĐ-CP,

Đề nghị Anh/Chị đọc trang 77, 78 Giáo trình Luật môi trường

- Hình thức thẩm định báo cáo ĐMC được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định

- Hình thức thẩm định báo cáo ĐTM được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định hoặc thông qua việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan

- Thời hạn thẩm định báo cáo ĐMC được quy định tại Điều 10 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

- Thời hạn thẩm định báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Thời hạn xác nhận bản cam KBM là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được bản KBM

1 Kết quả thẩm định và hậu quả pháp lý

Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM là điều kiện bắt buộc để dự án được phê duyệt, cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác

Trang 23

PHẦN KẾT

Đến đây, Anh/Chị đã hoàn thành cơ bản phần tự học bài thứ hai của môn Luật môi trường Anh/Chị đã đi được nửa chặng đường trong việc tiếp thu kiến thức môn Luật môi trường Anh/Chị có thể tự tin tham gia vào việc đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư trong ĐTM hoặc KBM Anh/Chị cũng có thể xem xét hành vi xả thải chất thải vào môi trường thông qua việc áp dụng những kiến thức đã học về quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Chúc Anh/Chị học tập tốt!

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1 Giáo trình Luật môi trường Việt Nam, Viện Đại học mở Hà Nội, Nxb Tư pháp,

Hà Nội, 2013

2 Luật Bảo vệ môi trường 2014

3 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường

BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN:

1 Xác định nguyên tắc và căn cứ xây dựng hệ thống quy chuẩn kĩ thuật môi trường

Nguyên tắc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bao gồm:

Anh/Chị đọc Điều 114 Luật bảo vệ môi trường 2014 và giáo trình để phân tích các nguyên tắc sau:

o Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường

o Ban hành kịp thời, có tính khả thi, phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ của đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc

Trang 24

o Phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, loại hình và công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

o Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy phạm pháp luật nên nó phải thỏa mãn được những yêu cầu của một quy phạm pháp luật như rõ ràng, minh bạch, khả thi

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải được xây dựng trên những căn cứ sau:

1 Căn cứ vào sự tác động của môi trường tới sức khoẻ con người

2 Căn cứ vào sự tác động tới môi trường sinh thái

3 Căn cứ vào tính khả thi của quy chuẩn kỹ thuật môi trường

2 Phân biệt được quy chuẩn kĩ thuật về chất lượng môi trường xung quanh với quy chuẩn kĩ thuật về chất thả

Anh/Chị đọc giáo trình và trình bày về các loại quy chuẩn kỹ thuật môi trường:

o Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh

o Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải

Bên cạnh đó, Anh/Chị cần phân biệt: Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành cả

2 loại quy chuẩn trên nhưng UBND cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền ban hành quy chuẩn

kỹ thuật về chất thải

3 Xác định đối tượng phải thực hiện ĐMC, ĐTM, KBM

Để xác định được chủ thể có trách nhiệm lập Báo cáo ĐMC và báo cáo ĐTM, Bản KBM, Anh/Chị cần đọc Điều 14, Điều 19 và Điều 31 Luật bảo vệ môi trường Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Khi xem xét chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển có phải ĐMC không, Anh/Chị xem Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường

Khi xem xét một dự án đầu tư cụ thể phải thực hiện ĐTM hay phải KBM cần căn cứ vào Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP

4 Xác định thẩm quyền thẩm định đối với từng dự án đầu tư cụ thể

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐMC được quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 10 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM được quy định tại Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2014, Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Trang 25

- Thẩm quyền xác nhận KBM được quy định tại Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2014 và Điều 19 Nghị định 18/2015/NĐ-CP,

Đề nghị Anh/Chị đọc trang 77, 78 Giáo trình Luật môi trường

5 Phân biệt đối tượng, mục đích, nội dung của các loại báo cáo sau:

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Bản kế hoạch bảo vệ môi trường

Xem hướng dẫn của câu 3 và các nội dung tương ứng trong giáo trình

Trang 26

BÀI 3: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

THIÊN NHIÊN

GIỚI THIỆU

Chào các Anh/Chị Chúng ta thấy: Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai trong chúng ta cũng, trực tiếp hoặc gián tiếp, dưới dạng này hay dạng khác, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản sinh ra chất thải Những hoạt động này đều có những tác động tiêu cực nhất định đối với môi trường Do đó, pháp luật môi trường cần kiểm soát đối với những hành vi này Vậy pháp luật quy định về những vấn đề này như thế nào? mời các Anh/Chị nghiên cứu những nội dung tiếp theo của bài học này

NỘI DUNG BÀI HỌC

Ngày đăng: 01/06/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN