ÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH 1. KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm cạnh tranh - Phát vấn các ví dụ về sự cạnh tranh? Ví dụ: + Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong lớp để dành học bổng vào cuối mỗi kỳ thi. + Sự cạnh tranh giữa các vận động viên trong các giải đấu à Khẳng định: Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao…và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.
Trang 1BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ
PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
1 KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm cạnh tranh
- Phát vấn các ví dụ về sự cạnh tranh? Ví dụ:
+ Sự cạnh tranh giữa các sinh viên trong lớp để dành học bổng vào cuối mỗi
kỳ thi
+ Sự cạnh tranh giữa các vận động viên trong các giải đấu
Khẳng định: Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể thao…và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh
- Theo cách hiểu thông thường:
Trong từ điển ngôn ngữ tiếng Anh, cạnh tranh là 1 sự kiện hoặc 1 cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua nhau để dành phần hơn hoặc ưu thế tuyệt đối về phía mình
dành phần hơn, phần thắng về mình của những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau
- Dưới góc độ kinh tế:
+ Đưa ra các ví dụ về sự cạnh tranh dưới góc độ kinh tế:
Ví dụ 1 : Cuộc cạnh tranh thế k ỷ giữa hai hãng sản xuất nước giải khát có gas lớn nhất hành tinh là Cocacola và Pepsi Đó là sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng, kiểu
Trang 2khách hàng
Ví dụ 2 : Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa những “đại gia” trong ngành công nghệ thông tin Gần đây nhất đó là cuộc cạnh tranh giữa Google và Facebook, khi Google tung ra sản phẩm Google Plus – một trang mạng xã hội mới của Google, nhằm giành lại thị phần trong lĩnh vực mạng xã hội mà Facebook đang đứng đầu Các chiêu thức cạnh tranh được đưa ra rất đa dạng, ngoài việc cải tiến công nghệ, thiết lập nên các trình duyệt mới với tình năng ưu việt, liên kết với các nhà sản xuất các thiết bị truyền thông,… thậm chí Google còn tiến hành các chiêu thức cạnh tranh ngầm như mua chuộc các kĩ sư nhân tài của Facebook
+ Mặc dù có khá nhiều các khái niệm về cạnh tranh dưới góc độ kinh tế, tuy
nhiên, về cơ bản có thể hiểu cạnh tranh dưới góc độ kinh tế như sau: “Trong khoa
học kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng”
Như vậy, dưới giác độ kinh tế, cạnh tranh có bản chất sau :
+ Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh;
+ Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường;
+ Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong điều kiện của cơ chế thị trường
- Dưới góc độ pháp lý, các nhà nghiên cứu cũng rất khó có thể đưa ra một khái niệm chuẩn chung cho hiện tượng cạnh tranh với tư cách là mục tiêu điều chỉnh của pháp luật
1.2 Các hình thức cạnh tranh
1.2.1 Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế
Trang 3- Lý thuyết về cạnh tranh tự do đưa ra mô hình cạnh tranh mà ở đó các chủ thể kinh doanh tham gia cuộc tranh đua hoàn toàn chủ động, tự do ý chí trong việc
1.2.1.2 Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước
- Khái niệm: Cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước là hình thức cạnh tranh được can thiệp bằng các chính sách cạnh tranh của nhà nước để điều tiết, hướng các quan hệ cạnh tranh vận động và phát triển theo một trật tự nhất định, bảo đảm tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng
1
Đại học kinh tế - luật, giáo trình Luật cạnh tranh , tr17
Trang 4hình thái thị trường cạnh tranh tự do, đồng thời khẳng định nhà nước không thể đứng ngoài đời sống kinh tế xã hội
- Đến nay, đa số các nước đều thừa nhận tính đúng đắn của mô hình cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước
1.2.2 Căn cứ vào đặc tính, cấu trúc của thị trường
Trang 5Trường Đại Học Mở Hà Nội Cơ hội học tập cho mọi người
người mua
thị trường
1
Độc
quyền
Độc quyền mua
1 người mua
có quyền quyết định giá mua
đơn lẻ, không có hàng hóa sản phẩm thay thế
Rất lớn
Các chủ thể kinh doanh
thể gia nhập thị trường
(i)Độc quyền hình thành từ quá trình cạnh tranh (độc quyền tự nhiên)
(ii)Độc quyền hình thành từ yêu cầu của công nghệ sản xuất hoặc yêu cầu về quy mô tối thiểu của ngành kinh tế kỹ thuật Ví dụ độc quyền của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, truyền tải điện;
(iii) Độc quyền hình thành từ sự tồn tại của các rào cản trên thị trường Đ
(iv) Độc quyền do sự tích tụ tập trung kinh tế
Độc quyền bán
Rất nhiều
Trang 6thể yêu cầu ng bán giảm giá hay bán chịu
trong thực tế Tuy nhiên, có thể tìm thấy hình thức cạnh tranh gần như hoàn hảo trên thị trường rau tươi, sữa bò tươi…
Rất nhiều
bản là giống nhau và
có thể thay thế cho nhau song những sản phẩm này có sự khác biệt về hình dáng,
lượng, nhãn mác Trên thị trường tồn tại một số mức giá do doanh nghiệp đưa ra bởi mỗi doanh nghiệp
tự do gia nhập và
khỏi thị
Nững thị trường hàng hóa tiêu dùng quay vòng nhanh như xà phòng, thuốc đánh răng, mỹ phẩm, sản phẩm may mặc, đồ gia dụng…là những thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền vì trên thị trường này tồn tại nhiều sản phẩm có thể thay thế cho nhau trong quá trình sử dụng
Trang 7có sức mạnh đối với sản phẩm của mình bởi sự dị biệt hóa về sản phẩm
Số lượng ít
Các DN đều biết đối
mình trên thị trường
Hàng hóa có sự khác biệt về nhãn hiệu Cạnh tranh bằng các hình thức phi giá cả
Thị trường sản xuất ô tô, cao su, thép, xi măng, hoạt động ngân hàng, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không
Trang 81.2.3 Căn cứ vào tính chất của các phương thức cạnh tranh
- Cạnh tranh lành mạnh
Là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ
Ví dụ: Cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đổi mới phương thức giao tiếp với khách hàng hạ giá bán hàng hoá trên cơ sở đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh
Như vậy về cơ bản, cạnh tranh lành mạnh phải đảm bảo các tiêu chí sau: Có
mục đích thu hút khách hàng; tuân theo các quy định của pháp luật; tôn trọng truyền thống, tập quán kinh doanh, đạo đức kinh doanh; cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp
- Cạnh tranh không lành mạnh:
Là phương thức cạnh tranh được các doanh nghiệp thực hiện bởi những
cách thức không lành mạnh nhằm mục đích gây phản cạnh tranh
Ví dụ: Cạnh tranh bằng cách ấn định giá bất hợp lý với khác hàng, sắp đặt một mức giá thấp hơn giá thị trường để loại bỏ đối thủ, quảng cáo, khuyến mại với mục đích lôi kéo khách hàng của đối thủ, liên kết với nhau để hạn chế cạnh tranh… Như vậy cần phân biệt cạnh tranh không lành mạnh như một phương thức cạnh tranh và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định LCT 2004
1.2.4 Căn cứ vào tác động bất lợi của hành vi cạnh tranh gây ra đối với môi trường cạnh tranh
2
Bryan A Garner,sdd tr 279
Trang 9Cách phân biệt này được áp dụng bởi Luật của một số quốc gia, trong đó tiêu
biểu là Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam
- Hành vi hạn chế cạnh tranh
Là những hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường luôn hướng tới việc hình thành một sức mạnh thị trường hoặc lạm dụng sức mạnh thị trường làm cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường bị bóp méo Sự biến dạng cạnh tranh có thể làm thay đổi cấu trúc thị trường thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, làm cản trở, giảm sức ép cạnh tranh trên thị trường.Hành vi hạn chế cạnh tranh thường gây hậu quả xấu cho toàn bộ thị trường và người tiêu dùng trên thị trường đó
Thông thường hành vi hạn chế cạnh tranh gồm 4 dạng hành vi: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; Lạm dụng vị trí thống lĩnh Lạm dụng vị trí độc quyền; tập trung kinh tế và có chế tài xử lý nghiêm khắc
Ví dụ: Các doanh nghiệp trên thị trường liên quan, cùng nhau thỏa thuận ấn định giá hàng hóa dịch vụ bóp méo cạnh tranh về giá trên thị trường Hành vi này không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh mà còn gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng khi không được hưởng mức giá cạnh tranh trên thị trường
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Là những hành vi của doanh nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh trái với chuẩn mực đạo đức, đi ngược với thông lệ thiện chí, trung thực trong kinh doanh Những hành vi này phát sinh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đã đẩy cạnh tranh lên quá mức bằng những thủ đoạn thái quá gây thiệt hại cho đối thủ hoặc khách hàng
Ví dụ: Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha, nói xấu đối thủ cạnh
Trang 10Do không gây hậu quả xấu đối với môi trường cạnh tranh bằng hành vi hạn chế cạnh tranh nên chế tài xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng
đỡ nghiêm khắc hơn và thường mang tính dân sự như bồi thường thiệt hại
1.3 Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh và nhu cầu điều tiết cạnh tranh bằng chính sách cạnh tranh
1.3.1 Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội
Thứ hai, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, cải tiến
công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả Điều đó dẫn đến kết quả là sẽ có nhiều sản phẩm tốt hơn sẵn có trên thị trường;
Thứ ba, cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng ;
Thứ tư, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử
dụng các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một các tối ưu nhất
1.3.2 Nhu cầu điều tiết cạnh tranh của nhà nước
Khi hoạt động trên thị trường các doanh nghiệp thường có xu hướng mạnh thị trường được tạo nên bởi các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền hoặc các doanh nghiệp thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh trên thị trường hoặc tập trung sức mạnh kinh tế với nhau Khi đã có sức mạnh thị trường, doanh nghiệp
sẽ tìm cách tiêu diệt đối thủ cạnh tranh, ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng, đầu cơ lũng đoạn thị trường, tăng giá, giảm giá, phá giá tuỳ tiện gây tác hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội
Do đó, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhà nước cần
Trang 11điều tiết cạnh tranh, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo đảm chúng không thao túng thị trường Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh được thừa nhận ở tất cả các quốc gia phát triển theo cơ chế thị trường Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước luôn phải tôn trọng các quy luật chung vốn
có của thị trường đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp Một trong những chính sách quan trọng mà nhà nước sử dụng để điều tiết cạnh tranh là chính sách cạnh tranh (competition policy)
1.3.3 Chính sách cạnh tranh
- Khái niệm: Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách cạnh tranh Có quan điểm cho rằng, chính sách cạnh tranh chỉ bao gồm các quy tắc và
kinh tế và các luật gia cho rằng cần hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa rộng hơn Theo đó, chính sách cạnh tranh là tổng thể các biện pháp, công cụ vĩ mô của nhà nước nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh và điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế, duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng phù hợp với lợi ích chung của
- Mục tiêu của chính sách cạnh tranh:
Chính sách cạnh tranh được ban hành với mục tiêu chủ yếu là để duy trì và phát huy cạnh tranh như một phương thức để phân bổ nguồn lực hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường đồng thời tạo điều kiện để người tiêu dùng được cung ứng đầy đủ hàng hóa với chất lượng tốt nhất và giá cả rẻ nhất
- Chính sách cạnh tranh bao gồm các bộ phận sau:
Trang 12*Chính sách công nghiệp
*Chính sách tư nhân hóa (cổ phần hóa)
* Chính sách lao động
* Cải cách điều tiết kinh tế ngành
*Chính sách về quyền sở hữu trí tuệ
* Luật cạnh tranh
- Mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và chính sách cạnh tranh:
Luật cạnh tranh giữ vai trò quan trọng nhất trong chính sách cạnh tranh nhưng không đồng nghĩa với chính sách cạnh tranh Luật cạnh tranh chỉ là một bộ phận của chính sách cạnh tranh và chỉ là một bước hướng tới việc hình thành chính sách cạnh tranh Đặt ra ngoài tổng thể của chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh sẽ không có hiệu quả đối với việc điều tiết cạnh tranh Bởi vậy, ở nhiều quốc gia như Hoa kỳ, Canada đã có hơn một thế kỷ thực thi luật cạnh tranh, hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện chính sách cạnh tranh
2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
2.1 Khái niệm, đặc trưng của pháp luật cạnh tranh
2.1.1 Khái niệm pháp luật cạnh tranh
Pháp luật cạnh tranh bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thương trường, đồng thời bao gồm cả các quy định đảm bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tế Đó là các quy định về:
Trang 13tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước thi hành luật cạnh tranh; trình tự thủ tục xử lý vụ việc cạnh tranh; các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh Xét về nội dung điều chỉnh, pháp luật cạnh tranh điều chỉnh những quan hệ sau :
- Quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường
- Quan hệ giữa cơ quan thi hành luật cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khi họ thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh
2.1.2 Đặc trưng cơ bản của pháp luật cạnh tranh
Khác với các lĩnh vực pháp luật về kinh tế khác, pháp luật cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Tính tiếp cận từ mặt trái
Trong khi các lĩnh vực pháp luật về kinh tế khác, quy định cụ thể các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh (pháp luật mang tính mở đường) thì pháp luật cạnh tranh không quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia cạnh tranh mà chỉ quy định các hành vi bị ngăn cấm trong cạnh tranh và cũng không hứơng dẫn doanh nghiệp phải làm gì hoặc cần làm gì trong quá trình cạnh tranh Pháp luật cạnh tranh thuộc loại pháp luật, mang tính "can thiệp" hay
"ngăn cản"
Cụ thể: trong suốt 123 điều của Luật cạnh tranh 2004, không hề có điều khoản nào quy định các doanh nghiệp cần làm gì, phài làm gì để đảm bảo cạnh tranh trên thị trường Mà các quy định chủ yếu hướng tới việc cấm đoán các hành vi phản cạnh tranh của các doanh nghiệp
Thứ hai, pháp luật cạnh tranh thường đặt ra các điều khoản mở và những quy
Trang 14một cách linh hoạt
- Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh thường đặt ra các điều khoản mở để
từ đó xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không được thực hiện Bởi cạnh tranh chính là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường nên rất đa dạng, phong phú Có những hành vi ở thời điểm này được xác định là gây ảnh hưởng xấu tới môi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng ở một thời điểm, hoàn cảnh khác thì hành vi đó lại không xâm hại đến lợi ích công và không đáng bị ngăn cản Điều này cho phép cơ quan thực thi Luật cạnh tranh có thể căn cứ vào các dấu hiệu về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Luật cạnh tranh để bổ sung các hành vi mới xuất hiện có ảnh hưởng xấu đến cạnh tranh cần ngăn chặn
Ví dụ tại Điều 39 LCT2004 sau khi liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tại khoản 10 Điều 39 LCT2004 còn nhắc tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác phù hợp với các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 4 do chính phủ quy định
- Đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh thì tùy theo hoàn cảnh, vụ việc thực
tế để cân nhắc mức độ nguy hại tới môi trường cạnh tranh Do đó, đối với các hành
vi hạn chế cạnh tranh quy định trong luật được điều chỉnh theo hai nguyên tắc, bên cạnh một số hành vi bị cấm theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên cấm (per se rule) nhiều hành vi khác được xem xét theo nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason) tức là chỉ bị cấm trong những điều kiện cụ thể quy định trong Luật cạnh tranh, cho phép cơ quan xử lý tùy theo hoàn cảnh cụ thể của vụ việc để cân nhắc quy định hành vi đó có xâm hại đến cạnh tranh và ảnh hưởng xấu cho xã hội không
Luật cạnh tranh 2004, cấm tuyệt đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền Tuy nhiên đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành vi
Trang 15tập trung kinh tế lại có thể được hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 10 và Điều
19
Thứ ba, ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh, pháp
luật cạnh tranh còn có các quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh và xử
lý vi phạm pháp luật cạnh tranh
Khác với các lĩnh vực pháp luật khác trong kinh doanh như: pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư…pháp luật cạnh tranh ngoài các quy phạm điều chỉnh quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn bao gồm nhiều quy phạm quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm hay các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các biện pháp xử lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh
2.1.3 Mục tiêu ban hành luật cạnh tranh
Có thể thấy, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau khi ban hành luật cạnh tranh nhưng nhìn chung luật cạnh tranh của các nước nói chung
và của Việt Nam nói riêng đều nhằm thực hiện những mục tiêu sau:
+ Bảo vệ cấu trúc của thị trường, duy trì tính cạnh tranh trên thị trường + Bảo vệ các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường để chúng cạnh tranh lành mạnh, tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng
+ Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và xã hội
2.2 Quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trên thế giới
Trong hai bộ phận pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trên thị trường
có thể thấy, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh ra đời sớm hơn và độc lập so với pháp luật về hạn chế cạnh tranh
Trang 16thành, bắt nguồn từ các thông lệ, tập quán trong hoạt động kinh doanh trên thị trường
Lúc đầu, đó là những quy tắc xử sự do các phường hội đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong những ngành nghề nhất định Các quy tắc này theo thời gian được thừa nhận rộng rãi và trở thành các phong tục tập quán và được Tòa án công nhận để xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trở thành quy định của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh
Ví dụ: Ở Pháp Bộ luật dân sự ra đời năm 1804 trong đó có Điều 1802 và 1803 quy định về việc chiếm dụng thành quả của người khác Sau đó quy định này được phát triển thành Luật chống quảng cáo man trá và Luật chống xâm phạm bí mật kinh doanh, điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thực tiễn hoạt động thương mại vẫn khiến cho pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có những thay đổi, điều chỉnh không ngừng, những vấn đề mới được đặt ra không phải lúc nào cũng có lời giải đáp đầy đủ, thỏa đáng Đây là khó khăn, đồng thời cũng là điểm thú vị trong cả hoạt động nghiên cứu cũng như thực thi lĩnh vực pháp luật này
- Pháp luật kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh ra đời muộn hơn vào khoảng
cuối thế kỷ XIX, gắn với sự hình thành của tư bản độc quyền và sự lũng đoạn của
tư bản độc quyền
Mỹ là một trong những nước đầu tiên trên thế giới ban hành đạo luật chống độc quyền với tên gọi là đạo luật Sherman Năm 1914 đạo luật Clayton được ban hành nhằm mở rộng quy định chống độc quyền của đạo luật Sherman trong việc ngăn cản các hành vi sáp nhập của các doanh nghiệp có khả năng gây hạn chế cạnh tranh
Trang 17Ở liên minh châu Âu, luật cạnh tranh được nhìn nhận dưới hai cấp độ khác nhau: Luật của quốc gia và Luật của cộng đồng châu Âu Theo các nhà nghiên cứu lịch sử về pháp luật cạnh tranh châu Âu thì Đức là quốc gia có những quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh sớm hơn so với các quốc gia khác trong khu vực Năm 1923, Đức ban hành luật chống thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm kiềm chế lạm phát, bởi ngươi ta lo ngại rằng những thỏa thuận về giá giữa các công ty sẽ làm cho giá cả leo thang
Luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu dần dần được hình thành thông qua các Hiệp ước được ký kết bởi các quốc gia ở châu lục này Năm 1951, các nước Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Pháp và Luxembour đã ký kết Hiệp ước Paris sáng lập lên Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), với nội dung nghiêm cấm các rào cản thương mại, sự phân biệt đối xử cũng như các hạn chế khác có nguy cơ làm bóp méo cạnh tranh trong lĩnh vực than thép giữa sáu quốc gia này Năm 1957, Hiệp ước Rome về thành lập cộng đồng chung châu Âu (sau được đổi thành liên minh châu Âu) được sáu quốc gia nói trên ký kết trong đó xác định việc thực hiện chính sách cạnh tranh của liên minh là nhằm mục đích đảm bảo cạnh tranh kinh tế lành mạnh trong thị trường nội địa Liên minh châu Âu, khuyến khích phát triển công nghiệp, phân bổ tối ưu nguồn lực, phát triển công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của các quốc gia trong liên minh
- Có thể thấy, việc điều chỉnh bằng pháp luật hai bộ phận: cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh không hoàn toàn giống nhau ở các quốc gia Một
số nước ban hành các đạo luật riêng để chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh
và kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh (Đức, Trung Quốc) nhưng một số nước chỉ ban hành luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh mà không có đạo luật riêng điều chỉnh hành vi CTKLM (Mỹ, Thuỵ sỹ…) Ở những nước khác như: Ba Lan, cộng hoà Séc, Bungari, Hàn Quốc, Đài Loan Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ thì trong
Trang 18tranh và cạnh tranh không lành mạnh, Luật cạnh tranh của Việt Nam năm 2004 cũng theo xu hướng này
3 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM
3.1 Sự phát triển của pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam
Trước thời kì đổi mới về cơ chế quản lí kinh tế (trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986), nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế
kế hoạch hoá tập trung nên chưa có điều kiện cho sự tồn tại của cạnh tranh Trong thời kì này, cạnh tranh là thuật ngữ xa lạ nên chưa xuất hiện nhu cầu cần có biện pháp, công cụ để điều tiết cạnh tranh
Từ sau năm 1986, thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước
ta, nền kinh tế đất nước chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó hình thành nên các điều kiện để cạnh tranh tồn tại và cần phải được bảo vệ Bởi vậy, các quy định của pháp luật liên quan đến cạnh tranh cũng đã dần dần được hình thành nhằm bảo đảm nền kinh tế vận hành theo các nguyên tắc cơ bản của cơ chế thị trường, trên cơ sở tôn trọng quyền tự do kinh doanh, quyền được hoạt động trong môi trường kinh doanh bình đẳng
Xuất phát từ 3 yếu tố quan trọng: 1) Nhu cầu điều tiết nền kinh tế thị trường bằng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong đó Luật cạnh tranh là một trong những luật cơ bản; 2) Nhu cầu kiểm soát độc quyền, đặc biệt khi mở cửa thị trường
để hội nhập kinh tế quốc tế; 3) Yêu cầu tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, Quốc hội khoá XI đã ban hành Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kì Quốc hội khoá XI trong đó có việc xây dựng Luật cạnh tranh Thực hiện Nghị quyết số 12/2002/QH11, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ
Trang 19quan liên quan soạn thảo dự án Luật cạnh tranh Để xây dựng dự thảo Luật Cạnh tranh, ban soạn thảo Luật đã nghiên cứu và cho biên dịch Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức thương mại và phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD), các Luật Cạnh tranh của một số nước có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với Việt Nam như: Thái Lan, Croatia, Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada làm cơ sở tham khảo Các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến cạnh tranh cũng được hệ thống hoá và xem xét để kế thừa trong dự thảo Luật Cạnh tranh Sau nhiều lần dự thảo, cuối cùng Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 đã được Quốc hội khoá
XI, kì họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005
Sau hơn mười năm thực thi, Luật Cạnh tranh 2004đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa
có hiệu quả để kiểm soát các hành vi gây phản cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Ngày 29/7/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 22/2016/QH14, quy định về việc xây dựng Luật Cạnh tranh (sửa đổi) Ngày 12/6/2018 Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh số: 23/2018/QH14, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019 Luật Cạnh tranh 2018 gồm X chương 118 điều
3.2 Hiệu lực của Luật Cạnh tranh Việt Nam
3.2.1 Hiệu lực về phạm vi điều chỉnh quan hệ cạnh tranh
Theo Điều 1 Luật Cạnh tranh 2018, về nội dung, phạm vi điều chỉnh của Luật gồm 3 nhóm hành vi:
- Các hành vi hạn chế cạnh tranh, cụ thể là 3 hành vi: thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh Đây là các hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động làm loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh đến thị trường Việt Nam,
Trang 20nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, bao gồm nhiều hành vi được định tính rõ ràng Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm là những hành
vi có mục tiêu gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác Bởi vậy, ở nhiều nước trên thế giới, một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh tương tự như quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam được điều chỉnh trong Luật dân sự hay Luật thương mại hoặc Luật bảo vệ người tiêu dùng
Như vậy, có thể thấy, Luật Cạnh tranh Việt Nam có phạm vi điều chỉnh rộng, điều chỉnh đồng thời cả hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh Đây là điểm đặc thù của Luật Cạnh tranh Việt Nam và một số nước mới ban hành Luật Cạnh tranh như: Ba Lan, Cộng hoà Séc, Bungari Ở một số nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh Điều này được coi là đặc thù của Việt Nam Một đặc thù nữa là Luật Cạnh tranh không chỉ điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp mà còn cấm cả hành vi can thiệp vào môi trường kinh doanh, gây cản trở cạnh tranh trên thị trường từ phía cơ quan nhà nước Đây là đặc thù của các nước có nền kinh tế chuyển đổi Luật chống độc quyền của Trung Quốc năm 2007 cũng có quy định này và sau khi Luật có hiệu lực thì các vụ việc doanh nghiệp kiện cơ
Ngoài việc quy định phạm vi điều chỉnh về mặt nội dung (các hành vi bị điều chỉnh), phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh còn được thể hiện ở mặt hình thức bao gồm các quy định về trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, thủ tục miễn trừ áp dụng đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nhưng thuộc các trường hợp được miễn trừ và các biện pháp xử lí vi phạm pháp luật về cạnh
(5).Xem: MUTRAP và VCCI, Hành vi hạn chế cạnh tranh - Một số vụ việc điển hình của châu Âu, 2009, tr 17
Trang 21tranh Đây là cách tiếp cận mới trong kĩ thuật soạn thảo văn bản pháp luật đảm bảo cho Luật Cạnh tranh có khả năng thực thi cao
sự nghiệp công lập
Như vậy cách hiểu chủ thể được gọi là doanh nghiệp và sẽ là chủ thể chủ yếu thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh khác với cách hiểu về doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Bởi vậy, nếu theo Luật Doanh nghiệp thì cá nhân kinh doanh không phải là doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nhưng theo Luật Cạnh tranh thì cá nhân kinh doanh (bao gồm cả cá nhân có đăng kí kinh doanh và cá nhân không có đăng kí kinh doanh) cũng được gọi chung là doanh nghiệp Đây là vấn đề cần hết sức chú ý khi nghiên cứu và áp dụng Luật Cạnh tranh
- Hiệp hội ngành, nghề hoạt động ở Việt Nam bao gồm hiệp hội ngành hàng
Trang 22Nam, Hiệp hội xi măng Việt Nam…) và hiệp hội nghề nghiệp (Hiệp hội báo chí Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, Hiệp hội bán lẻ Việt Nam…) Việc Luật Cạnh tranh áp dụng đối với các hiệp hội là rất hợp
lí, bởi hiệp hội là thiết chế được lập ra để đại diện cho lợi ích của nhóm các doanh nghiệp cùng loại nên hiệp hội thường vận động theo xu hướng tạo ra những quy tắc
xử sự chung giữa các thành viên và trong nhiều trường hợp các quyết định của hiệp hội có thể làm triệt tiêu sự cạnh tranh giữa các thành viên của hiệp hội Các hành vi của hiệp hội dưới các hình thức như vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh đều bị cấm
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh So với Luật Cạnh tranh
2004, Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng đối tượng áp dụng đến mọi đối tượng liên quan đến cạnh tranh trên thị trường, trong đó bao gồm cả cơ quan nhà nước, đơn vị
sự nghiệp công lập, các nhân trong nước và nước ngoài …Việc quy định như vậy nhằm mục đích giảm thiểu việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho một hoặc một nhóm doanh nghiệp gây bất bình đẳng trong cạnh tranh
Luật Cạnh tranh 2004 chỉ quy định điều chỉnh đối với “hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh…” và áp dụng đối với “tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động trong những ngành lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam” nên không có cơ sở pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các hành vi diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có ảnh hưởng gây phản cạnh tranh tại Việt Nam Vấn đề này, pháp luật các nước như Mỹ, Đức, Singapore đã quy định: các hành vi gây cản trở cạnh tranh xảy ra ngoài lãnh thổ nhưng gây ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh trong
Trang 23phạm vi không gian có hiệu lực của luật thì vẫn bị xử lí.(6)
Để bảo vệ môi trường cạnh tranh tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để điều tra và
xử lý toàn diện mọi hành vi cạnh tranh bao gồm cả những hành vi xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động hoặc có khả năng gây tác động tiêu cực đối với thị trường Việt Nam, Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, theo đó Luật Cạnh tranh điều chỉnh đối với tất cả các hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh tạo cơ sở pháp để cơ quan cạnh tranh Việt Nam có thể hợp tác với cơ quan cạnh tranh của các quốc gia khác trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh
3.3 Nguồn của pháp luật cạnh tranh Việt Nam
Pháp luật cạnh tranh bao gồm các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hoạt động cạnh tranh, hoạt động tố tụng cạnh tranh ; các quy định về tổ chức, hoạt động cũng như thẩm quyền của cơ quan cạnh tranh và các biện pháp xử lí vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật cạnh tranh bao gồm các văn bản pháp luật chủ yếu sau: (7)
Thứ nhất, các văn bản luật được Quốc hội thông qua bao gồm:
- Hiến pháp năm 2013 (bao gồm các quy định liên quan đến chính sách kinh tế)
- Luật Cạnh tranh 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018)
- Bộ luật Dân sự năm 2015 (bao gồm các quy định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, đến quyền yêu cầu đình chỉ hành vi, bồi thường thiệt hại…)
(6).Xem: Trường Đại học Ngoại thương , sđd, tr 70 - 71
(7) Ở các nước có hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan cạnh tranh phát triển, nguồn của pháp luật cạnh tranh còn bao gồm cả thực tiễn xét xử của toà án, quy định xử lí của cơ quan cạnh tranh, các báo cáo, luận chứng trong quá trình xây dựng pháp luật cạnh tranh và các lí thuyết về cạnh tranh được công nhận rộng rãi
Trang 24nghiệp còn được thể hiện trong một số quy định của Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đấu thầu năm 2013; Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Viễn thông năm 2009, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010)…
Thứ hai, các văn bản dưới luật do Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh và các luật khác có liên quan đến hoạt động cạnh tranh …
Như vậy, việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau Vấn đề cần xem xét là mối quan hệ giữa các văn bản khác nhau đó như thế nào khi cùng điều chỉnh các quan hệ có tính chất giống nhau? Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cạnh tranh 2018 thì Luật Cạnh tranh điều chỉnh chung về các quan
hệ cạnh tranh và áp dụng đối với việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế Trường hợp luật khác như: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010), Luật Thương mại năm 2005, Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2008) có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật Cạnh tranh thì áp dụng quy định của luật đó Quy định việc áp dụng pháp luật về cạnh tranh như trên đã
có sự thay đổi tiến bộ so với Luật Cạnh tranh 2004 và phần nào đã đáp ứng nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung (Lex General) và luật chuyên ngành (Lex Specialis) Luật chung là luật ở đó chứa đựng những quy định cơ bản, nền tảng
có tác dụng chi phối chỉ đạo việc điều chỉnh pháp luật đối với nhiều quan hệ xã hội
có cùng tính chất, phát sinh trong các hoạt động cụ thể của con người Luật chuyên
Trang 25ngành là luật điều chỉnh các hoạt động đặc thù trong một lĩnh vực cụ thể Xuất phát
từ tính cụ thể hơn của Luật chuyên ngành so với luật chung mà trên thế giới đã hình thành một nguyên tắc rất cơ bản trong việc áp dụng luật chung và luật chuyên ngành Đó là, khi có sự xung đột giữa chúng với nhau thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành để đảm bảo tính hiệu quả của việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội
Trong mối quan hệ với các văn bản pháp luật khác, Luật Cạnh tranh có thể sẽ là
luật chung nhưng cũng có thể sẽ là luật chuyên ngành Ví dụ, trong mối quan hệ
giữa Luật Doanh nghiệp hay Luật Thương mại với Luật Cạnh tranh về hành vi cạnh tranh của một doanh nghiệp thì Luật Cạnh tranh sẽ là luật chuyên ngành vì nó điều chỉnh sát với hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp hơn Trong mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các luật quy định về hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực đặc thù (Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Điện lực, Luật Viễn thông, Luật Đấu thầu, Luật Sở hữu trí tuệ…) có liên quan đến cạnh tranh thì Luật Cạnh tranh lại có tính chất là luật chung và khó có thể áp dụng thích hợp với những lĩnh vực đặc thù như vậy
Thứ ba, điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước
hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác Điều ước quốc liên quan đến cạnh tranh là sự thoả thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lí bắt buộc để xác định thay đổi hoặc huỷ bỏ quyền và nghĩa vụ với nhau trong hoạt động cạnh tranh Điều ước
Trang 26ước Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13, trường hợp văn bản pháp luật cạnh tranh của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành nhiều vùng thị trường khu vực và thế giới thông qua việc xoá bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, mọi rào cản thương mại trong quan hệ kinh tế quốc tế dần dần được tháo bỏ nhằm đảm bảo hàng hoá và nguồn vốn được lưu thông tự do Cùng với chính sách tự do hoá thương mại, đầu tư, chính sách cạnh tranh được sử dụng như công cụ để bảo trợ cho quá trình tự do hoá thương mại bảo đảm cạnh tranh tự do Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác, đầu tư với nhiều quốc gia trên thế giới và đã kí kết hoặc tham gia một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương liên quan đến cạnh tranh Trong đó nổi bật là một số điều ước quốc tế sau:
- Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp Việt Nam trở thành thành viên của Công ước này từ 8/3/1949 Những điều khoản chủ yếu của Công ước tập trung vào các vấn đề sở hữu công nghiệp trong đó có quy định về cạnh tranh không lành mạnh
- Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) là các hiệp định của tổ chức thương mại thế giới (WTO và Việt Nam tham gia tổ chức này vào tháng 12/2006) Hiệp định GATS có những quy định về độc quyền và các nhà cung cấp độc quyền nhằm đảm bảo những nhà cung cấp dịch vụ không lạm dụng
vị trí độc quyền của mình để tiến hành hoạt động trái với các cam kết của họ trên lãnh thổ của các thành viên đó Hiệp định TRIPS có quy định yêu cầu các thành
Trang 27viên phải giới hạn những hạn chế và ngoại lệ đối với độc quyền trong những trường hợp đặc biệt không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường một tác phẩm, không làm tổn hại một cách bất hợp lí đến lợi ích hợp pháp của người nắm quyền
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) Trong các báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA, một thách thức luôn được đề cập đến là sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước do dòng hàng chất lượng cao từ châu Âu được mở rộng cửa vào thị trường Việt Nam Tuy nhiên, cần xét đến các yếu tố bao gồm: cơ cấu kinh tế của
EU và của ta mang tính bổ sung cho nhau, không đối đầu trực tiếp và cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam có lộ trình, đặc biệt với những nhóm sản phẩm nhạy cảm, do đó, sức ép cạnh tranh mà Hiệp định EVFTA mang đến là sức ép lành mạnh, hợp lý, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp Ngoài ra, cần nhìn nhận rằng cạnh tranh luôn có tính hai mặt rõ ràng Một mặt, cạnh tranh sẽ rất tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, nhất là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu Mặt khác, cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng Đây là con đường mà sớm hay muộn ta cũng phải đi qua để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất
Tuy nhiên EVFTA cũng đặt ra rất nhiều thách thức trong việc nội luật hóa các quy định pháp luật trong nước cho phù hợp Trong đó có các quy định liên quan đến cạnh tranh như quy định về đấu thầu
Cụ thể, EVFTA dự kiến sẽ mở cửa cho nhà thầu EU tham gia các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện Việt Nam với một ngưỡng giá trị tối thiểu nhất định
8
Bộ Công thương, Hỏi đáp về Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu
Trang 28gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này Quy định này cần đòi hỏi không chỉ Luật Cạnh tranh mà cả Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) cũng dành một chương quy định về chính sách cạnh tranh Cụ thể Chương 16 của Hiệp định CPTPP có quy định cụ thể về chính sách cạnh tranh Trong đó có rất nhiều quy định liên quan đến Luật và cơ quan thực thi về cạnh tranh cũng như các hành vi kinh doanh phản cạnh tranh Điều 16.1 CPTPP quy định các quốc gia thành viên phải ban hành hoặc duy trì pháp luật cạnh tranh quốc gia, theo đó cấm hành vi kinh doanh phản cạnh tranh nhằm mục tiêu thúc đẩy hiệu quả kinh tế và phúc lợi người tiêu dùng, và phải thực hiện các hành động phù hợp với hành vi
đó Mỗi bên phải nỗ lực áp dụng luật cạnh tranh quốc gia đối với tất cả các hoạt động thương mại trong phạm vi lãnh thổ nước mình Tuy nhiên mỗi quốc gia có thể đưa ra những miễn trừ nhất định trong việc áp dụng luật cạnh tranh quốc gia với điều kiện miễn trừ đó là minh bạch và dựa trên cơ sở chính sách công hoặc lợi ích công Các quốc gia cũng cần duy trì ít nhất một cơ quan chịu trách nhiệm thực thi luật cạnh tranh và đảm bảo chính sách của cơ quan đó là phù hợp với mục tiêu đã đề ra và không được phân biệt đối xử dựa trên quốc tich Điều 16.3 CPTPP cho phép quyền khởi kiện cá nhân đối với các hành vi bị cáo buộc vi phạm luật cạnh tranh quốc gia Nhìn chung những cam kết trong CPTPP của Việt Nam liên quan đến chính sách cạnh tranh, về cơ bản không tạo ra hoặc làm thay đổi các quy định pháp luật trong nước Những quy định của Luật Cạnh tranh và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đã đáp ứng được việc nội luật hóa những cam kết này trên thực tế
Trang 29BÀI 2: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT THỎA THUẬN HẠN
CHẾ CẠNH TRANH
1 KHÁI QUÁT VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thoả thuận là một khái niệm rộng và trong hoạt động cạnh tranh có những thỏa thuận gây hạn chế cạnh tranh, có thỏa thuận khuyến khích cạnh tranh nhưng cũng có thỏa thuận trung tính (không khuyến khích cạnh tranh nhưng cũng không hạn chế cạnh tranh)
-Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh được nhìn nhận là
sự thống nhất cùng hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại
bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh 1
Ví dụ: Loại hình liên kết cổ điển và cũng là phổ biến nhất là các bên cùng nhau ấn định giá và các yếu tố hình thành giá với mục đích ngăn cản sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới Hậu quả tiêu cực nhất của liên kết này là người tiêu dùng không được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh về giá cả trên thị trường mà đáng lẽ họ phải được hưởng nếu không có thỏa thuận ấn định giá giữa các doanh nghiệp
- Dưới giác độ nghiên cứu trong khoa học pháp lý có thể hiểu: "Thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất ý chí của từ 2 chủ thể kinh doanh trở lên được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào, có hậu quả làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường"
1
Đại học kinh tế-Luật thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật cạnh tranh, 2010, tr 74
Trang 30Luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Theo Điều 8 Luật cạnh tranh năm 2004 các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gồm:
- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán, hàng hóa, dịch vụ;
- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
- Thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
- Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Như vậy, theo Luật cạnh tranh VN chỉ có các thỏa thuận được quy định tại điều 8 mới được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và có thể bị cấm (không có quy định mở) Cách tiếp cận này có ưu điểm là rõ ràng và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam nhưng cũng có nhược điểm là khiến luật cạnh tranh trở nên cứng nhắc và có thể lạc hậu trong tương lai trước sự thay đổi không ngừng của các
Trang 31hoạt động kinh doanh Pháp luật các nước thường có thêm quy định cấm “các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác”, tức là các thỏa thuận hợp tác khác tuy không được quy định cụ thể trong luật nhưng vẫn có thể bị cấm nếu gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể
1.2 Đặc điểm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thứ nhất, chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp
hoạt động độc lập
- Căn cứ vào Điều 2 của Luật cạnh tranh, doanh nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh.Trong đó bao gồm cả các cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc không có đăng ký kinh doanh Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thể là là đối thủ của nhau hoạt động trên cùng một thị trường liên quan hoặc giữa các bên không phải là đối thủ của nhau
Ví dụ, trong các dạng thỏa thuận HCCT quy định tại Điều 8 LCT 2004, thỏa thuận ấn định giá thường là các thỏa thuận giữa các đối thủ trên thị trường liên quan Tuy nhiên thỏa thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện k í kết hợp đồng, mua bán hàng hóa dịch vụ có thể là thỏa thuận giữa một bên là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và một bên là doanh nghiệp đóng vai trò khách hàng sử dụng hàng hóa đó hoặc phân phối các sản phẩm hàng hóa đó không cùng thị trường liên quan
- Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải hoạt động độc lập với nhau + Các doanh nghiệp phải độc lập trước hết về mặt tài chính Những hành động thống nhất của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong một công ty không được pháp luật cạnh tranh coi là thỏa thuận bởi thực chất các công ty nói trên cho
Trang 32dù bao gồm nhiều thành viên hạch toán phụ thuộc cũng chỉ là một chủ thể thống nhất
+ Các doanh nghiệp phải độc lập về mặt ý chí Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải có ý chí độc lập của riêng mình mà không phụ thuộc và không chịu
sự tác động của bất kỳ ai, nếu một doanh nghiệp bị ép buộc thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh như công ty mẹ hay tập đoàn ra quyết định bắt công ty con phải thi hành thì đây không được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Những hành động của tổng công ty hay của một tập đoàn kinh tế, của các công ty mẹ và công ty con…không được pháp luật cạnh tranh điều chỉnh, bởi thực chất chúng chỉ là một chủ thể thống nhất
Ví dụ: Trước đây Cục quản l í cạnh tranh từng điều tra 1 vụ như sau Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), có thành lập một công ty con là Công ty giám định năng lượng Việt Nam (EIC) và chỉ đạo tất cả các công ty con của tập đoàn phải sử dụng dịch vụ của EIC Tuy nhiên đây không được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gữa EIC và PVN bởi vì thực chất EIC và PVN là mô hình công ty mẹ - công ty con Hơn nữa xét về mặt thị trường liên quan EIC và PVN là hoạt động trên hai thị trường hoàn toàn khác nhau Tuy nhiên hành vi này rõ rang đã gây HCCT một cách đáng kể, cần phải xem xét hành vi này dưới những góc độ khác nhau
Thứ hai, một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ được hình thành khi có sự
thống nhất về ý chí của các bên tham gia thỏa thuận Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện công khai hoặc không công khai
- Dấu hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận hạn chế cạnh là có sự thống nhất ý chí cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận để gây hạn chế cạnh tranh
Trang 33Nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đanh cạnh tranh nhau như ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ, hạn chế nguồn cung … Đây cũng là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp Tuy nhiên cũng cần phân biệt sự thống nhất về mặt ý chí và thống nhất về mục đích
- Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được thể hiện dưới hình thức công khai hoặc không công khai Bằng chứng về sự thoả thuận là việc các bên có sự bàn bạc, thống nhất về mặt nội dung và hành động
mà kết quả là bản ghi nhớ hoặc các hợp đồng, nghị quyết hay thoả thuận ngầm mà các chủ thể đã thiết lập Tuy nhiên , trên thực tế để xác định được những chứng cứ này không phải là điều đơn giản Do hiện nay, thời đại công nghệ thông tin bùng
nổ, các dạng thoả thuận có thể được lưu giữ trên phần mềm, dữ liệu điện tử được
mã hoá nên khó kiểm soát và dễ dàng phi tang
- Khi các doanh nghiệp có sự thống nhất cùng thực hiện các hành động gây kìm hãm, bóp méo hoặc hạn chế cạnh tranh trên thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp thì đã có nguy cơ làm giảm cạnh tranh trên thị trường và hành vi đó có thể bị cấm mà không cần xem xét thỏa thuận đó đã được thực hiện chưa, đã gây thiệt hại như thế nào cho thị trường
Ví dụ: Trong vụ xử 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Rất nhiều doanh nghiệp bị xử phạt đã khiếu nại lên Cơ quan quản l í cạnh tranh cho rằng , mình mới chỉ k í kết bản thỏa thuận mà chưa hề thực hiện, đề nghị được xem xét Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm này có thể khẳng định rằng dù các doanh nghiệp bảo hiểm đó đã thực hiện hay chưa thực hiện thỏa thuận thì cũng
Trang 34đã đủ cấu thành hành vi để kết luận các doanh nghiệp này đã vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm sức ép cạnh
tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường
Hậu qủa của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường là xoá bỏ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp tham gia Khi thỏa thuận được ký kết, các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ không còn cạnh tranh với nhau nữa
Các doanh nghiệp khi tham gia thỏa thuận sẽ hình thành một nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường lớn và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho họ hoặc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận
1.3 Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Căn cứ vào ví trí của các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong chu trình kinh doanh và khả năng gây hạn chế cạnh tranh, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được chia thành hai hình thức là: thoả thuận theo chiều ngang (horizontal
- Thoả thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành hàng hoạt động trên cùng một thị trường liên quan như thỏa thuận giữa các nhà sản xuất hay giữa những nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán lẻ của những loại sản phẩm tương tự nhau Thoả thuận theo chiều ngang được thực hiện giữa các đối thủ cạnh tranh với nhau và có thể trực tiếp tăng khả năng khống chế thị trường của
2
Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) và phòng thương mại và công nghiệp Việt nam, Hành vi hạn chế cạnh tranh – Một số vụ việc điển hình của Châu Âu, in tại CTTNHH và thương mại Gia Linh, năm 2009
Trang 35các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, điều đó làm tăng khả năng của các doanh nghiệp trong việc tính giá sản phẩm, dịch vụ của họ cao hơn mức giá thị trường và làm giảm phúc lợi xã hội Thoả thuận theo chiều ngang phổ biến là thoả thuận liên quan đến ấn định giá mua bán hàng hóa, dịch vụ, phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia thị trường, thông đồng trong đấu thầu, hạn chế hoặc
- Thoả thuận theo chiều dọc là các thoả thuận liên quan đến việc bán lại những sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung cấp do đó nó diễn ra giữa các doanh nghiệp ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm như thoả thuận giữa nhà sản xuất với nhà phân phối Thỏa thuận theo chiều dọc diễn ra giữa các doanh nghiệp không phải là đối thủ của nhau mà là giữa các doanh nghiệp bổ trợ lẫn nhau và có thể là khách hàng của nhau Vì thế, các thỏa thuận theo chiều dọc không tạo ra khả năng khống chế thị trường
Các thoả thuận theo chiều dọc phổ biến nhất có khả năng gây hạn chế cạnh tranh là các thỏa thuận sau:
+ Phân phối độc quyền theo lãnh thổ
+ Giao dịch độc quyền
+ Buộc các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới phân phối của nhà sản xuất phải chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
+Thỏa thuận ấn định giá bán lại
- Trên cơ sở phân tích dưới giác độ kinh tế, người ta đã đi đến kết luận:
Trang 36thông thường, các thoả thuận ngang sẽ gây nhiều tác động xấu đến môi trường cạnh tranh, đến sự vận hành của thị trường hơn là thoả thuận dọc
Ví dụ thoả thuận giữa hãng nước hoa nổi tiếng của Pháp Lancôme với các đại
lý của mình trên toàn quốc về các điều kiện tham gia hợp đồng đại lý nếu thực hiện được thì mức độ gây ảnh hưởng đến thị trường phụ thuộc nhiều ở sức mạnh cạnh tranh của các hãng nước hoa khác.Trong khi đó, thoả thuận ngang giữa các hàng nước hoa với nhau về việc ấn định giá bán sản phẩm thì mức độ ảnh hưởng sẽ lớn,
có thể sẽ “phá giá” nước hoa và làm các hãng nước hoa còn lại, nhất là các hãng có sức cạnh tranh không lớn lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản Do đó, mức độ tác động xử lý của pháp luật đối với 2 loại thoả thuận này là không giống nhau
- Tuy nhiên Luật cạnh tranh của Việt Nam không có sự phân loại rõ ràng thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc Tất cả các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bị cấm được liệt kê tại Điều 8 Luật cạnh tranh 2004 Trong đó, trừ 3 loại thỏa thuận được quy định tại khoản 6, 7, và 8 Điều 8, tất cả các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh còn lại đều bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị
phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên4 “Thị phần kết hợp” được
hiểu là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào
và “thị trường sản phẩm liên quan” (một thành tố của “thị trường liên quan”) được định nghĩa là thị trường của
những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đầu tiên theo quy định của Điều 8 Luật cạnh tranh là
Trang 37các thỏa thuận theo chiều ngang Thỏa thuận quy định tại Khoản 8 Điều 8 (thông đồng trong đấu thầu) luôn là thỏa thuận theo chiều ngang giữa các bên dự thầu Như vậy, chỉ còn lại 2 loại thỏa thuận quy định tại khoản 6 và 7 Điều 8 Luật cạnh tranh có thể là thỏa thuận theo chiều ngang hoặc thỏa thuận theo chiều dọc, tùy thuộc vào việc các đối tượng tham gia thỏa thuận có phải là đối thủ cạnh tranh của nhau hay không
2 Các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2018
2.1 Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
Đây được coi là loại thoả thuận hạn chế cạnh tranh kinh điển và phổ biến nhất Trong nền kinh tế thị trường, dưới sức ép của cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng
Do vậy, hành vi thông đồng ấn định giá bán giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan nhằm tránh sức ép cạnh tranh thường bị cấm theo pháp luật cạnh tranh của tất
cả các nước theo nguyên tắc vi phạm mặc nhiên bị cấm (per se rule)
Có thể hiểu, bản chất của loại thoả thuận ấn định giá là việc thống nhất cùng hành động ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và được thực hiện dưới một trong các hình thức như:
- Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng;
- Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể;
- Áp dụng công thức tính giá chung;
- Duy trì tỉ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan;
- Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất;
- Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng;
- Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thoả thuận;
Trang 38- Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu
Mặc dù hậu quả chung của hành vi ấn định giá là hạn chế hoặc loại bỏ sự cạnh tranh
về giá giữa các doanh nghiệp nhưng căn cứ vào cách thức tác động đến giá hàng hoá hoặc dịch vụ, có thể chia các thỏa thuận về giá thành 2 nhóm: Các thoả thuận trực tiếp ấn định giá và các thoả thuận gián tiếp tác động đến giá hàng hoá, dịch vụ Các thoả thuận trực tiếp ấn định giá mua, bán (gồm áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng; tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể và áp dụng công thức tính giá chung) dẫn đến kết quả là một mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận Các loại thoả thuận còn lại có thể được gọi là thoả thuận gián tiếp ấn định giá mua, bán
và khác với nhóm thoả thuận trên ở chỗ chúng không tạo ra mức giá mua, bán như nhau giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận nhưng lại có tác dụng ngăn cản, kìm hãm các doanh nghiệp này định giá sản phẩm của mình một cách độc lập theo cơ chế thị trường
Từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực đến nay mới chỉ có 1 vụ việc về thoả thuận ấn định giá được xử lí, đó là vụ việc 19 doanh nghiệp bảo hiểm kí văn bản thoả thuận tăng mức phí tối thiểu đối với dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô vào cuối năm 2008 Theo bản thoả thuận, mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn tăng từ 1,3% lên 1,56% và có hiệu lực từ 1/10/2008 Sau 1 năm điều tra, vụ việc đã được đem ra xử lí vào ngày 29/07/2010, Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh kết luận 19 doanh nghiệp này đã vi phạm Điều 8 và khoản
2 Điều 9 Luật cạnh tranh (thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp tham gia thoả thuận là 99,79% toàn thị trường) và áp dụng mức phạt 0,025% tổng doanh thu trong năm tài chính trước đó đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia thoả thuận (tổng mức phạt khoảng 1,7
Trang 39chia thị trường (theo lãnh thổ, loại hình hay quy mô của khách hàng, hay theo bất kì tiêu chí nào khác) nhằm giảm sức ép cạnh tranh và tạo ra sự độc quyền trong khu vực thị trường đã được phân chia Đối với loại thoả thuận này cần lưu ý rằng, pháp luật các nước thường phân biệt những thoả thuận có mục đích phân chia thị trường với những thoả
thuận không có mục đích nhưng có hậu quả làm phân chia thị trường giữa các nhà sản
xuất (trong khi loại thoả thuận thứ nhất thường được coi là làm hạn chế cạnh tranh thì
loại thoả thuận thứ hai cần phải được đánh giá theo từng trường hợp cụ thể)
Có thể hiểu, thoả thuận phân chia thị trường bao gồm (a) thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ (thị trường bán) và (b) thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ (thị trường mua), trong đó:
(a) Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hoá, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hoá, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thoả thuận;
(b) Thoả thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ là việc thống nhất mỗi bên tham gia thoả thuận chỉ được mua hàng hoá, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định
2.3 Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Đây là loại thoả thuận trong đó các bên thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó; hoặc thống nhất ấn định lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức
đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường Việc kiểm soát hay hạn chế này thường làm bóp méo nguồn cung trên thị trường, tạo ra sự khan hiếm giả tạo và đẩy giá hàng hoá lên cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng Cũng giống như thoả thuận ấn định giá, về bản chất, loại thoả thuận này có tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể và thường bị cấm triệt để theo pháp luật của các nước
Trang 40Khi xử lí các thoả thuận này cũng cần lưu ý rằng có nhiều lí do dẫn đến việc các doanh nghiệp cắt giảm hoặc ấn định số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, mua bán hoặc cung ứng (như suy giảm nhu cầu của thị trường đối với hàng hoá hay dịch vụ đó; khủng hoảng kinh tế; hàng hoá tồn kho…) và không phải lúc nào việc cắt giảm số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp cũng là kết quả của thoả thuận hạn chế cạnh tranh Chỉ khi nào việc cắt giảm sản lượng là kết quả của sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp nhằm làm giảm sức ép cạnh tranh thì Nhà nước mới cần can thiệp để bảo
vệ cạnh tranh trên thị trường
2.4 Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ
Đấu thầu là việc lựa chọn nhà cung cấp hàng hoá (dịch vụ) thông qua cạnh tranh về giá
cả, chất lượng, tính năng kĩ thuật… để người mời thầu lựa chọn được nhà cung cấp có chất lượng tốt nhất và mức giá hợp lí nhất Đặc điểm cơ bản của quá trình đấu thầu là các nhà thầu phải chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu độc lập với nhau Hành vi thông đồng hay hợp tác giữa các nhà thầu trong cuộc đấu thầu để một hoặc một số doanh nghiệp trúng thầu, về bản chất, luôn bị coi là làm hạn chế cạnh tranh đáng kể và khiến mục đích của cuộc đấu thầu không đạt được về bản chất, loại thoả thuận này có tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể và thường bị cấm triệt để theo pháp luật của các nước
2.5 Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh
Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường có thể hiểu là việc thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thoả thuận (tẩy chay) hoặc cùng hành động dưới các hình thức như yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thoả thuận; mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thoả thuận không thể tham gia thị trường liên quan